Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Thực hiện pháp luật về quản lý công chức thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ ở việt nam hiện nay tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (396.98 KB, 27 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

ĐẶNG THỊ MAI HƢƠNG

THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ
CÔNG CHỨC THUỘC BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƢỚC VÀ PHÁP LUẬT

Mã số: 62 38 01 01

HÀ NỘI - 2019


Công trình được hoàn thành tại
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS LƢƠNG THANH CƢỜNG

Phản biện 1: ..................................................................
..................................................................
Phản biện 2: ..................................................................
..................................................................
Phản biện 3: ..................................................................
..................................................................
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện
họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Vào hồi


giờ

ngày

tháng

năm 2019

Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia
và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo và phát triển nhằm phục vụ nhân
dân, yêu cầu đặt ra cần phải quan tâm đến chất lượng đội ngũ vận hành bộ máy hành
chính nhà nước. Thực tiễn chất lượng thực thi công vụ của đội ngũ công chức kém
hiệu quả, tinh thần thái độ trong chấp hành và điều hành còn nhiều hạn chế. Hệ thống
pháp luật về cán bộ, công chức nói chung, văn bản quy phạm pháp luật về quản lý
công chức nói riêng còn nhiều bất cập, thiếu tính đồng bộ, chưa hoàn thiện đặc biệt
là các quy định về chế tài xử lý vi phạm dẫn đến khó thực hiện cho các chủ thể tham
gia quan hệ pháp luật về quản lý công chức; có nhiều sai sót, bất cập trong quá trình
tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý công chức như tuyển dụng, quy hoạch, đào
tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết chế độ, chính sách dẫn
đến hệ quả là thực tiễn thực hiện pháp luật về quản lý công chức của nước ta vẫn còn
tồn tại một số bất cập: Ví dụ quản lý nhà nước ở Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa hiệu
quả nên để xảy ra tiêu cực trong thi cử như ở Hà Giang, Hòa Bình…. hay việc thi
tuyển công chức ở Bộ Công thương; vụ việc bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh,... Bộ, cơ
quan ngang bộ có nhiệm vụ hoạch định chính sách chung về đối nội, đối ngoại quốc

gia; bảo đảm điều phối lợi ích quốc gia, lợi ích chung các địa phương và kiểm soát
mọi quá trình quản lý xã hội. Đội ngũ công chức thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ có
vai trò vô cùng quan trọng trong tham mưu, hoạch định chính sách, trong đảm bảo
hiệu quả hoạt động của các cơ quan thuộc Chính phủ; trong quản lý công chức hành
chính nói chung (Bộ Tư pháp thẩm định văn bản quy phạm pháp luật, Bội Nội vụ
giúp Chính phủ quản lý cán bộ, công chức, viên chức…), cũng như quản lý công
chức thuộc bộ, cơ quan ngang bộ nói riêng.
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI đã xác định rõ: "Thực hiện
nghiêm Luật Cán bộ, công chức; Luật Viên chức và các văn bản pháp luật có liên
quan đến công tác cán bộ" [38, tr.54-55] nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công
chức. Xuyên suốt đến Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII (báo cáo
chính trị) đã chỉ ra những nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ Đại hội, trong đó nhấn
mạnh: "Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về
tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"
trong nội bộ. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến
lược, đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ".
Một số Quốc gia như Hoa Kỳ, Anh, Canađa, Singapor… đã triển khai
thực hiện pháp luật nói chung, pháp luật quản lý công chức hiệu quả. Vì vậy, đòi
hỏi Việt Nam phải nghiên cứu nghiêm túc về thành tựu của các quốc gia phát
triển trên thế giới, để ứng dụng những thành tựu, ưu điểm đó vào thực tiễn Việt
Nam. Với những lý do vừa mang tính thời sự, cấp bách, vừa mang tính chiến
lược, lâu dài nêu trên, Nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài: "Thực hiện pháp luật
về quản lý công chức thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ ở Việt Nam hiện nay"


2
để nghiên cứu và làm Luận án tiến sĩ Luật học.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Trên cơ sở phân tích làm rõ về lý luận và thực tiễn thực hiện pháp luật quản

lý công chức, Luận án đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật quản lý công
chức các bộ, cơ quan ngang bộ để đề xuất những quan điểm và hệ thống giải
pháp nhằm bảo đảm thực hiện pháp luật về quản lý công chức thuộc các bộ, cơ
quan ngang bộ ở Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề
tài luận án, đánh giá chung những vấn đề đã được nghiên cứu xác định rõ những
vấn đề có thể kế thừa và tiếp tục được nghiên cứu của luận án; đặt ra câu hỏi
nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu.
- Làm sáng tỏ cơ sở lý luận thực hiện pháp luật về quản lý công chức: Khái
niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung, hình thức, và các điều kiện bảo đảm thực hiện
pháp luật về quản lý công chức; kinh nghiệm thực hiện pháp luật quản lý công
chức của một số Quốc gia trên thế giới, rút ra bài học cho Việt Nam.
- Phân tích các yếu tố tác động và khảo sát đánh giá thực trạng thực hiện
pháp luật quản lý công chức thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ ở Việt Nam hiện
nay; rút ra nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế trong thực hiện pháp luật
về quản lý công chức thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ.
- Phân tích, luận chứng các quan điểm và đề xuất hệ thống các giải pháp
bảo đảm thực hiện pháp luật quản lý công chức thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ
ở Việt Nam hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề lý luận và thực tiễn thực hiện pháp luật về quản lý công chức
thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ ở Việt Nam dưới góc độ của chuyên ngành Lý luận
và lịch sử Nhà nước và pháp luật.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu về lý luận và thực tiễn
thực hiện pháp luật quản lý công chức thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ ở Việt
Nam hiện nay.
- Phạm vi về không gian nghiên cứu: Các bộ, cơ quan ngang bộ ở Việt

Nam. Tuy nhiên, Luận án dự kiến tập trung nghiên cứu, lấy số liệu khảo sát và
thực hiện phỏng vấn chuyên sâu hoạt động thực hiện pháp luật về quản lý công
chức tại 2 bộ gồm: Bộ Nội vụ và Bộ Tư pháp.
- Phạm vi về thời gian: Luận án dự kiến nghiên cứu số liệu tính thời gian
trong vòng 03 năm gần đây (2016-2018).


3
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Dựa trên quan điểm lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh về Nhà nước và pháp luật, bám sát đường lối, chủ trương của Đảng Cộng
sản Việt Nam về thực hiện pháp luật quản lý công chức, tăng cường pháp chế xã
hội chủ nghĩa (XHCN) gắn với việc quản lý xã hội bằng pháp luật nhằm xây
dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam; tham khảo các công trình có
liên quan đến đề tài được công bố.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử, Luận án sử dụng các phương pháp cụ thể như phân tích,
tổng hợp, so sánh, thống kê, hệ thống, khảo sát, điều tra xã hội học.
Phương pháp điều tra xã hội học: Trong quá trình thực hiện, tác giả trực
tiếp phỏng vấn chuyên sâu, trao đổi với các chủ thể quản lý công chức và chủ
thể bị quản lý về thực trạng thực hiện pháp luật quản lý công chức thuộc bộ, cơ
quan ngang bộ.
5. Những đóng góp mới của luận án
Xây dựng khái niệm thực hiện pháp luật quản lý công chức thuộc bộ, cơ
quan ngang bộ ở Việt Nam
Làm rõ đặc điểm, nội dung, hình thức thực hiện và các điều kiện đảm bảo
thực hiện pháp luật quản lý công chức thuộc bộ, cơ quan ngang bộ ở Việt Nam
hiện nay.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng; đánh giá thực trạng, chỉ rõ hạn chế, ưu
điểm và nguyên nhân hạn chế, ưu điểm của việc thực hiện pháp luật quản lý
công chức thuộc bộ, cơ quan ngang bộ ở Việt Nam.
Đề xuất quan điểm và các nhóm giải pháp chủ yếu nhằm đảm bảo hiệu
quả thực hiện pháp luật quản lý công chức thuộc bộ, cơ quan ngang bộ ở Việt
Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án
Về mặt lý luận, luận án khái quát và làm rõ cơ sở lý luận về thực hiện
pháp luật quản lý công chức thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ ở Việt Nam; khái
niệm, đặc điểm, nội dung, hình thức, các điều kiện bảo thực hiện pháp luật quản
lý công chức thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ ở Việt Nam hiện nay.
Về thực tiễn, những kiến thức khoa học của đề tài sẽ có giá trị tham khảo
trong công tác nghiên cứu, giảng dạy ở các đơn vị đào tạo chuyên môn liên quan
đến đề tài và có giá trị tham khảo tốt cho những ai quan tâm đến lĩnh vực này.
+ - Kết quả nghiên cứu của Luận án là tài liệu tham khảo cho các chủ thể
tham gia quan hệ pháp luật quản lý công chức nhằm thực hiện pháp luật về quản
lý công chức hiệu quả; Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo để
các nhà quản lý, lãnh đạo các bộ, cơ quan ngang bộ triển khai xây dựng, hoạch
định chính sách và quản lý công chức nhằm xây dựng đội ngũ công chức đáp


4
ứng yêu cầu cải cách hành chính và xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở
Việt Nam hiện nay.
Hy vọng, Luận án sẽ là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách toàn
diện, có hệ thống cả về lý luận lẫn thực tiễn về thực hiện pháp luật quản lý công
chức thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ ở Việt Nam hiện nay.
7. Kết cấu của Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, hệ thống bảng biểu, danh mục chữ viết
tắt, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu làm 4 chương, 11 tiết.

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU IÊN QU N

N

T I U N ÁN

1.1.1. Một số công trình khoa học nghiên cứu về quản lý công chức và
pháp luật quản lý công chức
1.1.1.1. Giáo trình, sách
Các giáo trình lý luận về Nhà nước và pháp luật của Khoa Luật, Đại học Quốc
gia Hà Nội; Viện Nhà nước và pháp luật (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh),
Đại học Luật Hà Nội, … đều nghiên cứu về thực hiện pháp luật với tư cách là một
phạm trù của lý luận về pháp luật, yếu tố cấu thành cơ chế điều chỉnh pháp luật.
Các công trình nghiên cứu về quản lý công chức: Cuốn sách Hệ thống công
vụ và xu hướng cải cách của một số nước trên thế giới [77] của Thang Văn Phúc và
các tác giả. Cuốn sách giới thiệu về lịch sử nền công vụ, chế độ quản lý công chức ở
tám nước trên thế giới: Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Liên bang Nga, Cộng hòa
Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Vương quốc Anh, Mỹ.
Acuña-Alfaro, Jairo, Cải cách nền hành chính Việt Nam: Thực trạng và
giải pháp. Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc, Trung ương Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam và Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hỗ trợ cộng đồng [2].
Cuốn sách Quản lý công [63] của Bùi Huy Khiên, Nguyễn Thị Vân Hương. Các
tác giả đã tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến quản lý công trong
đó có nội dung liên quan đến cải cách chế độ công vụ, công chức: "Các nhà
quản lý được chủ động trong việc tuyển dụng, sa thải, thăng tiến, thuyên chuyển,
duy trì và trả lương cán bộ, công chức. Việc trả lương cán bộ, công chức gắn

chặt với năng lực và kết quả làm việc của cán bộ, công chức", [63, tr.313];
Quản lý nguồn nhân lực trong khu vực công: Lý luận và kinh nghiệm một số
nước của Nguyễn Thị Hồng Hải và các tác giả [48, tr.299]; Cuốn sách Phân cấp
quản lý nhân sự hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay [66] của Hoàng Mai
chủ. Cuốn sách Hành chính nhà nước và cải cách hành chính nhà nước [18] của
Ngô Thành Can; Cuốn sách Quản trị tốt, lý luận và thực tiễn [44] của Vũ Công
Giao và các cộng sự; Cuốn sách Hệ thống các quy định mới về cán bộ, công


5
chức [43] của tác giả Tuấn Đức; Cuốn sổ tay cán bộ làm công tác tổ chức nhà
nước, Luật Cán bộ, công chức do tác giả Lê Huy Hòa và nhiều tác giả sưu tầm
và tuyển chọn.
Các công trình nghiên cứu về pháp luật quản lý công chức: Cuốn sách
Hệ thống văn bản pháp luật mới về cán bộ, công chức, chính sách tuyển dụng,
sử dụng, đào tạo, đề bạt, miễm nhiệm và quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của
cán bộ, công chức trong các cơ quan, tổ chức, Nxb Tài Chính, năm 2010; Cuốn
sách Pháp luật về công vụ, công chức của Việt nam và một số nước trên thế giới
[97] của Trần Anh Tuấn; Cuốn sách: Một số vấn đề lý luận về chế định pháp
luật công vụ, công chức [20] của tác giả Lương Thanh Cường; Cuốn sách Pháp
luật về đạo đức công chức ở Việt Nam hiện nay [71] của tác giả Lê Đinh Mùi;
Cuốn Trách nhiệm của công chức trong thực thi công vụ đáp ứng yêu cầu cải
cách nền hành chính nhà nước [73] của tác giả Trần Nghị; Cuốn Guide to
Managing Human Resources - Hướng dẫn về Quản lý nguồn nhân lực; Public
Service Reforms: Trends, Challenges and Opportunities (Cải cách công vụ: Xu
hướng, thách thức và cơ hội), UNDP, Discussion Paper, 5 March, 2013. Trong
xu hướng xây dựng Chính phủ gần dân, đề cao trách nhiệm giải trình và: "Xây
dựng năng lực Chính phủ sáng tạo và thúc đẩy một xã hội sáng tạo để tạo ra các
giải pháp khẩn cấp để giải quyết các thách thức và phức tạp"; [101 tr72] Cuốn
sách The 100 concrete steps set out by President Nursultan Nazarbayev to

implement the five institutional reforms (100 bước cụ thể nhằm thực hiện 5
chương trình cải cách do tổng thống Kazakhstan Nursultan Nazarbayev đề ra),
the President of Kazakhstan, năm 2015.
1.1.1.2. Đề tài nghiên cứu khoa học
Đề tài Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của
nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân [79] do Thang Văn Phúc
làm chủ nhiệm. Đề tài Quản lý chiến lược nguồn nhân lực khu vực công: Lý
luận và thực tiễn [48] do Nguyễn Thị Hồng Hải; Đề tài Cơ sở khoa học xác định
cơ cấu công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước [98] do Trần Anh
Tuấn làm chủ nhiệm.
1.1.1.3. Luận án khoa học
Luận án tiến sĩ Hoàn thiện thể chế quản lý công chức ở Việt Nam trong
điều kiện phát triển và hội nhập quốc tế năm 2007 của Trần Anh Tuấn - Bộ Nội
vụ; Luận án tiến sĩ Hoàn thiện chế định pháp luật về công vụ, công chức ở Việt
Nam hiện nay [19] của Lương Thanh Cường; Luận án tiến sĩ luật học Hoàn
thiện pháp luật công chức, công vụ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà
nước [50] của ông Tạ Ngọc Hải.
1.1.1.4. Bài viết, bài nghiên cứu
Nguyễn Hữu Phúc, "Vai trò của trách nhiệm kỷ luật hành chính trong
quản lý cán bộ, công chức"[76]; Diệp Văn Sơn, "Cần bổ sung chế định sát hạch
công chức"[86]; Victor Teodor Alistar, Human Resources Management within


6
Civil Service;[103] Trần Đình Thắng, Nguyễn Phương Thúy, "Đổi mới, nâng
cao chất lượng quản lý cán bộ, công chức nhà nước trong thời kỳ mới"[90];
Nguyễn Thị Hồng Hải, "Xu hướng thay đổi trong quản lý công chức ở một số
nước trên thế giới"; [47] Nguyễn Hữu Hải, "Phát triển đội ngũ công chức hành
chính nhà nước hiện nay"[49]; Ngô Thành Can (2016), ''Một số mô hình quản lý
thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức'' [17, tr.57-61].

1.1.2. Công trình khoa học nghiên cứu về thực hiện pháp luật quản lý
công chức thuộc bộ, cơ quan ngang bộ
1.1.2.1. Giáo trình, sách
Giáo trình Lý luận về Nhà nước và pháp luật của Khoa Luật, Đại học
Quốc gia Hà Nội; Viện Nhà nước và pháp luật (Học viện Chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh), Đại học Luật Hà Nội, … đều có 01 chương nghiên cứu về THPL
(THPL) với tư cách là một phạm trù của lý luận về thực hiện pháp luật, yếu tố
cấu thành cơ chế điều chỉnh pháp luật. Ngoài các giáo trình do các cơ sở đào tạo
chuyên ngành luật biên soạn, còn có các giáo trình do các nhà khoa học biên
soạn cũng luôn có 1 chương phân tích về THPL như: GS.TS. Trần Ngọc Đường
và PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh, GS.TS. Hoàng Thị Kim Quế, GS.TS. Phạm
Hồng Thái,...
Nhìn chung, THPL được nghiên cứu dựa trên nền tảng lý luận Mác - Lê
nin về Nhà nước và pháp luật; kế thừa, phát triển thành tựu của lý luận về Nhà
nước và pháp luật; lý luận về THPL từ khoa học pháp lý Liên Xô và các nước
XHCN Đông Âu trước đây.
Công trình khoa học: Những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật [102] của Đào
Trí Úc đã nêu rõ lý luận về THPL và đặt nó trong quan hệ với các yếu tố cấu thành của
điều chỉnh pháp luật; với xây dựng, bảo vệ pháp luật và thực thi quyền lực nhà nước
nhằm đáp ứng yêu cầu của đổi mới. Trong cuốn sách Thực hiện và áp dụng pháp luật
ở Việt Nam [42] của Nguyễn Minh Đoan, đã làm rõ khái niệm, mục đích, ý nghĩa,
hình thức, quy trình, các bảo đảm và tiêu chí đánh giá hiệu quả THPL ở Việt Nam,
thực trạng và đề xuất các giải pháp; làm rõ về áp dụng pháp luật.
1.1.2.2. Đề tài nghiên cứu khoa học
Đề tài khoa học cấp Bộ Điều tra việc thực hiện pháp luật do Viện Nhà
nước và pháp luật chủ trì đã làm rõ mức độ vi phạm pháp luật, tình hình THPL ở
các địa phương, các ngành, phát hiện ra những vi phạm pháp luật ở các cấp độ
khác nhau, tìm ra những kẽ hở, sự chồng chéo trong pháp luật dẫn tới việc vi
phạm pháp luật và trên cơ sở những thông tin thu thập được, qua phân tích, xử
lý thông tin sẽ đưa ra những kiến nghị có cơ sở khoa học về xây dựng và áp

dụng pháp luật về phòng ngừa các vi phạm pháp luật
1.1.2.3. Luận án khoa học
Luận án Xây dựng và hoàn thiện đảm bảo pháp lý thực hiện quyền con
người trong điều kiện đổi mới ở nước ta hiện nay [67] của Nguyễn Văn Mạnh;
Đảm bảo quyền con người trong hoạt động của Quốc hội Việt Nam [61] của tác


7
giả Tường Duy Kiên; Những bảo đảm pháp lý cho việc thực hiện quyền cơ bản
của công dân trong lĩnh vực tự do cá nhân [60] của Trần Thanh Hương; Thực
hiện pháp luật đối với người nghèo trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam [64] của Đỗ Xuân Lân; Nguyễn Đức Phúc, Thực hiện pháp luật về
quyền con người của phạm nhân trong thi hành án phạt tù ở Việt Nam [75];
Nguyễn Đỗ Kiên, Thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
do công chức cơ quan hành chính nhà nước gây ra ở Việt Nam [62]; Trần Thị
Hải Yến, Pháp luật về chế độ công vụ theo vị trí việc làm trong điều kiện xây
dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay [113].
1.1.2.4. Bài viết, bài nghiên cứu
- Trương Thị Hồng Hà, ''Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác kiểm tra,
giám sát việc THPL và bài học vận dụng trong điều kiện xây dựng nhà nước
pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay'' [45]; Introducing career - based
system in Civil service (Giới thiệu mô hình công vụ chức nghiệp trong hệ thống
công vụ), Analitica - April 2008; Implementation of Civil Service Legislation in
Vietnam: Strengthening Elements of a position - Based systems (Thực thi Luật
Công chức của Việt Nam, tăng cường các nhân tố của hệ thống việc làm)[121];
UN Women, (United Nations Entity for Gender Equality and the Empowerment
of Women - Các thực thể của Liên Hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền
cho phụ nữ), Pháp luật của chúng ta có thúc đẩy bình đẳng giới, Sổ tay nghiên
cứu rà soát pháp luật dựa trên công ước CEDAW; Phùng Ngọc Việt Hoa (2013),
Kinh nghiệm tổ chức theo dõi thi hành pháp luật của một số nước trên thế giới,

Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (Số chuyên đề); Bài viết của Đặng Thị Mai
Hương "Vai trò của công tác THPL trong quản lý công chức" [59, tr.47-50].
''Các yếu tố tác động đến thực hiện pháp luật của công dân ở nước ta hiện nay'';
Bài viết của Nguyễn Thanh Tùng ''Định biên đối với công chức lãnh đạo, quản
lý trong các cơ quan hành chính nhà nước'' [100, tr.40-45]; Bài viết của Hoàng
Minh Hội ''Thực hiện pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ
chức, đơn vị của nhà nước trong công tác cán bộ và quản lý cán bộ, công chức
thuộc quyền và một số kiến nghị'' [58, tr.36-43],
1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU, GỈA THUYẾT
VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Các công trình nghiên cứu trên hầu như tập trung nghiên cứu về pháp luật
quản lý công chức hoặc nghiên cứu một nội dung cụ thể của công tác quản lý
công chức trong một cơ quan, đơn vị, địa giới hành chính cụ thể nên cần phải
tiếp cận thực trạng THPL về quản lý công chức nhằm đề xuất những giải pháp
đảm bảo THPL về quản lý công chức thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ ở Việt
Nam hiện nay.
1.2.1. Nhận xét về tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án
Một là, các công trình nghiên cứu về THPL chủ yếu tập trung vào vấn đề
THPL nói chung và THPL trong một số lĩnh vực nhất định.


8
Hai là, mặc dù có nhiều công trình nghiên cứu, nhưng vấn đề thực tiễn
THPL về quản lý công chức nói chung và quản lý công chức thuộc các bộ, cơ quan
ngang bộ nói riêng chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, có chiều sâu.
Ba là, hầu hết các đề tài, công trình đã công bố liên quan đến pháp luật
quản lý công chức chủ yếu đề cập tới vấn đề hoàn thiện pháp luật cán bộ, công
chức và đưa ra những giải pháp cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,
công chức, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về THPL quản lý công

chức ở nước ta hiện nay nói chung cũng như THPL về quản lý công chức thuộc
bộ, cơ quan ngang bộ. Tuy nhiên đã giúp nghiên cứu sinh làm sáng tỏ những vấn
đề cơ bản như:
- Khái niệm pháp luật công chức;
- Vai trò của pháp luật quản lý công chức trong nền hành chính;
- Nội dung của pháp luật về quản lý công chức;
- Phạm vi điều chỉnh của pháp luật về quản lý công chức;
- Tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện pháp luật.
1.2.2. Những vấn đề còn chƣa đƣợc giải quyết thấu đáo và cần đƣợc
tiếp tục nghiên cứu
Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài cho thấy Luận án cần tiếp tục
nghiên cứu những vấn đề sau:
- Về mặt lý luận:
+ Làm sáng tỏ các vấn đề chung về pháp luật quản lý công chức;
+ Làm sáng tỏ các vấn đề chung về THPL quản lý công chức;
+ Làm rõ việc THPL quản lý công chức thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cũng
như xác định các yếu tố bảo đảm việc THPL về quản lý công chức thuộc bộ, cơ
quan ngang bộ;
- Về thực tiễn:
+ Khảo sát, đánh giá thực trạng tình hình THPL quản lý công chức thuộc
các bộ, cơ quan ngang bộ ở Việt Nam hiện nay.
Với những ý nghĩa như vậy, có thể khẳng định đề tài "Thực hiện pháp
luật về quản lý công chức thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ ở Việt Nam hiện
nay" là công trình nghiên cứu độc lập, không trùng lặp với các công trình khoa
học đã được công bố.
1.2.3. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
1.2.3.1. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu 1: Tại sao nền công vụ Việt Nam hoạt động còn kém
hiệu quả?
Câu hỏi nghiên cứu 2: Vai trò của THPL về quản lý công chức trong nâng cao

chất lượng đội ngũ công chức các bộ, cơ quan ngang bộ? Thực hiện pháp luật quản
lý công chức có ảnh hưởng như thế nào đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy
hành chính nhà nước và điều kiện phát triển kinh tế xã hội ở nước ta?
Câu hỏi nghiên cứu 3: Ý thức pháp luật của đội ngũ công chức ảnh hưởng


9
như thế nào đối với THPL về quản lý công chức? Cần tiếp tục phát huy những ảnh
hưởng tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực như thế nào nhằm nâng cao nhận
thức của đội ngũ công chức các bộ, cơ quan ngang bộ ở Việt Nam hiện nay?
Câu hỏi nghiên cứu 4: Tại sao Việt Nam vận dụng những ưu điểm của pháp
luật về quản lý công chức để xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN là một tất yếu?
Câu hỏi nghiên cứu 5: Để THPL về quản lý công chức các bộ, cơ quan ngang
bộ ở Việt Nam hiện nay hiệu quả chúng ta cần quan tâm tới những hệ thống giải
pháp nào, có cần đặt ra giải pháp nào là trọng tâm trong hệ thống các giải pháp?
1.2.3.2. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1: Thực hiện phát luật về quản lý công chức nếu không thực
hiện nghiêm minh sẽ dẫn đến tính bất khả thi của hệ thống văn bản quy phạm
phát luật về quản lý công chức và điều đó dẫn đến việc làm mất giá trị thực tiễn
của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.
Giả thuyết 2: Từ nhận thức đến hành động, khi chủ thể được giao thẩm
quyền, trách nhiệm tổ chức THPL quản lý công chức nhận thức được vai trò,
trách nhiệm trong công tác quản lý đội ngũ công chức, họ sẽ triển khai THPL
quản lý công chức tích cực, hiệu quả. Trong trường hợp vi phạm pháp luật quản
lý công chức, cần phải được xử lý nghiêm minh để đảm bảo nguyên tắc pháp
chế cũng như đảm bảo tính răn đe, phòng ngừa cho các chủ thể khác.
Giả thuyết 3: Trong điều kiện hiện nay ở nước ta, để THPL về quản lý
công chức hiệu quả, cần phải tiến hành đồng bộ các giải pháp như: Hoàn thiện
hệ thống pháp luật quản lý công chức và các văn bản quy định về quản lý công
chức thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; Tổ chức tuyên truyền, giáo dục và phổ biến

pháp luật về quản lý công chức thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; Tổ chức thực hiện
nghiêm nội dung các quy định của pháp luật về quản lý công chức; Tăng cường
công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm minh sai phạm và giải quyết đơn thư
khiếu nại trong thực hiện pháp luật về quản lý công chức thuộc các bộ, cơ quan
ngang bộ; Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức thực
hiện nhiệm vụ quản lý công chức các bộ, cơ quan ngang bộ; Nâng cao đạo đức
công vụ của đội ngũ công chức.
Chƣơng 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
QUẢN LÝ CÔNG CHỨC THUỘC BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ
2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÕ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT QUẢN LÝ
CÔNG CHỨC THUỘC BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ

2.1.1. Khái niệm thực hiện pháp luật quản lý công chức thuộc Bộ, cơ
quan ngang Bộ
Quản lý công chức là quá trình tác động có mục đích của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền trên cơ sở luật định đối với đội ngũ công chức, theo những
nguyên tắc và phương pháp quản lý nhằm đạt được mục tiêu, hiệu quả quản lý.
Pháp luật về quản lý công chức là tổng hợp những quy phạm pháp luật do các


10
cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa
các cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền với công chức thuộc quyền trong quá
trình quản lý nhằm nâng cao chất lượng thực thi công vụ của đội ngũ công chức
trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước.
Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy
định của pháp luật trở thành hiện thực trong cuộc sống, nhằm thực hiện theo mục
tiêu quản lý của nhà nước.
Thực hiện pháp luật về quản lý công chức là hoạt động, quá trình có mục

đích làm cho những quy định của pháp luật về quản lý công chức đi vào cuộc
sống thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng hoạt động công vụ của đội ngũ công
chức đáp ứng yêu cầu quản lý.
2.1.2. Đặc điểm thực hiện pháp luật quản lý công chức thuộc Bộ, cơ
quan ngang Bộ
Một là, chủ thể THPL về quản lý công chức
Chủ thể THPL về quản lý công chức là những cá nhân, tổ chức được giao
thẩm quyền quản lý công chức trên cơ sở quy định và phân công, phân cấp của
Đảng, Nhà nước. Theo Khoản 2, Điều 2, Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày
15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công
chức, cơ quan được giao thẩm quyền quản lý công chức bao gồm:
1. Cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng Sản Việt Nam, tổ chức chính
trị - xã hội;
2. Tỉnh uỷ, Thành uỷ trực thuộc Trung ương;
3. Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán nhà nước;
4. Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
5. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tổ chức do
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp
công lập;
6. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, [421].
Chủ thể THPL về quản lý công chức thuộc bộ, cơ quan ngang bộ là đội
ngũ công chức thuộc Vụ Tổ chức cán bộ và các lãnh đạo Bộ, cơ quan ngang bộ,
lãnh đạo các Vụ thuộc bộ, cơ quan ngang bộ.
Hai là, phạm vi và tính chất của THPL về quản lý công chức
Thực hiện pháp luật về quản lý công chức mang tính quyền lực nhà nước,
được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế và giáo dục
thuyết phục, đồng thời được các cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức áp
dụng pháp luật về quản lý công chức theo ý chí đơn phương, không phụ thuộc
vào ý chí của chủ thể bị áp dụng. Chế độ trách nhiệm pháp lý của các chủ thể
THPL về quản lý công chức mang tính chất quản lý hành chính nhà nước, có sự

phân công, phân cấp rõ ràng và có sự ràng buộc về trách nhiệm cụ thể. Tính
chất, mức độ của các chế tài xử phạt vi phạm rất rõ ràng, mang tính định lượng.
Ba là, tính nghiêm minh của pháp chế khi tổ chức THPL về quản lý công chức


11
Chất lượng THPL về quản lý công chức có ảnh hưởng lớn đến sự phát
triển bền vững của một quốc gia, của hệ thống chính trị, của bộ máy nhà nước
và là thước đo tính nghiêm minh của pháp chế đối với quốc gia đó. Vì vậy trong
quá trình tổ chức THPL quản lý công chức, phải đảm bảo được việc chấp hành
nghiêm các quy định, bảo vệ pháp chế.
2.1.3. Vai trò thực hiện pháp luật quản lý công chức thuộc bộ, cơ
quan ngang bộ
Một là, thực hiện pháp luật về quản lý công chức là bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của công chức, của cơ quan quản lý công chức, của nhân dân và
Nhà nước.
Hai là, thực hiện pháp luật về quản lý công chức góp phần nâng cao hiệu
lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà
nước pháp quyền XHCN.
Ba là, thực hiện pháp luật về quản lý công chức góp phần nâng cao ý
thức, trách nhiệm của đội ngũ công chức trong THPL về công chức và tăng
cường pháp chế XHCN.
Bốn là, thực hiện pháp luật về quản lý công chức góp phần xây dựng một
nền hành chính trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, hội
nhập quốc tế; đảm bảo ổn định trật tự và phát triển kinh tế bền vững.
Năm là, thực hiện pháp luật về quản lý công chức góp phần xây dựng,
hoàn thiện các thể chế về quản lý công chức nói riêng và các chính sách, hệ thống
pháp luật nói chung một cách thống nhất.
2.2. NỘI DUNG, HÌNH THỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT QUẢN LÝ CÔNG
CHỨC THUỘC BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ


2.2.1. Nội dung thực hiện pháp luật quản lý công chức
Nội dung pháp luật về quản lý công chức là hệ thống những văn bản quy
phạm pháp luật quy định những nội dung liên quan đến quản lý công chức. Hoạt
động thực hiện pháp luật quản lý công chức gồm:
- Cụ thể hoá đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà, ban hành các văn bản quản lý điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá
trình quản lý công chức và hoạt động công vụ thuộc bộ, cơ quan ngang bộ.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý công
chức, công khai các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý công chức nhằm
đưa pháp luật về quản lý công chức trở thành hành vi thực tiễn của chủ thể
THPL về quản lý công chức.
- Triển khai THPL về quản lý công chức theo đúng quy định về quy hoạch,
tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đánh giá, sắp xếp, luân chuyển, đề bạt, đào tạo,
bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật... và các chế độ, chính sách đối với công chức.
- Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm việc tuân thủ pháp luật về quản lý công
chức của đội ngũ công chức được giao thẩm quyền trong hoạt động công vụ.
Nội dung pháp luật quản lý công chức cần thực hiện theo nhiệm vụ


12
nghiên cứu của luận án như sau:
1. Thực hiện quy định pháp luật về quy hoạch, kế hoạch, quản lý biên chế
công chức;
2. Thực hiện quy định pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng;
3. Thực hiện quy định pháp luật về tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, bổ
nhiệm lại, miễn nhiệm, luân chuyển, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật;
4. Thực hiện quy định pháp luật về chế độ, chính sách: Nâng lương, nâng
ngạch, chuyển ngạch, phụ cấp, hưu trí, thôi việc.
5. Thực hiện quy định pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu trong

công tác quản lý công chức.
6. Thực hiện quy định pháp luật về thanh tra, kiểm tra và chế tài xử lý vi
phạm pháp luật quản lý công chức.
2.2.2. Hình thức thực hiện pháp luật về quản lý công chức thuộc bộ,
cơ quan ngang bộ
Tuân thủ pháp luật về quản lý công chức
Chấp hành pháp luật về quản lý công chức
Sử dụng pháp luật về quản lý công chức là hình thức THPL
Áp dụng pháp luật về quản lý công chức
2.3. CÁC ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ
CÔNG CHỨC THUỘC BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ

2.3.1. iều kiện về mức độ hoàn thiện của pháp luật quản lý công chức
Để đánh giá hệ thống quy phạm pháp luật có hoàn thiện hay không phải
xét trên các phương diện sau: Xem xét tính toàn diện, tính đầy đủ, tính đồng bộ,
tính phù hợp, khả thi, tính quyền lực, tính kỹ thuật trong việc xây dựng văn bản
quy phạm pháp luật về quản lý công chức. Các văn bản quy phạm pháp luật về
quản lý công chức phải phù hợp với thực tiễn quản lý công chức, đảm bảo tính
khả thi, có tính ổn định tương đối, không chồng chéo, với chất lượng, kỹ thuật
lập pháp cao và ngôn ngữ, văn phong diễn đạt rõ ràng, dễ hiểu, ngắn gọn, lôgic.
2.3.2. Điều kiện về năng lực tổ chức thực hiện pháp luật quản lý công
chức thuộc bộ, cơ quan ngang bộ
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật về
quản lý công chức đó là trình độ nhận thức, ý thức, năng lực tổ chức THPL về
quản lý công chức của các chủ thể được giao thẩm quyền quản lý công chức.
2.3.3. Điều kiện về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội
Kinh tế là điều kiện bảo đảm quan trọng tác động đến ý thức pháp luật và
trách nhiệm của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật về quản lý công chức.
Vì vậy, muốn THPL về quản lý công chức đạt hiệu quả và mục tiêu.
Chính trị là yếu tố có tầm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động THPL

quản lý công chức. Nhà nước cộng hoà XHCN Việt Nam là nhà nước hoạt động
tuân theo đường lối lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, vì vậy điều kiện đảm
bảo về mặt chính trị được thể hiện ở vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng trong


13
hoạt động của bộ máy nhà nước.
Điều kiện bảo đảm về văn hóa là một yếu tố quan trọng đảm bảo THPL về
quản lý công chức thuôc bộ, cơ quan ngang bộ có hiệu quả và mang tính bền vững,
lâu dài. Văn hóa là một trong những yếu tố quan trọng để xác lập bản sắc riêng về
THPL quản lý công chức của mỗi quốc gia.
Điều kiện bảo đảm về xã hội được thể hiện ở các khía cạnh sau:
Một là, môi trường xã hội, môi trường tổ chức hay nói cách khác bộ, cơ
quan ngang bộ là một xã hội thu nhỏ, pháp luật về quản lý công chức điều chỉnh
quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động chấp hành và điều hành, điều chỉnh hành
vi của công chức và của cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức.
Hai là, nhận thức xã hội là cơ sở để các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp
luật quản lý công chức thể hiện năng lực pháp lý của mình. Để đảm bảo THPL về
quản lý công chức đạt mục tiêu, cần xác lập hệ giá trị xã hội trong bộ, cơ quan ngang
bộ, đó là hình thành chuẩn mực đạo đức công vụ, văn hoá công sở, giao tiếp công sở.
Ba là, hành vi xã hội, ý thức và tâm lý xã hội của các chủ thể tham gia vào
quan hệ pháp luật quản lý công chức là cơ sở để pháp luật quản lý công chức được
ngày một hoàn thiện hơn, điều chỉnh phù hợp hơn với hành vi, ý thức và tâm lý xã
hội của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật quản lý công chức.
2.4. THỰC HIỆN PHÁP LUẬT QUẢN LÝ CÔNG CHỨC CHÍNH PHỦ CỦA
MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ THAM KHẢO CHO
VIỆT NAM

* Thực hiện pháp luật quản lý công chức tại Hoa Kỳ
* Thực hiện pháp luật quản lý công chức tại Anh

* Thực hiện pháp luật quản lý công chức tại Singapore
Nhận xét chung và bài học rút ra cho Việt Nam
Thứ nhất, pháp luật của Hoa Kỳ, Anh, Singapor tương đối đồng bộ, thống
nhất ở những nội dung qui định về tuyển dụng công chức, sử dụng công chức,
quản lý, đào tạo, bồi dưỡng công chức, đánh giá công chức. Đây là điều kiện
đảm bảo để THPL về quản lý công chức hiệu quả.
Thứ hai, về tuyển dụng công chức áp dụng chủ yếu là hình thức thi tuyển
mang tính chất khách quan, công bằng áp dụng phương pháp thi tuyển phóng vấn
để kiểm tra năng lực thực thi công vụ của các ứng viên.
Thứ ba, đánh giá, đề bạt công chức Hoa Kỳ, Anh, Singapor được áp dụng
theo VTVL và theo kết quả công việc.
Thứ tư, tiền lương của công chức Hoa Kỳ, Anh, Singapor được trả theo
VTVL, có chính sách tăng lương đối với những người được đánh giá là hoàn
thành công việc. Nhìn chung, tiền lương công chức đáp ứng được nhu cầu cần
thiết của họ. Riêng lương của công chức Singapor được coi là thước đo cho giá
trị đóng góp của công chức và giữ sự liêm chính trong hoạt động công vụ.


14
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG ỘI NGŨ CÔNG CHỨC V THỰC TRẠNG
THỰC HIỆN PHÁP U T QUẢN Ý CÔNG CHỨC THUỘC BỘ,
CƠ QU N NG NG BỘ
3.1. THỰC TRANG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC VÀ THỰC TRẠNG HỆ THỐNG
PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CÔNG CHỨC

3.1.1. Thực trạng đội ngũ công chức thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ
Tổng số cán bộ, công chức hiện có là: 105.234 người, trong đó:
Nữ có 44.591 người chiếm 42,37%; Đảng viên có 68.887 người chiếm
65,46%; Người dân tộc thiểu số có 4.790 người chiếm 4,55%; Tôn giáo có 1.340

người chiếm 1,27%.
Chia theo trình độ đào tạo:
- Trình độ chuyên môn: Tiến sĩ có 1.043 người 0,99%; Thạc sĩ có 10.955
người chiếm 11,42%; Đại học có 71.854 người chiếm 68,29%; Cao đẳng có
2.856 người chiếm 2,72%; Trung cấp có 12.474 người chiếm 11,86%; Sơ cấp có
5.335 người chiếm 5,06%.
- Trình độ lý luận chính trị: Cử nhân có 2.032 người chiếm 1,93%; Cao
cấp có 7.766 người chiếm 7,38%; Trung cấp có 67.426 người chiếm 64,07%; Sơ
cấp có 15.776 người chiếm 14,99%.
- Trình độ tin học: Trung cấp trở lên có 7.149 người chiếm 6,79%; Chứng
chỉ có 97.070 người chiếm 92,24%.
- Trình độ tiếng Anh: Đại học trở lên có 3.748 người chiếm 3,56 %;
Chứng chỉ có 95.953 người chiếm 91,18%. Ngoại ngữ khác: Đại học trở lên có
752 người chiếm 0,71 %; Chứng chỉ 2.769 người chiếm 2,63%.
- Trình độ quản lý nhà nước: Ngạch chuyên viên cao cấp có 2.142 người
chiếm 2,035%; Ngạch chuyên viên chính có 16.269 người chiếm 15,46%;
Ngạch chuyên viên có 40.209 người chiếm 38,20%. Số liệu khảo sát cho thấy
công chức chưa được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước còn chiếm tỷ lệ
tương đối: 46.614 người chiếm 44,26%.
Chia theo độ tuổi:
Từ dưới 30 tuổi trở xuống có 20.958 người chiếm 19,91%; Từ 31 tuổi đến
40 tuổi có 34.344 người chiếm 32,63%; Từ 41 tuổi đến 50 tuổi có 28.895 người
chiếm 27,45%; Từ 51 tuổi đến 60 tuổi có 20.788 người chiếm 19,75%; Trên tuổi
nghỉ hưu có 19 người chiếm 0,018%.
3.1.2. Thực trạng hệ thống pháp luật quản lý công chức
3.1.2.1. Những ưu điểm của các quy định pháp luật về quản lý, sử dụng
công chức theo Luật Cán bộ, công chức so với các quy định trước đây
Pháp luật hiện hành quy định về quản lý, sử dụng công chức đã có sự
phân biệt quản lý cán bộ với quản lý công chức, quản lý công chức với quản lý
công chức cấp xã; bổ sung một số nguyên tắc quản lý công chức; quy định rất cụ



15
thể về phương thức quản lý công chức để bảo đảm tính thống nhất trong quản lý
cán bộ và quản lý công chức; quy định về quản lý biên chế, tổ chức tuyển dụng
và nâng ngạch công chức được thay đổi theo hướng dựa trên tiêu chuẩn chức
danh, VTVL, mô tả công việc và xây dựng cơ cấu công chức; một số quy định
mới về các vấn đề liên quan đến sử dụng công chức như: Đào tạo, bồi dưỡng
công chức được đổi mới theo hướng căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh, chức vụ
lãnh đạo, quản lý; tiêu chuẩn ngạch công chức và phải phù hợp với yêu cầu
nhiệm vụ. Ban hành Nghị định 101/NĐ-CP thay thế Nghị định 18/NĐ-CP về
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Các nội dung quy định liên
quan đến bổ nhiệm, luân chuyển, biệt phái, từ chức, miễn nhiệm công chức đã
được đưa vào Luật, khẳng định thêm giá trị pháp lý của các quy định này. ...
3.1.2.2. Những điểm hạn chế của pháp luật về quản lý công chức
Về số lượng văn bản và hình thức văn bản.
Một số nội dung chưa được cụ thể hóa bằng các Nghị định, vẫn còn thiếu một
số các văn bản quy phạm pháp luật mà Chính phủ phải ban hành theo quy định của
Luật Cán bộ, công chức; ban hành chưa đảm bảo về mặt tiến độ, hình thức văn bản
theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.
Về nội dung văn bản.
Luật Cán bộ, công chức: Chưa thống kê đầy đủ phạm vi điều chỉnh và đối
tượng áp dụng; chưa giải thích đủ các từ ngữ cần giải thích như: Tuyển dụng; văn
hóa giao tiếp của cán bộ, công chức; chuyển ngạch… cũng cần giải thích để thống
nhất nhận thức và hành động; quy định về nghĩa vụ của công chức là người đứng
đầu: Chỉ quy định về nghĩa vụ mà không có quy định về quyền hạn, trách nhiệm của
công chức là người đứng đầu; Quy định vấn đề đạo đức công vụ và những việc
không được làm liên quan đến đạo đức công vụ quy định rất ngắn gọn, chung chung
về đạo đức của cán bộ, công chức và nhầm lẫn giữa khái niệm vi phạm đạo đức và vi
phạm pháp luật; quy định về đánh giá công chức chưa đạt được so với yêu cầu mà

luật đặt ra về mục đích, nội dung, trách nhiệm đánh giá; chưa quy định chế tài xử lý
nếu không thực hiện đúng trách nhiệm, nghĩa vụ của người đứng đầu sẽ phải chịu
trách nhiệm pháp lý gì, phải chịu chế tài xử lý như thế nào.
Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Cán bộ, công chức như: Nghị định
số 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 quy định những người là công chức; Nghị
định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/03/2010 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý
công chức; Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17/05/2011 của Chính phủ về xử
lý kỷ luật công chức một số nội dung còn chưa đảm bảo tính thống nhất, đồng
bộ, minh bạch, tính khả thi.
3.1.2.3. Quy định của các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên
quan đến thực hiện pháp luật quản lý công chức
3.1.2.4. Nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế
Nguyên nhân của ưu điểm: Trình độ, nhận thức của đội ngũ công chức
tham mưu, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, thẩm định Luật ngày một


16
nâng cao.
Nguyên nhân của hạn chế: Ý thức của các chủ thể tham gia đóng góp xây
dựng Luật chưa cao.
3.2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CÔNG CHỨC
THUỘC BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ

3.2.1. Thực trạng thực hiện quy định pháp luật về quy hoạch, kế
hoạch, quản lý biên chế công chức tại các bộ, cơ quan ngang bộ
Công tác quy hoạch công chức đã chấp theo đúng quy định, một số cơ quan
còn ban hành các hướng dẫn công tác quy hoạch cán bộ, lãnh đạo (Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, Bộ Nội vụ, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam,…). Tuy nhiên vẫn
còn nhiều bất cập như tiêu chuẩn quy hoạch còn quá chung chung, chưa được cụ
thể hóa đối với từng loại công chức. Mục tiêu quy hoạch cán bộ, công chức chưa

được xác định rõ ràng ở từng cấp, từng đơn vị. Tỷ lệ công chức quy hoạch được bổ
nhiệm thấp, nhiều quy hoạch treo cho đến khi về hưu. Về công tác quản lý biên chế:
Được chấp hành đúng quy định của pháp luật.
3.2.2. Thực trạng thực hiện quy định pháp luật về đào tạo, bồi dƣỡng
công chức tại các bộ, cơ quan ngang bộ
Công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức đã cơ bản nâng cao trình độ cho đội
ngũ công chức. Nội dung chương trình đạo tạo, bồi dưỡng đã được đổi mới cải tiến
phù hợp nhu cầu thực tiễn. Tuy nhiên thực tế vẫn chưa mang tính căn bản như: Kỹ
năng chưa được chú trọng; phương pháp còn nặng về thuyết trình; nội dung còn
trùng lặp; kết quả đào tạo, bồi dưỡng chưa được đánh giá một cách hiệu quả.

Biểu 1: Tỷ lệ gia tăng số lƣợt cán bộ công chức viên chức
đƣợc ĐTBD năm sau so với năm trƣớc
Tỷ lệ gia tăng số lượt cán bộ công chức viên chức được ĐTBD năm sau so
với năm trước nhưng công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa chấp hành đúng quy định về
thực hiện bồi dưỡng 40 tiết/năm. Qua phỏng vấn công chức thuộc Vụ Đào tạo bồi
dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thuộc Bộ Nội vụ, thực tế chưa có phối hợp
thanh tra, kiểm tra công tác này tại các bộ, cơ quan ngang bộ. Thực trạng thực hiện
quy định của pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng công chức thuộc bộ, cơ quan ngang bộ
chưa thật sự hiệu quả và chưa đảm bảo tính nghiêm minh của pháp chế.


17
3.2.3. Thực trạng thực hiện quy định pháp luật về tuyển dụng, sử
dụng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, luân chuyển, đánh giá, khen
thƣởng, kỷ luật
- Công tác tuyển dụng cơ bản chấp hành đúng quy định Nghị định số
24/2010/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 13/2010/TT-BNV của Bộ Nội
vụ. Tuy nhiên, còn một số vấn đề vướng mắc, bất cập trong thực hiện như sau:
Tuyển dụng thiếu tính cân đối, thiếu tính kế thừa trong cơ cấu (tuyển cùng độ

tuổi quá nhiều…) nên gặp khó khăn trong bố trí, đào tạo, quy hoạch cán bộ, quy
trình tiếp nhận cán bộ, công chức, chưa đảm bảo tính nhất quán, có trường hợp
không đúng tiêu chuẩn, chưa phù hợp về bằng cấp chuyên môn, độ tuổi… (Bộ
Giao thông vận tải); xác định được VTVL và tiêu chuẩn nghiệp vụ công chức
chưa được chú trọng nên việc tuyển dụng không có căn cứ thống nhất, dẫn đến
tình trạng một số chuyên ngành đào tạo tuyển dụng quá nhiều, trong khi một số
chuyên ngành khác cần thiết cho công tác tham mưu lại thiếu; việc lựa chọn thí
sinh để tham gia thi tuyển công chức chưa được tiến hành đúng quy định (có đơn vị
không tổ chức kiểm tra chuyên môn, tiếp nhận hồ sơ không đúng tiêu chuẩn theo
quy định…).
Chưa có căn cứ ban hành chính sách riêng để thu hút nhân tài. Thi tuyển
cạnh tranh đối với chức danh lãnh đạo mới có Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp thực hiện.
- Công tác bố trí, sử dụng, quản lý công chức tại các bộ, cơ quan ngang bộ
còn nhiều hạn chế, chưa phát huy hết những tiềm năng của đội ngũ công chức
hiện có. Vẫn còn tình trạng phân công thực hiện công việc trái với khả năng,
trình độ, sở trường, ngạch, bậc đang giữ. Việc sử dụng công chức chưa hợp lý ở
một số vị trí trong cơ quan hiện nay có tình trạng quá tải trong thực hiện công
việc, nhiệm vụ; số lượng biên chế đủ, thậm chí thừa nhưng vẫn có nhu cầu tuyển
dụng thêm (Bộ Giao thông vận tải); hoặc chỉ tiêu biên chế được giao cao hơn
nhu cầu biên chế của cơ quan, đơn vị. Ví dụ Bộ Nội vụ, năm 2018 thực hiện
tuyển dụng 39 biên chế cho một số VTVL tại các vụ thuộc Bộ, tuy nhiên theo cơ
cấu xác định VTVL thuộc bộ có 172 VTVL và 639 biên chế được giao, nhưng
số lượng biên chế công chức hiện có theo báo cáo là 447.
Những bê bối nhân sự của Bộ Công Thương thời ông Vũ Huy Hoàng
Ủy ban Kiểm tra Trung ương vừa phát đi thông cáo kết luận về các vấn đề
nhân sự thuộc Bộ Công Thương, đề nghị Ban Bí thư thi hành kỷ luật bằng hình
thức khiển trách đối với Ban Cán sự Đảng Bộ Công thương nhiệm kỳ 20112016; cảnh cáo ông Vũ Huy Hoàng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên
Bí thư Ban Cán sự Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Công thương. Cá nhân ông Vũ
Huy Hoàng thiếu gương mẫu, có biểu hiện vụ lợi trong việc tiếp nhận, bổ nhiệm
và điều động con trai làm kiểm soát viên Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam; tham

gia HĐQT và giữ chức Phó Tổng giám đốc Sabeco vi phạm quy định của Ban
Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm, quy định của
Ban Bí thư về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, vi phạm Luật


18
Phòng, chống tham nhũng, gây bức xúc trong xã hội; đã chỉ đạo đánh giá, quy
hoạch, đề nghị phê duyệt quy hoạch Thứ trưởng đối với Trịnh Xuân Thanh và
một số cá nhân không đúng nguyên tắc, quy trình, thủ tục và tiêu chuẩn [1].
Về đánh giá cán bộ, công chức: Phương pháp, nội dung và tiêu chí đánh
giá cán bộ, công chức chưa chú trọng đến hiệu quả và kết quả thực thi công vụ;
trách nhiệm người đứng đầu cơ quan chưa được quy định rõ trong đánh giá công
chức. Tỷ lệ công chức được đánh giá theo các loại xuất sắc, khá, trung bình,
kém chưa thực sự gắn với kết quả và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan,
đơn vị, còn tình trạng "dĩ hòa vi quý" trong đánh giá.
- Về khen thưởng: Đã có chính sách khen thưởng kịp thời cho những đơn
vị, cá nhân tuy nhiên do kinh phí hạn hẹp nên vấn đề khen thưởng chưa thực sự
tạo động lực cho các cá nhân, tổ chức.
Về xử lý kỷ luật công chức: Tổng số công chức bị kỷ luật năm 2014 là:
2.314 người (chiếm 0,61 % tổng số công chức), giảm 275 người so với năm
2013. Trong đó: Bộ, cơ quan ngang bộ: 717 người.
Các hành vi vi phạm: Vi phạm liên quan đến quản lý công chức: 518
người (22,39%); Vi phạm đến thi đua, khen thưởng: 5 người (0,2 %); Vi phạm
khác (tham ô, tham nhũng, cờ bạc, sinh con thứ ba...): 1.791 người (chiếm 77,40
% tổng số công chức bị kỷ luật).
Các hình thức kỷ luật: Khiển trách: 1.254 người (chiếm 54,19 %); Cảnh
cáo: 632 người (chiếm 27,30 %); Hạ bậc lương: 75 người (chiếm 3,24 %);
Giáng chức: 44 người (chiếm 1,9%); Cách chức: 122 người (chiếm 5,27%);
Buộc thôi việc: 187 người (chiếm 8,08%). Có 03 bộ bị đoàn thanh tra, kiểm tra
đề xuất xử lý kỷ luật do vi phạm công tác tổ chức cán bộ: Bộ Xây dựng, Bộ Tài

nguyên và môi trường, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Xử lý kỷ luật 9
trường hợp, hủy quyết định bổ nhiệm 01 trường hợp.
3.2.4. Thực trạng thực hiện quy định pháp luật về chế độ, chính sách:
Nâng lƣơng, nâng ngạch, chuyển ngạch, phụ cấp, hƣu trí, thôi việc
Do chế độ chính sách mà đặc biệt là chế độ tiền lương chưa đáp ứng được
nhu cầu tối thiểu của công chức nên còn xảy ra tình trạng tiêu cực trong thi hành
công vụ. Mặc dù đã triển khai xác định VTVL và cơ cấu công chức tại các bộ,
cơ quan ngang bộ, nhưng hệ thống tiền lương theo VTVL chưa được triển khai
đồng bộ nên vẫn là rào cản trong sử dụng chính sách tiền lương là công cụ nâng
cao chất lượng đội ngũ công chức và làm trong sạch bộ máy như ở Singapor.
Việc thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức được thực hiện
thường xuyên, đúng thẩm quyền theo phân cấp hiện hành, bảo đảm đúng quy
định của Nhà nước. Chế độ thôi việc, nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức được
thực hiện đúng theo quy định của Nhà nước.


19
3.2.5. Thực trạng thực hiện quy định pháp luật về trách nhiệm ngƣời
đứng đầu thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ
Thực hiện pháp luật quản lý công chức, vai trò người đứng đầu trong cơ
quan, tổ chức là vô cùng quan trọng, chính vì vậy Luật Cán bộ, công chức năm
2008 đã quy định nghĩa vụ của cán bộ, công chức là người đứng đầu tại Điều 10.
Chưa có chế tài xử lý trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra sai
phạm trong hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ tại cơ quan, đơn vị. Vụ
việc Đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Xây dựng nhũng nhiễu, vòi tiền doanh
nghiệp và bị công an bắt tại Vĩnh Phúc đang là vấn đề nóng trên các phương tiện
thông tin đại chúng và dự luận xã hội. Về cơ bản đã thực hiện các quy định của
pháp luật về dân chủ cơ sở, văn hóa công sở trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;
công chức thuộc quyền quản lý có hành vi vi phạm kỷ luật, pháp luật, có thái độ
quan liêu, hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà cho công dân chưa thực sự xử lý

nghiêm minh, kịp thời. Theo Báo cáo số 1667/BC-BNV về việc tăng cường
thanh tra, kiểm tra công tác tổ chức cán bộ vẫn còn một số bộ, cơ quan ngang bộ
chưa thực hiện tốt công tác này: Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Thông tin và
truyền thông; Bộ ngoại giao; Bộ Kế hoạch và đầu tư.
Về Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật:
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý công chức.
Hầu hết các cơ quan ứng dụng công nghệ thông tin; công chức được quản lý
theo phần mềm quản lý công chức; đa số cán bộ, công chức làm việc hiệu quả
trên môi trường mạng Internet và sử dụng hộp thư điện tử trong giải quyết công
việc. Hầu hết các cơ quan, đơn vị thực hiện việc chỉ đạo, phân công giải quyết
công việc thông qua phần mềm OMS, áp dụng đồng thời hệ thống quản lý chất
lượng theo TCVN ISO 9001: 2008. Một số bộ, cơ quan ngang bộ chưa áp dụng
tiêu chuẩn ISO 9001:2008 (Ngân hàng Nhà nước).
3.2.6. Thực trạng thực hiện quy định pháp luật về thanh tra, kiểm
tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và chế tài xử lý vi phạm pháp luật quản lý
công chức thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ
Hàng năm, đều tổ chức các đoàn kiểm tra định kỳ về công tác cán bộ tại
các đơn vị, tuy nhiên vì số lượng các đơn vị đầu mối trực thuộc nhiều, nên chỉ
có thể kiểm tra điểm tại một số đơn vị, mà không có điều kiện kiểm tra hết. Việc
kiểm tra chủ yếu là để phát hiện các sai sót về mặt nghiệp vụ liên quan đến công
tác cán bộ và chấn chỉnh và nhắc nhở các đơn vị thực hiện tốt hơn. Các khiếu
nại, tố cáo đã thực hiện theo các quy định của pháp luật, không có trường hợp
nào để kéo dài gây bức xúc cho công chức trong quá trình giải quyết. Việc xử lý
những vi phạm kỷ luật của đội ngũ công chức kịp thời, thấu tình, đạt lý nên đã
tạo sự chuyển biến tốt trong nhận thức của công chức đối với chức trách, trách
nhiệm được giao. Bộ Tư pháp, định kỳ 03 năm/lần Bộ tiếp đoàn thanh tra, kiểm
tra của Bộ Nội vụ về công tác tổ chức cán bộ.


20

3.3. NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG ƢU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ VỀ THỰC
TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT QUẢN LÝ CÔNG CHỨC

3.3.1. Nguyên nhân của những ƣu điểm
Đội ngũ công chức cần cù, chịu khó, tích cực học hỏi, đổi mới tư duy, tiếp cận
với những yêu cầu mới trong quản lý và phục vụ nhân dân, có bản lĩnh chính trị
vững vàng, kiên định với mục tiêu lý tưởng XHCN, trung thành với Tổ quốc, với
nhân dân; phần lớn đã được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ theo tiêu chuẩn quy
định; có ý thức tôn trọng và biết phát huy quyền làm chủ của nhân dân, có tinh thần
trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật, giữ được phẩm chất đạo đức và lối sống lành
mạnh, khắc phục khó khăn cố gắng thực hiện tốt công vụ được giao; thi nâng ngạch
đã được tổ chức bước đầu gắn vị trí làm việc với chức danh ngạch. Chế độ bổ nhiệm
có thời hạn đã góp phần vào việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,
công chức lãnh đạo.
3.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém
Hệ thống pháp luật về quản lý công chức chưa hoàn thiện như đã phân
tích ở mục 3.1. Các yếu tố ảnh hưởng. Các chế tài xử lý được quy định trong
Luật Cán bộ công chức chưa hoàn thiện. Trách nhiệm của người đứng đầu trong
tổ chức THPL quản lý công chức chưa được quy định rõ trong Luật. Chưa hình
thành văn hóa từ chức trong THPL quản lý công chức. Năng lực và trình độ đội
ngũ công chức được giao thẩm quyền quản lý công chức vẫn chưa ngang tầm
với đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập
quốc tế. Trách nhiệm công tác, lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức
chịu trách nhiệm tổ chức THPL quản lý công chức còn trì trệ và chậm đổi, dẫn
đến hiệu quả tổ chức THPL quản lý công chức chưa cao. Văn hóa công sở, giao
tiếp hành chính trong công sở và thái độ, ứng xử của một bộ phận công chức
được giao thẩm quyền quản lý công chức chưa đạt yêu cầu còn công chức sa sút
về phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm kém, quan liêu, hách dịch, cửa
quyền, nhũng nhiễu, "vô cảm", trong thực thi công vụ, còn tư tưởng ban phát ân
huệ hoặc là cơ hội để kiếm tiền. Việc bố trí, sử dụng công chức vẫn theo tình

huống, bị động, tình trạng hụt hẫng, chưa phù hợp giữa vị trí công tác với ngạch
chức danh công chức. Còn công chức chưa có đủ văn bằng, chứng chỉ theo quy
định trong tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch đang đảm nhận. Công chức dự thi
nâng ngạch chưa gắn với cơ cấu ngạch và nhu cầu thực tế. Cơ cấu trình độ của
đội ngũ cán bộ, công chức thiếu cân đối và chưa được xác định rõ ràng, hợp lý.
Lớp cán bộ, công chức trẻ có kiến thức, trình độ học vấn cao, nhưng còn thiếu
kinh nghiệm quản lý, chậm được quan tâm bồi dưỡng đào tạo để đề bạt, bổ
nhiệm vào các vị trí tương xứng.


21
Chƣơng 4
QUAN IỂM, GIẢI PHÁP BẢO ẢM THỰC HIỆN PHÁP LU T
V QUẢN LÝ CÔNG CHỨC THUỘC BỘ, CƠ QU N NG NG BỘ
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
4.1. QUAN ĐIỂM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CÔNG CHỨC

Một là: Thực hiện pháp luật quản lý công chức thuộc bộ, cơ quan ngang
bộ theo nguyên tắc Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý.
Hai là: Đảm bảo nguyên tắc pháp chế trong thực hiện pháp luật quản lý
công chức thuộc bộ, cơ quan ngang bộ.
Ba là: Minh bạch, trách nhiệm, hiệu quả trong thực hiện pháp luật về
quản lý công chức thuộc Bộ, cơ quan ngang bộ.
4.2. GIẢI PHÁP ẢM BẢO THỰC HIỆN PHÁP U T V QUẢN
CHỨC THUỘC CÁC BỘ, CƠ QU N NG NG BỘ Ở VIỆT N M HIỆN N Y

Ý CÔNG

4.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật quản lý công chức và các văn bản
quản lý quy định về quản lý công chức thuộc bộ, cơ quan ngang bộ

Cần sửa đổi Luật Cán bộ, công chức 2008 vì nhiều nội dung đã không còn
phù hợp đặc biệt cần bổ sung các chế tài xử lý cụ thể khi công chức vi phạm
Luật, bổ sung chế định trách nhiệm và chế tài xử lý người đứng đầu trong thực
hiện chức trách nhiệm vụ của mình. Tiếp tục hoàn thiện các quy định về quản lý
công chức khác như: Phân định cán bộ, công chức, viên chức và chế độ, chính
sách đối với từng loại đối tượng về tiêu chuẩn cụ thể công chức lãnh đạo quản
lý; tiêu chuẩn các ngạch công chức thừa hành thuộc bộ, cơ quan ngang theo
VTVL của công chức; về việc phát hiện, tuyển chọn, tiến cử, bồi dưỡng, trọng
dụng và đãi ngộ người có tài năng trong hoạt động công vụ. Hoàn thiện quy định
về khoán kinh phí hành chính để giản biên chế. Nghiên cứu đổi mới cơ chế quản
lý công chức theo hướng bảo đảm đầu mối thống nhất của cả hệ thống chính trị;
hoàn thiện các quy định pháp luật về khen thưởng đối với công chức và chế độ
tiền thưởng hợp lý đối với công chức hoàn thành xuất sắc công vụ, đồng thời có
chế tài xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm pháp luật.
Tập trung hoàn thiện hệ thống các văn bản quản lý thuộc bộ, cơ quan ngang
bộ về quản lý công chức.
4.2.2. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục và phổ biến pháp luật về quản
lý công chức thuộc bộ, cơ quan ngang bộ
Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật là một yếu tố quan trọng, là công
cụ để đưa pháp luật vào đời sống xã hội, giúp cho các quy phạm pháp luật trở thành
hành vi thực tiễn của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật. Tập trung chỉ đạo,
nâng cao nhận thức trong tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý công
chức là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các bộ, cơ quan ngang bộ; các bộ,
cơ quan ngang bộ cần bố trí nhân sự chuyên trách thuộc Vụ Tổ chức cán bộ, thực
hiện nhiệm vụ theo dõi, tổ chức triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục


22
pháp luật về quản lý công chức cho đội ngũ công chức thuộc Bộ; cử công chức tham
gia học tập các lớp tập huấn Luật; đảm bảo nguồn tài chính để tổ chức triển khai

công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật.
4.2.3. Tổ chức thực hiện nghiêm nội dung các quy định của pháp luật
về quản lý công chức
Xây dựng cơ chế khuyến khích chủ thể được giao thẩm quyền quản lý
công chức thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, của bộ, cơ quan ngang
bộ về quản lý công chức.
Một yêu cầu để thực hiện áp dụng các quy định của pháp luật về quản lý
công chức bộ, cơ quan ngang bộ đảm bảo hiệu quả đó là việc phải xây dựng các
quy định về cơ chế ràng buộc, phân định trách nhiệm của công chức được giao
thẩm quyền quản lý công chức trong việc áp dụng các quy định của pháp luật về
quản lý công chức thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, xây dựng các chế tài xử lý nếu
vi phạm rõ ràng, cụ thể. Ví dụ, khi thực hiện công tác đánh giá công chức, nếu
đánh giá không công tâm, khách quan kết quả đánh giá sai lệch thì người đánh
giá phải chịu các hình thức kỷ luật như thế nào.
4.2.4. Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm minh sai
phạm và giải quyết đơn thƣ khiếu nại trong thực hiện pháp luật về quản lý
công chức thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ
Để tổ chức THPL về quản lý công chức đảm bảo mục tiêu, yêu cầu, công
tác thanh tra, kiểm tra, xử lý sai phạm và giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo
phải được bảo đảm thực hiện nghiêm túc và đúng quy định.
Đối với bộ, cơ quan ngang bộ, công chức triển khai nhiệm vụ này chính là
các công chức thuộc Thanh tra bộ và công chức chuyên trách thanh tra thuộc Vụ
Tổ chức cán bộ, tuy nhiên theo điều tra khảo sát, chỉ có công chức thuộc Vụ Tổ
chức cán bộ nắm bắt và xử lý các sai phạm của công chức thuộc bộ, Thanh tra
bộ hầu như mới chỉ thực hiện chức năng thanh tra theo nhiệm vụ của Chính phủ
giao, thanh tra hoạt động công vụ của các bộ, ngành trong cả nước. Vì vậy cần
tăng cường vai trò của đội ngũ thanh tra trong công tác kiểm tra, giám sát quá
trình THPL về quản lý công chức thuộc bộ, cơ quan ngang bộ đặc biệt là trong
công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ.
4.2.5. Xây dựng và nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức

thực hiện nhiệm vụ quản lý công chức các bộ, cơ quan ngang bộ
Thực hiện pháp luật về quản lý công chức thuộc bộ, cơ quan ngang bộ ở
Việt Nam hiện nay, muốn đạt được hiệu quả và mục tiêu đề ra, chúng ta không
thể bỏ qua yếu tố bảo đảm THPL quản lý công chức đó là đội ngũ công chức
làm công tác tổ chức THPL về quản lý công chức thuộc bộ, cơ quan ngang bộ.
Để thực hiện giải pháp này, chúng ta cần thực hiện các yêu cầu sau:
Một là, nâng cao nhận thức và trách nhiệm thực thi công vụ của đội ngũ
cán bộ, công chức làm công tác tổ chức, cán bộ.
Hai là, thực hiện tuyển dụng công chức làm công tác tổ chức cán bộ chất


23
lượng, đáp ứng yêu cầu công việc của VTVL, nhất là đối với các vị trí còn thiếu
như công chức thực hiện hệ thống hoá văn bản và xây dựng dự thảo các văn bản
quản lý thuộc bộ, cơ quan ngang bộ.
Ba là, đầu tư đào tạo, bồi dưỡng cho nâng cao chất lượng đội ngũ công
chức được giao thẩm quyền quản lý công chức thuộc bộ, cơ quan ngang bộ.
Bốn là, xây dựng cơ chế đãi ngộ đặc thù cho đội ngũ này nhằm giảm nguy
cơ tiêu cực trong quản lý công chức, ngăn ngừa vi phạm quy định của pháp luật về
quản lý công chức..
Năm là, xây dựng và hoàn thiện các chế tài xử phạt đối với các vi phạm
quy định về quản lý công chức; nếu đội ngũ này không đáp ứng được yêu cầu
nhiệm vụ và vi phạm các quy định trong quá trình tổ chức THPL về quản lý
công chức thuộc bộ, cơ quan ngang bộ cần phải có các biện pháp cùng các chế
tài phù hợp để bảo đảm ngày một nâng cao chất lượng THPL về quản lý công
chức thuộc bộ, cơ quan ngang bộ.
4.2.6. Nâng cao đạo đức công vụ của đội ngũ công chức
Thực hiện một hệ thống giải pháp đồng bộ, bao gồm hoàn thiện khung
pháp lý; xây dựng cơ chế tạo điều kiện cho các giá trị đạo đức phát triển và ngăn
ngừa, hạn chế sự suy thoái đạo đức; tăng cường công tác giáo dục, đề cao giá trị

đạo đức, sự hướng thiện của công chức.
Nghiên cứu xây dựng Bộ Quy tắc đạo đức công vụ. Bộ Quy tắc đạo đức
công vụ phải xác định rõ giá trị cốt lõi của nền công vụ Việt Nam là phục vụ,
trách nhiệm, chuyên nghiệp, liêm chính, phục vụ người dân trên cơ sở đó quy
định rõ nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của người công chức; định rõ những
điều công chức được làm; những điều không được phép làm và những điều
không nên làm; những trường hợp cần tự nguyện, chủ động xin từ chức. Quy
định rõ các chế tài xử phạt nếu công chức vi phạm Quy tắc đạo đức như: Cho
thôi việc, không được quay lại làm việc trong hệ thống công vụ…đổi mới và
tăng cường công tác giáo dục đạo đức công vụ nhằm hình thành các chuẩn mực
đạo đức công vụ của người công chức.Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động học tập
tư tưởng và làm theo tấm gương đạo đức phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh.


×