Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Chiến lược phát triển tổng công ty cảng hàng không việt nam công ty cổ phần (acv) đến năm 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.24 MB, 126 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
---------------------------

NGUYỄN THỊ THÁI HÀ

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TỔNG CÔNG TY
CẢNG HÀNG KHÔNG VIỆT NAM – CÔNG TY
CỔ PHẦN (ACV) ĐẾN NĂM 2030

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh
Mã số ngành: 60340102

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 03 năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
---------------------------

NGUYỄN THỊ THÁI HÀ

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TỔNG CÔNG TY
CẢNG HÀNG KHÔNG VIỆT NAM – CÔNG TY
CỔ PHẦN (ACV) ĐẾN NĂM 2030

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh
Mã số ngành: 60340102
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS DƯƠNG CAO THÁI NGUYÊN



TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 03 năm 2018


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS. TS. Dương Cao Thái Nguyên
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 15 tháng 04 năm 2018.
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)

TT
1
2
3
4
5

Họ và tên
PGS.TS. Nguyễn Phú Tụ
PGS.TS. Nguyễn Quyết Thắng
TS. Võ Tấn Phong
TS. Nguyễn Thành Long
TS. Lại Tiến Dĩnh

Chức danh Hội đồng

Chủ tịch
Phản biện 1
Phản biện 2
Ủy viên
Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày..… tháng 03 năm 2018.

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Nguyễn Thị Thái Hà
Ngày, tháng, năm sinh: 13/06/1980

Giới tính: Nữ
Nơi sinh: TP. Hồ Chí Minh

Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh

MSHV: 1641820021


I- Tên đề tài:
Chiến lược phát triển Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam – CTCP (ACV) đến
năm 2030
II- Nhiệm vụ và nội dung:
Luận văn có nhiệm vụ và nội dung sau:
Nhiệm vụ của luận văn: Phân tích và đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố môi
trường kinh doanh đến chiến lược phát triển của ACV, xây dựng chiến lược phát
triển ACV đến năm 2030 và đề xuất các giải pháp thực hiện chiến lược được lựa
chọn.
Nội dung của luận văn: Gồm 03 chương chính
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạch định chiến lược.
Chương 2: Giới thiệu tổng quan về công ty – phân tích, đánh giá sự ảnh hưởng
của các yếu tố môi trường kinh doanh đến chiến lược phát triển của ACV.
Chương 3: Xây dựng chiến lược phát triển ACV đến năm 2030 và các giải pháp
thực hiện chiến lược
III- Ngày giao nhiệm vụ:
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ:
V- Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS Dương Cao Thái Nguyên
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)

PGS.TS Dương Cao Thái Nguyên

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN
(Họ tên và chữ ký)


i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn
gốc.
Học viên thực hiện Luận văn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Thị Thái Hà


ii

LỜI CÁM ƠN
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Trường Đại học Công nghệ
Tp. HCM (Hutech) đã truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong
suốt thời gian tôi học tại trường, đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Dương
Cao Thái Nguyên đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn
này nhờ vậy mà tôi có thể hoàn thành nghiên cứu này.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và tập thể
lớp đã luôn giúp đỡ động viên tôi trong suốt thời gian học tập và làm luận văn.
Trong suốt thời gian làm luận văn, tuy tôi đã cố gắng để hoàn thiện luận văn,
luôn tiếp thu ý kiến đóng góp của thầy hướng dẫn và bạn bè cũng như các anh chị
trong Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam – CTCP (ACV), tuy nhiên sẽ không
tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp và phản hồi quý báu
của quý thầy, cô và bạn đọc.
Trân trọng cảm ơn.

Tp.HCM, tháng 03 năm 2018
Tác giả

Nguyễn Thị Thái Hà


iii

TÓM TẮT
Chiến lược là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực kinh doanh.
Trong bối cảnh cạnh tranh ngày nay, một công ty sẽ khó thành công nếu không
có sự chuẩn bị tốt cho công tác hoạch định chiến lược của đơn vị mình.
Dựa trên cơ sở lý thuyết, nghiên cứu đã phân tích và đánh giá các yếu tố
bên ngoài và bên trong bằng công cụ ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài
(EFE), ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) và hình ảnh cạnh tranh. Trên
cơ sở phân tích môi trường kinh doanh, nghiên cứu đã xác định được danh mục
các cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh và điểm yếu của Tổng công ty cảng hàng không
Việt Nam (ACV) và đo lường hiệu quả của chiến lược công ty đối với các yếu tố
này trong thời gian qua.
Thông qua công cụ ma trận điểm mạnh - điểm yếu – cơ hội – nguy cơ
(SWOT), và ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng (QSPM) và mục
tiêu đến năm 2030, nghiên cứu đã phối hợp thông tin trong ma trận EFE và IFE
để hình thành và lựa chọn chiến lược phù hợp. Kết quả có 4 chiến lược được lựa
chọn là chiến lược thâm nhập thị trường; chiến lược kết hợp theo chiều ngang,
chiến lược khác biệt hóa sản phẩm dịch vụ, và chiến lược nhân sự. Nghiên cứu
cũng đã khuyến nghị một số giải pháp phù hợp để thực hiện tốt chiến lược được
lựa chọn đối với ACV.


iv


ABSTRACT
Strategy is a term widely used in many business fields. In the context of
today's competition, a company is unlikely to succeed unless it is well prepared
for its strategic planning.
Based on the theory, the research analyzed and assessed external and
internal factors using the External Factor Evaluation Matrix (EFE), Internal
Factor Evaluation Matrix (IFE) and Competive Profile matrix tools. Based on
the business environmental analysis, the research identified a list of
opportunities, threats, strengths and weaknesses of Airports Corporation of
Vietnam (ACV) and the measurement of the effectiveness of ACV company's
strategy for these factors during the past time.
Through the SWOT matrix and Quantitative Strategic Planning Matrix
(QSPM), and targets for 2030, the research coordinated the information in EFE
and IFE matrix to form and select the appropriate strategy. The research result
has four strategies chosen as market entry strategies; horizontal integration
strategy, product differentiation strategy, and personnel strategy. The research
also recommended a number of suitable measures for the successful
implementation of the selected strategy for ACV.


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i
LỜI CÁM ƠN ........................................................................................................ ii
TÓM TẮT ............................................................................................................. iii
ABSTRACT .......................................................................................................... iv
MỤC LỤC .............................................................................................................. v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... ix

DANH MỤC CÁC BẢNG..................................................................................... x
DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................... xi
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề .......................................................................................................... 1
2.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 2

3.

Tổng quan các nghiên cứu liên quan ............................................................. 3

4.

Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 3

5.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 4

6.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 4

7.

Ý nghĩa khoa học của đề tài .......................................................................... 5

8.


Kết cấu của luận văn...................................................................................... 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC ................ 7
1.1. Tổng quan về chiến lược ............................................................................... 7
1.1.1. Khái niệm chiến lược .................................................................................. 7
1.1.2. Các cấp chiến lược trong doanh nghiệp ...................................................... 8
1.1.2.1. Chiến lược cấp công ty ............................................................................. 8
1.1.2.2. Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh ............................................................ 9
1.1.2.3. Chiến lược cấp chức năng ....................................................................... 10
1.2. Năng lực cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh và năng lực cốt lõi ........................ 10
1.2.1. Năng lực cạnh tranh .................................................................................. 10
1.2.2. Lợi thế cạnh tranh...................................................................................... 11


vi

1.2.3. Năng lực cốt lõi ......................................................................................... 12
1.3. Quy trình xây dựng chiến lược .................................................................... 17
1.3.1. Phân tích môi trường bên ngoài ................................................................ 19
1.3.1.1. Môi trường vĩ mô .................................................................................... 20
1.3.1.2. Môi trường vi mô .................................................................................... 22
1.3.1.3. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) ......................................... 24
1.3.2. Phân tích môi trường bên trong dựa vào chuỗi giá trị .............................. 25
1.3.2.1. Các hoạt động chủ yếu ............................................................................ 26
1.3.2.2. Các hoạt động hỗ trợ ............................................................................... 30
1.3.2.3. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) .......................................... 32
1.3.2.4. Ma trận hình ảnh cạnh tranh ................................................................... 33
1.3.3. Xác định tầm nhìn và sứ mạng của tổ chức .............................................. 34
1.3.3.1. Sứ mạng của doanh nghiệp ..................................................................... 34
1.3.3.2. Tầm nhìn của doanh nghiệp .................................................................... 35

1.3.3.3. Thiết lập mục tiêu hàng năm ................................................................... 35
1.3.4. Phân tích và lựa chọn chiến lươc .............................................................. 36
1.3.4.1. Hình thành chiến lược ............................................................................. 36
1.1.1.1. Lựa chọn chiến lược ................................................................................ 37
1.4. Tóm tắt chương 1 ........................................................................................ 39
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY – PHÂN TÍCH VÀ
ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG KINH
DOANH ĐẾN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TỔNG CÔNG TY CẢNG HÀNG
KHÔNG VIỆT NAM – CTCP (ACV) ................................................................. 40
2.1. Giới thiệu tổng quan về ACV ...................................................................... 40
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ................................................................ 40
2.1.2. Lĩnh vực hoạt động ................................................................................... 44
2.1.3. Công ty con, công ty liên kết .................................................................... 45
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh .................................................................. 46


vii

2.2. Phân tích và đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường kinh doanh
đến chiến lược phát triển của ACV ...................................................................... 47
2.2.1. Phân tích môi trường bên ngoài ................................................................ 48
2.2.1.1. Môi trường vĩ mô .................................................................................... 48
2.2.1.2. Môi trường vi mô .................................................................................... 57
2.2.1.3. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) ......................................... 61
2.2.2. Phân tích môi trường bên trong dựa vào chuỗi giá trị .............................. 63
2.2.2.1. Các hoạt động chủ yếu ............................................................................ 63
2.2.2.2. Các hoạt động hỗ trợ ............................................................................... 70
2.2.2.3. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) .......................................... 71
2.2.2.4. Ma trận hình ảnh cạnh tranh ................................................................... 74
2.3. Tóm tắt chương 2 ........................................................................................ 76

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TỔNG CÔNG TY
CẢNG HÀNG KHÔNG VIỆT NAM – CTCP ĐẾN NĂM 2013 VÀ CÁC GIẢI
PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC ................................................................... 77
3.1. Tầm nhìn, sứ mạng và mục tiêu chiến lược của ACV đến năm 2030 ......... 77
3.1.1. Tầm nhìn và sứ mạng ACV....................................................................... 77
3.1.2. Mục tiêu chiến lược của ACV đến năm 2030 ........................................... 77
3.2. Hình thành, đánh giá và lựa chọn chiến lược cho ACV .............................. 79
3.2.1. Hình thành chiến lược có thể lựa chọn cho ACV ..................................... 79
3.2.2. Phân tích, đánh giá và lựa chọn chiến lược phù hợp ................................ 82
3.3. Các giải pháp thực hiện chiến lược được lựa chọn cho ACV ..................... 87
3.3.1. Các quan điểm xây dựng giải pháp ........................................................... 87
3.3.2. Các giải pháp thực hiện chiến lược được lựa chọn ................................... 87
3.3.2.1. Nâng cao hiệu quả công tác quản trị doanh nghiệp ................................ 87
3.3.2.2. Nâng cao hiệu quả vận hành khai thác Cảng hàng không ...................... 89
3.3.2.3. Công tác đảm bảo an ninh ....................................................................... 89
3.3.2.4. Tạo nguồn vốn đầu tư và phát triển hạ tầng ............................................ 90
3.3.2.5. Phát triển nguồn nhân lực ....................................................................... 92


viii

3.4. Tóm tắt chương 3 ........................................................................................ 95
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 98
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 103


ix

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Tên viết

Nghĩa tiếng Việt

Nghĩa tiếng Anh

tắt

Airports Corporation of

Tổng công ty Cảng hàng không

Vietnam

Việt Nam

EFE

External Factor Evaluation

Ma trận đánh giá yếu tố bên ngoài

IFE

Internal Factor Evaluation

Ma trận đánh giá các yếu tố bên

ACV


trong
Quantitative StrategicPlanning

Ma trận hoạch định chiến lược có

Matrix

thể định lượng

Strengths –Weaknesses –

Ma trận điểm mạnh - điểm yếu –

Opportunities - Threats

cơ hội – nguy cơ

LTCT

Competitive Advantage

Lợi thế cạnh tranh

NLCT

Competitive Competence

Năng lực cạnh tranh

NLCL


Core Competence

Năng lực cốt lõi

QSPM

SWOT


x

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Các nguồn lực hữu hình của công ty ................................................... 13
Bảng 1.2: Các nguồn lực vô hình của công ty ..................................................... 14
Bảng 1.3: Minh họa các khả năng của công ty .................................................... 17
Bảng 1.4: Minh họa ma trận EFE......................................................................... 25
Bảng 1.5: Đánh giá các hoạt động chủ yếu trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp29
Bảng 1.6: Đánh giá các hoạt động chủ yếu trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp31
Bảng 1.7: Minh họa ma trận IFE .......................................................................... 32
Bảng 1.8: Mẫu minh họa ma trận hình ảnh cạnh tranh ........................................ 34
Bảng 1.9. Mẫu minh họa ma trận hình ảnh cạnh tranh. ....................................... 37
Bảng 1.10: Mẫu minh họa ma trận QSPM ........................................................... 39
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động của ACV ................................................................ 47
Bảng 2.2: Danh mục các cơ hội và nguy cơ đối với ACV ................................... 60
Bảng 2.3: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) ..................................... 61
Bảng 2.4: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) ....................................... 73
Bảng 2.5: Ma trận hình ảnh cạnh tranh của ACV ................................................ 75
Bảng 3.1: Tóm tắt và diễn giải cụ thể ý nghĩa chiến lược hình thành trong SWOT80
Bảng 3.2: Ma trận SWOT của ACV .................................................................... 81

Bảng 3.3: Ma trận QSPM chiến lược cấp công ty – Nhóm tăng trưởng tập trung83
Bảng 3.4: Ma trận QSPM chiến lược cấp công ty – Nhóm chiến lược kết hợp .. 84
Bảng 3.5: Ma trận QSPM chiến lược cấp kinh doanh ......................................... 85
Bảng 3.6: Ma trận QSPM chiến lược cấp chức năng ........................................... 86


xi

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Khung xây dựng chiến lược toàn diện ................................................. 18
Hình 1.2: Quy trình hoạch định chiến lược .......................................................... 19
Hình 1.3: Năm nguồn lực cạnh tranh ................................................................... 23
Hình 1.4: Chuỗi giá trị tổng quát doanh nghiệp ................................................... 26
Hình 2.1: Thu nhâp bình quân đầu người Việt Nam so với các nước ASEAN ... 55
Hình 2.2: Dự báo tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người giai đoạn 2016-202155
Hình 2.3: Các hoạt động kinh doanh của ACV.................................................... 57
Hình 2.4: Hiệu suất khai thác của ACV ............................................................... 64
Hình 2.5: Sản lượng hành khách năm 2016 (triệu/năm) ...................................... 67
Hình 2.6: Quy mô doanh thu năm 2015 (triệu USD) ........................................... 68


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Vận tải là ngành có đóng góp quan trong cho sự phát triển của đất nước
trong đó lĩnh vực hàng không. Vận tải hàng không là một trong những phương
thức vận tải có vai trò và tầm ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế của đất nước, vừa
trực tiếp tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, vừa góp phần giao
thoa văn hóa và thúc đẩy dịch vụ du lịch.

Sự tăng trưởng của nền kinh tế tạo điều kiện cho ngành vận tải hàng không
phát triển. Nhà nước và ngành có nhiều vốn hơn để đầu tư phát triển hạ tầng cơ
sở, phương tiện vận tải như sân bay, các hệ thống quản lý bay, máy bay. Thu
nhập của dân cư tăng, các ngành sản xuất phát triển làm tăng khả năng thanh
toán, yêu cầu về thời gian trở nên cần thiết, do đó nhu cầu đi lại bằng đường hàng
không vì du lịch tăng lên. Vì vậy lượng hành khách được chuyên chở bằng
đường hàng không ở các nước gia tăng mạnh. Theo số liệu thống kê của Viện
Khoa học hàng không tính trung bình hàng năm kinh tế phát triển 1% kéo theo
vận chuyển bằng đường hàng không tăng 1,95% trong đó tính riêng vận chuyển
hành khách tăng 1,45% và vận chuyển hàng hoá tăng 1,6% (Thư viện học liệu
mở Việt Nam_VOER, 2018). Theo Hiệp hội Vận tải Hàng không quốc tế (IATA)
đưa ra dự báo, Việt Nam sẽ là một trong 7 thị trường hàng không phát triển
nhanh nhất thế giới với tốc độ tăng vận chuyển hành khách quốc tế đạt 6,9% và
vận chuyển hàng hóa quốc tế đạt 6,6% mỗi năm. Cũng theo thống kê của IATA,
ngành hàng không đóng góp 6 tỉ đô la Mỹ cho GDP Việt Nam và tạo ra hơn
230.000 việc làm cho người dân trong giai đoạn 2008-2013, đồng thời lượng
khách đi lại bằng hàng không tăng thêm 96% (Lê Anh, 2014). Có thể nói thị
trường hàng không Việt Nam năng động và phát triển nhanh chóng, sự phát triển
mạnh của hàng không sẽ mang lại lợi ích cao cho nền kinh tế, do đó lĩnh vực
hàng không cần được coi trọng như một ngành kinh tế chiến lược và sự quan tâm
đúng đắn của Nhà nước.


2

2. Tính cấp thiết của đề tài
Sự tăng trưởng nhanh chóng về nhu cầu đi lại bằng hàng không đem đến lợi
ích to lớn cho các công ty kinh doanh trong lĩnh vực này, nhưng đồng thời cũng
đặt ra những thách thức to lớn đối với hoạt động phát triển cơ sở hạ tầng và dịch
vụ của các quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Theo Ông Robert Cullemore, quản lý cao cấp Hiệp hội vận tải Hàng không
quốc tế, lĩnh vực vận chuyển hàng không tại Đông Dương phát triển rất nhanh và
cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được lượng khách ngày càng lớn, trong đó có Việt
Nam. Cũng theo dự báo của IATA tới năm 2035, hàng không Việt Nam sẽ
“cõng” tới 136 triệu hành khách và tạo thêm 5,3 triệu việc làm, đóng góp 23 tỷ
USD vào GDP (Vietnam+, 2017). Bên cạnh thách thức từ sự gia tăng nhu cầu đi
lại và sự tắc nghẽn cất và hạ cánh máy bay trên bầu trời sân bay Tân Sơn Nhất,
thì còn rất nhiều vấn đề khác cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với các
doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực hàng không. Những thách thức đó có thể
là vấn đề như đầu tư vào các dự án cảng hàng không thông qua PPP; chiến lược
cải thiện năng lực đường bay cất hạ cánh; duy trì và đảm đảm an toàn đường
bang cất hạ cánh; công nghệ giúp các sân bay thắt chặt chính sách an ninh trong
khi không làm giảm hiệu quả của sân bay và tác động đến khách hàng; liên kết
các sân bay v.v.
ACV là công ty cổ phần hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con,
được chuyển đổi từ Công ty TNHH Một thành viên do nhà nước nắm giữ 100%
vốn điều lệ thành công ty cổ phần do nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối theo
Quyết định số 1710/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt phương án cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng công ty Cảng hàng
không Việt Nam. ACV hiện đang quản lý, đầu tư, khai thác khai thác hệ thống 22
Cảng hàng không trong cả nước, bao gồm 09 Cảng hàng không quốc tế: Tân Sơn
Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Vinh, Cát Bi, Phú Bài, Cam Ranh, Phú Quốc, Cần Thơ
và 13 Cảng hàng không nội địa: Buôn Ma Thuột, Liên Khương, Rạch Giá, Cà
Mau, Côn Đảo, Phù Cát, Pleiku, Tuy Hòa, Chu Lai, Đồng Hới, Nà Sản, Điện
Biên và Thọ Xuân; góp vốn vào các công ty con và công ty liên doanh, liên kết.


3

Để giải quyết những thách thức đang đặt ra đối với ngành hàng không hiện nay

nhằm đáp ứng cho sự phát triển trong thời gian tới luôn là những trăn trở và
mong muốn thực hiện của tập thể lãnh đạo ACV. Để giải quyết được vấn đề
thách thức này đưa ra tầm nhìn, mục tiêu phù hợp với xu hướng phát triển hàng
không trong tương lai, đồng thời xây dựng các chiến lược, giải pháp phù hợp để
đạt được mục tiêu. Xuất phát từ thực tế, đồng thời muốn đóng góp thêm kết quả
nghiên cứu để tham mưu cho lãnh đạo với tư cách là một thành viên của ACV.
Tác giả chọn đề tài "Chiến lược phát triển tổng công ty hàng không Việt Nam
– CTCP (ACV) đến năm 2030" để nghiên cứu trong luận văn Thạc sĩ.
3. Tổng quan các nghiên cứu liên quan
Nghiên cứu về hoạch định chiến lược phát triển cho doanh nghiệp cụ thể là
dạng nghiên cứu ứng dụng, vì vậy tại Việt Nam và trên thế giới đã có vô số
nghiên cứu đối với vấn đề này. Tuy nhiên, do sự khác biệt về phạm vi, địa lý và
đối tượng nghiên cứu nên tính trùng lặp trong nghiên cứu này không đáng kể,
chủ yếu là khung lý thuyết có tính tương tự nhưng riêng đối với phần thực trạng
thì khác biệt.
Theo tìm hiểu của tác giả, hiện tại chưa có nghiên cứu nào liên quan đến
vấn đề này. Những điểm mới trong nghiên cứu này hoàn toàn không trùng lặp
với các nghiên cứu khác do tính chất khác biệt về đặc điểm tổ chức. Nghiên cứu
trong luận văn này cũng cần có khảo sát để điều chỉnh mức độ đánh giá của
chuyên gia đối với các yếu tố trong ma trận.
4. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Phân tích và đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố môi trường kinh doanh đến
chiến lược phát triển của ACV, xây dựng chiến lược phát triển ACV đến năm
2030 và đề xuất các giải pháp thực hiện chiến lược được lựa chọn.
Mục tiêu cụ thể
 Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạch định chiến lược.


4


 Phân tích và đánh giá, nhận diện những nhóm yếu tố cơ hội, thách
thức, điểm mạnh và điểm yếu ảnh hưởng đến chiến lược phát triển hiện
tại của ACV, đồng thời xác định tầm quan trọng của mỗi yếu tố ảnh
hưởng đến các chiến lược này.
 Hình thành và lựa chọn các chiến lược phát triển ACV đến năm 2030.
 Đề xuất một số giải pháp thực hiện chiến lược được lựa chọn.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là "chiến lược phát triển ACV đến
năm 2030".
Phạm vi nghiên cứu:
 Không gian nghiên cứu: Chiến lược được lựa chọn và môi trường được
khảo sát và đánh giá tại Việt Nam.
 Thời gian nghiên cứu: Đề tài thu thập dữ liệu từ năm 2013 đến 2017
6. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu trong luận văn tác giả tiếp cận theo hướng suy diễn, nghĩa là
khái quát cơ sở lý luận về hoạch định chiến lược, sau đó thu thập dữ liệu và số
liệu quan sát để phân tích, đánh giá dựa vào khung lý thuyết, từ đó đưa ra chiến
lược và khuyến nghị giải pháp thực hiện.
Trong nghiên cứu này sử dụng phương pháp hỗn hợp gồm định tính và định
lượng để thu thập dữ liệu.
 Phương pháp định tính: Được sử dụng để phân tích các quan điểm, chủ
trương, chính sách, quy định, thủ tục của nhà nước về các vấn đề kinh
tế, chính trị - pháp luật, văn hóa - xã hội, khoa học công nghệ, tự
nhiên, môi trường cạnh tranh, môi trường nội bộ doanh nghiệp. Các
kết quả phân tích thông qua phương pháp này sẽ nhận diện các yếu tố
cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh và điểm yếu tác động đến chiến lược hiện
tại của ACV.



5

 Phương pháp định lượng được sử dụng thu thập số liệu để phân tích và
đánh giá các yếu tố ảnh hưởng chiến lược ACV đến năm 2030. Dữ liệu
được thu thập theo phương pháp này ở hai dạng là dữ liệu sơ cấp và dữ
liệu thứ cấp.
- Các số liệu thứ cấp về tình hình môi trường bên ngoài và thực trạng
bên trong công ty để nhận ra các yếu tố cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh
và điểm yếu ảnh hưởng đến chiến lược phát triển của doanh nghiệp.
- Các số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp 10
chuyên gia dựa trên phiếu phỏng vấn được thiết kế sẵn. Các chuyên
gia được định nghĩa là những người làm công tác quản lý trong
công ty hoặc trong ngành với thời gian từ 5 trở lên. Các chuyên gia
sẽ cho điểm về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố môi trường kinh
doanh đến chiến lược, cũng như mức độ hấp dẫn của chiến lược
được lựa chọn để thay thế cho chiến lược hiện tại. Thang đo sử
dụng trong bảng câu hỏi là thang đo Likert với 5 mức độ quan trọng
và thang đo đánh giá chiến lược của Fred R David. Kết quả sau khi
khảo sát chuyên gia sẽ được xử lý trên Excel.
7. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Ý nghĩa học thuật của đề tài: Nghiên cứu trong đề tài bổ sung cơ sở lý luận
và khung phân tích xây dựng chiến lược phát triển trong lĩnh vực hàng không,
thông qua đó các doanh nghiệp trong ngành có liên quan có thể sử dụng khung
phân tích này vào doanh nghiệp cụ thể của mình.
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Đề tài đánh giá môi trường kinh doanh của
ACV hiện tại cũng như tương lai để nhận diện các cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh
và điểm yếu. Thông qua các yếu tố nhận diện từ môi trường kinh doanh, nghiên
cứu đã sử dụng các công cụ phân tích để xây dựng chiến lược phát triển đối với
ACV đến năm 2030 và đề xuất các giải pháp thực hiện để đạt các mục tiêu đề ra.



6

8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài gồm 3
chương chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạch định chiến lược.
Chương 2: Giới thiệu tổng quan về công ty – phân tích, đánh giá sự ảnh hưởng
của các yếu tố môi trường kinh doanh đến chiến lược phát triển của ACV.
Chương 3: Xây dựng chiến lược phát triển ACV đến năm 2030 và các giải pháp
thực hiện chiến lược


7

CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC
1.1.

Tổng quan về chiến lược

1.1.1. Khái niệm chiến lược
Thuật ngữ chiến lược ngày nay được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực
xã hội, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế. Đã có nhiều khái niệm chiến lược được đưa ra
dựa trên những cách tiếp cận khác nhau.
Chiến lược là việc xác định mục tiêu cơ bản dài hạn của doanh nghiệp,
chọn lựa tiến trình hoạt động và phân bổ các nguồn lực cần thiết để thực hiện các
mục tiêu đó (Chandler Jr, 1962).
Chiến lược là sự tích hợp các mục tiêu chính yếu, các chính sách và các

chuỗi hoạt động của tổ chức thành một tổng thể (Quinn, 1980). Định nghĩa có
tính cụ thể và ngắn gọn hơn cho rằng, chiến lược là những phương tiện đạt tới
những mục tiêu dài hạn (David, 2011).
Theo Johnson và Scholes, chiến lược là định hướng và phạm vi của một tổ
chức về dài hạn, nhằm dành lợi thế cạnh tranh cho tổ chức thông qua việc định
dạng các nguồn lực của nó trong môi trường thay đổi, để đáp ứng nhu cầu thị
trường và thỏa mãn mong đợi của các bên hữu quan (Johnson and Scholes,
1999). Mintzberg đã làm rõ hơn các khía cạnh chiến lược với 5 chữ P: “Plan (Kế
hoạch): chuỗi các hành động được dự định một cách nhất quán; Pattern (Mô
thức): Sự kiên định về hành vi; Position (Vị thế): Sự phù hợp giữa tổ chức và môi
trường của nó; Perspective (Quan niệm): Cách thức để nhận thức về thế giới;
Ploy (Thủ thuật, mưu lược): Con đường, kế sách, cách thức để đối phó với các
đối thủ (Mintzberg et al., 1995). Trong khi đó, trên quan điểm về cạnh tranh,
Porter cho rằng chiến lược là sự tao ra vị thế độc đáo và có giá trị bao gồm sự
khác biệt hóa, sự lựa chọn mang tính đánh đổi nhằm tập trung nhất các nguồn
lực để từ đó tạo ra ưu thế cho tổ chức (Porter, 1998b).


8

Một cách tổng quát nhất, chiến lược có thể hiểu là việc xác định phương
hướng, cách thức triển khai các chương trình hành động, phân bổ nguồn lực để
cạnh tranh thành công và đạt được các mục tiêu tổ chức đặt ra.
1.1.2. Các cấp chiến lược trong doanh nghiệp
Tùy theo mục đích hoạch định và phạm vi hoạch định chiến lược mà sẽ có
những cách phân loại khác nhau.
Wheelen and Hunger cho rằng có ba cấp chiến lược là chiến lược cấp công
ty, cấp kinh doanh và cấp chức năng (Wheelen and Hunger, 2012). Phân chia chi
tiết hơn theo phạm vi thì có các loại chiến lược gồm chiến lược cấp công ty, cấp
kinh doanh, chiến lược tái cấu trúc và sáp nhập, chiến lược quốc tế, chiến lược

hợp tác (Hitt et al., 2009). Một góc độ khác, Hill and Jones chia chiến lược doanh
nghiệp thành chiến lược công ty, chiến lược kinh doanh, chiến lược chức năng,
chiến lược trong môi trường toàn cầu (Hill and Jones, 2010).
Có nhiều quan điểm khác nhau về cách phân chia cấp chiến lược trong
doanh nghiệp. Nhìn chung, một doanh nghiệp điển hình thường có 3 cấp chiến
lược sau:
1.1.2.1. Chiến lược cấp công ty
Chiến lược cấp công ty hướng tới các mục tiêu cơ bản dài hạn trong phạm
vi của cả công ty. Trong cấp chiến lược này, chiến lược phải trả lời được câu hỏi:
“Các hoạt động nào có thể giúp công ty đạt được khả năng sinh lợi cực đại, giúp
công ty tồn tại và phát triển?”. Nói một cách cụ thể chiến lược cấp công ty giúp
doanh nghiệp lựa chọn lĩnh vực kinh doanh.
Có vô số các chiến lược cấp công ty với những tên gọi khác nhau. Theo
David (2011), chiến lược cấp công ty có thể được phân thành 14 chiến lược và
được chia thành 5 nhóm: (1) nhóm chiến lược chuyên sâu gồm 3 chiến lược:
thâm nhập thị trường, phát triển thị trường và phát triển sản phẩm; (2) nhóm
chiến lược kết hợp gồm 3 chiến lược: kết hợp về phía trước, kết hợp về phía sau
và kết hợp theo chiều ngang; (3) nhóm chiến lược mở rộng hoạt động gồm 3
chiến lược: đa dạng hóa hoạt động đồng tâm, đa dạng hóa hoạt động theo chiều


9

ngang, đa dạng hóa hoạt động kiểu kết khối; (4) nhóm chiến lược suy giảm hay
chiến lược phòng thủ gồm 3 chiến lược: thu hẹp bớt hoạt động, cắt bỏ bớt hoạt
động, thanh lý; (5) nhóm chiến lược khác gồm chiến lược liên doanh và chiến
lược hỗn hợp.
1.1.2.2. Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh
Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh (hay còn gọi là chiến lược kinh
doanh/chiến lược cạnh tranh) liên quan đến cách thức cạnh tranh thành công trên

thị trường/lĩnh vực kinh doanh cụ thể. Chiến lược kinh doanh bao gồm cách thức
cạnh tranh mà tổ chức lựa chọn, cách thức tổ chức định vị trên thị trường để đạt
được lợi thế cạnh tranh và các chiến lược định vị khác nhau có thể sử dụng trong
bối cảnh cụ thể của mỗi ngành.
Theo Porter (1998a) có 3 chiến lược cạnh tranh tổng quát, đó là:
 Chiến lược dẫn đầu chi phí thấp
Chiến lược dẫn đầu chi phí thấp nhằm cung cấp sản phẩm và dịch vụ với
chi phí thấp hơn đối thủ cạnh tranh, chiến lược này tạo lợi nhuận bằng cách: Bán
rẻ hơn đối thủ, chiếm được thị phần cao hoặc bán giá trung bình trên thị trường
với suất lợi nhuận cao hơn. Trong trường hợp cuộc chiến tranh giá cả xảy ra,
doanh nghiệp nào giảm thiểu được chi phí thấp nhất sẽ có lợi thế cầm cự tốt hơn
các đối thủ trong ngành.
 Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm và dịch vụ
Chiến lược khác biệt nhằm cung cấp cho người mua các sản phẩm và dịch
vụ có những thuộc tính: Độc đáo, duy nhất với những đặc điểm mà khách hàng
nhận biết là khác biệt, đánh giá cao và sẵn sàng trả tiền thêm cho sự khác biệt đó.
Vì vậy doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận hơn đối thủ cạnh tranh. Có hai
hướng khác biệt; đó là: khác biệt hóa về phía trên và khác biệt hóa về phía dưới.
Lợi ích của chiến lược khác biệt cho phép doanh nghiệp tự bảo vệ trước sự tấn
công của các đối thủ cạnh tranh trong ngành.
 Chiến lược tập trung


10

Doanh nghiệp định hướng vào một khu vực đặc biệt của một ngành. Chiến
lược tập trung không giống chiến lược dẫn đầu chi phí thấp hay chiến lược tạo sự
khác biệt nhằm phục vụ một thị trường lớn mà nó chỉ tập trung vào một khu vực
nhỏ của thị trường. Sức mạnh của chiến lược tập trung thể hiện ở mức độ thích
hợp cao của doanh nghiệp trong việc tạo ra ưu thế cạnh tranh so với đối thủ trong

khu vực thị trường hẹp đó.
1.1.2.3. Chiến lược cấp chức năng
Chiến lược cấp chức năng (hay còn gọi là chiến lược hoạt động) là chiến
lược của các bộ phận chức năng (như Marketing, dịch vụ khách hàng, phát triển
sản xuất, R&D v.v…). Các chiến lược này giúp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả
hoạt động trong phạm vi công ty, qua đó giúp các chiến lược kinh doanh, chiến
lược cấp công ty thực hiện một cách hữu hiệu.
1.2.

Năng lực cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh và năng lực cốt lõi

1.2.1. Năng lực cạnh tranh
Năng lực cạnh tranh (NLCT), khả năng cạnh tranh hay sức cạnh tranh là
những khái niệm có cùng nội dung. Thuật ngữ NLCT có liên quan mật thiết đến
cạnh tranh và ngày càng được sử dụng rộng rãi nhưng hiện nay vẫn chưa có sự
thống nhất (Nguyễn Viết Lâm, 2014). NLCT là cách thức các nước tạo điều kiện
tốt nhất về kinh tế, xã hội và môi trường cho phát triển kinh tế. Nó đo lường
những gì hình thành nên sự phát triển này, những thứ như chính sách, thể chế và
các yếu tố quyết định năng suất. Nói đơn giản, NLCT theo dõi những yếu tố quan
trọng giúp một nền kinh tế có năng suất lao động cao và so sánh thành quả của
mỗi quốc gia với chuẩn mực thế giới (Nguyễn Xuân Thành, 2014). Tổ chức Hợp
tác và Phát triển Kinh tế (OECD, 2014) định nghĩa NLCT là khả năng của các
công ty, các ngành, các vùng, các quốc gia hoặc khu vực siêu quốc gia trong việc
tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế trên cơ sở
bền vừng. Trên góc độ tổng quát lấy con người làm trung tâm, khái niệm NLCT
được diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) quan niệm, đối với doanh nghiệp, khả


×