Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Xử lý vi phạm hành chính trong Mua sắm bàn ghế tại bộ phận một cửa tại phòng công chứng số 1, sở tư pháp hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.21 KB, 15 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới, diện mạo kết cấu
hạ tầng kinh tế - xã hội của đất nước ta đã có những chuyển biến tích cực. Để có
được những thành tựu như ngày hôm nay phải kể đến hoạt động quản lý tài
chính trong các cơ quan hành chính nhà nước. Đầu thầu là một công cụ quan
trọng giúp chính phủ thực hiện quản lý việc chi tiêu, sử dụng các nguồn vốn của
Nhà nước sao cho có hiệu quả và chống thất thoát, lãng phí.
Việc chi tiêu, sử dụng tiền của Nhà nước thông qua đấu thầu sẽ giúp các
cơ quan quản lý có điều kiện xem xét, quản lý và đánh giá một cách minh bạch
các khoản chi tiêu do quá trình đấu thầu phải tuân thủ các quy trình chặt chẽ với
sự tham gia của nhiều bên.
Tạo điều kiện để thúc đẩy tiến trình đổi mới nền kinh tế từ cơ chế tập
trung bao cấp, cơ chế “xin”, “cho” sang cơ chế cạnh tranh.
Thực hiện dân chủ hóa nền kinh tế, khắc phục những nhược điểm của
những thủ tục hành chính nặng nề cản trở sự năng động, sáng tạo.
Trước đây, nước ta đã bắt đầu xây dựng chính sách đấu thầu từ các Quyết
định và chỉ hạn định trong lĩnh vực xây lắp hoặc mua sắm hàng hoá mà chưa có
một hệ thống hoàn chỉnh, đến nay chúng ta đã xây dựng và ban hành được Luật
Đấu thầu quy định thống nhất cho cả 3 lĩnh vực đấu thầu dịch vụ tư vấn, mua
sắm hàng hoá và xây lắp với các hình thức: Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế,
chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh, mua sắm trực tiếp, tự thực hiện, lựa chọn
nhà thầu trong trường hợp đặc biệt.
Để thực hiện tốt quy trình tổ chức đấu thầu và lựa chọn nhà thầu đòi hỏi
những nhà quản lý, hay chuyên gia tư vấn có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh
vực đấu thầu, những người này phải có năng lực, trình độ và đặc biệt phải công
tâm, khách quan, công bằng trong việc thực hiện nhiệm vụ đấu thầu. Nếu không
sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng trong công tác đấu thầu như: Làm sai
lệch kết quả đấu thầu, không minh bạch trong đấu thầu gây thất thoát, lãng phí
tiền vốn của nhà nước.
Là một kế toán của phòng công chứng số 1 của Sở Tư pháp Hà Tĩnh, tôi đã
1




được cử tham gia phối hợp cùng Sở Kế hoạch - Đầu tư xử lý hồ sơ trình thẩm
định kết quả đấu thầu các gói thầu của các chương trình, dự án và cũng gặp
không ít những tình huống bất ngờ, phức tạp, không theo trình tự sẵn có, lúc này
đòi hỏi cán bộ công chức phải nghiên cứu sâu và đưa ra đề xuất xử lý tình huống
cho phù hợp với Luật đấu thầu, các văn bản quy định về đấu thầu và lựa chọn
nhà thầu phù hợp với điều kiện thực tế.
Trong phạm vi bài tiểu luận của mình, tôi lựa chọn: Xử lý tình huống ‘‘Sai
phạm trong quá trình tiếp nhận hồ sơ dự thầu gói thầu: Mua sắm bàn ghế tại bộ
phận một cửa tại Phòng công chứng số 1, Sở tư pháp Hà Tĩnh”
Tình huống được phân tích xảy ra đối với công tác đấu thầu, lựa chọn nhà
thầu mà chủ đầu tư chưa nắm rõ luật đấu thầu. Tình huống trên bắt nguồn từ
việc chủ đầu tư không tuân thủ quy định về thời gian tiếp nhận hồ sơ dự thầu,
không bảo đảm tính công khai, minh bạch, công bằng, hiệu quả trong công tác
đấu thầu.
Bài tiểu luận sau khi mô tả tình huống xảy ra, xác định mục tiêu xử lý tình
huống, nguyên nhân và hậu quả của vấn đề, tôi sẽ xây dựng và phân tích phương
án xử lý tình huống, lập kế hoạch tổ chức để thực hiện phương án tối ưu nhất.
Cuối cùng, đưa ra kiến nghị và kết luận cho tình huống “Sai phạm trong quá
trình tiếp nhận hồ sơ dự thầu gói thầu: Mua sắm bàn ghế tại bộ phận một cửa tại
Phòng công chứng số 1, Sở tư pháp Hà Tĩnh”

2


PHẦN NỘI DUNG
I. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG

Ngày 15 tháng 12 năm 2016, phòng công chứng số 1 được nhận quyết định

số 153/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hà Tĩnh về việc giao dự toán ngân
sách năm 2016 cho Phòng công chứng số 1. Trong mục mua sắm mới trang thiết
bị văn phòng có mục Mua sắm bàn ghế tại bộ phận một cửa do bộ bàn ghế đồng
bộ đã dùng lâu, trục trặc và đã sửa đi sửa lại nhiều lần, không đáp ứng được yêu
cầu công việc của cán bộ, công chức phòng. Vì vậy, sau khi có Quyết định giao
dự toán năm 2016, Phòng công chứng số 1, Hà Tĩnh đã thống nhất lập tờ trình
gửi cấp thẩm quyền để mua sắm mới trang thiết bị văn phòng trong đó có: bộ
bàn ghế đồng bộ tai bộ phận 1 cửa , và theo quy chế làm việc cơ quan có thẩm
quyền ra văn bản phê duyệt chủ chương mua sắm mới trang thiết bị văn phòng
Phòng công chứng số 1 và được Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Tĩnh giao làm
chủ đầu tư dự án mua sắm mới trang thiết bị văn phòng. Từ đó Chủ đầu tư tiến
hành lập hồ sơ dự án theo thông tư số 02 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc
hướng dẫn lập hồ sơ dự án, và thẩm định dự án đầu tư .
Sau khi được phê duyệt dự án, chủ đầu tư đã tiến hành trình cấp thẩm
quyền phê duyệt giá trang thiết bị văn phòng, tiếp đó chủ đầu tư lập kế hoạch
đấu thầu trình cấp thẩm quyền phê duyệt .
Hồ sơ kế hoạch được các cấp thẩm quyền phê duyệt, trong quyết định phê
duyệt kế hoạch đấu thầu có đầy đủ các nội dung: Tên gói thầu, trị giá gói thầu,
nguồn vốn đầu tư, hình thức lựa chọn nhà thầu, thời gian lựa chọn nhà thầu, hình
thức hợp đồng, thời gian thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, khi thực hiện chủ đầu
tư đã không tuân thủ quy định về thời gian đóng thầu (Sau thời điểm kết thúc
thời gian nhận hồ sơ dự thầu, chủ đầu tư vẫn nhận hồ sơ dự thầu của nhà thầu)
dẫn tới việc ra quyết định lựa chọn đơn vị trúng thầu sai, nhà thầu nộp đúng qui
định đã có đơn đề nghị xem xét lại việc lựa chọn đơn vị trúng thầu.
Ngày 11/02/2017, UBND TP Hà Tĩnh ban hành Quyết định số 185/QĐUBND về việc phê duyệt kế hoạch đấu thầu gói thầu “Mua sắm bàn ghế tại bộ
phận một cửa” của phòng công chứng số 1 tại TP Hà Tĩnh với trị giá gói thầu là
3


110 triệu đồng, được thực hiện theo hình thức chào hàng cạnh tranh.

Phòng công chứng số 1, TP Hà Tĩnh đã tiến hành đăng tải thông báo mời
thầu trên báo đấu thầu 3 kỳ liên tiếp. Trong vòng 07 ngày kể từ khi đăng tải
thông báo mời thầu, Phòng công chứng số 1 Tp Hà Tĩnh (bên mời thầu) tiến
hành phát hành hồ sơ yêu cầu đã được Trưởng phòng Phòng công chứng số 1 Tp
Hà Tĩnh phê duyệt. Có 04 nhà thầu là Công ty TNHH thương mại và phát triển
công nghệ Hà Bình, Công ty TNHH thương mại và XNK Minh Hà, Công ty
TNHH thương mại dịch vụ và phát triển thị trường Bình Minh, Công ty cổ phần
thương mại và dịch vụ Tuấn Hải tại Thành phố Hà Tĩnh tham gia mua hồ sơ yêu
cầu chào hàng cạnh tranh.
Đến thời điểm đóng thầu, theo quy định bên mời thầu tiến hành thủ tục
đóng và mở thầu công khai các hồ sơ. Sau thời điểm đóng và mở thầu 30 phút,
Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Tuấn Hải mới đến nộp hồ sơ dự thầu và
chủ đầu tư đã châm chước chấp nhận hồ sơ đó.
Sau khi xem xét, đánh giá hồ sơ đề xuất của 04 nhà thầu nói trên, tổ
chuyên gia chấm thầu đã đưa ra báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu như sau:
Cả 04 nhà thầu đều đáp ứng yêu cầu kỹ thuật như trong hồ sơ mời thầu và đầy
đủ năng lực để thực hiện gói thầu, Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Tuấn
Hải - xếp thứ nhất với giá dự thầu là: 96 triệu đồng, Công ty TNHH thương mại
và phát triển công nghệ Hà Bình - xếp thứ hai với giá dự thầu là: 98 triệu đồng
và Công ty TNHH thương mại và XNK Minh Hà - xếp thứ ba với giá dự thầu là
101 triệu đồng, Công ty TNHH thương mại dịch vụ và phát triển thị trường Bình
Minh - xếp thứ tư với giá dự thầu là 105 triệu đồng, đều có giá dự thầu không
vượt dự toán được duyệt.
Sau khi có kết quả đánh giá của tổ chuyên gia chấm thầu, Phòng công
chứng số 1 Tp Hà Tĩnh ra quyết định phê duyệt nhà thầu Công ty cổ phần
thương mại và dịch vụ Tuấn Hải (Nhà thầu xếp thứ nhất) để trúng thầu. Việc phê
duyệt kết quả trúng thầu cho Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Tuấn Hải
dẫn đến Công ty TNHH thương mại và phát triển công nghệ Hà Bình (Nhà thầu
xếp thứ hai) đã làm đơn khiếu nại đến Chủ đầu tư. Nội dung đơn là yêu cầu chủ
4



đầu tư xem xét lại số lượng đơn vị tham gia dự thầu đúng quy định (do tại thời
điểm đóng và mở thầu chỉ công bố danh sách 3 công ty tham gia dự thầu trong
đó không có Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Tuấn Hải), nay Công ty cổ
phần thương mại và dịch vụ Tuấn Hải lại là đơn vị trúng thầu. Đề nghị chủ đầu
tư xem xét và thực hiện đúng theo quy định của Luật đấu thầu. Như vậy, tình
huống cần phải xử lý ở đây là xem xét lại khâu nhận hồ sơ dự thầu và việc quyết
định của chủ đầu tư có hợp lý không, quy trình thực hiện chào hàng cạnh tranh
đã đúng với Luật đấu thầu và các văn bản quy định về đấu thầu chưa?
II. MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG

Dự đoán chính xác các tình huống xảy ra, cán bộ công chức làm việc khách
quan, công bằng, minh bạch nắm bắt được tình hình và đưa ra các phương án
khắc phục, bảo đảm không sai luật đấu thầu, phương án xử lý làm cho các nhà
thầu và chủ đầu tư chấp nhận được, hạn chế tối thiểu về thiệt hại, không gây
phiền hà, hạn chế tối thiểu thiệt hại cho nhân dân, cho doanh nghiệp, cho các
nhà thầu mà gói thầu vẫn được thực hiện tốt, dự án đạt hiệu quả cao nhất .
Bảo đảm việc sử dụng tốt nguồn ngân sách nhà nước mang lại hiệu quả cao
nhất
Bảo đảm tính cạnh tranh, công khai, minh bạch và công bằng trong công
tác đấu thầu và lựa chọn nhà thầu .
Chủ đầu tư chọn được hàng hoá thiết bị giá hợp lý nhất, chất lượng tốt nhất
(tránh mua phải những hàng hoá lạc hậu ).
Thực hiện đúng quy trình thủ tục về công tác đấu thầu và lựa chọn nhà thầu
theo Luật đấu thầu.
III. NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢ CỦA TÌNH HUỐNG
1. Nguyên nhân của tình huống:

Do phía Chủ đầu tư - Phòng công chứng số 1, TP Hà Tĩnh:

- Chưa tìm hiểu kỹ về Luật đấu thầu và các văn bản liên quan đến đấu

thầu, nhất là công tác tiếp nhận hồ sơ dự thầu, Chủ đầu tư (Phòng công chứng số
1, TP Hà Tĩnh) coi nhẹ công tác tiếp nhận hồ sơ.
- Các chuyên gia của Tổ xét thầu tuy có am hiểu về Luật đấu thầu và các
5


quy định về đấu thầu nhưng sơ suất trong việc kiểm tra, đối chiếu danh sách các
đơn vị dự thầu hợp lệ trước khi đưa vào danh sách để đánh giá xét thầu.
- Chưa công khai, minh bạch và bình đẳng trong quá trình thực hiện chào

hàng cạnh tranh gói thầu Mua sắm bàn ghế tại bộ phận một cửa, việc chủ đầu tư
chấp nhận hồ sơ dự thầu của Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Tuấn Hải
là sai quy định với luật đấu thầu, trái với thông tư 68/2012/TT-BTC ngày
26/4/2012 quy định về việc “đấu thầu để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt
động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị
- Xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã

hội
- Nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân” dẫn đến việc Chủ đầu tư ra quyết

định phê duyệt lựa chọn đơn vị trúng thầu sai.
- Các cán bộ tham gia tiếp nhận hồ sơ chưa am hiểu tận tường về công tác

đấu thầu.
- Chủ đầu tư (bên mời thầu) chưa thường xuyên nghiên cứu các văn bản

quy phạm pháp luật về nguyên tắc thực hiện quy trình chào hàng cạnh tranh nên
việc thực hiện chưa đúng.

Do phía các công ty tham gia dự thầu:
- Chưa am hiểu về Luật đấu thầu và các văn bản liên quan đến đấu thầu,
nhất là nguyên tắc công bằng trong đấu thầu.
2. Hậu quả của tình huống
Để thực hiện đúng và đầy đủ các thủ tục mua sắm tài sản theo quy định của
pháp luật là điều rất cần thiết, trong đó việc áp dụng hình thức chào hàng cạnh
tranh để chọn được nhà thầu có đủ năng lực về kỹ thuật, tài chính, năng lực đáp
ứng được yêu cầu của gói thầu là việc hết sức quan trọng quyết định sự thành
công của gói thầu cũng như mục tiêu đề ra. Làm tốt công tác đấu thầu sẽ lựa
chọn được nhà thầu có đủ năng lực để cung cấp thiết bị tốt, đúng chủng loại,
đúng thời gian, bảo đảm chất lượng và hiệu quả cao nhất, tiết kiệm ngân sách
của nhà nước .
Việc thực hiện, tổ chức quy trình chào hàng cạnh tranh không tuân thủ
6


đúng các quy định trong luật đấu thầu cũng như thông tư hướng dẫn thi hành
luật đấu thầu trong tình huống này có thể xảy ra các hậu quả sau:
- Xảy ra việc khiếu kiện của nhà thầu đối với chủ đầu tư, ảnh hưởng tới

uy tín của cán bộ công chức và giảm sự tin tưởng của người dân vào cơ quan
nhà nước.
- Vì chủ đầu tư không tuân thủ nguyên tắc đấu thầu dẫn tới việc thực hiện

gói thầu cạnh tranh không công bằng, khiến đơn vị dự thầu nghi ngờ hành vi
gian lận và thiếu minh bạch trong đấu thầu (Theo thông tư số 68/2012/TT-BTC
ngày 26/4/2012 Quy định việc đấu thầu để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt
động thường xuyên của cơ quan nhà nước nêu rõ: Ngay sau khi kết thúc thời hạn
nộp hồ sơ đề xuất, chủ đầu tư lập văn bản tiếp nhận các hồ sơ đề xuất và tiến
hành mở thầu công khai các đơn vị tham gia dự thầu và giá dự thầu của từng

đơn vị. Vậy mà sau 30 phút kết thúc nhận hồ sơ dự thầu, chủ đầu tư vẫn nhận hồ
sơ dự thầu của Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Tuấn Hải khi đó giá dự
thầu của 03 đơn vị kia đã được công bố, rất thuận lợi cho Công ty cổ phần
thương mại và dịch vụ Tuấn Hải điều chỉnh giá để được trúng thầu)
- Tốn kém về thời gian trong việc lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu .
- Gây ra những hậu quả tương tự đối với các công trình, dự án, gói thầu

khác trong công tác đấu thầu.
- Nhà thầu không tin tưởng vào chủ đầu tư.
- Thiệt hại về lợi ích, thời gian và tiền của nhà thầu tham gia đấu thầu
- Dự án chậm được triển khai, thất thoát về ngân sách của nhà nước.
IV. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ TÌNH HUỐNG

Với việc phân tích các nguyên nhân, hậu quả ở trên và căn cứ vào các văn
bản pháp luật quy định: Luật đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005, Nghị
định 58/2008/NĐ-CP ngày 5/5/2008 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật
Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng, Thông tư
68/2012/TT-BTC ngày 26/4/2012 quy định về việc “đấu thầu để mua sắm tài sản
nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị,
tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội,
7


tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân”, Tôi đưa ra các phương
án để xử lý tình huống này như sau:
Phương án 1: Chủ đầu tư (bên mời thầu) ra quyết định hủy kết quả phê
duyệt kết quả lựa chọn đơn vị trúng thầu là Công ty cổ phần thương mại và dịch
vụ Tuấn Hải (đơn vị xếp hạng thứ nhất nhưng vi phạm về thời điểm nộp hồ sơ
dự thầu) và ra quyết định lựa chọn đơn vị trúng thầu là Công ty TNHH thương
mại và phát triển công nghệ Hà Bình (đơn vị xếp hạng thứ 2 theo như kết quả

chấm thầu của tổ chuyên gia đấu thầu).
Ưu điểm.
- Tạo được lòng tin của các nhà thầu tham gia đấu thầu đối với chủ đầu

tư.
- Đảm bảo tính công bằng và minh bạch trong công tác đấu thầu
- Đánh giá đúng nhà thầu có năng lực, tài chính, kỹ thuật bảo đảm hiệu

quả của gói thầu.
- Thời gian triển khai thực hiện gói thầu vẫn được bảo đảm.
- Ngân sách đầu tư của nhà nước được sử dụng đúng mục đích và hiệu

quả .
Nhược điểm:
- Thực hiện chưa đúng quy trình chào hàng cạnh tranh.
-

Thể hiện sự yếu kém về công tác chuyên môn của cán bộ, công chức.
Phương án 2: Chấp nhận kết quả phê duyệt của chủ đầu tư Phòng Tài

chính - kế hoạch TP Hà Tĩnh là cho nhà thầu là Công ty cổ phần thương mại và
dịch vụ Tuấn Hải (Nhà thầu xếp hạng thứ nhất nhưng vi phạm về thời điểm nộp
hồ sơ dự thầu) trúng thầu.
Ưu điểm:
- Thể hiện được quyền của chủ đầu tư trong công tác đấu thầu.

Nhược điểm:
- Ảnh hưởng đến uy tín của chủ đầu tư, giảm sút niềm tin của các nhà

thầu với chủ đầu tư.

- Không công bằng, minh bạch trong công tác đấu thầu.
8


- Không thực hiện đúng quy trình chào hàng cạnh tranh theo Luật đấu

thầu và các văn bản liên quan hướng dẫn thi hành luật đấu thầu.
-

Thể hiện sự yếu kém về công tác chuyên môn của cán bộ, công chức.
Phương án 3: Phòng công chứng số 1 Tp Hà Tĩnh hủy quyết

định phê duyệt kết quả đấu thầu cho Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ
Tuấn Hải (đơn vị xếp hạng thứ nhất nhưng vi phạm về thời điểm nộp hồ sơ dự
thầu) và thực hiện lại từ đầu quy trình chào hàng cạnh tranh.
Ưu điểm:
- Thực hiện đúng theo quy trình chào hàng cạnh tranh được quy định tại

điều 22 của Luật đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005, Điều 43 của Nghị
định 58/2008/NĐ-CP ngày 5/5/2008 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật
Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng, điều 34 của thông
tư 68/2012/TT-BTC ngày 26/4/2012 quy định về việc “đấu thầu để mua sắm tài
sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính
trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã
hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân”
- Tăng cường tính công khai, minh bạch và công bằng trong công tác đấu

thầu và lựa chọn nhà thầu.
Nhược điểm:
- Mất nhiều thời gian.

- Mất lòng tin giữa nhà thầu và chủ đầu tư.
- Tốn kém về ngân sách và thời gian do phải tổ chức thực hiện lại theo

đúng trình tự thủ tục.
Lựa chọn phương án xử lý:
Qua phân tích ưu, nhược điểm của 3 phương án trên, tôi chọn phương án 1
là phương án xử lý tình huống nêu trên, vì Công ty TNHH thương mại và phát
triển công nghệ Hà Bình là nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu theo đúng quy định của
bên mời thầu và đáp ứng được yêu cầu của hồ sơ yêu cầu, có giá đánh giá thấp
nhất trong 3 hồ sơ dự thầu đúng quy định. Do đó việc lựa chọn nhà thầu này sẽ
đảm bảo tính cạnh tranh và minh bạch trong công tác đấu thầu, tạo được niềm
9


tin của nhà thầu đối với chủ đầu tư, ... đáp ứng được nhiều yêu cầu về mục tiêu
xử lý tình huống như đã nêu ở phần trên.
V. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN 1:

Phòng công chứng số 1, TP Hà Tĩnh, thực hiện sai quy trình chào hàng
cạnh tranh đã tiếp nhận hồ sơ dự thầu của Công ty cổ phần thương mại và dịch
vụ Tuấn Hải (Nhà thầu xếp thứ nhất) sau thời điểm đóng thầu, trái với quy định
tại luật đấu thầu và các văn bản hướng dẫn thi hành. Vì vậy, sau khi nhận được
đơn khiếu nại của Công ty TNHH thương mại và phát triển công nghệ Hà Bình
(Nhà thầu xếp thứ hai), Phòng Tài chính - kế hoạch Quận
Tây Hồ (hội đồng chấm thầu) họp lại xem xét và có văn bản đề nghị cơ quan cấp
trên Thành lập hội đồng xử lý.
Bước 1: Phòng công chứng số 1 Tp Hà Tĩnh ra quyết định thành lập Hội
đồng xử lý đơn khiếu nại của nhà thầu. Trưởng ban là Trưởng Phòng công
chứng số 1, TP Hà Tĩnh. Sau đó Hội đồng họp bàn và thống nhất ngày họp xử
lý, mời các bên liên quan (4 nhà thầu) cùng tham gia để bảo đảm tính công khai,

minh bạch.
Bước 2: Trong cuộc họp, chủ đầu tư (Phòng công chứng số 1, TP Hà
Tĩnh) tự nhận trách nhiệm về việc sai sót trong quá trình nhận hồ sơ tham dự
thầu, và đưa ra phương án giải quyết, bảo đảm lợi ích của các nhà thầu tham gia:
Hủy kết quả trúng thầu của Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Tuấn Hải và
phê duyệt cho Công ty TNHH thương mại và phát triển công nghệ Hà Bình
trúng thầu và bồi thường thiệt hại cho các nhà thầu nếu có (Trong trường hợp
này chưa có thiệt hại lớn cho nhà thầu vì chủ đầu tư, chưa ký hợp đồng với nhà
thầu mới chỉ có quyết định trúng thầu).
Kết luận cuộc họp phải được đưa vào biên bản, nhà thầu có thắc mắc
thêm thì có thể giải thích cho rõ phù hợp với luật định, biên bản phải gửi cho các
nhà thầu tham gia đấu thầu.
Bước 3: Chủ đầu tư ra quyết định hủy kết quả trúng thầu của Công ty cổ
phần thương mại và dịch vụ Tuấn Hải.
Bước 4: Chủ đầu tư ra quyết định phê duyệt lựa chọn đơn vị trúng thầu là
1
0


Công ty TNHH thương mại và phát triển công nghệ Hà Bình
Bước 5: Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện của chủ đầu tư và nhà thầu, nếu
có vướng mắc, phát sinh mới thì chủ đầu tư giải quyết kịp thời, đảm bảo tiến độ
của dự án.
Bước 6: Phòng công chứng số 1 Tp Hà Tĩnh tổ chức họp rút kinh nghiệm
và cử cán bộ tham gia các lớp bồi dưỡng, đào tạo về đấu thầu.

1
1



PHẦN KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN
I. KIẾN NGHỊ:
Tôi xin đóng góp một số kiến nghị trong công tác đấu thầu như sau:
1. Kiến nghị đối với Đảng và Nhà nước
- Yêu cầu các cán bộ, công chức làm việc liên quan đến hoạt động đấu

thầu phải tham gia các lớp tập huấn về công tác đấu.
- Đối với chứng chỉ đầu thầu cần có thêm quy định về thời hạn hiệu lực

trong vòng 3 năm, tránh tình trạng cán bộ công chức đã được cấp chứng chỉ
không chịu cập nhật văn bản mới liên quan đến đấu thầu.
- Ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết, cụ thể, từ ngữ dễ hiểu về hoạt

động đấu thầu giúp người đọc có thể hiểu tận tường về công tác đấu đầu.
- Lập website hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và

giải đáp thắc mắc phục vụ cá nhân, tổ chức có nhu cầu tra cứu, hỏi đáp.
- Hiện nay tình trạng đấu thầu giả, giàn xếp kết quả đấu thầu vẫn còn xảy

ra điều này ảnh hưởng đến sự nghiêm minh của pháp luật, sự công bằng, minh
bạch trong công tác đấu thầu, dẫn đến tình trạng các công trình kém chất lượng
vì không lựa chọn được nhà thầu thật sự có năng lực để thực hiện.Vì vậy cần
phải có những biện pháp tích cực để ngăn chặn tình hình này.
2. Kiến nghị đối với cơ quan chức năng
- Các chủ đầu tư và nhà thầu nghiên cứu các văn bản về đấu thầu, thực

hiện đúng Luật Đấu thầu và các văn bản liên quan đến hoạt động đấu thầu.
-

Giám sát công tác đấu thầu của các chủ đầu tư và nhà thầu.


-

Thanh, kiểm tra việc thực hiện đầu thầu, lựa chọn nhà thầu.
* Đối với chủ đầu tư:
- Cán bộ, công chức nhà nước quản lý công tác đấu thầu phải thường

xuyên cập nhật các văn bản mới về đấu thầu, phải có chứng chỉ đấu thầu được
cơ quan có thẩm quyền cấp.
- Cán bộ, công chức nhà nước phải nắm rõ quy trình đấu thầu, tuân thủ
nghiêm túc các nguyên tắc trong quá trình thực hiện đấu thầu, tránh xảy ra sai
sót như tình huống nêu trên.
1
2


- Công khai, minh bạch trong công tác đấu thầu và lựa chọn nhà thầu.
- Cung cấp thông tin đầy đủ cho nhà thầu tham gia đấu thầu.
- Thực hiện quy trình về hoạt động đấu thầu và lựa chọn nhà thầu theo

đúng Luật đấu thầu.
II. KẾT LUẬN

Có thể thấy rằng việc nắm rõ các nguyên tắc, quy định trong đấu thầu rất
quan trọng, mọi khâu trong quá trình thực hiện quy trình đấu thầu (hay quy trình
chào hàng cạnh tranh như tình huống đã nêu) đều phải tuân thủ nghiêm ngặt các
quy định trong Luật đấu thầu cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành luật đấu
thầu, nếu không sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Do đó, đòi hòi cán bộ
công chức nhà nước tham gia hoạt động đấu thầu phải tìm hiểu tường tận Luật
đấu đầu và các văn bản hướng dẫn thi hành luật đấu thầu để biết xử lý linh hoạt

các tình huống xảy ra, đáp ứng được mục tiêu đề ra, đạt hiệu quả cao nhất của
dự án đầu tư.
Hiện nay, nước ta đang trong quá trình hội nhập sâu rộng nền kinh tế
quốc tế. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng và hiện đại hóa công nghệ thông tin là hết
sức cần thiết, để có được sự thay đổi về diện mạo kết cấu hạ tầng như ngày hôm
nay một phần không nhỏ là sự thành công trong công tác đấu thầu, góp phần
thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Trên cơ sở phát huy nội lực,
tranh thủ các nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ từ bên ngoài hướng đến nước ta cơ bản
trở thành nước công nghiệp. Vì vậy, cần phải có sự quản lý chặt chẽ của nhà
nước về công tác đấu thầu và lựa chọn nhà thầu bảo đảm tính công khai, minh
bạch, công bằng và hiệu quả. Nhà nước cần ban hành các văn bản hướng dẫn chi
tiết, cụ thể, từ ngữ dễ hiểu về hoạt động đấu thầu giúp người đọc có thể hiểu tận
tường về công tác đấu đầu, nhằm giảm thiểu những tiêu cực, sai sót trong công
tác đấu thầu, lựa trọn nhà thầu. Bên cạnh đó phải đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán
bộ làm công tác đấu thầu có đẩy đủ phẩm chất, năng lực để thực hiện tốt công
tác đấu thầu.
Trên đây là một tình huống xảy ra tại Phòng công chứng số 1 Tp Hà Tĩnh
(Là cơ quan tài chính cấp dưới trực thuộc Sở Tài chính Hà Tĩnh) mà Tôi cùng tổ
1
3


chuyên gia xét thầu đã tìm tòi, nghiên cứu đưa ra giải pháp xử lý và đã được chủ
đầu tư, các cơ quan, đơn vị thanh tra, các nhà thầu đồng tình chấp thuận. Từ
tháng 02 năm 2014 xử lý tình huống đến nay đã hết thời gian khiếu nại và không
có đơn thư khiếu nại, tố cáo đối với gói thầu nêu trên .
Tôi cho rằng lựa chọn phương án 1 như trên là thành công ở tình huống

1
4



TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tài liệu bồi dưỡng ngạch chuyên viên.
- Luật đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005.
- Nghị định 58/2008/NĐ-CP ngày 5/5/2008 của Chính phủ về hướng dẫn

thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng
- Thông tư 68/2012/TT-BTC ngày 26/4/2012 quy định về việc “đấu thầu

để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước,
tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề
nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân”

1
5



×