Tải bản đầy đủ (.pdf) (188 trang)

Phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 188 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

TƯỜNG MẠNH DŨNG

PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÙNG CHUYÊN CANH
TRONG TÁI CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP
Ở TỈNH HƯNG YÊN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ CHÍNH TRỊ

HÀ NỘI - 2019


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

TƯỜNG MẠNH DŨNG

PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÙNG CHUYÊN CANH
TRONG TÁI CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP
Ở TỈNH HƯNG YÊN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Mã số: 62 31 01 02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS,TS. NGÔ TUẤN NGHĨA

HÀ NỘI - 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá
nhân tôi. Các số liệu trong luận án là hoàn toàn trung thực, có
nguồn gốc rõ ràng, trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Tác giả

Tường Mạnh Dũng


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. Các công trình nghiên cứu đã được công bố có liên quan đến phạm vi
của đề tài
1.2. Khái quát kết quả các công trình đã công bố có liên quan đến phạm vi
nghiên cứu của đề tài và khoảng trống nghiên cứu
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ PHÁT
TRIỂN KINH TẾ VÙNG CHUYÊN CANH TRONG TÁI CƠ CẤU NÔNG
NGHIỆP Ở CẤP TỈNH

2.1. Khái niệm và sự cần thiết phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái
cơ cấu nông nghiệp ở cấp tỉnh
2.2. Nội dung, tiêu chí và các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển kinh tế vùng
chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp ở cấp tỉnh
2.3. Kinh nghiệm và bài học kinh nghiệm về phát triển kinh tế vùng chuyên
canh trong tái cơ cấu nông nghiệp
Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÙNG CHUYÊN

CANH TRONG TÁI CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH HƯNG YÊN GIAI
ĐOẠN 2014-2018

3.1. Phân tích ma trận SWOT về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tác động
đến phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp ở
tỉnh Hưng Yên
3.2. Tình hình phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông
nghiệp ở tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2014-2018
3.3. Đánh giá kết quả phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu
nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên
Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN
KINH TẾ VÙNG CHUYÊN CANH TRONG TÁI CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP
Ở TỈNH HƯNG YÊN ĐẾN NĂM 2025

4.1. Dự báo và mục tiêu phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ
cấu nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên đến năm 2025
4.2. Giải pháp phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp
ở tỉnh Hưng Yên đến năm 2025
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC
CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

1
10
10
28

30

30
39
69

76

76
79
94

121
121
127
149
151
152
160


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AEC
ASEAN
CPTPP
EFTA
EU
FDI
FTA
GlobalGAP
GMP
ISO

IUCN

NN&PTNT
OECD
RCEF
SWOT
UBND
UNEP
VietGap

ASEAN Economic Community - Cộng đồng kinh tế các nước Đông
Nam Á
Association of Southeast Asian Nations - Hiệp hội các Quốc gia
Đông Nam Á
Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership
- Hiệp định đối tác toàn diện tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
European Free Trade Association - Khối thương mai tự do châu Âu
bao gồm 28 nước thuộc Liên minh châu Âu
European Union - Liên minh Châu Âu
Foreign Direct Investment - Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Free trade agreement - Hiệp định thương mại tự do
Global Good Agricultural Practice - Quy trình sản xuất nông nghiệp
tốt của thế giới
Good Manufacturing Practices - Hệ thống các tiêu chuẩn thực hành
sản xuất tốt
International Organization for Standardization - Tổ chức Quốc tế về
Tiêu chuẩn hóa
International Union for Conservation of Nature and Natural
Resources - Hiệp hội quốc tế về bảo vệ thiên nhiên và tài nguyên
thiên nhiên

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Organization for Economic Cooperation and Development - Tổ
chức hợp tác và phát triển kinh tế
Regional Comprehensive Economic Partnership - Hiệp định đối tác
kinh tế toàn diện khu vực
Strengths (điểm mạnh); Weaknesses (điểm yếu); Opportunities (cơ
hội); Threats (thách thức)
Ủy ban nhân dân
United Nations Environment Programme - Chương trình môi
trường của Liên hợp quốc
Vietnamese Good Agricultural Practices - Quy trình sản xuất nông
nghiệp tốt


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Trang
Bảng 3.1:

Bảng tổng hợp số trang trại thuộc các vùng chuyên canh
của tỉnh Hưng Yên tính đến 31/12/2018

85

Biểu đồ 3.1: Quy mô vùng chuyên canh nhãn của tỉnh Hưng Yên tính
đến ngày 31/12/2018

95

Biểu đồ 3.2: Quy mô vùng chuyên canh cây có múi của tỉnh Hưng Yên
tính đến ngày 31/12/2018


96

Biểu đồ 3.3: Quy mô vùng chuyên canh chuối của tỉnh Hưng Yên tính
đến ngày 31/12/2018

97

Biểu đồ 3.4: Quy mô vùng chuyên canh vải của tỉnh Hưng Yên tính đến
ngày 31/12/2018

97

Biểu đồ 3.5: Tổng hợp kết quả điều tra về diện tích cây trồng theo mô hình
chuyên canh của hộ sản xuất tính đến ngày 31/12/2018

98

Biểu đồ 3.6: Tổng hợp kết quả điều tra về quy mô vốn đầu tư sản xuất
theo mô hình chuyên canh của hộ sản xuất tính đến ngày
31/12/2018

100

Biểu đồ 3.7: Tổng hợp kết quả điều tra thu nhập bình quân đầu người/năm
của vùng chuyên canh tính đến hết 31/12/2018

107

Biểu đồ 3.8: Tổng hợp kết quả điều tra về trình độ tay nghề của người

lao động ở các vùng chuyên canh tính đến 31/12/2018

110


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tái cơ cấu nông nghiệp là yêu cầu mang tính sống còn đối với Việt Nam
nói chung và Hưng Yên nói riêng trong giai đoạn hiện nay. Trong bối cảnh cạnh
tranh gay gắt khi các Hiệp định thương mại tự do (FTA) có sự tham gia của nước
ta được thực thi toàn diện và biến đổi khí hậu có ảnh hưởng mạnh mẽ tới sản
xuất nông nghiệp của Việt Nam, việc xây dựng một nền nông nghiệp bền vững,
có khả năng thích nghi tốt với những biết đổi về khí hậu và có năng lực canh
tranh cao càng trở nên cấp thiết. Quá trình tái cơ cấu nông nghiệp có nhiều cách
thức thực hiện khác nhau phù hợp với từng địa phương. Trong đó, việc hình
thành các vùng chuyên canh là một trong những phương thức kỳ vọng đem lại
lợi ích kinh tế - xã hội tổng thể lớn hơn cả.
Nhận thức được tầm quan trọng của tái cơ cấu nông nghiệp đối với sự
nghiệp đổi mới của đất nước, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII chỉ rõ: “đẩy
nhanh cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nền nông nghiệp sinh thái phát
triển toàn diện cả về nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững” [18,
tr.93]. Thực hiện chủ trương của Đảng, ngày 10/6/2013 Thủ tướng Chính phủ ban
hành Quyết định số 899/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp
theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”. Trong đó nêu rõ:
“Tập trung khai thác và tận dụng tốt lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới; xây
dựng và phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn theo hình thức trang trại, gia
trại,… đạt các tiêu chuẩn quốc tế phổ biến về an toàn vệ sinh thực phẩm, kết nối
sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm,
với chuỗi giá trị toàn cầu…” [5]. Mục tiêu cơ bản của Đề án tái cơ cấu nông

nghiệp là: Nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông
nghiệp thông qua tăng năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng; nâng cao thu nhập
và cải thiện mức sống cho cư dân nông thôn, góp phần thực hiện xóa đói, giảm
nghèo và thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới; nâng cao hiệu quả quản


2
lý và khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường góp phần thực hiện chiến lược tăng
trưởng xanh của quốc gia.
Hưng Yên là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, nằm trên trục kinh
tế Hà Nội - Hải Phòng. Với lợi thế về mặt địa lý, trong những năm qua Đảng bộ
và Chính quyền tỉnh Hưng Yên đã có nhiều cơ chế thông thoáng nhằm thu hút đầu
tư, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương. Với 13 cụm khu công nghiệp được chính phủ phê duyệt và 4 khu công
nghiệp đã đi vào hoạt động đem lại sự tăng trưởng mạnh về kinh tế, góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tiến bộ. Tuy nhiên, trong lĩnh vực
sản xuất nông nghiệp, tỉnh còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc chuyển đổi cơ
cấu vật nuôi, cây trồng nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao gắn với phát triển bền
vững. Văn kiện Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ tỉnh Hưng Yên chỉ rõ hạn chế:
“Sản xuất nông nghiệp quy mô còn nhỏ, chưa hình thành vùng sản xuất hàng hóa
tập chung… ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ còn
chậm” [19, tr.22]. Đồng thời đề ra mục tiêu trọng tâm là: “Đẩy mạnh thực hiện đề
án tái cơ cấu ngành nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, nâng
cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;… hình thành những vùng chuyên canh,
thâm canh theo hướng phát triển sản xuất quy mô lớn, tập chung gắn với bảo
quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị” [19, tr.31-32].
Thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XVIII của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên,
Ủy Ban nhân dân tỉnh Hưng Yên đã xây dựng Đề án “Tái cơ cấu ngành nông
nghiệp tỉnh Hưng Yên theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền
vững” Ban hành kèm theo Quyết định số 1854/QĐ-UBND, ngày 12/11/2014. Mục

tiêu của Đề án chỉ rõ: “Tập trung khai thác và phát huy tốt lợi thế của tỉnh; xây
dựng và phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn theo hình thức trang trại, gia
trại,.... kết nối sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến, bảo quản và tiêu
thụ sản phẩm”, đồng thời nêu rõ: “Áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt
(VietGAP) trong thâm canh cây ăn quả; trước mắt ưu tiên triển khai trên diện tích
trồng nhãn, cây có múi…nhằm cấp giấy chứng nhận khi đưa ra thị trường” [65,
tr.4]. Với diện tích 10.495 ha cây ăn quả, trong đó có: 4.340 ha Nhãn; 1553 ha cây


3
có múi; 2.159 ha chuối; 950 ha vải… [65, tr.5], việc xác định mục tiêu tái cơ cấu
lại ngành nông nghiệp theo hướng hình thành các vùng chuyên canh cây ăn quả,
đồng thời áp dụng tiêu chuẩn VietGAP vào sản xuất để nâng cao chất lượng sản
phẩm, đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm và hướng tới đẩy mạnh xuất
khẩu là hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới và mục tiêu
xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, phát triển bền vững của địa phương. Tuy
nhiên, qua 5 năm thực hiện Đề án vẫn còn rất nhiều vấn đề đặt ra như: Chưa tạo
được sự chuyển biến rõ rệt trong mô hình sản xuất kinh doanh tại các vùng chuyên
canh; Việc đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ, nhất là công
nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp còn rất hạn chế, các quy trình sản xuất
nông nghiệp để nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm chậm được áp dụng; Tính
bền vững trong sản xuất hàng hóa còn thiếu ổn định, nông dân chưa chủ động
trong việc chiếm lĩnh thị trường, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm; hệ thống
kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật phục vụ cho sản xuất nông nghiệp chưa đồng bộ;
đặc biệt chưa hình thành các vùng sản xuất chuyên canh quy mô lớn để trở thành
động lực thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nền nông nghiệp theo hướng tiến bộ mà
Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Khóa XVIII đã đề ra.
Từ thực tiễn nêu trên đặt ra yêu cầu phải nghiên cứu cơ bản, có hệ thống lý
luận và thực tiễn về phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong quá trình tái cơ cấu
ngành nông nghiệp của tỉnh, từ đó đề ra các giải pháp góp phần giải quyết những

khó khăn của địa phương trong quá trình phát triển các vùng chuyên canh để tái cơ
cấu lại ngành nông nghiệp. Để góp phần giải quyết vấn đề này, nghiên cứu sinh
lựa chọn đề tài: “Phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông
nghiệp ở tỉnh Hưng Yên” làm luận án tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị học
tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh niên khóa 2016 - 2019.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế vùng chuyên canh
trong tái cơ cấu nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2014-2018 dưới góc độ
kinh tế chính trị nhằm hoàn thiện phương hướng, giải pháp đảm bảo phát huy tối


4
đa lợi thế so sánh của tỉnh kết hợp với các yếu tố đặc thù trong chuyên canh để
nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh của nông
sản từ đó nâng cao thu nhập cho nông dân, tạo sự phát triển cân đối bền vững
ngành nông nghiệp đến năm 2025 và thực hiện thành công mục tiêu tái cơ cấu
nông nghiệp mà tỉnh đã đề ra.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích nêu trên, luận án có các nhiệm vụ:
Một là, xây dựng khung lý thuyết về phát triển kinh tế vùng chuyên canh
trong tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng khai thác tốt nhất những lợi thế so sánh
của địa phương và ưu thế đặc thù của vùng chuyên canh, tạo nền tảng để tăng
trưởng và phát triển bền vững vùng chuyên canh đáp ứng yêu cầu phát triển của
nền kinh tế thị trường trong điều kiện mới.
Hai là, nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn phát triển kinh tế vùng chuyên
canh trong tái cơ cấu nông nghiệp của một số tỉnh để rút ra bài học kinh nghiệm
cho tỉnh Hưng Yên trong quá trình phát triển kinh tế vùng chuyên canh để thực
hiện tái cơ cấu nông nghiệp theo mục tiêu Đề án của tỉnh đã đề ra.
Ba là, phân tích và đánh giá thực trạng phát triển kinh tế vùng chuyên canh

trong tái cơ cấu nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2014-2018.
Bốn là, đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm phát huy tối đa lợi thế
của địa phương và các yếu tố đặc thù cho phát triển kinh tế vùng chuyên canh
trong tái cơ cấu nông nghiệp. Đảm bảo cho nền nông nghiệp của tỉnh phát triển
cân đối, bền vững và đáp ứng được những điều kiện mới của nền kinh tế thị
trường ở tỉnh Hưng Yên tới năm 2025.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nội dung phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ
cấu nông nghiệp tiếp cận dưới góc độ cơ chế vận hành, quan hệ sản xuất, quan hệ
kinh tế đặt trong điều kiện phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam.


5
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Đề tài nghiên cứu các quan hệ kinh tế trong phát triển
kinh tế vùng chuyên canh bao gồm: cơ chế chính sách cho phát triển vùng
chuyên canh; quan hệ sở hữu, tổ chức quản lý và quan hệ phân phối gắn với các
hình thức tổ chức sản xuất; xác định rõ sản phẩm đóng vai trò động lực chủ yếu
của vùng chuyên canh để tập trung phát triển nhằm thực hiện thành công mục
tiêu của tái cơ cấu nông nghiệp là nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và
bảo vệ môi trường.
- Phạm vi không gian: Đề tài tập chung nghiên cứu phát triển kinh tế vùng
chuyên canh cây nhãn, vùng chuyên canh cây vải, vùng chuyên canh cây có múi
và vùng chuyên canh cây chuối trên phạm vi của các huyện Khoái Châu, Kim
Động, Phù Cừ và thành phố Hưng Yên thuộc tỉnh Hưng Yên.
- Phạm vi thời gian: Luận án phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh
tế vùng chuyên canh ở tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2014 - 2018 và đề xuất giải pháp
đến năm 2025.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên cơ sở của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật
lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin và quan điểm, đường lối của Đảng và chính sách,
pháp luật của Nhà nước để xem xét, đánh giá sự phát triển kinh tế vùng chuyên
canh trong tái cơ cấu nông nghiệp. Đồng thời luận án cũng vận dụng những lý
thuyết kinh tế học hiện đại liên quan tới đề tài nghiên cứu như chuỗi giá trị, chuỗi
cung ứng, vai trò của nhà nước địa phương, liên kết trong kinh doanh, quyền tự chủ
của các chủ thể kinh tế, kinh doanh có trách nhiệm, phát triển bền vững…
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận của luận án:
Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ
nghĩa duy vật lịch sử để nghiên cứu, làm rõ đối tượng là những nội dung của phát
triển kinh tế vùng chuyên canh đặt trong bối cảnh tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp
của cấp tỉnh.


6
- Đề tài tiếp cận các vấn đề nghiên cứu từ các góc độ sau:
+ Tiếp cận từ cơ sở lý luận về phát triển kinh tế vùng, kinh tế vùng chuyên
canh trong tái cơ cấu nông nghiệp dưới góc độ của kinh tế chính trị học.
+ Tiếp cận từ thực tiễn, khảo cứu tài liệu liên quan đến đánh giá thực trạng
sự phát triển kinh tế của vùng chuyên canh đặt trong điều kiện quá trình tái cơ cấu
ngành nông nghiệp của Tỉnh đang được thực hiện. Ngoài ra, việc phát triển kinh tế
vùng chuyên canh còn phải theo hướng nâng cao năng suất lao động, nâng cao giá
trị gia tăng và năng lực cạnh tranh của nông sản để hướng tới mục tiêu nâng cao
thu nhập cho người lao động, thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững.
+ Tiếp cận từ những định hướng, mục tiêu, chiến lược phát triển nông
nghiệp bền vững tại tỉnh Hưng Yên nói riêng, cả nước nói chung.
- Phương pháp nghiên cứu:

Nghiên cứu sinh sử dụng các phương pháp chung, phổ biến trong nghiên
cứu kinh tế chính trị gồm: phương pháp trừu tượng hóa khoa học; phương pháp
logic kết hợp với lịch sử; phương pháp hệ thống; phương pháp phân tích và tổng
hợp; phương pháp điều tra thực tiễn để thu thập số liệu, ý kiến đánh giá của các hộ
sản xuất tại các vùng chuyên canh làm cơ cở nghiên cứu luận án; phương pháp
phỏng vấn chuyên gia; phương pháp thu thập tài liệu thông qua các kênh thông tin
chính thức của địa phương; phương pháp dự báo và các kiến nghị, đề xuất. Cụ thể
như sau:
Chương 1: nghiên cứu sinh sử dụng các phương pháp chủ yếu như: phương
pháp hệ thống, phương pháp logic, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương
pháp trừu tượng hóa khoa học. Trong đó: phương pháp hệ thống và logic được áp
dụng để sắp xếp các công trình nghiên cứu đã được công bố có liên quan đến đề
tài luận án theo từng nội dung luận án tiếp cận đảm bảo tính logic và khoa học;
phương pháp phân tích, tổng hợp và phương pháp trừu tượng hóa khoa học được
áp dụng để phân tích làm rõ các lĩnh vực đã được các công trình nghiên cứu làm
rõ, đồng thời chỉ ra các vấn đề mới cần được tiếp tục nghiên cứu làm căn cứ lựa
chọn hướng nghiên cứu của luận án.


7
Chương 2: nghiên cứu sinh sử dụng các phương pháp chủ yếu như: phương
pháp hệ thống, phương pháp logic, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương
pháp trừu tượng hóa khoa học, phương pháp phỏng vấn chuyên gia. Trong đó:
Phương pháp hệ thống hóa, phương pháp logic, phương pháp phân tích
được áp dụng để hệ thống, khái quát hóa và làm rõ các vấn đề lý luận về phát triển
kinh tế vùng, tái cơ cấu nông nghiệp, phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái
cơ cấu nông nghiệp đã được các nhà nghiên cứu đưa ra trong các công trình đã
được công bố; phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp trừu tượng hóa
khoa học được áp dụng để xây dựng khái niệm phát triển kinh tế vùng chuyên
canh trong tái cơ cấu nông nghiệp, chỉ ra các đặc điểm, nội dung, các nhân tố ảnh

hưởng và xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế vùng chuyên
canh trong tái cơ cấu nông nghiệp làm cơ sở đánh giá thực trạng phát triển kinh tế
vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên.
Phương pháp phỏng vấn chuyên gia được áp dụng để lấy ý kiến đánh giá về
sự cần thiết phát triển vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp, các tiêu chí
đánh giá phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp và
những nút thắt trong phát triển kinh tế vùng chuyên canh nói riêng và tái cơ cấu
nông nghiệp nói chung. Cụ thể nghiên cứu sinh đã trực tiếp phỏng vấn 03 chuyên
gia: PGS.TS. Nguyễn Đình Long, Nguyên Phó viện trưởng Viện Chính sách và
Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn; TS. Nguyễn Từ, Nguyên giảng viên
Viện Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; TS. Nguyễn Đỗ Anh
Tuấn - Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông
thôn và 08 cá nhân là chủ tịch hội đồng quản trị các hợp tác xã nông nghiệp, tổ
trưởng tổ sản xuất tại các vùng chuyên canh mà nghiên cứu sinh đã đi nghiên cứu
thực tế để lấy ý kiến đánh giá về thực tiễn phát triển kinh tế vùng chuyên canh
trong tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh Hưng Yên.
Chương 3: nghiên cứu sinh sử dụng các phương pháp chủ yếu như: phương
pháp phân tích ma trận SWOT, phương pháp điều tra khảo sát thực tế, phương
pháp phỏng vấn chuyên gia, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích và
tổng hợp, phương pháp trừu tượng hóa khoa học. Trong đó:


8
Phương pháp phân tích ma trận SWOT được áp dụng để phân tích những
mặt mạnh, mặt yếu, thuận lợi, khó khăn của phát triển kinh tế vùng chuyên canh
trong tái cơ cấu nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên.
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế được áp dụng để khảo sát ý kiến
đánh giá của người nông dân tại các vùng chuyên canh nhằm có được các thông
tin phục vụ cho các nội dung nghiên cứu của luận án. Trong đó nghiên cứu sinh đã
phát trực tiếp 300 phiếu trưng cầu ý kiến dành cho hộ nông dân tại các vùng

chuyên canh (trong đó bao gồm cả vùng chuyên canh đã được cấp chứng nhận
VietGAP và vùng chưa cấp chứng nhận VietGAP), cụ thể như sau: Huyện Khoái
Châu điều tra 9 xã với tổng số 180 phiếu thuộc 3 vùng chuyên canh (vùng chuyên
canh nhãn: xã Hàm Tử, xã Đông Kết, xã Bình Kiều; vùng chuyên canh chuối: xã
Đại Tập, xã Tân Châu, xã Tứ Dân; vùng chuyên canh cây có múi: xã Tân Dân, xã
Đông Tảo, xã An Vĩ). Huyện Kim Động điều tra 01 xã với tổng số 20 phiếu thuộc
vùng chuyên canh cây có múi: xã Đồng Thanh; Thành phố Hưng Yên điều tra 02
xã với tổng số 40 phiếu (vùng chuyên canh nhãn: xã Hồng Nam; xã Tân Hưng).
Huyện Phù Cừ điều tra 02 xã với tổng số 60 phiếu thuộc vùng chuyên canh vải
chín sớm và vùng chuyên canh cây có múi (vùng chuyên canh vải chín sớm: xã
Phan Sào Nam, xã Tam Đa; vùng chuyên canh cây có múi: xã Tam Đa).
Phương pháp phỏng vấn được sử dụng để lấy ý kiến đánh giá của chủ tịch
Hội đồng quản trị, giám đốc các hợp tác xã, tổ trưởng tổ sản xuất và người dân tại
các xã được điều tra về phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông
nghiệp của tỉnh; phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp được áp dụng để sử
lý các số liệu điều tra, các số liệu được tổng hợp từ các kênh thông tin chính thức
của địa phương nhằm đánh giá đúng thực trạng phát triển kinh tế vùng chuyên
canh trong tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh; phương pháp trừu tượng hóa khoa học
được áp dụng để từ thực trạng phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu
nông nghiệp chỉ ra các kết quả, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế làm căn cứ
xây dựng các giải pháp của chương 4.
Chương 4: nghiên cứu sinh sử dụng các phương pháp chủ yếu như:
phương pháp dự báo, phương pháp phân tích và đề xuất trong đó: phương pháp


9
dự báo được áp dụng để đưa ra các dự báo về tình hình phát triển kinh tế xã hội
trong nước và quốc tế có ảnh hưởng trực tiếp tới phát triển kinh tế vùng chuyên
canh trong tái cơ cấu nông nghiệp, từ đó làm cơ sở đưa ra mục tiêu và phương
hướng cho phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp;

phương pháp phân tích, đề xuất được áp dụng để xây dựng các nhóm giải pháp
nhằm thúc đẩy kinh tế vùng chuyên canh phát triển bền vững tạo động lực cho
quá trình tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh diễn ra theo đúng định hướng mà tỉnh
đã đặt ra.
5. Ý nghĩa khoa học của luận án
- Hệ thống và làm rõ lý luận về phát triển kinh tế vùng, phát triển kinh tế
vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp đặt trong điều kiện mới của toàn
cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
- Phân tích và đánh giá thực trạng sự phát triển kinh tế của vùng chuyên
canh trong tái cơ cấu nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2014-2018, chỉ rõ
những mặt tích cực, hạn chế, những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực
hiện và nguyên nhân của những hạn chế, khó khăn.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế vùng
chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên đến năm 2025 làm cơ
sở cho hoạch định chiến lược và chính sách phát triển của tỉnh.
Luận án còn là tài liệu tham khảo bổ ích cho những ai quan tâm nghiên cứu
về phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp của một tỉnh,
đặc biệt ở các tỉnh khác có điều kiện kinh tế - xã hội tương đồng với Hưng Yên.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
Nội dung của luận án gồm 4 chương, 10 tiết.


10
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI


Phát triển kinh tế luôn là một trong những vấn đề thu hút được sự quan
tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên thế giới và trong nước. Trong thực
tế, để thúc đẩy kinh tế phát triển cần đánh giá một cách chính xác các nguồn lực
và điều kiện kinh tế - xã hội của từng vùng để tìm ra lợi thế so sánh, từ đó xây
dựng các chính sách phát triển phù hợp cho từng vùng. Đối với nước ta hiện nay,
việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
sâu, rộng vào các tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế, việc nghiên cứu đưa ra các
chính sách cho phát triển kinh tế vùng càng trở nên cần thiết. Vì vậy, cho tới nay
có nhiều công trình khoa học, các bài báo nghiên cứu về phát triển kinh tế vùng.
Có thể tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan tới đề tài
luận án như sau:
1.1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan tới kinh tế vùng và phát
triển kinh tế vùng
Thái Bá Cẩn, Phát triển bền vững kinh tế vùng, liên kết vùng [3]. Tác giả đã
phân tích và đưa ra quan điểm phát triển bền vững kinh tế vùng phải được thực
hiện trên 3 mặt: phát triển bền vững về kinh tế; phát triển bền vững về xã hội; phát
triển bền vững về môi trường. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất một số nhóm
chính sách phát triển vùng bao gồm: nhóm chính sách trực tiếp cho phát triển kinh
tế vùng; nhóm chính sách cho phát triển lãnh thổ đặc biệt (vùng kinh tế trọng
điểm, đặc khu kinh tế, khu chế xuất công nghệ cao…); nhóm chính sách áp dụng
chung cho tất cả các vùng lãnh thổ trên toàn quốc.
P.P.Combes, T.Mayer, J.F.Thisse, Economic Geography: The Integration
of Regions and Nations (Địa lý kinh tế. Sự hội nhập các vùng và các quốc gia)
[76]. Các tác giả trình bày trong lĩnh vực kinh tế vùng với các phương pháp tiếp
cận mới và toàn diện. Tác phẩm cung cấp cho người nghiên cứu những nội dung


11
quan trọng để nghiên cứu về địa lý kinh tế, kinh tế khu vực và đô thị, thương mại
quốc tế và kinh tế học ứng dụng. Ngoài ra tác giả còn thông qua các lý thuyết kinh

tế để giải thích tại sao sự di chuyển ngày càng tăng của dòng hàng hóa và các phát
minh khoa học, sự lan tỏa của các hoạt động kinh tế là bất bình đẳng và vẫn có xu
hướng tích tụ trong một số thực thể vùng; bổ sung lý thuyết của kinh tế học tích tụ
để cho thấy “vị trí” tiếp tục quan trọng như thế nào đối với thương mại và phát
triển kinh tế, hội nhập kinh tế toàn cầu và cách chuyển đổi nền kinh tế toàn cầu
thành không gian kinh tế trong đó các hoạt động trao đổi hàng hóa, thông tin được
thực hiện chủ yếu ở các trung tâm kinh tế lớn, các đô thị; đưa ra các hàm ý tương
lai của sự biến đổi này trong nền kinh tế không gian và liên kết chúng với các xu
hướng kinh tế và xã hội quan trọng khác.
Bùi Việt Cường, Nghiên cứu cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh vùng
theo hướng bền vững [10]. Trên cơ sở khái quát các lý thuyết về vùng và lý thuyết
phát triển bền vững, tác giả đã đi vào nghiên cứu năng lực cạnh tranh của vùng
theo hướng bền vững và đề xuất khung lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm
để rút ra các kết luận và đề xuất một số chính sách nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh vùng theo hướng bền vững.
Lê Đăng Doanh, Nguyễn Minh Tú, Tác động xã hội của cải cách kinh tế
đối với sự phát triển vùng [11]. Xuất phát từ thực tiễn phát triển kinh tế xã hội ở
Việt Nam trải qua 10 năm đổi mới với những biểu hiện chệnh lệch về sự phát triển
giữa các vùng thành thị - nông thôn, giữa các trung tâm kinh tế với các vùng ngoại
vi, các tác giả đã nghiên cứu với xuất phát điểm từ các câu hỏi: cách biệt giữa
thành thị với nông thôn là hệ quả tất yếu của bất kỳ quốc gia nào, bất kỳ quá trình
phát triển nào? Hay sự cách biệt phát triển đó là hệ quả của chính sách yếu kém?
Hoặc do cả hai yếu tố trên? Từ các câu hỏi đó, tập thể tác giả đi sâu nghiên cứu
hai vấn đề: thứ nhất, nghiên cứu tác động xã hội của cải cách kinh tế tới sự thay
đổi toàn bộ xã hội với tư cách là một chỉnh thể hoàn chỉnh; thứ hai, nghiên cứu tác
động của cải cách kinh tế tới sự phát triển của các vùng lãnh thổ khác nhau của đất
nước để từ đó có được cái nhìn tổng thể cho việc xây dựng các chính sách cho
phát triển kinh tế. Trên cơ sở đó, tác giả đi vào nghiên cứu khung lý thuyết về phát



12
triển vùng và chính sách kinh tế vùng với tư cách là một bộ phận của chính sách
kinh tế, nghiên cứu các mô hình của Cộng hòa Liên bang Đức và của Hiệp hội các
Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Thông qua đánh giá những kết quả của cải
cách kinh tế mà nước ta đã đạt được qua 10 năm đổi mới dưới góc độ tăng trưởng
kinh tế và khía cạnh xã hội để chỉ ra những tồn tại, hạn chế. Kết hợp với việc
nghiên cứu một mô hình cụ thể của tỉnh Thừa Thiên Huế, tác giả đưa ra kết luận:
những kết quả của quá trình đổi mới về kinh tế chủ yếu xuất phát từ việc giải
phóng các nguồn lực kinh tế vốn đã bị bó chặt trong thời kỳ thực hiện cơ chế kế
hoạch hóa tập chung; nền kinh tế chủ yếu phát triển theo chiều ngang nên các
trung tâm kinh tế tận dụng được ưu thế của mình, những tác động của nền kinh tế
thị trường tới các vùng sâu, xa, núi cao còn rất hạn chế. Mặc dù chính phủ đã có
những chính sách lớn kịp thời hỗ trợ cho các vùng sâu, xa, núi cao nhưng sự cách
biệt về kinh tế, xã hội vẫn ngày một gia tăng. Từ đó, tác giả đưa ra những khuyến
nghị để thực hiện có hiệu quả về chính sách phát triển kinh tế giảm sự cách biệt
giữa các vùng trong quá trình phát triển kinh tế.
Nguyễn Tiến Dũng, Kinh tế và chính sách phát triển vùng [12]. Tác giả đã
trình bày các khái niệm: vùng kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế, phân loại vùng kinh
tế, các thước đo phát triển kinh tế vùng, khái niệm chính sách phát triển vùng...
Trên cơ sở các khái niệm, tác giả đưa ra các mô hình đánh giá tăng trưởng và
phát triển vùng. Đặc biệt, trong cuốn sách này tác giả đã đề cập tới chính sách
marketing vùng trong đó nhấn mạnh các vấn đề như: xác định đối tượng của
marketing vùng lãnh thổ; chủ thể của marketing vùng lãnh thổ; chính sách
marketing vùng lãnh thổ. Ngoài ra, cuốn sách còn đề cập tới các chính sách thu
hẹp khoảng cách phát triển vùng và nhấn mạnh vai trò của cộng đồng trong
chính sách phát triển vùng.
Lê Anh Đức, Mấy vấn đề về liên kết kinh tế vùng [14]. Tác giả làm rõ tính
tất yếu và vai trò của liên kết kinh tế vùng trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế.
Thông qua phân tích đánh giá thực trạng liên kết kinh tế vùng của Việt Nam, tác
giả đã chỉ ra một số mô hình liên kết cho phát triển kinh tế vùng và đưa ra một số

định hướng căn bản cho sự liên kết phát triển kinh tế vùng của Việt Nam.


13
Lê Thu Hoa, Kinh tế vùng Việt Nam - Từ lý luận tới thực tiễn [26]. Trong
cuốn sách này, tác giả đã trình bày các khái niệm cơ bản về không gian, lãnh thổ,
vùng, phân loại vùng kinh tế, chỉ ra bản chất, nội dung, phương pháp nghiên cứu
kinh tế vùng và khái quát các lý thuyết về kinh tế vùng đã được các nhà kinh tế
trên thế giới nghiên cứu. Từ đó tác giả vận dụng trong nghiên cứu thực tiễn phát
triển kinh tế vùng ở Việt Nam trong thời gian vừa qua. Cuốn sách đã cung cấp cho
người đọc những lý luận cơ bản để hiểu rõ vùng kinh tế, bản chất và nội dung của
vùng kinh tế; vai trò của vùng kinh tế trọng điểm trong phát triển kinh tế quốc gia.
Trên cơ sở lý luận về kinh tế vùng để luận giải sự hình thành các vùng kinh tế của
Việt Nam.
Benjamin Higgins, Donal J.Savoie, Regional Development Theories and
Their Application (Các lý thuyết phát triển vùng và ứng dụng của chúng) [77].
Trong cuốn sách này, các tác giả đã phân tích để chỉ ra nguy cơ tan rã hoặc chia
cắt các vùng thuộc một số quốc gia trên thế giới như: Nam tư, Somalia, Canada,
Trung Quốc… mà nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ những mâu thuẫn về kinh tế,
sắc tộc, tôn giáo, chính trị và văn hóa xuất hiện trong quá trình phát triển đã không
được chính phủ của các nước quan tâm và giải quyết triệt để, hoặc do những
nguyên nhân khác mà chính phủ các nước đã bỏ qua các yếu tố gây bất bình
đẳng xã hội để chạy theo mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Tác giả đã phân tích làm
rõ các nguyên nhân dẫn tới các xung đột và từ đó chỉ ra tại sao việc loại bỏ sự
chênh lệch giữa các vùng trong mỗi quốc gia phần lớn không thành công. Tác
phẩm đưa ra những gợi ý cho các nhà hoạch định chính sách và xây dựng kế
hoạch về phát triển kinh tế vùng, trong đó nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của
việc giải quyết các mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa các vùng sẽ tạo động lực
cho phát triển kinh tế vùng.
Nguyễn Hiền, Phát triển vùng trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam

[21]. Lấy bối cảnh là sự hội nhập quốc tế với các dòng vốn đầu tự trực tiếp nước
ngoài đang đổ vào Việt Nam, tác giả thực hiện việc phân tích để chỉ ra sự phát
triển vùng không chỉ dừng lại ở chính sự tăng trưởng về mặt kinh tế của bản thân
vùng mà còn bao hàm cả khả năng tiếp nhận sự tăng trưởng (hiểu theo nghĩa đơn


14
giản hơn chính là quá trình tái sản xuất mở rộng của vùng phải được thực hiện liên
tục). Bên cạnh đó, tác giả còn nhấn mạnh vai trò của liên kết kinh tế giữa các vùng
thông qua thị trường và đầu tư; sự dịch chuyển không gian kinh tế; vai trò của kết
cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật và quá trình đô thị hóa; vai trò của tri thức, thông tin,
văn hóa, dân số; mối quan hệ giữa công bằng và tăng trưởng. Từ đó tác giả đưa ra
quan điểm hệ thống trong khoa học phát triển vùng, đó là: Chiến lược phát triển
vùng phải được thực hiện nhất quán lâu dài và có sự phân kỳ thành ngắn hạn,
trung hạn và dài hạn. Phát triển phải có trọng điểm để phát huy thế mạnh của vùng
để tận dụng thời cơ và hạn chế những rủi ro.
Nguyễn Thị Thanh Hoa, Phát triển kinh tế vùng ở Việt Nam [24]. Tác giả
phân tích các điểm hạn chế trong việc phát triển kinh tế vùng, chỉ ra những
nguyên nhân của hạn chế. Từ đó nhấn mạnh sự cần thiết phải hoàn thiện hệ thống
thể chế kinh tế vùng và đưa ra một số đề xuất để kinh tế vùng phát huy hiệu quả
góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Nguyễn Văn Huân, Liên kết vùng từ lý luận tới thực tiễn [29]. Tác giả đã
khái quát các lý thuyết về liên kết vùng của các nhà kinh tế trên thế giới. Trên cơ
sở đó, tác giả đánh giá thực trạng liên kết vùng ở Việt Nam trên các nội dung: Về
khung khổ thể chế phát triển vùng và liên kết vùng; đánh giá thực trạng liên kết
vùng của nước ta và chỉ ra những tồn tại như: chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa
các địa phương trong việc hình thành chính sách thu hút đầu tư (thực tế các địa
phương cạnh tranh với nhau trong việc thu hút đầu tư đã dẫn tới mở ra những ưu
đãi cho nhà đầu tư trái với luật và các văn bản quy định của Chính phủ, ngoài ra
việc thiếu phối hợp còn dẫn tới tình trang xây dựng sân bay, cảng biển tràn lan gây

thất thoát, lãng phí và không đem lại hiệu quả kinh tế); Chưa xây dựng được hệ
thống cơ sở dữ liệu chung cho vùng để dựa vào đó xây dựng quy hoạch vùng
nhằm tạo ra liên kết giữa các địa phương trong nội vùng và liên vùng; Quy hoạch
được lập nhưng không có cấp quản lý giám sát dẫn tới hiệu quả thực hiện thấp.
Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số khuyến nghị đối với các địa phương và Chính
phủ để nâng cao liên kết vùng trong quá trình phát triển kinh tế.
Hoàng Khắc Lịch, Nguyễn Quốc Việt, Phát triển kinh tế vùng Tây Bắc của
Việt Nam: bài học từ Trùng Khánh và Vân Nam Trung Quốc [33]. Các tác giả đã


15
đánh giá thực trạng phát triển kinh tế vùng Tây Bắc và chỉ ra những yếu tố khó
khăn cho việc phát triển kinh tế của khu vực này. Đồng thời thông qua việc phân
tích hai mô hình phát triển kinh tế vùng của Trung Quốc là Trùng Khánh và Vân
Nam để rút ra những bài học kinh nghiệm cho phát triển kinh tế vùng Tây Bắc
nước ta, các tác giả cũng đưa ra những kiến nghị mang tính giải pháp để thúc đẩy
phát triển kinh tế vùng Tây Bắc của Việt Nam.
Hà Hữu Nga, Nghiên cứu cơ sở lý thuyết cho việc xác định các ưu tiên trong
phát triển bền vững vùng kinh tế [36]. Tác giả đã hệ thống hóa các khái niệm vùng,
tìm kiếm các khung lý thuyết phát triển vùng, chỉ ra các nhân tố tạo vùng và cách
tiếp cận vùng để từ đó chọn ra khái niệm ưu tiên cho đề tài nghiên cứu. Ngoài ra,
tác giả đã dựa trên kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới (Trung Quốc,
Thái Lan, Philipin) để đánh giá và rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình
phát triển vùng. Từ thực tiễn kinh nghiệm các nước và khung lý thuyết đã được khái
quát, tác giả đề xuất các cơ sở lý thuyết bao gồm: hệ mẫu lý thuyết phát triển bền
vững vùng kinh tế; hệ mẫu lý thuyết vùng; hệ mẫu lý thuyết kinh tế học vùng; hệ
mẫu lý thuyết đô thị hóa vùng; hệ mẫu lý thuyết phát triển vùng- xuyên quốc gia.
Đồng thời đề xuất mô hình mới cho các vùng kinh tế Việt Nam.
Nguyễn Văn Phú, Chệnh lệch giữa vùng phát triển và vùng khó khăn ở Việt
Nam - thực trạng và giải pháp [41]. Trên cơ sở đưa ra quan niệm chệnh lệch vùng,

tác giả đánh giá thực trạng phát triển của các vùng thành thị và nông thôn, vùng
khó khăn và vùng phát triển để chỉ ra sự chênh lệch về: mức độ tăng trưởng kinh
tế (GDP); sự chuyển dịch chậm về cơ cấu kinh tế; sự lạc hậu về khoa học - công
nghệ. Từ đó tác giả đưa ra một số giải pháp để khắc phục sự chênh lệch trong quá
trình phát triển vùng ở Việt Nam.
A.Pike, A.R.Pose, J.Tomaney, Local and Regional Development (Sự phát
triển địa phương và vùng) [78]. Cuốn sách được các tác giả nghiên cứu và khẳng
định sự phát triển địa phương và vùng là một vấn đề mang tính toàn cầu. Sự thách
thức về thịnh vượng, cải thiện phúc lợi và tăng mức sống ngày nay đã trở thành
cấp thiết cho các địa phương và từng vùng mà trong giai đoạn trước đây thường
được coi là các phần rời rạc của các nước phát triển và các nước đang phát triển.


16
Tác giả còn quan tâm tới tính bền vững của “phát triển”, một vấn đề đã xuất hiện
ở các quốc gia do sự không đồng đều và bất bình đẳng sâu sắc trong quá trình phát
triển trong các nhóm xã hội và các vùng lãnh thổ cụ thể. Trên cơ sở đó tác giả cho
rằng việc phát triển địa phương và vùng cần giải quyết các câu hỏi: các nguyên
tắc, giá trị định hình và chiến lược phát triển của địa phương và vùng là gì? Các
công cụ chính sách chính cho phát triển vùng, địa phương là gì? Làm cách nào để
các địa phương và vùng có sự phát triển thực tế? Chúng ta nên theo đuổi phát triển
địa phương và vùng nào? Trả lời các câu hỏi này sẽ giúp chính phủ giải quyết các
vấn đề cơ bản của việc phát triển địa phương và vùng trong quá trình phát triển
kinh tế của mỗi quốc gia.
Nguyễn Đình Tài, Mở rộng liên kết vùng là yếu tố cốt lõi của phát triển
kinh tế vùng [49]. Tác giả đã phân tích làm rõ các động lực thúc đẩy liên kết kinh
tế vùng và chỉ ra những động lực cơ bản: sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn
tới liên kết trong phân công lao động xã hội; sự phát triển của khoa học công nghệ
tạo điều kiện thúc đẩy liên kết kinh tế; cạnh tranh dẫn tới hình thành các liên kết
kinh tế; sự phân bố tài nguyên không đồng đều đòi hỏi sự liên kết kinh tế; liên kết

tạo nguồn lực mà một địa phương, một vùng không đủ khả năng thực hiện; liên
kết tạo sức mạnh nội sinh từ đó hạn chế tác động bên ngoài để tạo sự ổn định cho
phát triển kinh tế; liên kết kinh tế tạo cơ sở cho hội nhập quốc tế. Trên cơ sở phân
tích thực tiễn và các luận cứ, tác giả đưa ra các quan điểm xây dựng liên kết vùng
ở Việt Nam tới năm 2030 như sau: Liên kết vùng phải trở thành tư duy phát triển
trong nền kinh tế thị trường của mọi cấp chính quyền (quan điểm này có ý nghĩa
quan trọng để giải quyết tình trang chồng chéo trong quy hoạch, chạy đua giữa các
địa phương dẫn tới lãng phí, không hiệu quả); Vai trò của chính phủ trong quy
hoạch và thực hiện các chính sách liên kết vùng (quan điểm này nhằm giải quyết
tình trạng thiếu quy hoạch tổng thể tầm quốc gia dẫn tới các địa phương, ngành
xây dựng kế hoạch và phê duyệt trước cả quy hoạch tổng thể của vùng hoặc quốc
gia); Tối đa hóa lợi ích tổng thể trên cơ sở đảm bảo lợi ích của các thành viên
trong liên kết vùng; Thực hiện liên kết theo chiều ngang trên cơ sở các địa phương
trong vùng đẩy nhanh tốc độ chuyên môn hóa và đảm nhiệm từng công đoạn trong


17
chuỗi giá trị của sản phẩm (quan điểm này dựa trên cơ sở của lợi thế so sánh của
từng địa phương trong vùng hoặc từng vùng trong phạm vi quốc gia với tiêu chí
đảm bảo lợi ích của từng địa phương trong tổng thể); Quy hoạch vùng phải thực
hiện trước làm cơ sở khoa học cho từng địa phương, ngành trong vùng thực hiện
liên kết nội vùng và liên vùng; Hình thành trung tâm kinh tế của vùng để tạo cực
tăng trưởng; Đổi mới cơ cấu tổ chức quản lý vùng theo hướng thiết lập cơ quan
điều phối cấp vùng được phân cấp và hoạt động có hiệu quả; Phát triển đồng bộ hệ
thống kết cấu hạ tầng nội vùng và có sự liên kết giữa các vùng để tạo thành mạng
lưới đồng bộ cấp quốc gia; Phát triển nguồn nhân lực, gắn phát triển kinh tế với
giải quyết các vấn đề xã hội; Xây dựng hệ thống giám sát, đánh giá hiệu quả về
các nội dung liên kết vùng trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Đặng Văn Thanh Cần có những chính sách đồng bộ cho phát triển kinh tế
vùng [50]. Tác giá đã phân tích thực tiễn phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế

quốc tế của Việt Nam trong những năm vừa qua để khẳng định việc phát triển
kinh tế vùng là yếu cầu mang tính khách quan. Qua đó, tác giả đề xuất 7 vấn đề
mang tính giải pháp cho phát triển kinh tế vùng trong đó có những nội dung mới
như: thành lập ban chỉ đạo phát triển kinh tế vùng; thành lập quỹ phát triển kinh tế
vùng; thay đổi phương thức điều hành và phân bổ ngân sách đầu tư theo vùng.
Dương Văn Thịnh, Những quan hệ cơ bản cần giải quyết để phát triển bền
vững vùng trong bối cảnh quốc tế hiện nay [54]. Tác giả trình bày các quan điểm
của Hiệp hội quốc tế về bảo vệ thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên (IUCN),
Chương trình môi trường của Liên hợp quốc (UNEP)… để phân tích làm rõ 2 khái
niệm: phát triển bền vững và phát triển vùng bền vững. Trên cơ sở đó, tác giả
đánh giá những kết quả đã đạt được về sự phát triển vùng trong thời kỳ đổi mới ở
nước ta, chỉ ra các nhân tố yếu kém thể hiện sự chưa bền vững trong phát triển
vùng và đưa ra khuyến nghị về những mối quan hệ cần giải quyết để phát triển
vùng bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay với các nội dung căn bản
như: Mối quan hệ giữa bộ phận và toàn thể (nghĩa là cần giải quyết mối quan hệ
giữa phát triển vùng và cả nước, trong đó phải đảm bảo lợi ích của từng vùng
nhưng không làm ảnh hưởng tới lợi ích quốc gia); Mối quan hệ giữa tăng trưởng


18
kinh tế và bảo vệ môi trường tự nhiên; Mối quan hệ giữa lợi ích trước mắt và lợi
ích lâu dài trong quá trình phát triển; Giải quyết các vấn đề tham nhũng và các tệ
nạn xã hội.
Nguyễn Xuân Thu, Phát triển kinh tế vùng trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa [52]. Để thực hiện đề tài, tác giả đã xây dựng khung lý luận
chung về vùng, vùng kinh tế và phân vùng kinh tế; lý luận về phát triển bền vững
theo vùng, đưa ra quan niệm về công nghiệp hóa rút ngắn theo vùng và vấn đề xử
lý liên vùng trong quá trình phát triển kinh tế vùng. Đồng thời rút ra những kinh
nghiệm cho quá trình phát triển kinh tế vùng gắn với công nghiệp hóa, hiện đại
hóa ở Việt Nam thông qua nghiên cứu mô hình phát triển kinh tế vùng ở một số

nước trong khu vực và trên thế giới. Từ khung lý luận, tác giả chỉ ra các điều kiện,
yếu tố và đánh giá thực trạng phát triển kinh tế vùng trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, chỉ ra các yếu kém và đưa ra các quan điểm, phương hướng và
giải pháp để phát triển vùng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến
năm 2020.
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), How Regions Grow Trends
and Analysis (Vùng tăng trưởng như thế nào, xu hướng và phân tích) [79]. Báo
cáo cho rằng trong thực tế là các nhà kinh tế, các nhà hoạch định chính sách và
các tổ chức quốc tế thường ít chú ý tới vùng mà chỉ chú yếu quan tâm tới sự tăng
trưởng quốc gia. Tuy nhiên, những khác biệt về khu vực cho thấy những tiềm
năng kinh tế ở nhiều vùng chưa được khai thác triệt để, vì vậy tốc độ tăng trưởng
của quốc gia cũng bị giảm sút. Báo cáo chỉ rõ, hiệu quả kinh tế thay đổi đáng kể
giữa các vùng do sự kết hợp các yếu tố sản xuất như: tài nguyên, lao động, sự
chuyên môn hóa sản xuất, vốn, năng suất, kết cấu hạ tầng và khả năng đổi mới.
Đồng thời dựa trên mô hình hóa và phân tích kinh tế chuyên sâu, báo cáo cũng chỉ
rõ sự tăng trưởng kinh tế cao, bền vững giữa các vùng có thể thực hiện bằng nhiều
cách khác nhau, không có công thức chung nào có thể áp dụng cho mọi vùng và
nhấn mạnh cơ hội tăng trưởng tồn tại ở tất cả các vùng. Từ đó, OECD đưa ra kết
luận, các khu vực nên thúc đẩy tăng trưởng của mình bằng cách huy động mọi
nguồn lực địa phương để tYên
khóa XVIII.
20. Trương Quang Hải (2011), "Cấp vùng trong hệ thống các đơn vị tổ chức lãnh
thổ phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam", Kỷ yếu Hội thảo khoa học Cơ
sở khoa học cho phát triển vùng trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Nxb
Thế giới, Hà Nội.
21. Nguyễn Hiền (2011), "Phát triển vùng trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt
Nam", Kỷ yếu Hội thảo khoa học Cơ sở khoa học cho phát triển vùng
trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Nxb Thế giới, Hà Nội.
22. Trần Hữu Hiệp (2014), "Góp phần hình thành tư duy mới về liên kết phát
triển kinh tế vùng đồng bằng sông Cửu Long", Tạp chí Cộng sản, (94),

tr.21-23.


154
23. Đặng Hiếu (2019), Tái cơ cấu nông nghiệp và vấn đề đặt ra, tại trang
[truy cập ngày 7/01/2019].
24. Nguyễn Thị Thanh Hoa (2014), "Phát triển kinh tế vùng ở Việt Nam", Tạp chí
Con số Sự kiện, (12), tr.15-16.
25. Thu Hoa (2018), Tăng cường tái cơ cấu để nông nghiệp phát triển hiện đại,
bền vững, tại trang [truy
cập ngày 26/12/2018].
26. Lê Thu Hoa (2007), Kinh tế vùng Việt Nam - Từ lý luận tới thực tiễn. Nxb
LĐXH, Tập 1, 2, Hà Nội.
27. La Hoàn (2015), "Giải pháp tái cơ cấu nông nghiệp từ góc nhìn chuyên gia",
tại trang [truy cập ngày 20/5/2018].
28. Minh Hoàng (2017), “Hình thành các vùng chuyên canh sản xuất nông
nghiệp”, tại trang [truy cập ngày
25/7/2017].
29. Nguyễn Văn Huân (2012), Liên kết vùng từ lý luận tới thực tiễn, Diễn đàn kinh
tế mùa xuân.
30. Vương Đình Huệ (2013), “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở nước ta hiện nay”,
tại

trang

/>
luan/tai-co-cau-nganh-nong-nghiep-nuoc-ta-hien-nay-71272.html, [truy
cập ngày 23/12/2013].
31. Cao Ngọc Lân, Nguyễn Lê Vinh và Nguyễn Thị Hoàng Điệp (2016), "Chính
sách phát triển vùng và những vấn đề về cơ chế chính sách tài chính để

phát triển vùng bền vững ở Việt Nam", Kỷ yếu Hội thảo khoa học Phát
triển kinh tế vùng: những vấn đề đặt ra về cơ chế chính sách, Viện Chiến
lược và Chính sách tài chính - Bộ Tài chính, Hà Nội.


×