Tải bản đầy đủ (.docx) (66 trang)

MÔ tả đặc điểm lâm SÀNG và NIỆU ĐỘNG học TRIỆU CHỨNG ĐƯỜNG TIỂU dưới ở BỆNH NHÂN tật nứt đốt SỐNG tại BỆNH VIỆN BẠCH MAI từ 2013 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.74 KB, 66 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

NGUYN TH NGA

MÔ Tả ĐặC ĐIểM LÂM SàNG Và NIệU ĐộNG HọC
TRIệU CHứNG ĐƯờNG TIểU DƯớI ở BệNH NHÂN
TậT
NứT ĐốT SốNG TạI BệNH VIệN BạCH MAI Từ
2013-2018

CNG LUN VN THC S Y HC


H NI 2018
B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

NGUYN TH NGA

MÔ Tả ĐặC ĐIểM LÂM SàNG Và NIệU ĐộNG HọC
TRIệU CHứNG ĐƯờNG TIểU DƯớI ở BệNH NHÂN
TậT
NứT ĐốT SốNG TạI BệNH VIệN BạCH MAI Từ
2013-2018


Chuyờn ngnh

: Phc hi chc nng

Mó s

: 60720333

CNG LUN VN THC S Y HC
NGI HNG DN KHOA HC:
1.PGS.TS Phm Vn Minh
2.PGS.TS. o V


HÀ NỘI – 2018

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

PMC
PAG
GABA
pves
pabd
pdet
EMG
IC
LUTs
QoL

Pontine micturition center

Trung tâm tiểu tiện ở cầu não
Periaqueductal
Chất xám quanh cống não
Gamma- amino butyric acid
Áp lực thành bàng quang
Áp lực thành bụng
Áp lực cơ bàng quang
Electromyography
Điện cơ
Intermittent catheter
Thông tiểu ngắt quãng
Lower urinary tract syndrome
Hội chứng đường tiểu dưới
Quality of life
Chất lượng cuộc sống


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN...............................................................................3
1.1. Đại cương về tật nứt đốt sống.................................................................3
1.1.1. Định nghĩa.........................................................................................3
1.1.2. Dịch tễ...............................................................................................3
1.1.3. Phôi thai học .....................................................................................4
1.1.4 Sinh bệnh học ....................................................................................5
1.1.5 Phân loại.............................................................................................6
1.1.6. Hậu quả ............................................................................................7
1.1.7 Phục hồi chức năng............................................................................9
1.2. Giải phẫu và sinh lý tiểu tiện...................................................................9
1.2.1 Giải phẫu chức năng bàng quang niệu đạo.......................................9

1.2.2. Sinh lý quá trình tiểu tiện................................................................13
1.2.3 Các yếu tố tham gia vào kiểm soát nước tiểu.................................14
1.3 Hội chứng đường tiểu dưới ở bệnh nhân tật nứt đốt sống......................15
1.3.1 Đại cương về hội chứng đường tiểu dưới ở bệnh nhân tật nứt đốt sống...15
1.3.2 Triệu chứng lâm sàng hội chứng đường tiểu dưới ở bệnh nhân tật
nứt đốt sống...............................................................................................16
1.4 Niệu động học........................................................................................19
1.4.1. Đại cương về niệu động học...........................................................19
1.4.2 Đặc điểm niệu động học ở bệnh nhân tật nứt đốt sống....................22
1.5. Các biến chứng hội chứng đường tiểu dưới ở bệnh nhân tật nứt đốt sông..23
1.6 Điều trị hội chứng đường tiểu dưới ở bệnh nhân tật nứt đốt sống.........24
1.6.1 Mục tiêu điều trị...............................................................................24
1.6.2 Điều trị không dùng thuốc...............................................................25


1.6.3.Điều tri dùng thuốc..........................................................................25
1.6.4 Điều trị phẫu thuật............................................................................27
1.7 Các nghiên cứu trong nước và ngoài nước............................................27
1.7.1 Các nghiên cứu trên thế giới............................................................27
1.7.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam...........................................................28
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............29
2.1 Đối tượng nghiên cứu.............................................................................29
2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân........................................................29
2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ...........................................................................29
2.2 Phương pháp chọn mẫu..........................................................................29
2.3 Cỡ mẫu...................................................................................................29
2.4 Thời gian và địa điểm nghiên cứu:.........................................................30
2.5 Phương pháp nghiên cứu........................................................................30
2.5.1 Sơ đồ nghiên cứu.............................................................................30
2.5.2 Thiết kế nghiên cứu:.........................................................................30

2.5.3 Phương tiện, công cụ nghiên cứu.....................................................30
2.5.4 Quy trình thăm dò niệu động học.....................................................31
2.6 Các biến số.............................................................................................33
2.7 Mẫu bệnh án nghiên cứu........................................................................35
2.8. Sai số và các phương pháp khống chế sai số........................................37
2.8.1 Các sai số có thể gặp trong nghiên cứu............................................37
2.8.2 Các phương pháp khống chế sai số..................................................37
2.9. Xử lý số liệu..........................................................................................37
2.10. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu.......................................................37
Chương 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ.................................................................39
3.1. Đặc điểm chung của nhóm đối tượng nghiên cứu.................................39
3.2 Đặc điểm lâm sàng hội chứng đường tiểu dưới ở bệnh nhân tật nứt đốt sống...41


3.2.1 Đặc điểm triệu chứng đường tiểu dưới giai đoạn chứa đựng..........41
3.2.2. Đặc điểm lâm sàng hội chứng đường tiểu dưới giai đoạn tống xuất
nước tiểu....................................................................................................41
3.2.3 Đặc điểm lâm sàng hội chứng đường tiểu dưới giai đoạn sau đi tiểu
ở bệnh nhân tật nứt sống...........................................................................42
3.3. Đặc điểm niệu động học hội chứng đường tiểu dưới ở bệnh nhân tật nứt
đốt sống........................................................................................................42
3.3.1 Đặc điểm niệu động học hội chứng đường tiểu dưới giai đoạn chứa
đựng ở bệnh nhân tật nứt đốt sống............................................................43
3.4. Mối liên quan giữa triệu chứng lâm sàng và kết quả niệu động học.....45
Chương 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN...............................................................48
4.1 Đặc điểm chung của nhóm đối tượng nghiên cứu..................................48
4.2.Đặc điểm lâm sàng hội chứng đường tiểu dưới ở bệnh nhân tật nứt đốt sông...48
4.3.Đặc điểm niệu động học hội chứng đường tiểu dưới ở bệnh nhân tật nứt
đốt sống........................................................................................................48
4.4. Mối liên quan giữa triệu chứng lâm sàng và đặc điểm niệu động học ở

bệnh nhân tật nứt đốt sống...........................................................................48
DỰ KIẾN KHUYẾN NGHỊ.........................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Chi phối theo khoanh tuỷ và các rối loạn liên quan..........................8
Bảng 1.2: Các phương pháp niệu động học....................................................19
Bảng 2.1:Các biến số và chỉ số trong nghiên cứu...........................................33
Bảng 3.1:Đặc điểm tuổi giới của nhóm đối tượng nghiên cứu.......................39
Bảng 3.2 Đặc điểm lâm sàng các triệu chứng đường tiểu dưới giai đoạn chứa
đựng ở trẻ từ nhỏ hơn 5 tuổi.........................................................41
Bảng 3.3. Đặc điểm lâm sàng triệu chứng đường tiểu dưới giai đoạn chứa
đựng ở những bệnh nhân từ 5 tuổi trở đi......................................41
Bảng 3.4:Tỷ lệ bệnh nhân tiểu không tự chủ hoặc tiểu gấp ở bệnh nhân tật nứt
đốt sống.........................................................................................41
Bảng 3.5:Tần số đi tiểu mỗi ngày ở bệnh nhân tật nứt đốt sống....................42
Bảng 3.6. Tần số bệnh nhân đi tiểu đêm ở bệnh nhân tật nứt đốt sống...........42
Bảng 3.7:Triệu chứng đường tiểu dưới sau đi tiểu ở bệnh nhân tật nứt đốt sống....42
Bảng 3.8:Khám lâm sàng trước khi làm niệu động học.................................42
Bảng 3.9 Phân loại độ giãn nở bàng quang theo các tác giả...........................43
Bảng 3.10 Phân loại dung tích bàng quang theo lứa tuổi................................43
Bảng 3.11 Cảm giác bàng quang ở bệnh nhân tật nứt đốt sống.....................43
Bảng 3.12:Sự co bóp của cơ bàng quang........................................................44
Bảng 3.13:Lượng nước tiểu tồn dư ở bệnh nhân tật nứt đốt sống...................44
Bảng 3.14:Mối liên quan giữa bàng quang nhỏ với tiểu nhiều lần................45
Bảng 3.15: Mối quan hệ giữa tiểu không tự chủ và giảm cảm giác bàng quang...46
Bảng 3.16: Mối liên hệ giữa tăng co bóp cơ bàng quang với tiểu gấp............46
Bảng 3.17:Mối quan hệ giữa co bóp không tự chủ cơ bàng quang với hiện

tượng són tiểu................................................................................46
Bảng 3.18: Mối quan hệ giữa tiểu ngập ngừng và bất đồng vận cơ bàng
quang-cơ thắt.................................................................................47
Bảng 3.19: Mối quan hệ giữa thể tích nước tiểu tồn dư và cảm giác tiểu không hết...47


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Phân bố tật nứt đốt sống theo kiểu tổn thương...........................39
Biểu đồ 3.2: Phân loại tật nứt đốt sống theo tổn thương vận động.......................40
Biểu đồ 3.3: Phân bố bệnh nhân tật nứt đốt sống theo vị trí tổn thương.........40
Biểu đồ 3.4: Co bóp không tự chủ của bàng quang........................................44
Biểu đồ 3.5: Bất đồng vận bàng quang cơ thắt...............................................45


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Tật nứt đốt sống (Spina bifida) hay còn gọi là khiếm khuyết đường giữa
đốt sống (Spina dysraphism) là thuật ngữ chỉ sự khuyết không đóng kín ống
thần kinh xảy ra trong vòng 25 ngày đầu tiên của thai kỳ vốn nó phải được
đóng kin khi trẻ trưởng thành dẫn đến các rối loạn chức năng thần kinh phía
dưới tổn thương như vận động, đại tiểu tiện, hô hấp…. Tật nứt đốt sống chia
làm hai thể: thể hở (spina bifida aperta) và thể kín (spina bifida occulta) với
các biểu hiện, triệu chứng lâm sàng và mức độ rất khác nhau. [1],].
Tại Mỹ, tỷ lệ tật nứt đốt sống vào khoản 1/1000 trẻ sơ sinh, tuy nhiên
số liệu này đã giảm kể từ khi Cục quản lý thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kì
khuyến cáo bổ sung a xít folic từ các loại hạt (3). Tại Việt Nam chưa có các
nghiên cứu thống kê số liệu cụ thể nhưng ước tính tỷ lệ này khoảng 1/250500 trẻ mắc [4]
Tật nứt đốt sống là một dị tật phức tạp thường gây tử vong sớm nhất là

thể phối hợp với não úng thủy và biến chứng hệ tiết niệu. Tuy nhiên, những
năm gần đây, với sự phát triển của y học, tỷ lệ sống sót tới tuổi trưởng thành
ngày càng được cải thiện. Thống kê cho thấy có 85-90% trẻ sinh ra vào năm
1975 có thể sống tới tuổi trưởng thành và con số này đã tăng gấp đôi so với
những trẻ sinh năm 1995 [5]. Với tính chất phức tạp và để lại nhiều hậu quả
nghiêm trọng nên chi phí để điều trị, chăm sóc và quản lý y tế cho bệnh nhân
tật nứt đốt sống ngày càng gia tăng. Chi phí dành cho người bị tật nứt đốt
sống tăng từ 236,000 lên tới 319,000 đô la Mỹ trong vòng 20 năm qua [6)]
Hơn 90% các bệnh nhân tật nứt đốt sống có rối loạn chức năng đường tiểu
dưới [7)] và chi phí để điều trị riêng vấn đề này chiếm tới 20,1% chi phí y tế
chăm sóc y tế cho nhóm bệnh nhân này [(8)]. Nếu không được chẩn đoán,
điều trị và quản lý đúng, kịp thời các biến chứng có thể xảy ra gây ảnh hưởng


2

trầm trọng đến sức khoẻ cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Một
trong các biểu hiện thường gặp và để lại hậu quả nghiêm trọng ở bệnh nhân
tật nứt đốt sống là bàng quang thần kinh. Với các biểu hiện triệu chứng thầm
lặng nên thường được chẩn đoán muộn khi đã có các biến chứng nặng như
trào ngược bàng quang niệu quản,,nhiễm trùng tiết niệu tái diễn,sỏi thận –
bàng quang, ung thư bàng quang, rối loạn chức năng tình dục,tổn và cuối
cùng là tình trạng suy thận mạn [(9)]. Suy thận làm gia tăng chi phí y tế và là
nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở bệnh nhân tật nứt đốt sống thuộc mọi
lứa tuổi [(10)]. Chính vì vậy bệnh nhân bị tật nứt đốt sống cần được tiếp cận
điều trị đa chuyên ngành như nhi khoa, thận tiết niệu, ngoại khoa, thần kinh
quan tâm. Tuy nhiên tại Việt Nam, vấn đề chẩn đoán sớm, điều trị, chăm sóc y
tế chưa đầy đủ, còn nhiều bệnh nhân bị bỏ sót hoặc chẩn đoán khi đã có
những biến chứng đặc biệt là rối loạn chức năng đườn tiết niệu dưới. Theo
khảo sát của chúng tôi, chưa có nhiều bài báo đề cập đến vấn đề này, đặc biệt

là sử dụng các phương tiện chuyên khoa xác định chẩn đoán cũng như đánh
giá nguy cơ cho người bệnh. Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
’Mô tả đặc điểm lâm sàng và niệu động học triệu chứng đường tiết niệu
dưới ở bệnh nhân bị tật nứt đốt sống tại bệnh viện Bạch Mai giai đoạn
2013-2018’ với hy vọng đem lại bằng chứng khoa học tốt trọng thực hành lâm
sàng là cần thiết và khả thi. Nghiên cứu chúng tôi có hai mục tiêu
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng triệu chứng đường tiết niệu dưới ở bệnh nhân
bị tật nứt sống tại bệnh viện Bạch Mai
2. Mô tả đặc điểm niệu động học triệu chứng đường tiết niệu dưới ở
bệnh nhân bị tật nứt đốt sống tại bệnh viện Bạch Mai


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Đại cương về tật nứt đốt sống
1.1.1. Định nghĩa
Tật nứt đốt sống(spinal bifida) là tình trạng thiếu hụt của phần sau đốt
sống nên ống sống không đóng kín làm cho tuỷ sống thần kinh hoặc màng
tuỷ thoát ra ngoài gây nên những hậu quả nghiêm trọng [11]
1.1.2. Dịch tễ
Tật nứt đốt sống là một trong hai nguyên nhân hay gặp nhất của dị tật
ống thần kinh ảnh hưởng khoảng 3000 trẻ sơ sinh mỗi năm tại Mỹ.Tỷ lệ này
thay đổi phụ thuộc chủng tộc, sắc tộc khác nhau trong đó tỷ lệ thấp nhất là ở
phụ nữ Mỹ gốc Phi và người châu Á, tỷ lệ cao nhất gặp ở phụ nữ gốc Tây
Ban Nha. [12]. Tại các nước châu Âu, tỷ lệ bệnh nhân tật nứt đốt sống đã
giảm nhờ kết quả từ công tác quản lý trước sinh, tuy nhiên con số này ở Mỹ
vẫn tương đối cao, ước tính 1/1000 trẻ năm 1993.Trong một nghiên cứu gần
hơn được tiến hành trên 10 bang nước Mỹ, tỷ lệ những người trong độ tuổi 019 mắc bệnh rơi vào khoảng 3,7/1000 dân năm 2002.Tất cả các trường hợp

cùng độ tuổi đó đang sống ước tính 24860 ca vào năm 2002 [13]
Một điều đáng ngạc nhiên, những trẻ sơ sinh dù gốc Tây Ban Nha hay
không đều giảm tỷ lệ mắc tật nứt đốt sống kể từ khi bổ sung các acid folic từ
các loại hạt.Một số các thử nghiệm lâm sàng đã chỉ ra rằng việc tăng sử dụng
acid folic có thể làm giảm nguy cơ sinh non bị ảnh hưởng bởi dị tật ống thần
kinh từ 50-70%. Mặc dù ảnh hưởng của acid folic lên các dị tật ống thần kinh
dường như không liên quan đến các chủng tộc, sắc tộc, nhưng hiện nay vẫn
chưa rõ cơ chế ảnh hưởng [12]


4

Khuyến cáo của viện hàn lâm nhi khoa Hoa Kỳ(American Academy of
Pediatrics-AAP) về ván đề bổ sung acid folic
-Tất cả những phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ:400microgram hoặc 0,4
miligram/ngày
- Những phụ nữ có tiền sử sinh ra trẻ có dị tật ống thần kinh:
4000microgram hoặc 4 miligram/ngày 1 tháng trước khi thụ thai và trong suốt ba
tháng đầu thai kì
-Thai nghén nguy cơ cao(những bà mẹ đang sử dụng acid valproic hay
đái tháo đường thai kỳ):4miligram/ngày [14].
Để hiểu hết các yếu tố liên quan đến cơ chế bệnh sinh của bệnh này rất
phức tạp, song giả thiết do gen di truyền thì đã có từ lâu.Tỷ lệ những đứa trẻ
được sinh ra trong một gia đình bình thường 0,1-0,2%;trong một gia đình có
một người con mắc tật nứt đốt sống là 2-5% ;nếu bố hoặc mẹ mắc tỷ lệ này có
thể lên tới 10-15% [12]
Tỷ lệ sống sót của trẻ tật nứt đốt sống những năm qua đã cải thiện đáng
kể, điều này có thể do những tiến bộ trong điều trị nội, ngoại khoa, nhờ đặt
dẫn lưu não thất ổ bụng, hay đặt thông tiểu ngắt quãng [5].Hiện nay 85-90%
trẻ có thể sống tới tuổi trưởng thành và khi so sánh những đứa trẻ sinh năm

1975, con số này gấp đôi ở những người sinh năm 1995 [5].
1.1.3. Phôi thai học [15]
Mầm hệ thần kinh xuất hiện từ rất sớm, vào ngày thứ 16-17 của phôi và
hình thành ống thần kinh vào ngày thứ 22
Ở người, hệ thần kinh và các biểu mô thần kinh cảm giác phát sinh từ
lớp ngoại bì của phôi, bắt đầu từ sự biến đổi phần lưng thừng nguyên sống
thành ống thần kinh và mào thần kinh
Ban đầu là sự dày lên của một dải dọc lớp ngoại bì nằm ở phía lưng của
thừng nguyên sống (notochord) gọi là tấm thần kinh(neural plate)


5

Các tế bào hai bên tấm thần kinh phát triển lên thành những nếp thần
kinh và phần lõm giữa gọi là rãnh hay máng thần kinh(neural groove)
Rãnh tiếp tục lõm sâu, hai bờ quặp lại tiến triển lại gần nhau và sát nhập
đường giữa lưng phôi để tạo thành ống thần kinh (neural tube)
Ống thần kinh bắt đầu khép lại và tách rời khỏi ngoại bì thì hai dải dọc
các tế bào ở các chỗ nối tiếp của tấm thần kinh với ngoại bì thân thể tạo thành
mào thần kinh (neural crest) cũng tạm thời sát nhập với nhau ở đường giữa.
Về sau chúng tựu tách nhau ra và nằm hai bên ống thần kinh rồi trở thành các
hạch của rễ thần kinh sống.Ống thần kinh sẽ được đóng hoàn toàn vào ngày
thứ 28. Bất kì nguyên nhân nào gây rối loạn quá trình hình thành tạo ống thần
kinh đều tạo ra dị tật ống thần kinh
Về chiều dài: Trong 3 tháng đầu của phôi, tuỷ sống và cột sống phát triển
cùng tốc độ.Tuỷ sống chiếm toàn bộ chiều dài của ống sống, các dây thần
kinh sống thoát ra thẳng góc với tuỷ thoát ra các lỗ gian đốt ở giữa hai thân
đốt sống. Bắt đầu từ tháng thứ tư, thân đốt sống phát triển mạnh hơn tuỷ sống,
đặc biệt nửa đuôi của phôi. Cho nên khi sinh tuỷ sống chỉ tận hết ở bờ dưới
thân đốt sống thắt lưng thứ ba. Kết quả các dây thần kinh sống chạy chếch từ

đoạn tuỷ nguyên uỷ của chúng tới mức tương đương cột sống. Các rễ của dây
thần kinh thắt lưng và cùng bị kéo xuống dưới bởi ống sống tạo nên đuôi
ngựa.
1.1.4 Sinh bệnh học [12]
Tật nứt đốt sống là bệnh điển hình xảy ra do thất bại quá trình tạo thành
ống thần kinh. Ống thần kinh không được ra vì một lý do nào đó gây ra hiện
tượng không đóng kín được, ngăn cảm các trung bì tiến vào thừng nguyên
sống từ cơ và xương để bao quanh và bảo vệ ống. Tất cả các rối loạn cơ chế
tham gia vào sự bảo vệ này đều được coi là nguyên nhân gây nên tật nứt đốt
sống. Mặc dù đó là giả thuyết được thừa nhận rộng rãi song một số tác giả lại


6

nêu lên những quan điểm khác. Dias và các cộng sự cho rằng một vài dạng
thoát vị tuỷ-màng tuỷ không liên quan đến quá trình hình thành ống thần kinh
mà sự thất bại của hạch Henson đặt xuống thừng nguyên sống một cách
chính xác hoặc liên quan đến những sai sót trong giai đoạn phôi vị gây lỗi
đáng kể ở giai đoạn cảm ứng ống thần kinh
Cơ chế hình thành và đóng ống thần kinh rất đa dạng. Những thay đổi về
mặt hình thái xảy ra trong quần thể tế bào dẫn đến tấm thần kinh hình thành
như một cấu trúc dạng ống vào tuần thứ 12-14. Một vài cơ chế tham gia vào
đóng ống thần kinh như sự tương tác giữa các glycoprotein và các phân tử
dính tế bào (CAM), sự tương tác của các receptor và các protein tín hiệu khác
nhau, sự liên kết của các chân giả dạng sợi(filopodia) và hình thành sự liên
kết giữa các tế bào
Thất bại hiện tượng cảm ứng của dị tật ống thần kinh bởi các thừng
nguyên sống có thể dẫn tới sự phát triển không hoàn toàn của thần kinh trung
ương. Ngoài ra dị tật ống thần kinh còn do sự thất bại cảm ứng sự phát triển
trung bì và ngoại bì thần kinh. Cảm ứng thần kinh liên quan phân tử hoà tan

được tạo bởi các gen, đặc biệt các phân tử tín hiệu bề mặt tế bào cần thiết cho
sự di trú của tế bào trong thời gian phát triển ống thần kinh và các tín hiệu
trực tiếp giữa tế bào-tế bào
1.1.5 Phân loại
Tật nứt đốt sống được chia thành 3 thể chính [16]
-Tật nứt đốt sống thể kín:Khoảng hở vùng đốt sống thắt lưng là rất nhỏ
và không có thành phần nào của tuỷ sống bị đẩy ra ngoài. Thể này ước tính
khoảng 12%tổng dân số khoẻ mạnh [17]. Tật nứt đốt sống thường không có
triệu chứng lâm sàng gì, tuy nhiên cũng có một số trường hợp có rối loạn tiểu
tiện [18], [19]


7

-Tật nứt đốt sống thể thoát vị màng tuỷ: Màng tuỷ bị đẩy ra ngoài
khoảng hở của tuỷ sống, tuy nhiên phần tuỷ sống thường không bị ảnh hưởng
gì. Thoát vị thường xảy ra ở phía sau, hiếm khi thoát vị ra phía trước dọc
xương cùng [20]. Chụp cộng hưởng từ (MRI) cột sống thắt lưng có ý nghĩa
xác định chiều dài của thương tổn [21]. Bệnh nhân thể thoát vị màng tuỷ
thường có biểu hiện lâm sàng đa dạng tuỳ thuộc vào vị trí thương tổn
-Tật nứt đốt sống thể tuỷ-màng tuỷ: trong bao thoát vị có chứa cả tuỷ và
màng tuỷ. Nếu có lớp mỡ xâm nhập vào bao thoát vị gọi là lipo-meningcele.
Đây là thể bệnh hay gặp nhất với các vị trí thương tổn thường ở vùng cột sống
thắt lưng hoặc vùng cùng cụt. Nếu bệnh nhân tổn thương ở vùng cùng thì khả
năng đi lại thường cao, tuy nhiên thương tổn càng lên cao chức năng chi dưới
càng hạn chế. Những trẻ kèm theo thoát vị hạnh nhân tiểu não(Arnorld Chiari
II) thường kèm theo chậm phát triển trí tuệ. Trong một loạt các nghiên cứu
năm 1975, 52% các trường hợp bệnh nhân tật nứt đốt sống thể tuỷ-màng tuỷ
từ L2 trở lên có IQ nhỏ hơn 50
1.1.6. Hậu quả [12]

Những tổn thương tuỷ sống trong tật nứt đốt sống thường kèm theo các
dị tật khác nhau gây ra tổn thương đa cơ quan ảnh hưởng đến nhiều mặt của
sức khoẻ thậm chí có thể gây tử vong. Khiếm khuyết vận động và cảm giác đa
dạng và tuỳ thuộc vào vị trí và chiều dài thương tổn.
Khi chăm sóc bệnh nhân tật nứt đốt sống cần chú ý hai khái niệm:mức
tổn thương giải phẫu và mức tổn thương chức năng. Hai điều này sẽ giúp cho
các nhân viên y tế đưa ra những thông tin tiên lượng về kết quả điều trị của
bệnh nhân sau này. Những tổn thương tuỷ sống có thể gây ra những khiếm
khuyết vận động và cảm giác không tương xứng. Khiếm khuyết về cảm giác
thường liên quan đến khối u da.


8

Bàng quang thần kinh và rối loạn chức năng ruột có thể xảy ra ở tất cả
các bệnh nhân tật nứt đốt sống. Điều này luôn đúng kể cả ở các bệnh nhân
không có rối loạn vận động hay mất chi.
Bảng 1.1: Chi phối theo khoanh tuỷ và các rối loạn liên quan
T6-12
Gấp cơ thành
bụng
Thân
Giãn cơ thân
mình
mình

L1

L2


L3

L4

L5

S1

S2

S3

S4

Gấp cơ thắt lưng
chậu
khép háng
Cơ mông nhỡ
Giạng háng
Cơ mông lớn
Duỗi khớp háng

Hông
Cơ tứ đầu đùi
Duỗi gối

Duỗi khớp háng-đùi sau
Gấp gối
Cơ chày trước
Gập mu bàn

chân
Peroneal
eversion
Cơ tam đầu cẳng chân
Gấp bàn chân
Cơ chày sau
Gấp bàn chân
Duỗi ngón cái
Gấp ngón cái
Foot intrinsics

Gối

Ngón
chân
Đáy
chậu
Chi
phối
Mô tả

Cơ thắt đáy chậu
T6-12

L1

L2

L3


L4

L5

Liệt chân
hoàn toàn

Trật khớp háng sớm Trật háng
Co rút gập và khép muộn

S1

S2

S3

S4

Cavus foot
Cavus foot
Rối loạn chức Rối loạn


9

Vẹo, ưỡn cột
Gù vẹo cột
sống
háng
sống

Co rút duỗi
Ưỡn cột sống
Co rút gấp
gối
chức năng
Co rút gập gối
năng bàng
háng, gối
Co rút gấp
bàng quang
Equinus foot
quang và ruột
Equinus foot
háng, gối
và ruột
Rối loạn chức năng
Rối loạn bàng
Rối loạn chức
bàng quang và ruột
quang và ruột
năng bàng
quang và ruột

1.1.7 Phục hồi chức năng [12]
Vai trò của chuyên gia phục hồi chức năng đối với các dị tật ống thần
kinh là phải nắm vững các tổn thương liên quan và sử dụng các phương pháp
thích hợp để xây dựng kế hoạch phục hồi cho bệnh nhân tật nứt đốt sống. Kế
hoạch này phải dựa trên vị trí tổn thương, tuổi, tiềm lực gia đình và xã hội.
Thông thường để phục hồi chức năng bệnh nhân tuỷ sống thường bao gồm
- Phục hồi chức năng vận động

- Phục hồi chức năng bàng quang
- Phục hồi chức năng ruột
- Phục hồi về nhận thức
1.2. Giải phẫu và sinh lý tiểu tiện
1.2.1 Giải phẫu chức năng bàng quang niệu đạo
1.2.1.1 Bàng quang [22]
Bàng quang là một túi nước tiểu từ thận xuống qua niệu quản trước khi
thải ra ngoài. Bình thường bàng quang nằm trong vùng chậu hông bé trên
hoành chậu sau xương mu trước các tạng sinh dục và sau trực tràng.
Ở trẻ sơ sinh bàng quang có hình quả lê kéo dài và nằm tương đối cao so
với người lớn. Lỗ niệu đạo trong ngang mức bờ trên khớp dính mu và bàng
quang là một cơ quan nằm trong ổ bụng hơn là nằm trong chậu hông bé, kéo
dài lên tới khoảng 2/3 khoảng cách từ mu tới rốn và được treo vào rốn bởi


10

ống niệu rốn. Sau này bàng quang mới hạ thấp xuống dần và tới vị trí người
trưởng thành vào tuổi sau dậy thì
Bàng quang khi rỗng có hình tháp tam giác gồm một đỉnh, một đáy, một
cổ, mặt trên và hai mặt dưới bên. Phần giới hạn bởi 4 mặt nói trên gọi là thân
bàng quang. Khi đầy các bờ bàng quang tròn lại và biến mất, bàng quang trở
lên có hình trứng. Khi bàng quang căng mức độ trung bình, nó vượt lên trên
khớp mu khoảng 5cm. Khi căng bàng quang có thể lên tới rốn thậm chí là cao
hơn nữa
Mặt trong của bàng quang phủ một lớp niêm mạc có màu hồng nhạt, co
lại thành những nếp nhăn khi bàng quang khi rỗng và các nếp bị xoá nhoà khi
bàng quang đầy. Đáy của bàng quang có mọt vùng nhẵn hình tam giác gọi là
tam giác bàng quang và được giới hạn bởi hai lỗ niệu quản và lỗ trong niệu
đạo. Khi bàng quang rỗng, các lỗ niệu quản cách nhau khoảng 2,5cm và có

cùng khoảng cách với lỗ trong niệu đạo. Khi bàng qunag đầy, khoảng cách
này lên tới 5cm
Thành bàng quang có ba lớp chính:thanh mạc, cơ và niêm mạc. Lớp cơ
tạo nên cơ bàng quang(M. detrusor vesicae) gồm ba lớp tế bào cơ trơn:hai
lớp cơ trơn dọc ngoài và một lớp cơ vòng ở giữa. Các thớ cơ này giao nhau
giữa các lớp nên thực tế không thể tách rời riêng rẽ ba lớp. Lớp cơ dọc ngoài
chạy dọc hai bên dưới bàng quang vòng qua đỉnh tới mặt trên rồi đi xuống
đáy bàng quang để hoà lẫn bao tuyến tiền liệt hoặc vùng trước âm đạo. Lớp
cơ vòng ở giữa rất mỏng, phân bố rải rác không đều ở thân bàng quang, phần
lớn các sợi cơ chạy teo hướng chếch. Tại vùng cổ bàng quang các lớp cơ vòng
quanh lỗ trong niệu đạo gọi là cơ thắt bàng quang(sphincter vesicae). Lớp cơ
dọc trong mỏng, xếp hình lưới bắt đầu từ sau các lỗ niệu quản tập trung sau
tiền liệt tuyến và bám vào các sợi thuỳ giữa của tuyến. Đó là các cơ của niệu
quản giữ niệu quản ở hướng chếch và tránh nước tiểu trào ngược vào niệu


11

1.2.1.2 Niệu đạo [22]
Niệu đạo nam bắt đầu từ lỗ trong niệu đạo ở cỗ bàng quang đi xuống
xuyên qua tiền liệt tuyến qua hoành chậu và màng đáy chậu rồi uốn cong ra
trước và lên trên ra sau và ở bờ dưới khớp dính mu chui qua hành xốp, chạy
vào trong vật xốp của dương vật và tận hết ở quy đầu bởi lỗ ngoài niệu đạo.
Niệu đạo nam được chia thành 4 đoạn: đoạn trước tiền liệt, đoạn tiền liệt
tuyến, đoạn trung gian, đoạn xốp
1.2.1.3 Cơ thắt niệu đạo [22]
Cơ thắt trong niệu đạo ở cổ bàng quang là một cơ thắt trơn không theo ý
muốn chi phối bởi sợi thần kinh giao cảm và đối giao cảm tách ra từ đám rối
thần kinh bàng quang
Cơ thắt ngoài niệu đạo (cơ thắt vân niệu đạo bao quanh đoạn niệu đạo

màng là một cơ thắt vân hữu ý, chịu sự chi phối của thần kinh thẹn trong và
hoạt động theo ý muốn, ngay từ tuổi trẻ thơ
1.2.1.4 Thần kinh chi phối [23]
Thần kinh giao cảm chi phối cho đường tiết niệu dưới nằm ở vùng T11L2 synap với đám rối mạc treo tràng dưới, đám rối thần kinh hạ vị trước khi
tiếp xúc với các thụ cảm thể adrenergic ở vùng cổ bàng quang và đoạn gần
của niệu đạo cũng như các thụ cảm thể các beta-adrenergic ở vùng thân bàng
quang. Sợi thần kinh giao cảm tiếp nối hạch phó giao cảm nằm ở cơ bàng
quang và có tác dụng ức chế lên chính hạch đó. Kích thích thần kinh phó giao
cảm ở đoạn ngực-thắt lưng tạo ra norepinephrine ở đường tiểu dưới, gây giãn
cơ bàng quang và co thắt cơ bàng quang
Sợi phó giao cảm chi phối đường tiểu dưới nằm ở đoạn tuỷ S2-S4, đoạn
mà thông qua thần kinh chậu tới synap với các sợi phó giao cảm cholinergic
nằm trong cơ bàng quang. Acetycholin được giải phóng nhờ sự hoạt hoá các
thụ thể M2, M3 gây co cơ bàng quang mặc dù M1 nằm ở. Các sợi phó giao


12

cảm chi phối đoạn niệu đạo gần giải phóng nitric oxide gây giãn cơ trơn niệu
đạo. Hoạt hoá phó giao cảm đoạn gần giải phóng ra nitric oxid ở đường tiểu
dưới gây giãn cơ bàng quang và giãn niệu đạo gần
Sợi thân thể chi phối cho cơ thắt ngoài nằm ở các nhân thẹn
trong(Onufs) ở vùng S2-S4 thông qua thần kinh thẹn trong chi phối cho cơ
thắt vân niệu đạo. Trung tâm trên tuỷ dưới sự kiểm soát có ý thức, gây kích
thích nhân thẹn trong giai đoạn đổ đầy gây co cơ thắt niệu đạo ngoài và cơ
sàn chậu để duy trì sự tự chủ khi đi tiểu trong khi ở giai đoạn tống xuất ảnh
hưởng này bị ức chế gây giãn cơ thắt vân niệu đạo và cơ sàn chậu
1.2.1.5 Các trung tâm đi tiểu [23]
Điều hoà quá trình tiểu tiện liên quan đến vùng vỏ não, dưới vỏ, thân
não, tuỷ sống và bàng quang. Vùng vỏ não nằm ở thuỳ trán và hồi đai cũng

như các trung tâm dưới vỏ ức chế tác động đi tiểu của cầu não và kích thích
lên cơ thắt ngoài niệu đạo. Điều này cho phép kiểm soát có ý thức quá trình
tiểu tiện để quá trình tống xuât nước tiểu khỏi bàng quang bị trì hoãn cho tới
khi có địa điểm và thời gian thích hợp đi tiểu
Trung tâm tiểu tiện ở cầu não(pontine micturition center-PMC) hay còn
được gọi là nhân Barrington hoặc vùng M cần thiết cho sự phối hợp khi đi
tiểu. Đó là sự điều hoá các tác dụng trái ngược nhau hệ giao cảm và hệ đối
giao cảm trên đường tiết niệu dưới. Trong pha làm trống bàng quang, vùng
PMC gửi các tín hiệu kích thích lên vùng tuỷ cùng gây co cơ bàng quang
đồng thời gửi tín hiệu ức ché lên vùng tuỷ ngực-thắt lưng gây giãn cơ thắt
niệu đạo ngoài. Tất cả điều đó giúp tống xuất nước tiểu ra khỏi bàng quang.
Ngược lại, trong thì đổ đầy bàng quang PMC ức chế làm mất tín hiệu đến các
tuỷ cùng gây giãn cơ bàng quang và co cơ thắt niệu đạo trong. Các tác động
đó cho phép nước tiểu được chứa đựng trong bàng quang


13

Các tín hiệu khi bàng quang đầy sẽ được gửi về vùng chẩt xám quanh
cống não(periaqueductal-PAG), qua vùng dưới đồi, đồi thị tới vùng trán trước,
thuỳ đảo, và vùng vành đai trước. Những vùng não này sẽ ức chế vùng PAG,
vùng mà gửi các tín hiệu kích thích lên vùng PMC. Vùng dưới đồi cũng kích
thích lên lên tới vùng PAG. Khi mà có quyết định đi tiểu, vùng trán trước, sự
ức chế thuỳ trước trán lên vùng PAG là ngắt quãng đồng thời vùng duới đồi
kích thích liên tục lên vùng PAG. Vì vậy mà PMC được kích thích gây bài
xuất nước tiểu
Noron tuỷ sống liên quan đến quá trình tiểu tiện nằm ở mép sau, sừng
sau, và các nhân phó giao cảm. Nơron trung gian gửi các tín hiệu đồng thời
bảo vệ các phản xạ tuỷ. Glutamate đóng vai trò như chất truyền đạt kích thích
cũng như glycin và gamma- amino butyric acid (GABA) lại là các chất dẫn

truyền ức chế
Các thông tin về tình trạng bàng quang đổ đầy được truyền từ các sợi
cảm giác nằm trong vùng chuyển tiếp và đám sợi cơ. Một vài sợi cảm giác trải
dài từ vùng chuyển tiếp đến bàng quang để dẫn truyền các kích thích vật lý
và hoá học. Hầu hết các sợi này đều là các sợi A delta kích thước nhỏ và các
sợi C không myelin. Các sợi A delta dẫn truyền cảm giác căng giãn thành
bàng quang và gây ra đi tiểu trong khi các sợi C dẫn truyền các kích thích
đau. Đa số các sợi hướng tâm chạy trong thần kinh chậu đến các hạch lưng
đoạn cùng và sau khi dẫn truyền đến sừng sau tuỷ sống, thông tin cảm giác sẽ
được dẫn truyền về vùng PAG
1.2.2. Sinh lý quá trình tiểu tiện
Quá trình đi tiểu chủ động bao gồm thì đổ đầy nước tiểu, chứa đựng và
tống xuất nước tiểu. Thận nhận 25% cung lượng tim, lọc khoảng 180 lít một
ngày nhưng lại chỉ có khoảng 1 lít nước tiểu được tạo ra. Nước tiểu được tạo
ra thông qua niệu quản xuống bàng quang. Niệu quản gắn bàng quang ở chỗ


14

nối bàng quang niệu đạo để hình thành lên một vòng van tránh sự trào ngược
bàng quang lên thận trong thì đổ đầy và làm trống. Cơ chế van một chiều này
vẫn sẽ được duy trì miễn sao là áp lực của niệu quản lên bàng quang vẫn được
duy trì. Bàng quang chứa nước tiểu với áp lực thấp, dung tích bàng quang
bình thường khoảng 400-500cc.
Để duy trì quá trình tiểu tiện bình thường, cần có sự phối hợp của các
trung tâm tích hợp tiểu tiện, các cơ quan đường tiểu dưới và hệ thần kinh chi
phối. Trong suốt pha đổ đầy, các trung tâm trên tuỷ ức chế trung tâm tiểu tiện
ở cầu não qua đó thúc đẩy kích thích giao cảm ngực-thắt lưng đồng thời ức
chế tác dụng phó giao cảm đoạn cùng tới đường tiểu dưới. Trung tâm trên tuỷ
cũng kích thích qua thần kinh thẹn trong gây co cơ thắt niệu đạo. Tất cả các

tác động đó dẫn cho phép nước tiểu được dự trữ áp suất thấp trong bàng
quang mà không có hiện tượng rỉ tiểu.
Trong pha đổ đầy, trung tâm trên tuỷ ức chế trung tâm tiểu tiện cầu não
dẫn đến giãn cơ bàng quang, co cơ vùng cổ bàng quang và cơ thắt vân niệu
đạo. Từ đó loại bỏ tác dụng giao cảm đoạn ngực và tăng cường tác dụng phó
giao cảm đoạn cùng lên đường niệu dưới. Trung tâm trên tuỷ kích thích thông
qua thần kinh thẹn trong gây giãn cơ thắt niệu đạo ngoài. Tất cả các tác dụng
đó gây nên co cơ bàng quang, giãn cơ vùng cổ bàng quang, giãn cơ thắt vân
niệu đạo. Từ đó nước tiểu được tống ra khỏi bàng quang
1.2.3 Các yếu tố tham gia vào kiểm soát nước tiểu [24]
Theo Hald và các cộng sự, các yếu tố tham gia vào cơ chế tiểu tiện ở
người bình thường bao gồm
- Bàng quang ở người lớn bàng quang có thể chứa được khoảng 500ml
nước tiểu với áp lực khoảng 10cm nước. Trong giai đoạn lấp đầy áp lực của
bàng quang nhỏ hơn áp lực của niệu đạo. Bàng quang có thể thay đổi trong
ba trường hợp: bàng quang xơ hoá(lao, tia xạ, ung thư, ..), cơ bàng quang hoạt


15

động quá mức(bàng quang tăng hoạt) hay sự giảm co bóp bàng quang(bàng
quang giảm hoạt)
- Cổ bàng quang:theo một số tác giả thì cổ bàng quag hoạt động như một
cơ thắt, do đó có thể ngăn dòng tiểu không chảy ra ngoài trong giai đoạn lấp
đầy bàng quang
- Áp lực trong ổ bụng được truyền đến cổ bàng quang và phần đầu niệu
đạo có tác dụng đóng kín phần đầu cổ bàng quang và niệu đạo
- Dây chằng và cơ hậu môn:Cổ bàng quag được treo và nâng đỡ bởi cơ
nâng mu –niệu đạo và cơ nâng mu-cụt. Khi các dây chằng này yếu đi thì
bàng quang sẽ bị tụt thấp xuống dưới. Lúc này áp lực ổ bụng không thể làm

cổ bàng quang đóng lại được nữa
- Cơ trơn niệu đạo có vai trò duy trì trương lực phần thấp của niệu đạo.
Tại các cơ này có rất nhiều các thụ cảm thể adrenergic và các thụ cảm thể
estrogen
- Cơ thắt vân âm đạo đóng vai trò duy trì tiểu tiện không tự chủ bằng
cách tham gia đóng lại cổ bàng quang và phần trên của niệu đạo
- Giường mao mạch đóng vai trò quan trọng trong duy trì áp lực của niệu đạo.
-Hệ thống thần kinh có vai trò điều hoà và phối hợp tất cả các yếu tố
tham gia vào cơ chế kiểm soát tiểu tiện
1.3 Hội chứng đường tiểu dưới ở bệnh nhân tật nứt đốt sống
1.3.1 Đại cương về hội chứng đường tiểu dưới ở bệnh nhân tật nứt đốt sống
Hội chứng đường tiểu dưới có thể là kết quả từ các rối loạn thần kinh mức
độ khác nhau. Khái niệm’bàng quang thần kinh’ không phải là một khái niệm
đồng nhất nhưng lại là một thuật ngữ được sử dụng khá nhiều để thay thế. Rối
loạn đường tiểu dưới được coi như là biến chứng ở các bệnh lý thần kinh.
Tầm quan trọng của rối loạn đường tiểu dưới đối với sức khoẻ cũng như
chất lượng cuộc sống đã được ghi nhận, do đó vấn đề này được quan tâm rất


16

lớn khi thực hành các bệnh lý thần kinh. Chức năng của các cơ quan vùng
chậu hông cũng liên quan rất nhiều đến hội chứng đường tiểu dưới, rối loạn
chức năng ruột, tình dục và đòi hỏi nhân viên y tế phải hiểu biết nhiều hơn về
các mối quan hệ này
Hơn 90% trẻ em tật nứt đốt sống có hội chứng đường tiểu dưới [7].
Trong đó rối loạn chức năng bàng quang. Các triệu chứng này thường bắt đầu
ngay từ thời kì sơ sinh và trẻ nhỏ, mặc dù thỉnh thoảng các triệu chứng này có
thể biểu hiện muộn khi đã trưởng thành. Những bệnh nhân trẻ có chức năng
đường tiểu dưới bình thường vẫn có thể có rối loạn sau này liên quan đến tuỷ

bám thấp. Họ cần được theo dõi thường xuyên bởi bác sĩ niệu khoa bởi vì
những bệnh nhân này có nguy cơ có các biến chứng ở đường tiết niệu trên [7]
Stephanie Thompson và các cộng sự của mình đã tiến hành nghiên cứu
trên 9849 bệnh nhân từ năm 1995-2014, trong đó có 5028 bệnh nhân có ít
nhất một biến chứng liên quan đến đường tiết niệu với tổng lượt khám là
26008. Trong đó bệnh nhân đến khám vì nhiễm trùng đường tiểu(20, 1%);sỏi
thận(4.4%), viêm đài bể thận(5%)và 2,7% với tình trạng nhiễm khuẩn huyết,
với tất cả các chi phí lên tới 110,482,30520 dollar Mỹ hay chiếm tổng số
20,1% tổng các chi phí [8].
1.3.2 Triệu chứng lâm sàng hội chứng đường tiểu dưới ở bệnh nhân tật
nứt đốt sống
Chức năng bình thường của đường tiểu dưới phụ thuộc vào chi phối thần
kinh của hệ thần kinh tự chủ và thần kinh thân thể, đường dẫn truyền cũng
như vị trí trên tuỷ sống, các trung tâm tiểu tiện trên tuỷ. Do đó bất kì tổn
thương nào trên tuỷ sống, não, dây thần kinh ngoại biên đều gây ra hội chứng
đường tiểu duới với các triệu chứng:triệu chứng giai đoạn chứa đựng, giai
đoạn đổ đầy và triệu chứng sau đi tiểu [16]


17

1.3.2.1Triệu chứng chứa đựng: [25]
-Tần số đi tiểu: Tần số đi tiểu của một người đa dạng và bị ảnh hưởng
bởi tuổi cùng như thuốc lợi niệu và dung dịch vào hơn là dung tích bàng
quang. Theo một nghiên cứu cắt ngang những đứa trẻ khoẻ mạnh đang tuổi
đến trường thì đi tiểu khoảng 3-8 lần/ngày và trong một cuộc điều tra tương tự
đa số những trẻ 7 tuổi đi tiểu từ 3-7 lần/ngày. Người ta bắt đầu ước tính tần số
đi tiểu ở những đứa trẻ từ 5 tuổi trở lên. Nếu một ngày đi tiểu trên từ 8 lần trở
lên gọi là tiểu nhiều, trong khi đi tiểu ít hơn 3 lần gọi là giảm tần số đi tiểu.
Tuy nhiên rất khó để biết tần số đi tiểu chính xác trừ khi bệnh nhân có nhật kí

đi tiểu
-Tiểu không tự chủ:là hiện tượng rỉ tiểu không kiểm soát. Hiện tượng
này có thể diễn ra liên tục hoặc ngắt quãng. Tiểu tiện không tự chủ được phân
ra tiểu không tự chủ liên tục, ngắt quãng, tiểu tiện không tự chủ ban ngày, hay
ban đêm. Tiểu tiện không tự chủ liên tục có nghĩa là giữa các lần bệnh nhân
có hiện tượng rỉ tiểu thường xuyên(cả ban ngày lẫn ban đêm), thường liên
quan đến các dị tật bẩm sinh như niệu quản lạc chỗ, hay những tổn thương cơ
thắt niệu đạo ngoài do can thiệp. Tiểu không tự chủ ngắt quãng là hiện tượng
rỉ tiểu xảy ra không thường xuyên và thường chỉ áp dụng cho những bệnh
nhân trên 5 tuổi
-Tiểu gấp là sự đòi hỏi đột ngột và không mong muốn cần đi tiểu. Thuật
ngữ này thường không sủ dụng đối với những trẻ chưa kiêm soát được bàng
quang hay những trẻ trước 5 tuổi. Tiểu gấp cũng là triệu chứng của bàng
quang tăng hoạt
-Tiểu đêm nghĩa là những trẻ cần phải tỉnh dậy để đi tiểu. Thuật ngữ này
thường chỉ sử dụng cho những trẻ trên 5 tuổi. Tiểu đêm thường xảy ra ở
những trẻ trong lứa tuổi học đường. Khác với tiểu không tự chủ về đêm


×