Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Đánh giá hiệu quả giáo dục tâm lý cho phụ huynh có con bị bệnh tự kỷ được điều trị tại bệnh viện tâm thần đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 49 trang )

SỞ Y TẾ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
TÊN ĐƠN VỊ: BỆNH VIỆN TÂM THẦN ĐÀ NẴNG

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ
Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIÁO DỤC TÂM LÝ
CHO PHỤ HUYNH CÓ CON BỊ BỆNH TỰ KỶ
ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN ĐÀ NẴNG

Người thực hiện : BSCKI. Trần Thị Hải Vân
BSCKI. Ngô Thị Nhị
CNTL. Ngô Hoàng Anh

Đà Nẵng, Tháng 10 năm 2016


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ........................................................................... 3
1.1. Khái niệm, lịch sử, dịch tễ học và bệnh nguyên của rối loạn tự kỷ ........... 3
1.1.1. Khái niệm chung của tự kỷ ..................................................................... 3
1.1.2. Định nghĩa ............................................................................................... 3
1.1.3 Dịch tễ học ............................................................................................... 5
1.2. Nguyên nhân và phân loại trẻ tự kỷ ........................................................... 5
1.2.1. Nguyên nhân ........................................................................................... 5
1.2.2. Phân loại tự kỷ......................................................................................... 6
1.1.2.1. Theo thời điểm mắc bệnh tự kỷ ........................................................... 6
1.2.2.2. Phân lọai theo chỉ số thông minh ......................................................... 6
1.3. Những biểu hiện của trẻ Tự kỷ .................................................................. 7
1.4. Điều trị trẻ Tự kỷ ...................................................................................... 10


1.4.1. Giáo dục đặc biệt ................................................................................... 10
1.4.2. Trị liệu hành vi ...................................................................................... 10
1.4.3. Hóa trị liệu............................................................................................. 11
1.5. Tiên lượng ................................................................................................ 12
1.6. Cách chăm sóc.......................................................................................... 13
1.6.1. Đối với trẻ bé tí ..................................................................................... 13
1.6.2. Quan hệ xã hội ...................................................................................... 13
1.6.3. Nói kiểu trẻ con ..................................................................................... 14
1.6.4. Mất ngủ và hay la hét ............................................................................ 15
1.6.5. Đối với trẻ lớn ....................................................................................... 15
1.7. Cơ sở lý luận về tâm trạng của cha mẹ có con tự kỷ ............................... 16
1.8. Các nghiên cứu về tâm trạng của cha mẹ có con bị tự kỷ ....................... 16


1.8.1 . Các công trình nghiên cứu trên thế giới có liên quan đến vấn đề tâm
trạng của cha mẹ có con tự kỷ ......................................................................... 16
1.8.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam có liên quan đến vấn đề tâm
trạng của cha mẹ có con tự kỷ ......................................................................... 18
1.9. Nội dung của chương trình Giáo dục Tâm lý phụ huynh ....................... 19
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 22
2.1. Địa điểm, thời gian, đối tượng nghiên cứu .............................................. 22
2.1.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................... 22
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 22
2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 22
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................... 22
2.2.2. Phương pháp chọn mẫu ......................................................................... 22
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 23
2.3.1. Quy trình sàng lọc và chẩn đoán ........................................................... 23
2.3.2. Các bảng đánh giá ................................................................................. 23
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 24

2.3.4. Phương pháp phân tích dữ liệu ............................................................. 24
2.4. Vấn đề đạo đức nghiên cứu ...................................................................... 24
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................... 25
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ............................................. 25
3.2. Đánh giá tổng điểm Trầm cảm và Lo âu của đối tượng nghiên cứu ....... 27
3.3. Đánh giá kết quả can thiệp ....................................................................... 29
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ............................................................................. 34
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ............................................. 34
4.2. Khảo sát tình trạng trầm cảm, lo âu của phụ huynh có con mắc bệnh tự kỷ ... 35
4.2.1. Kết quả tình trạng lo âu của phụ huynh có con mắc bệnh tự kỷ ........... 35
4.2.2. Kết quả tình trạng trầm cảm của phu huynh có con mắc bệnh tự kỷ.... 36


4.2.3. Phương trình tương quan giữa mức đô trầm cảm và tổng điểm các khó
khăn của cha mẹ trẻ tự kỷ................................................................................ 37
4.3. Đánh giá hiệu quả can thiêp ..................................................................... 37
4.3.1. Sự thay đổi điểm trung bình PHQ9 của đối tượng nghiên cứu tại hai
thời điểm T0 và T1 ........................................................................................... 37
4.3.2 Tổng điểm GAD thay đổi của đối tượng nghiên cứu qua hai thời điểm 38
4.3.3. Thay đổi tổng điểm các triệu chứng được cảm nhận theo nghề nghiệp
của phụ huynh ................................................................................................. 39
4.3.4. Thay đổi nhận thức của đối tượng nghiên cứu về phát triển kỹ năng cho
trẻ tự kỷ ở hai thời điểm T0 và T1.................................................................... 39
4.3.5. Thay đổi nhận thức của đối tượng nghiên cứu về khả năng phục hồi của
trẻ tự kỷ ở hai thời điểm T0 và T1.................................................................... 40
KẾT LUẬN .................................................................................................... 41
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 44



DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
BẢNG
Bảng 3.1. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu theo lứa tuổi ............................................. 25
Bảng 3.2. Phân bố trình độ học vấn của các bệnh nhân ....................................... 26
Bảng 3.3. Điểm trung bình PHQ9 và GAD của đối tượng nghiên cứu ở thời điểm T0.... 27
Bảng 3.4. Phương trình tương quan giữa mức độ trầm cảm và tổng điểm các khó
khăn của cha mẹ trẻ tự kỷ ....................................................................................... 28
Bảng 3.5. Sự thay đổi điểm trung bình PHQ9 của đối tượng nghiên cứu tại hai
thời điểm T0 và T1 ................................................................................................... 29
Bảng 3.6. Tổng điểm PHQ9 thay đổi của đối tượng nghiên cứu qua hai thời điểm . 29
Bảng 3.7. Tổng điểm GAD thay đổi của đối tượng nghiên cứu qua hai thời điểm . 30
Bảng 3.8. Thay đổi tổng điểm các triệu chứng được cảm nhận qua giới tính .... 31
Bảng 3.9. Thay đổi tổng điểm các triệu chứng được cảm nhận theo nghề nghiệp
của phụ huynh ......................................................................................................... 31
Bảng 3.10. Thay đổi điểm mức độ khó khăn theo giới tính ................................. 31
Bảng 3.11. Thay đổi điểm mức độ khó khăn theo trình độ học vấn của đối tượng
nghiên cứu ............................................................................................................... 32
Bảng 3.12. Thay đổi nhận thức của đối tượng nghiên cứu về phát triển kỹ năng
cho trẻ tự kỷ ở hai thời điểm T0 và T1.................................................................... 32
Bảng 3.13. Thay đổi nhận thức của đối tượng nghiên cứu về khả năng phục hồi
của trẻ tự kỷ ở hai thời điểm T0 và T1 .................................................................... 33
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu theo giới tính ....................................... 25
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ phân bố địa chỉ của bệnh nhân ở hai nhóm ............................ 26
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ phân bố nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu .................... 27
Biểu đồ 3.4. Sự tương quan giữa mức độ trầm cảm và tổng điểm các khó khăn
của cha mẹ trẻ tự kỷ ................................................................................................ 28
Biểu đồ 3.5. Sự thay đổi điểm trung bình của GAD tại hai thời điểm T0 và T1 . 30



ĐẶT VẤN ĐỀ
Tự kỷ là một trong những dạng khuyết tật ở trẻ em. Trẻ bị mắc tự
kỷ không những chậm phát triển về quan hệ xã hội, ngôn ngữ, giao tiếp,
học hành mà còn có những rối loạn hành vi ảnh hưởng lớn đến môi trường gia
đình và xã hội. Tỷ lệ trẻ em mắc tự kỷ thay đổi theo thời gian. Lotte(1966) đã
tiến hành nghiên cứu dịch tễ học tự kỷ và đưa ra tỷ lệ mắc tự kỷ ở trẻ nhỏ là 4 5/10.000 (0,0005%). Trong vài thập kỷ gần đây các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ
mắc tự kỉ tăng nhanh chóng. Theo thông báo của Thượng viện Hoa Kỳ tháng
12 năm 2006, cứ bình quân khoảng 166 trẻ được sinh ra sẽ có 1 trẻ bị tự kỷ.
Như vậy tỷ lệ bệnh tự kỷ cao hơn các bệnh Down, ADHD, tâm thần ở trẻ em.
Báo cáo từ Bộ Y tế Trung Quốc (2006) cho thấy, cả nước hiện có hơn 1,6 triệu
trẻ tự kỷ và tỷ lệ có thể cao hơn nữa vì nhiều trẻ chưa được chẩn đoán kịp thời.
Ngày nay, hiện tượng Tự kỷ đang là một vấn đề nóng bỏng trong xã
hội và cũng được xem là một trong các dạng rối loạn tâm thần ở trẻ em.
Nhiều bậc phụ huynh rất lo lắng vì con mình có những hành vi kỳ lạ mà họ
không thể hiểu được. Đây là một tình trạng khiếm khuyết phức tạp về khả
năng phát triển não bộ của trẻ trong ba năm đầu, có thể xảy ra cho bất kỳ
một đứa trẻ nào mà không phụ thuộc vào dân tộc, xã hội hay trình độ của
cha mẹ và tự kỷ cũng đươc xếp vào nhóm các loại tàn tật của trẻ em (Theo
tuyên ngôn trong hội nghị về sức khoẻ tại Alma Ata 1978). Ở Việt Nam, tự
kỷ chưa được coi là một khuyết tật ở Việt Nam và các nguồn hỗ trợ trong
cộng đồng không nhiều. Trẻ tự kỷ gặp nhiều khó khăn về hầu hết các mặt
phát triển. Thậm chí, việc chẩn đoán bệnh vẫn còn là một vấn đề khó khăn về
mặt tâm lý đối với phụ huynh
Trong nghiên cứu của Trần Hải Vân (2015) Phụ huynh của trẻ tự kỷ
đang điều trị tại bệnh viện tâm thần Đà Nẵng gặp rất nhiều khó khăn trong
quá trình chăm sóc và giáo dục con. Tuy nhiên số lượng phụ huynh chủ động

1



tham gia các lớp hướng dẫn cho gia đình, các hội nhóm hướng dẫn kĩ năng
chăm sóc trẻ hay lên kế hoạch can thiệp theo hướng dẫn mà người can thiệp
trẻ đã hướng dẫn chiếm tỷ lệ rất thấp. Điều này khiến cho kiến thức và kĩ
năng của họ đã ít lại càng ít hơn. Thiếu kĩ năng càng khiến cho việc chăm sóc
và giáo dục trẻ tại nhà của phụ huynh thêm khó khăn hơn. Do vậy để tạo điều
kiện cho phụ huynh dễ dàng chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhà thì yêu cầu cần
thiết là phải giáo dục cho phụ huynh hiểu tầm quan trọng của việc chủ động
tìm hiểu, học tập các kiến thức kĩ năng chăm sóc và giáo dục trẻ.

-

Khi đã hiểu rõ điều này phụ huynh sẽ có động cơ để tham gia và học tập
kĩ năng. Một khi có kiến thức về chăm sóc và giáo dục trẻ thì tỉ lệ phụ huynh
cảm thấy khó khăn trong việc giáo dục trẻ sẽ giảm xuống đáng kể. Điều này
cũng sẽ góp phần làm giảm đi những căng thẳng mà họ gặp phải trong quá
trình chăm sóc và giáo dục trẻ tự kỷ.
Đứng trước thực tế này, chúng tôi đã đưa chương trình giáo dục tâm lý
về bệnh Tự kỷ cho phụ huynh có con em bị bênh Tự kỷ được điều trị tại Khoa
Tâm thần trẻ em, Bênh viện Tâm thần Đà nẵng nhằm cung cấp những kiến
thức về bệnh lý và phương pháp, kỹ năng chăm sóc, giáo dục cho trẻ tự kỷ.
Trong khuôn khổ chương trình, chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu
quả Giáo dục Tâm lý cho Phụ huynh có con bị bệnh Tự kỷ được điều trị
tại Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng” nhằm mục tiêu:
1.Đánh giá tâm trạng của phụ huynh có con tự kỷ và những yếu tố
ảnh hưởng đến tâm trạng của họ.
2. Đánh giá hiệu quả Giáo dục Tâm lý cho phụ huynh có con bị bệnh
Tự kỷ đến khám và điều trị tại Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng Thành phố
Đà Nẵng

2



CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Khái niệm, lịch sử, dịch tễ học và bệnh nguyên của rối loạn tự kỷ
1.1.1. Khái niệm chung của tự kỷ
Bs tâm thần Eugen Bleuler đầu tiên sử dụng từ này để mô tả triệu
chứng rút lui xã hội ở những bệnh nhân có xáo trộn nặng nề mà ông quan sát
ở vào khoảng đầu của thế kỷ 20, những bệnh nhân này có thể là bệnh nhân
tâm thần phân liệt hoặc trầm cảm.
BS tâm thần nhi khoa Leo Kanner (1943) ở Baltimore, Hoa Kỳ, (BS.
Leo Kanner là người sáng lập ra khoa tâm thần nhi khoa của Đại học Y Khoa
Johns Hopkins vào năm 1930, ông cũng là thầy thuốc được xác định là bác sĩ
tâm thần nhi khoa đầu tiên của Hoa Kỳ), ông cũng đã sử dụng thuật ngữ để
mô tả một nhóm bệnh nhân cùng có 3 đặc tính quan trọng: Một mình, mong
muốn sự giống nhau, có các vấn đề về ngôn ngữ: chậm phát triển ngôn ngữ,
nhại lời, hiểu theo nghĩa đen…
1.1.2. Định nghĩa
Hội nghị Tự kỷ thế giới (1999) diễn ra tại Mỹ đã đưa ra khái niệm tự
kỷ như sau: “Tự kỷ là một dạng bệnh trong nhóm rối loạn phát triển xâm
nhập ảnh hưởng đến nhiều mặt của sự phát triển nhưng nhiều nhất là về kỹ
năng giao tiếp và quan hệ xã hội”.[1]
Định nghĩa theo DSM-IV-TR: tự kỷ nằm trong nhóm các rối loạn phát
triển lan toả (PDD: Pervasive Developmental Disorders): Là một nhóm hội
chứng được đặc trưng bởi suy kém nặng nề và lan toả trong những lãnh vực
phát triển: tương tác xã hội, giao tiếp và sự hiện diện của những hành vi và
các ham thích rập khuôn .
- Suy kém về tương tác xã hội: Cách ly xã hội và không có khả năng

liên hệ với người khác. Ví dụ: trong những tình huống mặt đối mặt, trẻ tự kỷ


3


nặng sẽ không nhìn vào mặt bạn, thậm chí còn tránh khỏi bạn.
Có 3 kiểu suy kém về tương tác:
* Nhóm trẻ có khuynh hướng tách rời: Trẻ tách ly và nằm trong vỏ
bọc của chúng, trẻ không đáp ứng xã hội với người khác, không tìm kiếm giao
tiếp mắt và thường chủ động né tránh, không thích tiếp xúc thân thể như được
ôm, không đáp ứng với người chăm sóc bằng sự thích thú, phấn khởi.
* Nhóm trẻ có khuynh hướng thụ động: Những trẻ này chấp nhận
những khởi đầu xã hội của người khác nhưng theo cách dễ phục tùng và thờ
ơ. Ví dụ trẻ dễ làm theo trẻ khác, tuân theo một cách thụ động.
* Nhóm trẻ kỳ quặc: Những trẻ này có quan tâm đến người khác
nhưng lại thiếu hiểu biết xã hội và thiếu khả năng đánh giá những tiêu chuẩn
cho hành vi bình thường. Ví dụ: Trẻ có thể tiếp cận người lạ , sờ vào họ mà
không phân biệt lạ quen, hỏi những câu hỏi không thích hợp, không có nhận
biết rằng những cách thức như thế sẽ làm khó chịu người khác.
Những nhóm trẻ này cũng có thể thay đổi về cách thức theo quá trình
phát triển chứ không phải cố định ở một kiểu.
- Suy kém về giao tiếp: Thường là ở mức độ nặng, khoảng một nửa trẻ
tự kỷ là ở dạng câm, tức là chưa bao giờ học nói, phần còn lại là trẻ có âm
ngữ không giao tiếp ( noncommunicative speech) ví dụ như: nhại lời tức là trẻ
lập lại một cách chính xác những từ hay câu nói của người khác mà không có
cố gắng để hiểu được ý nghĩa của câu nói, nói chuyện theo một kiểu riêng biệt
như nói một câu không phù hợp với tình huống.
Ngôn ngữ của trẻ tự kỷ cũng thường theo nghĩa đen và thông thái giả
tạo, ví dụ khi y tá bảo trẻ đưa tay cho cô ấy xem thì trẻ tự kỷ lại sợ là tay mình
bị lấy đi khỏi! (Frith, 2003), hay khi gọi điện thoại cho người bà con thì trẻ lại
tỏ ra quá lịch sự, khi nghe người ta tưởng như giả tạo: Đây là Tuấn, Tuấn

cháu cô Xuân, đang gọi đây!
Dùng đại từ nhân xưng ngược: “ Bạn” thay vì “ tôi”: khi trẻ muốn ra

4


ngoài trẻ sẽ nói: Bạn muốn ra ngoài! Sử dụng tên thay vì dùng đại từ tôi hay
em hay con, ví dụ: Sơn muốn đi chơi.
Ngôn ngữ thiếu nhịp điệu và ngữ điệu: trẻ nói bằng giọng đều đều và
không đặt cảm xúc vào trong ngôn ngữ.
Chơi cũng là phương thức thông qua đó trẻ giao tiếp nhưng trẻ tự kỷ
thường có khuynh hướng chơi một mình và không biết chơi biểu tượng ( chơi
giả vờ). Tuy nhiên khi có gợi ý thì khả năng chơi giả vờ của trẻ tự kỷ cũng
bằng với trẻ chậm phát triển tâm thần, điều này gợi ý rằng không phải trẻ tự
kỷ không có khả năng chơi giả vờ nhưng do không có động cơ chơi như trẻ
bình thường.
Hành vi và những ham thích có tính định hình và giới hạn:
Trẻ có thể ngồi trên sàn nhà và lắc người tới lắc lui trong một thời gian
dài, trẻ có thể lật chiếc xe đồ chơi lên và xoay bánh xe cùng với giọng điệu ê a
của mình, chạy ra cửa sổ, gõ tay lên cửa rồi chạy về xoay bánh xe như cũ!
Các triệu chứng này xuất hiện trước 3 tuổi. Để có được một chẩn đoán
đầy đủ là tự kỷ thì phải có ít nhất 6 trong 12 triệu chứng phải hiện diện (Xem
thêm DSM-IV-TR)
1.1.3 Dịch tễ học
* Tỷ lệ mắc bệnh: 0.2 - 0.5 % dân số.
* Giới tính: Nam gặp nhiều hơn nữ, với tỷ lệ nam/ nữ = 4/1(Theo số
liệu của Kaplan & Saddock -Concise Texbook of Clinical Psychiatry,
Lippincott Williams & Wilkins. USA.2004)[2]
1.2. Nguyên nhân và phân loại trẻ tự kỷ
1.2.1. Nguyên nhân

Hiện tại trên thế giới người ta vẫn đang nghiên cứu nguyên nhân dẫn
đến tự kỷ. Nhưng có thể nói rằng người ta đưa ra 3 nguyên nhân cơ bản sau:
* Tổn thương não thực thể: Có thể xảy ra trước khi sinh, do bà mẹ bị
nhiễm siêu vi trùng trong 3 tháng đầu mang thai và các bệnh khác trong thời

5


kỳ mang thai. Hoặc xảy ra trong khi sinh như: Trẻ sơ sinh đẻ non, bị ngạt
hoặc vàng da nhân. Hoặc trẻ sau sinh như: Trẻ suy hô hấp phải thở máy, thở
ôxy... nguyên nhân này chiếm tỷ lệ khá lớn.
* Di truyền (gien): Nghiên cứu qua các bệnh nhân đã điều trị thì thấy
rằng yếu tố di truyền cũng là một trong những nguyên nhân của hội chứng tự
kỷ… hoặc có gia đình thì bà ngoài, dì ruột đều tự kỷ, cháu bị tự kỷ. Có gia
đình thì 6 người đàn ông trong nhà không nói chuyện với nhau, lầm lũi như
những cái bóng và có một đứa cháu bị tự kỷ…
* Môi trường: Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tự kỷ. Có thể do ô
nhiễm môi trường như hoá chất, bụi khói... Một số gia đình có lối sống quá
hiện đại như: thiếu sự quan tâm của bố mẹ, trẻ phải ở với người giúp việc đa
số thời gian trong ngày, trẻ không được giao tiếp ra bên ngoài mà chỉ ở nhà
xem ti vi...đó là ô nhiễm về lối sống.
1.2.2. Phân loại tự kỷ
1.1.2.1. Theo thời điểm mắc bệnh tự kỷ
* Tự kỷ điển hình: Đây là những trường hợp tự kỷ bẩm sinh, triệu
chứng tự kỷ xuất hiện dần dần trong ba năm đầu.
* Tự kỷ không điển hình: Hay còn gọi tự kỷ mắc phải, trẻ phát triển
về ngôn ngữ và giao tiếp bình thường trong ba năm đầu, sau đó tự kỷ xuất
hiện dần dần và có sự thoái triển về ngôn ngữ giao tiếp và quan hệ xã hội.
1.2.2.2. Phân lọai theo chỉ số thông minh
* Tự kỷ có chỉ số thông minh cao và nói được:

- Những trẻ này không có những hành vi tiêu cực song rất thụ động,
có hành vi bất thường trong bối cảnh xã hội.
- Có thể biết đọc sớm (2 - 3 tuổi).
- Kỹ năng nhìn tốt.
- Có xu hướng bị ám ảnh, nhận thức tốt hơn về hành vi khi trưởng thành.

6


* Trẻ tự kỷ có IQ cao và không nói được:
- Trẻ có sự khác biệt giữa kỹ năng nói và kỹ năng vận động, cử động,
thực hiện.
- Trẻ có thể quá nhạy cảm khi kích thích thính giác.
- Hành vi có thể bất thường ở mức độ nhẹ.
- Kỹ năng nhìn tốt (có thể nhìn đồ vật một cách chăm chú).
- Có thể giữ im lặng hoặc tự cô lập một cách dễ dàng, có thể bướng bỉnh.
- Là những trẻ có thể giao tiếp luân phiên hoặc thích giao tiếp.
* Trẻ tự kỷ có IQ thấp và nói được:
- Trẻ có hành vi kém nhất trong các dạng tự kỷ (thường xuyên la hét
to, có thể trở nên hung hãn khi tuổi lớn hơn). Có hành vi tự kích thích.
- Trí nhớ kém.
- Nói lặp lại từ (lời nói không có nghĩa đầy đủ).
- Khả năng tập trung kém.
* Trẻ tự kỷ có IQ thấp và không nói được:
- Trẻ thường xuyên im lặng.
- Biết dùng một ít từ hoặc ít cử chỉ.
- Có sự quan tâm đặc biệt đến máy móc.
- Nhạy cảm với các âm thanh và tiếng động.
- Kỹ năng xã hội không thích hợp.
- Không có mối quan hệ với người khác.

+ Theo mức độ :
- Tự kỷ mức độ nhẹ - trung bình: theo 31 - 36 điểm CARS
- Tự kỷ mức độ nặng: theo 37- 60 điểm CARS
1.3. Những biểu hiện của trẻ Tự kỷ
- Mất hoặc chậm phát triển ngôn ngữ, hoặc phát triển ngôn ngữ bất
thường: giọng nói đều đều, không biểu cảm. Hay lặp đi lặp lai một từ hay
một cụm từ… một cách vô thức.

7


- Không hoặc rất ít phản ứng với âm thanh, những cử chỉ bình thường.
Trẻ hành động như thể bị điếc mặc dù trẻ vẫn nghe được bình thường.
- Khó khăn trong việc thể hiện nhu cầu, thường sử dụng những biểu
hiện và cử chỉ thay vì lời nói.
- Thích duy trì tình trạng không thay đổi, không muốn hoăc chống cự
khi thay đổi tình trạng cũ.
- Thích được chơi một mình, có cách xử sự tách biệt, kỳ lạ. Có thể bị
cuốn hút đặc biệt với một số đồ vật hoặc hiện tượng nhất định nào đó.
- Khó khăn trong việc hòa đồng với những đứa trẻ khác .
- Cách chơi không bình thường.
- Có những hành vi định hình, lặp đi lặp lại một số động tác kỳ dị,
thích xoay tròn cơ thể hoặc các vật dụng trên tay…
- Cười hoặc khóc mà không có một lý do cụ thể, phù hợp.
- Dễ cáu giận.
- Không muốn ôm ấp hay được cưng chiều.
- Có rất ít hoăc hầu như không có tiếp xúc mắt.
- Không có cảm giác sợ hãi trước sự nguy hiểm, sự đe dọa…
- Không có các kỹ năng vận động đồng đều, chính xác.
- Không đáp ứng với phương pháp giảng dạy thông thường.

- Có thể có khả năng cao về không gian, có trí nhớ vẹt trong khi lại
rất khó khăn trong học tập các lĩnh vực khác.
- Bề ngoài có vẻ nhanh nhẹn, thông minh, dễ thương.
- Những biểu hiện như trên có thể nhận biết từ khi trẻ 12 - 30 tháng tuổi.
- Nếu như cha mẹ chú ý sẽ phát hiện được bệnh khi trẻ mới ở tháng
đầu tiên sau khi sinh. Đối với những đứa trẻ bình thường, chúng có thể nghe
tiếng và ngửi được mùi của mẹ, khi được mẹ ôm vào lòng trẻ sẽ có biểu hiện
khoan khoái dễ chịu nhưng trẻ tự kỷ thì không hoặc ít có cảm nhận bằng các
giác quan.

8


* Dấu hiệu nhận biết sớm trẻ tự kỷ
- Các triệu chứng không đặc hiệu (trước 12 tháng tuổi).
 Tăng động: trẻ kích động khó ngủ, khóc nhiều, khó dỗ dành, hay bị
“cơn đau quặn” bụng do đầy hơi, khó chịu không lý do.
 Hoặc trẻ thờ ơ, yên lặng, dường như thích ở một mình, ít đòi hỏi cha
mẹ chăm sóc
 Khả năng tập trung kém: không chú ý hoặc tập trung như các trẻ
cùng tuổi khác
Các triệu chứng đặc hiệu hơn (sau 12 tháng tuổi) có liên quan đến
kỹ năng giao tiếp và xã hội:
 Mất đáp ứng với âm thanh (có thể giả điếc hoặc bị khiếm thính).
 Ít hoặc không cười trong giao tiếp.
 Không có hoặc giảm kỹ năng giao tiếp không lời (không hoặc ít nói
bập bẹ).
 Khó tham gia vào các trò chơi.
 Giảm các tác động qua lại bằng phát âm, hoạt động.
 Hành vi quan sát bằng mắt đặc biệt (có thể quay đi, tránh không

nhìn mắt, ánh mắt đờ đẫn trống vắng hoặc chán không nhìn…).
 Giọng nói với âm thanh lặp đi lặp lại nhiều lần, đơn điệu.
 Bị cuốn hút mạnh mẽ với một vật nhất định.
 Tham gia kém vào những hoạt động thông thường mang tính xã hội.
* Các dấu hiệu cờ đỏ: Theo viện “Quốc gia về sức khoẻ trẻ em và
phát triển con người” của Mỹ có 5 dấu hiệu cờ đỏ của tự kỷ như sau:
 Không bập bẹ khi 12 tháng tuổi
 Không biết ra hiệu (chỉ bằng ngón tay, vẫy tay, bắt tay…) khi 12
tháng tuổi.
 Không nói từ đơn khi 16 tháng tuổi.

9


 Không tự nói câu hai từ khi 24 tháng tuổi (không tính việc trẻ lặp lại
lời nói).
 Mất kỹ năng ngôn ngữ hoặc kỹ năng giao tiếp ở bất kỳ lứa tuổi nào.
1.4. Điều trị trẻ Tự kỷ
1.4.1. Giáo dục đặc biệt
- Trọng tâm là gíup trẻ tự kỷ có được sự phát triển về mặt quan hệ xã
hội và kỹ năng ngôn ngữ càng gần với bình thường càng tốt và hạn chế
những hành vi không thích nghi của trẻ (tăng động,định hình,gây hấn và tự
gây thương tích) vì những hành vi này sẻ gây trở ngại cho sinh hoạt và học
tập của trẻ
- Nhắm đến việc sớm phát triển trẻ tự kỷ ngay ở tuổi chưa đến trường,
điều trị thông qua các chương trình giáo dục đặc biệt và làm việc với các
thành viên khác trong gia đình để giúp họ có thể giải quyết tốt hơn các vấn
đề của trẻ lại nhà.
1.4.2. Trị liệu hành vi
- Các nghiên cứu từ thập niên 1960 cho thấy trẻ tự kỷ có thể được dạy

những kỷ năng đặc biệt để giúp trẻ thích nghi xã hội,cũng như các kỹ năng
về nhận thức và vận động.
* Lovaas (1976) đưa ra các nguyên tắc sau:
 Chương trình điều trị phải thiết kế riêng cho từng cá nhân vì trẻ khác
nhau rất nhiều mức độ khiếm khuyết cũng như về hoàn cảnh gia đình. Một số
biện pháp có thể tốt với trẻ này nhưng không lại tác dụng với trẻ khác.
 Trẻ tự kỷ không có khả năng khái quát hóa tình từ huống này sang
tình huống khác.Do đó, những gì trẻ học được ở bệnh viện hay ở trường
sẽkhông được trẻ mang về áp dụng tại nhà hoặc môi trường khác. Vì vậy,
việc điều trị phải bảo đảm giúp trẻ học và thay đổi hành vi ở nhiều môi
trường sống khác nhau.

10


 Việc điều trị phải giúp trẻ phát triển về mặt xã hội, không nên điều
trị nội trú lâu dài.
- Trị liệu hành vi sớm ngay từ đầu đời là rất quan trọng và có những
hiệu quả tích cực về lâu dài (McEachin, 1993). Áp dụng phương thức tiếp
cận dựa vào gia đình,huấn luyện cho cha mẹ, anh chị và giáo viên tại địa
phương của trẻ tự kỷ để cùng thực hiện chương trình hỗ trợ cho trẻ phát
triển.Điều bắt buộc là cha mẹ và anh chị của trẻ phải có trạng thái tinh thần
phù hợp để thực hiện những biện pháp trị liệu này.
1.4.3. Hóa trị liệu
- Hóa trị không làm thay đổi được diễn tiến của bệnh tự kỷ. Chỉ định dùng
thuốc chỉ khi nào cần kiểm soát một số triệu chứng quá mức như tăng động,
khép kín, hành vi định hình, tự gây thương tích, gây hấn, rối loạn giấc ngủ…
- Haloperidol, một thuốc chống loạn thần mạnh, với liều 0.5-4mg/ngày
làm giảm bớt triệu chứng khép kín và hành vi định hình (Campbell, 1983).
- Fenfluramine, thuốc kháng serotonin, ban đầu được xem là có tác

dụng nhưng qua nghiên cứu thì chưa thấy có tác dụng (Levanthal, 1993).
- Naltrexone, thuốc đối kháng opiate, có tác dụng trên triệu chứng
tăng động, tự gây thương tích và cải thiện quan hệ xã hội (Campbell, 1993;
Henman, 1991; kolmen, 1995).
- Clomipramine, thuốc ức chế thu hồi 5-HT, có tính chất chống ám
ảnh, tác dụng làm giảm các hành vi mang tính nghi thức ám ảnh, hành vi
định hình, gây hấn, xung động và cải thiện quan hệ xã hội.
- Fluoxetine, một chất ức chế thu hồi 5-HT khác, cũng làm giảm triệu
chứng chung của tự kỷ nhưng lại gây ra các tác dụng phụ đáng kể như bồn
chồn, kích thích, tăng động, ăn không ngon và mất ngủ (Cook, 1992).
- Clonidine, chất đồng vận thụ thể alpha2-adrenergic làm giảm một số
hành vi quá mức và cải thiệnquan hệ xã hội. Tuy nhiên,nó có thể gây ngủ gà
và giảm hoạt động (fankhauser, 1994).

11


- Risperidone, chất đối kháng mạnh vói 5-HT và có thêm tính đối
kháng dopamine, làm giảm triệu chứng của PDD ở người lớn tuổi mà trước
đó đã được chẩn đoán là PDD (Purdon, 1994).
- Ngoài ra vitamin B6 và magnesium cũng đã được thử dùng nhưng
kết quả chưa rõ ràng.
1.5. Tiên lượng
 Tự kỷ là một rối loạn có diễn tiến mạn tính. Các khó khăn về quan
hệ xã hội, nhận thức ngôn ngữ… vẫn còn khi trẻ lớn lên, nhưng có thể thay
đổi cách thể hiện.[4]
 Ba yếu tố gốp phần vào tiên lượng bệnh:
1. IQ
2. Có hay không có ngôn ngữ.
3. Độ trầm trọng của bệnh.

 Bốn thông số khác cũng liên quan đáng kể đến tiên lượng:
1. Thời gian được dành cho việc học ở trường.
2. Mức độ trưởng thành về mặt xã hội.
3. Mức độ hành vi quan hệ xã hội.
4. Những mốc phát triển.
 Các yếu tố chưa rõ có ảnh hưởng tiên lượng hay không:
1. Phái tính.
2. Tổn thương não.
3. “Khó trắc nghiệm”.
 Các yếu tố không lien quan đến tiên lượng.
1. Cân nặng lúc sinh.
2. Biến chứng sau sinh.
3. Tuổi khởi phát.
4. Có hay không có giai đoạn bình thường trước khi bệnh.

12


5. Động kinh về sau.
6. Giai tầng xã hội.
7. Gia đình tan vỡ.
8. Tiền sử gia đình có người bệnh tâm thần.
 Các nghiên cứu khác cho thấy rất nhiều khả năng diễn tiến khác
nhau của bệnh tự kỷ:
11-22% thoái hóa toàn bộ ở tuổi thiếu niên.
7-28% không tổn thương thần kinh nhưng xuất hiện cơn động kinh lần
đầu vào tuổi thiếu niên.
5-17% có kết quả tốt về thích nghi xã hội, có thể đi học, đi làm.
61-74% có kết quả kém, vẫn thiểu năng,sống phụ thuộc người khác.
39-74% phải điều trị và chăm sóc nội trú.[12]

1.6. Cách chăm sóc
1.6.1. Đối với trẻ bé tí
Bệnh tự kỷ thường không được chẩn đoán mãi cho đến khi trẻ hai tuổi
hoặc lâu hơn sâu đó, vì vậy chẳng có ai có thể giúp được cho phụ huynh
những cách thức giải quyết tốt vấn đề ở những trẻ bé tí mà sau này sẽ trở
thành tự kỷ. Phụ huynh thường nhìn lại những tháng ngày đầu tiên ấy một
cách hối tiếc và nghĩ giá mà họ hiểu được vấn đề gì đã xảy ra cho con họ thì
cách xử trí của họ hẵn đã tốt hơn biết bao.
1.6.2. Quan hệ xã hội
 Nếu một đứa bé có vẻ không đáp ứng gì cả, người mẹ nên cố gắng
ôm ấp,vuốt ve bé,bồng bế đi đi lại lại và nói chuyện với bé, điều đó giúp cho
bé có được những trải nghiệm tương tự như những đứa trẻ bình thường. Mối
quan hệ giữa người mẹ và một đứa trẻ bình thường được thiết lập nên thông
qua từng sự đáp ứng qua lại như vậy. Đứa trẻ dựa vào người mẹ để chơi và
âu yếm nó, nhờ vậy mà nó có thể học được cách xã hội hóa và dần dần nhận
ra rằng người mẹ là quan trọng biết bao đối với nó. Mặt khác, người mẹ

13


cũng cần đứa con biết bày tỏ những niềm vui sướng khi có mặt mẹ thông
qua tiếng ê a, nụ cười, động tác cọ nguậy vui thú và biết đưa tay ra khi sắp
được bồng bế. Một trẻ tự kỷ, dường như rất thờ ơ và xa cách, sẽ mất đi
những dịp để có được những tương tác sớm có tính sống còn như vậy với
người mẹ, không phải vì người mẹ ấy là không bình thường, mà là vì đứa trẻ
có sự khiếm khuyết.
 Một người mẹ có con tự kỷ cần được khuyến khích để tự mình làm
tốt tất cả những công việc ấy, và người mẹ thường chỉ làm được điều này
một khi bà nhận biết được rằng việc phá vỡ sự cô độc của đứa trẻ chẳng gây
nguy hại gì cho nó cả.

1.6.3. Nói kiểu trẻ con
 Sự thiếu khả năng đáp ứng của trẻ với giọng nói của người mẹ sẽ
khiến người mẹ có khuynh hướng dần dần nói ít lại cho đến mức nói với con
cũng ít như đứa con nói với bà.Một lần nữa ở đây, người mẹ lại cần được
giải thích và khích lệ để bà có thể nói chuyện với đứa bé ngay cả khi nó
chẳng chú ý gì. Nhiều người mẹ đã nhớ lại rằng đứa con tự kỷ của họ rất
thích lắng nghe những tiếng nói thì thầm bên vào bên tai của chúng. Điều
này là có ý nghĩa, bởi vì những chuyên gia về lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
trẻ em cho rằng những bé con có thể học nói là nhờ được ngồi trong lòng
mẹ, nghe giọng nói của mẹ trong khi được tiếp xúc gần gũi với cơ thể mẹ.
Việc thì thầm vào tai đứa bé làm cho mẹ con trở nên gần gũi hơn và đồng
thời cũng làm tăng thêm những cảm giác thích thú về thể chất.
 Một cách thức khác nhằm lôi cuốn sự chú ý của trẻ tự kỷ là hãy hát
với nó. Những lời nói kiểu trẻ con và các câu đơn giản có thể được hát bằng
những âm điệu mà trẻ thích, và từ đầu tiên có thể là từ cuối cùng trong một
mạch có vần điệu.

14


1.6.4. Mất ngủ và hay la hét
 Nếu đứa trẻ hay đều đặn la khóc mỗi đêm vài tiếng đồng hồ, thì cách
hay nhất là cha mẹ nên bố trí thay phiên mỗi đêm có một người ngủ và một
người chăm sóc cho trẻ. Sự mất ngủ có thể rất khó chịu đựng, do vậy giải pháp
duy nhất để cha mẹ có một số đêm nghỉ ngơi được là phải nhờ vào sự giúp đỡ
của một người bà con hoặc của một cô giữ trẻ. Điều quan trọng là đứa trẻ nên
tiếp xúc với một cô giữ trẻ mới với sự có mặt của mẹ vào ban ngày trước khi cô
ta giữ trẻ vào ban đêm. Nếu làm được như vậy, sự xuất hiện đột ngột của một
người lạ có thể làm cho trẻ càng rối nhiều hơn lúc bình thường.
 Cũng cần thử nhiều cách thức khác nhau xem có thể ổn định được

một đứa trẻ khóc đêm hay không. Một số trẻ thích đèn vẫn được mở sáng,một
đứa bé trai nọ chỉ có thể ngủ yên khi được cuộn chặt trong một cái chăn giống
như một cái kén. Đôi khi việc bồng đu đưa như thông thường cũng có tác
dụng. Một số ít trẻ phải cần đến thuốc an thần dưới sự dám sát của bác sĩ, vì
đây là cách duy nhất khi sự mất ngủ đã kéo dài trong nhiều tháng.
1.6.5. Đối với trẻ lớn
 Khi giai đoạn nhũ nhi đã qua, đứa trẻ có thể biết đi, và các kiểu
hành vi tự kỷ bắt đầu rõ nét. Việc chẩn đoán cũng thường được thiết lập ở
giai đoạn này và cha mẹ bắt đầu một quá trình lâu dài giúp đứa trẻ sống hòa
hợp với gia đình và thế giới xung quanh. Các vấn đề trong giai đoạn này có
rấtnhiều, mỗi trẻ vừa có vấn đề chung cho trẻ tự kỷ vừa có những khó khăn
riêng nó. Tất cả những gì tôi có thể làm được ở đây là kể ra một số tình
huống mà phụ huynh phải đối phó và đưa ra một số đề xuất dựa trên những
ý tưởng đã được chứng minh là có hiệu quả trong thực tiễn.
 Trong những năm đầu, khi đứa trẻ ít có những phương tiện để giao
tiếp, việc xử lý những hành vi khó khăn là việc ưu tiên hàng đầu. Sau đó, khi
khả năng giao tiếp phát triển, các hành vi trở nên ít khó khăn hơn, công việc

15


chính là dạy các kỹ năng sống và cố gắng kích thích sự quan tâm của đứa trẻ
đối với những hoạt động có ích.
1.7. Cơ sở lý luận về tâm trạng của cha mẹ có con tự kỷ
Việc chăm chữa và giáo dục cho trẻ tự kỷ là một điều hết sức khó khăn
và phức tạp. Vì lý do đó mà bệnh tự kỷ không chỉ là bệnh của y khoa mà
còn là bệnh về Tâm lý, Giáo dục và Xã hội [8]. Theo sau các triệu chứng lâm
sàng là hàng loạt các vấn đề xã hội được đặt ra cho trẻ tự kỷ và gia đình.
Khi phát hiện con mình mắc tự kỷ, cha mẹ trẻ tự kỷ có sự chuyển đổi lớn
về các trạng thái tâm lý cá nhân; bầu không khí tâm lý trong gia đình;

chuyển đổi hoạt động sống của cá nhân; có sự suy tư, xáo trộn trong đời
sống tình cảm giữa vợ/chồng và con cái cũng như các thành viên trong gia
đình; các mối quan hệ xã hội. Quá trình chuyển đổi này dẫn đến những
tâm trạng nhất định khi các bậc cha mẹ có thể chưa thích nghi, chưa thể
chấp nhận được với hoàn cảnh mới này của bản thân và gia đình.
Tâm trạng là một trong những mặt cơ bản của đời sống tâm lý của con
người, của các nhóm xã hội nên nó có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống
tinh thần, hành vi và tính tích cực hoạt động của con người. Cha mẹ co con
tự kỷ buộc phải chuyển đổi các hoạt động sống của mình và gia đình nhằm
phù hợp với điều kiện chăm sóc và nuôi dạy trẻ tự kỷ, buộc phải thay đổi
hàng loạt thói quen, sở thích, nhu cầu của cá nhân của mình và gia đình,
buộc phải thay đổi và thích nghi với vị thế vai trò và trách nhiệm của mình
trong gia đình, ngoài xã hội và đặc biệt là trách nhiệm nuôi dạy đứa con bị
tự kỷ của mình nên ở họ có những nhận thức và tâm trạng có thể chưa thực
sự ổn định.
1.8. Các nghiên cứu về tâm trạng của cha mẹ có con bị tự kỷ
1.8.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới có liên quan đến vấn đề tâm
trạng của cha mẹ có con tự kỷ
Trong nghiên cứu của Lorna Wing đã chỉ ra một số biểu hiện đặc trưng

16


của trẻ tự kỉ: Trong sử dụng lời nói của trẻ tự kỉ, trẻ hoặc câm lặng suốt đời,
hoặc bắt chước tiếng kêu của loài vật, tiếng lạ hoặc lặp câu, lặp từ; Ngữ điệu
và việc làm chủ lời nói thì kì dị, đơn điệu, máy móc, đổi giọng không đúng
chỗ…Trẻ dường như không nghe, không hiểu, không trả lời người khác. Trẻ
chỉ nghe, hiểu trong tình huống trẻ muốn hoặc liên quan đến nhu cầu của
trẻ. Lorna Wing cũng đã thống kê một số quan điểm tranh luận về các yếu tố
ảnh hưởng tới cách thức ứng xử của trẻ tự kỷ: Cách ứng xử có thể thay đổi

theo hoàn cảnh, thường là dở hơn khi ở nhà do cha mẹ có những đòi hỏi dồn
dập bắt trẻ phải chú ý, và khá hơn khi ở nhà trường hoặc buồng bệnh có tổ
chức tốt hơn. Cách ứng xử có thể thay đổi tùy theo kinh nghiệm của người đó
về trẻ tự kỷ. Cách ứng xử sẽ khá hơn nếu người đó đã có kinh nghiệm
giải quyết vấn đề với trẻ tự kỷ hơn là khi người đó chưa có kinh nghiệm
hoặc là khi đối tượng trẻ tự kỷ ở trong các nhóm không có sự sắp xếp một
cách hẳn hoi. Quá trình giáo dục có tác động tới mẫu hình ứng xử. Khi nhận
biết được điều này, cha mẹ và người chăm sóc sẽ hiểu được rằng việc trẻ tự
kỷ thiếu khả năng ứng xử xã hội có liên quan tới việc chúng không được yêu
thương chăm sóc. [8]
Những nghiên cứu của các tác giả thuộc Hội Tương trợ trẻ tự kỷ tại Sydney
chỉ ra, cha mẹ có con mắc chứng tự kỷ thường đối phó theo ba giai đoạn:
Giai đoạn đổ lỗi và trách móc.
Họ nổi giận và đổ lỗi cho người khác, tránh không nhận lỗi về
mình. Thái độ này thường ngấm ngầm có từ trước khi triệu chứng tự kỷ ở con
họ được xác nhận. Và chuyện có thể đi xa hơn tới mức vợ chồng luôn
có những trục trặc mà không liên quan gì đến chứng tự kỷ. Ví dụ, người vợ có
thể cho rằng con mình mắc chứng tự kỷ là do di truyền từ chồng, còn chồng
thì nói vợ mình đã sử dụng một loạt thuốc nào đó trong thời gian mang thai.
Giai đoạn tuyệt vọng.
Sau khi định bệnh (tức là xác định triệu chứng bệnh bằng các dấu hiệu)

17


và biết là không có cách chữa, họ tin rằng khi lớn lên trẻ vẫn giữ tình trạng
như hiện tại. Điều này khiến họ khó chấp nhận được.
Giai đoạn chối bỏ.
Đôi khi họ tin rằng bác sĩ kết luận sai, con họ vẫn biết nhiều điều
vàkhông có bệnh gì, hay bệnh không nặng như bác sĩ nói và cũng không

cần phải trị liệu gì. Hình thức phủ nhận thường thấy nhất là cha mẹ tin
rằng giai đoạn có những trục trặc của con rồi sẽ qua đi.Nghiên cứu của các tác
giả theo quan điểm Văn hóa cho thấy: Các nhóm văn hóa khác nhau có thái
độ khác nhau đối với việc con mình mắc chứng tự kỷ.
1.8.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam có liên quan đến vấn
đề tâm trạng của cha mẹ có con tự kỷ
Ở Việt Nam, tự kỷ chỉ thực sự đươ ̣c quan tâm khoảng 15 năm trở lai
đây. Do vây, các nghiên cứu có quy mô lớn , chuyên sâu về tự kỷ còn khá
khiêm tố n Đặc biệt nghiên cứu về tâm trạng của cha mẹ có con bị tự kỷ
chưa được quan tâm đúng mức. Vấn đề tâm trạng của cha mẹ có con bị tự
kỷ chỉ được nghiên cứu lồng ghép vào trong những nghiên cứu về thái độ,
nhận thức của gia đình và xã hội về trẻ tự kỷ; về vấn đề giáo dục hòa nhập
cho trẻ tự kỷ [2]. Có thể nêu dẫn một số nghiên cứu về vấn đề này.
Nghiên cứu - Tìm hiểu một số yếu tố gia đình và hành vi của trẻ tự kỉ
tại Khoa Tâm thần bệnh viện Nhi Trung ương do bác sỹ Quách Thúy Minh
và các cộng sự thực hiện. Nghiên cứu đã chỉ ra thực trạng có 55,5% trẻ
tăng giao tiếp bằng mắt, 64,1% giảm tăng động và 77,8% giảm xung động
nếu được tiến hành điều trị tâm vận động và có sự kết hợp của gia đình. Từ
đó cho thấy vai trò quan trọng của gia đình trong việc giáo dục hòa nhập
cho trẻ tự kỷ. Bệnh tình của trẻ nặng lên hay giảm đi phụ thuộc rất nhiều
vào cha mẹ. Chỉ có sự yêu thương, chăm sóc từ gia đình mới là môi trường
tốt nhất giúp con giảm bớt đi gánh nặng bệnh tật. Tuy nhiên, Các nhà chuyên
môn cũng khẳng định, việc chăm sóc cho trẻ tự kỷ là vô cùng khó khăn, vì

18


liên quan đến nhiều vấn đề như tốn kém về kinh tế, đòi hỏi sự kiên trì trong trị
liệu,và việc cho trẻ học tập ở địa chỉ nào cũng là vấn đề nan giải.[4]
1.9. Nội dung chương trình Giáo dục Tâm lý cho phụ huynh trẻ tự kỷ

CÂU HỎI 1 Theo anh/chị tự kỷ là bệnh như thế nào?
Tự kỷ là một rối loạn quá trình phát triển nhiều lãnh vực của trẻ. Tự kỷ
có 3 đặc điểm đặc trưng:
- Khó khăn trong tương tác xã hội
- Giới hạn trong giao tiếp và ngôn ngữ
- Các hành vi lập đi lập lại
Cứ 110 trẻ có 1 trẻ bị tự kỷ.
Biểu hiện tự kỷ rất đa dạng.
Có trẻ rất thông mình, nhưng cùng có trẻ bị chậm phát triển trí tuệ
Hai trẻ bị tự kỷ sẽ không có cùng triệu chứng giống nhau
Các nhà khoa học chưa tìm được nguyên nhân gây tự kỷ
CÂU HỎI 2 Những ai tham gia can thiệp giúp trẻ tự kỷ
- Gia đình (người chăm sóc)
- Bác sĩ
- Cán bộ tâm lý lâm sàng
- Điều dưỡng
- Cán bộ công tác xã hội
- Giáo viên chuyên biệt
- Kỹ thuật viên phục hồi chức năng
CÂU HỎI 3 Bệnh tự kỷ điều trị bao lâu?
Mục tiêu điều trị trẻ tự kỷ:
- Phát triển giao tiếp và hoạt động xã hội
- Gia tăng việc học tập và giải quyết vấn đề
- Giảm đi các hành vi ảnh hưởng đến quá trình học tập và tiếp cận các
hoạt động bình thường

19


- Giúp gia đình thích ứng với cuộc sống của trẻ tự kỷ

Do vậy việc can thiệp cho trẻ tự kỷ sẽ được kéo dài càng tốt. Tuy nhiên
mức độ can thiệp của các mục tiêu trên sẽ khác nhau tùy thuộc vào tiến triển
của rối loạn. Với hy vọng cuộc sống trẻ tự kỷ độc lập nhiều hơn và có chất
lượng tốt hơn.
CÂU HỎI 4 Có các phương pháp điều trị tự kỷ nào?
- Can thiệp hành vi: Hướng dẫn trẻ tự kỷ các kỹ năng xã hội, cách
tương tác với cha mẹ, các hoạt động hằng ngày và phương pháp giải quyết
vấn đề.
- Giáo dục: Dạy cho trẻ các kiến thức chung như những trẻ khác, nhưng
với một cách giảng dạy đặc biệt. Chú ý các môn học trẻ có năng khiếu.
- Thuốc: giải quyết triệu chứng kết hợp với tự kỷ như tăng động, công
kích, trầm buồn
- Các phương pháp hỗ trợ khác:
* Phục hồi chức năng
* Dạy ngôn ngữ
* Bổ sung vitamin
* Liệu pháp âm nhạc…
CÂU HỎI 5 Vai trò của cha mẹ (người chăm sóc) trong quá trình
điều trị trẻ tự kỷ như thế nào?
- Cha mẹ (người chăm sóc) là:
* Người hiểu trẻ nhất
* Nhà điều trị quan trọng và lâu dài nhất đối với trẻ tự kỷ.
- Cha mẹ (người chăm sóc) nên trao đổi thông tin thường xuyên với
nhà trị liệu.
- Cha mẹ (người chăm sóc) nên biết cách đánh giá triệu chứng và cách
can thiệp.
- Cha mẹ (người chăm sóc) nên tiếp tục can thiệp tại nhà như những gì

20



×