TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH BÌNH DƯƠNG
*******
BÀI THU HOẠCH
ĐI NGHIÊN CỨU THỰC TẾ
TỈNH BÌNH THUẬN
Họ và tên:
Chức vụ: Hiệu trưởng
Đơn vị công tác:
Lớp : Trung cấp lý luận chính trị - Không tập trung K68
Bình Dương, ngày 28 tháng 01 năm 2019
A. MỞ ĐẦU
Căn cứ công văn số 750-CV/TU ngày 27 tháng 12 năm 2018 của Thành ủy
Thủ Dầu Một về việc thuận chủ trương đi nghiên cứu thực tế tại tỉnh Bình Thuận
và Quyết định số 412/QĐ-TCT ngày 04 tháng 01 năm 2018 của Trường Chính trị
tỉnh Bình Dương về việc tổ chức cho học viên lớp KTT K68 đi nghiên cứu thực tế
tại tỉnh Bình Thuận trong thời gian 03 ngày, từ ngày 10/01/2019 đến ngày
12/01/2019.
Trong 3 ngày đi nghiên cứu, học tập thực tế tại tỉnh Bình Thuận
tuy không dài nhưng đã mang lại thật nhiều điều bổ ích về những ấn tượng khó
phai, về những kết quả nổi bật của Tỉnh Bình Thuận: Đó là về vị trí trí địa lí, điều
kiện tự nhiên và tốc độ phát triển kinh tế xã hội, và những nét đặc trưng về văn hóa
của Tỉnh Bình Thuận.
Qua đi nghiên cứu thực tế bản thân nắm bắt tình hình phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh Bình Thuận và rút ra cho mình kinh nghiệm, tích lũy thêm vốn kiến
thức làm hành trang trong quá học tập và công tác tại tỉnh Bình Dương nhằm góp
một phần sức lực công hiến cho Tỉnh nhà.
B. NỘI DUNG: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT
VỀ TỈNH BÌNH THUẬN
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1. Vị trí địa lý
Bình Thuận là tỉnh cực nam vùng Nam Trung Bộ; phía Bắc giáp Lâm Đồng
và Ninh Thuận; phía Tây giáp Đồng Nai; Tây Nam giáp Bà Rịa-Vũng Tàu; phía
Đông và Đông Nam giáp Biển Đông với 192km bờ biển; và vùng lãnh hải, các đảo
của thềm lục địa phía nam, trong đó có đảo Phú Quý cách Phan Thiết 56 hải lý.
Bình Thuận nằm cách TP.Hồ Chí Minh - trung tâm kinh tế và
du lịch của cả nước 200km và cách TP.Nha Trang - thành phố du
lịch khoảng 250km. Tuyến QL.1A và tuyến đường sắt Bắc – Nam đi
dọc qua tỉnh; QL.28 nối Phan Thiết với các tỉnh nam Tây Nguyên;
QL.55 nối Bình Thuận với trung tâm dịch vụ dầu khí và khu du lịch
Vũng Tàu; QL.28B nối QL.1A – Bình Thuận đi QL.20 – Lâm Đồng.
Hình 1: Bản đồ Tỉnh Bình Thuận
Tỉnh Bình Thuận có 10 đơn vị hành chính: 08 huyện (Tuy
Phong, Bắc
Bình, Hàm
Thuận
Bắc,
Hàm
Thuận
Nam, Tánh
Linh, Hàm Tân, Đức Linh, Phú Quý), 01 thị xã (thị xã Lagi), 01
thành phố (thành phố Phan Thiết) với 127 xã, phường, thị trấn
Diện tích: Diện tích tự nhiên của tỉnh Bình Thuận khoảng 7.828 km². Chiều
dài bờ biển: 192 km, diện tích vùng lãnh hải: 52.000 km²
2. Đặc điểm địa hình
Bình Thuận trải dài dọc bờ biển Đông theo hướng Đông Bắc - Tây Nam
khoảng 160 km (chiều rộng 95 km, chỗ hẹp nhất là 32 km). Phía bắc giáp các sườn
núi cuối cùng của dãy Trường Sơn, phía Nam là các dải đồi cát (động cát) chạy dài;
phần lớn lãnh thổ là đồi núi thấp, đồng bằng ven biển. Địa hình phân chia phức tạp.
3. Khí hậu:
Bình Thuận nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển
hình nhiều nắng, nhiều gió và là một trong những vùng khô hạn
nhất cả nước.
Mùa mưa tập trung vào thời gian gió mùa Tây Nam, với lượng mưa trung
bình từ 800-1.600 mm/năm tăng dần vào phía Nam. Tổng số giờ nắng trong năm
lên đến 2.900-3.000 giờ cùng với nhiệt độ trung bình khá cao (27-29oC)
Số lượng bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ trực tiếp vào Bình Thuận có xu
hướng gia tăng và thường xuất hiện vào các tháng cuối năm kéo theo mưa lớn gây
lũ lụt và sạt lở đất đai.
4. Tài nguyên thiên nhiên
4.1. Tài nguyên nước và thủy điện
Nguồn tài nguyên nước của Bình Thuận chủ yếu dựa vào nước mặt của hệ
thống sông - suối. Tuy nhiên, hệ thống thủy lợi phục vụ cho điều tiết, khai thác
nguồn nước mặt còn rất hạn chế, nguồn nước ngầm ít, lại bị nhiễm mặn, phèn, đồng
thời việc khai thác cũng chưa nhiều nên khả năng đáp ứng nhu cầu nước cho sản
xuất là rất nhỏ
4.2. Tài nguyên đất
Tài nguyên đất ở Bình Thuận khá đa dạng: đất cát, đất mặn, đất phù sa, đất
xám, đất đen, đất đỏ, đất mới biến đổi, đất xói mòn trơ sỏi đá, phân bố trên 4 nền
địa hình chính của tỉnh, tạo sự phong phú và đa dạng về chủng loại. Đây là yếu tố
thuận lợi để có thể đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi như lúa nước, hoa màu, các loại
cây công nghiệp như điều, cao su, cây ăn quả và các loại cây có giá trị kinh tế cao.
Tuy nhiên, phần lớn đất Bình Thuận nghèo dinh dưỡng, một số nơi còn bị xói mòn,
rửa trôi nghiêm trọng.
4.3. Tài nguyên biển
Bình Thuận là một trong những tỉnh có nguồn tài nguyên biển phong phú, đa
dạng. Bờ biển Bình Thuận dài 192 km chạy theo phương Đông Bắc - Tây Nam.
Ngoài khơi có đảo Phú Quý với diện tích 18 km2 nằm cách Phan Thiết 56 hải lý về
phía Đông - Nam. Vùng biển Bình Thuận với diện tích 52.000 km 2 là một trong
những ngư trường lớn của cả nước. Trữ lượng hải sản vùng 50m trở vào bờ khoảng
220-240 ngàn tấn, trong đó trữ lượng cá đáy 120 ngàn tấn. Trữ lượng mực các loại
khá lớn, khả năng khai thác hàng năm là 25.000-30.000 tấn.
4.4. Tài nguyên rừng
Diện tích đất rừng của tỉnh đến năm 2014 còn 351.467 ha(chiếm 45% tổng
diện tích tự nhiên của tỉnh) trong đó rừng phòng hộ 143.500 ha, rừng đặc dụng
32.434 ha, rừng sản xuất 175.533 ha. Tổng trữ lượng gỗ khoảng 21-22 triệu m 3.
Rừng tự nhiên Bình Thuận khá đa dạng và phong phú với nhiều loại gỗ quí có giá
trị cao như: cẩm lai, giáng hương, sếu, gỗ đỏ, căm xe, sao đen, trắc,…
4.5. Tài nguyên khoáng sản
Bình Thuận có gần 100 mỏ với 30 nhóm khoáng sản đa dạng như: vàng, chì,
kẽm, nước khoáng... Trong đó, nước khoáng và các khoáng sản (sét, đá xây
dựng…) có giá trị thương mại và công nghiệp cao đang được đẩy mạnh khai thác
trong những năm gần đây. Những loại khoáng sản chính đã được khai thác: Sét
Bentônit, Sa khoáng titan, Cát thủy tinh, đá ốp lát và đá xây dựng phong phú, chất
lượng cao, sét gạch ngói, Nước khoáng...
Hình 2. Sơ đồ phân bố tài nguyên tỉnh Bình Thuận
Hình 3: Mỏ cát thủy tinh Hồng Liêm
II. TỔNG QUAN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH BÌNH THUẬN
Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2017 đạt 55.306,4 tỷ
đồng, tăng 7,08% so với cùng kỳ năm 2016 và cao hơn mức tăng
trưởng GDP của cả nước năm 2017 là 6,81%. Cơ cấu kinh tế
chuyển dịch đúng hướng, nhóm ngành nông - lâm - thuỷ sản tăng
thêm 6,42% so với cùng kỳ năm trước, trong khi mức tăng thêm
của cả nước là 2,90%; công nghiệp - xây dựng tăng 7,27% so với
cùng kỳ năm trước, mức tăng thêm của cả nước là 8,00%; dịch vụ
tăng thêm là 7,67% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng của cả
nước đối với nhóm ngành này là 7,44%.
Biểu đồ: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bình Thuận so với cả nước năm
2017
1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
Bình Thuận đến năm 2020:
1.1. Mục tiêu tổng quát:
Xây dựng và phát triển Bình Thuận đến năm 2020 trở thành một tỉnh công
nghiệp - dịch vụ theo hướng hiện đại, năng động. Cơ sở hạ tầng hiện đại, đồng bộ
liên thông với cả nước và quốc tế. Quan hệ sản xuất tiến bộ, đời sống nhân dân
không ngừng được cải thiện, nâng cao.
1.2. Mục tiêu cụ thể:
a) Về kinh tế:
- Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng khu vực
công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Phấn đấu đến năm 2020 đạt tương ứng:
47,72%, 7,83% và 44,45%.
- Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2011 - 2020 tăng bình quân khoảng 17 18%/năm. Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đến năm 2020 đạt khoảng trên dưới 1 tỷ
USD.
- Kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội được xây dựng đồng bộ, hiện đại đáp ứng
yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh.
Phấn đấu tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2016 - 2020 đạt 40 - 42%
GDP.
b) Về xã hội:
- Giảm tỷ lệ sinh giai đoạn 2011 - 2020 đạt bình quân 0,21%/năm. Khống chế
tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở mức 1,0 - 1,1% vào năm 2020.
- Giải quyết việc làm mới giai đoạn 2011 - 2020 đạt bình quân 11.000 - 12.000 lao
động/năm. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 50 - 55% vào năm 2020.
- Thu nhập bình quân của nhân dân tăng 1,8 - 2,0 lần, giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo
chuẩn mới) còn 5,0 - 7,0% vào năm 2010, giai đoạn 2011 - 2020 giảm hơn 2/3 tỷ lệ
hộ nghèo theo chuẩn tương ứng trong cùng giai đoạn.
- Tăng tỷ lệ huy động và nâng cao chất lượng giáo dục mầm non tiểu học. Tỷ lệ
đi học đúng tuổi cấp trung học cơ sở đạt trên 95% vào năm 2020; cấp trung học
phổ thông tương ứng đạt trên 80% vào năm 2020. Phấn đấu đạt trên 7% số trường
đạt chuẩn quốc gia vào năm 2020.
- Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở. Xây dựng, nâng cấp các trạm y tế
xã theo chuẩn quốc gia. Phấn đấu đạt 100% trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia về y tế
vào năm 2020.
- Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi xuống dưới 7% vào năm 2020.
c) Về bảo vệ môi trường:
- Nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 51% vào năm 2010 và 53 - 54% vào năm 2020.
Giảm thiểu tình trạng khô hạn (cả về diện rộng và độ dài thời gian).
- Các đô thị và khu công nghiệp có hệ thống thu gom và xử lý chất thải. Phấn
đấu đến năm 2020, 100% chất thải công nghiệp nguy hại, chất thải y tế được xử lý
theo tiêu chuẩn Việt Nam.
- Khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên, bảo vệ đa dạng sinh học,
nhất là ở các khu bảo tồn thiên nhiên ở Tánh Linh và Hàm Thuận Nam, các khu
vực phát triển công nghiệp khai khoáng, du lịch, khu vực biển và ven biển.
2. Một số thành tựu phát triển của tỉnh Bình Thuận:
được thể hiện qua Báo cáo phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận và thực tế
quan sát, trải nghiệm trong chuyến đi thực tế.
2.1. Dịch vụ du lịch
Là một tỉnh ven biển, khí hậu quanh năm nắng ấm, nhiều bãi biển sạch đẹp,
cảnh quan tự nhiên và thơ mộng, giao thông thuận lợi, Bình Thuận đang là một
trong những trung tâm du lịch lớn của Việt Nam. Bình Thuận đã đầu tư xây dựng
các quần thể du lịch, nghỉ mát, thể thao, leo núi, du thuyền, câu cá,..
* Về lịch sử văn hóa: Bình Thuận có bề dày lịch sử, văn hóa lâu đời, đặc
biệt là văn hóa Chăm pa với nhóm di tích Tháp Po Sah Inư, đền thờ Po Klong
Mơhnai và hơn 100 bảo vật hoàng tộc Chăm nguyên gốc quý hiếm được bà
Nguyễn Thị Thềm, hậu duệ vua Chăm lưu giữ, trong đó có vương miện, áo bào, hia
hài, vòng xuyến của vua và hoàng hậu.
* Về danh lam thắng cảnh: Bình thuận có nhiều danh lam thắng cảnh: Lầu
Ông Hoàng (TP.Phan Thiết), Đồi Dương - Thương Chánh (TP.Phan Thiết), Mũi Né
(TP.Phan Thiết), Mũi Kê Gà (Hàm Thuận Nam), Núi Tà Cú (Hàm Thuận Nam),
Bàu Trắng (Bắc Bình), Chùa Cổ Thạch (Tuy Phong), Chùa Linh Sơn Cổ Tự (Tuy
Phong), Hồ Hàm Thuận - Đa Mi (Hàm Thuận Bắc), Hồ Sông Quao (Hàm Thuận
Bắc), Thác Bà (Tánh Linh), Núi Cao Cát (Phú Quý), Hòn Tranh (Phú Quý), Bãi
Nhỏ (Phú Quý), Vịnh Triều Dương (Phú Quý)
* Về di tích lịch sử - văn hóa: Bình Thuận cũng có nhiều di tích lịch sử văn hóa như Trường Dục Thanh (TP.Phan Thiết), Mộ cụ Nguyễn Thông (TP.Phan
Thiết), Tháp Po Sah Inư (TP.Phan Thiết), Dinh Vạn Thủy Tú (TP.Phan Thiết), Đình
làng Đức Nghĩa (TP.Phan Thiết), Hải đăng Kê Gà (Hàm Thuận Nam), Dinh Thầy
Thím (La Gi), Chùa Linh Quang (Phú Quý), Vạn An Thạnh (Phú Quý), Đình làng
Võ Đắt (Đức Linh).
Hình 4: Hình ảnh trường Dục Thanh
Hình 5: Hình ảnh tháp Poshanư
2.2. Tiềm năng kinh tế
a. Tiềm năng du lịch
Hoạt động du lịch phát triển khá; số lượng du khách, doanh thu du lịch tăng
qua từng năm; đạt 4.200 ngàn lượt khách, bình quân thời kỳ 2011 - 2015 tăng
10,9%/năm. Đến năm 2015, trên địa bàn tỉnh có 190 khách sạn và 560 nhà nghỉ với
tổng số 14.500 phòng, phục vụ khoảng 3,7 triệu lượt khách. Tổng doanh thu từ các
cơ sở lưu trú đạt 2.388 tỷ đồng. Với chiều dài bờ biển 192 km, nhiều cảnh quan
thiên nhiên đẹp như: Mũi Né, Mũi Kê gà, Núi Tà Cú, Bàu Trắng, Gành Son. Lượng
khách đến tham quan, nghỉ dưỡng tăng bình quân hàng năm 25 - 30%, trong đó
khách du lịch quốc tế chiếm 7 - 8%.
Hình 6: Bờ biển xinh đẹp ở Tỉnh Bình Thuận
b. Tiềm năng thủy hải sản
Bình Thuận có ngư trường rộng 52.000 km2 có trữ lượng hải sản lớn, thuận
lợi để nuôi trồng các loại thủy sản như cua, tôm, cá, trai ngọc, rong biển,… sản
lượng khai thác hải sản hàng năm đạt 160.000 tấn. Đảo Phú Quý (32 km2) là Trung
tâm đánh bắt và dịch vụ hỗ trợ đánh bắt xa bờ, đang được đầu tư để trở thành khu
kinh tế mở với các chức năng khai thác, chế biến hải sản và cung cấp các dịch vụ
biển, dịch vụ hàng hải, dầu khí. Thủy sản của Bình Thuận đã xuất khẩu vào các thị
trường Nhật Bản, Bắc Mỹ, Tây Âu, Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông, Australia,...
Hình 7: Ngư dân Bình Thuận đánh bắt thủy hải sản
c. Nông, lâm nghiệp
Diện tích đất nông nghiệp 260.000 ha, các cây trồng chính
là lương thực (115.000 ha), điều (30.000 ha), cao su (18.000
ha), Thanh Long (10.000 ha), Nho (380 ha), bông vải (3.000
ha)..., thanh long là sản phẩm nổi tiếng, sản lượng năm 2007
đạt 130.000 tấn, có khoảng 20% sản phẩm được xuất khẩu
(30.000 tấn). Đàn bò thịt khoảng 160.000 con, heo thịt 260.000
con và các gia súc có sừng khác như dê, cừu; ngoài ra, còn trên
50.000 ha đất nông nghiệp thích hợp trồng các loại cây công
nghiệp và các loại cây ăn quả có giá trị. Diện tích rừng tự nhiên
258.000 ha có thể khai thác phục vụ du lịch sinh thái
Hình 8: Mô hình trồng cây thanh Long ở Bình Thuận
Hình 9: Mô hình trồng điều, trồng nho ở Bình Thuận
d. Công nghiệp
Đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm 15%; Công nghiệp chế biến xuất khẩu
sử dụng nguyên liệu lợi thế của địa phương có xu hướng phát triển nhanh. Một số sản
phẩm tăng khá như thuỷ sản chế biến, may mặc, vật liệu xây dựng, nước khoáng, hàng
thủ công mỹ nghệ. Khu công nghiệp Phan Thiết giai đoạn I (68 ha), đã thu hút 28 dự án
đầu tư, trong đó có 17 dự án đã đi vào hoạt động và đang mở rộng giai đoạn II với quy
mô 56 ha; đang xây dựng cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Hàm Kiệm (579 ha), đầu tư
phát triển một số khu công nghiệp mới: Khu liên hợp công nghiệp dịch vụ dầu khí Sơn
Mỹ (4.000 ha), Khu công nghiệp Tân Đức (900 ha).
Hình 9: Khu công nghiệp Hàm Kiệm
e. Cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật
Hệ thống giao thông Bình Thuận đã được cải tạo đáp ứng nhu cầu phát triển
kinh tế. Các tuyến giao thông chính: Quốc lộ 1A, QL55, QL28; Tuyến đường sắt
Tp. Hồ Chí Minh – Phan Thiết phục vụ cho vận chuyển hàng hoá và du lịch; Cảng
vận tải Phan Thiết (1.000 tấn) và Phú Quý (làm mới) đã được xây dựng, Cảng cá
Phan Thiết, Lagi, Phan Rí Cửa, Phú Quý đã được nâng cấp; đang có kế hoạch xây
dựng Cảng vận tải tổng hợp Kê Gà, huyện Hàm Thuận Nam (tiếp nhận tàu 70.000
tấn) và Cảng chuyên dùng Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong. Dự kiến trong vài năm tới
Tỉnh sẽ khôi phục sân bay Phan Thiết và một sân bay mới sẽ được đầu tư xây dựng
ở phía Bắc Phan Thiết.
Hình 10: Cảng vận tải Phan Thiết
Thiết
Hình 11: Gas Phan
III. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA TỈNH BÌNH THUẬN
1. Thuận lợi
- Các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh đã huy động
nhiều nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế biển nên kinh tế - xã hội
vùng ven biển, hải đảo của tỉnh ngày càng khởi sắc. Cơ cấu kinh
tế biển chuyển dịch theo hướng tích cực; một số ngành, lĩnh vực
phát triển khá nhanh, nhất là du lịch, dầu khí. Kinh tế thủy sản
tiếp tục giữ vai trò chủ lực, đóng góp quan trọng vào quá trình
phát triển kinh tế của tỉnh
- Địa hình tương đối bằng phẳng, đường bờ biển dài, thuận lợi phát triển nông
thuỷ hải sản
- Khí hậu thuận lợi cho việc phát triển các cây như: thanh long, điều, bông vải,
cao su
- Khoáng sản đa dạng, chủ yếu là vật liệu xây dựng: cát, đá vôi có xuất hiện
dầu khí ở thềm lục địa
Công tác xúc tiến du lịch đặc biệt là du lịch biển được thường
xuyên quan tâm, đã tổ chức một số sự kiện văn hóa, thể thao
quốc tế góp phần tuyên truyền, quảng bá, thu hút du
- Bình Thuận luôn chú trọng đầu tư, nâng cấp kết cấu hạ tầng
vùng ven biển, hải đảo; các hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế…
tiếp tục được đẩy mạnh; chính sách an sinh xã hội được bảo đảm,
góp phần cải thiện và ổn định cho đời sống nhân dân vùng ven
biển, hải đảo
- Định vị chiến lược để khai thác lợi thế tỉnh với 4 trụ cột chính: Thị trường Thể chế - Con người - Văn hóa
2. Khó khăn
- Mặc dù kinh tế biển của tỉnh Bình Thuận đã đạt được những kết quả bước đầu
không nhỏ, nhưng nhìn chung, quy mô kinh tế biển còn nhỏ bé và đang ở trình độ thấp
chưa tương xứng với tiềm năng kinh tế biển của tỉnh. Công nghiệp chế biến thủy sản
còn yếu. Kết cấu hạ tầng còn thiếu và yếu như ít cảng cá, quy mô đầu tư cũng như các
dịch vụ kèm theo cảng kém. Nguồn lực đầu tư phát triển còn hạn chế; năng suất, chất
lượng và sức cạnh tranh các sản phẩm chủ yếu của tỉnh còn hạn chế.
- Các chương trình hỗ trợ ngư dân cải tạo tàu thuyền, nâng cao công suất để
vươn xa vẫn còn hạn chế. Chất lượng nguồn lao động biển còn thấp. Đời sống của
một bộ phận cư dân vùng biển còn nhiều khó khăn, nhất là vùng bãi ngang.
- Công tác điều tra tài nguyên biển, nhất là dự báo ngư trường, nguồn lợi
thủy sản chưa tốt. Công tác quy hoạch phát triển các ngành kinh tế biển còn bất
cập, mâu thuẫn, chưa gắn kết trong phát triển.
- Thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển còn hạn chế.
- Tình hình thiên tai và biến đổi khí hậu diễn biến bất thường. Biến đổi khí
hậu đã trực tiếp tác động, làm thời tiết diễn biến thất thường, nước biển xâm thực
gây xói lở nhiều khu vực dọc ven biển trong đất liền và xung quanh đảo Phú Quý,
làm ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống của nhân dân.
IV. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG THỜI GIAN TỚI CỦA TỈNH
BÌNH THUẬN
- Tập trung phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
- Tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cơ cấu
công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và cơ cấu nội ngành theo
hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh.
- Phát triển công nghiệp cần tập trung đi sâu vào các lĩnh vực
thế mạnh của tỉnh, nhất là năng lượng, ưu tiên năng lượng sạch.
- Tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung chiến lược, quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội và các quy hoạch ngành,
gắn quy hoạch với tái cấu trúc nền kinh tế của tỉnh, trong mối liên
kết với vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, vùng kinh tế trọng
điểm phía nam và cả nước.
- Tập trung và huy động các nguồn lực, nhà đầu tư lớn để đẩy
mạnh đầu tư kết cấu hạ tầng, trước hết là hạ tầng giao thông
(đường cao tốc, đường ven biển), hạ tầng đô thị và hạ tầng du
lịch.
- Phối hợp tốt với các bộ, ngành liên quan tiếp tục thực hiện
rà soát, đánh giá để điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội
có liên quan trên địa bàn
- Chú trọng xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù riêng phù
hợp để thu hút, tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ các doanh nghiệp
địa phương, doanh nghiệp trong và ngoài nước đến đầu tư.
- Quan tâm phát triển giáo dục, đào tạo để nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực đi đôi với phát triển số lượng và chuyển đổi
cơ cấu lao động theo hướng tích cực, phục vụ phát triển kinh tếxã hội địa phương, của vùng, cả nước và xuất khẩu lao động.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính,
nhằm tháo gỡ vướng mắc, rào cản, cải thiện môi trường kinh
doanh, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp.
V. LIÊN HỆ SO SÁNH TỈNH BÌNH DƯƠNG VỚI TỈNH BÌNH THUẬN
1. Giống nhau
- Khí hậu: có 02 mùa mưa, nắng
- Hệ thống giao thông: gồm đường sắt, đường bộ và đường
thủy
- Tài nguyên rừng và khoáng sản
2. Khác nhau
- Khí hậu: Bình Dương Khí hậu ôn hòa hơn so với khí hậu
khắc nghiệt ở Bình Thuận.
- Vị trí địa lý: Bình Dương nằm trong khu vực miền Đông
Nam bộ, diện tích tự nhiên 2.694,64 km2, chiếm khoảng 0,83%
diện tích cả nước. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía Đông giáp
tỉnh Đồng Nai, phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh và phía Tây
giáp tỉnh Tây Ninh. Dân số năm 2016 là 1.995.817 người, mật độ
dân số khoảng 741 người/km2. Địa hình tương đối bằng phẳng,
hệ thống sông ngòi và tài nguyên thiên nhiên phong phú. Bình
Dương là cửa ngõ giao thương với Thành phố Hồ Chí Minh , trung
tâm kinh tế – văn hóa của cả nước, có các trục lộ giao thông
huyết mạch của quốc gia chạy qua như quốc lộ 13, quốc lộ
14, đường Hồ Chí Minh, đường Xuyên Á … cách sân bay quốc tế
Tân Sơn Nhất và các cảng biển chỉ từ 10 km–15 km… thuận lợi
cho phát triển kinh tế và xã hội toàn diện
Hình 12: Bản đồ tỉnh Bình Dương
- Đất đai: Bình Dương rất đa dạng và phong phú về chủng loại. Các loại đất
như đất xám trên phù sa cổ, Đất nâu vàng trên phù sa cổ, Đất phù sa Glây, đất thấp
mùn.
- Tài nguyên rừng: Do đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm và đất đai màu mỡ, nên
rừng ở Bình Dương xưa rất đa dạng và phong phú về nhiều chủng loài. Có những
khu rừng liền khoảnh, bạt ngàn. Rừng trong tỉnh có nhiều loại gỗ quý như căm
xe, sao, trắc, gõ đỏ, cẩm lai, giáng hương... Rừng Bình Dương còn cung cấp nhiều
loại dược liệu làm thuốc chữa bệnh, cây thực phẩm và nhiều loài động vật, trong đó
có những loài động vật quý hiếm.
- Khoáng sản: Cùng với những giá trị quý giá về tài nguyên rừng, Bình
Dương còn là một vùng đất được thiên nhiên ưu đãi chứa đựng nhiều loại khoáng
sản phong phú tiềm ẩn dưới lòng đất. Đó chính là cái nôi để các ngành nghề truyền
thống ở Bình Dương sớm hình thành như gốm sứ, điêu khắc, mộc, sơn mài... Bình
Dương có nhiều đất cao lanh, đất sét trắng, đất sét màu, sạn trắng, đá xanh, đá ong
nằm rải rác ở nhiều nơi, nhưng tập trung nhất là ở các huyện như Dĩ An, thị xã Tân
Uyên, Thuận An, thành phố Thủ Dầu Một
- Tài nguyên Biển: Khác với Bình Thuận, Bình Dương không giáp biển nên
thường xuyên nhập số lượng lớn hải sản từ các tỉnh khác lân cận
VI. ĐÁNH GIÁ MẶT MẠNH VÀ HẠN CHẾ GIỮA TỈNH BÌNH DƯƠNG VÀ
TỈNH BÌNH THUẬN
1. Thuận lợi:
1.1. Tỉnh Bình Dương: Tỉnh Bình Dương có khu vực giáp ranh Thành phố
Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Phước là tỉnh tiên phong trong 6 tỉnh
thành phát triển công nghiệp mạnh trên cả nước. Đảng và Nhà nước chú trọng quan
điểm phát triển thế mạnh của tỉnh như quy hoạch các khu, cụm công nghiệp rộng
khắp trên địa bàn tỉnh từ đó thuận tiện cho việc giải quyết việc làm cho người lao
động trong tỉnh cũng như ngoài tỉnh, GRDP trong tỉnh tăng vọt trong những năm
gần đây, Đảng, Nhà nước đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho cả doanh nghiệp
trong và ngoài nước phát triển công nghiệp trên toàn tỉnh. Bên cạnh đó Đảng và
Nhà nước cũng tăng cường bảo vệ An ninh, trật tự tại các khu công nghiệp tạo sự
an tâm cho các doanh nghiệp yên tâm sản xuất.
Tỉnh cũng đã chú trọng quy hoạch khu vui chơi, giải trí cho người dân điển
hình như khu du lịch Đại Nam… qua đó tạo điều kiện cho nhân dân trong và ngoài
tỉnh vui chơi giải trí lành mạnh.
Trong những năm qua tình hình an ninh chính trị - trật tự an
toàn xã hội trong nước cũng như tỉnh Bình Dương nói riêng diễn
biến khá phức tạp, tệ nạn có chiều hướng gia tăng. Nhận định
được tình hình trên Đảng, Nhà nước cùng các lực lượng chuyên
môn đã khôn khéo, kiên quyết và có những chính sách hợp lý để
ổn định tình hình an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hộ trên địa
bàn.
Bình Dương có bề dày lịch sử, văn hóa phát triển rất phong phú, đa dạng, có
nhiều nét chung hòa quyện vào lịch sử - văn hóa phương Nam nhưng vẫn giữ được
những nét riêng rất độc đáo, tạo ấn tượng khó phai trong lòng mỗi người dân. Tính
đến nay, tỉnh Bình Dương có 11 di tích lịch sử, văn hóa được công nhận cấp quốc
gia, 39 di tích lịch sử, văn hóa được công nhận cấp tỉnh. Trong tiến trình phát triển
vùng đất mang đậm nét văn hoá làng nghề thủ công truyền thống, Bình Dương tạo
dấu ấn sâu sắc với các sản phẩm thủ công được chế tác từ những làng nghề nổi tiếng
đã định vị trên địa bàn hơn 300 năm. Tiêu biểu nhất trong số đó là những nghề đã có
từ rất sớm và phát triển mạnh ở đất Thủ – Bình Dương như: Làng gốm sứ ở Lái
Thiêu, Tân Phước Khánh; làng mộc, chạm khắc gỗ ở Chánh Nghĩa, Phú Thọ; làng
sơn mài ở Tương Bình Hiệp…. Ngoài ra, Bình Dương còn có các danh lam, thắng
cảnh, khu du lịch sinh thái, các lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm thu hút sự
tham gia của hàng ngàn lượt khách thập phương như: Lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu
(thành phố Thủ Dầu Một), vườn trái cây Lái Thiêu với đặc sản là măng cụt và sầu
riêng (thị xã Thuận An), khu du lịch Lạc cảnh Đại Nam Văn hiến, khu du lịch Núi
Cậu – Lòng hồ Dầu Tiếng,…
Hình 13: Khu du lịch Đại Nam - Bình Dương
1.2. Tỉnh Bình Thuận
Qua nghiên cứu thực tế và tìm hiểu thêm trên thông tin đại chúng cho thấy
tỉnh Bình Thuận có nền chính trị ổn định
Những năm qua, với việc quyết tâm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung
ương 4 (khóa X) và Chương trình hành động của Tỉnh ủy (khóa XII) “Về Chiến
lược biển Việt Nam đến năm 2020”, các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh
đã huy động nhiều nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế biển nên kinh tế - xã hội
vùng ven biển, hải đảo của tỉnh ngày càng khởi sắc.
Kinh tế biển tỉnh Bình Thuận được phát huy ngày càng toàn diện cả về khai
thác, chế biến, nuôi trồng, dịch vụ hậu cần nghề cá gắn với phát triển đa dạng các
loại hình dịch vụ du lịch, đi đôi với coi trọng phát triển công nghiệp nhằm khai thác
tối đa lợi thế kinh tế biển.
Đối với ngành du lịch biển, tiềm năng du lịch biển được phát huy ngày càng
tốt hơn.
Bên cạnh những kết quả đạt được từ kinh tế biển, Bình Thuận luôn chú
trọng đầu tư, nâng cấp kết cấu hạ tầng vùng ven biển, hải đảo; các hoạt động văn
hóa, giáo dục, y tế… tiếp tục được đẩy mạnh; chính sách an sinh xã hội được
bảo đảm, góp phần cải thiện và ổn định cho đời sống nhân dân vùng ven biển,
hải đảo.
2. Khó khăn, hạn chế
2.1. Tỉnh Bình Dương
Qua những thế mạnh đạt được của tỉnh thì bên cạnh đó tỉnh cũng còn một số
khó khăn khó giải quyết như: Tình trạng dân di cư từ nơi khác đến với số lượng lớn
khó khăn trong việc quản lý cũng như giải quyết một số lượng lớn về an sinh xã hội
đối với tỉnh. Các doanh nghiệp nước ngoài chưa thực sự tuân thủ những quy định của
tỉnh về môi trường, chính sách người lao động….Các mặt hàng xuất khẩu thế mạnh
như Sản phẩm cao su, chăn nuôi heo… còn lệ thuộc thị trường xuất khẩu chủ yếu là
Trung Quốc. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng còn gặp nhiều khó khăn do chưa có thị
trường ổn định, chưa tạo được thương hiệu đặc trưng…
2.2. Tỉnh Bình Thuận
Trước một tiềm năng kinh tế lớn về biển, bên cạnh những thuận lợi, Bình Thuận
đã, đang và sẽ phải đối mặt với những khó khăn, thách thức của biến đổi khí hậu. Mặc
dù kinh tế biển của tỉnh Bình Thuận đã đạt được những kết quả bước đầu không nhỏ,
nhưng nhìn chung, quy mô kinh tế biển còn nhỏ bé và đang ở trình độ thấp chưa tương
xứng với tiềm năng kinh tế biển của tỉnh. Tỷ trọng đóng góp của kinh tế biển vào
Tổng sản phẩm nội địa của địa phương (RGDP) còn thấp. Công nghiệp chế biến thủy
sản còn yếu. Kết cấu hạ tầng còn thiếu và yếu như ít cảng cá, quy mô đầu tư cũng như
các dịch vụ kèm theo cảng kém.
VII. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
1. Tỉnh Bình Dương
Thứ nhất, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, cải thiện môi trường đầu tư
kinh doanh. Tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi để đẩy mạnh thu hút vốn
trong và ngoài nước. Tạo điều kiện để doanh nghiệp và người dân tiếp cận nguồn
vốn tín dụng cho phát triển sản xuất, nhất là các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn,
công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Thứ hai, phát triển đô thị, nông thôn gắn với hiệu quả quản lý tài nguyên và
bảo vệ môi trường, ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu. Tăng cường công tác
quản lý nhà nước về đất đai, khoáng sản và phòng, chống ô nhiễm môi trường.
Thứ ba, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, giáo dục đào tạo, chăm lo
nâng cao đời sống nhân dân; các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao.
Thứ tư, xây dựng nền hành chính kỷ luật, kỷ cương, liêm chính, chuyên
nghiệp, năng động, phục vụ tốt nhất người dân và doanh nghiệp; chính quyền thân
thiện, công sở thân thiện; tăng cường đấu tranh phòng, chống tham nhũng, thực hành
tiết kiệm, chống lãng phí. Thực hiện đồng bộ chương trình cải cách hành chính, tinh
giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức gắn với cải cách tổ
chức bộ máy hành chính nhà nước, đổi mới cơ chế hoạt động của đơn vị sự nghiệp
công lập. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về
phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Thứ năm, giữ vững quốc phòng - an ninh, trật trự an toàn xã hội; trật tự an
toàn giao thông; phòng, chống cháy nổ và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, chủ
động hội nhập quốc tế. Tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống các loại tội
phạm, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Thường xuyên tổ
chức đối thoại với nhân dân, giải quyết kịp thời những bức xúc trong nhân dân; chỉ
đạo phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh các vụ việc tiêu cực, tham nhũng….
2. Tỉnh Bình Thuận
Thứ nhất, rà soát, điều chỉnh, bổ sung và triển khai thực hiện tốt quy hoạch
phát triển kinh tế biển cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn của tỉnh; quy hoạch tổng
thể phát triển du lịch; quy hoạch các khu dân cư và phát triển các khu đô thị ven
biển... Quá trình xây dựng và triển khai các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội biển
phải chú ý dự báo đầy đủ các yếu tố tác động do tình trạng biến đổi khí hậu và nước
biển dâng, nhất là các công trình hạ tầng thiết yếu, các khu công nghiệp, khu du lịch
- dịch vụ, khu dân cư và đô thị ven biển, hải đảo… nhằm hạn chế những thiệt hại có
thể xảy ra trong tương lai.
Thứ hai, huy động tối đa các nguồn vốn để đầu tư hoàn chỉnh hệ thống kết cấu
hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế biển, đảo
Thứ ba, đầu tư phát triển mạnh các ngành kinh tế biển. Trước hết, tập trung
phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững. Tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân
đầu tư phát triển thuyền nghề công suất lớn, khai thác hải sản xa bờ, gắn với phát
triển mô hình tổ thuyền đoàn kết khai thác hải sản trên biển, mô hình liên kết giữa
khai thác - chế biến và dịch vụ hậu cần trên biển gắn với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền
biển, đảo của Tổ quốc.
Thứ tư, đẩy mạnh phát triển du lịch biển, đảo, để lĩnh vực này trở thành ngành
dịch vụ có đóng góp quan trọng trong kinh tế biển. Tích cực thu hút đầu tư khai thác
phát huy tiềm năng du lịch biển, đảo với nhiều loại hình, sản phẩm như: du lịch sinh
thái, nghỉ dưỡng, điều dưỡng…; Thực hiện tốt Đề án xây dựng Bình Thuận trở thành
Trung tâm du lịch - thể thao biển mang tầm quốc gia.
Thứ năm, đẩy mạnh tiến độ đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp ven biển.
Khuyến khích đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu; đầu tư
chế biến các sản phẩm muối và các hóa chất sau muối; giảm tỷ trọng và tiến tới chấm
dứt xuất khẩu các sản phẩm thô, không qua chế biến, tăng sản phẩm có hàm lượng
khoa học - công nghệ cao; giữ vững thương hiệu nước mắm Phan Thiết.
Thứ sáu, tập trung giải quyết tốt các vấn đề xã hội bức xúc, tạo điều kiện
thuận lợi khuyến khích lao động biển và cư dân các vùng ven biển, hải đảo tham gia
học nghề và tạo việc làm phù hợp. Nâng cao chất lượng giáo dục và chăm sóc sức
khỏe nhân dân. Tập trung khắc phục ô nhiễm môi trường trong các khu dân cư và
các tuyến du lịch ven biển.
C. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Thời gian nghiên cứu thực tế 3 ngày là quá ít để có thể hiểu rõ về một miền
đất Nam Trung Bộ, nhưng qua chuyến đi là một cơ hội để bản thân được trải nghiệm,
được quan sát và tích lũy kiến thức, đồng thời 3 ngày lại vừa đủ để tập thể lớp Trung
cấp Lý luận Chính trị KTT K68 hiểu và xích lại gần nhau hơn.
Mảnh đất Nam Trung Bộ đầy nắng, gió, những hoang mạc mênh mông và
những bãi biển đẹp như mộng, những đặc sản nước mắm, trái cây thanh long… là
những gì bản thân đã đọc và tìm hiểu trước. Với hành trình 03 ngày 02 đêm từ Bình
Dương đến Bình Thuận, bản thân đã được nghe, được giới thiệu và được trải nghiệm
nhiều điều vô cùng thú vị. Qua đó nhận thấy:
- Bình Thuận là tỉnh nằm trong khu vực có khí hậu khắc nghiệt nhưng con
người Bình Thuận vẫn cố gắng vượt qua khó khăn để phấn đấu và phát triển từng
ngày.
- Hương vị biển ở Bình Thuận rất dân giã và bình dân cụ thể như đặc sản nước
mắm có vị ngon đậm đà nhưng lại gần gũi qua đó cảm nhận được tình đất, tình người
nơi đây.
- Những danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp nổi tiếng cả nước, những di tích lịch
sử lâu đời nhất Việt Nam được giữ gìn và bảo vệ đến ngày hôm nay cho thấy những
con người ở Bình Thuận luôn giữ vững tinh thần yêu nước nồng nàn.
- Bình Thuận có một nền văn hoá đa dạng và lâu đời của nhiều dân tộc. Đặc
biệt nơi đây còn lưu giữ nền kiến trúc của người Chăm rất phong phú với những tháp
cao bằng đất nung - vừa thanh thoát, vừa bền vững với dáng đứng hiên ngang.
Những tác phẩm điêu khắc Chăm như: tượng các thần, các vị vua, hoàng hậu, vũ
nữ… đã thể hiện trình độ điêu luyện về kỹ thuật chạm khắc với những đường nét
chắc, khoẻ, lãng mạn, giàu trí tưởng tượng. Trang phục, nhạc cụ, điệu múa, lời ca là
những di sản quý của nền văn hoá Sa Huỳnh và văn hoá Chăm cổ còn được đồng
bào lưu giữ đến ngày nay…
- Là một tỉnh có lợi thế mạnh khi sở hữu đường biển dài nên mang lại cho
Bình Thuận một nguồn lợi thủy hải sản dồi dào và là nơi có sự kết hợp giữa ẩm thực