Tải bản đầy đủ (.docx) (88 trang)

KIếN THứC, THáI độ, THựC HàNH về PHƠI NHIễM HIVAIDS của cán bộ CHIếN sỹ CảNH sát cơ ĐộNG k02, năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (491.56 KB, 88 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

NGUYN HI SN

KIếN THứC, THáI Độ, THựC HàNH Về
PHƠI NHIễM HIV/AIDS CủA CáN Bộ CHIếN
Sỹ
CảNH SáT CƠ ĐộNG K02, NĂM 2018

LUN VN THC S Y T CễNG CNG


H NI - 2019
B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

NGUYN HI SN

KIếN THứC, THáI Độ, THựC HàNH Về
PHƠI NHIễM HIV/AIDS CủA CáN Bộ CHIếN
Sỹ
CảNH SáT CƠ ĐộNG K02, NĂM 2018
Chuyờn ngnh: Y t cụng cng
Mó s



: 60720301

LUN VN THC S Y T CễNG CNG
Ngi hng dn khoa hc:
1. TS. Nguyn Khc Thy
2. PGS.TS. Lờ Th Hon


HÀ NỘI - 2019
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này em đã nhận được sự động
viên, giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân, tập thể, các th ầy cô, gia đình
và bạn bè.
Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại
học Y Hà Nội; Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, Phòng
Quản lý đào tạo sau đại học Trường Đại học Y Hà Nội, Phòng Đào t ạo,
Nghiên cứu khoa học, Bộ môn Sức khỏe môi trường đã tạo m ọi đi ều
kiện thuận lợi và giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên c ứu đ ể
em có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Lãnh đạo Bộ tư lệnh cảnh sát
cơ động, Tiểu Đoàn cảnh sát đặc nhiệm, cán bộ chiến sĩ K20, lãnh đ ạo
Cục Y tế, cán bộ chiến sĩ Phòng Y tế dự phòng…. đã tạo điều kiện, chia
sẻ công việc để Tôi có thời gian hoàn thành luận văn.
Đặc biệt, với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Lê Thị
Hoàn và Thiếu tướng.TS. Nguyễn Khắc Thủy, là hai thầy cô đã trực
tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ và tạo điều kiện t ốt nh ất cho em
trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này.
Cuối cùng, Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới những người thân trong
gia đình, anh chị em, bạn bè, đ ồng nghiệp đã ủng h ộ, đ ộng viên tôi

trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn!
Học viên


Nguyễn Hải Sơn
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi:
 Phòng Quản lý đào tạo sau đại học trường Đại học Y Hà Nội.
 Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng.
 Phòng Đào tạo, Nghiên cứu khoa học, Hợp tác quốc tế Viện
Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng.
 Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.
Tên em là: Nguyễn Hải Sơn
Học viên lớp: Cao học khóa 26, Y tế công cộng, Trường Đại học Y Hà
Nội
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu được tiến hành
nghiêm túc, trung thực. Kết quả nghiên cứu chưa từng được công bố
trong công trình, tài liệu nào. Em đã được Lãnh đ ạo đ ơn v ị cho phép s ử
dụng số liệu để thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Học viên


Nguyễn Hải Sơn

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................4
1.1. Tổng quan về HIV/AIDS........................................................................4
1.1.1. Định nghĩa HIV/AIDS......................................................................4
1.1.2. Các đường lây nhiễm và không lây nhiễm HIV/AIDS.....................4
1.1.3. Các giai đoạn của dịch HIV/AIDS....................................................6
1.2. Tình hình dịch tễ học HIV/AIDS............................................................7
1.2.1. Tình hình dịch tễ học HIV/AIDS tại Việt Nam.................................7
1.2.2. Tình hình dịch tễ học HIV/AIDS trên thế giới.................................9
1.3. Tổng quan về phơi nhiễm HIV..............................................................11
1.3.1. Khái niệm về phơi nhiễm HIV........................................................11
1.3.2. Các biện pháp dự phòng phơi nhiễm HIV do tai nạn nghề nghiệp.......11
1.3.3. Dự phòng phơi nhiễm HIV trong phòng chống tội phạm...............13
1.4. Một số nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam....................................15
1.4.1. Một số nghiên cứu trên thế giới......................................................15
1.4.2. Một số nghiên cứu tại Việt Nam.....................................................18
1.5. Các chỉ tiêu về KAP tại Việt Nam.........................................................21
1.6. Một số đặc điểm của lực lượng Cảnh sát cơ động................................21
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............23
2.1. Địa điểm, thời gian nghiên cứu.............................................................23
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................23
2.3. Đối tượng, cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu........................................23


2.3.1. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................23
2.3.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu....................................................24
2.4. Phương pháp và công cụ thu thập thông tin..........................................24
2.4.1. Công cụ thu thập thông tin..............................................................24
2.4.2. Quy trình thu thập thông tin............................................................25
2.4.3. Các biến số, chỉ số nghiên cứu........................................................26

2.5. Xử lí và phân tích số liệu......................................................................27
2.6. Sai số và khống chế sai số.....................................................................28
2.7. Đạo đức nghiên cứu..............................................................................29
Chương 3: KẾT QUẢ...................................................................................31
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu............................................31
3.2. Kiến thức, thái độ, thực hành về phơi nhiễm HIV/AIDS của cán bộ
chiến sỹ lực lượng Cảnh sát cơ động....................................................34
3.2.1. Kiến thức về HIV/AIDS và phơi nhiễm HIV/AIDS của cán bộ
chiến sỹ lực lượng Cảnh sát cơ động..............................................34
3.2.2. Thái độ của cán bộ chiến sỹ Cảnh sát cơ động về phơi nhiễm
HIV/AIDS........................................................................................41
3.2.3. Thực hành dự phòng phơi nhiễm HIV/AIDS..................................44
3.3. Một số yếu tố liên quan tới kiến thức, thái độ, thực hành phơi nhiễm..46
Chương 4: BÀN LUẬN.................................................................................49
4.1. Thông tin chung đối tượng nghiên cứu.................................................49
4.2. Kiến thức, thái độ, thực hành về phơi nhiễm HIV/AIDS......................50
4.2.1. Kiến thức về HIV/AIDS và phơi nhiễm HIV/AIDS của cán bộ
chiến sĩ thuộc lực lượng Cảnh sát cơ động K02.............................50
4.2.2. Thái độ của cán bộ chiến sỹ thuộc lực lượng Cảnh sát cơ động K02...54
4.2.3. Thực hành của cán bộ chiến sỹ về phòng chống nhiễm HIV/AIDS.....56
4.3. Một số yếu tố liên quan tới kiến thức, thái độ, thực hành phơi nhiễm
HIV/AIDS..............................................................................................59
4.4. Hạn chế của nghiên cứu.........................................................................60


KẾT LUẬN....................................................................................................61
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AIDS
BCS
CBCS
CSYT
ĐTNC
HIV
K02
KAP
MSM
NGO
QHTD
TP
UNAIDS

Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải
Bao cao su
Cán bộ chiến sỹ
Cơ sở y tế
Đối tượng nghiên cứu
Virus suy giảm miễn dịch ở người
Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động
Kiến thức, thái độ, thực hành
Nam quan hệ tình dục đồng giới
Tổ chức phi chính phủ
Quan hệ tình dục
Tội phạm
Chương trình liên hiệp phòng chống AIDS



DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu...............................31
Bảng 3.2: Mức độ thường xuyên tiếp xúc với tội phạm..................................32
Bảng 3.3: Thời gian làm việc và thời gian đấu tranh với tội phạm.................32
Bảng 3.4: Đường lây nhiễm HIV/ AIDS.........................................................34
Bảng 3.5: Kiến thức về lây nhiễm HIV/AIDS................................................35
Bảng 3.6: Kiến thức về dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS................................35
Bảng 3.7: Kiến thức về hành vi nguy cơ phơi nhiễm HIV/AIDS...................37
Bảng 3.8: Các biện pháp dự phòng phơi nhiễm HIV..................................39
Bảng 3.9: Nguồn thông tin cung cấp kiến thức về HIV/AIDS...................40
Bảng 3.10: Nguồn thông tin cung cấp về phơi nhiễm HIV.............................40
Bảng 3.11: Thái độ với người phơi nhiễm HIV..............................................41
Bảng 3.12: Thái độ trong kiểm tra và bảo vệ chính bản thân mình phơi
nhiễm HIV..................................................................................42
Bảng 3.13: Lo lắng bị lây nhiễm HIV khi thực hiện nhiệm vụ và ý thức dự
phòng phơi nhiễm.......................................................................43
Bảng 3.14: Thái độ của CBCS về phơi nhiễm HIV........................................43
Bảng 3.15: Trang bị dự phòng, xử trí sau khi bị thương và xử trí trang phục
khi bị dính máu/dịch tiết của tội phạm........................................45
Bảng 3.16: Tập huấn công tác dự phòng phơi nhiễm HIV cho CBCS............46
Bảng 3.17: Mối liên quan giữa thái độ với tuổi, giới, bậc học........................46
Bảng 3.18: Mối liên quan giữa kiến thức về lây nhiễm HIV/AIDS và giới,
tuổi, bậc học................................................................................47
Bảng 3.19: Mối liên quan giữa ý thức dự phòng HIV/AIDS và tính chủ động
trong đấu tranh phòng chống tội phạm.......................................48


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Tính chủ động trong đấu tranh phòng chống tội phạm ..............33

Biểu đồ 3.2: Chuẩn bị, hỗ trợ về y tế..............................................................33
Biểu đồ 3.3: Dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS..............................................34
Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ CBCS đã từng nghe về phơi nhiễm...................................36
Biểu đồ 3.5: Dự phòng phơi nhiễm HIV.........................................................38
Biểu đồ 3.6: Mức độ cần thiết của dự phòng phơi nhiễm trong công tác đấu
tranh phòng chống tội phạm......................................................38
Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ CBCS có kiến thức về điều trị phơi nhiễm bằng ARV......39
Biểu đồ 3.8: Tỷ lệ tiếp xúc với máu/dịch tiết của tội phạm và hình thức tiếp
xúc trong 12 tháng.....................................................................44


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đại dịch HIV/AIDS đã và đang gây nên những hậu quả hết sức
nghiêm trọng cho nhiều quốc gia trên thế giới. HIV/AIDS đã tr ở thành
căn bệnh thế kỷ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, cộng
đồng và tương lai nòi giống của các dân tộc. Ở Việt Nam, kể từ tr ường
hợp nhiễm HIV đầu tiên vào năm 1990, cho đến nay d ịch đã lan tràn ở
tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước. Dịch HIV/AIDS hiện không chỉ
tập trung ở các khu vực thành thị mà đã có xu hướng lan rộng ở các khu
vực khác như các khu vực có điều kiện giao thông đi lại khó khăn, trình
độ dân trí còn thấp, gắn liền tệ nạn buôn bán, sử d ụng ma túy cao, đặc
biệt là vùng biên giới, các tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ. Theo
số liệu của Cục Phòng chống HIV/AIDS - Bộ Y tế, có 97,5% s ố qu ận
huyện và 70,5% số xã, phường, thị trấn đã báo cáo có người nhiễm HIV.
Theo báo cáo 9 tháng đầu năm 2017của Bộ Y tế, cả nước xét nghiệm
phát hiện mới 6.883 trường hợp nhiễm HIV, số bệnh nhân chuy ển sang
giai đoạn AIDS là 3,484, số bệnh nhân tử vong là 1.260 tr ường h ợp, phát
hiện mới khoảng 9,800 người nhiễm [1].

Theo báo cáo của UNAIDS, đến hết năm 2016 số người hiện mắc
HIV/AIDS trên toàn thế giới là 36,7 triệu người (30,8 - 42,9 triệu người),
trong đó có17,8 triệu phụ nữ trên 15 tuổi và 2,1 triệu trẻ em dưới 15 tuổi
[2].
Có nhiều nguyên nhân làm gia tăng lây nhiễm HIV trong c ộng đ ồng
dân cư cũng như khiến công tác dự phòng lây nhiễm HIV tr ở nên ngày
càng khó khăn và phức tạp, trong đó kiến thức, thái độ, hành vi c ủa cộng
đồng đối với HIV/AIDS hạn chế là một trong nh ững yếu tố thu ận l ợi cho
HIV/AIDS lan truyền khó kiểm soát. Chính vì vậy, Chiến lược quốc gia về


2
phòng chống HIV/AIDS đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đề ra
mục tiêu tăng tỷ lệ người dân trong độ tuổi từ 15 đến 49 tuổi có hi ểu
biết đầy đủ về HIV/AIDS lên 60% vào năm 2015 và 80% năm 2020 . Tuy
nhiên, nghiên cứu trên một số nhóm đối tượng khác nhau cho thấy tỷ lệ
người dân có hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS hiện nay còn th ấp [3],[4],
[5]. Đồng thời có rất nhiều nhóm đối tượng vẫn ch ưa đ ược nghiên c ứu
về kiến thức, thái độ, thực hành về phòng, chống HIV/AIDS.
Đối với lực lượng Công an, đại dịch HIV/AIDS đã và đang có những
ảnh hưởng nhất định. Bên cạnh việc quản lý số đối tượng bị nhiễm
HIV/AIDS đang học tập, giáo dục, cải tạo trong các trại giam, trại tạm giam,
cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng do Bộ Công an quản lý, CBCS Công an còn
phải trực tiếp đấu tranh phòng, chống tội phạm liên quan đến HIV/AIDS
như đối tượng nghiện chích ma túy, đối tượng mại dâm ở ngoài xã hội.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, CBCS còn gặp nhiều khó khăn, trong đó
có vấn đề bị phơi nhiễm với HIV.
Trước tình hình tội phạm liên quan đến ma túy nhiễm HIV/AIDS
ngày càng gia tăng, trong quá trình thực thi nhiệm vụ, quản lý đối t ượng
tại địa bàn, truy bắt dẫn giải, điều tra xét h ỏi tới qu ản lý, giam gi ữ t ại

các trại giam, tạm giam CBCS thường xuyên có nguy cơ ph ơi nhi ễm v ới
HIV. Cảnh sát cơ động thuộc Công an nhân dân, là lực l ượng nòng c ốt
thực hiện biện pháp vũ trang bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an
toàn xã hội.Một trong những chức năng nhiệm vụ chủ yếu của Cảnh sát
cơ động đã được nêu trong Pháp lệnh Cảnh sát cơ động là th ực hi ện
phương án tác chiến chống hoạt động phá hoại an ninh, bạo loạn vũ
trang, chống khủng bố, bắt cóc con tin; trấn áp tội ph ạm có s ử dụng vũ
khí; giải tán các vụ gây rối, biểu tình trái pháp luật. T ổ ch ức tuần tra,
kiểm soát, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật t ự, an toàn xã


3
hội; tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp lu ật.
Tham gia bảo vệ phiên tòa, dẫn giải bị can, bị cáo và hỗ trợ việc bảo vệ
trại giam, trại tạm giam, thi hành các bản án hình sự theo quy đ ịnh của
Bộ trưởng Bộ Công an. Như vậy, trong quá trình thi hành công v ụ, CBCS
thường xuyên có nguy cơ phơi nhiễm với HIV, do đó mà việc cung cấp
kiến thức phòng chống HIV/AIDS, dự phòng phơi nhiễm HIV cho cán bộ
chiến sỹ nói chung và đặc biệt là cán bộ chiến sỹ Cảnh sát c ơ động nói
riêng là thực sự cần thiết.
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào v ề kiến th ức,
thái độ, thực hành phơi nhiễm HIV/AIDS trong lực lượng Cảnh sát c ơ
động.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi quy ết đ ịnh ti ến hành
nghiên cứu đề tài: "Kiến thức, thái độ, thực hành về phơi nhiễm
HIV/AIDS của cán bộ chiến sỹ Cảnh sát cơ động K02, năm 2018" với
hai mục tiêu sau:
1. Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành về phơi nhiễm HIV/AIDS của cán
bộ chiến sỹ lực lượng Cảnh sát cơ động K02, năm 2018.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về

phơi nhiễm HIV/AIDS của cán bộ chiến sỹ Cảnh sát cơ động K02, năm
2018.


4


5

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về HIV/AIDS
1.1.1. Định nghĩa HIV/AIDS
HIV: Tên viết tắt tiếng anh là Human Immunodeficience Virus
(virus gây suy giảm miễn dịch ở người). Virus khi xâm nh ập cơ th ể
người sẽ tấn công hệ thống miễn dịch, làm cơ thể giảm sức đề kháng và
dễ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội và ung thư [6].
AIDS: Tên viết tắt tiếng anh là Acquired Immuno Deficiency
Syndrome là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV. Đây là h ội ch ứng
mắc phải do HIV tấn công trực tiếp lên hệ thống miễn dịch, không ph ải
là bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh và không do các nguyên nhân khác
[6].
Cho tới nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu khỏi bệnh và cũng ch ưa
có văcxin phòng bệnh hữu hiệu [7].
1.1.2. Các đường lây nhiễm và không lây nhiễm HIV/AIDS
 Các đường lây nhiễm HIV/AIDS
Tất cả mọi người đều có thể bị lây nhiễm HIV/AIDS. Khi cơ thể
người bị nhiễm HIV thì nó có nhiều trong máu (từ 1000 - 10.000 virus/1ml
máu), sau đó là trong tinh dịch và dịch tiết âm đạo, virus có trong sữa mẹ bị
nhiễm HIV/AIDS có số lượng thấp hơn. Ngoài ra, trong một số dịch khác

của cơ thể cũng tìm thấy virus HIV tuy nhiên số lượng rất ít, không đủ lây
nhiễm [8]. Cho đến nay, khoa học đã chứng minh có 3 phương thức lây
truyền HIV [7],[9]
Ba con đường có thể lây truyền HIV/AIDS được xác định là:
- Đường máu:


6
Nguy cơ lây truyền HIV theo đường máu có tỷ lệ rất cao, trên 90%.
HIV cũng có thể truyền qua việc sử dụng BKT bị nhiễm HIV mà không
tiệt trùng cẩn thận, ngay cả khi chỉ có một lượng máu nhỏ còn sót l ại
trong BKT và được tiêm vào máy cũng làm lây truy ền HIV. Ngoài ra, HIV
còn lây truyền trong chăm sóc y tế, lây truyền từ nhân viên y tế sang
bệnh nhân và ngược lại. Máu toàn phần, hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu,
huyết tương... có thể chứa HIV khi bị lây nhiễm. Do đó HIV có thể lây
truyền theo đường máu khi tiêm, truyền các loại sản phẩm này. HIV có thể
lây truyền khi sử dụng chung bơm kim tiêm với người nhiễm HIV chưa
được khử diệt HIV, các dụng cụ phẫu thuật, thủ thuật châm, chích, xăm,
rạch, chọc...cho người nhiễm HIV chưa được khử diệt virus này. Đặc biệt,
HIV còn có thể lây truyền sang CBCS Công an trong đấu tranh phòng,
chống tội phạm nghiện chích ma túy nhiễm HIV.
- Đường tình dục:
Đây là phương thức lây truyền quan trọng và phổ biến nhất thế
giới. Khi HIV xâm nhập vào tinh trùng sẽ gắn vào tinh trùng và t ồn t ại
dưới dạng DNA virus. Sinh hoạt tình dục có thể cùng giới hoặc khác gi ới
theo đường tự nhiên giữa nam với nữ (dương vật - âm đạo) hoặc đường
trái với tự nhiên ở những người cùng giới hoặc khác giới (dương vật hậu môn ...).
Nguy cơ lây nhiễm HIV qua một lần giao hợp với người nhiễm
HIV/AIDS từ 1-10%. Nhiễm HIV có mỗi quan hệ mật thiết v ới STDs.
Những bệnh này làm tăng cảm nhiễm với HIV và làm tăng nguy cơ lây

nhiễm HIV có thể lên gấp 20 lần. STDs có thể làm tăng tiến triển của
nhiễm HIV thành AIDS. Nhìn chung nam truyền HIV cho nữ nhiều hơn


7
gấp 2 lần trong QHTD. Người nhận tinh dịch có nguy cơ bị lây nhiễm cao
hơn người cho tinh dịch. Khả năng lây nhiễm từ nam sang nữ lớn hơn khả
năng lây nhiễm từ nữ sang nam. Quan hệ tình dục trong thời kỳ hành kinh,
sau khi mãn kinh, quan hệ tình dục đầu tiên, nam giới bao quy đầu hẹp
nguy cơ lây nhiễm cao hơn bình thường.
Trường hợp sinh hoạt tình dục bằng đường trái với tự nhiên thì
nam nhận tinh dịch qua đường hậu môn có nguy cơ lớn h ơn n ữ vì niêm
mạc hậu môn mỏng, dễ bị tổn thương và có nhiều mạch máu nh ỏ h ơn.
Phương thức sịnh hoạt tình dục bằng đường miệng - bộ phận sinh d ục
cũng vậy.
- Lây truyền từ mẹ sang con:
Nguy cơ lây truyền từ mẹ sang con khác nhau tùy từng nước, từ 13%
đến 22% ở các nước công nghiệp phát triển, 25% đến 48% ở các nước đang
và chậm phát triển [10]. Ở nước ta, trong những năm gần đây có một tỷ lệ
đáng kể người hành nghề mại dâm đang nhiễm HIV do thiếu hiểu biết nên
vẫn mang thai, khi bị bắt vào trung tâm giáo dục lao động xã hội và cơ sở
giam giữ đã sinh những đứa trẻ nhiễm HIV.
 Các đường không lây nhiễm HIV/AIDS
- HIV không lây qua đường hô hấp như ho, hắt hơi.
- HIV không lây qua tiếp xúc sinh hoạt thông thường ở nơi công
cộng như:trường học, nơi làm việc, rạp hát, bể bơi...
- HIV không lây qua việc bắt tay, ôm hôn, sử d ụng điện tho ại n ơi
công cộng hoặc mặc chung quần áo, dùng chung dụng cụ ăn uống.
- Muỗi đốt không làm lây truyền HIV.



8
Do đó khi sống chung với người nhiễm HIV sẽ không bị lây n ếu
không tiếp xúc với 3 đường lây đã nêu ở trên.
1.1.3. Các giai đoạn của dịch HIV/AIDS
Có thể phân thành 3 giai đoạn của dịch HIV/AIDS dựa trên 2 tiêu chí
chính:
Thứ nhất, mức độ lây nhiễm HIV trong nhóm người bị coi là có hành
vi nguy cơ cao
Thứ hai, sự lây nhiễm có lan tràn sang những nhóm người được coi
là có nguy cơ thấp hơn [11],[12],[13].
Giai đoạn sơ khai: Tỷ lệ hiện nhiễm HIV dưới 5% trong tất cả các
nhóm dân cư bị coi là có nguy cao mà thông tin được thu nhập đ ầy đ ủ
Giai đoạn tập trung: Tỷ lệ hiện nhiễm HIV vượt 5% trong một hoặc
nhiều nhóm dân sư bị coi là có nguy cơ cao, nhưng tỷ lệ hiện nhiễm
trong số phụ nữ đi khám ơ các nhà hộ sinh khu vực đô th ị vẫn ở m ức
dưới 5%.
Giai đoạn lan rộng: HIV lan truyền vượt ra ngoài nhóm dân cư bị coi
là có nguy cơ cao mà hiện đã bị nhiễm bệnh n ặng nề. T ỷ lệ hiện nhi ễm
trong số phụ nữ dến khám tại các nhà hộ sinh khu vực đô th ị t ừ 5% tr ở
lên [14].
1.2. Tình hình dịch tễ học HIV/AIDS
1.2.1. Tình hình dịch tễ học HIV/AIDS tại Việt Nam
Ở Việt Nam, virus gây suy giảm miễn dịch ở người lần đầu tiên
được phát hiện năm 1990 và nhanh chóng lây truyền ra c ả n ước,
HIV/AIDS vẫn đangdiễn biến phức tạp, số nhiễm tại Việt Nam phát
hiện ngày một nhiều, liên tục gia tăng qua các năm. Theo báo cáo 9 tháng


9

đầu năm 2017 của Bộ Y tế, cả nước xét nghiệm phát hiện m ới 6.883
trường hợp nhiễm HIV, số bệnh nhân chuyển sang giai đoạn AIDS là
3.484, số bệnh nhân tử vong là 1.260 trường hợp. Ước tính năm 2017 sẽ
phát hiện mới khoảng 9.800 người nhiễm và khoảng 1.800 người nhiễm
HIV tử vong. Sự lan tràn này là hiểm họa lớn cho Việt Nam trong nh ững
năm tới nếu không có biện pháp phòng chống h ợp lý và có hi ệu qu ả
[15],[16].
Trong số những người được báo cáo xét nghiệm mới phát hiện
nhiễm HIV trong 9 tháng đầu năm 2017, nữ gi ới chiếm 22% và nam gi ới
chiếm 78%, lây truyền qua đường tình dục chiếm 58%, lây truy ền qua
đường máu chiếm 32%, mẹ truyền sang con chiếm 2,6%, không rõ
chiếm 8%. Về phân bố theo nhóm tuổi, 40% người nhiễm HIV m ới phát
hiện trong năm 2017 trong độ tuổi từ 30 đến 39 tuổi, 30% trong đ ộ tu ổi
từ 20 đến 29 tuổi, 19% trong độ tuổi từ 40 đến 49 tuổi, trên 50 tu ổi
chiếm 6%, nhóm tuổi từ 14 đến 19 tuổi chiếm 3% và nhóm tr ẻ em t ừ 0
đến 13 tuổi chiếm 2%. Phân bố người nhiễm HIV theo giới, tuổi không
có khác biệt so với năm 2016, lây truyền qua đường tình dục tiếp tục
chiếm tỷ trọng cao trong những năm trở lại đây.
So sánh số liệu nhiễm HIV/AIDS, tử vong báo cáo năm 2016, s ố
trường hợp nhiễm HIV phát hiện mới giảm 1,1%, số bệnh nhân AIDS
giảm 39% và người nhiễm HIV tử vong giảm 15%. Nói chung số li ệu
dịch HIV phát hiện năm 2017 có xu hướng giảm so v ới cùng kỳ năm
2016, tuy nhiên số liệu phát hiện tùy thuộc và khả năng triển khai công
tác tư vấn xét nghiệm, trong khi kinh phí quốc tế cắt giảm, ngân sách
quốc gia không có cho hoạt động xét nghiệm phát hiện người nhiễm HIV,


10
các tỉnh được đầu tư công tác xét nghiệm phát hiện HIV vẫn phát hi ện
được người nhiễm HIV ở mức cao, các tỉnh khác phần lớn người nhi ễm

HIV được phát hiện tình cờ từ hệ thống bệnh viện trong đó ch ủ yếu các
bệnh nhân giai đoạn AIDS, mắc các bệnh liên quan đến suy giảm mi ễn
dịch, các bệnh Lao, bệnh nhiễm khuẩn đường tình dục hoặc xét nghiệm
sàng lọc HIV cho phụ nữ mang thai, một số tỉnh có tỷ l ệ ng ười nhi ễm
HIV là phụ nữ mang thai cao trên 10% là do triển khai xét nghi ệm phát
hiện nhiễm HIV hạn chế. Về nguy cơ lây truyền HIV, lây truy ền qua
đường tình dục ngày càng chiếm tỷ trọng chính trong lây truy ền HIV,
trong đó tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm MSM, đặc biệt nhóm tuổi trẻ là
cảnh báo quan trọng về nguy cơ lây truyền HIV trong nhóm này sẽ
chiếm tỷ trọng chính trong tương lai [1].
Dịch HIV/AIDS vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ trong cộng đồng,
những nơi được đầu tư mạnh của các tổ chức quốc tế vẫn còn có th ể
phát hiện thêm nhiều người nhiễm HIV. Dự báo vẫn còn nhiều người
nhiễm HIV không thuộc nhóm nguy cơ cao do đó rất khó phát hi ện s ớm,
các trường hợp này thường chẩn đoán muộn giai đoạn AIDS.
Tính đến ngày 30/08/2006, lũy tích số người nhiễm HIV/AIDS c ủa
Hà Nội là 11.018 người, trong đó 2.939 người chuy ển sang giai đo ạn
AIDS, tử vong 1.458 trường hợp. Trong tháng 08/2006, phát hiện 199
người nhiễm HIV mới. Số người nhiễm HIV mới phát hiện cao nhất ở
quận Đống Đa 33 người, tiếp đến là quận Hai Bà Trưng 26 ng ười, qu ận
Hoàn Kiếm 24 người… Riêng quận Hai Bà Trưng số mới phát hiện tăng 2
lần so với tháng 7.
Tỷ lệ người nhiễm mới ở Hà Nội phân theo nhóm đối tượng là [17]:


11
NCMT:
Bệnh nhân lao:
QHTD:
Phụ nữ có thai:

Khác:

113 người
56 người
22 người
3 người
5 người

56,78%
28,14%
11,06%
1,51%
2,51%

1.2.2. Tình hình dịch tễ học HIV/AIDS trên thế giới
Theo báo cáo của UNAIDS, đến hết năm 2016 số người hiện mắc
HIV/AIDS trên toàn thế giới là 36,7 triệu người (30,8 - 42,9 triệu người),
trong đó có 17,8 triệu phụ nữ trên 15 tuổi và 2,1 triệu trẻ em d ưới 15
tuổi. Tổng số trường hợp mới nhiễm HIV năm 2016 là 1,8 triệu ng ười
(1,6 đến 2,1 triệu người), tập trung chủ yếu ở vùng Châu Phi c ận Sahara,
trong đó có 1,7 triệu người lớn và 160.000 trẻ em dưới 15 tuổi. Cũng
trong năm 2016, ghi nhận 1 triệu người (830.000 đến 1,2 triệu ng ười)
tử vong do AIDS, trong đó có 890.000 người lớn và 120.000 trẻ em d ưới
15 tuổi [2].
Dịch HIV/AIDS không loại trừ bất kỳ quốc gia, vùng lãnh th ổ nào,
dù là nước có tiềm lực kinh tế, khoa học, kỹ thuật tiên ti ến nh ư Mỹ,
Pháp, Đức,… hay những nước chậm phát triển nh ư Zimbabue, Nigeria,…
Ở những nước nghèo này, do không đủ sức đầu tư cho công tác phòng
chống, hiện nay ở Uganda cứ 5 người dân đã có 1 người nhiễm HIV [18]
[9][19] . Có tới trên 90% người nhiễm HIV sống ở các nước đang phát

triển và nhiều người trong số họ không biết rằng mình bị nhiễm HIV.
Dịch HIV/AIDS đang giảm và ổn định ở các nước công nghiệp phát
triển như Tây Âu, Úc, Newzealand, Bắc Mỹ, … nhưng lại phát tri ển
nhanh, mạnh trong nhóm NCMT ở Trung Đông và Đông Nam Á.
Hầu hết các nước Châu Á, dịch HIV/AIDS đang ở giai đoạn tập
trung trên phạm vi toàn quốc hoặc tối thiểu ở một số bang hay tỉnh lỵ


12
như ở Trung Quốc, Ấn Độ, phần lớn bán đảo Đông Dương và Malaysia. Ở
các quốc gia Châu Á khác, dịch HIV/AIDS còn ở giai đoạn s ơ khai, có
nghĩa là tỷ lệ lây nhiễm trong những nhóm người có nguy c ơ cao vẫn còn
ở mức dưới 5% [13].
HIV/AIDS đã bắt đầu dịch chuyển trọng điểm từ Châu Phi sang
Nam Á và Đông Nam Á. Khu vực Đông Nam Á là m ột trong nh ững khu v ực
chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch HIV/AIDS. Các nước có tỷ lệ hiện mắc
cao trong khu vực tính đến hết năm 2016 là Indonesia có t ổng 620.000
người hiện nhiễm HIV và 38.000 người tử vong liên quan đ ến AIDS,
Malaysia có tổng 970.000 người hiện nhiễm HIV và 7.000 người tử vong
liên quan đến AIDS, Thái Lan có tổng 450.000 người hiện nhiễm HIV và
16.000 người tử vong liên quan đến AIDS, Việt Nam có tổng 250.000
người hiện nhiễm HIV và 8.000 người tử vong liên quan đến AIDS. Bệnh
có xu hướng dịch chuyển dần từ nhóm có tỷ lệ nhiễm cao tr ước đây là
đối tượng tiêm chích ma túy sang nhóm gái mại dâm và quan h ệ đồng
tính nam [2].
Theo ước tính, trên thế giới có ít nhất 5,5 – 10 triệu người tiêm
chích ở 128 Quốc gia, có từ 150.000 – 200.000 người NCMT chết hàng
năm và chắc chắn một nửa trong số đó liên quan đến HIV/AIDS [20][21].
1.3. Tổng quan về phơi nhiễm HIV
1.3.1. Khái niệm về phơi nhiễm HIV

-

Khái niệm: Phơi nhiễm với HIV do tai nạn nghề nghi ệp là tiếp xúc
trực tiếp với máu và dịch cơ thể có nhiễm HIV dẫn đến nguy cơ lây
nhiễm HIV [22].

-

Các dạng phơi nhiễm:


13



Phơi nhiễm xuyên qua da: Máu hoặc dịch cơ thể của người
nhiễm HIV/AIDS tiếp xúc trực tiếp với da bị tổn thương của
người bị tiếp xúc



Phơi nhiễm thông qua các tổn tương do vật sắc nhọn đâm
phải: Kim tiêm, dao lam hoặc vật sắc nhọn có dính máu c ủa
người nhiễm HIV đâm vào người khác.



Phơi nhiễm do bị máu/dịch cơ thể bắn phải: Máu hoặc dịch
cơ thể của người nhiễm HIV bắn vào niêm mạc, da bị tổn
thương


1.3.2. Các biện pháp dự phòng phơi nhiễm HIV do tai nạn ngh ề nghiệp
Biện pháp chung nhất để d ự phòng các ph ơi nhiễm HIV do tai n ạn
nghề nghiệp là áp dụng các biện pháp dự phòng ph ổ cập [23]
a. Nguyên tăc: Coi mọi nguồn máu và dịch cơ thể đều có khả năng lây
nhiễm.
b. Muc đich: Dự phòng ph ổ c ập làm giảm phơi nhiễm với máu và
các dịch cơ thể chứa mầm bệnh.
c. Biện pháp:
- Sử dụng những dụng cụ bảo vệ:
* Mang găng tay:
+ Khi tiếp xúc với máu, các dịch cơ thể và các v ật dụng nhiễm các
chất dịch này.
+ Tháo găng sau mỗi thủ thu ật trên bệnh nhân, trước khi chăm sóc
một số b ệnh nhân khác hoặc trước khi tiếp xúc với một vật không
nhiễm.


14
+ Không nên rửa tay hay khử khuẩn găng để dùng lại.
* Khẩu trang, kính mắt, kính che mặt: sử d ụng khi th ực hiện những
thủ thuật dự kiến dễ bị bắn máu và dịch cơ thể vào vùng mặt.
* Áo choàng, bao chân (phải có lớp không thấm nước để ngăn d ịch
thấm vào da hoặc quần áo) sử dụng trong:
+ Những thao tác dễ bị bắn hoặc phun máu và các dịch th ể, ch ất ti ết
vào người thực hiện thủ thuật.
+ Chăm sóc những bệnh nhân nhiễm những vi sinh vật nghiêm
trọng.
- Vệ sinh tay: rửa tay trước và sau khi chăm sóc từng bệnh nhân; sau
khi tiếp xúc với máu, dịch thể, sau khi tháo găng.

* Mục đích: ngăn ngừa lây truyền tác nhân gây bệnh.
* Phương pháp:
+ Rửa tay bằng xà phòng + nước trên 10 giây, rồi dùng khăn lau m ột
lầ n
+ Hoặc dùng dung dịch rửa tay không dùng n ước: 50-95% ethyl
hoặc isopropyl alcohol.
- Làm sạch, khử, tiệt trùng dụng cụ và môi tr ường.
- Quản lý các vật sắc nhọn.
* Ngăn ngừa bị tổn thương đâm qua da
+ Cải tiến thủ thu ật và đào tạo cho nhân viên y tế bi ết th ực hành
thao tác an toàn khi làm việc.
+ Giảm thiểu việc sử dụng kim không cần thiết.
+ Chú ý thao tác trong phòng mổ.


15
+ Sử dụng thùng đựng vật sắc nhọn thải bỏ.
+ Sử dụng kim an toàn.
1.3.3. Dự phòng phơi nhiễm HIV trong phòng chống tội phạm


Nguyên tắc chung:[23]
+ Trong đấu tranh phòng chống tội phạm, vì khó bi ết tr ước đ ối

tượng có nhiễm HIV/AIDS hay không, nên phải coi m ọi đ ối t ượng đều có
nguy cơ lây truyền HIV.
+ Phải có ý thức đề phòng nguy c ơ phơi nhiễm HIV khi trực tiếp
tham gia đấu tranh phòng chống tội phạm.
+ Khi bị th ương trong đấu tranh phòng chống tội phạm, trong mọi
trường hợp nhất thiết phải xử trí ban đ ầu vết thương như trường hợp

phơi nhiễm.
+ Phải khử trùng nh ững vật dụng (công cụ h ỗ tr ợ, bàn ghế, buồng
giam, xe ô tô… không bao gồm tang vật) có nguy cơ gây nhiễm HIV.

 Một số biện pháp cụ thể dự phong phơi nhiễm HIV:
a. Tiếp xuc an toàn:
- Phải đi găng tay trong mọi tiếp xúc chủ động với đối tượng và tang
vật có nguy cơ nhiễm HIV.
- Sau mọi tiếp xúc trực tiếp với đối tượng và tang vật (lăn tay ch ỉ
bản, còng…) phải rửa tay bằng xà phòng.
- Lưu ý khi khám xét đối tượng phải đề phòng nh ững vật s ắc nh ọn
được đối tượng dấu trong người. Khi thu gom, kiểm tra tang vật ph ải đ ề
phòng vật sắc nhọn đâm vào tay.
b. Biện pháp khư trung:


16
- Khử trùng đồ dùng, vật dụng phục vụ công tác: Khi công c ụ h ỗ tr ợ
công tác (cùm, khóa, dùi cui…), bàn ghế, trang ph ục bị dính máu, d ịch tiết
của đối tượng phải khử trùng b ằng cách đổ ng ập tràn chỗ có dính máu
và dịch bằng các dung dịch sát khuẩn như Javel, dung dịch clo ... đ ể trong
20 phút, sau đó làm sạch như thường quy.
- Khử trùng bu ồng giam giữ, xe vận chuyển: ô tô, buồng giam sau
khi vận chuyển, giam giữ mà bị dính máu và dịch tiết của đối tượng phải
được khử trùng bề mặt bằng cách đổ ngập tràn chỗ có dính máu và d ịch
đó bằng các dung dịch sát khuẩn như Javel, dung d ịch clo… đ ể trong 20
phút, sau đó mở cửa thông thoáng và làm sạch tiếp nh ư th ường quy.
- Khử trùng trang ph ục các nhân: Khi trang phục cá nhân bị dính
máu, dịch tiết của đối tượng cũng phải được khử trùng an toàn b ằng
cách ngâm trong dung dịch sát khuẩn 20 phút trước khi giặt.

c. Thu gom, bàn giao, quản ly tang vật an toàn:
- Không dùng tay trần để thu gom, ki ểm tra những tang vật s ắc
nhọn.
- Tang vật sắc nhọn phải được đựng trong h ộp đủ c ứng đ ể chúng
không thể xuyên qua đ ược, đồng thời phải được đánh dấu bên ngoài và
phải bàn giao ghi ngày giờ cụ thể.
- Tập huấn cho cán bộ, chiến sĩ trực tiếp đấu tranh phòng chống tội
phạm kiến thức về HIV/AIDS và biện pháp dự phòng phơi nhiễm trong khi
làm nhiệm vụ nh ằm hạn chế t ối đa nguy cơ phơi nhiễm và nhiễm HIV
trong công tác.
1.4. Một số nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam
1.4.1. Một số nghiên cứu trên thế giới


×