Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Pháp luật về xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại nhà nước ở việt nam luận văn ths luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 107 trang )

KHOA LUẬT

PHẠM KIM THOA

PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ NỢ XẤU
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC Ở
VIỆT NAM
Chuyên ngành : Luật kinh tế
Mã số

: 60 38 50

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Duy Nghĩa

Hµ néi - 2007


MỤC LỤC

Trang
Trang bìa phụ
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU

1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG


6

THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC

1.1.

Sự cần thiết phải nghiên cứu và quy định về xử lý nợ xấu

6

1.2.

Khái niệm nợ xấu

8

1.3.

Thực trạng nợ xấu ở khu vực ngân hàng thương mại nhà nước

14

1.4.

Nguyên nhân nợ xấu

18

1.4.1.


Nguyên nhân khách quan

18

1.4.2.

Nguyên nhân chủ quan

25

1.4.2.1. Về phía ngân hàng thương mại nhà nước

25

1.4.2.2. Nguyên nhân do chủ quan của khách hàng

29

1.4.2.3. Những nguyên nhân khác

31

1.5.

Hậu quả của nợ xấu

32

Chương 2: GIẢI PHÁP XỬ LÝ NỢ XẤU, THÀNH TỰU VÀ MỘT


35

SỐ BẤT CẬP VỀ PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN XỬ
LÝ NỢ XẤU

2.1.

Cơ sở pháp lý và các biện pháp xử lý nợ xấu

35

2.1.1.

Nợ quá hạn do vị phạm Quy chế tín dụng

37

2.1.2.

Nợ quá hạn do nguyên nhân rủi ro ngoài khả năng kiểm soát

37

2.1.3.

Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân
hàng thương mại (AMC)

43



2.1.4.

Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng (DATC)

45

2.1.5.

Cấp bổ sung vốn

46

2.1.6.

Cơ cấu lại tổ chức và hoạt động của các ngân hàng thương
mại nhà nước

48

2.1.7.

Quỹ dự phòng rủi ro

50

2.2.

Kết quả xử lý nợ xấu


51

2.3.

Một số bất cập về pháp luật liên quan đến xử lý nợ xấu

54

2.3.1.

Pháp luật ngân hàng liên quan đến xử lý nợ xấu

54

2.3.2.

Pháp luật dân sự và đất đai liên quan đến xử lý nợ xấu

61

2.3.3.

Luật Doanh nghiệp nhà nước liên quan đến xử lý nợ xấu

65

2.3.4.

Luật Doanh nghiệp liên quan đến xử lý nợ xấu


68

2.3.5.

Pháp luật về phá sản doanh nghiệp liên quan đến xử lý nợ
xấu

69

2.3.6.

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 liên quan đến xử lý
nợ xấu

70

2.4.

Các khó khăn trong quá trình xử lý nợ xấu

71

Chương 3: KINH NGHIỆM NƯỚC NGOÀI VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT

75

VỀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KHUNG PHÁP LUẬT VỀ
XỬ LÝ NỢ XẤU NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ
NƯỚC


3.1.

Kinh nghiệm nước ngoài

75

3.2.

Thách thức đặt ra đối với hệ thống ngân hàng thương mại
nhà nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

77

3.3.

Giải pháp xử lý nợ xấu ngân hàng thương mại nhà nước

79

3.3.1.

Quản trị rủi ro tín dụng

79

3.3.2.

Nâng cao năng lực cạnh tranh các ngân hàng thương mại
nhà nước


82


3.3.3.

Cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước

84

3.3.4.

Xử lý tốt công nợ

84

3.3.5.

Cải cách ngân hàng thương mại nhà nước và môi trường chính
sách vĩ mô

85

3.3.6.

Phối hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa

85

3.3.7.


Sửa đổi các quy định về phân loại nợ

86

3.3.8.

Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân
hàng thương mại (AMC)

86

3.3.9.

Xây dựng hoàn thiện cơ chế thị trường mua bán nợ

87

3.3.10.

Pháp luật cho vay

87

3.3.11.

Sáp nhập, mua lại, giải thể, phá sản ngân hàng

88

KẾT LUẬN


90

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

93

PHỤ LỤC

98


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nợ xấu ngân hàng trong những năm gần đây tăng nhanh. Sự tồn đọng
và phát triển của nợ xấu đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nợ xấu gia
tăng sẽ có tác động tiêu cực đến hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước và
cho toàn bộ hệ thống tài chính của Việt Nam. Chính vì vậy, nghiên cứu các
căn nguyên cũng như thực trạng của nợ xấu sẽ khiến cho việc giải quyết bài
toán về nợ có thể trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn.
Tuy vậy, hiện nay có rất nhiều điểm bất cập trong quá trình xử lý nợ
xấu ngân hàng, đặc biệt là ở khối các ngân hàng thương mại nhà nước. Quy
định về lộ trình, các biện pháp xử lý nợ và các văn bản hướng dẫn thi hành
còn thiếu nhiều quy định cần thiết, nhiều điểm còn chưa hợp lý, bất cập, các
văn bản luật chuyên ngành khác còn quá cứng nhắc, không phù hợp với thực
tiễn. Chính vì vậy, dù đã nỗ lực rất nhiều và đã có những thành tựu đáng kể
trong tiến trình làm lành mạnh hóa ngân hàng trong những năm qua, dư nợ
giảm mạnh nhưng số nợ xấu tuyệt đối vẫn tiếp tục tăng lên. Điều này khiến
cho ngành ngân hàng, cũng như cả nền kinh tế không tránh khỏi lo âu. Đặc
biệt, vào tháng 12 năm 2006, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức

của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Sức ép của sân chơi này đối với
các ngân hàng thương mại nhà nước không phải là nhỏ, khi đó là một trong
những lĩnh vực phải cam kết mở cửa và cải cách mạnh mẽ nhất. Vấn đề nợ
xấu lại được đưa ra, vì xử lý được nợ sẽ nâng cao tiềm lực ngành ngân hàng,
duy trì sự ổn định và phát triển bền vững của nền kinh tế vĩ mô. Thực tiễn và
lý luận đều đòi hỏi quy phạm pháp luật điều chỉnh vấn đề này sâu sắc và
chính xác hơn nữa. Chính vì vậy, nghiên cứu tổng thể các chính sách cũng
như pháp luật về xử lý nợ xấu, tiến tới hoàn thiện pháp luật về lĩnh vực còn
rất nhiều lỗ hổng này là một việc làm tương đối cấp bách trước chủ trương cổ
phần hóa ngân hàng thương mại của Nhà nước hiện nay, vừa đáp ứng mục

1


tiêu phát triển kinh tế, vừa tạo bước đệm cho lĩnh vực ngân hàng - tài chính có
được sự bảo hộ cần thiết khi gia nhập WTO.
Với mục đích góp phần vào việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về
xử lý nợ xấu ngân hàng nói chung, ngân hàng thương mại nhà nước nói riêng,
việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp của đề tài "Pháp
luật về xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại nhà nước ở Việt Nam" để
tìm ra những định hướng và giải pháp bổ sung, hoàn thiện quy phạm pháp
luật trong vấn đề này là một nhu cầu bức thiết và có ý nghĩa về cả lý luận và
thực tiễn.
2. T×nh h×nh nghiªn cøu
Xử lý nợ xấu ngân hàng là đề tài nghiên cứu của nhiều nhà khoa học.
Mỗi nhà khoa học có một cách khám phá, khai thác đề tài này ở những góc độ
khác nhau. Ví dụ, bài "Tình hình xử lý nợ tồn đọng của các ngân hàng thương
mại Việt Nam thời gian qua - những tồn tại, vướng mắc và giải pháp tháo gỡ
nhằm ngăn ngừa và xử lý nợ tồn đọng" của Trần Minh Tuấn, Phó Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước; "Trao đổi về giải pháp xử lý nợ xấu trong hệ thống

ngân hàng thương mại Việt Nam" của TS. Lê Quốc Lý, Bộ Kế hoạch Đầu tư;
"Giải quyết nợ xấu và ngăn chặn nợ xấu phát sinh" của Trần Đình Định, Phó
Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam;
"Nợ xấu - Một số thực trạng, nguyên nhân và giải pháp" của Ngô Minh Châu,
Tổng giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam; "Cần thực hiện
đồng bộ các giải pháp trong xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại Việt
Nam" của TS. Nguyễn Thị Phương Lan, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu
khoa học Ngân hàng; "Vấn đề xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng và của doanh
nghiệp" của TS. Nguyễn Đình Tài, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung
ương; "Cần gắn việc xử lý nợ tồn đọng trong quá trình tái cơ cấu ngân hàng
thương mại Việt Nam với tổng thể xử lý công nợ dây dưa của nền kinh tế quốc
dân" của TS. Nguyễn Viết Hồng, Giám đốc Công ty BAMC - Ngân hàng Đầu
tư và Phát triển Việt Nam… Các công trình nghiên cứu trên đã phân tích rất

2


nhiu yu t v tỡm hiu di nhiu gúc nhng a phn u dng gúc
nghip v ca ngnh, cha i sõu v cỏc khớa cnh lut phỏp. Chớnh vỡ vy, dự
ý thc c tm quan trng ca cụng tỏc x lý n, nhng do lut phỏp trong
vn ny cũn thiu v yu nờn vic x lý n cha mang li kt qu tt p
theo nh mong mun ca cỏc bờn cú liờn quan. gúc lut phỏp, hin nay
cha cú mt cụng trỡnh khoa hc no nghiờn cu tng th vn n xu, dự
õy l vn gõy bc xỳc, ũi hi phi cú s iu chnh ton din v c th
ca cỏc nh lm lut.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận văn
Mc ớch nghiờn cu ca lun vn l xõy dng cỏc lun c lý lun v
thc tin cho cỏc gii phỏp nhm nõng cao kh nng x lý n xu ca cỏc
ngõn hng thng mi nh nc Vit Nam trong tin trỡnh hi nhp v phỏt
trin ca cỏc nh ch ngõn hng vi cỏc tiờu chun quc t.

Vi mc ớch trờn, ti t ra cỏc nhim v nghiờn cu sau:
- Lm sỏng t v mt lý lun cỏc khỏi nim v n xu.
- Phõn tớch, ỏnh giỏ mt cỏch khoa hc v y v nguyờn nhõn,
thc trng, kt qu t c v nhng bt cp trong vic x lý n xu ca cỏc
ngõn hng thng mi nh nc trong nhng nm qua.
- Xỏc nh nhu cu thc tin phi hon thin cỏc gii phỏp x lý n
xu i vi cỏc ngõn hng thng mi nh nc.
- Kinh nghim quc t trong vic gii quyt n xu ca ngõn hng
thng mi.
- xut nhng gii phỏp kh thi nhm nõng cao hiu qu x lý n
xu ngõn hng thng mi nh nc.
4. i tng, phm vi, phng phỏp nghiờn cu
i tng nghiờn cu: Hot ng x lý n xu ca cỏc ngõn hng
thng mi nh nc ti Vit Nam trong nhng nm va qua.

3


* Phm vi nghiờn cu: Cỏc ngõn hng thng mi nh nc nh: Ngõn
hng Ngoi thng Vit Nam (VCB), Ngõn hng Cụng thng Vit Nam
(ICB), Ngõn hng Nụng nghip v Phỏt trin Nụng thụn Vit Nam (VBARD),
Ngõn hng u t v Phỏt trin (BIDV), Ngõn hng Nh v ng bng sụng
Cu Long (MHB).
* Phương pháp nghiên cứu: Lun vn c thc hin da
trờn nhng ch trng, ng li ca ng, Nh nc. Nhng ch trng ú
c th hin nht quỏn trong cỏc vn kin ca i hi ng, c bit l Ngh
quyt ca Ban Chp hnh Trung ng khúa X. Lun vn vn dng rt nhiu
phng phỏp khỏc nhau trong quỏ trỡnh nghiờn cu, ch yu l s dng
phng phỏp duy vt bin chng v duy vt lch s. Ngoi ra, hon thnh
lun vn, ngi vit cũn s dng phi hp nhiu phng phỏp khỏc, lun

vn cú tớnh lý lun v thc tin cao:
- Phng phỏp bin chng, lch s.
- Phng phỏp phõn tớch, tng hp.
- Phng phỏp so sỏnh, thng kờ.
- Phng phỏp phõn tớch, tng hp.
- Phng phỏp iu tra xó hi hc, hi tho v chuyờn gia.
- Phng phỏp mụ hỡnh húa, h thng húa.
5. Đóng góp của luận văn
* V t liu: H thng húa t liu, ti liu, vn bn phỏp lý v hot
ng x lý n xu ti cỏc ngõn hng thng mi nh nc.
* V ni dung khoa hc:
Th nht, ln u tiờn vn x lý n xu c nghiờn cu mt cỏch
ton din v h thng v lý lun cng nh thc tin.
Th hai, lun vn tip cn vic tỡm hiu, nghiờn cu v n xu, x lý
n xu, nguyờn nhõn thc trng n xu v cỏc phng ỏn cng nh kt qu x

4


lý nợ xấu. Từ đó đề ra một số giải pháp hoàn thiện để nâng cao chất lượng và
hiệu quả của hoạt động xử lý nợ xấu các ngân hàng thương mại nhà nước nói
riêng và của cả hệ thống ngân hàng nói chung.
Thứ ba, luận văn góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của
việc xử lý tốt các vấn đề liên quan đến nợ xấu, trên cơ sở phù hợp với thông
lệ quốc tế.
Luận văn là công trình nghiên cứu có hệ thống và toàn diện về pháp
luật xử lý nợ xấu ngân hàng thương mại nhà nước. Kết quả nghiên cứu của
luận văn có giá trị tham khảo trong công tác xây dựng, nghiên cứu và áp dụng
pháp luật nhất là trong bối cảnh chúng ta tiến hành cổ phần hóa các ngân hàng
thương mại nhà nước lớn trong năm 2007 và trong quá trình cải cách ngân

hàng theo cam kết và lộ trình với WTO.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về nợ xấu của ngân hàng thương mại
nhà nước.
Chương 2: Giải pháp xử lý nợ xấu, thành tựu và một số bất cập về
pháp luật liên quan đến xử lý nợ xấu.
Chương 3: Kinh nghiệm nước ngoài và một số đề xuất về giải pháp
hoàn thiện khung pháp luật về xử lý nợ xấu ngân hàng thương mại nhà nước.

5


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NỢ XẤU
CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI NHÀ NƢỚC

1.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI NGHIÊN CỨU VÀ QUY ĐỊNH VỀ XỬ LÝ
NỢ XẤU

Là trung gian tài chính, các ngân hàng là cầu nối đầu tư và tiêu thụ,
tạo đà phát triển nền kinh tế theo xu hướng tăng về chất lượng và hàm lượng.
Trong hoàn cảnh nền kinh tế chuyển đổi, để có thể phát triển kinh tế đi đôi
với ổn định xã hội, các quốc gia cần phải chú trọng và xây dựng được một hệ
thống ngân hàng vững mạnh và hoạt động hiệu quả vì ngân hàng phản ánh
sức khỏe nền kinh tế.
Các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam, bao gồm: BIDV, ICB,
VCB, MHB, VBARD vẫn đang chiếm giữ hơn 70% huy động vốn và 80% thị
phần tín dụng nhưng có mức tỷ lệ nợ quá hạn rất cao; tỷ lệ lãi /tài sản cố định

ở mức rất thấp. Các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam chỉ ở mức
trung bình khá so với các nước ở khu vực châu Á như Thái Lan, Singapore…
"Tỷ trọng vốn tự có / tổng tài sản có điều chỉnh rủi ro hiện ở mức trên 5 %
trong khi các nước trong khu vực luôn lớn hơn hoặc bằng 8 %; chi phí nghiệp
vụ / tổng tài sản Có cao hơn tỷ lệ chênh lệch giữa lãi suất cho vay và huy
động bình quân 1,5 lần trong khi các nước trong khu vực luôn nhỏ hơn 1" [27].
Hệ quả là, các ngân hàng thương mại nhà nước không phát huy được khả
năng sử dụng vốn, chất lượng phục vụ được cải tiến với tốc độ chậm, nếu
không nói là tương đối yếu so với thế giới. Có thể nói, các ngân hàng thương
mại nhà nước có chất lượng và hiệu quả hoạt động không cao. Do đó, xử lý
nợ xấu, nâng cao năng lực phòng ngừa và quản trị rủi ro là việc rất cần thiết.
Hơn nữa, việc gia nhập WTO đem đến cho đất nước chúng ta nhiều cơ
hội và thách thức hơn. Rõ ràng, khi bước vào sân chơi chúng ta phải có bản

6


lĩnh và năng lực thì mới có thể trở thành một người chơi xuất sắc. Trong một
sân chơi quá rộng và có nhiều anh tài, ngân hàng thương mại nhà nước Việt
Nam phải tự cải biến nội lực và nâng cao khả năng cạnh tranh. Xử lý nợ xấu
giúp ngân hàng có năng lực tài chính và sự lành mạnh trong hoạt động ngân
hàng, kéo theo là niềm tin của giới đầu tư và các đối tác. Trên nền tảng tài
chính vững mạnh, không có quá nhiều rủi ro, việc nhận được nhiều vốn từ
kênh quốc tế với ngành ngân hàng sẽ trở thành hệ quả tất yếu.
Vì hoạt động chủ yếu dựa trên vốn vay của người có tiền nhàn rỗi
trong dân cư nên kinh doanh ngân hàng luôn chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn.
Các ngân hàng thương mại nhà nước là "bà đỡ" cho nền kinh tế, là kênh rót
vốn đặc biệt quan trọng (phần lớn tổng nguồn tín dụng của 4 ngân hàng
thương mại nhà nước hàng đầu là dành cho doanh nghiệp nhà nước). Rủi ro
trong kinh doanh ngân hàng, gồm: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro tỷ

giá, rủi ro lãi suất, rủi ro thị trường, rủi ro đạo đức… Những rủi ro này luôn
luôn đe dọa sự an toàn và lành mạnh của toàn bộ hệ thống. Trong các loại rủi
ro kể trên, rủi ro tín dụng được đánh giá là loại rủi ro nghiêm trọng nhất đối
với ngân hàng. Theo cuốn "Risk Management in Banking" của Joel Bessis thì
rủi ro tín dụng được hiểu là những tổn thất do khách hàng không trả được nợ
hoặc sự giảm sút chất lượng tín dụng của những khoản vay. Sự hiện diện của
rủi ro tín dụng sẽ đe dọa sự an toàn của cả hệ thống. Xử lý nợ xấu là cách hiệu
quả giúp cho ngân hàng tích lũy được vốn, nâng cao năng lực tài chính để có
thể đối phó được tất cả các rủi ro khác nhau.
Trong thời gian dài, các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam có
nguồn tài chính hạn chế và thiếu vốn nghiêm trọng (Phụ lục 4, 5). Trong
khoảng 3 năm (từ năm 2002 - 2005). Chính phủ đã bổ sung 9.000 tỷ cho 4 ngân
hàng thương mại nhà nước lớn (Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, ngân hàng Đầu tư và
Phát triển, ngân hàng Công thương Việt Nam) chủ yếu là dạng trái phiếu
Chính phủ với lãi suất 3,3 %. Hàng năm các ngân hàng thương mại nhà nước

7


còn bổ sung thêm khoảng 3.000 tỷ dưới hình thức trích lập dự phòng và lợi
nhuận giữ lại, tuy nhiên nó vẫn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của các ngân
hàng. Rõ ràng, ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam có nội lực yếu, nếu
không xử lý tốt nợ xấu thì dù có được rót vốn và sử dụng nhiều phương pháp,
các ngân hàng thương mại nhà nước có thể lâm vào tình trạng khó khăn vì nợ
xấu đã rút đi phần lãi rất lớn của ngân hàng.
1.2. KHÁI NIỆM NỢ XẤU

Nợ xấu là những khoản nợ quá hạn mà người đi vay nợ không trả được
nợ cho ngân hàng. Các ngân hàng coi đây là khoản nợ không sinh lời cần theo

dõi và xử lý. Theo quan điểm của Ngân hàng Liên minh Châu Âu thì có thể
xác định nợ xấu trong hoạt động của các ngân hàng thương mại như sau:
a. Nợ xấu là những khoản nợ không thể thu hồi được
- Những khoản nợ đã hết hiệu lực hoặc những khoản nợ
không có căn cứ đòi bồi thường từ người mắc nợ;
- Người mắc nợ bỏ trốn hoặc bị mất tích, không có gia tài
hoặc tài sản giữ lại để thanh toán nợ;
- Những khoản nợ mà người mắc nợ đồng ý thanh toán
trong quá khứ nhưng phần còn lại không thể được đền bù, những
khoản nợ trong đó tài sản được chuyển để thanh toán nợ nhưng giá
trị còn lại không đủ để trang trải toàn bộ nợ;
- Những khoản nợ mà người mắc nợ kết thúc hoạt động kinh
doanh hoặc thanh lý tài sản hoặc kinh doanh bị thua lỗ và tài sản
còn lại không đủ để trang trải toàn bộ nợ;
- Những khoản nợ mà người mắc nợ kết thúc hoạt động kinh
doanh hoặc thanh lý tài sản hoặc kinh doanh bị thua lỗ và tài sản
còn lại không đủ để trả nợ.
b. Nợ có thể thanh toán đầy đủ cho ngân hàng

8


Những khoản nợ không có tài sản thế chấp hoặc tài sản đưa
ra để thế chấp nhưng không đủ.
c. Nợ có thể không thanh toán đầy đủ cho ngân hàng
Đó là những khoản nợ không có tài sản thế chấp hoặc tài
sản đưa ra để thế chấp nhưng không đủ để trả nợ (ngân hàng không
thể thu hồi đầy đủ món nợ vì người mắc nợ rất khó kiếm được lợi
nhuận đầy đủ món nợ từ công việc kinh doanh) hoặc việc kinh
doanh đang bị thua lỗ trong một vài năm hoặc người mắc nợ không

liên lạc với ngân hàng để thanh toán lãi hoặc gốc kỳ hạn >1 năm kể
từ ngày đến hạn thanh toán hoặc hoàn cảnh chỉ rõ rằng phần lớn
tiền nợ sẽ không thể thu hồi được như:
- Ngân hàng không thể liên lạc được với người mắc nợ hoặc
không thể tìm được người mắc nợ.
- Người mắc nợ khó có thể trả nợ và yêu cầu sắp xếp lại lịch
trả nợ nhưng không đền bù được nợ trong thời gian thỏa thuận.
- Tài sản thế chấp không đủ để trả nợ và hoàn trả khi đến
hạn hoặc tài sản thế chấp ở ngân hàng không được chấp thuận về
mặt pháp lý và hoạt động kinh doanh của người mắc nợ bị thua lỗ
trong một vài năm hoặc việc kinh doanh bị chấm dứt hoặc đang
trong quá trình thanh lý tài sản.
- Những khoản nợ đến hạn thanh toán và hoàn cảnh cho
thấy sự can thiệp của tòa án phải được thực hiện đến cùng hoặc tòa
án can thiệp buộc việc trả nợ phải được thực hiện.
- Tòa án tuyên bố người mắc nợ bị phá sản và ngân hàng đã
yêu cầu trả nợ và cho rằng phần bồi hoàn sẽ ít hơn dư nợ [31].
Định nghĩa trên là một định nghĩa của quốc tế về nợ xấu - Nó thể hiện
tiêu thức về nợ xấu. Nó cũng thể hiện quản điểm phân loại nợ xấu gắn với các
nguyên nhân. Định nghĩa trên bao quát khá đầy đủ về bản chất nợ xấu khi

9


nhận định nợ xấu tổng thể dựa trên sự chậm trễ về thời hạn cũng như bản chất
khái niệm.
Theo ông Trần Đình Định, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Việt Nam, có thể hiểu nợ xấu là nợ gốc, lãi không thu hồi được một phần
hay toàn bộ, là nợ không sinh lời bởi không thu được toàn bộ hay chỉ thu
được một phần lãi vay.

Có rất nhiều cách định nghĩa về nợ xấu. Có nhiều khái niệm có liên
quan nhưng không đồng nhất, như nợ xấu (bad debt), nợ quá hạn (non performing loans), nợ có vấn đề (doubtful debt). Chúng đều là các khoản nợ
gần như không có khả năng thanh toán và bắt buộc phải xử lý bằng bút toán
xóa nợ. Theo Điều 13, Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách
hàng, ban hành kèm theo Quyết định 1627/QĐ- NHNN ngày 31/12/2001, "khi
đến kỳ hạn trả nợ gốc hoặc lãi, nếu khách hàng không trả nợ đúng hạn và
không được điều chỉnh kỳ hạn nợ gốc hoặc lãi hoặc không được gia hạn nợ
gốc hoặc lãi thì tổ chức tín dụng chuyển toàn bộ số dư nợ sang nợ quá hạn".
Định nghĩa này vẫn tập trung ở sự phân tích về nợ xấu, dưới góc độ thời gian
mà chưa chú ý đến bản chất khoản nợ.
Hiện nay nợ xấu được định nghĩa trong Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN
ngày 22 tháng 4 năm 2005 (sau đây gọi tắt là Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN)
của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy định về phân loại nợ, trích
lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng
của các tổ chức tín dụng và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 04
năm 2007, về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ,
trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân
hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN.
Theo đó, nợ xấu (bad debt) hay còn gọi là nợ không hoạt động (non performing loans) là các khoản nợ thuộc các nhóm 3,4 và 5 quy định tại Điểm 3,
khoản 1, Điều 1 Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 04 năm 2007,
về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập

10


và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của
tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN và Điều 7
của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín
dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng được ban hành theo
Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, nợ xấu được phân loại theo phương pháp "định

lượng" và "định tính". Theo phương pháp "định lượng", nợ xấu gồm 3 nhóm:
Nhóm 3: Nhóm nợ dưới tiêu chuẩn bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều
chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại điểm b
khoản này;
- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả
năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 3
điều này.
Nhóm 4: Nợ nghi ngờ, bao gồm:
Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày
theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 3
điều này.
Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn, bao gồm:
Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày
trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

11


- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời
hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa
bị quá hạn hoặc đã quá hạn;
- Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý;

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 3
điều này.
Theo phương pháp " định tính", tại Điều 7của Quy định về phân loại
nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân
hàng của các tổ chức tín dụng ban hành Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN thì
nợ xấu gồm 3 nhóm:
- Nhóm 3: Nhóm nợ dưới tiêu chuẩn, bao gồm: Các khoản nợ được tổ
chức tín dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến
hạn. Các khoản nợ này được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất
một phần nợ gốc và lãi.
- Nhóm 4: Nợ nghi ngờ, bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín
dụng đánh giá là khả năng tổn thất cao.
- Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn: Các khoản nợ được tổ chức tín
dụng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn.
Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ban hành Quy định về phân loại nợ,
trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân
hàng của các tổ chức tín dụng đã phản ánh một nhu cầu cấp bách, đó là sự phân
biệt về tính chất của nợ xấu so với các loại nợ khác như nợ tồn đọng, nợ khó
đòi... Quyết định trên đặt ra yêu cầu quản lý nợ, kiểm soát rủi ro cao hơn đối
với các tổ chức tín dụng và việc thi hành Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN sẽ
đánh giá đúng bản chất và chất lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng. Việc
thi hành các quy định mới đòi hỏi nhiều thay đổi tại các ngân hàng, chẳng hạn
như yêu cầu đủ vốn chủ sở hữu và các nguồn vốn khác để trích lập dự phòng

12


cũng như các thay đổi liên quan đến cơ cấu tổ chức, nhân sự, hệ thống thông
tin và dữ liệu để quản lý nợ quá hạn. Mặt khác, các quy định mới cũng đặt ra
những yêu cầu đối với Ngân hàng Nhà nước trong việc phát triển cơ cấu tổ

chức và nhân sự để đáp ứng các yêu cầu thực tế. Ngân hàng Nhà nước sẽ có
những thông tin chính xác hơn về nợ xấu, chất lượng hoạt động tín dụng của
từng tổ chức tín dụng và toàn hệ thống tổ chức tín dụng, đồng thời ngân hàng
Nhà nước có thể chủ động và có tầm nhìn bao quát hơn trong đánh giá khả
năng quản lý, kiểm soát nội bộ và khả năng chịu đựng rủi ro của các chủ thể
này. Không những thế, Ngân hàng Nhà nước cũng có khả năng quản lý, thanh
tra, giám sát các tổ chức tín dụng tốt hơn. Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN
ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý
rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng còn là một công cụ hỗ trợ thực hiện
đánh giá tổ chức tín dụng theo CAMELS. Sau hai năm ban hành Quy định về
việc phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động
ngân hàng (Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN), vừa qua ngân hàng Nhà nước
đã sửa đổi, bổ sung một số điều trong văn bản pháp luật này bằng Quyết định
18/2007/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 04 năm 2007, về việc sửa đổi, bổ sung một
số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi
ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết
định số 493/2005/QĐ-NHNN. Cụ thể, rõ ràng và phù hợp với điều kiện thực tế
của các tổ chức tín dụng là những tiêu chí mà Ngân hàng Nhà nước hướng đến
khi soạn thảo và ban hành. Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 04
năm 2007, về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ,
trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân
hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN
đã quản lý rủi ro chặt chẽ hơn đối với các cam kết ngoại bảng.
Theo Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 04 năm 2007, về
việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử
dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức
tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN , các khoản bảo

13



lãnh, chấp nhận thanh toán và cam kết cho vay không hủy ngang vô điều kiện và
có thời điểm thực hiện cụ thể (gọi chung là các cam kết ngoại bảng) phải được tổ
chức tín dụng đánh giá, phân loại theo 5 nhóm thay vì chỉ phân vào nhóm 1 như
Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN. Điều này có nghĩa, các cam kết ngoại bảng có
mức độ rủi ro tín dụng tương đương với các khoản nợ nội bảng được phân
loại chặt chẽ hơn, phản ánh chính xác hơn rủi ro tín dụng của tổ chức tín dụng.
Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 04 năm 2007, về việc
sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử
dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức
tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN, đã cụ thể và làm
rõ hơn một số quy định của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ban hành Quy
định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng
trong hoạt động ngân hàng. Nhưng với đặc thù là các quy định mang tính
nguyên tắc, nên đòi hỏi khi triển khai thực hiện, tổ chức tín dụng cần căn cứ
tình hình cụ thể thực tế và các quy định liên quan để đưa ra các hướng dẫn nội
bộ chi tiết, phù hợp hơn với đặc thù hoạt động của mình, đảm bảo việc quản
lý rủi ro tín dụng được thực hiện tốt.
Theo đó, việc kiểm soát dựa trên đánh giá chất lượng tài sản sẽ trở
thành nhiệm vụ thường xuyên của các thanh tra Ngân hàng Nhà nước. Ngân
hàng Nhà nước sẽ phải xây dựng một cơ chế kiểm tra và giám sát trong việc
thực hiện nhiệm vụ đánh giá đó. Do chi phí phát sinh từ những thay đổi trên
sẽ chuyển sang khách hàng vay nên chi phí cho vay có thể tăng hơn. Việc cho
vay có bảo đảm sẽ trở thành sự ưu tiên của các ngân hàng để giảm gánh nặng
về dự phòng rủi ro.
1.3. THỰC TRẠNG NỢ XẤU Ở KHU VỰC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
NHÀ NƢỚC

Vào những năm 1990, tỷ lệ nợ quá hạn cao trên 20% so với tổng dư
nợ đã gây đổ vỡ nhiều tổ chức tín dụng, gây ra khủng hoảng toàn diện hệ

thống ngân hàng thương mại cổ phần và hợp tác xã tín dụng ở nước ta, gây

14


nên sự bất bình, thiếu tin tưởng vào hệ thống ngân hàng trong suốt thập kỷ 90.
Nhờ có sự xử lý mạnh mẽ, hệ thống ngân hàng và nền kinh tế bắt đầu có
những sự phát triển mới, tuy vậy tỷ lệ nợ xấu vẫn rất cao.
Tình hình nợ xấu của hệ thống ngân hàng /Tổng dư nợ (Phụ lục 1):
Trong năm 1995, để xử lý các khoản nợ của các doanh nghiệp
mà xét thấy không thể thu hồi được, Chính phủ đã phải tính đến
giải pháp khoanh nợ và xóa nợ. Tổng số nợ quá hạn của các doanh
nghiệp tại các ngân hàng thương mại nhà nước được Chính phủ
khoanh lại từ năm 1995 trở về trước để xử lý trong đợt tổng thanh
toán nợ giai đoạn 2 là 2233, 2 tỷ đồng. Cơ cấu như sau: Nợ xấu lên
lưới thanh toán tại Ngân hàng Ngoại thương là 1606 tỷ đồng, bằng
18,2% so với tổng vốn huy động, bao gồm: 570 tỷ đồng đủ điều kiện
được xóa, chiếm 35,5 % tổng số nợ lên lưới thanh toán; nợ xấu tại
Ngân hàng Công thương là 472 tỷ đồng, bằng 3,6 % tổng số vốn
huy động, bao gồm: 421 tỷ đồng đủ điều kiện được xóa, chiếm
89,2% tổng số nợ lên lưới thanh toán; nợ xấu tại Ngân hàng Đầu tư
và Phát triển là 117 tỷ đồng, bằng 7,1% vốn huy động, bao gồm:
87,5 tỷ đồng đủ điều kiện được xóa, chiếm 74,7% tổng số nợ lên
lưới thanh toán; Nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn là 38,2 tỷ đồng, bằng 0,2% tổng số vốn huy động, bao
gồm: 38,2 tỷ đồng đu điều kiện được xóa, chiếm 100% tổng số nợ
lên lưới thanh toán [33].
Dù có nhiều biện pháp xử lý nhưng nợ xấu ngân hàng thương mại nhà
nước ở Việt Nam vẫn tăng tốc độ phi mã.
Trong giai đoạn từ năm 1996 - 1998, nếu theo tiêu chuẩn Việt Nam tỷ

lệ nợ quá hạn khoảng 13% song theo tiêu chuẩn quốc tế lại không dưới 30%
(báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) quí IV năm 2001), tương đương với
những nước có tỷ lệ nợ quá hạn đặc biệt cao.

15


Nếu theo số liệu của ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối năm 2000, nợ
của các ngân hàng thương mại nhà nước ở Việt Nam chiếm khoảng 10,78 % /
tổng dư nợ. Nếu tính cả các khoản nợ chờ xử lý, nợ phải trả thay, nợ thanh
toán công nợ giai đoạn II đã lên lưới thì tổng dư nợ quá hạn lên tới khoảng
15,8%/ tổng dư nợ cho vay - gấp 4 lần vốn tự có của các ngân hàng, có nghĩa là
về lý thuyết, các ngân hàng thương mại nhà nước đã lâm vào tình trạng phá sản.
Bảng 1.1: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng cho vay
(Tỷ lệ %)
2001

2002

2003

2004

Ngân hàng Công thương

17.19

13.09

9.97


3.5

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

4.08

5.3

3.1

1.72

Ngân hàng Đầu tư - Phát triển

3.51

4.63

4.71

4.49

Ngân hàng Ngoại thương

11.16

5.8

3.03


2.74

Tính đến cuối năm 2001, ngân hàng thương mại nhà nước chiếm tỷ
trọng dư nợ khoảng 70% tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng Việt Nam, với tỷ
lệ nợ quá hạn chiếm khoảng 23.000 tỷ.
Báo cáo nợ xấu 2005 cho thấy, các ngân hàng thương mại nhà nước
hơn 10.000 tỷ đồng, chiếm 2,7% tổng dư nợ. Tỷ lệ này tại các ngân hàng
thương mại cổ phần <2% nhưng số tuyệt đối là bao nhiêu và tỷ lệ đó có đúng
không thì còn phải bàn. Nếu theo dự tính của IMF (15%), nợ xấu cả nội và
ngoại bảng của các ngân hàng thương mại nhà nước là khoảng 6,2 tỷ USD
(13% GDP). Với mức độ tăng trưởng tín dụng hàng năm khá cao (20%) thì tỷ
lệ nợ xấu tăng trưởng nhanh hơn tăng trưởng tín dụng. Nếu nợ xấu 2002 là
hơn 20000 tỷ đồng (7,2 % dư nợ) thì sang năm 2004 chỉ còn khoảng 13.000 tỷ
đồng. Năm 2005 nợ xấu được biết là ở khoảng 17.500 tỷ đồng nhưng tỷ lệ
giảm xuống chỉ còn 3,18% do tổng dư nợ tăng cao.
Kể từ khi có Quyết định phân loại nợ 493/2005/QĐ-NHNN của Ngân
hàng Nhà nước, con số biểu thị nợ xấu đã có xu hướng giảm. Không ít ngân
hàng đã cho công bố những con số nợ xấu ở mức lý tưởng. Theo nguồn tổng hợp

16


từ báo chí, nợ xấu của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đang ở mức khoảng
2,9 - 3% tổng dư nợ, cao hơn tiêu chí phân loại cũ là 0,6%. So với 12 - 13%
của năm 2000 thì tỷ lệ trên là khá lý tưởng. Ngân hàng Công thương có số nợ
xấu khoảng 6% tổng dư nợ, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển ở khoảng 9%
tổng dư nợ. Đặc biệt, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì có
số nợ xấu khoảng 2,6% tổng dư nợ.
Trên thực tế, con số này có thể cao hơn nhiều. Chỉ tính riêng 5.000 tỷ

đồng nợ đọng của ngành mía đường, hàng nghìn tỷ đồng thua lỗ của Tổng Công
ty Cà phê, hàng chục nghìn tỷ đồng nợ đọng trong xây dựng cơ bản và khó khăn
của các doanh nghiệp xây lắp, hàng nghìn tỷ đồng nợ tài sản chưa thi hành án
của các vụ án điểm như EPCO - Tăng Minh Phụng, thời điểm Tòa án tuyên án
số nợ là 6.479.386 triệu đồng, dư nợ năm 2003 là 6.117.624 triệu đồng thì có
thể khẳng định, số nợ xấu sẽ lớn hơn những công bố mà chúng ta đã biết.
Theo bà Susan Adams, đại diện thường trú cao cấp của IMF tại Việt
Nam và ông Klaus Roland, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt
Nam thì nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam khoảng 45-60 nghìn tỷ
đồng, chiếm khoảng 7 - 10 % GDP. Theo đánh giá của những chuyên gia kinh
tế thì tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam có thể lên đến 30%.
Theo số liệu giám sát quý 4/2006, tỉ lệ nợ xấu của các ngân hàng tiếp
tục giảm, chỉ chiếm 2,48% tổng dư nợ, giảm 3,88% so với quý 3. Như vậy,
tính từ đầu năm 2006 đến giữa năm này, tỉ lệ nợ xấu của toàn hệ thống ngân
hàng thương mại liên tục giảm. Tuy nhiên, không đi cùng với xu hướng của tỉ
lệ nợ xấu, tỉ lệ nợ quá hạn của các ngân hàng thương mại lại tăng lên. Tính
đến hết quý 3/2006, chỉ tiêu này là 10,3% trong khi đó, đến hết quý 4/2006,
chỉ tiêu này là 11,26%, tăng 9,32%. Như vậy, việc tỉ lệ nợ xấu giảm nhưng tỉ
lệ nợ quá hạn vẫn tăng lên là một dấu hiệu xấu của tăng trưởng dư nợ. Ngày
31/12/2006, khi BIDV công bố tỷ lệ nợ xấu ở mức 9,1%, gấp khoảng 3 lần so
với các ngân hàng thương mại nhà nước khác, không chỉ là điều đáng nghi
ngờ mà còn thực sự gây sốc cho không ít người. Vì BIDV phân loại nợ theo

17


Điều 7của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, nghĩa là gần với chuẩn mực
quốc tế hơn. Một chuyên viên Ngân hàng Nhà nước tiết lộ: Từ trước tới nay,
việc các ngân hàng thương mại nhà nước gia hạn nợ cho các khoản nợ quá
hạn đã là chuyện bình thường. Khi qui chế mới về cách tính nợ xấu được ban

hành vào năm 2005, sự thay đổi về thông tin đã diễn ra. Theo cách tính cũ, cả
4 ngân hàng thương mại nhà nước đều có nợ quá hạn dưới 5 %, nhưng khi
tính theo cách tính mới thì con số sẽ hoàn toàn khác. Theo IMF, con số nợ
xấu của ngân hàng Việt Nam ít nhất là 15%. Có thể con số thực tế lớn hơn so
với mức báo động kia. Gia hạn nợ là một nghiệp vụ bình thường, nhưng khi bị
lạm dụng, gia hạn nợ trở thành bức màn che giấu nợ xấu. Theo Ngân hàng
Nhà nước chi nhánh Hà Nội, năm 2005 số nợ đến hạn mà khách hàng chưa có
khả năng trả được các chi nhánh ngân hàng gia hạn, gấp hai lần tỷ lệ nợ xấu.
Một số ngân hàng điều chỉnh kỳ hạn trả nợ 3 - 4 lần cho một khách hàng và
nợ đó vẫn xếp vào nhóm 1 hoặc nhóm 2. Các khảo sát cho thấy, nợ quá hạn
thường nổi lên ở nhóm 2. Đó không phải là ngẫu nhiên. Vì nợ nhóm 2 chỉ
phải trích dự phòng rủi ro là 5%. Trong khi nếu tụt xuống nhóm 3 thì ngân
hàng phải trích dự phòng rủi ro là 20%. Dự phòng nhóm 4 và nhóm 5 thậm
chí còn cao hơn nữa. Vậy nên sai sót trong phân loại nợ xấu dễ xảy ra, và con
số chênh lệch hay chưa phản ánh đúng thực tế là có thể hiểu được.
Thông qua số liệu (Phụ lục 2) có thể thấy, trong thời gian gần đây hệ
thống ngân hàng thương mại nhà nước cũng đang giảm nợ xấu do đã có nhiều
thành tựu trong công tác xử lý, nhưng nợ quá hạn lại tăng cao. Việc tìm hiểu
các căn nguyên nợ xấu là điều rất cần thiết, giúp cho công tác xử lý nợ trở nên
triệt để và nghiêm túc hơn.
1.4. NGUYÊN NHÂN NỢ XẤU

1.4.1. Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai, dịch bệnh, mất
mùa,… là nguyên nhân thường hay gặp nhưng lại vượt ngoài tầm kiểm soát
và mong muốn của người cho vay và bản thân người đi vay.

18



Một nguyên nhân khách quan khác gây ra nợ xấu ngân hàng còn đến
từ chính sách vĩ mô. Chính sách có nhiều thay đổi gây ra cho người đi vay
những gánh nặng nợ nần không đáng có. Thực tế, khối doanh nghiệp nhà
nước ta gặp rất nhiều khó khăn như: mất thị trường tiêu thụ sản phẩm, biến
động giá cả, thị trường, do sắp xếp lại doanh nghiệp, sáp nhập, giải thể, phá
sản nhưng không có khả năng trả nợ hoặc không còn đối tượng để thu hồi nợ.
Rủi ro, mất mát do những nguyên nhân này gây ra cũng nằm ngoài ý chí và cố
gắng của những người đi vay.
Chính sách và cơ chế quản lý vĩ mô của Nhà nước đang trong quá
trình đổi mới và hoàn thiện nên thường có sự điều chỉnh, thay đổi, nhiều
doanh nghiệp không theo kịp nên dự báo nhu cầu thị trường không sát, ví dụ
trường hợp cho vay xi-măng, mía đường, gạch gốm sứ… Sự thay đổi thường
xuyên của chính sách làm cho doanh nghiệp có vay vốn ngân hàng bị đảo lộn
kế hoạch kinh doanh cũng như kế hoạch trả nợ ngân hàng. Ví dụ: Chính phủ
đột ngột tăng thuế suất thuế xuất nhập khẩu ở một số mặt hàng mà trước đó
ngân hàng đã mở L/C bảo lãnh nhập khẩu hoặc cho vay. Một số trường hợp
thay đổi chính sách điều hành đã trực tiếp tạo ra các khoản nợ xấu cho ngân
hàng thương mại nhà nước như chương trình di dân, đóng cửa rừng, ngừng
xuất khẩu gỗ, gạo, thay đổi cơ chế sử dụng đất đai … hay tăng giá một số mặt
hàng độc quyền như giá xăng…. Lãi suất cho vay của ngân hàng giảm và ở
mức thấp (thấp hơn so với vay ngoài hay vay Quỹ tín dụng nhân dân) nên
người vay có tâm lý là thà để nợ quá hạn dù lãi suất phạt nợ quá hạn 150%
vẫn cứ lợi hơn. Hơn thế, khi trả nợ rồi thì khó có thể vay tiếp được do không
đủ các điều kiện mới theo quy định về thủ tục vay vốn ngân hàng. Rõ ràng,
trong thời gian chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang cơ
chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, chính sách của chúng ta đang điều
tiết và thay đổi nhanh chóng. Điều này dẫn đến rủi ro lớn cho cả hai phía:
ngân hàng và khách hàng, và do những rủi ro này ngoài tầm kiểm soát nên
cuối cùng ngân hàng cho vay phải gánh chịu tổn thất nặng nề.


19


Bên cạnh đó, các hoạt động cho vay theo một mục đích, theo chỉ đạo
của Chính phủ, theo kế hoạch của Nhà nước đã gây rủi ro lớn cho các ngân
hàng thương mại. Cơ chế bao cấp tín dụng cho doanh nghiệp nhà nước, chính
sách tín dụng nông thôn và tín dụng cho ngân sách nhà nước chưa được xóa
bỏ hoàn toàn khiến ngân hàng thương mại nhà nước vẫn chỉ đạo cho vay bất
chấp là khoản cho vay đó có hiệu quả hay không. Thậm chí, một số chương
trình được xây dựng thiếu căn cứ khoa học dẫn đến sự bất cập giữa cung và
cầu. Ví dụ, có chương trình đang trong giai đoạn thực hiện thì sản lượng sản
xuất đã vượt nhu cầu tiêu thụ, làm cho sản phẩm không tiêu thụ được, giá bán
hạ thấp. Lẽ ra phải ngừng đầu tư nhưng địa phương vẫn thực hiện kế hoạch và
buộc ngân hàng cho vay. Nhiều cơ chế chính sách can thiệp quá sâu vào hoạt
động của các ngân hàng thương mại nhà nước đã cản trở các ngân hàng hoạt
động trong cơ chế thị trường, hạn chế tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tạo ra
tâm lý ỷ lại cho các ngân hàng này. Vậy là ngân hàng thương mại nhà nước
đã gián tiếp làm mất đi những ưu thế trong kinh doanh mà các ngân hàng
khác không có được, chẳng những thế mà nợ đọng còn không ngừng tăng cao.
Một trong những nguyên nhân lớn khiến cho nợ xấu tồn tại ở khối
ngân hàng thương mại nhà nước là do chính sách tín dụng không hợp lý,
không phát huy được nét ưu việt. Những nhược điểm của chính sách cho vay
vừa là nguyên nhân sâu xa, vừa là nguyên nhân trực tiếp gây ra nợ xấu.
Điều bất hợp lý đầu tiên là sự chưa triệt để theo nguyên tắc thị trường
(cân nhắc về lợi nhuận và mức rủi ro có thể chấp nhận) của chính sách cho
vay. Mặc dù đã có cảnh báo từ giới phân tích nhưng sau vụ án Epco Minh
Phụng thì ngay lập tức các ngân hàng chuyển hướng cho vay vào nhiều doanh
nghiệp mà thực lực tài chính rất yếu kém, thậm chí các ngân hàng thương mại
nhà nước còn cạnh tranh nhau với một cuộc đua ngầm tiếp thị tới các công ty
để cho vay. Thực trạng cho vay với mức dư nợ tới 35- 40% vào các tổng công

ty của một số ngân hàng thương mại nhà nước đã là hồi chuông báo động đỏ
về chất lượng tín dụng, điển hình là các tổng công ty thuộc ngành xây dựng

20


và giao thông vận tải, với con số công nợ lên tới 11.000 tỷ đồng, trong đó
theo báo cáo của Bộ Tài chính có tới hơn 90% khoản nợ này là thuộc vốn vay
ngân hàng thương mại nhà nước. Trong khi đó, khu vực dân doanh đã có bước
phát triển vững mạnh không ngừng, làm ăn thực sự có lãi nhưng gặp rất nhiều
khó khăn khi tiếp cận được nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Sự phân biệt đối
xử trong cho vay tuy đã có giảm song nỗi bức xúc của doanh nghiệp ngoài
quốc doanh vẫn còn. Khi cho vay, các ngân hàng đã phân biệt người vay có
tài sản hay không có tài sản và mặc nhiên bỏ qua các yếu tố khác như uy tín,
hiệu quả sử dụng vốn, với thói quen ưu đãi doanh nghiệp nhà nước và nghi
ngại doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Việc phân biệt dẫn đến sự nhầm lẫn
trong việc lựa chọn khách hàng để cho vay và hậu quả của nó là sự dây dưa,
chây ỳ, không có khả năng trả nợ. Hệ quả là, các doanh nghiệp muốn vay thì
phải thiếu trung thực, các ngân hàng sẽ bị suy giảm khả năng kiểm soát tình
trạng sử dụng vốn vay của khách hàng. Tuy vậy chính sự yếu kém của khối
doanh nghiệp nhà nước mới là hiểm họa. Theo cảnh báo của IMF, số nợ của
các ngân hàng thương mại nhà nước có thể sẽ lại trên 4% GDP. Rủi ro tín
dụng rất dễ xảy ra.
Hai là, các ngân hàng thương mại nhà nước chưa có sự quản trị rõ
ràng về danh mục cho vay. Một số ngân hàng thương mại nhà nước chưa có
Ủy ban quản lý tài sản nợ (tài sản Nợ - tài sản Có), trong danh mục cho vay hiện
nay đều hiện diện hầu hết các nhóm hàng và dịch vụ. Cạnh tranh giành thị phần
ở các ngành, các nhóm khách hàng mà chính ngân hàng mình không có sở
trường đã mang đến rủi ro bất thường ở một số ngân hàng thương mại. Trong
chính sách cho vay còn có điểm chưa rõ ràng là quy định về nhóm khách hàng

liên quan, sau này mới được quy định tại Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN
ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi
ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, trên
thực tế các công ty thành viên của tổng công ty có tư cách pháp nhân độc lập.
Khi họ là khách hàng vay vốn của ngân hàng thương mại thì mức cho vay

21


×