Tải bản đầy đủ (.docx) (176 trang)

Ảnh hưởng của thế giới quan phật giáo đối với đời sống tinh thần người dân đồng bằng sông hồng hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (843.26 KB, 176 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

CAO XUÂN SÁNG

ẢNH HƯỞNG CỦA THẾ GIỚI QUAN PHẬT GIÁO
ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG TINH THẦN NGƯỜI DÂN
ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2019


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

CAO XUÂN SÁNG

ẢNH HƯỞNG CỦA THẾ GIỚI QUAN PHẬT GIÁO
ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG TINH THẦN NGƯỜI DÂN
ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ
CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ Mã số: 62 22 03 02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS,TS Nguyễn Hùng Hậu

HÀ NỘI - 2019




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ
theo quy định.
Tác giả

Cao Xuân Sáng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến thế giới quan Phật giáo
1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đời sống tinh thần và ảnh hưởng
của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần người dân đồng
bằng sông Hồng
1.3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến phương hướng và giải pháp
nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế tiêu cực của thế giới quan
Phật giáo đối với đời sống tinh thần người dân đồng bằng sông Hồng
1.4. Đánh giá các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và những
vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu, làm sáng tỏ thêm
Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THẾ GIỚI QUAN PHẬT GIÁO
VÀ ĐỜI SỐNG TINH THẦN NGƯỜI DÂN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
HIỆN NAY


2.1. Thế giới quan Phật giáo và thế giới quan Phật giáo ở vùng đồng bằng
sông Hồng
2.2. Đời sống tinh thần của người dân đồng bằng sông Hồng
Chương 3: ẢNH HƯỞNG CỦA THẾ GIỚI QUAN PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI ĐỜI
SỐNG TINH THẦN NGƯỜI DÂN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA

3.1. Phương thức ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống
tinh thần người dân đồng bằng sông Hồng hiện nay
3.2. Thực trạng ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần
người dân đồng bằng sông Hồng hiện nay
3.3. Những vấn đề đặt ra của ảnh hưởng thế giới quan Phật giáo đối với đời sống
tinh thần người dân đồng bằng sông Hồng hiện nay
Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY ẢNH
HƯỞNG TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA THẾ
GIỚI QUAN PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG TINH THẦN NGƯỜI DÂN
ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY

4.1. Phương hướng nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh
hưởng tiêu cực của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần
người dân đồng bằng sông Hồng hiện nay
4.2. Một số giải pháp nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh
hưởng tiêu cực của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần
người dân đồng bằng sông Hồng hiện nay
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng là nhu cầu tinh thần của một bộ
phận nhân dân, có ảnh hưởng sâu sắc đến các lĩnh vực kinh tế, chính trị - xã
hội, văn hóa, đạo đức, an ninh quốc phòng... của đất nước. Nghiên cứu về ảnh
hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần của người dân
đồng bằng sông Hồng hiện nay, tác giả xuất phát từ những lý do sau:
Thứ nhất, cứu cánh của Phật giáo là giúp con người thoát khỏi nỗi khổ
muôn đời. Thế giới quan Phật giáo tồn tại vững chãi trên một nền tảng tư
tưởng sâu sắc, đó là toàn bộ những quan niệm của con người về thế giới, về vị
trí của con người trong thế giới đó. Theo nghĩa rộng, thế giới quan là hệ thống
những quan niệm về thế giới, vị trí, vai trò của cuộc sống của con người và
loài người trong thế giới. Vì vậy, nghiên cứu Phật giáo nói chung, thế giới
quan Phật giáo nói riêng tất yếu sẽ phải quan tâm đến các vấn đề thế giới quan
triết học về thế giới, về con người, và về xã hội. Những phương pháp nhận
thức, ứng xử với thế giới, với con người, mối quan hệ giữa thế giới và con
người, giữa cá nhân với cộng đồng xã hội mang lại nhiều giá trị to lớn qua
nhiều thế kỷ ở nhiều nền văn hóa khác nhau. Việc nghiên cứu thế giới quan
Phật giáo trong một hệ thống chỉnh thể bao gồm cấu trúc ba mặt quan niệm về
thế giới, về vị trí, vai trò của con người trong thế giới là việc làm rất quan
trọng để góp phần hiểu đúng, đủ sâu sắc hơn về Phật giáo.
Để trả lời cho câu hỏi về thế giới, khoa học tự nhiên ngày càng phát
triển với những nghiên cứu thiên văn học, vật lý lượng tử, sinh học, hóa
học… Nhưng tất cả các câu trả lời mang tính giả thuyết từ những phương tiện
hiện đại vẫn chưa thực sự làm thỏa mãn những trăn trở của con người. Nhiều
khoa học xã hội và nhân văn cũng tập trung nghiên cứu về thế giới, về con
người trong thế giới, về thế giới nội tâm của con người. Tuy nhiên, không thể
mong mỏi khoa học có thể mang lại một câu trả lời rõ ràng, chính xác tuyệt



2
đối về thế giới mênh mông vô tận. Từ ngàn xưa, bằng trực giác thiên tài, có
những nhà tư tưởng, những trường phái, học thuyết đã đưa ra quan niệm về
thế giới với những điểm trùng hợp kì lạ với khoa học hiện đại. Một trong
những trường phái đó là Phật giáo. Bởi vậy, nghiên cứu thế giới quan Phật
giáo là cần thiết, có giá trị tham khảo về một dạng thế giới quan trong lịch sử
tư tưởng nhân loại.
Kết quả của nhiều công trình nghiên cứu cho thấy: Quan niệm về thế
giới, về có ảnh hưởng quan trọng tới sự hình thành nhân cách, lối sống và
hành vi của con người. Việc nghiên cứu thế giới quan Phật giáo là cần thiết
nhằm kế thừa những giá trị hợp lý, định hướng thế giới quan, phương pháp
luận đúng đắn cho nhận thức và hành động của con người Việt Nam hiện đại
trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày nay.
Thứ hai, Phật giáo là một tôn giáo có ảnh hưởng sâu sắc đối với đời
sống tinh thần người dân Việt Nam nói chung, người dân đồng bằng sông
Hồng nói riêng. Với thế giới quan độc đáo, Phật giáo trở thành một bộ phận
không thể thiếu của nền văn hóa dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, Phật giáo
có những biến chuyển mạnh mẽ cùng với sự chuyển mình của cả nước.
Phật giáo đã được du nhập vào Việt Nam từ đầu công nguyên. Do có
nhiều điểm tương đồng với tín ngưỡng, văn hóa bản địa nên Phật giáo đã
nhanh chóng trở thành một thành tố tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam. Theo
dòng chảy lịch sử, tinh thần từ bi hỷ xả, khoan dung, độ lượng, hòa bình hòa
hợp, hướng thiện, giải thoát con người khỏi đau khổ... của Phật giáo đã thấm
trong nếp sống, nếp nghĩ của đại đa số người Việt Nam. Ngày nay, xã hội Việt
Nam hôm nay đứng trước nhiều cơ hội cho sự phát triển giàu mạnh, song
cùng với đó là rất nhiều khó khăn, thách thức. Quá trình phát triển chịu ảnh
hưởng hai mặt tích cực và tiêu cực của cơ chế thị trường, hội nhập kinh tế
quốc tế kéo theo xu thế toàn cầu hóa, mâu thuẫn của thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội... khiến cho đời sống tinh thần con người có nhiều chao đảo, bất



3
an. Trong bối cảnh đó, Phật giáo với con đường thoát khổ đã trở thành một
phần đời sống tinh thần của một bộ phận không nhỏ quần chúng nhân dân.
Việc phát huy vai trò của Phật giáo với những giá trị nhân bản có vai trò hết
sức quan trọng trong việc giải thoát cho con người đã trở thành “phần bù”
của thế giới thực tại, đáp ứng được nhu cầu tâm linh, góp phần giải tỏa nỗi
đau khổ tinh thần, khoảng trống và nỗi thất vọng trong lòng người, lập lại
trạng thái cân bằng nhất định có thể giúp con người sống hài hòa hơn cho đời
sống tinh thần của mình. Điều này cũng là một cơ sở để lý giải về sự hồi sinh
của Phật giáo nói riêng và tôn giáo nói chung trong giai đoạn hiện nay.
Thứ ba, đồng bằng sông Hồng là cái nôi hình thành dân tộc đồng thời
cũng là quê hương của các nền văn hóa nổi tiếng trải dài suốt tiến trình lịch sử
văn minh Việt Nam. Là trung tâm của cả nước, đồng bằng sông Hồng vừa
mang trong mình những truyền thống lâu đời bền chắc, vừa thích ứng để theo
kịp với những biến động lịch sử và thể hiện vai trò dẫn dắt đời sống tinh thần
của dân tộc. Trong tiến trình lịch sử ấy, người dân đồng bằng sông Hồng đã
sớm giao lưu với thế giới bên ngoài, tiếp thu những ảnh hưởng của văn hóa
các nước láng giềng, trong đó có ảnh hưởng của tín ngưỡng, tôn giáo, đặc biệt
là Phật giáo.
Phật giáo dễ dàng đi vào lòng người, có tác dụng hoàn thiện nhân cách
đạo đức, hướng con người đến lối sống vị tha, bình đẳng và bác ái. Phật giáo
đã trở thành một trong những hệ tư tưởng - tôn giáo có sức sống lâu dài, tồn
tại cho đến ngày nay, đã ảnh hưởng sâu sắc đối với đời sống tinh thần con
người Việt Nam nói chung và người dân đồng bằng sông Hồng nói riêng trong
lịch sử. Phật giáo Việt Nam luôn gắn liền vận mệnh đất nước, thăng hoa cùng
dân tộc trong mọi hoàn cảnh và trải qua mọi thời đại. Phật giáo Việt Nam là
một tôn giáo có truyền thống yêu nước, gắn bó với dân tộc.
Chính vì vậy, nghiên cứu chỉnh thể thế giới quan Phật giáo, nhất là

nghiên cứu ảnh hưởng của nó đối với đời sống tinh thần người dân đồng bằng


4
sông Hồng hiện nay nhằm tìm ra những giải pháp phát huy ảnh hưởng tích
cực, khắc phục hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực là vấn đề có ý nghĩa lý luận
và thực tiễn cấp thiết. Với tầm quan trọng và ý nghĩa như vậy, tôi chọn đề tài:
“Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần người
dân đồng bằng sông Hồng hiện nay” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ
của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án hệ thống hóa thế giới quan Phật giáo, phân tích ảnh hưởng của
thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần người dân đồng bằng sông
Hồng hiện nay, từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát
huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của thế giới quan này.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận án cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
-

Làm rõ nội dung của thế giới quan Phật giáo nói chung và thế giới

quan Phật giáo ở vùng đồng bằng sông Hồng nói riêng, cùng với đời sống tinh
thần của người dân đồng bằng sông Hồng hiện nay.
-

Phân tích thực trạng ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với

đời sống tinh thần của người dân đồng bằng sông Hồng hiện nay và một số
vấn đề đặt ra.

-

Đề xuất phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy

mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối
với đời sống tinh thần người dân đồng bằng sông Hồng hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thế giới quan Phật giáo; đời sống
tinh thần và ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần
của người dân đồng bằng sông Hồng hiện nay.


5
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo
tới đời sống tinh thần của người dân vùng đồng bằng sông Hồng từ năm 1986
đến nay.
Về không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của thế giới
quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần của người dân đồng bằng sông
Hồng hiện nay.
Về nội dung nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu thế giới quan Phật giáo
trong một hệ thống chỉnh thể quan niệm về thế giới, vị trí và vai trò của con
người trong thế giới. Trong phạm vi luận án này, tác giả chỉ nghiên cứu đời
sống tinh thần trong phạm vi tư tưởng, đạo đức, lối sống, bởi lẽ, đời sống tư
tưởng giữ vai trò chủ yếu, chi phối, quy định đến tính chất, nội dung, phương
hướng phát triển trong hoạt động tinh thần của con người.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về

tín ngưỡng, tôn giáo. Luận án còn dựa vào kinh điển của Phật giáo; kế thừa,
tiếp thu có chọn lọc những tư tưởng của một số công trình nghiên cứu khoa
học có liên quan.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
-

Phương pháp luận: Luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ

nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
-

Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu

chuyên ngành và liên ngành như sử học, văn hóa học, dân tộc học... Bên cạnh đó,
luận án sử dụng các phương pháp cụ thể như: phương pháp phân tích, tổng hợp;
phương pháp lôgíc - lịch sử; phương pháp chuyên gia… Cụ thể:


6
+

Phương pháp phân tích - tổng hợp: Luận án đã phân tích, tổng hợp tài

liệu để viết tổng quan, đánh giá những điểm mà các tác giả đi trước đã làm
được và những khoảng trống khoa học mà luận án cần tiếp tục giải quyết.
+

Phương pháp lôgíc - lịch sử: Luận án khái quát thế giới quan Phật

giáo qua các giai đoạn để tìm ra những điểm chung và khác biệt, từ đó chỉ ra

rằng, ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần của
người dân đồng bằng sông Hồng là của Phật giáo Đại thừa.
+

Phương pháp chuyên gia: Tác giả đã tham khảo ý kiến các chuyên gia

về triết học Phật giáo để có cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn đối với vấn đề
nghiên cứu.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
5.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án góp phần cung cấp một cái nhìn khái quát về thế giới quan
Phật giáo và những ảnh hưởng của nó đối với đời sống tinh thần người dân
đồng bằng sông Hồng hiện nay.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
-

Luận án góp phần cung cấp những luận cứ khoa học cho Đảng, Nhà

nước, cơ quan quản lý tôn giáo có giải pháp phù hợp để phát huy ảnh hưởng
tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của thế giới quan Phật giáo đối với đời
sống tinh thần người dân đồng bằng sông Hồng hiện nay.
-

Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng

dạy các chuyên đề có liên quan.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình khoa học của tác
giả đã công bố liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung luận án gồm 4 chương, 11 tiết.



7
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN THẾ GIỚI
QUAN PHẬT GIÁO

Phật giáo là một tôn giáo - triết học lớn, có tầm ảnh hưởng sâu sắc tới
đời sống văn hóa tinh thần của nhiều quốc gia, dân tộc trên thế giới. Bởi vậy,
nó thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các tăng ni Phật tử, các nhà khoa học
trong và ngoài nước trên mọi khía cạnh: Thế giới quan - nhân sinh quan, bản
thể luận - nhận thức luận...; từ mọi bình diện tiếp cận: triết học, đạo đức, văn
hóa, tôn giáo... Trong luận án này, tác giả khảo cứu các công trình nghiên cứu
về thế giới quan Phật giáo theo nghĩa rộng: Thế giới quan Phật giáo bao hàm
cả nhân sinh quan, đó là quan niệm của Phật giáo về thế giới và vai trò, vị trí
của con người trong thế giới.
1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Kimura Taiken, một học giả rất nổi tiếng người Nhật Bản đã đề cập tới
vấn đề thế giới quan Phật giáo trong tác phẩm Tiểu thừa Phật giáo tư tưởng
luận [147]. Tác giả đã dành thiên thứ hai viết về yếu tố thành lập vũ trụ trong
đó có nêu bản chất của tồn tại, về khái niệm giữa vật và tâm; thiên thứ ba viết
về thế giới quan trong đó đề cập trực tiếp sự ra đời của thế giới quan Bà La
Môn giáo và thế giới quan Phật giáo trong lịch sử Ấn Độ cổ đại.
W.Rahula - tác giả cuốn Tư tưởng Phật học [136] đã tìm hiểu sâu sắc về
những nguyên lý của Phật giáo nguyên thủy. Tác giả đã trích dẫn nhiều kinh
sách để khẳng định tư tưởng Phật giáo nguyên thủy được thừa nhận trong tất
cả các trường phái Phật giáo sau này. Đó là các học thuyết về Tứ diệu đế, Bát
chính đạo, Ngũ uẩn, Nghiệp, Luân hồi, Thập nhị nhân duyên, Vô ngã, Quán
tưởng. Đây là cuốn sách tham khảo có giá trị, cung cấp cái



8
nhìn toàn diện hơn về thế giới quan Phật giáo cho chúng tôi trong quá trình
nghiên cứu đề tài luận án.
Cuốn Đạo của vật lý của tác giả Fritjof Capra [15] là một khám phá
mới về sự tương đồng giữa Vật lý hiện đại và Đạo học phương Đông. Trong
chương 6, tác giả đã khẳng định quan điểm của Phật về thế giới chỉ giới hạn
trong sự nhấn mạnh tính vô thường của “vạn sự”. Lời nói cuối cùng của Phật
trước khi nhập diệt là thế giới quan của ngài và nói rõ ngài chỉ là một người
thầy, vạn sự là vô thường.
K.Sri Dhammananda, người Sri Lanka, một học giả uyên bác viết cuốn
Đạo Phật vì cuộc sống con người [30]. Đây là cuốn sách bàn về con người và
cuộc đời con người, về những phương pháp giúp con người vượt qua mọi đau
khổ trong cuộc sống, được an vui qua lời dạy của đức Phật và những kinh
nghiệm tu hành của bản thân tác giả. Cuốn sách đã nêu lên cách ứng xử tốt
đẹp của Phật giáo, giúp con người sống có nhân phẩm đạo đức cao đẹp hơn
cho đến cách làm thế nào để khi chết được thanh thản, nhẹ nhàng, không lo
âu, phiền muộn.
Cuốn Đức Phật và Phật pháp của Narada Thera [158] là một cuốn sách
nổi tiếng, cung cấp nền tảng căn bản cho ai muốn tìm hiểu Phật giáo nguyên
thủy. Trong phần hai của cuốn sách, tác giả đã trình bày hệ thống về Phật giáo
như đặc điểm của Phật giáo, Tứ diệu đế, nghiệp báo, sự báo ứng và tính chất
của nghiệp, thập nhị nhân duyên, tái sinh, sinh và tử, những cảnh giới, Niết
bàn… Đây là cuốn sách rất có giá trị, là tư liệu quý giúp cho tác giả nghiên
cứu đề tài kế thừa tìm hiểu nội dung về thế giới quan Phật giáo trên ba mặt về
thế giới, về con người, cuộc đời con người trong Phật giáo nguyên thủy.
Cuốn Nhân quả triết lý trung tâm Phật giáo của Kalupahana [91], tại
chương 4, tác giả đã giải thích rõ những vấn đề khác nhau được cắt nghĩa
bằng nhân quả trong Phật giáo. Nguyên lý nhân quả liên quan đến việc



9
khảo sát bản chất của thế giới, các sự vật hiện tượng trong vũ trụ được nối liền
bởi mối liên hệ nhân quả. Bản chất của các pháp có điều kiện từ nhân quả.
Chương 6, tác giả giải thích rõ sự hoạt động của nguyên lý nhân quả trong các
lĩnh vực vô cơ, hữu cơ, đời sống tâm lý, xã hội, luân lý và đời sống tâm linh.
Cuốn Phật giáo những vấn đề triết học của O. Rozenberg [128] đã đi
sâu vào những vấn đề cơ bản của triết học Phật giáo, đó là hệ thống thế giới
quan Phật giáo; các sơ đồ giáo lý; điểm xuất phát của triết học Phật giáo, cũng
là mục đích cuối cùng của cuộc đời là giải thoát; phân tích con người trên
phương diện sinh lý học, tâm lý học (thuyết ngũ uẩn), các yếu tố tạo nên con
người - sinh thể có ý thức; vấn đề siêu hình học và giải thoát luận; nhận thức
luận và bản thể luận trong Phật giáo; thuyết Dharama (Pháp) là cơ sở của giáo
lý Phật giáo; đạo đức học Phật giáo xây dựng trên tư tưởng giải thoát,
Cuốn Sức mạnh của đạo Phật do Đức Dalai Lama và Jean Claude
Carriere [28], Lê Việt Liên dịch ra tiếng Việt. Trên cơ sở cuộc hỏi đáp giữa
Đức Dalai Lama và Jean Claude Carriere, cuốn sách đã phục dựng lại những
giá trị của đạo Phật, trong đó có quan niệm về thế giới. Các tác giả cho rằng,
những tư tưởng vô ngã, vô thường, giải thoát, tâm, bình đẳng, tứ vô lượng…
đã trở thành sức mạnh của đạo Phật và cũng trở thành sức mạnh cho con
người thay đổi để sống tốt hơn trong thế giới ngày nay. Đức Dalai Lama có
đặt ra câu hỏi rằng: “Phải chăng cuối thế kỷ này, đạo Phật có thể hiến tặng
một nơi an trú cho tất cả mọi người” [28, tr.35]. Đây là một trong những câu
hỏi quan trọng, then chốt để con người có thể nhìn nhận, tiếp cận quan niệm
của Phật giáo về con người và cuộc đời của con người trong thế giới hiện đại
ngày nay.
Peter D.Santina trong bài viết Nền tảng của đạo Phật [138] đã trình bày
mười hai bài giảng về lịch sử ra đời và những nội dung căn bản của đạo



10
Phật như: tứ diệu đế bàn về cuộc đời con người, bát chính đạo, giới, định, lý
nhân duyên nói về quy luật nhân - quả, về sự ra đời tất yếu của vũ trụ không
phải do đấng tối cao sáng tạo ra; nghiệp, ngũ uẩn nói về sự xuất hiện con
người,… Tác giả đã cố gắng làm rõ một số nội dung cơ bản trong thế giới
quan Phật giáo nguyên thủy.
Cuốn sách Phật giáo nhập môn của Fabrice Midal [118] đã đề cập đến
những vấn đề về Thiền định, đạo đức và giới luật Phật giáo. Đặc biệt tại
chương bảy, tác giả đã tìm hiểu các khái niệm chủ yếu trong Phật giáo.
Nghiên cứu về thế giới với các khái niệm địa ngục, thế giới của súc vật, thế
giới của con người, thế giới của vị trời, vô thường, Niết bàn, tính không; về
con người và cuộc đời con người với các khái niệm vô ngã, cõi luân hồi, lòng
từ bi, nghiệp, sự tái sinh, cái chết...
Geshe Kelsang Gyatso là tác giả cuốn sách Phật giáo truyền thống Đại
thừa [62], do Thích nữ Trí Hải dịch. Đây là một tác phẩm Phật học căn bản, lý
giải về ý nghĩa và mục tiêu cuộc sống, về cách thức khiến cuộc sống trở nên
có giá trị qua mục tiêu giác ngộ, chiêm nghiệm và thực hành Phật pháp. Trên
cơ sở đó tác giả đã đề cập đến một số vấn đề căn bản của Phật giáo như: Pháp,
vô thường, sự tái sinh, nghiệp, sáu thức, những chức năng của tâm, tâm bồ đề,
tâm đại bi, tính không...
Bên cạnh đó, còn có một số công trình nghiên cứu khác cũng nghiên
cứu về thế giới quan Phật giáo, tiêu biểu như:
Các chuyên gia nghiên cứu về Phật giáo điển hình (được dịch ra tiếng
Việt) như: W.Rahula với tác phẩm “Tư tưởng Phật học”; Kimura Taiken có
ba tập: “Nguyên thủy Phật giáo tư tưởng luận”, “Tiểu thừa Phật giáo tư
tưởng luận”, “Đại thừa Phật giáo tư tưởng luận”; D.T.Suzuki với ba tập
“Thiền luận”, “Cốt tủy của đạo Phật”, “Huyền học đạo Phật và Thiên
chúa”; Kalupahana với tác phẩm “Nhân quả triết lý trung tâm Phật giáo”;...



11
1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước
Phật giáo là một tôn giáo phát triển rất mạnh mẽ trong chiều dài lịch sử
của nước ta, có thời kỳ được gọi là quốc đạo và có ảnh hưởng sâu đậm đến
nền văn hóa dân tộc. Hiện nay, Phật giáo thu hút một số lượng đông đảo các
tác giả quan tâm nghiên cứu ớ các khía cạnh, chuyên ngành khác nhau. Điển
hình các nghiên cứu dưới góc độ triết học, tôn giáo học có liên quan đến thế
giới quan Phật giáo như:
Phan Văn Hùm trong cuốn Phật giáo triết học [83] đã đề cập đến lịch
sử phát triển của Phật giáo: nguồn gốc ra đời, sự phát triển qua các phân phái
Phật giáo; triết học của Phật giáo nguyên thủy với vấn đề tâm và vật, ngũ uẩn,
tứ diệu đế, thập nhị nhân duyên, nghiệp, thiền na; triết học Phật giáo sau khi
Phật nhập diệt với vũ trụ luận, nhận thức luận, giải thoát luận, luân lý đạo
đức. Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra sự khác biệt giữa các dòng tu tiểu thừa
và đại thừa trong quan niệm về vũ trụ luận, nhận thức luận, giải thoát luận và
luân lý.
Thích Duy Lực trong cuốn Vũ trụ quan thế kỷ XX - Yếu chỉ Phật pháp,
Yếu chỉ Trung quán luận [111] cho rằng:
Phật pháp là để hiển bày bản thể tự tính bất nhị của Diệu giác, nên
chẳng thể chia. Có thể chia là giáo pháp (chẳng phải Phật pháp).
Chư Phật chư Tổ, vì muốn thích ứng căn cơ trình độ của mọi chúng
sinh, nên vì khế hợp dương cơ mà chia nhiều tông, tức là trên phù
hợp ý Phật (Phật pháp chẳng thể chia), dưới khế hợp dương cơ
(giáo pháp có thể chia) là vậy [111, tr.33].
Nói như vậy, tác giả cho rằng, việc đức Phật thiết lập như vậy là muốn
chúng sinh nghiên cứu, tìm hiểu đạo lý cho phù hợp với căn cơ, trình độ của
mỗi người. Thông qua đó, thế giới quan Phật giáo cũng cần được trình bày
sao cho dễ hiểu, dễ đi vào lòng người, cho phù hợp với trình độ nhận thức của
mỗi người.



12
Cuốn Đại cương triết học Phật giáo Việt Nam của Nguyễn Hùng Hậu
[70]

là một công trình khoa học đầu tiên trình bày một cách hệ thống, toàn

diện về triết học Phật giáo Việt Nam từ khởi nguyên đến thế kỷ XIV theo lát
cắt thế giới quan Phật giáo, nhân sinh quan Phật giáo, phù hợp với logic phát
triển của lịch sử của Phật giáo. Chương một tác giả đã lược sử Phật giáo Việt
Nam từ khởi nguyên đến XIV qua sự du nhập của Phật giáo vào Việt Nam cho
đến Phật giáo thời Trần với thiền phái Trúc Lâm Yên Tử; chương hai khảo
cứu một vài nét thế giới quan Phật giáo theo lịch sử phát triển, từ Phật giáo
Nguyên thủy đến Tiểu thừa và Đại thừa sau đó khảo sát thế giới quan Phật
giáo Việt Nam; chương ba tìm hiểu nhân sinh quan Phật giáo trên các mặt về
con người, về cuộc đời con người. Tác giả khẳng định, tuy Phật giáo phát
triển qua các giai đoạn, thời kỳ, tông phái khác nhau nhưng nhân sinh quan
Phật giáo ít có thay đổi, về cơ bản nó vẫn đi theo cái trục của chính nó, đó là
quan niệm của đức Phật đã chỉ ra. Trên cơ sở đó, tác giả khảo cứu nhân sinh
quan Phật giáo Việt Nam.
Phạm Hữu Dung với cuốn Cõi Ta Bà thế giới quan Phật giáo [40] cho
rằng, thế giới quan Phật giáo lấy đời sống và hạnh phúc của con người làm
nền móng. Ngày nay, nhiều nhà khoa học tin là đạo Phật có thể bổ sung sự
khiếm khuyết này cho khoa học. Những quan niệm chính của Phật giáo như
các thuyết nhân quả, nhân duyên v.v… vẫn phù hợp với vũ trụ quan hiện đại.
Cuốn sách với nội dung chủ yếu đi tìm hiểu những quan điểm về thế giới của
Phật giáo. Hơn nữa, mục đích của tác giả cuốn sách lại đi sâu tìm hiểu nguồn
gốc phát sinh và triết lý của những quan điểm về thế giới. Về thế giới quan
Tiền đại thừa, tác giả tìm hiểu cấu trúc của vật chất và thế giới, địa ngục, cõi

trời và các cõi khác, luân hồi, nghiệp, giác ngộ, thế giới và thời gian; về thế
giới quan Đại thừa, tác giả tìm hiểu tịnh độ Tây phương, các cõi trời trong
Phật giáo, đạo đức và thế giới, sự thay đổi quan niệm về địa ngục và quan
điểm của thế giới ngày nay. Những nhận định này, sẽ được tác giả


13
đề tài khảo cứu kế thừa những quan điểm về thế giới trong nội dung thế giới
quan Phật giáo.
Cuốn Thế giới quan Phật giáo của thiền sư Thích Mật Thể [159], trước
khi tìm hiểu về thế giới theo quan niệm của Phật giáo, tác giả đã tìm hiểu ở
khoa học, triết học, tôn giáo, chính trị. Với Phật giáo, giáo lý phải có hai điều
cốt yếu là sự thật và phương pháp. Trong quan niệm về sự vật đều có nhân
duyên quan hệ với nhau mà sinh ra, ấy là nguyên lý của vạn hữu vũ trụ, phủ
nhận thuyết thần tạo. Tác giả khẳng định, đi vào tìm hiểu Phật giáo có hai
nguyên lý căn bản: 1. Tất thảy hiện tượng đều chuyển biến vô thường; 2. Bản
thể bất sinh bất diệt.
Tác giả Minh Chi với cuốn Các vấn đề Phật học [17] đã trình bày các
vấn đề Phật học như: Giới thiệu đạo Phật với người trí thức; lẽ vô thường của
đạo Phật và phép biện chứng của mácxít; lẽ vô thường trong chủ nghĩa duy
vật tầm thường; đạo Phật thấy vũ trụ và hiểu vật chất như thế nào? Bên cạnh
những vấn đề Phật học, tác giả còn trình bày một quan niệm tổng quan về đạo
Phật; giáo lý siêu việt của đạo Phật; một quan điểm về lịch sử Phật học; điểm
qua các danh từ chuyên môn trong đạo Phật.
Nguyễn Duy Hinh viết cuốn Triết học Phật giáo Việt Nam [75] trong
phần triết học Phật giáo tác giả trình bày những nội dung bản thể luận Phật
giáo, khẳng định Duyên khởi luận là của Phật giáo. Tác giả kết luận bản thể
luận Phật giáo phát triển qua hai bước; bước thứ nhất là trước Đại thừa đưa ra
thuyết Vô ngã và thuyết Duyên khởi; bước thứ hai là Đại thừa tiếp thu một số
tư tưởng Tân Bà la môn giáo đưa ra A lại da thức, Chân như, Như Lai tạng,

Không v.v... làm bản thể của vạn hữu. Nhận thức luận Phật giáo, tác giả chỉ
tập trung nghiên cứu nhận thức luận của Phật giáo nguyên thủy, nói một cách
khác là của thời kỳ trước Đại thừa. Mục đích nghiên cứu nhận thức luận Phật
giáo của tác giả là chỉ nhằm tìm hiểu phương pháp nhận thức của Thích Ca
Mầu Ni để quan sát Sinh - Lão - Bệnh - Tử của con người từ


14
đó đưa ra Tứ Diệu Đế. Giải thoát luận Phật giáo. Tác giả phân tích các luận
giải về giải thoát luận của các nhà nghiên cứu trước đó. Theo tác giả, khái
quát vấn đề Giải thoát trước Đại thừa dựa trên lý luận về Vô dư Niết Bàn, còn
Giải thoát luận Đại thừa dựa trên lý luận Hữu dư Niết Bàn, Đại Niết Bàn,
Tịnh Thổ, Cực Lạc Quốc; Giải thoát luận trước Đại thừa hướng đến chủ nghĩa
cứu thế tâm cực xuất thế, còn Giải thoát luận Đại thừa hướng đến chủ nghĩa
cứu thế tích cực nhập thế.
Nguyễn Thị Toan viết cuốn Giải thoát luận Phật giáo [175] tác giả cho
rằng, muốn hiểu thấu đáo quan niệm về giải thoát của Phật giáo, không thể
không tính đến những ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, xã hội cũng như
những yếu tố tư tưởng, văn hóa mà trên đó Phật giáo được hình thành và phát
triển. Đây là một cơ sở để tác giả đề tài kế thừa và khảo cứu sự ra đời thế giới
quan Phật giáo dựa trên nền tảng chủ nghĩa duy vật lịch sử. Tác giả cho rằng,
giải thoát là phạm trù trung tâm của phần lớn các tôn giáo trên thế giới. Trong
đó “giải thoát luận Phật giáo được coi là đỉnh cao trong tư tưởng giải thoát
của Ấn Độ cổ đại” [175, tr.33]. Khái quát tư tưởng trọng yếu của Phật giáo
nguyên thủy mà nền tảng là Tứ diệu đế. Sau đó tác giả trình bày giá trị lịch sử
và những hạn chế trong quan niệm về giải thoát của Phật giáo nguyên
thủy.Trong Tiểu thừa, Niết bàn mang tính chất cá nhân, là đích giải thoát của
từng con người cụ thể chứ chưa phải là Niết bàn cho sự cứu độ chúng sinh
trên cỗ xe Phật pháp Đại thừa và tác giả khẳng định quan niệm giải thoát là
linh hồn của Phật giáo. Khát vọng giải thoát con người khỏi những khổ đau

của cuộc đời mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
Cuốn sách Phật học tinh hoa của Nguyễn Duy Cần [14], đã nói về lịch
sử đạo Phật theo một sự tiến triển bao quát, có hệ thống về nguồn gốc ra đời,
các thuyết lý chân phái của Tiểu thừa, Đại thừa. Trong đó tất cả giáo lý của
nhà Phật đều tập trung vào sự giải thoát cứu rỗi con người khỏi mọi nỗi đau


15
nhân thế. Tác giả đưa ra những điểm trong triết thuyết Phật học về thuyết
nhân quả, theo vòng biến thiên vô cùng, vô tận với sự ảnh hưởng lẫn nhau
giữa nội tâm và ngoại cảnh, giữa vật chất và tinh thần theo mối liên hệ tương
hỗ, tác dụng qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau.
Cuốn sách Vô ngã là Niết bàn - Tuyển tập của Thích Thiện Siêu [141],
nội dung của tuyển tập này tập trung vào cái nhìn trí tuệ, từ bi và một niềm tin
đạo trong sáng, chúng sinh nên biết rằng, hữu ngã là luân hồi, mà vô ngã là
Niết bàn. Trên cơ sở đó, tác giả tìm hiểu về mối quan hệ giữa Đạo Pháp và
dân tộc, Tứ diệu đế về cuộc đời con người; lý duyên khởi hay thập nhị nhân
duyên. Đặc biệt tác giả giới thiệu nguyên tắc chung sống hòa bình của Phật
giáo trong phát biểu tại hội nghị bàn tròn về “Nguyên tắc an ninh và giá trị
của trật tự tinh thần và đạo đức” tại Moscow từ 18-20 tháng 3 năm 1987.
Những nguyên tắc này nếu được thực hiện, sẽ là đảm bảo cho một nền hòa
bình chân chính và bền vững trong giá trị trật tự tinh thần đạo đức và an ninh
chung.
Ngoài ra còn một số cuốn sách rất nổi bật nghiên cứu liên quan đến thế
giới quan Phật giáo trên ba mặt về thế giới, về con người, về cuộc đời con
người đáng chú ý như: Cuốn Phật giáo trong ba bài diễn thuyết của Trần
Trọng Kim [93]. Tác giả tập trung nghiên cứu Phật giáo đối với nhân sinh, tìm
hiểu về thuyết thập nhị nhân duyên, Tiểu thừa, Đại thừa; Đoàn Trung Còn với
Pháp giáo nhà Phật [24]. Viết về Pháp theo Phật, bàn về vũ trụ với vạn vật
trong Phật giáo. Ba nền tảng của đạo Phật, tứ diệu đế, Niết bàn; Lưu Vô Tâm

viết về Phật học khái lược [150].
1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỜI SỐNG
TINH THẦN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA THẾ GIỚI QUAN PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI
ĐỜI SỐNG TINH THẦN NGƯỜI DÂN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

1.2.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đời sống tinh thần
Đời sống tinh thần là một lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội con
người, nó có phạm vi rất rộng lớn và phức tạp. Do vậy, việc xác định nội


16
dung khái niệm đời sống tinh thần phụ thuộc vào cách nhìn nhận, cách tiếp
cận khác nhau.
Phùng Đông viết bài Vị trí, ý nghĩa của phạm trù đời sống tinh thần xã
hội trong đời sống tinh thần xã hội trong chủ nghĩa duy vật lịch sử [54] cho
rằng, đời sống tinh thần xã hội được hiểu bao gồm tất cả những gì liên quan
đến lĩnh vực tinh thần: từ những giá trị, sản phẩm tinh thần đến những hiện
tượng, quá trình tinh thần, từ những hoạt động tinh thần (sản xuất tinh thần,
phân phối, tiêu dùng giá trị tinh thần…) đến những quan hệ tinh thần (trong
trao đổi, giao tiếp tinh thần…). Nói đến đời sống tinh thần là nói đến tính liên
tục về thời gian, tính rộng lớn về không gian của tất cả những hiện tượng,
những quá trình tinh thần. Với ý nghĩa như vậy, nội dung phạm trù đời sống
tinh thần xã hội là tất cả những giá trị, sản phẩm, hiện tượng, những quá trình,
những hoạt động, những quan hệ tinh thần của con người phản ánh đời sống
vật chất xã hội và được thể hiện như là phương thức hoạt động và tồn tại tinh
thần của con người trong những giai đoạn phát triển lịch sử nhất định.
Cuốn Những chuyên đề Triết học (Dành cho cao học và nghiên cứu
sinh) của Nguyễn Thế Nghĩa [123], cho rằng, ý thức xã hội là phạm trù triết
học dùng để chỉ toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội. Nó bao gồm những
quan điểm, tư tưởng, lý luận cùng những tình cảm, tâm trạng, truyền thống,

thói quen, sở thích… phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn lịch sử
nhất định. Như vậy quan niệm của tác giả đã đồng nhất đời sống tinh thần của
xã hội với ý thức xã hội.
Vi Quang Thọ viết cuốn Đời sống tinh thần của cá nhân - khái niệm và
nguyên tắc nghiên cứu [161] cho rằng, đời sống tinh thần của xã hội, về bản
chất là quá trình tồn tại hiện thực của mọi người, còn thực tế thì đó là cách
thức hoạt động sống có tính chất xã hội và là lĩnh vực độc lập tương đối, có
liên quan tới sản xuất và truyền bá ý thức, tới việc thỏa mãn những


17
nhu cầu tinh thần của mọi người. Đời sống tinh thần, các quan hệ tinh thần và
ý thức (3 nhân tố cấu thành hệ thống: hoạt động tinh thần - quan hệ tinh thần ý thức). Với quan điểm này đã chỉ ra tính chất đặc trưng của đời sống tinh
thần thông qua sự tác động giữa nhân tố cấu thành hệ thống của đời sống tinh
thần xã hội.
Bài viết Bản chất và quy luật của đời sống tinh thần của Đào Duy
Thanh [153], tác giả viết, cũng như bất kỳ một hiện tượng nào xã hội nào
khác, đời sống tinh thần của con người và xã hội cũng được nghiên cứu từ bên
trong bản thân ý thức xã hội, do đó nó không thể mang tính tuyệt đối. Về kết
cấu, đời sống tinh thần được chia theo chiều dọc thành những cấp độ và chiều
ngang thành những hình thái. Ở nét chung nhất, đó là những cấp độ cơ bản
của lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội. Toàn bộ các hình thái của
ý

thức xã hội hoạt động trong phạm vi những cấp độ ấy. Đó là mối quan hệ

giữa ý thức sinh hoạt đời thường và ý thức lý luận, giữa tâm lý xã hội và hệ tư
tưởng cũng như sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội như triết
học, ý thức chính trị, ý thức pháp quyền, ý thức đạo đức, ý thức thẩm mỹ, ý
thức tôn giáo và khoa học.

Cuốn Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người
Việt Nam hiện nay nay của Nguyễn Tài Thư [169], tại chương I về hình thái
và sự tác động của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam
hiện nay. Khẳng định trong lịch sử tư tưởng nước ta có thời kỳ một học thuyết
tư tưởng hoặc một đạo giữ vai trò thống trị xã hội như Phật giáo ở thế kỷ X XIV. Nho giáo ở thế kỷ XV - XIX, học thuyết Mác - Lênin từ thập kỷ 40 của
thế kỷ XX đến nay. Nhưng chưa bao giờ xảy ra hiện tượng chỉ có một học
thuyết tư tưởng hoặc một tôn giáo chi phối toàn bộ đời sống tinh xã hội. Các
học thuyết tư tưởng, các tôn giáo, các tín ngưỡng hiện đang tồn tại ở nước ta
thì có nhiều, nhưng có thể chia ra làm 4 loại chủ yếu: các học thuyết truyền
thống, các tôn giáo và tín ngưỡng xưa nay, các trào lưu tư


18
tưởng tư sản phương Tây cận hiện đại, chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh. Trong đó Chủ nghĩa Mác - Lênin là học thuyết lớn nhất, là tư tưởng
lãnh đạo xã hội ta ngày nay.
Nguyễn Văn Bốn viết bài Hệ giá trị tinh thần truyền thống của Người
Việt trong thời hội nhập [13] bài viết này tìm hiểu giá trị tinh thần truyền
thống và xác định những truyền thống nào có ý nghĩa trong thời kỳ hội nhập.
Theo tác giả hệ giá trị tinh thần tốt của người Việt được kế thừa phát huy và
góp phần mang lại những thành tựu trong các lĩnh vực của đời sống trong thời
kỳ đổi mới. Ngược lại, có những thói hư tật xấu của người Việt đang cản trở
và tác động xấu đối với sự phát triển của xã hội. Như hệ giá tinh thần truyền
thống tốt của người Việt như: yêu nước, cần cù, sáng tạo, anh hùng, lạc quan,
thương người, vì nghĩa, ham học, yêu hòa bình, nhẫn nhịn… Tác giả dẫn
chứng những thói xấu của người Việt nhìn dưới góc độ phản giá trị như:
không bền chí, nông nổi, hay thất vọng, hay khoe khoang, ưa hư danh, tinh
vặt, sự vụ lợi, tò mò, vô kỷ luật, thờ ơ, lười biếng, thích hưởng thụ… Trên cơ
sở đó tác giả đưa ra những giải pháp cho hệ giá trị tinh thần truyền thống của
người Việt để hệ giá trị tinh thần truyền thống của người Việt trở thành bản

sắc văn hóa, là nền tảng vững chắc cho Việt Nam hội nhập và phát triển bền
vững.
Trần Văn Bính viết bài Biến đổi trong hệ chuẩn mực đạo đức xã hội
nước ta trước tác động của nền kinh tế thị trường [9] tác giả cho rằng có một
thực tế ở nước ta cũng như nhiều nước khác là sự phát triển của đời sống vật
chất đã không tỷ lệ thuận với đời sống văn hóa tinh thần và các giá trị đạo đức
xã hội cần có để phát triển hài hòa và bền vững. Tác động của tính chất hai
mặt của kinh tế thị trường ở nước ta cho thấy đời sống vật chất của xã hội
được nâng lên, cải thiện rõ rệt, nhưng đời sống tinh thần, đạo đức xã hội thì
xuống cấp, một trong những nguyên nhân quan trọng là do chúng ta chậm
nhận thức ra mặt trái của kinh tế thị trường.


19
Văn Đức Thanh viết bài Tác động khách quan của tiêu chí nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong đời sống xã hội [151] đã khẳng định tác
động của tiêu chí Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong đời sống xã
hội nước ta được biểu hiện đa dạng trên rất nhiều nội dung và mọi phương
diện, lĩnh vực xã hội thông qua quá trình thực hiện các chức năng xã hội của
Nhà nước, từ phương diện chính trị, kinh tế đến văn hóa… Tác động của tiêu
chí Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa làm cho phương diện văn hóa của
đời sống xã hội nước ta phát triển theo hướng khuyến khích sự sáng tạo
những giá trị văn hóa tiên tiến, khơi thông sức sống từ chiều sâu lịch sử
truyền thống dân tộc và tăng khả năng tích hợp tinh hoa văn hóa nhân loại của
nền văn hóa dân tộc. Tiêu chí Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa còn tác
động đến nhiều phương diện khác của đời sống xã hội nước ta như đạo đức,
tín ngưỡng tôn giáo, ý thức dân tộc… Song, nhìn chung một cách tổng quát,
sự phát triển các phương diện đời sống xã hội dưới tác động của tiêu chí đó
đạt hiệu quả cao khi các chức năng của Nhà nước được thực hiện thống nhất.
1.2.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến ảnh hưởng của thế

giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần người dân đồng bằng sông
Hồng
Công trình nghiên cứu của Nguyễn Thị Bảy, Văn hóa Phật giáo và lối
sống của người Việt ở Hà Nội và châu thổ Bắc bộ [6] có cách tiếp cận khá độc
đáo về văn hóa Phật giáo châu thổ Bắc bộ từ góc độ vật chất, tinh thần và văn
hóa ứng xử. Tác giả rất sâu sắc khi nhận định rằng: “Đã có một thời gian dài
với người Việt, đạo Phật như một cứu cánh của những tâm hồn đau khổ, đạo
Phật trở thành hệ tư tưởng dẫn đường cho cuộc đấu tranh giành độc lập, là
một tác nhân trong mối liên kết các thành phần dân tộc” [6, tr.96]. Hơn thế
nữa, khi đánh giá vai trò của đạo Phật đối với đời sống tinh thần của người
dân Việt, tác giả cho rằng, “với giáo lý cơ bản của nó, đạo


20
Phật luôn đặt một trọng tâm vào việc giáo dục thiện tâm, tính nhân bản, làm
cho mọi điều tốt lành cho mình và cho mọi người” [6, tr.142]. Trong đời sống
tinh thần, tác giả đã khai thác những khía cạnh quan trọng về thế giới quan,
cuộc sống của con người sau cái chết, và khi chết đi, trong các đám tang cổ
truyền của người Việt trước khi mai táng ở nhà có thỉnh sư và các vãi đến tụng
kinh, hành lễ; khi đưa ma thì từ xưa cho đến nay, vẫn còn nhiều đám ma có sư
vãi đi trước, vãi mang phướn, sư sãi tay cầm tràng hạt niệm Phật, cầu cho
người chết được siêu sinh nơi Tây phương cực lạc. Khi đến mộ, các sãi - vãi
chăng vải như tượng trưng cho sự bắc cầu cho vong từ thế giới bên này sang
thế giới bên kia.
Cuốn Phật giáo với văn hóa Việt Nam của Nguyễn Đăng Duy [41] đã
đề cập đến ảnh hưởng của Phật giáo đối với văn hóa hữu hình và văn hóa tinh
thần của người Việt. Theo tác giả, những nếp nghĩ, nếp sống theo Phật giáo
của của người dân Việt, được biểu hiện ra ý thức tư tưởng, quan niệm nhân
sinh, đời sống chính trị, nếp sống đạo đức, đời sống tâm linh, quan niệm sinh
tử, tục lệ tang ma, lễ hội, và mảng lớn của Phật giáo để lại cho nền văn học

với triết lý về Phật. Khi nói về Phật giáo với quan niệm nhân sinh, tác giả đã
nghiên cứu con người hữu tình nhân sinh, con người nghiệp kiếp, con người
bể khổ, con người tu hành thoát khổ,… Tác giả cho rằng, nói về Phật giáo ở
Việt Nam có tư tưởng nhập thế, ta có thể hiểu theo hai cách:
Một là, nó hòa đồng được vào sự hỗn dung tín ngưỡng của người Việt
(Kinh), để bản thân nó có thể mở rộng, tồn tại lâu dài.
Hai là, trong từng thời kỳ, nó hòa đồng được vào văn hóa chính trị của
đất nước, và lâu dài, nó hòa đồng được vào với văn hóa đạo đức và đời sống
tâm linh của người Việt (Kinh) [41, tr.280].
Hơn thế nữa, tác giả cũng rất sâu sắc cho rằng, Phật giáo ảnh hưởng đối
với đời sống tinh thần của người Việt Nam nói chung và người dân đồng


21
bằng sông Hồng nói riêng, đó là góp phần nuôi dưỡng tinh thần bình đẳng, sự
hòa quyện giữa Phật giáo với chính trị, mà biểu hiện rõ nét là trong thời kỳ Lý
- Trần, Phật giáo chiếm vai trò chủ đạo, ảnh hưởng đối với đời sống tinh thần
của người dân đồng bằng sông Hồng.
Công trình nghiên cứu của Phạm Văn Dần Ảnh hưởng của Phật giáo
đến đời sống tinh thần nhân dân vùng đồng bằng Bắc Bộ hiện nay (Qua khảo
sát một số tỉnh trọng điểm) [31] đã phân tích ảnh hưởng của Phật giáo trên
một số lĩnh vực chủ yếu, đó là tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, phong tục
tập quán… Tác giả cũng nhận xét rằng:
Thuyết từ bi, cứu khổ và đặc biệt là những hành động thực tế của
các môn đồ nhà Phật ở Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử đã thu
hút được sự quan tâm và chiếm được tình cảm của đông đảo các
tầng lớp nhân dân trong xã hội. Đây cũng chính là một trong nhiều
lý do mà ngày càng có nhiều người đến với Phật giáo hơn [31, tr.3637].
Đối với vùng đồng bằng Bắc bộ, tác giả cho rằng, từ lâu trong lịch sử,
Phật giáo đã ăn sâu vào cuộc sống tâm linh của cộng đồng làng xã. Chùa Phật

đã trở thành chùa làng “đất vua, chùa làng, phong cảnh Bụt”, trở thành nơi
giải trí của người dân “trẻ vui nhà, già vui chùa”. Sinh hoạt Phật giáo đã trở
thành một sinh hoạt văn hóa thường nhật của người dân. Sự gần gũi, hòa nhập
của Phật giáo với đời sống thường nhật của người dân đến mức quên đi cả
giới hữu hạn giữa đời sống trần tục và đời sống thiêng trong tôn giáo “gần
chùa gọi Bụt bằng anh” [31, tr.37-38].
Hoàng Thị Lan, trong công trình nghiên cứu Ảnh hưởng của Phật giáo
đối với lối sống của người Việt Nam hiện nay [103] trên cơ sở khái quát về
Phật giáo và đặc điểm Phật giáo Việt Nam đã phân tích những ảnh hưởng của
Phật giáo đối với một số phương diện của lối sống người Việt Nam hiện nay
như trong cách thức lao động và tổ chức sản xuất, trong phong tục tập


×