Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

Đánh giá ảnh hưởng đến đời sống của các hộ dân sau khi thu hồi đất để xây dựng dự án khu công nghiệp điềm thụy tại thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (861.71 KB, 91 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN QUÝ GIANG

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG CỦA
CÁC HỘ DÂN SAU KHI THU HỒI ĐẤT ĐỂ
XÂY DỰNG DỰ ÁN KHU CÔNG NGHIỆP ĐIỀM THỤY
TẠI THỊ XÃ PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN QUÝ GIANG

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG CỦA
CÁC HỘ DÂN SAU KHI THU HỒI ĐẤT ĐỂ
XÂY DỰNG DỰ ÁN KHU CÔNG NGHIỆP ĐIỀM THỤY
TẠI THỊ XÃ PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN
Ngành: Kinh tế Nông nghiệp
Mã số: 8.62.01.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐỖ XUÂN LUẬN


THÁI NGUYÊN - 2019


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết
quả trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ công trình nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện luân
văn đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ
nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Quý Giang


ii
LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu
lý luận và tích luỹ kinh nghiệm thực tế của tác giả. Những kiến thức mà thầy
cô giáo truyền thụ đã làm sáng tỏ những ý tưởng, tư duy của tác giả trong suốt
quá trình thực hiện luận văn này.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc đối
với TS. Đỗ Xuân Luận - người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn
thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm Khoa Kinh
tế và Phát triển Nông thôn, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giúp
đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Có được kết quả này, tôi không thể không nói đến công lao và sự giúp

đỡ của Uỷ ban Nhân dân thị xã Phổ Yên, các phòng ban chức năng những
người đã cung cấp số liệu, tư liệu khách quan, chính xác giúp đỡ tôi đưa ra
những phân tích đúng đắn.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình
đã giúp đỡ tôi lúc khó khăn, vất vả để hoàn thành luận văn. Tôi xin chân
thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã động viên tạo mọi điều kiện thuận lợi
và đóng góp những ý kiến quý báu để giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Quý Giang


3

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ ........................................................ viii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN............................................................................... ix
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................... 2
4. Những đóng góp mới của luận văn ............................................................... 3
Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI............................................ 4
1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu ......................................................... 4

1.1.1. Đất nông nghiệp ...................................................................................... 4
1.1.2. Thu hồi đất nông nghiệp ......................................................................... 8
1.1.3. Khu công nghiệp ................................................................................... 10
1.1.4. Đời sống ............................................................................................... 17
1.1.5. Nội dung ảnh hưởng đến đời sống của các hộ dân sau khi thu hồi
đất
để xây dựng dự án khu công nghiệp .................................................................
18
1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 21
1.2.1. Kinh nghiệm của một số địa phương .................................................... 21
1.2.2. Bài học áp dụng cho thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên ...................... 24
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 25
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu................................................................... 25
2.1.1. Điều kiện tự nhiên thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.......................... 25
2.1.2. Điều kiện kinh tế thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên............................ 30
2.1.3. Điều kiện xã hội thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên............................. 33


4

2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 35
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 36
2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 36
2.3.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin ...................................... 37
2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 40
2.4.1. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh quá trình công nghiệp hoá ........................ 40
2.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá thực trạng và quá trình chuyển dịch nguồn
lực sinh kế, mô hình sinh kế và kết quả sinh kế của hộ.................................. 41
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 42
3.1. Giới thiệu chung về Khu công nghiệp Điềm Thụy.................................. 43

3.2. Thực trạng ảnh hưởng đến đời sống của các hộ dân sau khi thu hồi
đất để xây dựng dự án khu công nghiệp Điềm Thụy tại thị xã Phổ Yên,
tỉnh Thái Nguyên............................................................................................. 44
3.2.1. Tình hình thu hồi đất nông nghiệp tại KCN Điềm Thụy ...................... 44
3.2.2. Tình hình chuyển đổi ngành nghề của các hộ dân sau thu hồi đất
tại KCN Điềm Thụy sau thu hồi đất ............................................................... 45
3.2.3. Tình hình thu nhập của các hộ dân sau thu hồi đất tại KCN Điềm
Thụy sau thu hồi đất ........................................................................................ 47
3.2.4. Tình hình đời sống của các hộ dân sau thu hồi nông nghiệp tại
KCN Điềm Thụy ............................................................................................. 48
3.2.5. Tình hình về ảnh hưởng đến đời sống của các hộ dân sau khi thu hồi
đất để xây dựng dự án khu công nghiệp Điềm Thụy ....................................... 51
3.3. Đánh giá chung về ảnh hưởng đến đời sống của các hộ dân sau khi
thu hồi đất để xây dựng dự án khu công nghiệp Điềm Thụy tại thị xã Phổ
Yên, tỉnh Thái Nguyên .................................................................................... 55
3.4. Quan điểm, mục tiêu trợ giúp đời sống của các hộ dân sau khi thu
hồi đất để xây dựng dự án khu công nghiệp Điềm Thụy tại thị xã Phổ
Yên, tỉnh Thái Nguyên .................................................................................... 57
3.4.1. Quan điểm ............................................................................................. 57
3.4.2. Mục tiêu................................................................................................. 58


5

3.5. Một số giải pháp nhằm trợ giúp đời sống của các hộ dân sau khi
thu hồi đất để xây dựng dự án khu công nghiệp Điềm Thụy tại thị xã Phổ
Yên, tỉnh Thái Nguyên .................................................................................... 58
3.5.1. Giải pháp về nguồn lực tài chính .......................................................... 58
3.5.2. Giải pháp về đào tạo nghề cho người tái định cư ................................. 59
3.5.3. Giải pháp về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất xã hội tại các khu vực

tái định cư........................................................................................................ 60
3.5.4. Giải pháp liên quan đến công tác đền bù và bồi thường thiệt hại......... 61
3.5.5. Giải pháp giải quyết việc làm, tạo sinh kế bền vững ............................ 62
3.5.6. Giải pháp cho từng nhóm hộ................................................................. 64
3.5.7. Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn
theo hướng CNH-HĐH ................................................................................... 65
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 71
PHỤ LỤC


6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ASXH

:

An sinh xã hội

CNH, HĐH

:

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

GPMB

:


Giải phóng mặt

bằng KCN

:

nghiệp NN

Khu công
:

Nông nghiệp

TDTK

:

Tín dụng tiết kiệm

UBND

:

Ủy ban nhân dân

XKLĐ

:


Xuất khẩu lao động


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1:

Diện tích và cơ cấu diện tích đất các loại tại thị xã Phổ Yên
giai đoạn 2015-2017.................................................................. 28

Bảng 2.2:

Diện tích rừng trồng mới tập trung phân theo loại rừng tại
thị xã Phổ Yên giai đoạn 2015-2017.......................................... 29

Bảng 2.3:

Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế thị xã Phổ Yên giai đoạn
2015-2017 .................................................................................. 30

Bảng 2.4:

Tình hình dân số và lao động của thị xã Phổ Yên giai đoạn
2015-2017 .................................................................................. 33

Bảng 3.1:

Diện tích bình quân của các hộ điều tra..................................... 44

Bảng 3.2:


Số lượng lao động trước và sau thu hồi đất ............................... 45

Bảng 3.3:

Đánh giá của hộ về thay đổi thu nhập........................................ 47

Bảng 3.4:

Mục đích sử dụng tiền đền bù các hộ dân sau khi thu hồi đất ... 48

Bảng 3.5:

Sự thay đổi vật dụng gia đình trong các hộ ............................... 51

Bảng 3.6:

Sự thay đổi hạ tầng ở địa phương .............................................. 52

Bảng 3.7:

Khả năng tham gia vào các tổ chức xã hội của các hộ .............. 53

Bảng 3.8:

Đánh giá của các hộ về tác động của môi trường ...................... 54

Bảng 3.9:

Phân tích SWOT về ảnh hưởng đến đời sống của các hộ dân sau

khi thu hồi đất để xây dựng dự án khu công nghiệp Điềm
Thụy tại thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên ..................... 55


8

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ

Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng GRDP tại thị xã Phổ Yên giai đoạn
2015-2017 ................................................................................ 32
Biểu đồ 3.1: Sự thay đổi của nhà ở trước và sau khi thu hồi đất.................. 50


9

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Quý Giang
Tên luận văn: Đánh giá ảnh hưởng đến đời sống của các hộ dân sau
khi thu hồi đất để xây dựng dự án khu công nghiệp Điềm Thụy tại thị xã
Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
Ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 8620115

Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông lâm
Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu chung: Đề tài được thực hiện nhằm nghiên cứu thực trạng và
đề xuất giải pháp hỗ trợ các hộ dân sau khi thu hồi đất để xây dựng dự án khu
công nghiệp Điềm Thụy thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, góp phần ổn định
đời sống, việc làm và thu nhập cho các hộ dân bị thu hồi đất tại.

Mục tiêu cụ thể: (1) Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về ảnh
hưởng đến đời sống của các hộ dân sau khi thu hồi đất để xây dựng dự án khu
công nghiệp; (2) Phân tích, đánh giá thực trạng ảnh hưởng đến đời sống của
các hộ dân sau khi thu hồi đất để xây dựng dự án khu công nghiệp Điềm Thụy
tại thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên; (3) Đề xuất giải pháp nhằm cải thiện
đời sống người dân sau khi thu hồi đất để xây dựng dự án khu công nghiệp
Điềm Thụy tại thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp và sơ cấp
nhằm đánh giá thực trạng đánh giá ảnh hưởng đến đời sống của các hộ dân
sau khi thu hồi đất để xây dựng dự án khu công nghiệp Điềm Thụy tại thị xã
Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Đồng thời luận văn sử dụng phương pháp phân
tích như thống kê mô tả, so sánh, phương pháp chuyên gia, sử dụng phương
pháp xử lý số liệu bằng công cụ excel để phân tích kết quả của người dân và
chính quyền địa phương đánh giá ảnh hưởng đến đời sống của các hộ dân sau


10

khi thu hồi đất để xây dựng dự án khu công nghiệp Điềm Thụy tại thị xã Phổ
Yên, tỉnh Thái Nguyên.
Kết quả chính và kết luận
Luận văn đã tập trung phân tích các nội dung thực trạng về Đánh giá
ảnh hưởng đến đời sống của các hộ dân sau khi thu hồi đất để xây dựng dự án
khu công nghiệp Điềm Thụy tại thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên qua giai
đoạn 2015-2017. Luận văn đã đưa ra các giải pháp gồm: Giải pháp cải thiện
thu nhập bằng cách thành lập nhóm tiêu dùng tiết kiệm; Giải pháp về đào tạo
nghề cho người tái định cư; Giải pháp về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất xã
hội tại các khu vực tái định cư; Giải pháp liên quan đến công tác đền bù và
bồi thường thiệt hại; Giải pháp giải quyết việc làm, tạo sinh kế bền vững. Bên

cạnh đó tác giả đưa ra kiến nghị đối với nhà nước, thị xã Phổ Yên, các hộ
dân, Ban quản lý các KCN Điềm Thụy để các giải pháp có khả năng thực thi
trong thực tiễn.


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng
cho con người. Đất đai là nền tảng để con người định cư và tổ chức các hoạt
động kinh tế xã hội, nó không chỉ là đối tượng lao động mà còn là tư liệu sản
xuất không thể thay thế được, đặc biệt là đối với sản xuất nông nghiệp, vì đất
là yếu tố đầu vào có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả sản xuất đất nông
nghiệp, đồng thời cũng là môi trường duy nhất sản xuất ra những lương thực
thực phẩm nuôi sống con người. Việc sử dụng đất có hiệu quả và bền vững
đang trở thành vấn đề cấp thiết với mỗi quốc gia, nhằm duy trì sức sản xuất
của đất đai cho hiện tại và cho tương lai.
Công nghiệp phát triển đã đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế với
nhịp độ cao, song sẽ kéo theo hàng ngàn hộ nông dân không còn đất canh
tác, buộc họ phải chuyển đổi nghề mới trong khi chưa được trang bị kiến
thức nghề phù hợp, mặt khác thiếu sự định hướng của chính quyền địa
phương. Các hộ nông dân khi nhận tiền đền bù đất đã sử dụng vào nhiều
mục đích khác nhau, trong thời gian ngắn nguồn vốn cạn kiệt trong khi chưa
có việc làm ổn định đã tạo ra nhiều vấn đề bức xúc, an ninh nông thôn có
nhiều tiềm ẩn mất ổn định, việc thu hồi đất của các hộ tiếp sau gặp rất nhiều
khó khăn, kéo dài, có trường hợp phải tổ chức cưỡng chế. Qua đánh giá
bước đầu tại khu công nghiệp của thị xã Phổ Yên cho thấy, chỉ khoảng gần
35% hộ nông nghiệp có đời sống khá hơn, trên 65% số hộ còn lại có đời
sống bằng hoặc kém hơn trước khi thu hồi đất (Theo thống kê của Phòng

Kinh tế - Hạ tầng thị xã năm 2016), trong số này tỷ lệ kém hơn chiếm phần
lớn. Như vậy, vấn đề đặt ra làm thế nào cùng với việc phát triển các khu
công nghiệp cần thiết phải bảo đảm đời sống cho người nông dân hậu thu
hồi đất phải bằng hoặc khá hơn trước là vấn đề mà cấp uỷ, chính quyền băn


2

khoăn, trăn trở. Chính vì vậy tác giả chọn đề tài: “Đánh giá ảnh hưởng đến
đời sống của các hộ dân sau khi thu hồi đất để xây dựng dự án khu công
nghiệp Điềm Thụy tại thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên”. Luận văn có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với người dân bị thu hồi đất nông
nghiệp và chính quyền địa phương tại thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp hỗ trợ các hộ dân
sau khi thu hồi đất để xây dựng dự án khu công nghiệp Điềm Thụy thị xã Phổ
Yên, tỉnh Thái Nguyên, góp phần ổn định đời sống, việc làm và thu nhập cho
các hộ dân bị thu hồi đất.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về ảnh hưởng của việc thu hồi
đất nông nghiệp đến đời sống của các hộ dân sau khi thu hồi đất để xây dựng
dự án khu công nghiệp;
- Phân tích, đánh giá thực trạng ảnh hưởng thu hồi đất nông nghiệp đến
đời sống của các hộ dân sau khi thu hồi đất để xây dựng dự án khu công
nghiệp Điềm Thụy tại thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
- Đề xuất giải pháp nhằm cải thiện đời sống người dân sau khi thu
hồi đất trong xây dựng dự án khu công nghiệp Điềm Thụy tại thị xã Phổ Yên,
tỉnh Thái Nguyên.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề liên quan đến đời sống của
các hộ dân sau thu hồi đất để xây dựng dự án khu công nghiệp Điềm Thụy tại
thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.


3

3.2. Phạm vi
- Về không gian: Luận văn được nghiên cứu tại thị xã Phổ Yên, tỉnh
Thái Nguyên.
- Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu số liệu từ năm 2015-2017.
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu ảnh đến đời sống của các hộ
dân sau khi thu hồi đất để xây dựng dự án khu công nghiệp Điềm Thụy tại thị
xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên và đưa ra đánh giá những kết quả đạt được,
hạn chế và nguyên nhân của hạn chế. Từ đó đưa ra giải pháp phù hợp nhằm
nâng cao thu nhập, ổn định việc làm và đời sống cho người dân sau thu hồi
đất tại KCN Điềm Thụy, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
4. Những đóng góp mới của luận văn
Về lý luận: Đề tài sẽ cung cấp hệ thống cơ bản những vấn đề lý luận về
ảnh hưởng đến đời sống của các hộ dân sau khi thu hồi đất để xây dựng dự án
khu công nghiệp.
Về thực tiễn: Đề tài sẽ phân tích, đánh giá ảnh hưởng đến đời sống
của các hộ dân sau khi thu hồi đất để xây dựng dự án khu công nghiệp
Điềm Thụy tại thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Từ đó, đề xuất các giải
pháp quan trọng và có ý nghĩa giúp cuộc sống của người dân sau thu hồi
đất ở các khu công nghiệp ổn định đời sống, thu nhập và góp phần an sinh
xã hội tại địa bàn nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho
sinh viên khối ngành kinh tế, các cao học viên và các nghiên cứu sinh trong
quá trình học tập và nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực của đề tài.



4

Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Đất nông nghiệp
1.1.1.1. Khái niệm
Định nghĩa tương đối hoàn chỉnh về đất: “Đất là một thể tự nhiên được
hình thành do tác động tổng hợp gồm 5 yếu tố: khí hậu, sinh vật, đá mẹ, địa
hình, tuổi của đất”. (Docurtaiep (1886), Cuốn sách Tư bản về nền kinh tế thị
trường)
Theo William, khi định nghĩa về đất thì ông đi sâu vào đất trồng hơn và
ông cho rằng: “Đất là lớp mặt tơi xốp của địa cầu có khả năng sản xuất ra
sản phẩm cây trồng”. (William A. Thur (1918)
Còn theo Luật đất đai của nhà Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam thì: “Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt,
là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố
các khu chung cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc
phòng”. (Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật
Đất đai sửa đổi.)
Đất nông nghiệp là tất cả những diện tích được sử dụng vào mục
đích sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản,
diện tích nghiên cứu thí nghiệm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Kể cả
diện tích đất lâm nghiệp và các công trình xây dựng cơ bản phục vụ cho
sản xuất nông lâm nghiệp.
Đất sản xuất nông nghiệp: là đất được sử dụng chủ yếu vào sản xuất
của các ngành như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản hoặc sử dụng để
nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp (Trương Duy Khoa (2011), Giáo trình

giao đất - thu hồi đất, NXB Hà Nội.). Ngoài tên gọi đất sản xuất nông
nghiệp, đất sử dụng vào sản xuất nông nghiệp còn được gọi là ruộng đất.


5

Đất canh tác (đất trồng cây hàng năm): là một bộ phận đất nông nghiệp
dùng vào việc trồng cây hàng năm như lúa, ngô, khoai, sắn, mía, lạc, vừng, đỗ
tương, cói, rau, đậu, cây làm thuốc…
* Độ phì nhiêu của đất
- Độ phì nhiêu của đất: là khả năng cung cấp cho cây trồng về nước,
thức ăn, khoáng và các yếu tố cần thiết khác để cây trồng sinh trưởng và phát
triển bình thường.
- Độ phì nhiêu tự nhiên của đất: là độ phì nhiêu của đất được hình
thành dưới tác động của yếu tố tự nhiên, chưa có tác động của con người.
- Độ phì nhiêu nhân tạo của đất: là độ phì nhiêu được tạo ra do tác động
của con người, thông qua hoạt động sản xuất tác động vào đất đai như cày
xới, bón phân, cải tạo đất, thủy lợi tưới tiêu, áp dụng các biện pháp kỹ thuật
nông nghiệp…
- Độ phì nhiêu tiềm tàng: là độ phì nhiêu tự nhiên mà cây trồng tạm
thời chưa sử dụng được.
- Độ phì nhiêu kinh tế: là độ phì nhiêu mang lại lợi ích kinh tế cụ thể.
Đây là cơ sở để đánh giá kinh tế của đất. (Đỗ Kim Chung (2003), Giáo trình
dự án phát triển nông thôn, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội.)
1.1.1.2. Phân loại đất nông nghiệp
Theo Luật Đất Đai (Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam (2013), Luật Đất đai sửa đổi.), nhóm đất nông nghiệp được phân thành
các loại sau:
+ Đất trồng cây hàng năm (đất canh tác) là loại đất dùng trồng các loại
cây ngắn ngày, có chu kỳ sinh trưởng không quá một năm. Đất trồng cây hàng

năm bao gồm:
* Đất 3 vụ là đất gieo trồng và thu hoạch được 3 vụ/năm với các công
thức 3 vụ lúa, 2 vụ lúa + 1 vụ màu,…
* Đất 2 vụ có công thức luân canh như lúa - lúa, lúa - màu, màu - màu,…
* Đất 1 vụ là đất trên đó chỉ trồng được 1 vụ lúa hay 1 vụ màu/năm.


6

Ngoài ra đất trồng cây hàng năm còn được phân theo các tiêu thức khác
và được chia thành các nhóm đất chuyên trồng lúa, đất chuyên trồng màu,…
+ Đất trồng cây lâu năm gồm đất dùng để trồng các loại cây có chu kỳ
sinh trưởng kéo dài trong nhiều năm, phải trải qua thời kỳ kiến thiết cơ bản
mới đưa vào kinh doanh, trồng một lần nhưng thu hoạch trong nhiều năm.
+ Đất rừng sản xuất là diện tích đất được dùng để chuyên trồng các loại
cây rừng với mục đích sản xuất.
+ Đất rừng phòng hộ: là diện tích đất để trồng rừng với mục đích
phòng hộ.
+ Đất rừng đặc dụng: là diện tích đất được Nhà nước quy hoạch, đưa
vào sử dụng với mục đích riêng.
+ Đất nuôi trồng thuỷ sản là diện tích đất dùng để nuôi trồng thuỷ sản
như tôm, cua, cá…
+ Đất làm muối là diện tích đất được dùng để phục vụ cho quá trình sản
xuất muối.
+ Căn cứ vào công dụng của đất, người ta phân đất nông nghiệp thành
các loại: đất trồng cây lương thực, đất trồng cây thực phẩm, đất trồng cây ăn
quả, đất trồng hoa cây cảnh… Sau đó, người ta căn cứ vào thời hạn canh tác
của từng loại cây trồng để phân thành cây hàng năm và lâu năm.
+ Căn cứ vào vị trí, địa điểm của đất đai nông nghiệp, người ta còn
phân thành đất vườn, đất ruộng, đất rẫy, đất ven sông suối,…

+ Phân loại đất theo tính chất thổ nhưỡng nông hóa, được căn cứ vào
nhiều tiêu thức như: căn cứ vào nguồn gốc đá mẹ - yếu tố cấu thành nên đất,
thành phần cơ giới của đất, theo hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất,
theo độ chua, kiềm…
+ Phân loại đất đai theo hạng của đất đai, căn cứ vào mức độ sinh lời
của đất, căn cứ để tính hạng đất gồm các yếu tố: chất đất, vị trí, địa hình, điều
kiện khí hậu, thời tiết, điều kiện tưới tiêu,…


7

1.1.1.3. Đặc điểm của đất nông nghiệp
Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất chủ yếu của
xã hội. Khác với công nghiệp, sản xuất nông nghiệp có những đặc điểm
riêng bởi sự chi phối của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. Những đặc
điểm đó là:
* Đất đai đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong SXNN
- Trong nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và
không thể thay thế.
- Đất đai là sản phẩm của tự nhiên và có giới hạn nhất định.
* Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các sinh vật
Trong nông nghiệp, đối tượng sản xuất là các sinh vật, bao gồm: các
loại cây trồng, vật nuôi và các loại sinh vật khác. Chúng sinh trưởng và phát
triển theo một quy luật sinh lý nội tại và đồng thời chịu tác động rất nhiều từ
ngoại cảnh như thời tiết, khí hậu, môi trường. Giữa sinh vật và môi trường
sống của chúng là một khối thống nhất, mỗi một biến đổi của môi trường lập
tức sinh vật biến đổi để thích nghi nếu quá giới hạn chịu đựng chúng sẽ bị
chết. Các quy luật sinh học và điều kiện ngoại cảnh tồn tại độc lập với ý muốn
chủ quan của con người.
* Sản xuất nông nghiệp tiến hành trên phạm vi không gian rộng lớn và

mang tính chất khu vực rõ rệt
Các nhà máy, khu công nghiệp dù có lớn thế nào đi chăng nữa thì cũng
đều bị giới hạn về mặt không gian nhưng đối với nông nghiệp thì khác hẳn: ở
đâu có đất ở đó có sản xuất nông nghiệp. Phạm vi của sản xuất nông nghiệp
rộng khắp có thể ở đồng bằng rộng lớn, có thể ở khe suối, triền núi, vì đất nông
nghiệp phân tán kéo theo việc sản xuất nông nghiệp mang tính phân tán, manh
mún.
Sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên phạm vi không gian rộng lớn,
do đó ở mỗi vùng địa lý nhất định của lãnh thổ các yếu tố sản xuất ( đất đai,
khí hậu, nguồn nước, các yếu tố về xã hội) là hoàn toàn khác nhau. Mỗi vùng


8

đất có một hệ thống kinh tế sinh thái riêng vì vậy mỗi vùng có lợi thế so sánh
riêng. Việc lựa chọn vấn đề kinh tế trong nông nghiệp trước hết phải phù hợp
với đặc điểm của tự nhiên kinh tế - xã hội của khu vực. Như việc lựa chọn
giống cây trồng vật nuôi, bố trí cây trồng, quy trình kỹ thuật…là nhằm khai
thác triệt để các lợi thế của vùng.
* Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ
Đó là nét đặc thù điển hình nhất của sản xuất nông nghiệp. Tính thời vụ
này không những thể hiện ở nhu cầu về đầu vào như: lao động, vật tư, phân
bón rất khác nhau giữa các thời kỳ của quá trình sản xuất mà còn thể hiện ở
khâu thu hoạch, chế biến, dự trữ và tiêu thụ trên thị trường. (Đỗ Kim Chung
(2003), Giáo trình dự án phát triển nông thôn, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà
Nội.)
1.1.2. Thu hồi đất nông nghiệp
1.1.2.1.
niệm


Khái

Theo Luật Đất đai năm 2013 đã được Quốc hội thông qua ngày
29/11/2013, có hiệu lực vào ngày 01/7/2014, tại khoản 11, điều 4 đã quy định
“Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất
của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của
người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai” (Quốc hội nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật Đất đai sửa đổi.)
Từ đó có thể hiểu một cách khái quát về thu hồi đất như sau: “Thu hồi
đất là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại đất và quyền sử
dụng đất đã giao cho các chủ thể sử dụng đất theo quy định của luật đất đai”
Xuất phát từ khái niệm này, có thể đưa ra khái niệm về thu hồi đất nông
nghiệp như sau: “Thu hồi đất nông nghiệp là việc nhà nước ra quyết định
hành chính để thu lại đất nông nghiệp và quyền sử dụng đất nông nghiệp và
quyền sử dụng đất nông nghiệp đã giao cho các chủ thể sử dụng đất theo
quy định


9

của luật đất đai”. (Trương Duy Khoa (2011), Giáo trình giao đất - thu hồi
đất, NXB Hà Nội.)
1.1.2.2. Nhu cầu thiết yếu khách quan của việc thu hồi đất nông nghiệp cho
quá trình CNH, HĐH đất nước
Thứ nhất, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định
“Phấn đấu đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo
hướng hiện đại”.
Thứ hai, nước ta xuất phát điểm là nước nông nghiệp nghèo nàn và
lạc hậu, để khắc phục nguy cơ tụt hậu và từng bước thu hẹp khoảng cách
với các nước phát triển thì không có con đường nào khác Việt Nam phải

thực hiện CNH, HĐH, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp sang cơ cấu
kinh tế công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Muốn vậy phải quy hoạch một
phần quỹ đất nông nghiệp sang xây dựng các khu công nghiệp, khu kinh tế,
khu công nghệ cao.
Thứ ba, việc thu hồi đất nông nghiệp còn do nhu cầu chuyển mục
đích sử dụng đất nông nghiệp nhằm mục đích sử dụng đất hiệu quả hơn.
Việc thu hồi đất nông nghiệp do nhu cầu của Nhà nước sẽ là hợp lý, hợp
quy luật và chính đáng nếu đất đó được khai thác và sử dụng có hiệu quả
chi các mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng
và vì mục tiêu phát triển kinh tế. Việc thu hồi đất nông nghiệp cũng là tất
yếu và nhận được sự đồng lòng, nhất trí cao của người bị thu hồi đất nếu
đất đó được sử dụng đích thực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, đô thị hóa
đất nước và đi kèm với đó là chính sách bồi thường, hỗ trợ cho người có
đất bị thu hồi một cách thỏa đáng, hơn thế nữa là sự bố trí việc làm gắn liền
với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách hợp lý, cân bằng. (Nguyễn
Thị Hồng Hạnh, Nguyễn Thanh Trà, Hồ Thị Lam Trà, Ảnh hưởng của việc
thu hồi đất nông nghiệp đến đời sống và việc làm của nông dân huyện Văn
Lâm, tỉnh Hưng Yên, Nghiên cứu sinh trường Đại học Nông nghiệp I, Hà


10

Nội.) (Lê Du Phong, Nguyễn Văn Áng và Hoàng Văn Hoa đồng chủ biên
(2002), Ảnh hưởng của đô thị hoá nông thôn ngoại thành Hà Nội (Thực
trạng và giải pháp), NXB Trường Đại học Kinh tế quốc dân)
1.1.3. Khu công nghiệp
1.1.3.1. Khái niệm
Tuỳ theo từng điều kiện từng nước mà KCN có những nội dung hoạt
động kinh tế khác nhau Hiện nay có hai mô hình phát triển KCN từ đó hình
thành hai khái niệm về KCN, đó là:

Thứ nhất, KCN là khu vực lãnh thổ rộng, có nền tảng là sản xuất công
nghiệp, dịch vụ sinh hoạt, vui chơi giải trí, khu thương mại, văn phòng, nhà
ở… KCN theo quan điểm này về thực chất là khu hành chính-kinh tế đặc biệt.
Thứ hai, KCN là khu vực lãnh thổ có giới hạn nhất định, ở đó tập trung
các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và dịch vụ, không có dân cư sinh sống.
Tại Việt Nam, theo Quy chế KCN, KCX, Khu công nghệ cao - Ban
hành kèm theo Nghị định số 36/CP ban hành ngày 24/4/1997 “ Khu công
nghiệp là khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp chuyên sản xuất hang
công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới
địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, do Chính Phủ hoặc Thủ tướng
chính phủ quyết định thành lập. Trong khu công nghiệp có thể có doanh
nghiệp chế xuất.
Như vậy KCN Việt Nam được hiểu giống với định nghĩa thứ hai trong
đó: Doanh Nghiệp KCN là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong
KCN gồm doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp dịch vụ. Doanh nghiệp
sản xuất KCN là doanh nghiệp sản xuất hàng công nghiệp được thành lập và
hoạt động trong KCN.Doanh nghiệp dịch vụ KCN là doanh nghiệp được
thành lập và hoạt động trong KCN, thực hiện dịch vụ các công trình kết cấu


11

hạ tầng KCN, dịch vụ sản xuất công nghiệp. (Bùi Thị Ngọc Lan (2007),
Những vấn đề xã hội nảy sinh từ việc thu hồi đất nông nghiệp cho phát triển
đô thị và khu công nghiệp, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, Học viện Chính trịHành chính Quốc gia Hồ Chí Minh)
1.1.3.2. Đặc điểm khu công nghiệp
Hiện nay, các KCN được phát triển ở hầu hết các quốc gia, đặc
biệt là các nước đang phát triển.Mặc dù có sự khác nhau về qui mô, địa
điểm, phương thức xây dựng hạ tầng nhưng nói chung các KCN có
những đặc điểm sau:

KCN là một tổ chức không gian lãnh thổ công nghiệp luôn gắn liền
phát triển công nghiệp với xây dựng cơ sở hạ tầng và hình thành mạng lưới đô
thị và phân bố dân cư hợp lý.
KCN có chính sách kinh tế thù và ưu đãi nhằm thu hút vốn đầu tư nước
ngoài, tạo môi trường đầu tư thuận lợi và hấp dẫn. KCN cho phép các doanh
nghiệp sử dụng những phạm vi đất đai nhất định bên trong KCN để thành lập
các nhà máy xí nghiệp, các cơ sở kinh tế, dịch vụ, với nhiều ưu đãi như thủ
tục hành chính, giá thuê đất…
Về tính chất hoạt động, KCN là nơi tập trung và thu hút các doanh
nghiệp sản xuất công nghiệp và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ gắn liền
với hoạt động sản xuất công nghiệp gọi chung là doanh nghiệp KCN.
Doanh nghiệp KCN có thể là doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần
kinh tế; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ; các bên tham gia hợp đồng,
hợp tác kinh doanh.Các doanh nghiệp này được quyền kinh doanh trong các
lĩnh vực sau: Xây dựng và kinh doanh các công trình kết cấu hạ tầng; sản xuất
gia công; lắp ráp các sản phẩm công nghiệp để phục vụ cho xuất khẩu và tiêu
dung trong nước; phát triển và kinh doanh bằng sảng chế, qui trình công nghệ,

Về cơ sở hạ tầng kĩ thuật, các KCN đều xây dựng hệ thống cơ sở hạ
tầng với những điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh như


12

đường xá, hệ thống điện nước, thông tin liên lạc, xử lý giác thải…Nguồn vốn
xây dựng cơ sở hạ tầng thường do Chính phủ bỏ ra để san lấp mặt bằng, làm
đường giao thông…Trong trường hợp nhà nước không đủ vốn đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng thì Nhà nước có thể kêu gọi từ nguồn vốn đầu tư nước
ngoài và trong nước.Việc xây dựng cơ sở hạ tầng trong KCN thường do một
công ty phát triển hạ tầng đảm nhiệm. Công ty này có thể là doanh nghiệp

trong nước, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh
thực hiện. Các công ty phát triển hạ tầng KCN sẽ xây dựng các kết cấu hạ
tầng sau đó được phép cho các doanh nghiệp khác thuê lại.
Về tổ chức quản lý, trên thực tế thì các KCN đều thành lập hệ thống
Ban quản lý KCN cấp tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương để trực tiếp thực
hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh
trong KCN. Ngoài Ban quản lý KCN, tham gia quản lý tại các KCN còn có
các Bộ, Ngành như: UBND tỉnh - thành phố, Bộ kế hoạch và Đầu tư, Bộ
thương mại, Bộ xây dựng,…
Sản phẩm của doanh nghiệp KCN chủ yếu dành cho thị trường thế giới
và phục vụ xuất khẩu để tăng thu ngoại tệ. Tuy nhiên cũng có rất nhiều doanh
nghiệp KCN sản xuất kinh doanh nhằm phục vụ thị trường nội địa.Các nhà
sản xuất trong KCN rất quan tâm đến việc giảm nhập khẩu máy móc, thiết bị
và hàng hoá tiêu dung, họ rất chú trọng tới việc sản xuất hang hoá chất lượng
cao với mục đích thay thế hang nhập khẩu.
Mọi hoạt động kinh tế trong KCN trực tiếp chịu sự chi phối của thị
trường và diễn biến của thị trường quốc tế.Bởi vậy, cơ chế quản lý kinh tế
trong KCN đều lấy điều tiết của thị trường làm chính.
KCN có vị trí địa lý xác định nhưng không hoàn toàn tách biệt như
KCX. Các chế độ quản lý hành chính, các qui định trong nội bộ KCN và với
các doanh nghiệp ngoài KCN sẽ rộng rãi hơn.Hoạt động trong KCN sẽ là hoạt
động của các tổ chức pháp nhân và các cá nhân trong và ngoài nước với điều
kiện bình đẳng.


13

KCN là mô hình tổng hợp phát triển kinh tế với nhiều thành phần và
nhiều hình thức sở hữu khác nhau cùng tồn tại song song: Doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài dưới các hình thức hợp đồng, hợp tác kinh doanh;

doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài; doanh nghiệp liên doanh và doanh
nghiệp 100% vốn trong nước.
Ra đời cùng mô hình KCX, KCN cũng đã nhanh chóng thu được nhiều
thành tựu ở nhiều quốc gia, đặc biệt là ở những nước đang phát triển (Bùi Thị
Ngọc Lan (2007), Những vấn đề xã hội nảy sinh từ việc thu hồi đất nông
nghiệp cho phát triển đô thị và khu công nghiệp, Tạp chí Bảo hiểm xã hội,
Học viện Chính trị- Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh)
1.1.3.3. Phân loại khu công nghiệp
Có thể căn cứ vào nhiều tiêu thức khác nhau:
(1) Căn cứ vào mục đích sản xuất, người ta chia ra khu công nghiệp và
khu chế xuất. Khu công nghiệp bao gồm các cơ sở sản xuất hàng công
nghiệp để tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Khu chế xuất là một dạng của khu
công nghiệp chuyên làm hàng xuất khẩu.
(2) Theo mức độ mới - cũ, khu công nghiệp chia làm 3 loại:
- Các khu công nghiệp cũ xây dựng trong thời kỳ bao cấp (từ trước khi
có chủ trương xây dựng khu chế xuất năm 1990) như khu công nghiệp
Thượng Đình - Hà Nội, khu công nghiệp Việt Trì, khu công nghiệp
Gang thép Thái Nguyên v.v...
- Các khu công nghiệp cải tạo, hình thành trên cơ sở có một số xí nghiệp
đang
động

hoạt
- Các khu công nghiệp xuất hiện trên địa bàn mới (hiện có khoảng 20)
(3) Theo tính chất đồng bộ của việc xây dựng, cần tách riêng 2 nhóm

khu công nghiệp đã hoàn thành và chưa hoàn thành đầy đủ cơ sở hạ tầng và
các công trình bảo vệ môi trường như hệ thống thông tin, giao thông nội khu,
các công trình cấp điện, cấp nước, thoát nước mưa, nước thải, các nhà máy
xử lý nước thải, chất thải rắn, bụi khói v.v...



×