Tải bản đầy đủ (.docx) (98 trang)

TỶ lệ TIỀN đái THÁO ĐƯỜNG và một số yếu TỐLIÊN QUAN ở NHÓM NGƯỜI 30 đến 69 TUỔI đến KHÁM sức KHỎE tại BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 98 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

VEOKHAM SOMVONG

Tỷ Lệ TIềN ĐáI THáO ĐƯờNG Và MộT Số YếU Tố
LIÊN QUAN ở NHóM NGƯờI 30 ĐếN 69 TUổI
ĐếN KHáM SứC KHỏE
TạI BệNH VIệN BạCH MAI

LUN VN CHUYấN KHOA CP II

H NI 2019


B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

VEOKHAM SOMVONG

Tỷ Lệ TIềN ĐáI THáO ĐƯờNG Và MộT Số YếU Tố
LIÊN QUAN ở NHóM NGƯờI 30 ĐếN 69 TUổI
ĐếN KHáM SứC KHỏE
TạI BệNH VIệN BạCH MAI
Chuyờn ngnh : Ni Khoa


Mó s

: CK 62722015

LUN VN CHUYấN KHOA CP II
Ngi hng dn khoa hc
PGS.TS. Trung Quõn

H NI 2019


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, tôi đã nhận
được rất nhiều sự chỉ bảo tận tình của thầy cô và giúp đỡ nhiệt tình của bạn bè
đồng nghiệp. Với sự kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn tới:
- Ban giám hiệu, Phòng sau đại học, Bộ môn nội tổng hợp Trường Đại
học Y Hà Nội đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi học tập và nghiên cứu.
- PGS.TS. Đỗ Trung Quân người thầy đã trực tiếp dìu dắt, dạy bảo cho
tôi những kiến thức chuyên môn, hướng dẫn, tận tình giúp đỡ và cho tôi
những kinh nghiệm quý báu, giúp tôi hoàn thành luận văn này.
- Đảng ủy, Ban giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, tập thể cán bộ nhân viên
khoa khám Bệnh theo yêu cầu - Bệnh vện Bạch Mai đã tạo mọi điều kiện giúp
đỡ tôi trong quá trình học tập, thu thập số liệu và hoàn thành luận văn.
- PGS.TS Nguyễn Khoa Diệu Vân cùng các thầy cô trong hội đồng đã
đóng góp những ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn này.
- Và cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn gia đình, bạn bè và những
người thân đã động viên, giúp đỡ tôi vượt qua mọi khó khăn trong suốt quá
trình học tập cũng như viết bản luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 28 tháng 08 năm 2019


Veokham Somvong


LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Veokham Somvong, học viên CKII khóa 31, chuyên ngành Nội khoa,
Trường Đại học Y Hà Nội, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của PGS.TS. Đỗ Trung Quân.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
đƣợc công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung
thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp nhận của cơ sở nơi
nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày 28 tháng 08 năm 2019
Học viên

Veokham Somvong


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ADA

: American Diabetes Asossiation
(Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ)

BMI


: Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể)

BN

: Bệnh nhân

ĐTĐ

: Đái tháo đường

HOMA-IR

: Homeostasis Model Assessment Insulin Resistance –
(Chỉ số kháng insulin theo phương pháp đánh giá ổn định nội môi).

QUICKI

: Quantitative Insulin Sensitivity Check Index
(chỉ số nhạy insulin)

ĐTĐTK

: Đái tháo đường thai kỳ

GDM

: Gestational Diabetes Mellitus
(Đái tháo đường thai kỳ)

Io


: Insulin máu lấy cùng với Go khi làm dung nạp glucose

Go

: Đường máu trước khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose

G120

: Đường máu lúc 2 giờ sau khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose

HA

: Huyết áp

HATT

: Huyết áp tâm thu

HATTr

: Huyết áp tâm trương

HDL-C

: High Density Lipoprotein - Cholesterol
(Lipoprotein trọng lượng phân tử cao)

IFG


: Impaired Fasting Glucose (Rối loạn glucose máu lúc đói)

IGT

: Impaired Glucose Tolerance (Rối loạn dung nạp glucose)

JNC

: Joint National Committee on detection, evalution and
treatment of hight blood pressure (Ủy ban quốc gia về phát hiện,
đánh giá và điều trị tăng huyết áp Hoa Kỳ).


LDL-C

: Low Density lipoprotein - Cholesterol
(Lipoprotein trọng lượng phân tử thấp)

RLDNG

: Rối loạn dung nạp glucose

RLLM

: Rối loạn lipid máu

CT

: Total Cholesterol (Cholesterol toàn phần)


TG

: Triglyceride

THA

: Tăng huyết áp

VE

: Vòng eo

WHO

: Worl Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)

IDF

: International Diabetes Federation
(Liên đoàn đái tháo đường quốc tế).

NHIS

:National Health Interview Surveys

NHNES

:National Health and Nutrition Examination Survey



MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐÊ .................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN ..............................................................................4
1.1. Vài nét đại cương tiền đái tháo đường ...................................................4
1.1.1. Định nghĩa tiền đái tháo đường ......................................................4
1.1.2. Đặc điểm dịch tễ .............................................................................5
1.1.3. Cơ chế bệnh sinh của tiền đái tháo đường..................................... 7
1.1.4. Chẩn đoán tiền đái tháo đường, các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát
triển tiền ĐTĐ............................................................................... 8
1.1.5. Đối tượng có nguy cơ mắc tiền ĐTĐ.......................................... 10
1.2. Những yếu tố nguy cơ......................................................................... 10
1.2.1. Tuổi ...............................................................................................11
1.2.2. Yếu tố gia đình .............................................................................11
1.2.3. Yếu tố chủng tộc ...........................................................................11
1.2.4. Tiền sử đái tháo đường thai nghén, tiền sử sinh con nặng cân..... 12
1.2.5. Tăng huyết áp ...............................................................................12
1.2.6. Béo phì......................................................................................... 13
1.2.7. Chế độ ăn và hoạt động thể lực ....................................................13
1.2.8. Rối mỡ máu ..................................................................................14
1.3. Nguy cơ tổn thương mạch ở tiền đái tháo đường................................ 14
1.3.1. Mạch máu nhỏ ..............................................................................14
1.4. Tiền đái tháo đường .............................................................................16
1.5. Nghiệm pháp dung nạp glucose ...........................................................16
1.5.1. Cơ sở của nghiệm pháp................................................................ 17
1.5.2. Chuẩn bị bệnh nhân ......................................................................17
1.5.3. Tiến hành ......................................................................................18
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............19
2.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................... 19
2.1.1. Đối tượng .....................................................................................19
2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn .....................................................................19



2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ.........................................................................19
2.1.4. Cỡ mẫu..........................................................................................19
2.2. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................19
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu...................................................................... 19
2.2.2. Thời gian nghiên cứu................................................................... 19
2.2.3. Địa điểm nghiên cứu.................................................................... 19
2.2.4. Các tiêu chuẩn sử dụng trong nghiên cứu.................................... 20
2.2.5. Quy trình, cách thức nghiên cứu ..................................................22
2.2.6. Các biến số cần thu thập trong nghiên cứu ..................................26
2.3. Xử lý số liệu........................................................................................ 27
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................28
Chương 4: BÀN LUẬN ................................................................................49
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu .........................................49
4.2. Tỷ lệ tiền ĐTĐ và ĐTĐ mới mắc ........................................................50
4.2.1. Tỷ tiền ĐTĐ................................................................................. 50
4.2.2. Tỷ lệ mới mắc ĐTĐ .....................................................................53
4.3. Các yếu tố liên quan đến TĐTĐ và ĐTĐ ............................................54
4.3.1. Mối liên quan giữa yếu tố nhân trắc học với TĐTĐ và ĐTĐ ......54
4.3.2. Mối liên quan giữa thể trạng tăng huyết áp và tiền sử gia đình bị
đái tháo đường với tiền ĐTĐ...................................................... 57
4.3.3. Mối liên quan giữa các yếu tố thuộc về hành vi với TĐTĐ .........59
4.3.4. Mối liên quan giữa BMI, WHR với TĐTĐ ..................................60
4.3.5. Tiền sử sản khoa và sinh con to với TĐTĐ.................................. 62
4.3.6. Mối liên quan tiền RLM máu và tình trạng tăng mỡ máu với TĐTĐ... 63
4.3.7. Mức độ liên quan của các yếu tố nguy cơ với TĐTĐ ..................64
KẾT LUẬN................................................................................................... 65
KIẾN NGHỊ ..................................................................................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Phân độ THA theo JNC VII........................................................21

Bảng 2.2.

Chẩn đoán rối loạn lipid máu .....................................................21

Bảng 2.3.

Chẩn đoán rối loạn Lipid máu ....................................................22

Bảng 2.4.

Các biến số cần thu thập trong nghiên cứu ................................26

Bảng 3.1.

Đặc điểm của tuổi và giới.......................................................... 28

Bảng 3.2.

Đặc điểm nghề nghiệp ................................................................29

Bảng 3.3.


Đặc điểm các chỉ số nhân trắc học, HbA1c và lipid máu ..........30

Bảng 3.4.

Tỷ lệ tiền đái tháo đường chung................................................ 32

Bảng 3.5.

Tỷ lệ rối loạn đường máu lúc đói ...............................................33

Bảng 3.6.

Tỷ lệ rối loạn đường máu sau làm nghiệm pháp ........................33

Bảng 3.7.

Tỷ lệ rối loạn lúc đói (IFG), ĐM sau 2h (IGT) và ĐTĐ ............34

Bảng 3.8.

Phân độ THA theo JNC...............................................................35

Bảng 3.9.

Tỷ lệ RLLP máu theo các chỉ số bị rối loạn ...............................36

Bảng 3.10. Tỷ lệ tăng BMI ...........................................................................37
Bảng 3.11. Tỷ lệ tăng vòng eo...................................................................... 37
Bảng 3.12. Đặc điểm tiền sử và thói quen hàng ngày ..................................38
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa trung bình các chỉ số với tiền ĐTĐ ............39

Bảng 3.14. Mối liên quan giữa nhóm tuổi với tiền ĐTĐ............................. 40
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa nhóm giới với tiền ĐTĐ .............................41
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa nhóm nghề nghiệpvới tiền ĐTĐ .................41
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa nhóm tăng HAvới tiền ĐTĐ .......................42
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa nhóm tăng HAvới tiền ĐTĐ .......................42
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa nhóm tăng BMIvới tiền ĐTĐ .....................43
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa nhóm tăng vòng eovới tiền ĐTĐ ................43
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa nhóm rối loạn mỡ máuvới tiền ĐTĐ ..........44


Bảng 3.22. Mối liên quan giữa tiền sử gia đình bị ĐTĐ với tiền ĐTĐ ........45
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa tiền sử rối loạn mỡ máu với tiền ĐTĐ ........46
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa tiền sử tăng HA với tiền ĐTĐ .....................46
Bảng 3.25. Mối liên quan giữa tiền sử hút thuốc với tiền ĐTĐ ...................47
Bảng 3.26. Mối liên quan giữa tiền sử uống rượu với tiền ĐTĐ .................47
Bảng 3.27. Mối liên quan giữa tiền sử ĐTĐ thai kỳ với tiền ĐTĐ ..............48


1

ĐẶT VẤN ĐÊ
Tiền đái tháo đường là cụm từ để chỉ những người có rối loạn glucose
máu khi đói (IFG) và hoặc rối loạn rung nạp glucose (IGT), những người
trong nhóm này tăng nguy cơ bị bệnh đái tháo đường trong tương lai [1]. Hiệp
hội ĐTĐ Mỹ (ADA) đưa ra vào tháng 3 năm 2002 được biết với cái tên rối
loạn đường huyết lúc đói từ 100 (5,6mmol/L) đến 125 mg/dL (6,9 mmol/L)
hoặc rối loạn dung nạp đường máu (IGT) từ 140 (7.8 mmol/L) đến 199 mg/dL
(11 mmol/L) [2]. Năm 2011 theo liên đoàn Đái tháo đường quốc tế (IDF) số
người ở độ tuổi 20- 79 tuổi bị rối loạn đường máu sau ăn toàn thế giới là 6,4%
bằng 280 triệu người và mắc ĐTĐ là 366 triệu người (8,3%), người ta ước

tính đến năm 2030 con số IGT là 398 triệu người (7,1%) và con số bị mắc
ĐTĐ là 552 triệu người (9,9%) trong đó 80% tập trung tại nước có thu nhập
thấp và trung bình. Trong khu vực Đông Nam Á ước tính có 71,4 (8,3%) triệu
người mắc bệnh ĐTĐ và số người rối loạn đường máu sau ăn là 23,8 (2,8%)
triệu nười [3]. Năm 2015 IDF chỉ ra rằng tỷ lệ bị rối loạn đường máu sau ăn
độ tuổi 20- 79 tuổi là 318 (6.7%) triệu người và đến năm 2040 họ ước tính tỷ
lệ này sẽ là 481(7.8%) triệu người)[4] và năm 2017 tỷ lệ IGT với con số là
352 (7.3%) triệu và ước tính đến năm 2045 có thể đạt tỷ lệ là 513 (8.3%) triệu
người. Tại Hoa Kỳ theo NHIS, (2015) và NHNES, (2014) tỷ lệ ĐTĐ ở người
độ tuổi > 20 tuổi là 21.8 (9.5%) triệu người) và nhóm ≥ 65 tuổi mắc bệnh
ĐTĐ với tỷ lệ cao 20.8%, trong đó tiền ĐTĐ 34.4 – 36.9% ước tính là 83.6
triệu người [5],[6]. Còn các nghiên cứu tại Ấn Độ ( Chennai, Delhi) và Pakistan
( Karachi) tỷ lệ rối loạn đường máu lúc đói ở người lớn trên 20 tuổi (IFG) là
(37.9%, 47.4%) và (31.1%) [7], tại Trung Quốc Ming Zhao ở nhóm người lớn


2

20- 80 tuổi thấy tỷ lệ IGT là 28.52% [8], cũng tại Trung Quốc theo Shasha Yu
ở người lớn trên 35 tuổi có rối loạn IFG là 40.7% [9].
Tại Việt Nam, năm 2014, báo cáo chung tổng quan ngành y tế đã chỉ ra
rằng tỷ lệ tiền ĐTĐ ở nhóm người ≥ 45 tuổi năm 2011 là 7,5% và năm 2012
là 7,4% còn năm 2013 tỷ lệ tiền ĐTĐ là 7,1% [10]. Có rất nhiều nghiên cứu
trên thế giới và trong nước đều đồng thuận chỉ ra rằng tỷ lệ mắc tiền ĐTĐ đều
tăng theo tuổi. IDF, (2010) ước tính toàn cầu chỉ tính riêng ở nhóm người có
độ tuổi ≥ 40- 59 tuổi tỷ lệ IGT là 138 triệu và năm 2030 sẽ tăng lên 186 triệu
người [11]. Năm 2012, Vũ Bích Nga và CS tỷ lệ mắc tiền ĐTĐ ở nhóm người
ở độ tuổi 30- 69 tuổi, kết quả chỉ ra rằng tỷ lệ rối loạn dung nạp đường máu
chung là 27.4% trong đó nếu có 1 yếu tố nguy cơ tăng nguy cơ rối loạn rối
loạn dung nạp đường máu 13,1% nếu 4 yếu tố nguy cơ tỷ lệ mắc tăng lên

43,1% [12]. Isti Ilmiati và CS (2017), tại Indonesia nghiên cứu nguy cơ tiền
ĐTĐ và ĐTĐ ở nhóm người ≥ 18 tuổi có 21720 người tham gia kết quả đều
cho thấy tât cả các yếu tố như: tuổi, giới, trình độ học vấn, tiền sử ĐTĐ trong
gia đình, ít vận động, hút thuốc lá, BMI, tăng HA đều thấy có sự liên quan
làm tăng tỷ lệ mắc tiền ĐTĐ có ý nghĩa thống kê (p<0.05) [13] và kết quả
nghiên cứu của Ming Zhao (2013) cũng đều thấy có sự liên quan giữa yếu tố
tuổi, thừa cân/béo phì, THA, tiền sử gia đình bị ĐTĐ, rối loạn mỡ máu với
nguy cơ mắc tiền ĐTĐ có ý nghĩa thống kê (p<0.05) [8]. Giai đoạn tiền đái
tháo đường đã xuất hiện kháng insulin, là giai đoạn khởi đầu trong tiến trình
tiến triển thành đái tháo đường typ 2. Nhiều nghiên cứu cho thấy, ngay giai
đoạn tiền đái tháo đường đã xuất hiện nhiều biến chứng của bệnh đái tháo
đường [14],[15]. Người tiền đái tháo đường có nguy cơ bị đái tháo đường typ
2 cao và người ta thấy tỷ lệ chuyển đổi thành ĐTĐ hàng năm là 5% - 10%


3

người bình thường [16]. Nhằm ngăn chặn sự gia tăng của bệnh đái tháo đường
trên toàn thế giới, đã có nhiều nghiên cứu can thiệp để phòng chống ở những
đối tượng có nguy cơ cao mắ bệnh đái tháo đường, đặc biệt người thừa cân,
béo phì và tiền đái tháo đường [17], các biện pháp can thiệp bao gồm: chế độ
ăn, cần tập thể dục thường xuyên tối thiểu 30 phút/ngày và ít nhất 5 lần trong
tuần, là giúp cơ thể sử dụng insulin hiệu quả hơn, qua đó, bình thường hóa
nồng độ đường huyết[7],[18],[19]. Nằm có biện pháp phát hiện sớm và đề ra
những hướng điều trị và phòng chống kịp thời các biến chứng cho người dân
nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này “tỷ lệ tiền đái tháo đường và
một số yếu tố liên quan ở những người có độ tuổi 30 – 69 tuổi đến khám
sức khỏe tại Khoa Khám Bệnh Theo Yêu Cầu Bệnh Viện Bạch Mai” với
mục tiêu sau:
1.


Xác định tỷ lệ mắc tiền đái tháo đường ở những người có độ tuổ từ 30 – 69
tuổi đến khám sức khỏe tại Khoa Khám Bệnh Theo Yêu Cầu Bệnh
Viện Bạch Mai năm 2018 – 2019.

2.

Nhận xét một số yếu tố liên quan đến ( Tuổi, BMI, vòng eo, tăng huyết
áp, tiền sử gia đình, mỡ máu…) với tiền đái tháo đường ở nhóm
nghiên cứu trên


4

Chương 1
TỔNG QUAN

1.1. Vài nét đại cương tiền đái tháo đường
1.1.1. Định nghĩa tiền đái tháo đường
Khái niệm tiền ĐTĐ đã được cơ quan dịch vụ sức khỏe và con người và
Hiệp hội ĐTĐ Mỹ (ADA) đưa ra vào tháng 3 năm 2002 và cho đến hiện nay
là tình trạng đường huyết cao nhưng chưa cao đến mức bị đái tháo đường,
được biết với cái tên rối loạn đường huyết lúc đói từ 100 (5,6mmol/L) đến 125
mg/dL (6,9 mmol/L) hoặc rối loạn dung nạp đường máu (IGT) từ 140 (7.8
mmol/L) đến 199 mg/dL (11 mmol/L) hoặc HbA1c từ 5,7% (39 mmol/mol)
đến 6,4% (47 mmol/mol)[2].
HHS và ADA cũng đã khuyến cáo tất cả nhữn người béo phì từ 45 tuổi
trở lên (BMI ≥ 25 ) cần được sàng lọc và những người mà có tuổi nhỏ 45 tuổi
cũng nên sàng lọc nếu có các yếu tố nguy cơ như là THA, tiền sử gia đình
ĐTĐ, rối loạn mỡ máu, ĐTĐ thai kỳ hoặc đẻ con mà có trọng lượng trên 4

cân, hoặc thuộc chủng tộc có nguy cơ bị ĐTĐ typ 2 cao.
Nếu một người mà có yếu tố nguy cơ được xét nghiệm sàng lọc tiền
ĐTĐ và kết quả đường huyết nằm trong giới hạn bình thường thì ADA
khuyên nên làm xét nghiệm lại 3 năm một lần.
Nếu một người được chẩn đoán tiền ĐTĐ nên làm xét nghiệm sàng
lọc chẩn đoàn ĐTĐ typ 2 cứ 1 đến 2 năm một lần, và phải có sự thay đổi


5

hành vi lối sống có thể phòng tránh và làm chậm quá trình bệnh tiến triển
lên thành ĐTĐ typ 2.

1.1.2. Đặc điểm dịch tễ
Theo WHO thế kỷ 21 là thế kỷ của các bệnh không lây như tim mạch,
tăng huyết áp (THA), tâm thần, ung thư v.v…, đặc biệt là bệnh ĐTĐ typ 2
đang là gánh nặng thực sự cho nền kinh tế xã hội và sức khỏe con người.
Theo Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới (IDF): Năm 2011 toàn cầu
người có độ tuổi 20- 79 tuổi mắc ĐTĐ là 366 triệu người (8,3%) tỷ lệ mắc
bệnh ĐTĐ tăng lên ở tất cả các nước nhưng tập trung nhiều ở các nước có
mức thu nhập thấp và trung bình, còn số người rối loạn đương máu sau ăn
(IGT) là 280 triệu người 6,45[3]. IDF (2015), ước tính số người mắc ĐTĐ là
415 triệu người, và người ta thấy rằng cứ 11 người có 1 người bị ĐTĐ, trong
đó IGT 6,7% (318 triệu dân)[4]. IDF (2017), số người bị đái tháo đường trên
toàn thế giới là 424,9 (8,8%) và tỷ lệ IGT 352 (7,3%) triệu người, trong đó
279,2 triệu người sống ở thành phố và 145,7 triệu người sống ở nông thôn, và
ngày một gia tăng với tỉ lệ thành thị 10,2%, nông thôn 6,9%, một trong 2
người trưởng thành (20-79 tuổi) bị đái tháo đường không được chẩn đoán
(trên 212 triệu người), đến năm 2045 con số này sẽ là 629 triệu, tương đương
cứ 10 người có 1 người bị ĐTĐ[1].

Mặc dù tiền ĐTĐ và ĐTĐ chưa có chứng minh là có nguyên nhân rõ
ràng nhưng trong tất cả các nghiên cứu cho thấy nó có yếu tố liên quan làm


6

tăng nguy cơ mắc ĐTĐ và tiền ĐTĐ như: thừa cân/béo phì, thói quen ăn
không lành mạnh, ít vận động, tuổi cao lên, tiền sử gia đình mắc ĐTĐ và
chủng tộc [3]. Năm 2013, Ming Zhao và CS chỉ ra rằng các yếu tố: tuổi, thừa
cân/béo phì, huyết áp cao, rối loan mỡ máu có liên quan với mắc tiền ĐTĐ và
nó có sự ảnh hưởng hiệp đồng làm phát triển thành tiền ĐTĐ. Trong nghiên
cứu này BMI 24-28 kg/m² tăng nguy cơ mắc TĐTĐ 1,3 lần (CI95%: 1,17 –
1,56, P<0.05), còn BMI≥ 28kg/m² tăng nguy cơ mắc gấp 2 lần so với người
BMI bình thường (CI95%: 1,54- 2,61, p<0,05), người có vận động 5- 7 ngày/
tuần co giảm nguy cơ mắc TĐTĐ (CI95%: 0,55- 0,76, P<0.05)[8]. Tại
Indonesia, Isti Ilmiast Fujiati và CS (2017), đã tiến hành nghiên cứu dự đoán
nguy cơ mắc tiền ĐTĐ ở độ tuổi ≥18 tuổi với 21720 người, kết quả cho thấy
các yếu tố: tuổi, trình độ học vấn, tiền sử ĐTĐ trong gia đình, hút thuốc lá, sự
vận động, BMI, tăng HA đều có sụ liên quan đến nguy cơ mắc tiền ĐTĐ, và
trong nhó người tham gia nghiên cứu không hoăc chỉ vận động thể lực mức
đọ trung bình < 150 phút trong 1 tuần có nguy cơ mắc tiền ĐTĐ gấp 1,2 lần
(CI95%: 1,11- 1,03, p<0.05) [13].
Nhiều nghiên cứu cho thấy, ngay giai đoạn tiền đái tháo đường đã xuất
hiện nhiều biến chứng của bệnh đái tháo đường [14],[15], người tiền đái tháo
đường có nguy cơ bị đái tháo đường typ 2 cao và người ta thấy tỷ lệ chuyển
đổi thành ĐTĐ hàng năm là 5% - 10% người bình thường [16], và rủi ro
tương đối hàng năm người có IGT phát triển thành ĐTĐ type 2 là gấp 6 lần so
với người có dung nạp đường máu bình thường, còn khi có cả hai IGT và IFG
tương quan này tăng lên 12 lần [10]. Nhưng một điều đáng khả quan, có tới
70% trường hợp ĐTĐ típ 2 có thể dự phòng hoặc làm chậm xuất hiện bệnh



7

bằng tuân thủ lối sống lành mạnh, dinh dưỡng hợp lý và tăng cường luyện tập
thể lực [19],[20].
Ở Việt Nam, năm 1990 của thế kỷ trước, tỷ lệ bệnh ĐTĐ chỉ là 1,1% (ở
thành phố Hà nội), 2,25% (ở thành phố Hồ Chí Minh), 0,96% (thành phố
Huế), nghiên cứu năm 2012 của Bệnh viện Nội tiết trung ương cho thấy: tỷ lệ
hiện mắc ĐTĐ trên toàn quốc ở người trưởng thành là 5,42%, tỷ lệ đái tháo
đường chưa được chẩn đoán trong cộng đồng là 63.6%. Tỷ lệ rối loạn dung
nạp glucose toàn quốc 7.3%, rối loạn glucose máu lúc đói toàn quốc 1.9%
(năm 2003). Theo kết quả điều tra STEPwise về các yếu tố nguy cơ của bệnh
không lây nhiễm do Bộ Y tế thực hiện năm 2015, ở nhóm tuổi từ 18-69, cho
thấy tỷ lệ ĐTĐ toàn quốc là 4,1%, tiền ĐTĐ là 3,6% [21]. Và nhằm thực hiện
mục tiêu phòng chống và quản lý bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2012 –
2015 theo quyết định số 1208/QĐ-TT của Thủ tướng Chính phủ, năm 2011,
đã sàng lọc 248,466 đối tượng nguy cơ cao và phát hiện 18,738 (7.5%) trường
hợp TĐTĐ và 38,135 (15,4%) ĐTĐ, 2012 sàng lọc 268,373 đối tượng nguy
cơ cao và phát hiện 19,778 (7.4%) TĐTĐ và 36,123 (13.5%) ĐTĐ, năm 2013
đã khám sàng lọc 266,480 đối tượng nguy cơ cao và phát hiện 19,062 (7.1%)
TĐTĐ và 45,966 (17.3%) ĐTĐ [10].
1.1.3. Cơ chế bệnh sinh của tiền đái tháo đường
Trước khi mắc bệnh đái tháo đường, người bệnh đã trải qua giai đoạn tiền
đái tháo đường. Tiền đái tháo đường cũng được biết tới với tên gọi rối loạn dung
nạp glucose và rối loạn đường huyết lúc đói. Đây là sự kết hợp giữa rối loạn quá
trình sản sinh insulin và giảm độ nhạy của insulin (kháng insulin).
a) Rối loạn tiết insulin: Khi mới bị đái tháo đường týp 2 thì insulin có
thể bình thường hoặc tăng lên nhưng tốc độ tiết insulin chậm và không tương



8

xứng với mức tăng của glucose máu. Nếu glucose máu vẫn tiếp tục tăng thì ở
giai đoạn sau, tiết insulin đáp ứng với glucose sẽ trở nên giảm sút hơn. Nguyên
nhân là do ảnh hưởng độc của việc tăng glucose máu đối với tế bào bêta.
b) Kháng insulin: Kháng insulin là tình trạng giảm hoặc mất tính nhạy
cảm của cơ quan đích với insulin.
- Cơ chế của kháng insulin hiện nay chưa rõ. Tuy nhiên người ta thấy
rằng: khả năng là do bất thường tại các vị trí trước, sau và ngay tại thụ thể
insulin ở mô đích. Giảm số lượng thụ thể insulin là yếu tố bất thường tại thụ
thể hoặc có kháng thể kháng thụ thể insulin là yếu tố ức chế trước thụ thể.
- Do giảm hoạt tính của tyrosine kinase của vùng sau thụ thể insulin làm
cho insulin khi gắn vào thụ thể không phát huy được tác dụng sinh học. Vì
vậy không kích thích được việc vận chuyển glucose vào tế bào. Mặt khác sự
tăng tiết các hormon đối kháng với insulin như: GH (growth hormon- hormon
tăng trưởng), glucocorticoid, catecholamin, thyroxin đều gây ảnh hưởng sau
thụ thể insulin.
- Insulin kiểm soát cân bằng đường huyết qua 3 cơ chế phối hợp, mỗi cơ
chế rối loạn có thể là nguyên nhân dẫn đến kháng insulin: insulin ức chế sản
xuất glucose từ gan, insulin kích thích dự trữ glucose ở tổ chức cơ, insulin
kích thích dự trữ glucose ở các cơ quan [17],[18].
1.1.4. Chẩn đoán tiền đái tháo đường, các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát
triển tiền ĐTĐ
Tháng 11 năm 2005 WHO và IDF tại Geneva Thụy Sĩ đã sả soát lại các
kết quả nghiên cứu và ngừoi ta thấy từ 1979 the us national Diabetes Data
Group 1979 đã cho thấy rằng rối loạn đường máu sau ăn đã là nguy cơ mắc


9


bệnh ĐTĐ, và nó làm tăng nguy cơ tim mạch, và đến năm (1980) WHO đã
thông báo tiền ĐTĐ không phải thực thể lâm sàng nhưng nó là nguy cơ của
ĐTĐ và nó liên quan đến sự đề kháng insulin và bất thường về bài tiết, và
trong báo cáo này cho thấy tỷ lệ IGT trong quẩn thể là khác nhau ở các độ
tuổi nó tăng theo tuổi, tỷ lệ lưu hành 10% hoặc cao hơn và phụ nữ mắc nhiều
hơn nam [22],[23]. Sự đề kháng Insulin và bất thường về bài tiết Insulin có
mối liên quan rất chặt chẽ và đồng thời cũng là nguy cơ làm phát triển rối
loạn đường máu, trong đó có đường máu sau ăn (IGT). S. M. Haffner và CS
(1996), làm nghiên cứu thuần tập trên 839 đối tượng tham gia theo dõi trong 7
năm nhằm dự đoán sự tiến triển thành tiền ĐTĐ trên những nười có đề kháng
của Insulin và giảm bài tiết Insulin, kết quả nghiên cứu kết luạn rằng sự đề
kháng và giảm bài tiết Insulin có nguy cơ cao phát triển IGT với (CI 95 %:
1.97,6.21, p<0.001) [24], và nhiều nghiên cứu trong nước và thế giớ đều có
đồng thuận và đều cho rằng các yếu tố tuổi càng cao thì tỷ lệ kháng insulin
cũng tăng lên, tiền sử gia đình có bệnh ĐTĐ, tăng HA, mắc bệnh tăng HA,
tiền sử ĐTĐ thai kỳ, thừa cân/ béo phì, ít vận động, chế độ ăn không lành
mạnh, rối loạn mỡ máu đều làm gia tăng tỷ lệ mắc tiền ĐTĐ. Symen Ligthart
MD, (2016) nghiên cứu về thời gian của cuộc sống là nguy cơ phát triển rối
loạn dung nạp đường máu và theo dõi trên 14 năm và trên 10050 đối tượng
trong độ tuổi >45 tuổi (1997-2012) kết quả có 828 người nguy cơ rỉu ro mắc
tiền ĐTĐ là 48.7% (CI95%: 46.2-51.3) [25], và có nhiều kết quả nghiên cứu
trong nước và trên thế giới đều đồng thuận rằng trên một người mà có càng
nhiều yếu tố nguy cơ càng lam tăng cơ hội bị rối loạn dung nạp đường máu có
ý nghĩa thống kê [8],[12],[15]
Theo Hội ĐTĐ Hoa Kỳ 2003, Hội Nội Tiết- ĐTĐ Việt Nam 2017,
Quyết định số 3319/QĐ-BYT ngày 19 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y
tế về chẩn đoán tiền đái tháo đường khi có một trong các rối loạn sau đây:



10

a. Rối loạn glucose huyết đói (impaired fasting glucose: IFG): Glucose
huyết tương lúc đói từ 100 (5,6mmol/L) đến 125 mg/dL (6,9 mmol/L) hoặc
b. Rối loạn dung nạp glucose (impaired glucose tolerance: IGT):
Glucose huyết tương ở thời điểm 2 giờ sau khi làm nghiệm pháp dung nạp
glucose bằng đường uống 75 g từ 140 (7.8 mmol/L) đến 199 mg/dL (11
mmol/L) hoặc
c. HbA1c từ 5,7% (39 mmol/mol) đến 6,4% (47 mmol/mol). Những tình
trạng rối loạn glucose huyết này chưa đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán đái tháo
đường nhưng vẫn có nguy cơ xuất hiện các biến chứng mạch máu lớn của đái
tháo đường, được gọi là tiền đái tháo đường (pre-diabetes).

1.1.5. Đối tượng có nguy cơ mắc tiền ĐTĐ
a. Người lớn có BMI ≥ 23 kg/m2, hoặc cân nặng lớn hơn 120% cân
nặng lý tưởng và có một hoặc nhiều hơn một trong các yếu tố nguy cơ sau:
- Ít vận động thể lực
- Gia đình có người bị đái tháo đường ở thế hệ cận kề (bố, mẹ, anh chị em ruột)
- Tăng huyết áp (huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm
trương ≥ 90 mmHg hay đang điều trị thuốc hạ huyết áp)
- Nồng độ HDL cholesterol < 35 mg/ (0,9 mmol/L) và/hoặc nồng độ
triglyceride > 250 mg/dL (2,82 mmol/L)
- Vòng bụng to: ở nam ≥ 90 cm, ở nữ ≥ 80 cm
- Phụ nữ bị buồng trứng đa nang


11

- Phụ nữ đã mắc đái tháo đường thai kỳ
- HbA1c ≥ 5,7% (39 mmol/mol), rối loạn glucose huyết đói hay rối loạn

dung nạp glucose ở lần xét nghiệm trước đó.
- Có các dấu hiệu đề kháng insulin trên lâm sàng (như béo phì, dấu gai
đen…).
- Tiền sử có bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch.
b. Ở bệnh nhân không có các dấu hiệu/triệu chứng trên, bắt đầu thực
hiện xét nghiệm phát hiện sớm đái tháo đường ở người ≥ 45 tuổi.
c. Nếu kết quả xét nghiệm bình thường, nên lặp lại xét nghiệm sau mỗi
1- 3 năm. Có thể thực hiện xét nghiệm sớm hơn tùy thuộc vào kết quả xét
nghiệm trước đó và yếu tố nguy cơ. Đối với người tiền đái tháo đường: thực
hiện xét nghiệm hàng năm.
1.2. Những yếu tố nguy cơ
Theo Hội ĐTĐ Hoa Kỳ, các yếu tố nguy cơ (YTNC) liên quan đến tiền ĐTĐ:
- Tiền sử gia đình ĐTĐ.
- Béo phì (nhất là béo phì dạng nam).
- Tuổi: từ 45 tuổi trở lên.
- Tăng huyết áp và hoặc rối loạn lipid máu.
- Tiền sử ĐTĐ thai nghén.
- Tiền sử sinh con nặng từ 4kg trở lên.


12

- Chủng tộc (người Mỹ gốc Phi, người Mỹ gốc Tây Ban Nha, người Mỹ
gốc bản địa, những người sống trên các đảo Thái Bình Dương).
- Ít vận động.
- Stress.
- Thói quen ăn nhiều và giàu đường đơn.
- Dùng các thuốc làm tăng glucose huyết.
1.2.1. Tuổi
Nguy cơ mắc tiền ĐTĐ tăng theo tuổi. Khi cơ thể già, chức năng nội tiết

của tuyến tụy cũng bị già theo, làm cho khả năng tiết insulin bị giảm sút, đồng
thời làm giảm sự nhạy cảm của insulin, dẫn đến tăng glucose máu [22], [25],
[26],[27].
1.2.2. Yếu tố gia đình
Nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định yếu tố gia đình có vai trò
quan trọng trong việc xuất hiện bệnh ĐTĐ. Những người có mối liên quan huyết
thống gần gũi với người mắc bệnh ĐTĐ typ 2 có nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ typ 2
cao gấp 2.3 – 5.5 lần so với người bình thường[28]. Những người mà cả nội và
ngoại đều có người mắc bệnh ĐTĐ typ 2, con cái có cả bố mẹ đều mắc bệnh ĐTĐ
typ 2, thì có nguy cơ rất cao bị mắc bệnh ĐTĐ typ 2 [29],[30],[31].
1.2.3. Yếu tố chủng tộc
Tỷ lệ tiền đaí tháo đường và đái tháo đường typ 2 gặp ở tất cả các dân
tộc, nhưng với tỷ lệ và mức độ khác nhau. Tỷ lệ đái tháo đường cao nhất ở
người châu Á, Ấn Độ, còn tiền đái tháo đường thì có vẻ thấp hơn khi so sánh
với dân gốc khác[32], và tỷ lệ có tăng theo tuổi[33].


13

1.2.4. Tiền sử đái tháo đường thai nghén, tiền sử sinh con nặng cân.
Trẻ sơ sinh nặng trên 4000 gram là một YTNC của bệnh ĐTĐ typ 2 cho
cả mẹ và con. Các bà mẹ này có nguy cơ mắc ĐTĐ typ 2 cao hơn phụ nữ bình
thường. Và năm 2017 tỷ lệ người sống có liên quan với tăng đường máu trong
khi có thai là 16.2% chiếm con số là 21.3 triệu ngừoi [1].
Những phụ nữ có tiền sử ĐTĐ thai kỳ tỷ lệ tiến triển thành bệnh ĐTĐ
typ 2 khá cao. Nhiều nghiên cứu đã cho rối loạn dung nạp dường máu (IGT)
là 12.5%, IFT là 20.8%[33], IGT 9.4% [34]. Và trong tất cả đều cho rằng có
liên quan đến tuổi, yếu tố gia đình từa cân/béo phì, có rối loạn bài tiết insulin,
đề kháng insulin [35]. Tại Việt Nam, trong một nghiên cứu tại bệnh viện Phụ
sản Trung ương và bệnh viện Phụ sản Hà Nội công bố năm 1997, trong số phụ

nữ được chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ và đến khám lại sau đẻ 6-12 tuần thấy có
3,2% là ĐTĐ thực sự, số rối loạn dung nạp glucose hoặc suy giảm đường
huyết lúc đói là 26,3%. ĐTĐ thai kỳ có tương quan thuận với tuổi của bà mẹ
khi mang thai, trong đó, nguy cơ đặc biệt cao ở nhóm bà mẹ trên 35 tuổi [36].
1.2.5. Tăng huyết áp
Tăng huyết áp được coi là nguy cơ phát triển bệnh ĐTĐ typ 2. Phần lớn
bệnh nhân ĐTĐ typ 2 có THA và tỷ lệ ĐTĐ typ 2 ở người bệnh THA cũng
cao hơn rất nhiều so với người bình thường. Tỷ lệ THA ở bệnh nhân ĐTĐ typ
2 tăng theo tuổi đời, tuổi bệnh [1],[6],[37]. Trong một nghiên cứu mô tả cá
ngang tại Cameroon có 26.6% là tăng huyết áp còn tiền ĐTĐ là 5.7% [38].
Trong một nghiên cứu về người trưởng thành có mắc tiền ĐTĐ (IFG,
IGT) Biracial Cohort(POP-ABC) thấy huyết áp tâm thu và huyết áp tâm


14

trương có sự tương quan đáng kể với IFG và IGT(P= 0.003 - <0.0001) [39],
Có nghiên cứu nhóm người có nguy cơ tại Ninh Bình 2012 cho thấy tăng
huyết áp có tỷ lệ mắc TĐTĐ cao hơn nhóm không tăng huyết áp OR 1.93 [40]
1.2.6. Béo phì
Béo phì/thừa cân và bệnh chuyển hóa là hai tình trạng vấn đề sức khỏe
cấp bách trong thời gian hiện nay, bệnh chuyển hóa là sự tăng lên của vòng
bụng làm gia tăng rối loạn đường máu, kháng insulin, huyết áp tăng và rối
loạn mỡ máu. Đây được coi là nguy cơ của ĐTĐ typ2 và một trong những
nguy cơ tim mạch và tỷ lệ tử vong [41]. Một điều tra tại Ninh Bình 2012 béo
phì là yếu tố liên quan đén tiền ĐTĐ typ2 BMI ≥ 23 kg/m² (OR= 1.160)[40],
nghiên cứu ở Ethiopia có 23.9% có tiền ĐTĐ liên quan đến béo bụng với
OR= 1.2 (0.6-2.8) nam, OR = 2.5 (0.9-6.7)[42], và tại miền trung Ấn Độ có
nghiên cứu cho thấy tỷ lệ vòng bụng càng cao thì tỷ lệ IFG cũng tăng lên [43].
1.2.7. Chế độ ăn và hoạt động thể lực

Hiệp hội ĐTĐ thế giơí (IDF), (2010) chỉ ra rằng mặc dù người tiền đái
tháo đường có nguy cơ bị đái tháo đường typ 2 cao, tuy nhiên sự chuuyển đổi
cũng không hoàn toàn chắc chắn và có khoảnh 30% trong số người bị IGT có
thể trở về bình thườn sau một thời gian dài [11], đièu đó cho thấy tiền ĐTĐ có
thể phòng được để làm chậm lại hoăc làm ngăn chặn trở thành ĐTĐ thực sự.
Một nghiên cứu ở Hà Nội ở những người có thói quen thường xuyên ăn mỡ
có nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ cao gấp 4 lần những người không có thói quen ăn
mỡ. Những người có thói quen uống rượu bia thường xuyên có nguy cơ mắc
bệnh ĐTĐ cao gấp 3 lần người bình thường. Nhóm đối tượng có thói quen ăn
rau thường xuyên có tỷ lệ bệnh ĐTĐ thấp hơn (2,4%) so với nhóm không


15

thích ăn rau (12,4%). Nhóm có tăng hoạt động thể lực trên 30 phút/ngày có
nguy cơ ĐTĐ thấp hơn nhóm hoạt động thể lực dưới 30 phút/ngày tới 2 lần
[44]. Tại miền đông bắc Thái Lan có người tham gia nghiên cứu 383,442
nam, nữ khỏe mạnh tỷ lệ mắc tiền ĐTĐ có liên quan đến uống rượu là 10.5%
(11.2% và 9.7% nam và nữ) và sau khi loại trừ yếu tố rủi ro khác thì nồng độ
rượu là yếu tố độc lập liên quan đến tiền ĐTĐ, với mối liên hệ phản ứng liều
OR 1.80, 95% CI 1.53-2.11, p < 0.001 và 1.47, 95% CI 1.28-1.68, p < 0.001)
đối với người uống liều hàng ngày và 3-4 lần trong tuần, khi so với người
không dùng [45].
Các nghiên cứu cũng cho thấy, việc tập luyện thể lực thường xuyên có
tác dụng làm giảm nhanh nồng độ glucose huyết tương, giúp duy trì sự bình
ổn của lipid máu, huyết áp, cải thiện tình trạng kháng insulin và giúp cải thiện
tâm lý ở BN ĐTĐ typ 2. Sự phối hợp hoạt động thể lực thường xuyên và điều
chỉnh chế độ ăn hợp lý có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ typ 2
một cách đáng kể [14],[46]
1.2.8. Rối mỡ máu

Rối loạn lipid máu có liên quan đến tiền ĐTĐ, làm tăng nguy cơ bị
tiền ĐTĐ [1]. Nghiên cứu tuần tập tại Nhật Bản theo dõi trong 3 năm kết
luận rằng nồng độ của TG và HDL-C có sự tác động khác nhau đến giai
đoạn đầu sự bài tiết insulin là trạng thái cơ bản cho rối loạn dung nạp đường
máu [14]. Tại Ấn Độ, Vandana Balgi và cộng sự có làm nghiên cứu bệnh
nhân ngoại và nội trú K R Hospital, MysoreTC, theo dõi trong 1 năm kết quả
nghiên cứu cho thấy LDL, TG, và VLDL là đặc hiệu cho sự tăng lên của tiền


×