Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Hoàn thiện hoạt động cho vay hộ cận nghèo tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh quảng bình – phòng giao dịch thị xã ba đồn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (419.52 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ MỸ TRANG

HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ CẬN NGHÈO
TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH
QUẢNG BÌNH – PHÒNG GIAO DỊCH THỊ XÃ BA ĐỒN

TÓM TẮT
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Mã số: 60.34.02.01

Đà Nẵng – Năm 2019


Công trình được hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN

Ngƣời hƣớng dẫn KH: PGS.TS TRƢƠNG HỒNG TRÌNH

Phản biện 1: PGS.TS Võ Thị Thúy Anh
Phản biện 2: TS. Nguyễn Phú Thái

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
thạc sĩ Tài chính – Ngân hàng họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại
học Đà Nẵng vào ngày 14 tháng 9 năm 2019

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin – Học liệu và Truyền thông, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng




1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngân hàng chính sách xã hội thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình
được thành lập để thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người
nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn thị xã Ba Đồn,
tỉnh Quảng Bình để thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia về
giải quyết việc làm xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước.
Thông qua các kênh vốn tín dụng chính sách ưu đãi của Ngân hàng
Chính sách xã hội tại NHCSXH thị xã Ba Đồn mong muốn đáp ứng
nhu cầu sản xuất kinh doanh, nhu cầu học tập, nâng cao điều kiện
sống, nâng cao thu nhập của người nghèo và các đối tượng chính
sách trên địa bàn thị xã Ba Đồn. Từ đó góp phần quan trọng trong
phát triển kinh tế tại địa phương, nâng cao hạ tầng nông thôn, phát
triển đời sống kinh tế, ổn định an ninh trật tự và xóa đói giảm nghèo
bền vững.
Với những lý do nêu trên, tôi chọn đề tài "Hoàn thiện hoạt
động cho vay hộ cận nghèo tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách
xã hội tỉnh Quảng Bình – Phòng giao dịch thị xã Ba Đồn" làm đề
tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu
- Hệ thống hoá và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt
động cho vay hộ cận nghèo trong hệ thống Ngân hàng chính sách xã
hội;
- Phân tích, đánh giá thực trạng, những kết quả đạt được, những
tồn tại và hạn chế từ đó tìm ra nguyên nhân trong hoạt động cho vay hộ
cận nghèo tại NHCSXH thị xã Ba Đồn, chi nhánh tỉnh Quảng Bình:

- Đề xuất giải pháp của bản thân nhằm hoàn thiện hơn nữa hoạt động


2
cho vay hộ cận nghèo tại NHCSXH thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đánh giá kỹ kết quả đạt được, những khó khăn, tồn tại trong
thực tế hoạt động của NHCSXH thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình từ
năm 2016 đến 2018 để đưa ra các giải pháp có tính thực tiễn áp dụng
theo đặc thù tại địa phương.
2.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Đặc điểm cho vay hộ cận nghèo? Nội dung hoạt động cho vay
Hộ cận nghèo của NHCSXH? Kết quả cho vay Hộ cận nghèo thể
hiện qua những tiêu chí nào?
- Thực trạng hoạt động cho vay Hộ cận nghèo tại NHCSXH thị
xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình diễn ra như thế nào? Gồm những tồn
tại, hạn chế nào và nguyên nhân?
- Cần đề xuất những khuyến nghị gì và đề xuất với cơ quan nào
để hoàn thiện hoạt động cho vay Hộ cận nghèo tại NHCSXH thị xã
Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình?
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Tình hình thực hiện hoạt động cho vay hộ cận nghèo tại
NHCSXH thị xã Ba Đồn tỉnh Quảng Bình.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Chỉ giới hạn trong hoạt động cho vay hộ cận nghèo
- Về không gian và thời gian: nghiên cứu trong khoảng thời gian từ
năm 2016-2018 tại NHCSXH thị xã Ba Đồn tỉnh Quảng Bình.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong luận văn tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu

mang tính định tính như sau: So sánh; Thống kê; Phân tích, tổng hợp,
quan sát và điều tra khảo sát.


3
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu gồm 3
chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về hoạt động cho vay hộ cận
nghèo của NHCSXH
Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay đối với hộ cận nghèo
tại NHCSXH thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình.
Chương 3: Khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay đối
với hộ cận nghèo tại NHCSXH thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
- Luận văn thạc sỹ tài chính ngân hàng “Cho vay học sinh sinh
viên tại ngân hàng chính sách xã hội thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng
Bình” của tác giả Lê Văn Thông bảo vệ tại Trường Học viện hành
chính Quốc gia năm 2017.
- Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh “Quản trị rủi ro tín
dụng của ngân hàng chính sách xã hội thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng
Bình” của tác giả Nguyễn Hồng Phong bảo vệ tại trường Đại học
Thành Tây năm 2017.
- Luận văn thạc sỹ tài chính ngân hàng “Quản lý nợ xấu tại
Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng
Bình” của tác giả Trần Thị Thu Nga bảo vệ tại Trường Học viện
hành chính Quốc gia năm 2017.
- Luận văn thạc sỹ tài chính ngân hàng “Hoàn thiện hoạt động cho
vay hộ cận nghèo của ngân hàng chính sách xã hội – chi nhánh tỉnh
Đắk Nông” của tác giả Trần Quang Điệp bảo vệ tại Trường Đại học

kinh tế Đà Nẵng năm 2017.
- Luận văn thạc sỹ tài chính ngân hàng “Hoàn thiện hoạt động
cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn của chi nhánh


4
NHCSXH tỉnh Đắk Nông” của tác giả Phạm Xuân Thành bảo vệ tại
Trường Đại học kinh tế Đà Nẵng năm 2016.
- Luận văn thạc sỹ tài chính ngân hàng “Hoàn thiện hoạt động
cho vay giải quyết việc làm tại chi nhánh NHCSXH thành phố Đà Nẳng”
của tác giả Nguyễn Thị Thanh Lý bảo vệ tại Trường Đại học kinh tế Đà
Nẵng năm 2015.
- “Thực tiển hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội và
một số khuyến nghị chính sách” của PGS.TS. Nguyễn Trọng Tài
đăng trên Tạp chí Ngân hàng ra ngày 29/12/2017.
- “Phát huy tính ưu việt của Ngân hàng vì người nghèo” của tác giả
Dương Quyết Thắng đăng tại Tạp chí ngân hàng số 18 tháng 9 năm 2017.

CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ
CẬN NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
1.1. TỔNG QUAN VỀ CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ CẬN NGHÈO
TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
1.1.1. Hoạt động cho vay trong hệ thống ngân hàng
chính sách xã hội
a. Một số khái niệm
Cho vay là một phạm trù kinh tế và nó cũng là sản phẩm của
nền kinh tế hàng hóa, là việc một bên (bên cho vay) cung cấp nguồn
tài chính cho đối tượng khác (bên đi vay) trong đó bên đi vay sẻ hoàn
trả tài chính cho bên cho vay trong một thời hạn thỏa thuận và

thường kèm theo lãi suất.
Cho vay ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng vốn giữa ngân
hàng với các chủ thể khác trong nền kinh tế.


5
Khái niệm ngân hàng chính sách xã hội
Ngân hàng chính sách xã hội là một tổ chức tín dụng với hoạt
động chủ yếu là phục vụ người nghèo và các chính sách kinh tế,
chính trị và xã hội đặc biệt của mỗi quốc gia
b. Hoạt động cho vay của Ngân hàng chính sách xã hội
- Hoạt động của NHCSXH không vì mục đích lợi nhuận, được
nhà nước đảm bảo khả năng thanh toán.
- Hình thức cấp tín dụng của NHCSXH là cho vay tín chấp ủy
thác qua hội đoàn thể của các xã, phường, thị trấn trên địa bàn hoạt
động của NHCSXH cấp huyện, cấp tỉnh.
- Đối tượng cho vay là hộ nghèo và các đối tượng chính sách
khác theo quy định của pháp luật
- Mục tiêu cho vay: Xóa đói giảm nghèo, không vì mục tiêu lợi nhuận.
- Món vay thường có hạn mức nhất định và giá trị nhỏ
- Điều kiện cho vay: Không phải thế chấp tài sản, người vay
phải có phương án SXKD và phải sử dụng vốn đúng mục đích.
- Thời gian cho vay dài
c. Vai trò của Ngân hàng chính sách xã hội
- NHCSXH phát huy sức mạnh tổng hợp, khai thác được tiềm
năng to lớn về trí tuệ, sức của, sức người của toàn xã hội phục vụ cho
sự nghiệp xóa đói giảm nghèo.
- NHCSXH là một kênh dẫn vốn tin cậy chuyên trách phục vụ
người nghèo.
- NHCSXH sẽ góp phần ngăn chặn được tệ nạn tham nhũng,

cửa quyền của bên cho vay và bên sử dụng vốn vay.
- Nguồn vốn của Ngân hàng chính sách xã hội sẽ góp phần hạn
chế tín dụng đen phát triển.
- Giúp người nghèo và các đối tượng chính sách nâng cao trình


6
độ kiến thức và tiếp cận với nền kinh tế thị trường.
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm cơ bản về cho vay đối với hộ cận
nghèo trong hệ thống ngân hàng chính sách xã hội
a. Khái niệm
- Hộ gia đình là một chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự.
- Hộ cận nghèo là những hộ gia đình có các tiêu chí xác định
chuẩn cận nghèo quy định tại Quyết định số 59/QĐ-TTg ngày của Thủ
tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng
cho giai đoạn 2016 – 2020.
b. Đặc điểm cho vay hộ cận nghèo của NHCSXH
- Là hoạt động tín dụng không vì mục tiêu lợi nhuận.
- Tín dụng thực hiện theo nguyên tắc hoàn lại và có lãi suất
- Thủ tục và quy trình cho vay phải đơn giản, thuận tiện
- Hỗ trợ vốn tín dụng ưu đãi cho các HCN phát triển sản xuất kinh
doanh.
1.1.3. Sự cần thiết phải cho vay ƣu đãi đối với hộ cận nghèo
* Đối với hộ cận nghèo:
- Tạo công ăn việc làm cho bộ phận lao động còn nhàn rỗi.
- Thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển
- Góp phần tăng tích lũy thu nhập cho hộ gia đình
* Đối với xã hội
- Cho vay hộ cận nghèo phản ánh rõ nét sự can thiệp của Nhà
nước vào quá trình phát triển kinh tế.

- Cho vay hộ cận nghèo tạo điều kiện thu hút lao động mới, giải
quyết vấn đề công ăn việc làm.
- Cho vay hộ cận nghèo giảm bớt khoảng cách giàu nghèo trong
xã hội.
* Đối với NHCSXH


7
- Giảm tệ nạn cho vay nặng lãi.
- Giúp hộ cận nghèo có việc làm tăng thu nhập, nâng cao kiến
thức tiếp cận thị trường, có điều kiện tham gia hoạt động sản xuất
kinh doanh trong nền kinh tế ngày càng phát triển với tốc độ cao như
hiện nay.
- Thông qua việc cung ứng vốn cho hộ cận nghèo và các đối
tượng chính sách khác sẽ góp phần xây dựng nông thôn mới trên
khắp cả nước.
- Tín dụng ưu đãi cho vay hộ cận nghèo với những quy định về
mặt nghiệp vụ cụ thể của nó sẽ tạo ra sự tham gia phối hợp chặt chẽ
giữa các đoàn thể chính trị xã hội, các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa
phương, tăng cường hiệu lực của cấp uỷ, chính quyền trong lãnh đạo,
chỉ đạo kinh tế ở trên địa bàn.
- Thông qua kênh tín dụng sẽ tạo ra sự gắn bó giữa hội viên
trong tổ củng như với các tổ chức hội đoàn thể của mình, qua việc
hướng dẫn giúp đỡ kỹ thuật sản xuất, kinh nghiệm quản lý kinh tế
gia đình, quyền lợi kinh tế của tổ chức hội trong công tác vay vốn.
- Việc vay vốn được ủy thác qua các tổ chức hội đoàn thể sẽ tạo
điều kiện cho những hộ cận nghèo có cùng hoàn cảnh, cùng thôn
xóm được gắn kết lại, gần gủi, tương thân, tương ái, giúp đỡ nhau
trong cuộc sống.
1.2. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ CẬN NGHÈO

TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
1.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động cho vay hộ cận
nghèo
Ngân hàng chính sách tổ chức bộ máy quản lý hoạt động cho
vay HCN theo 1 trong 2 mô hình: mô hình tập trung và mô hình
chuyên môn hóa.


8
1.2.2. Hoạt động cho vay hộ cận nghèo của NHCSXH
a. Hoạch định chính sách cho vay hộ cận nghèo
Bao gồm: Mục tiêu, đối tượng và điều kiện vay vốn, mức cho
vay, lãi suất cho vay, thời hạn cho vay, phương thức cho vay, quy
trình cho vay, tổ chức giải ngân, thu nợ, thu lãi, kiểm tra, giám sát
vốn vay, xử lý nợ có vấn đề...
b. Nguồn vốn cho vay hộ cận nghèo
Nguồn vốn cho vay HCN của NHCSXH chủ yếu là từ nguồn
ngân sách Nhà nước và nguồn vốn tự huy động.
c. Thực hiện triển khai cho vay - thu nợ chương trình
cho vay hộ cận nghèo
-Công tác tuyên truyền; công tác phối hợp giữa Ngân hàng
với cơ quan chính quyền, hội đoàn thể, kiện toàn, phát triển mạng
lưới Tổ TK&VV; công tác cho vay; công tác kiểm tra nợ, thu nợ, thu
lãi; công tác xử lý nợ có vấn đề; kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động
cho vay này...
1.2.3. Các tiêu chí phản ánh kết quả cho vay hộ cận nghèo
của NHCSXH
a. Qui mô cho vay đối với hộ cận nghèo
Qui mô tín dụng thể hiện ở 3 chỉ tiêu: Tỷ trọng dư nợ cho vay
hộ cận nghèo, tốc độ tăng trưởng tín dụng, số lượt HCN vay vốn.

b. Kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ cận
nghèo
- Tỷ lệ nợ quá hạn trong hoạt động cho vay HCN của NHCSXH
- Tỷ lệ nợ khoanh
- Nợ chiếm dụng xâm tiêu
c. Chất lượng dịch vụ cho vay đối với hộ cận nghèo
Thể hiện qua: Thủ tục vay vốn, thái đội tinh thần phục vụ của


9
cán bộ nhân viên ngân hàng, v.v....
d. Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thu lãi vay
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO
VAY HỘ CẬN NGHÈO CỦA NHCSXH
1.3.1. Nhân tố chủ quan
Một là, chính sách cho vay của ngân hàng
Hai là, nghiệp vụ của ngân hàng đảm bảo làm đúng chính sách
và đúng quy trình.
Ba là, chất lượng đội ngũ cán bộ ngân hàng.
Bốn là, công tác kiểm tra giám sát hoạt động cho vay.
Năm là, trình độ, công nghệ, trang thiết bị của ngân hàng.
1.3.2. Nhân tố khách quan
a. Chính sách của Chính phủ
b. Vai trò của các cơ quan tham gia quản lý vay vốn hộ cận
nghèo
c. Mạng lưới Tổ tiết kiệm và vay vốn
d. Môi trường kinh tế trong và ngoài nước
e. Môi trường văn hóa-chính trị-xã hội
g. Tư cách đạo đức của khách hàng
KẾT LUẬN CHƢƠNG I

CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ CẬN
NGHÈO TẠI NHCSXH THỊ XÃ BA ĐỒN, TỈNH QUẢNG BÌNH
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH
XÃ HỘI THỊ XÃ BA ĐỒN, TỈNH QUẢNG BÌNH
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
2.1.2. Mô hình tổ chức hoạt động và tình hình lao động


10
a. Mô hình tổ chức hoạt động
b. Tình hình lao động
2.1.3. Kết quả hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội
thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình
a. Về hoạt động huy động vốn:
Bảng 2.1. Huy động vốn của NHCSXH TX Ba Đồn 2016 - 2018
Đơn vị: Triệu đồng.
Năm 2016
TT

Chỉ tiêu

Số
tiền

1

Huy động tổ
chức, cá nhân


Tỷ
trọng
(%)

Năm 2017
Số
tiền

Tỷ
trọng
(%)

Năm 2018
Số
tiền

Tỷ
trọng
(%)

6.147

43,02

18.657

62,26

30.093


67,89

8.141

56,98

11.308

37,74

14.232

32,11

Huy động
tiền gửi tổ
2

viên thông
qua Tổ
TK&VV
Tổng cộng:

14.288

29.965

44.325

(Nguồn: Báo cáo Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Ba Đồn)

b. Về hoạt động sử dụng vốn
Hộ cận nghèo có tỷ trọng dư nợ cho vay lớn nhất so với tổng dư
nợ cho vay các chương trình tín dụng tại NHCSXH thị xã Ba Đồn
c. Về hoạt động dịch vụ và thanh toán
Hiện nay NHCSXH triển khai hoạt động thanh toán hệ thống
chuyển tiền điện tử bù trừ liên ngân hàng qua ngân hàng nhà nước và
chuyển tiền nội bộ.


11
2.2. HỘ CẬN NGHÈO Ở THỊ XÃ BA ĐỒN, TỈNH QUẢNG
BÌNH
2.2.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội thị xã Ba Đồn
2.2.2. Hộ cận nghèo ở thị xã Ba Đồn

Bảng 2.3. Hộ cận nghèo theo khu vực tại thị xã Ba Đồn từ năm
2016 – 2018
TT

Xã,
phƣờng

Số hộ cận

Số hộ cận

Số hộ cận

nghèo cuối


nghèo cuối

nghèo cuối

năm 2016

năm 2017

năm 2018

1

Quảng Thọ

125

124

110

2

Ba Đồn

109

112

81


3

Quảng

150

140

85

120

85

69

59

43

41

96

93

81

Thuận
4


Quảng
Long

5

Quảng
Phong

6

Quảng
Phúc

7

Quảng Hải

44

43

41

8

Quảng Lộc

1.056


724

487

9

Quảng Hòa

700

660

470

10

Quảng Tân

312

340

230

11

Quảng

823


479

318

Trung
12

Quảng Tiên

558

555

278

13

Quảng

275

182

172


12
Minh
14


Quảng

133

133

115

Thủy
15

Quảng Sơn

594

615

417

16

Quảng Văn

327

299

256

Tổng cộng


5.481

4.627

3.251

2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ CẬN
NGHÈO TẠI NHCSXH THỊ XÃ BA ĐỒN, TỈNH QUẢNG
BÌNH
2.3.1. Chính sách cho vay đối với Hộ cận nghèo
Hiện nay, NHCSXH thị xã Ba Đồn cũng như các ngân hàng
trong hệ thống NHCSXH đang thực hiện cho vay hộ cận nghèo theo
Quyết định số 15/2013/QĐ-TTg ngày 23/02/2013 của Thủ tướng
chính phủ về tín dụng đối với hộ cận nghèo. Gồm có: Mục tiêu cho
vay hộ cận nghèo; đối tượng cho vay; điều kiện vay vốn; mức cho
vay; lãi suất cho vay; thời hạn cho vay; phương thức cho vay; quy
trình thực hiện.
2.3.2. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý hoạt động cho vay
Hộ cận nghèo tại NHCSXH thị xã Ba Đồn
Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động cho vay hộ cận nghèo còn
một số bất cập trong hoạt động đó là: các thành viên trong Ban đại
diện hội đồng quản trị của NHCSXH thị xã làm việc theo chế độ kiêm
nhiệm; một số nơi chưa nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Chủ tịch
UBND cấp xã, phường; công tác chỉ đạo phối hợp với các ban ngành,
đoàn thể chưa thường xuyên, còn nhiều bất cập.
2.3.3. Thực trạng nguồn vốn cho vay Hộ cận nghèo tại
NHCSXH thị xã Ba Đồn
Nguồn vốn cho vay chủ yếu là nguồn vốn nhận từ Trung ương,



13
một phần nhỏ là nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương và
nguồn huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm của các tổ chức, cá nhân.
Bảng 2.4. Nguồn vốn cho vay hộ cận nghèo năm 2016 – 2018
ĐVT: triệu đồng, %
Nguồn vốn
Năm
Tổng số

TW

Năm 2016 123.278 122.295

Tăng so với năm trƣớc

Địa Mức tăng Tỷ lệ tăng giảm
phƣơng giảm
(%)
983

47.178

62

Năm 2017 155.946 155.232
714
32.668
26.5
Năm 2018 165.248 164.971

277
9.302
5,96
(Nguồn: Báo cáo tín dụng năm 2016, 2017,2018 của NHCSXH thị xã Ba
Đồn)
Như vậy, nguồn vốn cho vay hộ cận nghèo tăng qua các năm,
nguồn vốn tăng mạnh trong năm 2016, 2017 và tăng không đáng kể
trong năm 2018. Nguồn vốn nhận ủy thác từ địa phương còn hạn chế,
giảm dần qua các năm.
2.3.4. Thực trạng triển khai cho vay - thu nợ Hộ cận nghèo
tại NHCSXH thị xã Ba Đồn
a. Công tác tuyên truyền
NHCSXH thị xã Ba Đồn chưa thật sự quan tâm đến công tác
thông tin tuyền truyền.
b. Công tác phối hợp giữa Ngân hàng với Hội đoàn thể và tổ
TK&VV
Mối quan hệ giữa Ngân hàng và tổ chức Hội được gắn bó trong
việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời
sống và phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn thị xã Ba Đồn.


14
c. Kiện toàn, phát triển mạng lưới
- Kiện toàn tổ TK&VV theo hướng liền canh liền cư, mỗi tổ
không quá 60 thành viên
d. Công tác cho vay
Chưa thực hiện nghiêm túc quy trình cho vay, thực hiện chưa
đều tay giữa các bộ phận có liên quan.
e. Công tác kiểm tra nợ, thu nợ và thu lãi
Công tác Kiểm tra, giám sát thường xuyên được quan tâm để

nâng cao chất lượng tín dụng. Hoạt động kiểm tra, giám sát luôn
được thực hiện trước, trong và sau khi vay, việc kiểm tra được huy
động toàn bộ các thành phần có liên quan đến hoạt động của
NHCSXH từ tỉnh đến huyện và về tới các xã, phường và tổ TK&VV.
g. Công tác xử lý nợ có vấn đề
Trong công tác xử lý nợ có vấn đề đã chú trọng nhưng hiệu quả
vẫn chưa cao.
h. Kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay
Công tác kiểm soát nội bộ luôn được ngân hàng quan tâm và
thực hiện tốt theo chương trình kế hoạch, kịp thời phát hiện những
tồn tại hạn chế sai sót về quy trình nghiệp vụ, hồ sơ cho vay để bổ
sung khắc phục kịp thời.
2.3.5. Kết quả hoạt động cho vay Hộ cận nghèo tại
NHCSXH thị xã Ba Đồn
a. Dư nợ cho vay hộ cận nghèo qua các năm


15
Bảng 2.5. Dư nợ cho vay hộ cận nghèo năm 2016-2018
ĐVT: triệu đồng, %
Tăng so với năm trƣớc
Tốc độ tăng giảm
Năm

Dƣ nợ

Mức tăng giảm (%)

Năm 2016 122.294


46.194

60,7

Năm 2017 155.111

32.817

26,83

Năm 2018 164.891

9.780

6,31

(Nguồn: Báo cáo tín dụng năm 2016, 2017,2018 của NHCSXH thị xã Ba
Đồn)

b. Dư nợ cho vay hộ cận nghèo phân theo địa bàn qua các năm
Bảng 2.6. Dư nợ cho vay hộ cận nghèo theo địa bàn xã, phường năm
2016-2018
ĐVT: triệu đồng, %
Quận,
huyện

Năm 2016

Năm 2017


Năm 2018

Dƣ nợ Tỷ trọng Dƣ nợ Tỷ trọng Dƣ nợ

Tỷ
trọng

Quảng Thọ

4.020

3,29

3.884

2,5

3.409

2,07

Ba Đồn

2.966

2,43

2.860

1,84


3.391

2,06

Quảng Thuận

2.957

2,42

2.899

1,87

2.798

1,7

Quảng Long

4.155

3,4

5.537

3,57

6.153


3,73

160

0,13

275

0,18

400

0,24

Quảng Phúc

4.480

3,66

4.557

2,94

2.495

1,51

Quảng Hải


1.025

0,84

915

0,59

990

0,6

Quảng Lộc

20.397

16,68

31.361

20,22

33.614

20,39

Quảng Phong



16
Quảng Hòa

13.250

10,83

17.260

11,13

19.311

11,71

Quảng Tân

9.125

7,46

11.003

7,09

13.970

8,47

16.740


13,69

23.041

14,85

20.942

12,7

Quảng Tiên

6.500

5,32

10.253

6,61

15.096

9,16

Quảng Minh

4.942

4,04


5.919

3,82

6.032

3,66

Quảng Thủy

6.890

5,63

6.362

4,1

6.764

4,1

Quảng Sơn

12.281

10,04

16.744


10,79

20.116

12,2

Quảng Văn

12.460

10,14

12.241

7,89

9.410

5,71

Toàn thị xã

123.277

Quảng Trung

155.825

164.891


c. Dư nợ cho vay cận nghèo qua phương thức ủy thác:
Bảng 2.7. Dư nợ cho vay hộ cận nghèo qua phương thức ủy thác
ĐVT: triệu đồng, %
Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Tổ chức Hội
Dƣ nợ Tỷ trọng Dƣ nợ Tỷ trọng Dƣ nợ Tỷ trọng
Hội LHPN

39.777

32,27 49.311

31,65 52.339

31,74

Hội Nông Dân 44.813

36,32 55.683

35,65 61.854

37,3


Hội CCB

19.666

15,95 28.296

18,16 28.758

17,44

ĐTN

19.059

15,46 22.660

14,54 22.296

13,52

123.277

100 155.825

100 164.891

100

Toàn tỉnh


(Nguồn: Báo cáo tín dụng năm 2016, 2017,2018 của NHCSXH)
d. Tỷ trọng dư nợ cho vay, số hộ vay vốn hộ cận nghèo qua
các năm


17
Bảng 2.8. Tỷ trọng dư nợ cho vay và số hộ vay vốn hộ cận
nghèo năm 2016-2018
ĐVT: triệu đồng,%
Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

1. Tổng dư nợ cho vay

305.518

349.023

392.171

2. Dư nợ cho vay hộ cận nghèo

123.277

155.825

164.891

11.579


11.494

11.687

- 0,73

1,68

3.745

3.613

14,18

-3,52

37,58

41,61

45,64

40,35

44,65

42,05

28,33


32,58

30,91

3. Số khách hàng còn dư nợ các
chương trình
-Tỷ lệ tăng trưởng (%)
4. Số hộ cận nghèo còn dư nợ

3.280

- Tỷ lệ tăng trưởng (%)
5. Dư nợ bình quân/ 1 hộ cận
nghèo
6. Tỷ trọng dư nợ cho vay hộ cận
nghèo/tổng dư nợ cho vay
7. Tỷ trọng hộ cận nghèo/tổng số
KH (%)

(Nguồn: Báo cáo tín dụng năm 2016, 2017,2018 của NHCSXH)
e. Tình hình nợ quá hạn, nợ khoanh và nợ xâm tiêu, chiếm
dụng
Bảng 2.9. Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ khoanh và nợ xâm tiêu chiếm
dụng chương trình cho vay hộ cận nghèo năm 2016-2018
ĐVT: triệu đồng,%
Chỉ tiêu
Tổng dư nợ quá hạn
Tỷ lệ NQH chung


Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
378,19

308,55

307,69

0,12

0,09

0,08


18
Dư nợ quá hạn hộ cận nghèo

0

0

0

Tỷ lệ NQH cho hộ cận nghèo

0

0

0


Nợ khoanh cho vay hộ cạn nghèo

0

0

0

Nợ xâm tiêu, chiếm dụng cho vay

0

0

0

hộ cận nghèo
(Nguồn: Báo cáo tín dụng năm 2016, 2017,2018 của NHCSXH)
2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ
CẬN NGHÈO TẠI NHCSXH THỊ XÃ BA ĐỒN
2.4.1. Những kết quả đạt đƣợc
2.4.2. Những hạn chế, nguyên nhân
a. Hạn chế
b. Nguyên nhân
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
CHƢƠNG 3
KHUYẾN NGHỊ HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI
VỚI HỘ CẬN NGHÈO TẠI NHCSXH THỊ XÃ BA ĐỒN, TỈNH
QUẢNG BÌNH

3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ
3.1.1. Mục tiêu kinh tế - xã hội của thị xã Ba Đồn, tỉnh
Quảng Bình trong công tác xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2016 2020
a. Mục tiêu tổng quát
Phấn đấu giảm tỷ lệ nhóm hộ nghèo, cận nghèo từ 7,4% năm
2016 xuống dưới 5% năm 2020 theo chuẩn mới.
b. Mục tiêu cụ thể
3.1.2. Mục tiêu hoạt động của NHCSXH thị xã Ba Đồn, tỉnh
Quảng Bình giai đoạn 2016 – 2020


19
a. Mục tiêu tổng quát
Không ngừng nâng cao năng lực hoạt động của NHCSXH thị
xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình để góp phần thực hiện thành công chiến
lược Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020.
b. Mục tiêu cụ thể
3.1.3. Định hƣớng cho vay Hộ cận nghèo của NHCSXH thị
xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình đến năm 2020
Tiếp tục bám sát sự chỉ đạo của cấp trên; tranh thủ tối đa sự hỗ
trợ nguồn vốn của Chính phủ và nguồn vốn huy động từ địa phương;
phối hợp với Chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị xã hội
làm uỷ thác để quản lý chặt chẽ nguồn vốn cho vay; thường xuyên
củng cố nâng cao chất lượng cho vay; công tác kiểm tra đạt 100%.
3.2. KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG
CHO VAY HỘ CẬN NGHÈO TẠI NHCSXH THỊ XÃ BA
ĐỒN, TỈNH QUẢNG BÌNH
3.2.1. Khuyến nghị đối với NHCSXH thị xã Ba Đồn,
tỉnh Quảng Bình
a. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về chính sách

cho vay hộ cận nghèo
Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền trực tiếp đến các
đối tượng thuộc diện được vay vốn ưu đãi; phối hợp với các cơ quan
truyền thông để tổ chức những hoạt động truyền thông phù hợp; phối
hợp với các tổ chức đoàn thể như nhận ủy thác để đẩy mạnh công tác
tuyền truyền .
b. Tăng cường công tác phối hợp chặt chẽ giữa các Ban,
Ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, chính quyền địa phương các
cấp
- Tham mưu cho UBND cấp xã triển khai thực hiện chính sách


20
cho vay trên địa bàn
- Tham mưu cho chính quyền địa phương làm tốt công tác
tuyên truyền và tham gia thực hiện tốt chính sách cho vay hỗ trợ
giảm nghèo và an sinh xã hội.
- Tham mưu lãnh đạo địa phương tăng cường kiểm tra, giám
sát, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của tổ chức chính trị xã
hội cấp dưới và Tổ TK&VV trong việc thực hiện dịch vụ ủy thác với
NHCSXH.
- Kết hợp với các tổ chức chính trị - xã hội tập trung cũng cố,
nâng cao chất lượng hoạt động tổ, nâng cao hiệu quả hoạt động tại
điểm giao dịch xã. Cùng ban quản lý tổ theo dõi việc sử dụng vốn
vay của người vay,
- Duy trì thường xuyên công tác giao ban với các tổ chức chính trị xã hội.
- Chỉ đạo bốn tổ chức hội nhận ủy thác thường xuyên rà soát
nhắc nhở ban quản lý tổ về các trường hợp trường hợp sử dụng vốn
vay bị rủi ro do nguyên nhân khách quan (thiên tai, dịch bệnh, hoả
hoạn, chết, mất tích...) và rủi ro do nguyên nhân chủ quan.

- Đôn đốc các tổ chức hội tăng cường và làm tốt công tác kiểm
tra, giám sát đối với các hoạt động ủy thác.
- Các tổ chức hội cần chủ động đào tạo, nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ làm dịch vụ ủy thác, Ban quản lý Tổ TK&VV thông qua
hình thức tự đào tạo hoặc phối hợp đào tạo với NHCSXH.
- Đánh giá hoạt động của tổ chức hội từng cấp, gắn với công tác
thị đua, khen thưởng.
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình quản lý hoạt
động ủy thác của các tổ chức chính trị-xã hội.


21
c. Thực hiện nghiêm túc quy trình nghiệp vụ cho vay
Thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ cho vay theo hướng đơn
giản những vẫn đảm bảo yếu tố pháp lý.
Thủ tục tín dụng càng đơn giản, dễ hiểu thì người dân càng có
nhiều điều kiện để tiếp cận dễ dàng.
d. Củng cố và hoàn thiện Tổ Tiết kiệm và vay vốn
Củng cố sắp xếp lại Tổ TK&VV theo thôn, xóm, cụm, tổ dân
phố, … với số lượng tổ viên nên có từ 30 – 60 người. Tổ TK&VV
đóng vai trò rất quan trọng trọng hoạt động cho vay hộ cận nghèo
e. Tăng cường hệ thống kiểm tra, giám sát
Hệ thống kiểm toán nội bộ cần thường xuyên tự đánh giá để hỗ
trợ đắc lực cho công tác quản lý nợ xấu của đơn vị.
Kiểm toán nội bộ tại đơn vị phải phát huy tối đa vai trò của
mình, tuân thủ tính độc lập trong kiểm tra, kiểm soát hồ sơ.
Công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ giúp đơn vị phát hiện các
nợ xấu phát sinh trong từng nghiệp vụ.
f. Tăng cường công tác đào tạo nâng cao trình độ của đội ngũ
cán bộ, nhân viên và phát triển nguồn nhân lực

Mỗi một cán bộ NHCSXH phải không ngừng học tập, cập nhật
bồi dưỡng kiến thức chuyên môn để nâng cao trình độ nghiệp vụ cho
bản thân.
NHCSXH cần đào tạo thêm về kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kỹ
năng thuyết trình, kỹ năng tuyên truyền, …
Công tác đào tạo và đào tạo lại cần nâng cao chất lượng hơn
nữa, cần có nội dung bám sát thực tế như kiểu cầm tay chỉ việc.
Nên mời thêm các chuyên gia về lĩnh vực ngân hàng về giảng
dạy, trao đổi kinh nghiệm trong các hoạt động liên quan đến ngân
hàng CSXH,


22
Cần bố trí đúng người đúng việc để đảm bảo được khối
lượng, chất lượng công việc có kết quả cao
Ngân hàng cần phải làm trong sạch hoá đội ngũ cán bộ, nhân viên
g. Chú trọng hơn nữa công tác nguồn vốn
- Huy động nguồn vốn có lãi suất thấp từ các kênh huy động.
- Tăng cường công tác huy động vốn thông qua tổ TK&VV để
nâng cao ý thức trách nhiệm của các thành viên khi gia nhập tổ.
- Nguồn vốn TW thì cần bổ sung thêm nguồn vốn của địa phương.
3.2.2. Khuyến nghị đối với NHCSXH Việt Nam
- Bổ sung thêm nguồn vốn cho vay hộ cận nghèo
- Cần tiếp tục nghiên cứu hồ sơ thủ tục vay vốn đối với chương
trình vay hộ cận nghèo làm sao vừa gọn nhẹ, thuận tiện cho người
vay và vừa đảm bảo tính pháp lý theo quy định của nhà nước.
- Chỉ đạo Trung tâm Công nghệ thông tin nghiên cứu các phần
mềm ứng dụng hỗ trợ trong việc sàng lọc khách hàng vay hộ cận
nghèo đúng đối tượng.
3.2.3. Khuyến nghị đối với cấp Ủy Đảng Chính quyền địa

phƣơng tại thị xã Ba Đồn
- Cấp ủy, chính quyền địa phương cần nâng cao trách nhiệm của
mình trong việc chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các tổ chức chính trị - xã
hội, ban xóa đói giảm nghèo tại địa phương mình quản lý trong việc
thực hiện chương trình cho vay hộ cận nghèo.
- UBND thị xã Ba Đồn cần chỉ đạo các UBND các xã, phường,
thị trấn bình xét đối tượng hộ cận nghèo kịp thời, đảm bảo đúng quy
định chuẩn nghèo, chuẩn cận nghèo của Chính phủ.
3.2.4. Kiến nghị đối với Ban đại diện HĐQT NHCSXH cấp
tỉnh, huyện
Hằng năm, Ban đại diện HĐQT NHCSXH cấp tỉnh và huyện


23
cần căn cứ vào chương trình kiểm tra của mình để xây dựng kế
hoạch kiểm tra cho phù hợp với địa phương và thực hiện kiểm tra
đều đặn trong năm.
Công tác kiểm tra phải đi sâu vào các nội dung liên quan đến
cho vay hộ cận nghèo, kiểm tra có chất lượng tránh làm qua loa,
chung chung.
3.2.5. Kiến nghị với các tổ chức chính trị - xã hội
Củng cố, chấn chỉnh và nâng cao hoạt động nhận ủy thác đối
với Ngân hàng Chính sách xã hội. Tăng cường kiểm tra, giám sát,
nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của tổ chức chính trị - xã hội
cấp dưới và tổ tiết kiệm và vay vốn trong việc thực hiện dịch vụ ủy
thác.
Tổ chức hội các cấp cử bộ phận cán bộ chuyên trách theo dõi hoạt
động uỷ thác và thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương.
Ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình quản lý hoạt động ủy
thác của các tổ chức chính trị-xã hội, định kỳ hàng năm tổ chức sơ kết

rút kinh nghiệm, biểu dương khen thưởng kịp thời điển hình tiên tiến.
Hằng năm xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát hoạt động của
các tổ tiết kiệm và vay vốn thuộc hội mình quản lý.
Hội đoàn thể cấp trên phải có sự chỉ đạo cụ thể đối với các hội
đoàn thể cấp dưới về công tác ủy thác với NHCSXH.
Đối với tổ chức nhận uỷ thác cấp xã cần chỉ đạo và tham gia
cùng với tổ TK&VV trong việc bình xét công khai vay vốn.
Hàng tháng tại phiên giao dịch cố định tại xã, các tổ chức hội
đoàn thể cấp xã phải tham gia vào hoạt động của phiên giao tại xã
Các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã phải thường xuyên chỉ
đạo các tổ TK&VV thực hiện đúng theo hợp đồng ủy nhiệm đã ký
với NHCSXH.


×