Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý rừng trên địa bàn huyện tu mơ rông, tỉnh kon tum

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (617.89 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------------

HÀ MẠNH HÙNG

SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG
TRONG QUẢN LÝ RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN TU MƠ RÔNG, TỈNH KON TUM

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 62.34.04.10

Đà Nẵng - Năm 2019


Công trình được hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS Võ Xuân Tiến

Phản biện 1: PGS.TS. Đào Hữu Hòa
Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hiền

Luận văn đã được bảo vệ trước hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ Kinh tế họp tại Phân hiệu ĐHĐN tại Kon Tum
vào ngày 7 tháng 9 năm 2019

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm thông tin – học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng




1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cộng đồng tham gia quản lý bảo, vệ rừng đang dần trở thành
một trong những phương thức quản lý rừng phổ biến ở Việt Nam.
Trong những năm qua, nhiều chương trình, dự án về cộng đồng tham
gia quản lý rừng của chính phủ, các tổ chức Quốc tế được thực hiện
nhiều nơi trên đất nước ta với nhiều hoạt động và đã mang lại những
kết quả nhất định. Luật đất đai năm 2003 và Luật bảo vệ và phát triển
rừng năm 2004 ra đời đã tạo hành lang pháp lý cơ bản cho cộng đồng
tham gia quản lý rừng.
Mặc dù đạt được nhiều kết quả khả quan nhưng sự tham gia
của cộng đồng trong quản lý rừng vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại trong
tiến trình giao và quản lý bảo vệ, chính sách hỗ trợ và hưởng lợi từ
rừng. Hơn nữa thời gian cộng đồng được giao rừng là tương đối dài,
nhưng đến nay vẫn chưa có nhiều đánh giá về hiệu quả sự tham gia
của cộng đồng trong quản lý rừng của cơ quan nhà nước cũng như
các chương trình dự án. Vì vậy, việc nghiên cứu chi tiết các yếu tố
ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng trong quản lý rừng là rất
cần thiết. Xuất phát từ thực tế trên, tôi chọn đề tài “Sự tham gia của
cộng đồng trong quản lý rừng trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉnh
Kon Tum”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sự tham gia của
cộng đồng trong quản lý rừng.
- Đánh giá thực trạng sự tham gia của cộng đồng trong quản
lý rừng trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng
đồng trong quản lý rừng trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường sự tham


2

gia của cộng đồng trong quản lý rừng trên địa bàn huyện Tu Mơ
Rông, tỉnh Kon Tum trong thời gian đến.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: là những vấn đề về lý luận và thực
tiễn liên quan đến sự tham gia của cộng đồng vào quản lý rừng.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Nội dung: Nghiên cứu những vấn đề lý luận và sự tham gia
của cộng đồng trong quản lý rừng trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông,
tỉnh Kon Tum.
- Về không gian: Đề tài được thực hiện trên địa bàn huyện
Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.
- Thời gian: Các giải pháp đề xuất trong luận văn có ý nghĩa
trong 5 năm tới.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu, đề tài sử dụng các
phương pháp nghiên cứu sau:
+ Phương pháp chọn điểm nghiên cứu;
+ Phương pháp thu thập số liệu;
+ Phương pháp thu thập số liệu mới;
+ Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh…
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mục lục, mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo,
phụ lục, luận văn được chia làm 03 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về sự tham gia của cộng đồng trong
quản lý rừng
Chương 2: Thực trạng cộng đồng tham gia quản lý rừng trên
địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum
Chương 3: Giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng
trong quản lý rừng trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu


3

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG
TRONG QUẢN LÝ RỪNG
1.1. KHÁI QUÁT VỀ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG VÀO
QUẢN LÝ RỪNG
1.1.1. Một số khái niệm
a. Cộng đồng dân cư
Cộng đồng dân cư thôn là toàn bộ các hộ gia đình, cá nhân sống
trong cùng một thôn bản, ấp, buôn, sóc hoặc đơn vị tương đương.
b. Sự tham gia của cộng đồng dân cư
Sự tham gia của cộng đồng là sự gắn kết một cách lâu dài,
chủ động và có vai trò ngày càng cao của cộng đồng vào sự phát
triển của một vấn đề nào đó.
c. Quản lý rừng
Quản lý rừng là tổng hợp các hoạt động của các chủ thể có
th m qu ền nhằm sắp ếp, tổ chức để giữ gìn và phát triển bền vững tài
nguyên rừng.
d. Sự tham gia của cộng đồng vào quản lý rừng
Sự tham gia của cộng đồng vào quản lý rừng là nói đến các

hoạt động gắn kết người dân trong cộng đồng vào quản lý, sử dụng
rừng và đất lâm nghiệp.
1.1.2. Ý nghĩa của sự tham gia của cộng đồng vào quản lý rừng
- Sẽ có thông tin nhiều hơn về nhu cầu/ vấn đề/ khả năng/
kinh nghiệm của địa phương.
- Động viên được nguồn lực đóng góp nhiều hơn trong quản
lý rừng với những quyết định và giải pháp mà chính họ đề ra.
- Có sự tham gia của cộng đồng trong quản lý rừng sẽ phát
hu được năng lực quản lý và quản trị trong khu vực nông thôn.
- Khi người dân tham gia, nghĩa là dân chủ được mở rộng thì sự
ủng hộ về chính trị sẽ lớn hơn, lòng tin đối với Nhà nước sẽ cao hơn.


4

- Quản lý rừng có hiệu quả, ít tốn kém thông qua trách nhiệm
và sự cam kết tự nguyện của người dân trước cộng đồng.
- Bảo đảm nhu cầu tối thiểu về lâm sản của người dân mà
nhà nước không phải đầu tư quản lý, bảo vệ.
- Bảo đảm tính công bằng trong chia sẽ lợi ích.
1.1.3. Đặc điểm của quản lý rừng có sự tham gia của cộng đồng
Quản lý rừng có sự tham gia của cộng đồng có những đặc
điểm sau: 1) Quyền sử dụng đất và quyền sử dụng rừng phải thuộc
về cộng đồng; 2) Mục đích sử dụng rừng không chỉ để bảo vệ nguồn
nước, chóng sói mòn đất, ha điều hòa khí quyển mà còn cung cấp
gỗ gia dụng, chất đốt, thực ph m…; 3) Sử dụng nguồn vốn và lao
động hiện có của cộng đồng là chủ yếu để quản lý rừng; 4) Cộng
đồng tham gia quản lý rừng bằng các qu ước, hương ước của cộng
đồng; 5) Hình thức tổ chức linh hoạt, mềm mỏng nhằm thu hút sự
tham gia của cộng đồng; 6) Cộng đồng ra các quyết định và tổ chức

thực hiện các quyết định quản lý rừng; 7) Hoạt động quản lý rừng
chủ yếu tập chung vào việc bảo vệ, khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh tự
nhiên rừng; 8) Người dân vừa là nhân tố hành động vừa là người
hưởng lợi, các nhà chuyên môn chỉ đóng vai trò tư vấn, không có vai
trò thực hiện và chịu trách nhiệm.
1.2 NỘI DUNG SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG VÀO
QUẢN LÝ RỪNG
1.2.1 Tham gia công tác quy hoạch, kế hoạch BVPT rừng
a) Xây dựng quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng
Xuất phát từ nội dung của bảng quy hoạch bảo vệ và phát
triển rừng cộng đồng có thể tham gia vào các nội dung sau:
- Nghiên cứu, tổng hợp, phân tích tình hình về điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quy hoạch sử dụng đất,
hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng tài nguyên rừng;


5

- Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch bảo vệ và phát triển
rừng kỳ trước, dự báo các nhu cầu về rừng và lâm sản;
- Xác định phương hướng, mục tiêu bảo vệ, phát triển và sử
dụng rừng trong kỳ quy hoạch;
- Xác định diện tích và sự phân bố các loại rừng trong kỳ
quy hoạch;
- Xác định các biện pháp quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát
triển các loại rừng;
- Xác định các giải pháp thực hiện quy hoạch bảo vệ và phát
triển rừng;
- Dự báo hiệu quả của quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng,
quản lý rừng cộng đồng.

b) Xây dựng kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng
Căn cứ vào nội dung của bản kế hoạch bảo vệ và phát triển
rừng đã được phê duyệt cộng đồng tiến hành phân tích đánh giá việc
thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng kỳ trước; xác định nhu
cầu về diện tích các loại rừng và các sản ph m, dịch vụ lâm nghiệp
trong thời gian tới; xác định các giải pháp thực hiện kế hoạch bảo vệ
và phát triển rừng; triển khai kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng 5
năm đến từng năm;
Cụ thể cộng đồng tham gia vào các hoạt động sau:
- Đánh giá tài ngu ên rừng;
- Xây dựng mục tiêu quản lý cho từng khu rừng cộng đồng;
- Xây dựng quy chế quản lý rừng dựa vào cộng đồng;
- Xây dựng cơ chế về nghĩa vụ và quyền hưởng lợi;
- Lập kế hoạch thực hiện, giám sát và đánh giá.
1.2.2. Tham gia bàn bạc, ra quyết định về giao đất rừng và
trồng rừng
Trước tiên, cộng đồng sẽ tham gia họp thôn đầu tiên. Cuộc họp
này rất quan trọng vì nó liên quan đến các vấn đề như ác định nhu cầu


6

và nguyện vọng của cộng đồng trong nhận đất nhận rừng trên cơ sở
được giải thích rõ ràng các quyền lợi và nghĩa vụ trong nhận đất lâm
nghiệp, đồng thời thống nhất kế hoạch làm việc trong thôn bản để đánh
giá nông thôn và tiến hành các bước lập phương án có sự tham gia.
Sau khi cuộc họp thôn lần một kết thúc với các kết quả đạt
được cùng với việc kết hợp các công cụ đánh giá nông thôn có sự
tham gia (PRA) theo chủ đề quản lý rừng. Một số thành viên nòng
cốt trong cộng đồng tiếp tục tham gia và tiến hành điều tra rừng. Các

công cụ thường được sử dụng như phân loại rừng dựa vào kiến thức
địa phương, phân chia đặt tên và đo đếm diện tích các lô rừng, tổng
hợp dữ liệu các lô rừng. Với việc điều tra này sẽ mang lại hai kết quả
chủ yếu đó là bản đồ phân chia rừng của địa phương và các thông tin
tài nguyên của các lô rừng phục vụ cho việc giao rừng.
Khi có kết quả về phân các lô rừng, khu rừng cần giao thì sẽ
tổ chức cuộc họp thôn lần hai. Cuộc họp thôn lần này nhằm mục đích
cho cộng đồng có quyết định và thống nhất giải pháp giao đất lâm
nghiệp. Cũng trong cuộc hợp này các nội dung sau được làm rõ:
Các thông tin về kinh tế xã hội, quản lý tài nguyên, tổ chức
của thôn bản từ kết quả PRA được báo cáo và lấy ý kiến chỉnh sửa,
bổ sung;
- Thống nhất phương thức giao đất gia rừng;
- Thống nhất lại vị trí giao đất theo hộ, nhóm hộ, cộng đồng;
- Thống nhất về phương hướng quản lý sử dụng đất lâm nghiệp
được giao;
Sau khi làm rõ cũng như thống nhất các điểm cơ bản trong
giao đất lâm nghiệp, phổ biến mẫu đơn in nhận đất lâm nghiệp và
thông báo cho các hộ, nhóm hộ, cộng đồng làm đơn theo hướng dẫn;
1.2.3. Tham gia bảo vệ, chăm sóc rừng
Trong việc tuần tra: Công đồng tổ chức, luân phiên nhau và
phối hợp với các tổ chức khác trong việc tuần tra rừng.


7

Cộng đồng tham gia bảo vệ và phát triển rừng: Phát dây leo,
bụi rậm, chặt tỉa cây phi mục đích, tiến hành khoanh mới, súc tiến tái
sinh rừng.
Tham gia công tác phòng chống cháy rừng: Hàng năm cộng

đồng đề cử người tham gia tập huấn các lớp về kỹ năng phòng chá ,
chữa cháy rừng. Chính cộng đồng cũng là những tuyên truyền viên
cho công tác này.
1.2.4. Tham gia khai thác, hƣởng lợi từ rừng
Nếu trước kia nhà nước ta với cách thức nhà nước trực tiếp
quản lý rừng, mọi lợi ích đều thuộc về nhà nước. Vai trò của cộng
đồng, của người dân sống ven rừng, sống gần rừng chỉ tham gia với
tinh thần trách nhiệm mà không được hưởng lợi ích nào từ rừng thì
đã để lại hậu quả vô cùng lớn; hàng trăm ha rừng bị chặt phá, các
loại động vật rừng có ngu cơ tu ệt chủng. Đứng trước vấn đề lớn
như vậ nhà nước đã có chính sách về khai thác và hưởng lợi từ rừng
cho cộng đồng khi tham gia quản lý rừng. Chỉ khi họ có quyền như
một chủ rừng thực sự, được khai thác, được hưởng lợi ích từ rừng
mang lại thì mới tạo động lực cho họ quản lý rừng. Mặt khác khi
khai thác rừng cũng trong một qu cũ, một quy trình mà không làm
ảnh hửng đến sự phát triển của rừng, để rừng vẫn giữ được vai trò
của mình trong vấn đề kinh tế, môi trường xã hội. Khi cộng đồng
tham gia quản lý rừng thì họ có các quyền lợi từ chính các khu rừng
đó mang lại.
Cộng đồng được phép khai thác gỗ, được phép khai thác lâm
sản ngoài gỗ, được phép khai thác củi đun, được phép trồng rừng
trên diện tích đất chưa có rừng. Tuy nhiên các quyền lợi trên phải
đúng pháp luật và theo căn cứ của bản hương ước, qu ước mà cộng
đồng đã â dựng.
Ngoài hưởng lợi từ việc khai thác trên cộng đồng còn được
tham gia dự án: Trong trường hợp khu rừng của cộng đồng được


8


tham gia vào các chương trình, dự án về lâm nghiệp thì cộng đồng
được nhận tiền, lương thực, vật tư theo qu định của các chương
trình, dự án đó.
1.2.5. Tham gia kiểm tra giám sát, đánh giá công tác
quản lý rừng hàng năm
Các qu định hương ước, quy ước về quản lý rừng đã thể
hiện rõ quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ và hưởng lợi của cộng đồng
trong quản lý rừng. Cộng đồng có trách nhiệm thực thi và mỗi cộng
đồng cũng có trách nhiệm giám sát, kiểm tra việc thực hiện.
Hằng năm, có các buổi tổ chức với mục đích đánh giá công
tác quản lý rừng. Cộng đồng được tham gia nhằm đánh giá hiệu quả
của việc quản lý rừng, từ đó có những ý kiến để hoàn thiện công tác
quản lý rừng.
1.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ THAM GIA CỦA
CỘNG ĐỒNG TRONG QUẢN LÝ RỪNG
1.3.1 Các yếu tố bên ngoài tác động đến quản lý rừng
cộng đồng
a) Điều kiện tự nhiên:
Nhóm yếu tố tự nhiên bao gồm các yếu tố: đất đai, khí hậu,
địa hình, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường…
b) Các chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước về
quản lý rừng:
Hệ thống pháp luật, các chủ trương, chính sách của nhà nước
1.3.2 Các yếu tố bên trong cộng đồng
- Đặc điểm của cộng đồng;
- Lịch sử và hoàn cảnh hình thành nơi cư trú của cộng đồng;
- Năng lực của cộng đồng;
- Nhận thức và cách làm của chính quyền địa phương;
- Nhận thức và ý thức của cộng đồng về quản lý bảo vệ rừng;



9

CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG CỘNG ĐỒNG THAM GIA QUẢN LÝ RỪNG
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TU MƠ RÔNG
2.1. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HUYỆN TU MƠ RÔNG ẢNH
HƢỞNG ĐẾN VIỆC CỘNG ĐỒNG THAM GIA QUẢN LÝ RỪNG
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Huyện Tu Mơ Rông nằm ở Đông - Bắc tỉnh Kon Tum, phía
Nam giáp các huyện Đắk Tô và Đắk Hà, phía Đông giáp hu ện Kon
Plông, phía Tây giáp huyện Ngọc Hồi, phía Bắc giáp huyện Đắk Glei
và huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.
b) Địa hình
Huyện Tu Mơ Rông có địa hình tương đối phức tạp, bị chia
cắt bởi các sông suối, hợp thủ và núi cao. Trong đó nổi bật là địa
hình đồi núi bao quanh tạo thành những thung lũng hẹp.
c) Khí hậu
Tổng nhiệt độ năm từ 6.000-7.500 0C. Lượng mưa hàng năm
phổ biến từ 2.200- 2.400mm; Độ m phổ biến từ 70-8%.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế
a) Tình hình đất đai của huyện
Tổng diện tích đất tự nhiên là 85.744,25 ha, trong đó:
- Đất nông nghiệp là 81.856,34 ha chiếm 95,46%;
- Đất phi nông nghiệp là 3.771,79 ha chiếm 4,4%;
- Đất chưa sử dụng là 119,12 ha chiếm 0,14%.
b) Tình hình phát triển kinh tế huyện Tu Mơ Rông
Nhiệp độ phát triển kinh tế bình quân giai đoạn 2016-2018 đạt
11,4%. Trong đó ngành nông - lâm - thủy sản tăng 0,93%, công nghiệp xây dựng tăng 14,46% và thương mại - dịch vụ tăng 19,42%.

2.1.3. Đặc điểm xã hội
a) Dân số và lao động


10

Người Xê Đăng chiếm khoảng 92% dân số toàn huyện. Tính
đến năm 2018 toàn hu ện có 5.803 hộ với 28.200 nhân kh u.
Tỷ
lệ tăng dân số vẫn còn cao năm 2018 là 3%. Hộ nghèo chiếm tỷ lệ khá cao
năm 2016 là 68,48% và có u hướng giảm dần qua các năm, con số này
đến năm 2017, 2018 lần lược là 64,37 và 60,27%.
b) Giáo dục
Toàn huyện có 11/11 ã được công nhận xóa mù chữ và đạt
chu n quốc gia về phổ cặp giáo dục tiểu học.
c) Y tế
Toàn huyện có 01 bệnh viện đa khoa, 01 phòng khám đa
khoa khu vực, 11 trạm y tế. Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế là
96%, 100% trạm y tế có bác sỹ, trung bình 10 bác sỹ/1 vạn dân.
2.2. THỰC TRẠNG CỘNG ĐỒNG THAM GIA QUẢN LÝ RỪNG
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TU MƠ RÔNG, TỈNH KON TUM
2.2.1. Tình hình quản lý rừng
a) Tài nguyên rừng
Tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp của hu ện là
60.761,91 ha, chiếm 70,86% diện tích tự nhiên. Rừng tự nhiên hiện
có ở Tu Mơ Rông chủ yếu là rừng gỗ lá rộng thường xanh và nửa
rụng lá với diện tích: 41.621,91 ha (chiếm 68,4%), rừng gỗ lá kim:
3.888,76 ha (chiếm 6,4%), rừng hỗn giao gỗ lá rộng và lá kim:
15.251,24 ha (chiếm 25,0%), rừng hỗn giao gỗ và tre nứa: 122 ha
(0,1%) và rừng tre nứa: 116 ha (chiếm 0,1%).

b) Tiềm năng của rừng
Tài ngu ên rừng của Tu Mơ Rông giàu tiềm năng cung cấp
gỗ, lâm sản ngoài gỗ, có giá trị phòng hộ môi trường và tính đa dạng
sinh học cao.
c) Tổ chức quản lý rừng
Hệ thống quản lý rừng được tổ chức thống nhất theo quy chế
quản lý rừng của Chính phủ qu định.


11

d) Kết quả giao đất, giao rừng trên địa bàn huyện
- Kết quả giao đất giao rừng: đã giao 555,12 ha rừng và đất
rừng cho 03 cộng đồng thôn, làng để quản lý bảo vệ chiếm tỷ lệ
0,91%, giao 8.857,9 ha rừng và đất rừng cho 793 hộ gia đình chiếm
tỷ lệ 14,58% tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp.
- Kết quả thực hiện cho thuê rừng: đã cho các tổ chức kinh tế
thuê rừng để thực hiện các dự án trồng dược liệu dưới tán rừng kết hợp
du lịch cảnh quan với tổng diện tích là 5.220,77 ha.

e) Đánh giá tình hình QLBVR và sử dụng rừng sau khi giao
Công tác quản lý bảo vệ rừng của người dân trên diện tích
rừng được giao ngày càng tốt hơn, tài ngu ên rừng đã được bảo vệ
phát triển tốt. Chính sách giao đất giao rừng đã góp phần tăng thu
nhập và nâng cao đời sống của người dân, các hộ gia đình và cộng
đồng đã được hưởng lợi.
2.2.2. Tình hình giao rừng cho cộng đồng
a) Đặc điểm cộng đồng trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông
Trên địa bàn hu ện Tu Mơ Rông, cộng đồng tham gia quản
lý rừng là tương đối phổ biết và đặc trưng. Với thành phần dân tộc

chiếm đại bộ phận dân số là dân tộc Xê Đăng. Đâ cũng chính là
những thành tố chủ lực tạo nên nét đặc trưng của hu ện.
b) Khái quát mô hình cộng đồng tham gia quản lý rừng ở hai
xã được điều tra trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum
Trên địa bàn hu ện Tu Mơ Rông năm 2016, Trung tâm
CIRUM đã ủ qu ền cho LHH Kon Tum điều phối và phối hợp
UBND hu ện Tu Mơ Rông triển khai mô hình thí điểm GĐGR cho
làng Kon Tun, ã Đăk Hà. Dự án thí điểm đã kết thúc vào tháng
12/2017 với việc giao 29,15 ha rừng tâm linh cho cộng đồng 35 hộ
gia đình Xê Đăng. Việc quản lý rừng của cộng đồng ở đâ chủ ếu
mang lợi ích về văn hóa và môi trường. Cộng đồng chủ ếu chỉ khai


12

thác củi, ha lấ những câ gỗ tạp ngã đổ về để phục vụ cho các
công việt cộng đồng.
Từ thành công tại cộng đồng thôn Kon Tum Trung tâm
CIRUM nhân rộng mô hình thí điểm GĐGR sang 2 làng Tu Mơ
Rông và Đăk Chum I. Kết quả Cộng đồng dân cư thôn Tu Mơ Rông
và thôn Đắk Chum I, ã Tu Mơ Rông được cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất lâm nghiệp với tổng số 538,82 ha (trong đó
293,48 ha giao cho làng Đắk Chum I và 245,34 ha giao cho làng Tu
Mơ Rông).
2.2.3 Thực trạng cộng đồng tham gia công tác quy hoạch,
kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng
Có thể nói cộng đồng chính là một trong những đối tượng
chính chịu ảnh hưởng của quy hoạch. Nhưng qua nghiên cứu, điều
tra thu thập số liệu tại các cộng đồng đã được số liệu sau:
Bảng 2.8 Sự tham gia của cộng đồng trong công tác xây dựng quy

hoạch, kế hoạch BVPTR trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông
CĐ thôn CĐ thôn Tu CĐ thôn Đăk
Kon Tun
Mơ Rông
Chỉ tiêu tham gia
Chum I
Tổng số hộ phỏng vấn
Phân tích KT-XH, đất,
rừng…
Xây dựng mục tiêu quản
lý cho từng khu rừng
Xác định các biện pháp
QLBV, sử dụng và
phát triển các loại rừng
Xây dựng quy chế
QLR dựa vào CĐ

(hộ)

(%)

(hộ)

(%)

(hộ)

(%)

30


100

30

100

30

100

23

76,6

18

60,0

16

53,3

14

46,6

12

40,0


11

36,6

22

73,3

18

60,0

16

53,3

11

36,6

9

30,0

12

40,0



13

Lập KH thực hiện,
giám sát và đánh giá

5

16,6

7

23,3

4

13,3

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2018
Những năm gần đâ , với sự trợ giúp của các tổ chức, các chủ
trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, sự tha đổi tư du trong
công tác quản lý rừng…nên người dân đã chủ động tham gia nhiều
hơn vào hầu hết các bước trong công tác lập quy hoạch, kế hoạch
bảo vệ và phát triển rừng.
Qua bảng số liệu trên ta thấy các hộ dân đều tham gia các
bước lập quy hoạch, tuy nhiên tỷ lệ tại các bước là khác nhau, tỷ lệ
tham gia cao nhất là 76,6% tại bước phân tích các điều kiện KT-XH,
tài ngu ên đất, rừng của cộng đồng thôn Kon Tun, tỷ lệ thấp nhất là
13,3% tại bước lập kế hoạch giám sát, đánh giá của cộng đồng thôn
Đăk Chum I.
2.2.4 Thực trạng cộng đồng tham gia bàn bạc, ra quyết

định về giao đất rừng và trồng rừng
Tại các ã được điều tra sự tham gia bàn bạc để ra quyết
định giao đất rừng và trồng rừng của cộng đồng cụ thể như sau:
Bảng 2.9 Tình hình cộng đồng tham gia họp thôn
Chỉ tiêu tham gia
Tổng số hộ phỏng vấn
Được thông báo họp
thôn
Tham gia họp thôn
Nghe quyền lợi và
nghĩa vụ khi nhận đất
lâm nghiệp

CĐ thôn

CĐ thôn Tu

CĐ thôn

Kon Tun

Mơ Rông

Đăk Chum I

(hộ)

(%)

(hộ)


(%)

(hộ)

(%)

30

100

30

100

30

100

30

100

30

100

30

100


27

90,0

30

100,0

28

93,3

27

90,0

30

100,0

28

93,3


14

Bàn luận thống nhất kế
hoạch thực hiện;

Nêu nguyện vọng, nhu
cầu, khả năng
Hướng dẫn làm đơn
mẫu

7

23,3

11

36,6

6

20,0

22

73,3

18

60,0

16

53,3

30


100

30

100

30

100

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2018
Có 100% các hộ đều tra được thông báo về cuộc họp thôn lần
thứ nhất. Tuy nhiên ở mỗi thôn thì tỉ lệ các hộ tham dự họp lại có sự
khác biệt. Cộng đồng thôn Tu Mơ Rông vẫn là thôn có tỉ lệ các hộ
tham gia nhiều nhất,100% số hộ được thông báo đều tham gia họp và
ở ã nà cũng có tỉ lệ tham gia thảo luận nhiều nhất 36,67%. Các chỉ
tiêu này ở cộng đồng các thôn Kon Tum và Đăk Chum 1 lần lượt là
90% và 93,33% các hộ tham gia họp hay ở chỉ tiêu tham gia thảo luận
lần lượt là 23,33% và 20,00%. Điều này một lần nữa cho thấy ý thức
cũng như tổ chức của cộng đồng thôn Tu Mơ Rông tốt hơn hai thôn
còn lại. Tại bước hướng làm đơn nhận rừng 100% các hộ đều tham gia
vì đâ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của họ.
2.2.5 Thực trạng cộng đồng tham gia bảo vệ và chăm sóc rừng
a) Cộng đồng tham gia tuần tra bảo vệ rừng
Bảng 2.12 Cộng đồng tham gia công tác tuần tra BVR
Chỉ tiêu
Nội dung
Số lần tuần tra


02 lần/tháng

Người của tổ QLBVR + người dân
Tổ QLBVR
Kiểm lâm địa bàn, dân quân
Nguồn: Tổng hợp từ thông tin điều tra, 2018
Nhờ có sự luân phiên tuần tra cộng đồng mà số vụ vi phạm
giảm đáng kể. Theo số liệu điều tra trên địa bàn huyện thì từ năm
Thành phần tham gia
Phân công tuần tra
Lực lượng phối hợp


15

2017 đến 2018 số vụ phá rừng trái phép đã giảm xuống từ 7 vụ
xuống còn 2 vụ tương ứng giảm 71,43%. Khai thác gỗ cũng như lâm
sản ngoài gỗ cũng đã giảm đáng kể. Cụ thể đã giảm từ 12 vụ năm
2017 xuống còn 4 vụ năm 2018 tương ứng giảm 66,67%. Hay mua
bán, vận chuyển lâm sản trái phép cũng giảm từ 15 vụ năm 2017
xuống còn 6 vụ năm 2018 tương ứng giảm 60%.
b) Cộng đồng tham gia bảo vệ và phát triển rừng
Ngoài việc tham gia vào việc luân phiên tuần tra rừng thì
cộng đồng còn tham gia bảo vệ và phát triển rừng thông qua các hoạt
động như phát dâ leo, bụi rậm, chặt tỉa cây phi mục đích, tiến hành
khoanh nuôi xúc tiến tái sinh. Trồng bổ sung các loại cây có giá trị
kinh tế cao phù hợp với đặc điểm của địa phương.
c) Cộng đồng tham gia phòng chống cháy rừng
Phòng chống cháy rừng là một hoạt động không thể thiếu,
đặc biệt là ở những khu vực tỉnh Kon Tum. Để làm tốt công tác này

hàng năm cộng đồng đều cử những thành viên tham gia các lớp tập
huấn công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.
2.2.6 Thực trạng cộng đồng tham gia khai thác hƣởng lợi
a) Cộng đồng tham gia khai thác gỗ
Gỗ được khai thác chủ ếu dùng để sử dụng nhu cầu làm nhà,
â dựng chuồng trại trong gia đình, không đem bán. Các hộ gia
đình ở thôn Đăk Chum I tham gia khai thác gỗ nhiều nhất, chủ ếu
là khai thác trái phép. Trong khi đó ở thôn Kon Tun, hoạt động khai
thác gỗ luôn được người dân thực hiện khai thác đúng theo qu định
và khai thác có giới hạn cho phép.
b) Cộng đồng tham gia khai thác lâm sản ngoài gỗ
Việc sử dụng củi đã trở thành thói quen, tập quán và là nét đặc
trưng không thể thiếu của cộng đồng người dân tộc thiểu số. Ở cả 3
thôn người dân đều có thói quen tích trữ củi trong nhà. Ở thôn Đăk
Chum I, người dân còn khai thác củi để đem bán.


16

Tre nứa được khai thác về chủ yếu làm chuồng trại trong chăn
nuôi. Hàng ngà người dân thường vào rừng để thu hái các loại rau rừng
như: chuối rừng, môn… để phục vụ chăn nuôi. Người dân thường vào
rừng khai thác măng, măng lấy về không chỉ phục vụ cho nhu cầu gia
đình mà còn đem bán dạng măng tươi và măng khô. Các hoạt động khác
như: khai thác câ thuốc, săn bắt động vật rừng chiếm tỷ lệ nhỏ.
2.2.7 Thực trạng tham gia kiểm tra giám sát, đánh giá
công tác quản lý rừng hàng năm
Hằng năm cộng đồng ở các xã trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông
được tham gia vào buổi họp nhằm đánh giá công tác quản lý rừng.
Bảng 2.17 Cộng đồng tham gia hoạt động kiểm tra, giám

sát, đánh giá việc thực hiện bảo vệ và phát triển rừng
Chỉ tiêu tham gia
Tổng số hộ phỏng vấn
Có tham gia hoạt động
kiểm tra, giám sát
Có tham gia đánh giá
công tác hàng năm

CĐ thôn

CĐ thôn Tu

Kon Tu

Mơ Rông

Đăk Chum I

CĐ thôn
(hộ)

(%)

(hộ)

(%)

(hộ)

30


100

30

100

30

100

11

36,6

13

43,3

9

30,0

7

23,3

11

36,6


13

43,3

(%)

Nguồn:Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2018
Hoạt động tham gia giám sát ha đánh giá công tác thực hiện
qua các năm luôn là hoạt động mà cộng đồng không muốn tham gia
bởi lẽ do tình làng, nghĩa óm nên để đánh giá rút kinh nghiệm cho
các năm sau là rất khó khăn. Tu nhiên qua điều tra ở 3 thôn trên địa
bàn huyện Tu Mơ Rông cho thấy cộng đồng cũng có tham gia và
mức độ tham gia ở các thôn là khác nhau. Cụ thể ở thôn Đăk Chum I
có 30% số hộ tham gia, con số này ở hai thôn còn lại là 36,67% và
43,33% cho thôn Kon Tun và Tu Mơ Rông.


17

2.3. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ THAM
GIA CỦA CỘNG ĐỒNG ĐẾN QUẢN LÝ, BẢO VỆ RỪNG TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN TU MƠ RÔNG, TỈNH KON TUM
2.3.1 Các nhân tố bên ngoài tác động đến sự tham gia của
cộng đồng trong quản lý rừng trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông
a) Điều kiện tự nhiên
- Tài nguyên rừng;
- Khả năng tiếp cận vào rừng;
b) Nhân tố kinh tế
- Mức sống của người dân;

- Nhu cầu thị trường;
c) Nhân tố xã hội
- Sự tham gia của các bên liên quan trong QLR cộng đồng;
- Các chính sách, pháp luật của Nhà nước;
2.3.2 Các yếu tố bên trong tác động đến sự tham gia của
cộng đồng trong quản lý rừng trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông
a) Đặc điểm của cộng đồng
Tập quán quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên của
cộng đồng dân tộc như các tập tục canh tác truyền thống lâu đời,
những kỹ thuật canh tác, các luật lệ cổ truyền, cách thức sử dụng sản
ph m từ rừng…
b) Năng lực cộng đồng
c) Nhận thức và cách làm của chính quyền địa phương
Chính quyền địa phương phải là người hiểu đúng, hiểu rõ vai trò
của rừng, cũng như tầm quan trọng của cộng đồng trong quản lý rừng.
d) Nhận thức và ý thức của cộng đồng về quản lý và BVR
Đâ chính là ếu tố quan trọng quyết định đến sự tham gia
của cộng đồng, không những quản lý rừng mà còn quản lý các nội
dung khác.


18

CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG SỰ THAM GIA CỦA CỘNG
ĐỒNG TRONG QUẢN LÝ RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
TU MƠ RÔNG, TỈNH KON TUM
3.1 CÁC CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP
3.1.1. Quan điểm
Quan điểm nhất quán, bao trùm xuyên suốt trong công tác tổ

chức quản lý rừng theo nguyên tắc “Dân biết, dân bàn, dân đóng góp,
dân làm, dân kiểm tra, dân tham gia quản lý và hưởng lợi”.
Trên cơ sở đó, có một số quan điểm để làm cơ sở cho việc định
hướng quản lý rừng trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông:
Thứ nhất, tiếp tục phát triển lâm nghiệp cộng đồng;
Thứ hai, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở nông thôn, huy
động sự tham gia của cộng đồng trong tất cả các nội dung của quản
lý rừng. Cấp độ tham gia cần hướng tới là cộng đồng hoàn toàn tự
nguyện và tự vận động.
Thứ ba, phải thiết lập các nhóm mục tiêu với những mục tiêu
cụ thể nhằm bảo đảm cho quá trình hu động sự tham gia đồng bộ,
hiệu quả như nhóm mục tiêu về môi trường tham gia, nhóm động lực
tham gia, nhóm công cụ tác động…
Thứ tư, cần thiết phải đổi mới phương thức quản lý, huy
động sự tham gia của cộng đồng trong quản lý rừng.
3.1.2. Định hƣớng
Để đảm bảo thực hiện phương hướng nêu trên, nhằm tăng
cường sự tham gia của cộng đồng trong quản lý rừng cần:
Thứ nhất, thiết lập cơ chế chính sách để hu động sự tham
gia phải có tính cụ thể và khả năng thực thi cao, phù hợp với đặc
điểm của cộng đồng, điều kiện phát triển rừng của địa phương.
Thứ hai, tạo điều kiện thuận lợi để cộng đồng tham gia và
tạo những động lực trực tiếp thúc đ y quá trình tham gia. Các tác


19

động tới cộng đồng phải đảm bảo tính đa dạng, toàn vẹn và có chiều
sâu nhằm hướng tới sự tham gia bền vững.
Thứ ba, sử dụng linh hoạt những phương pháp, công cụ có

tính thực tiễn, khoa học và hệ thống để hu động sự tham gia của
cộng đồng.
3.1.3. Mục tiêu
Việc tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong quản lý
rừng phải nhằm đạt mục tiêu cuối cùng là xã hội hóa lâm nghiệp,
giúp cộng đồng có thể sống được vào rừng, gắn bó với rừng để
không làm mất đi phong tục tập quán của họ, giảm bớt gánh nặng tài
chính cho Nhà nước, nâng cao hiệu quả trong quản lý rừng.
3.2 GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG SỰ THAM GIA CỦA CỘNG
ĐỒNG TRONG QUẢN LÝ RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
TU MƠ RÔNG, TỈNH KON TUM
3.2.1. Hoàn thiện sự tham gia của cộng đồng đến công tác
quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng
a) Xây dựng quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng
Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng, chủ yếu ác định
phương hướng, mục tiêu bảo vệ, phát triển rừng; ác định diện tích
và sự phân bố các loại rừng trong kỳ quy hoạch; ác định các giải
pháp thực hiện quy hoạch. Quy hoạch nà là cơ sơ để lập kế hoạch
BV&PTR.
b) Lập kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng
Lập kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tham gia vào các
bước chủ ếu sau:
- Tiến hành điều tra đánh giá hiện trạng tài nguyên rừng;
- Xác định nhu cầu của thôn bản về gỗ, củi, lâm sản khác;
- Xây dựng kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng;
- Xác định các biện pháp tác động vào rừng;
- Phê du ệt, quản lý kế hoạch quản lý rừng;


20


3.2.2. Hoàn thiện sự tham gia bàn bạc, ra quyết định về
giao đất rừng, giao rừng
Cộng đồng tham gia bàn bạc, ra quyết định về giao đất rừng
và trồng rừng qua các bước sau:
a) Chuẩn bị
Tổ chức cuộc họp thôn nhằm mục đích cho cộng đồng có
quyết định và thống nhất giải pháp giao đất lâm nghiệp như sau:
+ Thống nhất phương thức giao đất, giao rừng;
+ Thống nhất lại vị trí giao đất theo hộ, nhóm hộ, cộng đồng;
+ Thống nhất về cách thức quản lý sử dụng đất lâm nghiệp
được giao;
+ Thông qua đơn đề nghị Nhà nước giao rừng cho hộ, nhóm
hộ, cộng đồng thôn;
+ Cuộc họp dân cư thôn phải có ít nhất 70% số hộ gia đình
nhất trí đề nghị được giao rừng.
b) Nhận hồ sơ và xét duyệt hồ sơ
c) Thẩm định và hoàn thiện hồ sơ
d) Quyết định việc giao rừng
UBND cấp huyện xem xét và ra quyết định giao rừng cho
cộng đồng, dân cư thôn; chuyển quyết định giao rừng cho UBND cấp
xã, cộng đồng, dân cư thôn và cho các cơ quan chức năng có liên
quan cấp huyện.
đ) Thực hiện quyết định giao rừng.
- UBND cấp xã sau khi nhận được quyết định giao rừng của
UBND cấp huyện, có trách nhiệm:
+ Tiến hành tổ chức bàn giao rừng ngoài thực địa với sự tham
gia của cơ quan chức năng và các chủ rừng có chung ranh giới; lập biên
bản bàn giao rừng giữa UBND cấp xã với cộng đồng, dân cư thôn.



21

3.2.3. Hoàn thiện sự tham gia bảo vệ và chăm sóc rừng
Để cộng đồng tham gia bảo vệ và chăm sóc rừng có hiệu quả
thì trước hết phải thành lập và tổ chức bộ máy quản lý rừng cộng đồng
gồm các công việc sau:
- Thành lập Ban quản lý rừng cộng đồng và các tổ chuyên trách.
- Xây dựng hương ước bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng.
- Xây dựng quỹ bảo vệ và phát triển rừng của cộng đồng.
Cộng đồng tham gia bảo vệ và chăm sóc rừng sẽ thực hiện
các hoạt động sau:
a) Bảo vệ rừng: gồm hai hoạt động chủ yếu sau đây:
- Hoạt động phòng, chống người phá hoại rừng;
- Hoạt động phòng cháy, chữa cháy rừng;
b) Khoanh nuôi rừng:
Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng thường được áp dụng với
những khu rừng nghèo kiệt.
c) Trồng rừng:
Trồng rừng trong những trường hợp sau:
- Tiến hành trồng rừng trên đất lâm nghiệp chưa có rừng;
- Rừng nghèo, rừng non có năng suất và hiệu quả kinh tế thấp.
3.2.4. Hoàn thiện sự tham gia khai thác hƣởng lợi từ rừng
Cộng đồng được phép khai thác gỗ, được phép khai thác lâm
sản ngoài gỗ, được phép khai thác củi đun, được phép trồng rừng
trên diện tích đất chưa có rừng. Tuy nhiên các quyền lợi trên phải
đúng pháp luật và theo căn cứ của bản hương ước, qu ước mà cộng
đồng đã â dựng.
Cộng đồng tham gia vào khai thác và hưởng lợi từ rừng gồm:
a) Cộng đồng tham gia khai thác gỗ

- Gỗ khai thác để sử dụng vào mục đích chung của cộng đồng;
- Gỗ khai thác nhằm mục đích thương mại;


22

- Gỗ phục vụ cho nhu cầu sử dụng của các hộ gia đình trong
cộng đồng;
b) Lâm sản ngoài gỗ
Tuỳ vào khả năng cung cấp của rừng, hội nghị thôn, bản sẽ
qu định mỗi hộ gia đình được phép khai thác một khối lượng hay
một số lượng lâm sản cụ thể để sử dụng trong một tháng, một vụ
hoặc một năm (như số cây tre, số gánh củi, số kilôgam măng...).
c) Các lợi ích khác
Các sản ph m thu được từ sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp
kết hợp; tiền thu được từ dịch vụ du lịch... sau khi trừ đi các khoản
chi phí, phần còn lại nộp vào quỹ của cộng đồng.
d) Công khai việc sử dụng và phân phối lâm sản
Các qu định nêu trên được thống nhất trong hội nghị thôn
và được ghi trong qu ước, hương ước của cộng đồng hoặc được xây
dựng thành phương án ăn chia sản ph m trong nội bộ cộng đồng.
3.2.5. Hoàn thiện sự tham gia kiểm tra giám sát, đánh giá
công tác quản lý rừng hàng năm
Để hoàn thiện sự tham gia của cộng đồng trong kiểm tra
giám sát cộng đồng cần thực hiện các bước sau:
a) Các bước chính của giám sát có sự tham gia
Bước 1. Ra các quyết định để bắt đầu tiến trình giám sát có
sự tham gia;
Bước 2. Xác định các thành viên có khả năng tham gia giám sát;
Bước 3. Xác định các mục tiêu giám sát từ quan điểm của

các nhóm thành viên;
Bước 4. Làm rõ các mục tiêu của những công việc đang
được giám sát;
Bước 5. Xác định và lựa chọn các tiêu chí giám sát;
Bước 6. Lựa chọn các phương pháp giám sát;
Bước 7. Quyết định tần suất và thời gian giám sát;


23

Bước 8. Chu n bị và hoàn chỉnh phương pháp giám sát;
Bước 9. Thực hiện một cách hệ thống lịch giám sát;
Bước 10. Đối chiếu dữ liệu, thông tin giám sát;
Bước 11. Tài liệu hoá các phát hiện từ giám sát;
Bước 12. Sử dụng thông tin có được từ giám sát;
b) Nội dung giám sát, đánh giá
- Giám sát các nội dung công việc: Thực hiện khai thác rừng;
Quản lý bảo vệ rừng; Các chỉ tiêu lâm sinh khác; Giám sát việc thực
hiện quy chế bảo vệ rừng; Giám sát quỹ bảo vệ và phát triển rừng
của cộng đồng;
- Các tiêu chí cơ bản đánh giá: Việc đánh giá quản lý rừng
cộng đồng dựa trên các tiêu chí về kinh tế, về lâm sinh và bảo vệ môi
trường, về xã hội.
3.2.6 Nhóm giải pháp khác
a) Nhóm giải pháp về nhận thức
Cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng
cao nhận thức, ý thức và trách nhiệm quản lý, bảo vệ rừng cộng đồng
cho người dân và cộng đồng dân cư thôn bản là hết sức quan trọng,
nhất là các cộng đồng dân tộc thiểu số.
b) Nhóm giải pháp về thể chế, chính sách và tổ chức

- Về địa vị pháp lý của cộng đồng;
- Chính sách về cơ chế hưởng lợi;
- Vấn đề về lồng ghép các chương trình, dự án lâm nghiệp;
- Về mặt tổ chức và quản lý;
b) Nhóm giải pháp về kỹ thuật
Đối với diện tích rừng tự nhiên là đối tượng rừng phòng hộ
thì tiếp tục giao khoán khoanh nuôi, bảo vệ chặt chẽ hàng năm. Đối
với đất trống là đất bán sa mạc thì tiến hành tổ chức trồng phủ xanh
theo các chương trình của Nhà nước (Quỹ bảo vệ và phát tiển rừng
bền vững, Jica,…). Đối với diện tích rừng và đất trống thuộc đối


×