Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Tập huấn sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP - Bài 5: Truy nguyên nguồn gốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.34 MB, 34 trang )

Xây dựng hệ thống
truy nguyên nguồn gốc

Tài liệu tập huấn giảng viên VietGAP
Dự án Xây dựng và Kiểm soát chất lượng nông sản thực phẩm

1


Người tiêu dùng …
Sản phẩm này do ai
sản xuất?

Sản phẩm có nguồn
gốc từ đâu?

Sản phẩm có được
chứng nhận chất
lượng không?

2


Truy xuất …

TRANG TRẠI

BÀN ĂN

3



Truy nguyên nguồn gốc
Khả năng theo dõi sự di chuyển của sản phẩm trong
các giai đoạn cụ thể của quá trình sản xuất và phân
phối.
Nguồn: Quy trình thực hành nông nghiệp tốt VietGAP

“Khả năng truy xuất và theo dõi thực phẩm hoặc bất kỳ
chất nào được đưa vào thực phẩm trong tất cả các giai
đoạn của quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến và phân
phối.
Nguồn: Quy định EC 178/2002 của Ủy ban Châu Âu
4


Truy nguyên nguồn gốc

Trang
trại

Cơ sở
thu
mua

Cơ sở
bán lẻ

Người
tiêu
dùng


5


Nhà sản xuất…

Đầu vào
Giống

Phân bón

Sản xuất

Sản phẩm

Gieo trồng
Rau ăn lá
Bón phân

Rau ăn quả
Rau ăn củ

Thuốc BVTV
Bao bì

Phun thuốc
Đóng gói

6



Lợi ích của truy nguyên nguồn gốc
 Truy nguyên nguồn gốc đáp ứng yêu cầu của người
tiêu dùng: biết được nguồn gốc thực phẩm.
 Truy nguyên nguồn gốc bảo đảm an toàn thực phẩm
 Chỉ có các nhà sản xuất đủ tiêu chuẩn tham gia vào
chuỗi cung ứng.
 Truy nguyên nguồn gốc giúp thu hồi nhanh sản phẩm
 Khi phát hiện sự cố, có thể nhanh chóng điều tra
nguyên nhân gây ra sai lỗi.
 Nhanh chóng xác định được vị trí các sản phẩm có sai
lỗi và thực hiện thu hồi.
 Truy nguyên nguồn gốc cho phép trao đổi/tiếp nhận
thông tin: giữa nhà sản xuất, nhà phân phối, người tiêu
dùng.
7


Yêu cầu VietGAP về truy nguyên nguồn gốc







Hồ sơ phải được thiết lập chi tiết cho các
khâu thực hành VietGAP.
Sản phẩm phải có nhãn mác để giúp việc
truy nguyên nguồn gốc được dễ dàng.

Hồ sơ phải được lưu trữ ít nhất hai năm.

8


Nhà sản xuất…
Xây dựng hệ thống
truy nguyên nguồn gốc ???

9


Bước 1: Xác định các công đoạn cần truy xuất

 Xây dựng sơ đồ quy trình sản xuất và xác định
các điểm cần truy xuất trong quy trình để quản
lý chất lượng sản phẩm.
 Xác định biện pháp quản lý thông tin đối với các
yếu tố đầu vào, quá trình sản xuất và phân phối
sản phẩm.

10


Quy trình sản xuất
NL
đầu vào
Vận chuyển
Sản xuất


Đóng gói

Vận chuyển

Phân phối
Vận chuyển

Siêu thị
Chợ bán lẻ
Nhà hàng

11


Bước 2: Tổ chức quản lý chất lượng trong
trang trại/hợp tác xã

 Chỉ định người có trách nhiệm quản lý chất
lượng tại từng công đoạn. Các cá nhân này có
trách nhiệm ghi chép theo các biểu mẫu.
 Chỉ định giám sát viên nội bộ: chịu trách nhiệm
kiểm tra, giám sát việc thực hành VietGAP tại
từng hộ sản xuất.

12


Bước 3: Xác định các thông tin cần truy xuất

 Thông tin chung:

 Tên, địa chỉ nhà sản xuất
 Tên sản phẩm
 Thông tin về quá trình sản xuất, sơ chế, phân
phối:
 Số lượng, chủng loại giống, phân bón, thuốc
BVTV,…
 Thời gian cách ly
 Thời gian thu hoạch
 Người lao động
13


Bước 4: Xây dựng hệ thống mã số/ký hiệu nhận diện

 Xây dựng hệ thống ký hiệu hoặc mã số thuận lợi
cho việc nhận diện:
• Địa điểm sản xuất
• Lô sản phẩm
 Mã số lô sản phẩm nên bao gồm mã số nhận diện
được ngày sản xuất hoặc ngày xuất bán sản phẩm.

14


Bước 5: Xây dựng quy trình truy xuất

 Xây dựng quy trình truy xuất: một bước
tiến và một bước lùi.
 Xây dựng hệ thống mã số/ký hiệu đối với
các biểu mẫu ghi chép trong hồ sơ.


15


Bước 5: Xây dựng quy trình truy xuất

Truy xuất tiến

Công đoạn 1

Công đoạn 2

Công đoạn 3

Truy xuất lùi

1. Ngày tháng
2. Sản phẩm
3. Người thực hiện

1. Ngày tháng
2. Sản phẩm
3. Người thực hiện
16


Bước 6: Đào tạo, tập huấn

 Đào tạo, tập huấn cho người lao động về ghi
chép và kiểm tra, giám sát .

 Tập huấn bổ sung và đánh giá mức độ thành
thạo của người lao động.

17


Bước 7: Ghi chép

 Ghi chép và lưu giữ nhật ký về các hoạt động và
các quyết định.
 Hồ sơ ghi chép phải được ký bởi người có thẩm
quyền:
 Người thực hiện
 Người thẩm tra

18


Bước 8: Kiểm tra, hiệu chỉnh

 Tiến hành kiểm tra, hiệu chỉnh hoạt động của hệ
thống truy xuất nguồn gốc.
 Để vận hành hệ thống một cách hiệu quả, cần đảm
bảo sự tham gia của tất cả các bộ phận liên quan vào
hệ thống.
 Xây dựng quy trình điều tra nguyên nhân ô nhiễm và
thu hồi sản phẩm.
19



Nhà sản xuất…
Hệ thống truy nguyên
nguồn gốc theo VIETGAP

20


Thiết lập hồ sơ
1. Bản đồ khu vực sản xuất; kết
quả phân tích mẫu đất, nước;
2. Nhật ký mua hoặc sản xuất
giống cây trồng;

3. Nhật ký mua, sử dụng phân
bón, chất bón bổ sung;
4. Nhật ký mua, sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật;
5. Nhật ký về thu hoạch và xử lý
sau thu hoạch; xuất bán sản
phẩm;
6. Hồ sơ về đào tạo, tập huấn
người lao động;
7. Bảng kiểm tra, đánh giá nội bộ;

8. Các tài liệu, văn bản khác.

21


Xây dựng biểu mẫu ghi chép

>>> tham khảo Sổ tay hướng dẫn thực hành VietGAP
Mẫu nhật ký sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
Ngày tháng

Mã số lô sản
xuất

Loại cây
trồng

Tên thuốc

Lượng thuốc
sử dụng

Người phun
thuốc

Mẫu nhật ký thu hoạch sản phẩm
Ngày tháng

Mã số lô sản xuất

Tên sản phẩm

Khối lượng

Người thu
hoạch


22


Tập huấn cho người lao động
 Kỹ năng ghi chép hồ sơ:
 Thực hiện như thế nào: mô tả chi tiết hành động, VD:
sử dụng loại thuốc bảo vệ thực vật nào, lượng thuốc sử
dụng, liều lượng pha thuốc,…
 Ở đâu: tại lô đất trồng nào, tại hộ nông dân nào?
 Khi nào: ngày tháng thực hiện
 Ai thực hiện: người thực hiện phải ký vào hồ sơ ghi
chép.

 Lưu giữ hồ sơ: hồ sơ phải được lưu giữ để làm căn cứ
kiểm tra, giám sát.
23


Ghi chép hồ sơ
 Chi phí thấp.
 Dễ thực hiện, không đòi hỏi người lao động có trình
độ cao.
 Lưu giữ được đầy đủ thông tin khi người lao động
tuân thủ đúng quy trình ghi chép.
 Hồ sơ có thể lưu giữ lâu dài.

24


Mã số địa điểm sản xuất



Thiết lập mã
số cho từng
lô đất trồng
để nhận diện
và truy xuất
địa điểm sản
xuất của từng
lô sản phẩm.
Mã số lô sản xuất

25


×