Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

skkn dạy học phân hóa đối tượng trong môn tiếng việt 4 theo mô hình trường học mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.03 KB, 15 trang )

1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn sáng kiến:
Tiếng Việt là một trong những môn học quan trọng và cần thiết nhất ở bậc
Tiểu học. Môn Tiếng Việt cung cấp cho học sinh kiến thức ban đầu về Tiếng Việt,
giúp các em hình thành và phát triển tư duy ngôn ngữ. Học tập môn học này các em
sẽ được học cách giao tiếp, truyền đạt tư tưởng, cảm xúc của mình một cách chính
xác, được bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt, hình thành thói quen giữ gìn sự trong
sáng của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách cho con người Việt Nam.
Làm thế nào để các em nắm vững kiến thức môn học một cách chắc chắn và
có một vốn từ nhất định? Làm thế nào để quan tâm tốt việc hình thành kiến thức
cho học sinh; đến quá trình học sinh sử dụng từ ngữ đã học trong nói, viết và cuộc
sống hàng ngày. Đó chính là sự tích cực đổi mới phương pháp dạy học.
Một trong những phương pháp dạy học đem lại hiệu quả cao trong việc dạy
học các môn học nói chung và môn Tiếng Việt nói riêng là dạy phân hóa đối tượng
- dạy học theo tiến độ học tập của học sinh.
Thực tiễn cho thấy: Quá trình dạy học sẽ đạt hiệu quả mong muốn nếu biết
sử dụng các hứng thú của học sinh vào mục đích dạy học và giáo dục. Phân hoá
dạy học phù hợp với học sinh sẽ tạo ra động lực học tập cho các em, tạo điều kiện
thuận lợi cho sự phát triển tối đa tư chất và năng lực của những học sinh có năng
khiếu. Chỉ có phân hoá dạy học mới có khả năng loại trừ tình trạng quá tải đối với
học sinh. Phát hiện và bù đắp lỗ hổng kiến thức, tạo động lực thúc đẩy học sinh học
tập. Chính vì vậy, việc dạy học theo nhóm đối tượng (phân hóa đối tượng học sinh)
sẽ giúp cho tất cả học sinh đều tích cực học tập. Từ đó đạt được chuẩn kiến thức, kĩ
năng của bài học, đồng thời phát triển năng lực học tập của từng học sinh.
Đặc thù của dạy học phân hóa là dạy sao cho vừa sức với đối tượng: Học
sinh năng khiếu dạy sao cho các em hứng thú, đam mê với việc học; đối với học
sinh chậm tiến thì tạo động lực để các em vươn lên; bù đắp được chỗ hổng về kiến
thức để lĩnh hội được kiến thức cơ bản. Như vậy, dạy học phân hóa xuyên suốt và
chi phối mọi phương pháp dạy học. Một khi giáo viên thực hiện phương pháp đọc
sáng tạo ở trên lớp thì phải phân hóa cho được các đối tượng học sinh, để áp dụng
từng biện pháp đọc - hiểu văn bản ở những mức độ khác nhau.


Ngoài kế hoạch dạy học, thông thường phân hóa để có những kế hoạch dạy
học phù hợp, đưa học sinh chậm tiến đạt chuẩn và giúp các đối tượng đã đạt chuẩn
hoặc năng khiếu phát triển ở mức cao hơn.
Tuy nhiên phải thừa nhận rằng, thực tế hiện nay việc dạy các môn học nói
chung và việc dạy học phân hóa theo đối tượng học sinh còn có rất nhiều hạn chế
và chưa đạt kết quả cao như mong muốn. Giáo viên chưa thực sự chủ động, linh
hoạt và sáng tạo trong đổi mới phương pháp. Đôi lúc, đôi khi còn rập khuôn, máy
1


móc, lệ thuộc vào tài liệu hướng dẫn học. Nhiều giáo viên còn gặp khó khăn trong
việc tổ chức các hoạt động dạy học và đánh giá học sinh. Giáo viên chưa xây dựng
được phương pháp dạy phù hợp với mục đích, nội dung của bài học đề ra. Bên cạnh
đó, ý thức tự giác của học sinh chưa cao, còn ỉ lại, trong chờ vào cô giáo,vào bạn
bè, ý thức tự học còn hạn chế.
Tất cả những vấn đề trên là sự trăn trở của bản thân. Bởi vậy trong quá trình
giảng dạy tôi đã không ngừng tìm tòi, học hỏi để tìm ra các biện pháp dạy học
mang lại hiệu quả tốt nhất. Bản thân tôi đã chọn nội dung "Dạy học phân hóa đối
tượng trong môn Tiếng Việt 4 theo mô hình trường học mới” để làm đề tài cho
sáng kiến kinh nghiệm của mình.
1.2. Điểm mới của sáng kiến:
Dạy học phân hóa đối tượng - dạy theo tiến độ học tập của học sinh không
phải là nội dung mới nhưng đổi mới hình thức, phương pháp tổ chức chắc rằng ở
mỗi giáo viên lại có một sáng kiến, một giải pháp riêng. Bản thân tôi đã trực tiếp
giảng dạy, làm công tác chủ nhiệm lớp, được học tập kinh nghiệm của đồng chí
đồng nghiệp, được trải nghiệm và thấy được sự đổi mới không ngừng về phương
pháp dạy học, tôi rất đam mê, tâm huyết về nội dung này. Trong phạm vi sáng kiến
của mình, tôi mong muốn, mạnh dạn được trình bày một số biện pháp đã thực hiện
có hiệu quả ở lớp bản thân đã và đang giảng dạy và áp dụng tại đơn vị trong việc
dạy học phân hóa đối tượng trong môn Tiếng Việt 4 theo mô hình trường học mới.

Sáng kiến đã mở rộng và đi sâu nghiên cứu các phương pháp dạy học phân hóa đối
tượng trong môn Tiếng việt 4 theo mô hình trường học mới với các quy trình khác
nhau như: Đánh giá, phân loại trình độ, năng lực học tập của học sinh. Xây dựng kế
hoạch, nội dung và lựa chọn hình thức, phương pháp dạy học cho phù hợp với từng
nhóm đối tượng hoặc từng đối tượng đặc biệt. Tổ chức triển khai thực hiện. Kiểm
tra, đánh giá và điều chỉnh, hoàn thiện. Giúp giáo viên chủ động trong từng tiết
dạy; giúp học sinh tiếp cận kiến thức một cách chủ động, tích cực, đặc biệt là học
sinh học đúng năng lực, trình dộ của mình. Sáng kiến hướng tới việc dạy học phát
triển các năng lực cho học sinh, đặc biệt là năng lực Tiếng Việt.
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. THỰC TRẠNG
2.1.1. Thuận lợi:
Bản thân tôi đã nhận thức đầy đủ việc đổi mới dạy học và dạy học theo quan
điểm “Dạy học phân hóa” - dạy theo tiến độ học tập của học sinh là tất yếu khách
quan, là việc làm cấp thiết.
Việc quản lý chương trình dạy học ở trường được thực hiện nghiêm túc, có
các biện pháp kiểm tra thường xuyên. Hầu hết các giáo viên đều thực hiện đúng
tiến độ, bám sát phân phối chương trình.
2


3


4


5



6


7


8


9


10


11


12


13


14


15




×