Tải bản đầy đủ (.docx) (98 trang)

NHU cầu và KHẢ NĂNG CUNG cấp DỊCH vụ CÔNG tác xã hội đối với NGƯỜI BỆNH tại BỆNH VIỆN hữu NGHỊ VIỆT đức năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (574.77 KB, 98 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

NGUYN NGC TON

NHU CầU Và KHả NĂNG CUNG CấP
DịCH Vụ CÔNG TáC Xã HộI ĐốI VớI NGƯờI
BệNH
TạI BệNH VIệN HữU NGHị VIệT ĐứC NĂM
2019
Chuyờn ngnh : Qun lý bnh vin
Mó s

: 60720701

LUN VN THC S QUN Lí BNH VIN

Ngi hng dn khoa hc:
GS. TS. LU NGC HOT
2. TS. L


E VIỆT KHANH
HÀ NỘI – 2019
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến:
Ban Giám hiệu Trường Đại học Y Hà Nội, Bộ Y tế công cộng, Phòng
Đào tạo Sau đại học và các Bộ môn, Phòng, Ban của Nhà trường, các


Thầy, các Cô đã tạo môi trường và mọi điều kiện thuận lợi nhất để chúng
tôi được học tập và rèn luyện trong quá trình học tập tại Trường.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy trong Hội đồng chấm luận văn:
Các Thầy đã giúp tôi nhận thấy được những khiếm khuyết, tồn tại của
luận văn để tôi chỉnh sửa luận văn được hoàn thiện.
Cho tôi bày tỏ lòng biết ơn với Thầy hướng dẫn:
GS.TS. Lưu Ngọc Hoạt
Thầy đã hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin bày tỏ lời cảm ơn đến:
 Ban Giám đốc Bệnh viện Việt Đức, Phòng công tác xã hội đã tạo điều
kiện giúp đỡ tôi tận tình trong quá trình học tập và làm luận văn.
Tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến và người thân trong gia
đình đã luôn động viên, chia sẻ và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập.
Hà Nội, ngày 25 tháng 06 năm 2019
Học viên

Nguyễn Ngọc Toàn


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nguyễn Ngọc Toàn, học viên cao học khóa 26 Trường Đại học Y
Hà Nội, chuyên ngành Quản lý bệnh viện, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của Thầy GS.TS. Lưu Ngọc Hoạt.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung
thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi
nghiên cứu
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.

Hà Nội, ngày 25 tháng 06 năm 2019
Học viên

Nguyễn Ngọc Toàn


CHỮ CÁI VIẾT TẮT

CTXH
DV
NB
NVXH

Công tác xã hội
Dịch vụ
Người bệnh
Nhân viên xã hội


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.....................................................................3
1.1. Các khái niệm sử dụng trong nghiên cứu........................................................3
1.1.1. Khái niệm về nhu cầu...............................................................................3
1.1.2. Khái niệm dịch vụ công tác xã hội............................................................3
1.1.3. Khái niệm nhu cầu cung cấp dịch vụ công tác xã hội...............................3
1.1.4. Khái niệm khả năng cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho người bệnh....5
1.2. Lịch sử phát triển công tác xã hội trong bệnh viện ở trong và ngoài nước......5
1.2.1. Lịch sử phát triển công tác xã hội trong bệnh viện trên thế giới...............5
1.2.2. Lịch sử phát triển công tác xã hội tại Việt Nam........................................6

1.3. Tình hình nghiên cứu......................................................................................9
1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới............................................................9
1.3.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam...........................................................12
1.4. Khung lý thuyết............................................................................................17
1.5. Giới thiệu tóm tắt về địa bàn nghiên cứu......................................................18
1.5.1. Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức................................................................18
1.5.2. Phòng Công tác xã hội, Bệnh việnHữu Nghị Việt Đức...........................18
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................21
2.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................21
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu định lượng...........................................................21
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu định tính..............................................................21
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.................................................................21
2.3. Thiết kế nghiên cứu......................................................................................21
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu...............................................................22
2.4.1. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu định lượng......................................22
2.4.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu định tính..........................................23
2.5. Phương pháp thu thập số liệu........................................................................23
2.5.1. Phương pháp thu thập số liệu định lượng................................................23
2.5.2. Phương pháp thu thập số liệu định tính...................................................24
2.6. Biến số nghiên cứu.......................................................................................24
2.6.1. Nhóm biến số nghiên cứu định lượng.....................................................24


2.6.2. Chủ đề nghiên cứu định tính...................................................................24
2.7. Phương pháp phân tích số liệu......................................................................24
2.7.1. Các thông tin định lượng.........................................................................24
2.7.2. Các thông tin định tính............................................................................26
2.8. Đạo đức nghiên cứu......................................................................................26
2.9. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục...............................27
2.9.1. Hạn chế của nghiên cứu..........................................................................27

2.9.2. Sai số và Biện pháp khắc phục của nghiên cứu.......................................27
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................28
3.1. Thông tin về người bệnh...............................................................................28
3.2. Nhu cầu cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với người bệnh.....................32
3.2.1. Nhu cầu dich vụ chỉ dẫn, tư vấn thông tin chung về khám chữa bệnh....34
3.2.2. Nhu cầu cung cấp dịch vụ tư vấn thông tin điều trị bệnh........................37
3.2.3. Nhu cầu cung cấp thông tin, kiến thức truyền thông giáo dục sức khỏe.....40
3.2.4. Nhu cầu hỗ trợ tâm lý – xã hội................................................................41
3.2.5. Nhu cầu hỗ trợ kết nối các nguồn lực và hỗ trợ từ thiện.........................43
3.3. Khả năng cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với bệnh nhân tại Bệnh viện
Hữu Nghị Việt Đức.......................................................................................45
3.3.1. Khả năng đáp ứng về hỗ trợ, tư vấn giải quyết các vấn đề về CTXH.....45
3.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu hỗ trợ về công tác
xã hội của người bệnh............................................................................48
3.3.3. Một số đề xuất nâng cao khả năng đáp ứng dịch vụ công tác xã hội bệnh viện. .54
Chương 4: BÀN LUẬN.........................................................................................56
4.1. Thông tin về người bệnh...............................................................................56
4.2. Mô tả nhu cầu của người bệnh về dịch vụ công tác xã hội tại Bệnh viện Hữu
Nghị Việt Đức năm 2018..............................................................................58
4.3. Mô tả khả năng cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với người bệnh tại
Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức năm 2018.....................................................63
KẾT LUẬN............................................................................................................68
KHUYẾN NGHỊ....................................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Đặc điểm cá nhân của đối tượng nghiên cứu...........................................28
Bảng 3.2. Đặc điểm kinh tế hộ gia đình...................................................................30

Bảng 3.3. Thực trạng sử dụng bảo hiểm y tế của người bệnh..................................31
Bảng 3.4. Đặc điểm trạng thái tâm lý của các người bệnh.......................................31
Bảng 3.5. Điểm trung bình nhu cầu của người bệnh theonhóm yếu tố....................32
Bảng 3.6. Nhu cầu cung cấp dịch vụ chỉ dẫn, tư vấn thông tin chung về khám chữa
bệnh theo khu vực..................................................................................36
Bảng 3.7. Nhu cầu cung cấp dịch vụ tư vấn thông tin điều trị bệnh theo khu vực...39
Bảng 3.8. Nhu cầu cung cấp thông tin, kiến thức truyền thông giáo dục sức khỏe
theo khu vực...........................................................................................41
Bảng 3.9. Nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội theo khu vực..............................................42
Bảng 3.10. Nhu cầu hỗ trợ kết nối các nguồn lực và hỗ trợ từ thiện theo khu vực. .44


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ người bệnh có nhu cầu được hỗ trợ nhóm yếu tốcung cấp dịch vụ
chỉ dẫn, tư vấn thông tin về khám chữa bệnh theo khu vực ...............34
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ người bệnh có nhu cầu cung cấp dịch vụ chỉ dẫn, tư vấn thông tin
chung về khám chữa bệnh..................................................................35
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ người bệnh có nhu cầu được hỗ trợ nhóm yếu tốcung cấp dịch vụ
tư vấn thông tin điều trị bệnh theo khu vực........................................37
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ người bệnh có nhu cầu cung cấp dịch vụ tư vấn thông tin liên
quan phòng ngữa và điều trị bệnh......................................................38
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ người bệnh có nhu cầu cung cấp dịch vụ tư vấn thông tin điều
trị bệnh...............................................................................................38
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ người bệnh có nhu cầu được hỗ trợ nhóm yếu tố cung cấp thông
tin, kiến thức truyền thông giáo dục sức khỏe theo khu vực .............40
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ người bệnh có nhu cầu cung cấp thông tin, kiến thức truyền
thông giáo dục sức khỏe.....................................................................40
Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ người bệnh có nhu cầu chung được hỗ trợ nhóm yếu tố tâm lý xã
hội theo khu vực.................................................................................41
Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ người bệnh có nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội...............................42

Biểu đồ 3.10. Tỷ lệ người bệnh có nhu cầu được hỗ trợ nhóm yếu tố kết nối các
nguồn lực và hỗ trợ từ thiện theo khu vực .........................................43
Biểu đồ 3.11. Tỷ lệ người bệnh có nhu cầu hỗ trợ kết nối các nguồn lực và hỗ trợ
từ thiện...............................................................................................44


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Công tác xã hội (CTXH) là một nghề với sứ mạng giúp đỡ, hỗ trợ, chăm
sóc những người không may mắn, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong cộng
đồng nhằm giúp họ hoà nhập và có cuộc sống tốt hơn. Trong lĩnh vực chăm sóc
sức khỏe, công tác xã hội trong các cơ sở y tếnói chung và trong bệnh viện nói
riêng là những cách gọi thường được dùng để chỉ công việc của nhân viên xã hội
(NVXH) trong bệnh viện. Các NVXH này không trực tiếp tham gia chăm sóc sức
khoẻ cho người bệnh (NB) như các bác sỹ, điều dưỡng nhưng họ đóng một vai trò
quan trọng trong việc tạo nên sức khỏe cho mỗi người, đặc biệt là những người
kém may mắn trong cuộc sống. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe bao gồm: 1)
hoàn cảnh và điều kiện sống (mức sống, vệ sinh, môi trường…); 2) trình độ học
vấn và văn hóa; 3) bùng nổ dân số - gia tăng nhu cầu chăm sóc sức khỏe; 4) trình
độ phát triển khoa học, kỹ thuật,… Các giải pháp nhằm tăng cường chăm sóc sức
khỏe gồm có: 1) nâng cao nhận thức của người dân về chăm sóc sức khỏe; 2)
khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào những hoạt động chăm sóc sức
khỏe; 3) phổ cập các kỹ thuật thích hợp, thích ứng với khả năng tiếp cận cho tất cả
mọi người. Cả ba giải pháp trên đều cần có sự ứng dụng của CTXH. CTXH có vai
trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo dựng mối quan hệ hài hòa giữa tinh thần và
thể chất củaNB, giữa NB với người thân, giữa NB với những người xung quanh,
giữa NB với cớ sở y tế… Từ lẽ đó trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, bệnh viện là
nơi cần có sự xuất hiện của CTXH nhất [1].
Ở Việt Nam, CTXH trong bệnh viện là một lĩnh vực hoàn toàn mới và bắt

đầu được thực hiện bài bản sau khi Quyết định số 2514/QĐ-BYT ngày 15/7/2011
của Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt Đề án “Phát triển nghề công tác xã hội trong
ngành Y tế giai đoạn 2011-2020” với mục tiêu: “ Phát triển công tác xã hội trở
thành một nghề ở Việt Nam. Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về nghề công tác
xã hội; xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác
xã hội đủ về số lượng, đạt yêu cầu về chất lượng gắn với phát triển hệ thống cơ sở
cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại các cấp, góp phần xây dựng hệ thống an sinh
xã hội tiên tiến” [2].
Hiện nay, một số bệnh viện trong nước đã thành lập các phòng/tổ Công
tác xã hội trong bệnh viện, tuy nhiên các hoạt động CTXH chủ yếu là từ thiện,


2

kết nối nguồn lực. Các hoạt động về hỗ trợ tâm lý xã hội có chiều sâu còn rất hạn
chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của người bệnh và người nhà người bệnh [3].
Các nghiên cứu về CTXH hiện nay tại Việt Nam còn rất hạn chế, năm 2017 có
nghiên cứu của Tiến sĩ Phạm Tiến Nam về “Nhu cầu và khả năng cung cấp dịch
vụ công tác xã hội cho bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện K năm 2017”. Nghiên
cứu này thực hiện trên NB được chẩn đoán là ung thư, một trong những đối
tượng có gánh nặng bệnh tật, chăm sóc, chi phí điều trị lớn. Kết quả nghiên cứu
cho thấy, NB ung thư có 5 nhu cầu về dịch vụ CTXH như sau: nhu cầu về dịch
vụ chỉ dẫn, tư vấn thông tin chung về khám chữa bệnh; nhu cầu về dịch vụ tư
vấn thông tin điều trị bệnh; nhu cầu truyền thông, nâng cao nhận thức, các nội
dung về phòng, chống điều trị ung thư; nhu cầu hỗ trợ tâm lý – xã hội; nhu cầu
kết nối các nguồn lực và hỗ trợ từ thiện. Thực trạng bệnh viện đáp ứng được cả 4
nhu cầu trên nhưng theo bệnh nhân đánh giá chưa cao [4].
Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức là bệnh viện hạng đặc biệt, chuyên về ngoại
khoa tuyến trung ương, nơi tiếp nhận các trường hợp chấn thương nặng, đa chấn
thương chủ yếu là do tai nạn. Người bệnh và người nhà người bệnh thường đến

viện với tâm lí lo sợ, hoang mang, hoảng hốt, thậm chí mất phương hướng.Từ đó
nảy sinh nhu cầu muốn được chỉ dẫn, cung cấp thông tin, hỗ trợ các vấn đề liên
quan khi vào viện.
Phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức được thành lập ngày
16/4/2015 là cầu nối giữa thầy thuốc, người bệnh và người nhà người bệnh có
chức năng cung cấp các dịch vụ về công tác xã hội. Quản lý tất cả các hoạt động
về CTXH tại bệnh viện. Hiện nay các hoạt động cung cấp DV CTXH tại bệnh
viện bước đầu tạo thuận lợi cho NB được tiếp cận các DV CTXH nhằm giải quyết
các vấn đề gặp phải trong quá trình khám và điều trị tại bệnh viện. Tuy nhiên do
mới được thành lập, thiếu hụt nhân sự, nguồn lực cần thiết và căn cứ thực tiễn để
triển khai tốt các DV hỗ trợ tâm lý – xã hội, DV truyền thông nâng cao nhận thức
và kết nối nguồn lực. Với nỗ lực muốn nâng cao chất lượng CTXH tại bệnh viện,
chúng tôi đặt ra những câu hỏi nghiên cứu sau:Nhu cầu người bệnh về dịch vụ
CTXH như thế nào? Khả năng đáp ứng DV CTXH của bệnh viện đối với người
bệnh hiện nay ra sao? Chính vì vậy,chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nhu
cầu và khả năng cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với người bệnh tại Bệnh
viện Hữu Nghị Việt Đức năm 2019”.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả nhu cầu của người bệnh về dịch vụ công tác xã hội tại Bệnh viện Hữu
Nghị Việt Đức năm 2019.
2. Mô tả khả năng cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với người bệnhtại Bệnh
viện Hữu Nghị Việt Đức năm 2019.

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Các khái niệm sử dụng trong nghiên cứu

1.1.1. Khái niệm về nhu cầu
Có nhiều khái niệm khác nhau về nhu cầu. Từ điển Tâm lý học (2002) cho
rằng “Nhu cầu được hiểu là những đòi hỏi tất yếu, để cá nhân tồn tại và phát triển
trong những điều kiện nhất định” [5]. Dưới góc độ tâm lý học xã hội, tác giả Trần
Hiệp cho rằng: “Nhu cầu là một trong những nguồn gốc nội tại nảy sinh ra tính
tích cực của con người. Đó là trạng thái tâm lý xuất hiện khi cá nhân mình cần
phải có những điều kiện nhất định để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của mình.
Trạng thái tâm lý đó kích thích con người hoạt động nhằm đạt được những gì
mình mong muốn” [6].
1.1.2. Khái niệm dịch vụ công tác xã hội
Theo Từ điển Tiếng Việt (2004): “Dịch vụ là công việc phục vụ trực tiếp
cho những nhu cầu nhất định của số đông, có tổ chức và được trả công”. Đề tài
sử dụng khái niệm dịch vụ theo từ điển Tiếng Việt này [7].
Theo tác giả Bùi Thị Xuân Mai (2013): “Dịch vụ công tác xã hội có thể
được coi là một loại hình dịch vụ xã hội được cung cấp, điều phối bởi các nhân
viên công tác xã hội. Việc cung cấp các dịch vụ công tác xã hội không thể tách
rời với các dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục, dịch vụ truyền thông và các dịch vụ
khác. Chính vì vậy, nhân viên công tác xã hội phải có sự nối kết chặt chẽ với
các dịch vụ xã hội khác trong quá trình thực hiện dịch vụ công tác xã hội” [8].


4

1.1.3. Khái niệm nhu cầu cung cấp dịch vụ công tác xã hội
Trước hết, để hiểu rõ hơn về các nhu cầu cơ bản trong cuộc sống, chúng
tôi đưa ra các quan điểm của các nhà khoa học về nhu cầu tối thiểu trong cuộc
sống.
Theo quan điểm A.Maslow chia nhu cầu thành 5 loại [9]:
– Nhu cầu vật chất (sinh lý): thức ăn, không khí, nước uống…
– Nhu cầu an toàn (bảo vệ): nhà ở, việc làm, sức khoẻ…

– Nhu cầu giao tiếp xã hội: Tình thương yêu, được hoà nhập
– Nhu cầu được tôn trọng: Được chấp nhận có một vị trí trong một nhóm
người…
– Nhu cầu tự khẳng định mình: Nhu cầu hoàn thiện, được thể hiện khả
năng và tiềm lực của mình [9].
Và DV xã hội được Liên hợp quốc định nghĩa như sau: DV xã hội cơ bản
là các hoạt động DV cung cấp những nhu cầu cho các đối tượng nhằm đáp ứng
những nhu cầu tối thiểu của cuộc sống (UN – Africa Spending Less on Basic
Social Services) [10].
Như vậy:
DV xã hội cơ bản là hệ thống cung cấp dịch vụ nhằm đáp ứng những
nhu cầu cơ bản của con người và được xã hội thừa nhận [10].
Dịch vụ xã hội cơ bản được chia thành 4 loại chính:
– Dịch vụ đáp ứng những nhu cầu vật chất cơ bản: Việc ăn uống, vệ
sinh, chăm sóc, nhà ở…. mọi đối tượng yếu thế là trẻ em, người tàn tật mất khả
năng lao động đều phải được đáp ứng nhu cầu này để phát triển về thể lực [10].
– Dịch vụ y tế: Bao gồm các hình thức khám chữa bệnh, điều dưỡng
phục hồi chức năng về thể chất cũng như tinh thần cho các đối tượng [10].
– Dịch vụ giáo dục: Trường học, các lớp tập huấn, đào tạo kỹ năng sống,
các hình thức giáo dục hoà nhập, hội nhập và chuyên biệt… [10]
– Dịch vụ về giải trí, tham gia và thông tin: Đây là loại hình dịch vụ xã
hội rất quan trọng đối với các đối tượng thuộc nhóm đối tượng công tác xã hội,
hoạt động giải trí như văn nghệ, thể thao,… nâng cao sự tự tin, đẩy mạnh hoà


5

nhập tốt hơn với cộng đồng, nâng cao sự hiểu biết, kiến thức cho đối tượng…
[10]
Trong nghiên cứu này, nhu cầu cung cấp DV CTXH của người bệnh

được căn cứ theo thông tư hướng dẫn của Bộ y tế về nhiệm vụ CTXH trong
bệnh viện, và bổ sung dựa trên thực tiễn hoạt động nghề CTXH trong bệnh
viện tại Việt Nam và trên thế giới, được chi tiết hóa ở 4 nhóm nhu cầu (chi tiết
trong phụ lục 1) mà người bệnh cần: (1) Nhu cầu cung cấp thông tin, tư vấn
khám, chữa bệnh gồm 2 nội dung: (a) DV chỉ dẫn, tư vấnthông tin chung về
khám chữa bệnh, (b) DV tư vấn thông tin điều trị bệnh; (2) Nhu cầu cung cấp
DV truyền thôngvà nâng cao nhận thức; (3) Nhu cầu cung cấp DV hỗ trợ tâm
lý – xã hội; (4) Nhu cầu cung cấp DV kết nối nguồn lực và hỗ trợ từ thiện [11].
1.1.4. Khái niệm khả năng cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho người bệnh
Khả năng cung cấp DV CTXH cho NB là khả năng có thể tổ chức thực
hiện các hoạt động cung cấp DV CTXH giúp NB đáp ứng nhu cầu thông tin
khám - chữa bệnh, hỗ trợ tâm lý – xã hội, nâng cao kiến thức, vận động nguồn
lực và hỗ trợ từ thiện nhằm giảm bớt gánh nặng bệnh tật; xây dựng mối quan
hệ hài hoà giữa thể chất và tinh thần người bệnh, mối quan hệ giữa người bệnh
với người thân, giữa NB với người những người xung quanh và với cơ sở y tế.
Dựa trên các điều kiện vềcung ứng dịch vụ, nhân lực, hệ thống thông tin y tế,
trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, tài chính, quản lý/điều hành.
1.2. Lịch sử phát triển công tác xã hội trong bệnh viện ở trong và ngoài nước
1.2.1. Lịch sử phát triển công tác xã hội trong bệnh viện trên thế giới
CTXH trong bệnh viện có một lịch sự phát triển lâu đời trên thế giới, từ
cuối thế kỷ 19, từ những năm 1880 ở Anh [12] khi có một nhóm tình nguyện
viên làm việc tại một nhà thương điên của Anh đã có những cuộc thăm viếng
thân thiện nhằm tìm hiểu và giúp đỡ người bệnh sau khi xuất viện trở lại trạng
thái cân bằng trong điều kiện nhà ở hiện tại của họ. Sau đó, CTXH trong bệnh
viện được hình thành ở Mỹ vào đầu thế kỷ 20, năm 1990 khi những người y tá
đến thăm người bệnh sau khi xuất viện và họ đã thấy được tầm quan trọng của
việc hiểu các vấn đề xã hội của người bệnh [12]. Theo kết quả một cuộc khảo sát


6


quốc gia về chứng chỉ hành nghề của NVXH tại Mỹ thì bệnh viện là môi trường
làm việc thông dụng nhất của người làm nghề CTXH [1]. Nghiên cứu cũng cho
thấy các bệnh viện trên thế giới hiện nay đều phải giải quyết những vấn đề nghiêm
trọng của người bệnh, khối lượng công việc của bệnh viện gia tăng, những công
việc liên quan đến những thủ tục giấy tờ, danh sách người bệnh chờ đợi được cung
cấp dịch vụ ngày càng tăng [1].
Năm 1877, “tổ chức từ thiện xã hội” được thành lập ở Mỹ đã chú ý tới
việc các tình nguyện viên.Cũng từ đó “các tình nguyện viên” của những năm
1880-1890 đã trở thành những nhân viên công tác xã hội.
Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, CTXH có một vai trò quan trọng
trong việc tạo nên sức khỏe cho mỗi người. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe
bao gồm: hoàn cảnh và điều kiện sống (mức sống, vệ sinh, môi trường,…);
trình độ học vấn và văn hóa; bùng nổ dân số - gia tăng nhu cầu chăm sóc sức
khỏe; trình độ phát triển khoa học, kỹ thuật,… Các giải pháp nhằm tăng cường
chăm sóc sức khỏe gồm có:nâng cao nhận thức của người dân về chăm sóc sức
khỏe; khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào những hoạt động chăm sóc
sức khỏe; phổ cậpcác kỹ thuật thích hợp, thích ứng với khả năng tiếp cận cho
tất cả mọi người.CTXH có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo dựng mối
quan hệ hài hòa giữa tinh thần và thể chất của người bệnh, giữa người bệnh với
người thân, giữa người bệnh với những người xung quanh, giữa người bệnh với
cớ sở y tế… Ở Mỹ, CTXH lần đầu tiên được đưa vào bệnh viện năm 1905 tại
Boston và đến nay hầu hết các bệnh viện đều có phòng công tác xã hội và đây
là một trong những điều kiện để các bệnh viện được công nhận là hội viên của
Hội các bệnh viện Mỹ [1].
Tại Châu Á, hoạt động xã hội được công nhận đầu tiên là hoạt đông xã
hội về y tế tại khoa CTXH bệnh viện tại Bắc Kinh, Trung quốc, thành lập năm
1921 bởi một nhânviên làm CTXH Hoa Kỳ: Ida Pruitt. Bộ phận này cung cấp
các DV nghiên cứu xã hội, công tác thích ứng, tái định cư; bên cạnh đó, đào tạo



7

DV được tổ chức cho các NVXH có thể đây là công việc đào tạo đầu tiên tại
Trung Quốc.
1.2.2. Lịch sử phát triển công tác xã hội tại Việt Nam
Ở Việt Nam, một số bệnh viện đặc biệt là các tỉnh phía Nam có duy trì
hoạt động xã hội mang tính từ thiện để trợ giúp NB hoặc tổ chức tự nguyện
tham gia. Các hoạt động này còn thiếu tính chuyên nghiệp, mang nặng tính ban
phát, chỉ giúpNB giải quyết được một số nhu cầu cần thiết như bếp ăn từ thiện,
gây quỹ từ thiện… Trong khi đó hầu hết tại các bệnh viện của cả nước, nhất là
các bệnh viện tuyến trên thường xuyên ở trong tình trạng quá tải. Nhân viên y
tế không có đủ thời gian và khả năng để giải quyết nhiều nhu cầu bức xúc của
NB như: khai thác thông tin về đặc điểm nhân khẩu xã hội của người bệnh,
cung cấp thông tin về giá cả, chất lượng, địa điểm của các loại dịch vụ, tư vấn
về phác đồ điều trị, tư vấn cách phòng ngừa, trần an tinh thần cho người
bệnh… Do vậy, hiện đang có nhiều vấn đề nảy sinh tại bệnh viện như: “cò
bệnh viện”, sự hiểu biết thiếu hụt thông tin khi tiếp cận và sử dụng DV khám
chữa bệnh, sự không hài lòng của NB đối với các cơ sở y tế, sự căng thẳng
trong mối quan hệ giữa NB và thầy thuốc ,… [13]. Có nhiều lý do khiến cho
người nhà của NB cảm thấy bức xúc vì người thân của họ có thể không được
chữa trị kịp thời, có thể bị chết mà không rõ lý do... Việc giải quyết những vấn
đề thiếu hụt thông tin khám chữa bệnh, sự không hài lòng, bức xúc này là vấn
đề mà không phải ai trong bệnh viện cũng có thể làm được và do đó rất cần
người có chuyên môn và trình độ nhất định, người có thể làm những DV hỗ trợ,
tham vấn người bệnh, người nhà người bệnh và cả nhân viên trong bệnh viện
[14].
Chăm sóc sức khỏe nhân dân là một trong những nhiệm vụ quan trọng,
là ưu tiên hàng đầu trong mọi hoạt động được Đảng và Nhà nước ta hết sức
quan tâm. Để thực hiện được mục tiêu: “Giảm tỷ lệ mắc bệnh, tật và tử vong,

nâng cao sức khỏe, tăng tuổi thọ, cải thiện chất lượng giống nòi, góp phần nâng
cao chất lượng cuộc sống, chất lượng nguồn nhân lực, hình thành hệ thống


8

chăm sóc sức khỏe đồng bộ từ trung ương đến cơ sở, và thói quen giữ gìn sức
khỏe của nhân dân, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc”, trong các kỳ đại hội và trong Nghị quyết số 46-NQ/TW
của Bộ Chính trị ngày 23/5/2005 về công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe
nhân dân trong tình hình mới, Đảng đã nhấn mạnh: “Nhà nước cần quy hoạch
tổng thể phát triển ngành Y tế Việt Nam đến năm 2020, định hướng cho lộ trình
phát triển ngành Y tế Việt Nam” [15].
Quan điểm này của Đảng về công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân
dân được quán triệt cụ thể trong Quyết định số 122/QĐ-TTg ngày 10/01/2013
về Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai
đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn 2030, đã khẳng định: “Sức khỏe là vốn quý của
mỗi con người và của toàn xã hội, đầu tư cho việc chăm sóc sức khỏe cộng
đồng là đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội” [16].
Nghề CTXH ở Việt Nam có thểcoi chính thức được công nhận từ năm
2010 sau khi Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg
ngày 25/3/2010. Công tác xã hội trong ngành y tế cũng đã được hình thành
ngay sau đó khi mà Bộ Y tế ban hành Đề án “Phát triển nghề công tác xã hội
trong ngành Y tế giai đoạn 2011-2020”. Trong những năm gần đây, tại một số
bệnh viện tuyến Trung Ương cũng đã triển khai hoạt động CTXH với sự tham
gia của đội ngũ nhân viên y tế kiêm nghiệm và tình nguyện viên hỗ trợ thầy
thuốc trong phân loại người bệnh, tư vấn, giới thiệu dịch vụ chuyển tiếp, hỗ trợ
chăm sóc người bênh… góp phần làm giảm bớt khó khăn trong bệnh viện và
tại cộng đồng cũng đã được hình thành trong thực tiễn như phòng CTXH,
phòng chăm sóc khách hàng, tổ Từ thiện xã hội,… thuộc bệnh viện hay nhóm

công tác xã hội tham gia hỗ trợ người có HIV/AIDS, người bệnh tâm thần, giúp
phục hồi chức năng tại xã/phường,…
Tiếp đến, ngày 19/8/2015, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội và Bộ
Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 30/2015/TTLT-BLĐTBXH-BNV quy
định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành


9

CTXH. Thông tư liên tịch này quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề
nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương đối với viên chức chuyên ngành CTXH. Thông
tư áp dụng đối với viên chức chuyên ngành CTXH làm việc trong các loại hình
đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực an sinh xã hội. Mã
số và phân hạng cụ thể: CTXH viên chính (hạng II – mã số: V.09.04.01);
CTXH viên (hạng III – mã số: 09.04.02) và nhân viên CTXH (hạng IV – mã
số: V.09.04.03) [17].
Tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc phát triển nghề CTXH trong
y tế, ngày 26/11/2015, Bộ Y tế ban hành Thông tư số 43/2015/TT-BYT quy định
về nhiệm vụ và hình thức tổ chức thực hiện nhiệm vụ CTXH của bệnh
viện.Thông tư quy định 7 nhiệm vụ cụ thể: (1) Hỗ trợ, tư vấn giải quyết các vấn
đề về CTXH cho người bệnh và người nhà người bệnh trong quá trình khám
bệnh, chữa bệnh. (2) Thông tin, truyền thông và phổ biến giáo dục pháp luật.
(3) Vận động tiếp nhận tài trợ về kinh phí, vật chất để hỗ trợ người bệnh có
hoàn cảnh khó khăn. (4) Hỗ trợ nhân viên y tế như cung cấp thông tin về người
bệnh cho nhân viên y tế trong trường hợp cần thiết để hỗ trợ công tác điều trị;
động viên chia sẻ với nhân viên y tế khi có vướng mắc với người bệnh trong
quá trình điều trị. (5) Đào tạo, bồi dưỡng nghề CTXH cho học sinh, sinh viên
các cơ sở đào tạo nghề CTXH; bồi dưỡng, tập huấn kiến thức CTXH cho nhân
viên y tế và nhân viên bệnh viện; phối hợp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cơ bản
về y tế cho người làm việc về CTXH. (6) Tổ chức đội ngũ cộng tác viên làm

CTXH của bệnh viện. (7) Tổ chức các hoạt động từ thiện, CTXH của bệnh viện
tại cộng đồng (nếu có) [11].
Tuy nhiên, hoạt động CTXH trong ngành hiện mới chỉ mang tính tự
phát, chưa được điều chỉnh nhiều bới các văn bản mang tính pháp lý. Đội ngũ
cán bộ tham gia hoạt động chủ yếu mới chỉ có nhiệt huyết và kinh nghiệm,
chưa được đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng nên thường thiếu tính
chuyên nghiệp, hiệu quả hoạt động chưa được như mong đợi.


10

Hiện nay, ở cả 3 cấp độ hoạt động của ngành y tế đều chưa có sự tham
gia của CTXH. Trước hết, tại các bệnh viện ở tất cả các tuyến của khu vực
công lập cũng như ngoài công lập, hoạt động khám chữa bệnh mới chỉ được
thực hiện bởi các nhân viên có trình độ chuyên môn về y, dược. Các biện pháp
trị liệu về xã hội chưa được quan tâm. Do vậy, chưa có văn bản quy định về
chức danh chuyên môn về công tác xã hội trong tổ chức bộ máy của bệnh viện.
Hiện một số bệnh viện, đặc biệt là các tỉnh phía Nam có duy trì hoạt động xã
hội mang tính từ thiện để trợ giúp người bệnh song vẫn chỉ là những việc làm
tự phát do một số cá nhân hoặc tổ chức tự nguyện tham gia. Các hoạt động này
còn thiếu tính chuyên nghiệp, mang nặng tính ban phát, chỉ giúp người bệnh
giải quyết một số nhu cầu bức thiết như bếp ăn từ thiện, gây quỹ từ thiện…
1.3. Tình hình nghiên cứu
1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
1.3.1.1. Nhu cầu của người bệnh về dịch vụ CTXH
Một nghiên cứu khác đề cập trực tiếp đến “Đáp ứng nhu cầu hỗ trợ của
những người chăm sóc gia đình trong chăm sóc giảm nhẹ: những thách thức
cho các chuyên gia y tế” do Đại học Melbourne (2004). Cụ thể: Chăm sóc cho
một người thân hấp hối đòi hỏi những người chăm sóc gia đình có nhiều nhu
cầu cần được đáp ứng liên quan với vai trò người chăm sóc của họ. Nhưng

những nhu cầu này lại chưa được đáp ứng đúng mức. Thông thường, những
người chăm sóc người bệnhchết vì bệnh đã thông báo rằng họ cần hỗ trợ nhiều
hơn và thông tin từ các chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Hơn nữa, một số bác sĩ
lâm sàng và các nhà nghiên cứu chăm sóc giảm nhẹ đã kêu gọi can thiệp để
tăng cường sự hỗ trợ cung cấp cho những người chăm sóc gia đình. Tuy nhiên,
trước khi các nhà nghiên cứu có thể phát triển và thử nghiệm can thiệp chăm
sóc giảm nhẹ trực tiếp cho các gia đình lại gặp phải những rào cản về vấn đề
này. Nghiên cứu hướng đến phá bỏ rào cản, giải quyết những nhu cầu của
người chăm sóc, để từ đó có sự can thiệp hiệu quả hơn với quá trình điều trị
của người bệnh [18].


11

Đặc biệt nghiên cứu “Ảnh hưởng của nhu cầu chăm sóc, tính hỗ trợ và
chuẩn bị sẵn sàng về kết cục chăm sóc gia đình trong quá trình điều trị ung
thư” của Đại học Nebraska (2008) đã cho ra những kết quả bất ngờ: Nhu cầu có
liên quan mạnh nhất với khó khăn trong việc chăm sóc và căng thẳng bao trùm.
Sự phụ thuộc lẫn nhau (tính hỗ trợ) có liên quan mạnh nhất với sự tức giận của
người chăm sóc. Thật bất ngờ, chuẩn bị sẵn sàng có mối liên hệ mạnh mẽ với
các kết quả rối loạn tâm lý hơn so với các biến việc chăm sóc cụ thể khó khăn
và căng thẳng [19]. Nghiên cứu “Vai trò nổi bật và nhu cầu của người chăm sóc
người bệnh ung thư” (Glajchen M, 2008) nhấn mạnh lại một lần nữa: Sự tham
gia của những người chăm sóc gia đình là điều cần thiết để điều trị tối ưu cho
các người bệnh ung thư trong việc đảm bảo tuân thủ điều trị, tiếp tục chăm sóc,
và hỗ trợ xã hội, đặc biệt là ở giai đoạn cuối cuộc đời. Chăm sóc cho một thành
viên trong gia đình mắc bệnh ung thư đặt ra những thách thức đáng kể, với
những hậu quả đáng kể, tâm lý và thể chất cho người chăm sóc [19].
Theo Chandwani, Kavita D và các cộng sự (2012), tỷ lệ hiện mắc các rối
loạn tâm thần nói chung ở người bệnh ung thư dao động từ 24% đến 59%, tỷ lệ

mắc rối loạn trầm cảm dao động từ 0 đến 46%, đối với rối loạn lo âu là từ 1 đến
49%. Tính trung bình, khoảng 1/3 người bệnh ung thư có các biểu hiện lo âu,
căng thẳng và đau khổ về tâm lý. Tỷ lệ mắc các rối loạn tâm lý thay đổi theo
từng loại bệnh ung thư và có khác biệt giữa các quốc gia; tỷ lệ rối loạn trầm
cảm ở người bệnh ung thư vú trung bình là 50% trong khi ở người bệnh mắc
ung thư phổi là 67% [20]. Trầm cảm ở người bệnh ung thư có mối liên hệ với
một số đặc điểm nhân khẩu học, xã hội, và các yếu tố liên quan đến điều trị
bệnh, các yếu tố về tâm lý, lối sống, sự hỗ trợ xã hội và chất lượng cuộc sống
[21].
Khảo cứu của Khoa Thần kinh tâm trí, Trường Đại học Y Hofstra North
Shore-LIJ, New York, Mỹ trong vòng 2 năm (từ năm 2011 – 2013) với 404
bệnh nhân lứa tuổi trung bình 23, mới có chẩn đoán tâm thần phân liệt và tham
gia điều trị (uống thuốc chống tâm thần phân liệt) được 6 tháng trở lại. 404


12

bệnh nhân này được chọn ngẫu nhiên từ 34 y viện tại 21 bang, gồm 2 nhóm.
Một nhóm (223 bệnh nhân) tham gia mô hình điều trị đa ngành, chú trọng tâm
lý trị liệu nhằm giúp bệnh nhân phục hồi kỹ năng sống, làm việc và học tập phù
hợp với bệnh, gia tăng khả năng quản lý các triệu chứng tâm thần (như kỹ năng
tảng lờ hoặc đối thoại hữu hiệu với tiếng nói) và hỗ trợ của gia đình. Nhóm còn
lại (181 bệnh nhân) tham gia mô hình điều trị cộng đồng phổ biến, chú trọng
vào các loại thuốc chống loạn thần. Kết quả khảo cứu cho thấy, nhóm bệnh
nhân tham gia mô hình điều trị đa ngành cải thiện rõ rệt chỉ số chất lượng cuộc
sống, bao gồm khả năng làm việc, học tập, giải trí, xây dựng và duy trì các mối
quan hệ xã hội… so với nhóm tham gia điều trị cộng đồng dựa vào thuốc
chống loạn thần. Khảo cứu này đã khẳng định và củng cố thêm vai trò của
CTXH trong y tế tâm thần [22].
Dịch vụ được nhấn mạnh mà người bệnh cần cung cấp là trị liệu tâm lý

cho các rối loạn tâm thần, rối loạn lo âu và trầm cảm và hỗ trợ xã hội.Hầu hết
NB đều có nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội và cung cấp thông tin càng sớm càng
tốt.Tâm lý lành mạnh, hạnh phúc của người bệnhlà yếu tố quan trọng góp phần
điều trị bệnh hiệu quả. Hỗ trợ xã hội cũng là yếu tố quan trọng để chất lượng
cuộc sống tốt hơn và giảm mức độ các sang chấn tâm lý mà người bệnh gặp
phải [23].
1.3.1.2. Khả năng cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho người bệnh
Trong hơn 40 năm phát triển, nhân viênCTXH đã có nhiều bước phát triển
vượt bậc ở cả các nước phát triển và đang phát triển [24, 25]. Nhân viên CTXH là
một chuẩn bắt buộc với nhiều bệnh viện ở các nước phát triển; là một loại hình cán
bộ phải có hiểu biết về hai vai trò hoàn toàn khác biệt: (1) kiến thức và thực hành về
CTXH và (2) khoa học và nghệ thuật trong điều trị [26]. Vai trò của họ là “sử dụng
tối đa các dịch vụ trong hệ thống chăm sóc sức khoẻ của người bệnh, giúp xây dựng
các chiến lược ứng phó tối ưu và huy động tốt nhất các nguồn lực hỗ trợ từ cộng
đồng". Ở nhiều nước phát triển, nhân viên CTXH được đào tạo các kiến thức và kỹ
năng lâm sàng cũng như tâm lý học xã hội để đánh giá nhu cầu, thực hiện can thiệp


13

cho người bệnh và gia đình của họ để giúp họ có những quyết định tốt nhất trong
quá trình điều trị; đồng thời, nhân viên CTXH có thể làm việcvới các cán bộ y tế
khác, đào tạo và giám sát các cán bộ trẻ hơn [12]. Hiệu quả hoạt động của họ được
chứng minh thông qua việc tăng tỷ lệ sống sót cũng như chất lượng cuộc sống rõ rệt
cho người bệnh.
Nhân viên CTXH đang đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của NB, đặc biệt tại
các quốc gia đang phát triển. Tuy vậy, hiện các cơ sở điều trị ở hầu hết các nước đang
phát triển đều đang phải đối mặt với các vấn đề về thiếu hụt nguồn nhân lực và tài
chính, cũng như cung cấp dịch vụ CTXH, chăm sóc hỗ trợ và giảm nhẹ để giảm gánh
nặng bệnh tật cho người bệnh [27]. Thiếu hụt cán bộ và khâu tổ chức DV yếu kém dẫn

đến sự chậm trễ trong chẩn đoán, chẩn đoán sai và thiếu các DV chăm sóc và tư vấn hỗ
trợ cho NB. Bên cạnh đó, việc cung cấp các DV đặc thù như dịch vụ CTXH thường chỉ
được thực hiện bởi các cán bộ được đào tạo chung để làm việc trong các hệ thống y tế
công cộng thay vì những cán bộ được đào tạo chuyên ngành.
Việc thiếu hụt cán bộ được đào tạo chuyên ngành như điều dưỡng và cán bộ
CTXH là một vấn đề toàn cầu đe dọa đến việc tiếp tục cải thiện hiệu quả của các
dịch vụ điều trị và chăm sóc người bệnh ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.
Đây được coi là một trong những thách thức hàng đầu trong việc chăm sóc người
bệnh hiện nay.
1.3.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
1.3.2.1. Nhu cầu cung cấp dịch vụ CTXH của người bệnh
CTXH trong bệnh viện mới được hình thành trong những năm gần đây,
do đó hoạt động nghiên cứu về lĩnh vực này còn tương đối mới mẻ và ít hơn so
với các loại hình CTXH ở các lĩnh vực khác. Nguồn tài liệu viết chuyên sâu về
CTXH trong bệnh viện còn khá hạn chế, tuy nhiên, cũng đã có một số tác giả
quan tâm, biên soạn các giáo trình về CTXH liên quan tới lĩnh vực y tế. Một
trong những tài liệu này có thể kể đến như: “Công tác xã hội trong chăm sóc
sức khỏe nhân dân” của tác giả Đào Văn Dũng (2012) [28].


14

Giáo trình “Lý thuyết công tác xã hội và tiếp cận dạy công tác xã hội cho y
tế” của tác giả Phạm Huy Tuấn Kiệt, xuất bản năm 2012 là một trong những tài
liệu tham khảo về CTXH trong ngành y tế [29]. Bên cạnh đó, tác giả Phạm Song
cũng đề cập “Một thập kỷ suy nghĩ về chiến lược, chính sách ngành Y tế” (2000 2012) [30].
Các nghiên cứu ghi nhận rằng, tại nhiều cơ sở y tế trên toàn quốc có số
người bệnh nam điều trị nội trú cao hơn số người bệnh nữ (57% so với 43%),
tập trung ở nhóm tuổi 50-69 (khoảng 2/3 số người bệnh), chiếm tỉ lệ cao nhất là
nông dân và công nhân (khoảng 1/3) và tiếp theo là nhóm công chức nhà nước

(khoảng 1/5) [31]. Những người dưới 65 tuổi và không có khả năng lao động
chiếm 17%. Để giải quyết những vấn đề này 66,7% người bệnh phải vay
mượn; 22% người bệnh phải bán đi tài sản [32].
Hầu hết các NB gặp các vấn đề về tâm lý có nhu cầu được tư vấn tâm lý,
giảm căng thẳng (>80%); tư vấn chăm sóc bản thân và tư vấn giao tiếp (khoảng
50%). Bên cạnh đó, phần lớn người bệnh (>80%) cần tư vấn nội dung liên quan
đến diễn biến bệnh, tiên lượng bệnh, phương thức điều trị, các tác dụng phụ
của thuốc, cách chăm sóc trong quá trình điều trị và chi phí cho điều trị. Ngoài
ra, họ cũng mong muốn được tư vấn trực tiếp bởi bác sỹ điều trị tại phòng tư
vấn riêng sau khi đã có chẩn đoán xác định và trước khi ra viện. Họ cũng có
các nhu cầu được cung cấp thông tin về các mạng lưới, hỗ trợ tài chính, tư vấn
chăm sóc con cái và tư vấn sức khỏe tình dục [33].
Nghiên cứu của tác giả Đặng Kim Chung và cộng sự (2011) về “Đánh
giá nhu cầu về dịch vụ công tác xã hội và xây dựng công tác xã hội”. Nghiên
cứu đánh giá nhu cầu dịch vụ CTXH (tại cộng đồng và trong trung tâm),
nghiên cứu việc phát triển những dịch vụ CTXH trong phạm vi tài nguyên có
thể huy động, đề xuất kế hoạch xây dựng và vận hành mô hình và hệ thống
cung cấp dịch vụ CTXH từ Trung ương đến cộng đồng. Đề tài đã phân tích và
đánh giá nhu cầu của các đối tượng dựa trên hai khía cạnh: cung và cầu dịch vụ
cho từng nhóm đối tượng cụ thể: người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em,


15

người trưởng thành…Nhu cầu với dịch vụ công tác xã hội của các nhóm đối
tượng rất lớn nhưng vẫn còn đang tiềm ẩn trong xã hội. Hệ thống cơ sở cung
cấp dịch vụ còn manh mún và chất lượng còn kém. Nhận thức và hiểu biết của
công chúng và các nhà hoạch định chính sách về nghề CTXH còn chưa sâu.
Cán bộ làm CTXH còn thiếu và chưa được đào tạo chính quy, tổ chức cung cấp
dịch vụ CTXH ở cộng đồng gần như chưa có. Khuyến nghị các giải pháp: Tăng

cường tuyên truyền, phổ biến chính sách, chế độ trợ cấp, các dịch vụ xã hội;
Nâng cao năng lực xây dựng và thực hiện của các trung tâm cung cấp dịch vụ
CTXHđặc biệt là các cán bộ thực hiện ở cấp cơ sở; Tuyên truyền, vận động các
tổ chức, đoàn thể để có sự hiểu biết về các dịch vụ của CTXH [3].
Năm 2015, nghiên cứu “Đánh giá vai trò của hoạt động CTXH trong
bệnh viện đối với việc gia tăng mức độ hài lòng của bệnh nhân và gia đình
người bệnh tại một số cơ sở khám chữa bệnh công lập” được Bộ Y tế tiếp tục
giao cho Viện Chiến lược và Chính sách Y tế thực hiện để làm rõ, chứng minh
vai trò, ý nghĩa của nghề CTXH đối với hoạt động chăm sóc người bệnh toàn
diện, nâng cao chất lượng của công tác khám, chữa bệnh [34].
Theo Lý Thị Hảo (2016), một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ hài lòng của
người bệnh về hoạt động giao tiếp với cán bộ y tế với người bệnh là trên 3/4.
Tuy nhiên, người bệnh ung thư nhận được khá ít các dịch vụ hỗ trợ về giải
quyết các thủ tục hành chính, về chi phí điều trị hoặc các chính sách dành cho
NB ung thư. Ba yếu tố cá nhân ảnh hưởng đến nhu cầu hỗ trợ tâm lý - xã hội
của người bệnh ung thư là kinh tế của người bệnh, người chăm sóc và tinh thần
người bệnh [33].
Năm 2017, nghiên cứu của Phạm Tiến Nam về “Nhu cầu và khả năng cung
cấp dịch vụ công tác xã hội tại bệnh viện K năm 2017”có hai mục tiêu là: (1) Mô
tả nhu cầu và tình trạng cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho bệnh nhân ung
thư tại Bệnh viện K năm 2017 và một số yếu tố liên quan đến nhu cầu; (2) Mô tả
khả năng cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện
K năm 2017. Đề tài áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, phát vấn với 418


16

bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện K từ tháng 5 đến tháng tháng 11 năm 2017. Bộ
công cụ thu thập số liệu được phát triển bởi Phạm Tiến Nam và Phan Thị Hòa nhằm
đạt được 2 mục tiêu nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, bệnh nhân ung thư có

nhu cầu về 5 dịch vụ công tác xã hội ở các mức tỷ lệ khác nhau. Thứ nhất, nhu cầu
về DV chỉ dẫn, tư vấn thông tin chung về khám chữa bệnh, bệnh nhân cần nhất là
được hướng dẫn, hỗ trợ thủ tục/qui trình khám bệnh (86.1%); tư vấn chi phí điều trị
(83.9%); tư vấn chính sách bảo hiểm y tế (78%). Thứ hai, nhu cầu về DV tư vấn
thông tin điều trị bệnh, bệnh nhân rất cần được cung cấp thông tin về kế hoạch điều
trị (92.1%); diễn biến của bệnh (92.6%); tiên lượng bệnh (91.4%); thời gian điều trị
(1 đợt và tổng thời gian) (91.4%); tác dụng phụ của điều trị (92.4%); khả năng lây
(83.5%); khả năng di truyền (83.5%); tư vấn cách chăm sóc sức khỏe thể chất và
chế độ dinh dưỡng (93.1%); những khó khăn, thuận lợi trong quá trình chung sống
với bệnh (86.4%); tư vấn thời gian tái khám (81.3%); các biện pháp phòng bệnh tái
phát (87.3%). Thứ ba, nhu cầu truyền thông, nâng cao nhận thức, các nội dung về
phòng, chống điều trị ung thư chính là điều bệnh nhân mong muốn được cung cấp
(84.4%). Thứ tư, nhu cầu hỗ trợ tâm lý – xã hội, bệnh nhân rất muốn nhận được
thăm hỏi về tình trạng sức khỏe và hoàn cảnh khó khăn của gia đình (86.1%); tư
vấn – tham vấn tâm lý (68.4%); cung cấp thông tin mạng lưới hỗ trợ bệnh nhân ung
thư (75.7%). Thứ năm, nhu cầu kết nối các nguồn lực và hỗ trợ từ thiện, hỗ trợ tiền
mặt thanh toán một phần chi phí điều trị (84.2%); hỗ trợ tiền mặt chi dùng cho sinh
hoạt phí (84.9%); được tặng đồ dùng cá nhân (66.4%); được cung cấp bữa ăn miễn
phí (79.6%); hỗ trợ chỗ ở cho người nhà trong thời gian chăm sóc (74.3%) là những
nhu cầu bệnh nhân rất cần được đáp ứng. Ngoài ra, nghiên cứu đã chỉ ra rõ mối
tương quan giữa nhu cầu cung cấp DV CTXH cho bệnh nhân ung thư và giới tính,
nhóm tuổi, số lần điều trị, phương pháp điều trị, và trạng thái tâm lý. Bên cạnh đó,
nghiên cứu cũng đã tìm hiểu và làm sáng tỏ những khó khăn, thuận lợi về khả năng
cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện K thông qua
các tiêu chí trình độ chuyên môn của nhân viên công tác xã hội, nhận thức và thái
độ hợp tác của đội ngũ y bác sĩ, cơ sở vật chất và tài chính, cơ chế chính sách [4].


17


1.3.2.2. Khả năng cung cấp dịch vụ CTXH cho người bệnh
Cho đến nay, công tác xã hội tại Việt Nam đang ngày càng nhận được sự
quan tâm của Đảng và nhà nước của các cấp chính quyền. Năm 2010 Thủ
tướng chính phủ đã phê duyệt quyết định số 32/210/QĐ/TTg về Đề án phát
triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020 [13]. Tiếp đó, năm 2011, Bộ Y
tế phê duyệt Quyết định 2514/QĐ-BYT Đề án phát triển nghề CTXH trong
ngành y tế giai đoạn 2011-2020 và tiếp theo đó là Thông tư 43/2015/TT-BYT
quy định về nhiệm vụ và hình thức tổ chức thực hiện nhiệm vụ CTXH của
bệnh viện [2],[11]. Bên cạnh những mặt thuận lợi về cơ chế, chính sách, CTXH
đang gặp những khó khăn, thách thức trong việc cung cấp DV CTXH cho NB.
Hầu hết y văn đều chỉ ra được sự thiếu hụt về số lượng và chất lượng
của đội ngũ nhân viên công tác xã hội trong y tế. Nguồn nhân lực CTXH tham
gia vào bệnh viện không những thiếu về số lượng mà còn yếu về chất lượng
[35]. Nhân sự thực hiện hoạt động gọi là “Công tác xã hội” trong bệnh viện
phần lớn là cán bộ kiêm nhiệm, hay các cộng tác viên là sinh viên công tác xã
hội.Ví dụ, năm 2016, phòng công tác xã hội tại Bệnh viện Nhi Trung Ương có
07 thành viên, trong đó chỉ có 03 cử nhân công tác xã hội, trưởng phòng là
Thạc sỹ Y tế công cộng, còn lại là cán bộ được đào tạo về kinh tế, ngoại ngữ và
văn hóa.
Trong giai đoạn hiện nay, gia đình và cán bộ y tế đóng vai trò chăm sóc
sức khỏe người bệnh ung thư, chưa có nhân viên công tác xã hội trong bệnh
viện [11].
Bên cạnh những khó khăn về đội ngũ nhân viên CTXH, nhận thức của
bệnh viện cũng như đội ngũ y bác sỹ còn chưa thật sự đầy đủ; do đó việc mạnh
dạn sử dụng nhân viên CTXH trong cơ sở y tế còn hạn chế. Mặc dù một trong
những mục tiêu quan trọng của Đề án 2514 Phát triển Nghề công tác xã hội
ngành Y tế giai đoạn 2011-2020 là nâng cao nhận thức và cam kết thực hiện
của các cấp lãnh đạo (70-80%), các cơ sở y tế (80-90%), công chức, viên chức



×