Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ kỹ THUẬT TRÁM RĂNG KHÔNG SANG CHẤN cải TIẾN TRONG PHỤC hồi các XOANG sâu LOẠI i TRÊN RĂNG hàm sữa ở TRẺ 3 5 TUỔI tại một số TRƯỜNG mẫu GIÁO ở hà nội năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (773.9 KB, 56 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

ĐỖ CHÂU GIANG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KỸ THUẬT
TRÁM RĂNG KHÔNG SANG CHẤN CẢI TIẾN
TRONG PHỤC HỒI CÁC XOANG SÂU LOẠI I TRÊN
RĂNG HÀM SỮA Ở TRẺ 3-5 TUỔI TẠI MỘT SỐ
TRƯỜNG MẪU GIÁO Ở HÀ NỘI NĂM 2018

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

HÀ NỘI – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

ĐỖ CHÂU GIANG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KỸ THUẬT
TRÁM RĂNG KHÔNG SANG CHẤN CẢI TIẾN
TRONG PHỤC HỒI CÁC XOANG SÂU LOẠI I TRÊN
RĂNG HÀM SỮA Ở TRẺ 3-5 TUỔI TẠI MỘT SỐ
TRƯỜNG MẪU GIÁO Ở HÀ NỘI NĂM 2018
Chuyên ngành: Răng Hàm Mặt
Mã số


: 60720601

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
TS. TRẦN THỊ MỸ HẠNH

HÀ NỘI – 2018


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

WHO

: Tổ chức y tế thế giới

SMART

: Trám răng không sang chấn cải tiến

ART

: Trám răng không sang chấn

GIC

: Glass ionomer Cement

smt

: Chỉ số răng sâu- mất- trám răng sữa


s

: Chỉ số răng sâu

m

: Chỉ số răng mất

t

: Chỉ số răng trám

n

: Số lượng

%

: Tỷ lệ phần trăm


BẢN CAM KẾT

Tên tôi là: Đỗ Châu Giang
Học viên lớp Cao học khóa XXVI chuyên ngành Răng Hàm Mặt
Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung trong đề cương luận văn này là của
tôi, không có sự sao chép của người khác.
Hà Nội, ngày 8 tháng 6 năm 2018
Học viên

Đỗ Châu Giang


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN...............................................................................3
1.1. Đặc điểm sâu răng sữa............................................................................3
1.1.1.Đặc điểm khác nhau về hình thể răng sữa và răng vĩnh viễn...........3
1.1.2. Đặc điểm sâu răng sữa.....................................................................4
1.2. Kỹ thuật trám răng không sang chấn bằng GIC.....................................9
1.2.1. Kỹ thuật ART..................................................................................9
1.2.2 Kỹ thuật SMART...........................................................................10
1.2.3 Một số nghiên cứu về kỹ thuật SMART.........................................12
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............13
2.1. Nghiên cứu mô tả cắt ngang.................................................................13
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................13
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu...............................................................13
2.1.3. Các chỉ số sử dụng trong nghiên cứu............................................15
2.2. Nghiên cứu can thiệp............................................................................17
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................17
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu...............................................................18
2.2.3. Quá trình nghiên cứu.....................................................................19
2.2.4. Kỹ thuật trám răng không sang chấn cải tiến bằng Fuji VII.........19
2.2.5. Theo dõi và đánh giá.....................................................................22
2.3. Phân tích số liệu...................................................................................23
2.4. Sai số và phương pháp hạn chế sai số..................................................24
2.4.1. Sai số.............................................................................................24
2.4.2. Cách khắc phục.............................................................................24
2.5. Đạo đức trong nghiên cứu....................................................................25



Chương 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ.................................................................26
3.1 Tình trạng sâu răng sữa ở trẻ em 3-5 tuổi.............................................26
3.1.1. Đặc điểm của nhóm đối tượng nghiên cứu...................................26
3.1.2. Đặc điểm sâu răng ở đối tương nghiên cứu...................................26
3.2. Kết quả kỹ thuật trám răng không sang chấn cải tiến..........................29
3.2.1. Đặc điểm của đối tượng trám răng và các răng được trám...........29
3.2.2. Kết quả của kỹ thuật SMART.......................................................30
3.2.3. Sự hài lòng với phương pháp điều trị............................................32
Chương 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN...............................................................33
4.1. Đặc điểm sâu răng của nhóm nghiên cứu.............................................33
4.2. Hiệu quả kỹ thuật trám răng không sang chấn cải tiến bằng GIC........33
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Tình trạng sâu răng của trẻ em Việt Nam.........................................8
Bảng 1.2: So sánh hai phương pháp ART và SMART....................................11
Bảng 2.1: Bảng mã chỉ số sâu - mất - trám răng ............................................15
Bảng 2.2: Tiêu chuẩn phát hiện sâu thân răng nguyên phát theo ICDAS ............17
Bảng 2.3: Tiêu chuẩn đánh giá về tính lưu giữ, sâu răng tái phát và thay đổi
màu sắc miếng trám theo thang điêm của Ryge............................22
Bảng 2.4: Bảng biến số nghiên cứu.................................................................23
Bảng 3.1: Phân bố mẫu theo nhóm tuổi và giới..............................................26
Bảng 3.2: Chỉ số sâu, mất trám theo giới........................................................27
Bảng 3.3: Chỉ số sâu, mất trám theo nhóm tuổi..............................................28
Bảng 3.4: Tỷ lệ sâu răng của các răng hàm sữa..............................................29
Bảng 3.5: Tỷ lệ lỗ sâu loại I được trám theo giới............................................29
Bảng 3.6: Phân bố các răng được trám trên các cung hàm.............................29

Bảng 3.7: Sự lưu giữ của miếng trám sau 1 tháng.........................................30
Bảng 3.8: Sự lưu giữ của miếng trám sau 3 tháng.........................................30
Bảng 3.9: Sự lưu giữ của miếng trám sau 6 tháng..........................................30
Bảng 3.10: So sánh tỷ lệ bong hoàn toàn miếng trám hàm trên và hàm dưới
sau 6 tháng trám răng không sang chấn........................................31
Bảng 3.11: Kết quả đánh giá sâu răng tái phát................................................31
Bảng 3.12: Kết quả trám răng không sang chấn bằng Fuji VII.......................32


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ sâu răng theo giới..............................................................26
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ sâu răng sữa theo nhóm tuổi..............................................27
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ răng sâu theo nhóm răng...................................................28
Biểu đồ 3.4: So sánh tình trạng miếng trám sau 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng
trám răng không sang chấn.......................................................30
Biểu đồ 3.5: Sự hài lòng với phương pháp điều trị.........................................32


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Sự khác biệt về hình thể giữa răng sữa và răng vĩnh viễn.................4
Hình 1.2: Các yếu tố bệnh căn sâu răng ...........................................................5
Hình 2.1: Phân loại sâu răng theo Black.........................................................16
Hình 2.2: Súng đưa chất hàn...........................................................................20
Hình 2.3: Máy trộn GIC..................................................................................20
Hình 2.4: Vật liệu Fuji VII..............................................................................20


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Sâu răng là một trong những bệnh phổ biến ở Việt Nam và thế giới. Ở
trẻ em, bệnh có thể gặp từ rất sớm, từ khi trẻ mọc răng sữa đầu tiên (6 tháng
tuổi). Trên thế giới, theo nghiên cứu trên 5171 trẻ từ năm tháng đến bốn tuổi ở
Arizona (1997) của J.M.Tang và cộng sự, tỷ lệ sâu răng được chỉ ra như sau:
trẻ 3 tuổi - tỷ lệ sâu răng là 35%, trẻ 4 tuổi - tỷ lệ sâu răng là 49% [1]. Theo
nghiên cứu của Mahejabeen R và cộng sự trên 1500 trẻ từ 3 - 5 tuổi ở Hubli –
Dharwad Ấn Độ (2006) thì tỷ lệ sâu răng ở trẻ 3 tuổi là 42,6%, trẻ 4 tuổi là
50,7%, trẻ 5 tuổi là 60,9% [2],[3]. Còn ở Việt Nam, theo kết quả điều tra của
Viện đào tạo Răng Hàm Mặt – Đại học Y Hà Nội tại 5 tỉnh thành trong cả
nước năm 2010 trên 7775 trẻ độ tuổi 4-8, tỷ lệ sâu răng sữa là 81,6% [4],
nghiên cứu của Nguyễn Hữu Huynh năm 2013 về tỷ lệ sâu răng và viêm lợi ở
trẻ 3-5 tuổi tại Hà Nội cho thấy tỷ lệ sâu răng ở trẻ ba tuổi là 51%, bốn tuổi là
55,83%, năm tuổi là 58,54% [5].
Bệnh sâu răng không thể tự thoái lui, nếu không có biện pháp điều trị
kịp thời sẽ tiến triển vào tủy răng gây đau đớn cho trẻ, có thể biến chứng nhiễm
trùng tại chỗ làm ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân như sụt cân (do trẻ ăn uống
kém), bệnh hô hấp, khớp, tim mạch, viêm xoang và có thể gây mất răng sớm,
ảnh hưởng khớp cắn [6]. Mặc dù vậy, tỉ lệ răng sữa sâu không điều trị còn khá
cao, theo nghiên cứu của Eleanor Fleming và cộng sự tại Hoa Kỳ năm 2015 –
2016, có 17,7% trẻ 2-5 tuổi bị sâu răng nhưng có đến 8,8% trong số đó không
được điều trị [7]. Theo kết quả điều tra của Trần Văn Trường và cộng sự, chỉ số
smt ở trẻ 6-8 tuổi là 5,4 và hầu hết không được điều trị (94%) [8].
Ở trẻ em từ 3-5 tuổi, sự phát triển và phòng chống bệnh răng miệng phụ
thuộc rất nhiều vào kiến thức, thái độ cũng như hành vi của cha mẹ như hướng
dẫn, giám sát trẻ chải răng, đưa trẻ đi khám răng định kì. Tuy nhiên vì sự thiếu
hiểu biết và quan tâm của cha mẹ nên sự chảm sóc răng miệng ở trẻ chưa được


2


quan tâm đúng mức. Hơn nữa, ở lứa tuổi này, việc điều trị bệnh răng miệng gặp
khá nhiều khó khăn do trẻ còn quá nhỏ, khó hợp tác điều trị trên ghế.
Kỹ thuật trám răng không sang chấn cải tiến- SMART (Simplified and
Modified Atraumatic Restorative Treatment technique) là kỹ thuật mới được
ứng dụng từ năm 2012, khuyến nghị sử dụng để kiểm soát tỷ lệ sâu răng sớm
ở trẻ, các răng sâu của trẻ sẽ được làm sạch bằng dụng cụ cầm tay là cây nạo
ngà, không gây tiếng ồn, không làm cho trẻ sợ hoặc đau. So với kỹ thuật trám
răng không sang chấn – ART (Atraumatic Restorative Treatment), kỹ thuật
SMART có những nét mới cải tiến hơn về vật liệu và phương pháp nạo ngà
mềm ngà mủn trong lỗ sâu.
Trên thế giới, đã có một vài nghiên cứu về ứng dụng của kỹ thuật
SMART trong phục hồi các tổn thương sâu răng trên hàm răng sữa như
nghiên cứu của P. Phantumvanit và cộng sự năm 2012 tại Thái Lan [9],
nghiên cứu của Kim Sun-Cook và cộng sự tại Lào năm 2014 [10].
Ở Việt Nam, chưa có các báo cáo, đánh giá về kỹ thuật hàn răng
không sang chấn cải tiến. Do vậy, xuất phát từ thực tiễn đó và để góp phần
đánh giá hiệu quả của kỹ thuật SMART trong điều trị bệnh răng miệng ở trẻ
em, chúng tôi tiến hành làm đề tài: “Đánh giá hiệu quả kỹ thuật trám răng
không sang chấn cải tiến trong phục hồi các xoang sâu loại I trên răng
hàm sữa ở trẻ em 3 -5 tuổi tại một số trường mẫu giáo ở Hà Nội năm
2018” với hai mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm sâu răng ở trẻ em 3-5 tuổi tại một số trường mẫu giáo
tại Hà Nội năm 2018.
2. Đánh giá hiệu quả kỹ thuật trám răng không sang chấn trên xoang
sâu loại I ở răng hàm sữa ở nhóm đối tượng nghiên cứu trên.


3

Chương 1

TỔNG QUAN
1.1. Đặc điểm sâu răng sữa
1.1.1. Đặc điểm khác nhau về hình thể răng sữa và răng vĩnh viễn.
- Lớp men và lớp ngà của răng sữa mỏng hơn.
- Thể tích buồng tủy răng sữa lớn hơn răng vĩnh viễn.
- Sừng tủy lên cao, nằm gần đường nối men - ngà hơn, đặc biệt là sừng
tủy gần.
 Do đó sự tiến triển sâu răng sữa thành các bệnh lý tủy nhanh hơn ở
răng vĩnh viễn. Vì vậy việc phát hiện sớm các tổn thương sâu răng ở răng sữa
rất quan trọng.
- Răng sữa có nhiều ống tủy phụ từ sàn tủy đến vùng chẽ chân răng nên
khi tủy bị nhiễm trùng thì dễ gây sang thương vùng chẽ.
 Gây khó khăn cho quá trình điều trị.
- Tiếp xúc bên giữa hai răng sữa là một tiếp xúc diện chứ không phải tiếp
xúc điểm như giữa hai răng vĩnh viễn.
 Gây khó khăn cho việc làm sạch thức ăn, mảng bám ở mặt bên răng
sữa bằng các biện pháp vệ sinh răng miệng thông thường nên tỷ lệ sâu mặt
bên ở răng sữa cao hơn ở răng vĩnh viễn [11].


4

Hình 1.1: Sự khác biệt về hình thể giữa răng sữa và răng vĩnh viễn [11]
A:
chiều dày lớp men răng sữa mỏng hơn.
B:

chiều dày lớp ngà ở hố rãnh răng sữa tương đối dày hơn.

C:


tỷ lệ buồng tủy răng sữa lớn hơn và sừng tủy nằm gần đường nối men.

D:

gờ cổ răng sữa nhô cao.

E:

trụ men răng sữa nghiêng về phía mặt nhai.

F:

cổ răng sữa thu hẹp hơn.

G:

chân răng sữa dài và mảnh hơn (so với kích thước thân răng).

H:

chân răng hàm sữa tách ra ở gần cổ răng hơn và càng gần về phía
chóp thì càng tách xa hơn.

1.1.2. Đặc điểm sâu răng sữa
 Định nghĩa
Sâu răng là bệnh nhiễm khuẩn tổ chức canxi hóa được đặc trưng bởi sự
hủy khoáng của thành phần vô cơ và sự phá hủy thành phần hữu cơ của mô
cứng [14].
 Sinh bệnh học

Sâu răng là bệnh đa yếu tố trong đó vi khuẩn đóng vai trò quan trọng.
Tổn thương là quá trình phức tạp bao gồm các phản ứng lý hóa liên quan đến


5

sự di chuyển các ion bề mặt giữa răng và môi trường miệng và là quá trình
sinh học giữa các vi khuẩn mảng bám với cơ chế bảo vệ của vật chủ [12].

Hình 1.2: Các yếu tố bệnh căn sâu răng [12]
Sâu răng xảy ra khi quá trình hủy khoáng chiếm ưu thế hơn quá trình tái
khoáng do vai trò chuyển hóa Carbohydrate của vi khuẩn mảng bám trên bề
mặt răng [12].
 Sự hủy khoáng: Hydroxy apatite (Ca10(PO4)6(OH)2) và Fluorapatite,
thành phần chính của men, ngà bị hòa tan khi pH giảm dưới mức pH tới hạn.
pH tới hạn của Hydroxy apatite là 5,5 và của Fluorapatite là 4,5.
 Sự tái khoáng: Quá trình tái khoáng ngược với quá trình hủy
khoáng, xảy ra khi pH trung tính, có đủ ion Ca2+ và PO43- trong môi
trường nước bọt.
 Fluor + Hydoroxy apatite  Fluor Apatite có sức đề kháng cao hơn, có
khả năng đề kháng sự phá hủy của ion H+  chống sâu răng.


6

Đặc điểm sâu răng sữa
Sâu răng sữa có những điểm giống và khác sâu răng vĩnh viễn. Nhìn
chung, tốc độ tiến triển của các tổn thương sâu răng ở răng sữa nhanh hơn do
lớp men mỏng và độ khoáng hóa thấp. Đối với răng vĩnh viễn, thời gian trung
bình để một tổn thương ở men tiến triển vào ngà là hai đến ba năm, diễn ra

nhanh hơn ở những vùng khó làm sạch nhưng sẽ chậm lại ở người lớn (Theo
nghiên cứu của Marthaler, 1967; Zamir và cộng sự, 1976, Sharav và cộng sự,
1978). Trong khi đó có đến 46% tổn thương mặt bên mới chớm ở răng hàm
sữa sẽ được phát hiện trên lâm sàng trong vòng một năm (Murray và Magid,
1978). Ngoài ra, phân tích trên phim X - quang cho thấy 69/71 tổn thương chỉ
ở men sẽ tiến triển vào ngà trong vòng một năm. Hiện tượng sâu răng ngừng
tiến triển thường gặp ở răng vĩnh viễn hơn [2].
Ở hàm răng sữa, trình tự hay mắc sâu răng giảm dần như sau: răng hàm
sữa dưới, răng hàm sữa trên, răng cửa trên. Ít gặp hơn là răng cửa dưới hoặc
mặt ngoài và mặt trong của răng trừ trường hợp sâu răng lan nhanh hoặc sâu
do bú bình.
Răng hàm sữa thứ nhất ở cả hàm trên và hàm dưới ít bị sâu hơn răng
hàm sữa thứ hai mặc dù răng hàm sữa thứ nhất mọc trước. Sự khác biệt này là
do cấu trúc giải phẫu mặt nhai khác nhau. Hố rãnh mặt nhai của răng hàm sữa
thứ 2 sâu hơn, phức tạp hơn.
Sâu răng ở mặt bên ở cả vùng răng cửa và răng hàm của hàm răng sữa
thường không xảy ra cho tới khi hình thành các mặt tiếp xúc ở các mặt bên
(vào khoảng 6 tuổi khi răng hàm lớn thứ nhất mọc). Theo Parfitt, ở trẻ 7 tuổi
thì tỷ lệ sâu răng mặt nhai cao hơn nhiều so với sâu răng mặt bên. Tuy nhiên
sâu răng mặt bên lại tiến triển nhanh hơn và tổn thương tủy cũng nhanh hơn
sâu mặt nhai [2].


7

Dịch tễ bệnh sâu răng sữa
Trên thế giới:
Đã có nhiều nghiên cứu ghi nhận về tỷ lệ sâu răng ở hàm răng sữa, tuy
nhiên sự khác biệt giữa các nghiên cứu không nhiều. Theo nghiên cứu của
J.M. Tang và cộng sự trên 5171 trẻ từ năm tháng đến bốn tuổi ở Arizona1997, tỷ lệ sâu răng tăng dần theo tuổi: trẻ ba tuổi tỷ lệ sâu răng là 35%, trẻ

bốn tuổi tỷ lệ sâu răng là 49% [1].
Nghiên cứu của Olatosi O và cộng sự tại Lào (2015) cho thấy tỷ lệ mắc
sâu răng sữa trong nhóm 6 - 71 tháng tuổi là 21,2% [13].
Theo nghiên cứu của Mahejabeen R và cộng sự trên 1500 trẻ ba đến năm
tuổi ở Hubli – Dharwad Ấn Độ (2006) thì tỷ lệ sâu răng ở trẻ ba tuổi là
42,6%, trẻ bốn tuổi là 50,7%, trẻ năm tuổi là 60,9% [3].
Nghiên cứu của M Simratvir, GA Moghe, AM Thomas, N Singh, S
Chopra năm 2009 tại thành phố Ludhiana trên tổng số 609 trẻ 3-6 tuổi, chỉ ra
tỷ lệ sâu răng sữa ở trẻ như sau: tỷ lệ sâu răng ở trẻ 3 tuổi là 52,87%, trẻ 4
tuổi là 45,1%, trẻ 5 tuổi là 58,55% [14].
Một nghiên cứu năm 2012 của Prashanth Prakash và các cộng sự đăng
trên European Journal of Dentistry tỷ lệ sâu răng sữa ở trẻ là: trẻ 38- 43 tháng
tuổi, tỷ lệ sâu răng là 35%, trẻ từ 44- 48 tháng tuổi tỷ lệ sâu răng là 37% và tỷ
lệ tăng dần theo tuổi [15].
Ở Việt Nam:
Sâu răng được ghi nhận bằng số trung bình răng sâu, răng mất, răng trám
hoặc số trung bình các mặt răng sâu, răng mất, răng trám ở hàm răng sữa và trung
bình là chỉ số sâu - mất - trám smt hoặc smtmr (sâu - mất - trám mặt răng) [16].
Nghiên cứu của Vũ Mạnh Tuấn và cộng sự năm 2014 trên trẻ 3 tuổi tại
trường mầm non Trà Giang – Kiến Xương – Thái Bình cho thấy tỷ lệ sâu răng sữa
sớm (chẩn đoán bằng laser huỳnh quang) là rất cao 79,7%, chỉ số smtr 7,06 [17]


8

Theo nghiên cứu của Trần Văn Trường và cộng sự năm 2001, sâu răng
sữa có tỉ lệ lớn ở trẻ sáu đến tám tuổi là 84,9 %; chín đến mười một tuổi là
56,3%. Số trung bình răng sữa bị sâu là 5,4 và hầu hết không được điều trị
(94%) [8].
Năm 2008, theo nghiên cứu của Vương Thị Hương Giang khảo sát tình

trạng sâu răng trên trẻ 4 - 5 tuổi tại Trường Mầm non Linh Đàm, quận Hoàng
Mai, Hà Nội đã đưa ra tỷ lệ sâu răng sữa ở trẻ 4 tuổi là 50% và ở trẻ 5 tuổi là
56% [18].
Năm 2010, theo kết quả điều tra của Viện Đào Tạo Răng Hàm Mặt– Đại
Học Y Hà Nội tại năm tỉnh thành trong cả nước cho thấy tỷ lệ sâu răng sữa
của trẻ bốn đến tám tuổi là 81,6%.[4]
Bảng 1.1: Tình trạng sâu răng của trẻ em Việt Nam
T
T
1
2
3
4
5
6
7

Tác giả

Địa điểm

Trương Mạnh Dũng [4]
Việt Nam
Trần Thị Phương Hòa [19] Hà Nội
Thái
Vũ Mạnh Tuấn [17]
Bình
Nguyễn Hữu Huynh [5]
Hà Nội
Đinh Thị Trang [20]

Hà Nội
Trần Phương Thảo [21]
Hà Nội
Vũ Thị Thanh Hằng [22]
Hà Nội

Năm

Đối

Cỡ

tượng mẫu
2010 4-8 7775
2012 4-5
200

Sâu răng
sữa (%)
81,6
62

2014

3

280

79,7


2014
2014
2016
2016

3-5
3-5
5
3-5

262
303
168
370

56
66,3
86,3
81,08


9

1.2. Kỹ thuật trám răng không sang chấn bằng GIC
1.2.1. Kỹ thuật ART
 Định nghĩa:
ART là một biện pháp phòng ngừa và phục hồi nhằm kiểm soát các tổn
thương do sâu răng gây ra. Phương pháp này chỉ sử dụng các dụng cụ cầm tay
(không cần tay khoan) để mở rộng các xoang bị sâu và nạo bỏ mô răng bị sâu,
mềm; sau đó sử dụng 1 loại vật liệu trám dính nha khoa- thường là vật liệu

glass-ionomer có độ nhớt cao để lấp đầy xoang vừa tạo và che các trũng rãnh
trên răng.
Kỹ thuật trám răng không sang chấn đã được phổ biến trong nha khoa
cộng đồng ở nhiều nước. Đến năm 1991, bắt đầu thử nghiệm trên cộng đồng ở
Thái Lan. Năm 1993, một công trình nghiên cứu khác được thực hiện ở
Zimbabwe cho thấy tỷ lệ thành công sau một năm là 93%, sau hai năm là 89%
và sau ba năm là 85%, kỹ thuật này ít gây đau trong và sau khi trám [23],[24],
[25].
Năm 1998, WHO đã khuyến cáo nên áp dụng kỹ thuật này với vật liệu
GIC cho học sinh như là chiến lược toàn cầu để phòng ngừa điều trị bệnh sâu
răng và hạ thấp tỷ lệ biến chứng do bệnh gây ra. Đây là kỹ thuật chữa răng ít
gây ra cảm giác lo lắng khi điều trị nha khoa ở trẻ em và cả người lớn. Măt
khác, biện pháp này không đòi hỏi các dụng cụ nha khoa cồng kềnh, chỉ với
dụng cụ cầm tay và vật liệu trám là GIC, nó cho phép phòng và điều trị sớm
bệnh sâu răng ở cộng đồng, nhất là những vùng nông thôn nghèo, thiếu máy
móc và trang thiết bị nha khoa tối thiểu [26].
Hai nguyên tắc cơ bản
- Lấy sạch ngà sâu chỉ bằng dụng cụ cầm tay.
- Trám lỗ sâu với vật liệu bám dính hóa học tốt.
Ưu điểm của kỹ thuật ART


10

- Là kỹ thuật trám răng chỉ với dụng cụ cầm tay và vật liệu trám là GIC.
- Có sự can thiệp tối thiểu, mất ít tổ chức cứng của răng.
- Chi phí thấp, không đòi hỏi ghế máy nha khoa.
- Dễ áp dụng ở mọi nơi.
- Hạn chế đau, không gây tiếng ồn tránh tâm lý sợ hãi cho trẻ [26].
 Vật liệu xi măng Glass ionomer (GIC)

- Thành phần của vật liệu trám GIC: GIC là một hệ thống kết hợp giữa
bột và nước. Thành phần bột gồm có tinh thể Alumino Fluoro Silicate và nước
là acid polyacrylic.
- Sự ngấm nước chuỗi Calcium polyacrylate rất yếu và dễ tan trong
nước khi GIC chưa đông cứng hoàn toàn, do vậy miếng trám cần phải được
bảo vệ ngăn chặn ngấm nước trong 24h đầu nhờ phủ một lớp vecni hay một
lớp resin.
- Người ta thấy rằng sự bám dính tốt nhất xảy ra giữa các bề mặt trơn
láng và sạch. Lớp ngà mủn có thể được lấy đi bằng một acid nhẹ như loại acid
Polyacrylic 10% bôi lên bề mặt lỗ sâu và để không quá 10 giây. Xử lý acid
giúp cho bề mặt sạch sẽ, lớp mùn ngà được lấy đi mà không có sự tiếp tục mất
khoáng của lớp ngà phía dưới và cũng không mở các ống ngà [27],[28].
1.2.2 Kỹ thuật SMART
Ra đời năm 2012, do ông P. Phantumvanit và cộng sự thực hiện đầu tiên
tại Thái Lan [9]


11

Bảng 1.2: So sánh hai phương pháp ART và SMART
Kỹ thuật ART [26]
Kỹ thuật SMART [9]
Ra đời năm 1987
Ra đời năm 2012
Chỉ sử dụng dụng cụ cầm tay , làm Sử dụng dụng cụ cầm tay nhưng chỉ
sạch toàn bộ ngà mềm ngà mủn trong lấy bỏ một phần ngà mềm trong lỗ
lỗ sâu
sâu
Sử dụng vật liệu GIC được đánh bằng Sử dụng vật liệu GIC dạng con
tay, trộn bột và nước theo tỷ lệ của nhộng, sử dụng máy trộn

nhà sẩn xuất
Hàn các răng vĩnh viễn và răng sữa

Chỉ hàn trên răng sữa

 Kỹ thuật lấy ngà mềm ở đáy lỗ sâu
 Lấy một phần ngà mềm ở đường ranh giới men ngà bằng động tác xoay tròn
 Không lấy sạch toàn bộ ngà mềm vì
- Vẫn có thể an toàn ngay cả khi để lại một phần ngà mềm, ngà mất
khoáng dưới lớp trám glass ionomer, miễn là thành xung quanh xoang trám
phải đảm bảo kín khít hoàn toàn [29].
- Sự phát triển của vi khuẩn bắt đầu xuất hiện xung quanh ranh giới men
ngà., gây hủy khoáng men răng. .Khi men răng bị hủy khoáng bị lấy đi quanh
ranh giới men ngà, men răng lành mạnh không bị gián đoạn và không có sự
hiện diện của vi khuẩn quanh ranh giới men ngà [30].
- Quá trình phát triển sâu răng tại ngà có thể dừng lại
Bởi cơ thể tự loại bỏ những mô bị nhiễm khuẩn cao.
Bằng cách hạn chế cung cấp chất dinh dưỡng cho vi khuẩn còn lại
trong ngà răng [31],[32]
- Loại bỏ một phần tổ chức sâu răng ở răng sữa làm giảm nguy cơ xâm
lấn đến tủy răng. Không gây ra các bệnh lý tủy răng. Nghiên cứu hồi cứu
không thấy có hậu quả xấu nào được báo cáo [33],[34],[35].
 Vật liệu dùng trong kỹ thuật SMART:


12

- Ưu điểm dạng con nhộng:
Không cần trộn bằng tay, trộn bằng máy giúp vật liệu có độ đồng nhất hơn.
Các thuộc tính làm việc vẫn không đổi.

Ứng dụng dễ dàng trong khoang miệng.
Ít tạo bọt khí trong hỗn hợp hơn trộn bằng tay, giúp tăng độ cứng của
vật liệu.
Đối với GIC dạng con nhộng, cường độ nén trung bình, mô đun đàn hồi
trung bình và kháng in vitro tăng đáng kể so với GIC trộn bằng tay với hàm
lượng bột theo mức khuyến cáo của nhà sản xuất [36].
1.2.3 Một số nghiên cứu về kỹ thuật SMART
 Năm 2012, ông P.Phantumvanit và cộng sự thực hiện đầu tiên tại Thái
Lan, thực hiện nghiên cứu 276 trẻ từ 6 đến 11 tuổi trên các răng hàm sữa, kết
quả nghiên cứu tỉ lệ các mối hàn còn tồn tại trên răng sau theo dõi 12 tháng
trên xoang sâu loại I và II lần lượt là 95% và 82% [9].
 Năm 2014, theo kết quả nghiên cứu của Kim Sun-Cook và cộng sự tại
Lào trên 368 trẻ 2-5 tuổi tại 3 trường mẫu giáo, sau 1 năm theo dõi, tỉ lệ mối
hàn còn trên răng là 76,2 % và 23,8% mối hàn bị bong hoàn toàn [10].


13

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này chúng tôi phối hợp hai nghiên cứu khác nhau: Nghiên
cứu mô tả cắt ngang và nghiên cứu can thiệp. Đối tượng và phương pháp
nghiên cứu được trình bày riêng cho từng thiết kế nghiên cứu.
2.1. Nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: học sinh 3-5 tuổi.
- Địa điểm nghiên cứu: đang học tại một số trường mẫu giáo tại Hà Nội
và viện Đào tạo Răng Hàm Mặt.
- Thời gian tiến hành nghiên cứu: tháng 8/2018 – 8/2019
a. Tiêu chuẩn lựa chọn:

- Được sự đồng ý của cha mẹ và giáo viên.
- Hợp tác với bác sĩ.
b. Tiêu chuẩn loại trừ:
- Trẻ ngoài độ tuổi nghiên cứu.
- Trẻ không đủ điều kiện sức khỏe toàn thân để tham gia nghiên cứu (sốt,
cúm…)
- Cha mẹ trẻ và trẻ không tự nguyện tham gia nghiên cứu.
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu
2.1.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.1.2.2. Cỡ mẫu.
Công thức tính cỡ mẫu cho ước tính một tỷ lệ trong quần thể [37].

n=
n: cỡ mẫu nghiên cứu
α: Mức ý nghĩa thống kê, chọn α = 0,05 (tương ứng với độ tin cậy 95%)


14

: tra giá trị từ bảng, được kết quả = 1,96.
P: Tỷ lệ sâu răng xuất hiện theo nghiên cứu trước là 56% [5]
ε: Sai số tương đối mong muốn giữa mẫu và quần thể , chọn ε= 0,07
Theo công thức trên, tính được n = 616 trẻ. Chúng tôi cộng thêm 10% để
dự phòng các trường hợp từ chối tham gia Như vậy, cỡ mẫu dự kiến là 690
trẻ, mẫu nghiên cứu cho từng lứa tuổi ( 3 tuổi, 4 tuổi, 5 tuổi) là 230 trẻ.
2.1.2.3. Cách chọn mẫu
- Bước 1: Lập danh sách toàn bộ trẻ 3-5 tuổi của các trường.
- Bước 2: Gán cho mỗi trẻ một mã số.
- Bước 3: Sử dụng phần mềm Stata để chọn mẫu ngẫu nhiên đơn ra danh
sách 690 trẻ để chọn vào nghiên cứu.

2.1.2.4. Quy trình nghiên cứu
Chuẩn bị trước khi điều tra:
- Liên hệ trước với ban giám hiệu trường.
- Tập huấn cho cán bộ điều tra cách thức phỏng vấn, khám và ghi phiếu
đánh giá. Cán bộ điều tra là các bác sĩ răng hàm mặt.
Dụng cụ khám:
- Bộ khay khám gồm: Khay khám, gương, gắp, thám trâm, nạo ngà.
- Các dụng cụ, vật liệu khác: Bông, găng khám, đèn pin.
- Phiếu khám.
Biện pháp vô khuẩn:
- Trang phục bảo vệ gồm có: Áo blouse, mũ, khẩu trang, găng tay.
- Rửa tay trước khi mang găng bằng xà phòng có chất khử khuẩn.
- Khử khuẩn dụng cụ: Dụng cụ được hấp sấy.
Các bước thực hiện:
- Khám lâm sàng với các dụng, dưới ánh đèn pin.
- Tiến hành khám đúng phương pháp, kỹ thuật.


15

- Phát hiện đầy đủ các tình trạng sâu răng của trẻ.
- Ghi lại vào phiếu khám.
2.1.3. Các chỉ số sử dụng trong nghiên cứu
2.1.3.1. Tỷ lệ sâu răng
- Tỷ lệ sâu răng được tính bằng số trẻ có răng sâu chia cho tổng số trẻ em
được khám.
2.1.3.2. Chỉ số sâu - mất - trám răng sữa (smt).
- Chỉ số smt: là tổng số răng sữa sâu + mất + trám trên tổng số trẻ được
khám, bao gồm: [16]
s: Răng sâu chưa được trám và răng đã trám có sâu tái phát.

t: Răng đã được trám và không sâu tái phát.
m: Răng mất do sâu.
+ Đối với 1 người
smtr (1 người) = s + m + t
+ Đối với 1 nhóm người, 1 quần thể dùng số trung bình răng sâu mất trám.
Tổng số smtr của từng cá thể
Tổng số người khám
Mã số ghi trên phiếu khám được ghi cụ thể như sau:
smtr (1 quần thể) =

Bảng 2.1: Bảng mã chỉ số sâu - mất - trám răng [38].
Tình
trạng

Lành sâu

răng
Răng
sữa

A

B

Hàn

Hàn

Mất Mất do Trám




không

do

NN

hố

sâu

sâu

sâu

khác

rãnh

C

D

E

-

-


2.1.3.3. Phân loại lỗ sâu
 Phân loại lỗ sâu theo vị trí (Black) [12]:

Chấn
thương
T

Răng Không
chưa

ghi

mọc

được

-

-


16

Hình 2.1: Phân loại sâu răng theo Black

Loại I: sâu ở vị trí các hố và rãnh của răng.
Loại II: sâu mặt bên các răng hàm.
Loại III: sâu mặt bên răng cửa, nhưng chưa có tổn thương rìa cắn.
Loại IV: sâu mặt bên răng cửa, có tổn thương rìa cắn.
Loại V: sâu cổ răng.

Loại VI: sâu răng ở vị trí rìa cắn răng cửa hoặc đỉnh núm răng hàm.


×