Tải bản đầy đủ (.pdf) (218 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố phi tài chính đến hiệu quả tài chính trong các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.67 MB, 218 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

ĐẶNG THU HÀ

NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ
PHI TÀI CHÍNH ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH
KHÁCH SẠN VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KẾ TOÁN

HÀ NỘI - 2019


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i
MỤC LỤC ..................................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ........................................................................................ viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ................................................................................... viii
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ..............................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ......................................................3
1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................5
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................5
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................5
1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................6


1.5. Đóng góp mới của luận án ...................................................................................7
1.6. Kết cấu luận án.....................................................................................................8
TÓM TẮT CHƢƠNG 1 ................................................................................................9
CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ...........................................................10
2.1. Tổng quan nghiên cứu trên thế giới về các nhân tố phi tài chính ảnh hƣởng
đến hiệu quả tài chính trong doanh nghiệp kinh doanh khách sạn .....................10
2.1.1. Các nhân tố phi tài chính bên ngoài ................................................................10
2.1.2. Các nhân tố phi tài chính nội bộ .....................................................................11
2.2. Tổng quan nghiên cứu về hiệu quả tài chính trong doanh nghiệp kinh
doanh khách sạn ........................................................................................................21
2.2.1. Hiệu quả tài chính trong các nghiên cứu về mô hình đánh giá hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp kinh doanh khách sạn ..........................................................21
2.2.2. Tổng quan nghiên cứu về thang đo hiệu quả tài chính trong doanh nghiệp
kinh doanh khách sạn ................................................................................................24
2.3. Tổng quan nghiên cứu tại Việt Nam ................................................................26
2.3.1. Tổng quan nghiên cứu về đánh giá hiệu quả hoạt động..................................26
2.3.2. Tổng quan nghiên cứu trong các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn Việt
Nam ...........................................................................................................................27
2.4. Khoảng trống nghiên cứu và định hƣớng nghiên cứu ....................................28
2.4.1. Xác định khoảng trống nghiên cứu .................................................................28
2.4.2. Định hướng nghiên cứu...................................................................................29
TÓM TẮT CHƢƠNG 2 ..............................................................................................31


iii
CHƢƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .....................32
3.1. Cơ sở lý thuyết để xây dựng mô hình nghiên cứu...........................................32
3.1.1. Ma trận kết quả và yếu tố quyết định (Fitzgerald và cộng sự, 1991) .............32
3.1.2. Lý thuyết về định hướng thị trường của Narver và Slater (1990)...................34
3.2. Lý luận về các nhân tố phi tài chính ................................................................36

3.2.1. Nhân tố “Chất lượng dịch vụ”.........................................................................36
3.2.2. Nhân tố “Tính linh hoạt” .................................................................................41
3.2.3. Nhân tố “Sử dụng nguồn lực” .........................................................................43
3.2.4. Nhân tố “Sự đổi mới”......................................................................................45
3.2.5. Nhân tố “Định hướng thị trường” ...................................................................50
3.3. Lý luận về hiệu quả tài chính ............................................................................53
3.3.1. Khái niệm và thước đo hiệu quả tài chính ......................................................53
3.3.2. Đo lường hiệu quả tài chính trong các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn
Việt Nam ...................................................................................................................55
3.4. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ................................................58
3.4.1. Mô hình nghiên cứu ........................................................................................58
3.4.2. Giả thuyết nghiên cứu .....................................................................................59
TÓM TẮT CHƢƠNG 3 ..............................................................................................64
CHƢƠNG 4: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................65
4.1. Khái quát phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................65
4.2. Nghiên cứu định tính .........................................................................................66
4.2.1. Đối tượng tham gia phỏng vấn ........................................................................66
4.2.2. Kết quả phỏng vấn chuyên gia ........................................................................67
4.3. Nghiên cứu định lƣợng ......................................................................................77
4.3.1. Nghiên cứu định lượng sơ bộ ..........................................................................77
4.3.2. Biến và thang đo cho nghiên cứu chính thức ..................................................77
4.3.3. Khảo sát định lượng chính thức ......................................................................82
TÓM TẮT CHƢƠNG 4 ..............................................................................................85
CHƢƠNG 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................86
5.1. Khái quát về hoạt động kinh doanh khách sạn tại Việt Nam ........................86
5.2. Kết quả thống kê mô tả .....................................................................................88
5.2.1. Mô tả mẫu khảo sát .........................................................................................88
5.2.2. Mô tả các biến .................................................................................................91
5.3. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo .....................................................96
5.4. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) ...................................................98

5.5. Kết quả phân tích nhân tố khẳng định (CFA) ..............................................103


iv
5.6. Kiểm định mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) ............................................106
TÓM TẮT CHƢƠNG 5 ............................................................................................112
CHƢƠNG 6: THẢO LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...............................................113
6.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu ........................................................................113
6.1.1. Ảnh hưởng trực tiếp của chất lượng dịch vụ đến hiệu quả tài chính ............115
6.1.2. Ảnh hưởng trực tiếp của tính linh hoạt đến hiệu quả tài chính .....................116
6.1.3. Ảnh hưởng trực tiếp của sử dụng nguồn lực đến hiệu quả tài chính ............117
6.1.4. Ảnh hưởng gián tiếp của sự đổi mới đến hiệu quả tài chính ........................119
6.1.5. Ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của định hướng thị trường đến hiệu quả tài
chính ........................................................................................................................121
6.2. Thách thức đối với các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn Việt Nam ....124
6.3. Khuyến nghị từ kết quả nghiên cứu ...............................................................125
6.3.1. Khuyến nghị về chất lượng dịch vụ ..............................................................125
6.3.2. Khuyến nghị về tính linh hoạt .......................................................................129
6.3.3. Khuyến nghị về sử dụng nguồn lực ..............................................................130
6.3.4. Khuyến nghị về sự đổi mới ...........................................................................134
6.3.5. Khuyến nghị về định hướng thị trường .........................................................136
6.4. Hạn chế và hƣớng nghiên cứu tƣơng lai ........................................................138
TÓM TẮT CHƢƠNG 6 ............................................................................................140
KẾT LUẬN ...............................................................................................................141
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ..........................143
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................144
PHỤ LỤC ...................................................................................................................167


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

Tên tiếng anh

Tiếng việt

ADR

Average daily rate

Giá bán phòng trung bình

AMOS

Analysis of Moment Structures

Phân tích cấu trúc tuyến tính

CFA

Confirmatory Factor Analysis

Phân tích nhân tố khẳng định

EFA

Exploratory Factor Analysis

Phân tích nhân tố khám phá


FL

Flexibility

Tính linh hoạt

GFI

Goodness of Fit Index

Chỉ số phù hợp mô hình

IM

Innovation magnitude

Cường độ đổi mới

IN

Innovation

Sự đổi mới

IS

Innovation speed

Tốc độ đổi mới


KMO

Kaiser- Meyer- Olkin Measure of

Chỉ số xem xét sự thích hợp của EFA

Sampling Adequacy index
MO

Market orientation

Định hướng thị trường

MVA

Market value added

Giá trị gia tăng thị trường

OCR

Occupancy rate

Tỷ lệ lấp đầy phòng

PMS

Performance measurement systems


Hệ thống đo lường hiệu quả

RBV

Resource based view

Lý thuyết quản trị dựa vào nguồn lực

REVPAR

Revenue Per Available Room

Doanh thu trên số phòng sẵn có

ROA

Return on Assets

Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản

ROE

Return On Equity

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

ROI

Return On Investment


Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư

ROS

Return on sales

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

RU

Resource utilization

Sử dụng nguồn lực

SBU

Strategic business units

Đơn vị kinh doanh chiến lược

SEM

Structural Equation Modeling

Mô hình cấu trúc tuyến tính

SPSS

Statistical Package for the Social
Sciences


Phần mềm thống kê dùng trong
nghiên cứu khoa học xã hội

SQ

Service quality

Chất lượng dịch vụ


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp nghiên cứu ảnh hưởng của nhóm nhân tố về chiến lược đến
hiệu quả tài chính ...........................................................................................................12
Bảng 2.2: Bảng tổng hợp nghiên cứu ảnh hưởng của nhóm nhân tố về nguồn lực đến
hiệu quả tài chính ...........................................................................................................15
Bảng 2.3: Bảng tổng hợp nghiên cứu ảnh hưởng của nhóm nhân tố về chất lượng dịch
vụ đến hiệu quả tài chính ...............................................................................................17
Bảng 2.4: Bảng tổng hợp nghiên cứu ảnh hưởng của nhóm nhân tố về định hướng thị
trường/ tiếp thị thị trường đến hiệu quả tài chính ..........................................................19
Bảng 2.5: Bảng tổng hợp nghiên cứu mô hình đánh giá hiệu quả hoạt động của các
doanh nghiệp kinh doanh khách sạn ..............................................................................22
Bảng 2.6: Tổng quan nghiên cứu các thang đo hiệu quả tài chính ................................24
Bảng 3.1. Quan điểm và thang đo kế thừa nhân tố chất lượng dịch vụ ........................40
Bảng 3.2. Quan điểm và thang đo kế thừa nhân tố tính linh hoạt .................................43
Bảng 3.3. Quan điểm và thang đo kế thừa nhân tố sử dụng nguồn lực .........................45
Bảng 3.4: Tổng hợp quan điểm về sự đổi mới ..............................................................46
Bảng 3.5. Quan điểm và thang đo kế thừa nhân tố sự đổi mới .....................................50

Bảng 3.6. Quan điểm và thang đo kế thừa nhân tố định hướng thị trường ...................52
Bảng 3.7. Sự khác nhau giữa các thước đo hiệu quả tài chính ......................................54
Bảng 3.8: Các giả thuyết của mô hình nghiên cứu đề xuất ...........................................63
Bảng 4.1: Đối tượng tham gia phỏng vấn chuyên gia ...................................................67
Bảng 4.2. Tổng hợp đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố phi tài chính ..........68
Bảng 4.3: Bảng tóm tắt kết quả phỏng vấn chuyên gia về giả thuyết nghiên cứu ........72
Bảng 4.4: Thang đo biến chất lượng dịch vụ ................................................................78
Bảng 4.5: Thang đo biến tính linh hoạt .........................................................................79
Bảng 4.6: Thang đo biến sử dụng nguồn lực.................................................................79
Bảng 4.7: Thang đo biến sự đổi mới .............................................................................80
Bảng 4.8: Thang đo biến định hướng thị trường ...........................................................81
Bảng 4.9: Thang đo biến hiệu quả tài chính ..................................................................82
Bảng 5.1: Mô tả mẫu nghiên cứu ..................................................................................89
Bảng 5.2: Thống kê mô tả biến chất lượng dịch vụ ......................................................91
Bảng 5.3: Thống kê mô tả biến tính linh hoạt ...............................................................92
Bảng 5.4: Thống kê mô tả biến sử dụng nguồn lực.......................................................92
Bảng 5.5: Thống kê mô tả biến sự đổi mới ...................................................................93
Bảng 5.6: Thống kê mô tả biến định hướng thị trường .................................................93
Bảng 5.7: Thống kê mô tả biến hiệu quả tài chính- khả năng sinh lời ..........................94


vii
Bảng 5.8: Kết quả khảo sát (số lượng, tỷ lệ) 4 biến quan sát về khả năng sinh lời ......94
Bảng 5.9: Thống kê mô tả biến hiệu quả tài chính- các chỉ số tài chính đặc thù của
ngành khách sạn.............................................................................................................95
Bảng 5.10: Kết quả khảo sát (số lượng, tỷ lệ) 3 biến quan sát về các chỉ số tài chính
đặc thù của ngành khách sạn .........................................................................................95
Bảng 5.11: Cronbach‟ Alpha của thang đo sau khi đã loại bỏ các biến quan sát không
đủ độ tin cậy ..................................................................................................................98
Bảng 5.12: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett ...........................................................99

Bảng 5.13: Ma trận nhân tố (mô hình 1) .....................................................................100
Bảng 5.14: Ma trận nhân tố (mô hình 2) .....................................................................102
Bảng 5.15: Bảng CR và AVE ......................................................................................106
Bảng 5.16: Kết quả kiểm định mô hình1 .....................................................................108
Bảng 5.17: Kết quả kiểm định mô hình2 .....................................................................109
Bảng 5.18: Bảng tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu: ..................110
Bảng 6.1: Kết quả khảo sát (số lượng, tỷ lệ) của 11 biến quan sát thuộc nhân tố chất
lượng dịch vụ ...............................................................................................................127
Bảng 6.2: Kết quả khảo sát (số lượng, tỷ lệ) 2 biến quan sát FL2, FL3......................129
Bảng 6.3: Kết quả khảo sát (số lượng, tỷ lệ) của 5 biến quan sát thuộc nhân tố sử dụng
nguồn lực .....................................................................................................................131
Bảng 6.4: Kết quả khảo sát (số lượng, tỷ lệ) 3 biến quan sát IS3, IS4, IS5 ................134
Bảng 6.5: Kết quả khảo sát (số lượng, tỷ lệ) 4 biến quan sát: MO1, MO3, MO5, MO7 .... 136


viii

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Khái quát phương pháp và quy trình nghiên cứu ...........................................6
Sơ đồ 2.1: Tổng quan các nhân tố phi tài chính tác động đến hiệu quả tài chính .........21
Sơ đồ 3.1: Các nhân tố phi tài chính nghiên cứu ...........................................................36
Sơ đồ 3.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất ........................................................................59
Sơ đồ 4.1: Mô hình nghiên cứu chính thức ...................................................................73
Sơ đồ 6.1: Các mối quan hệ có ý nghĩa thống kê trong nghiên cứu ............................114

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 5.1: Kết quả CFA (Mô hình 1 và mô hình 2) .....................................................105
Hình 5.2: Kết quả mô hình SEM .................................................................................107

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 5.1: Tốc độ tăng lượng khách du lịch quốc tế của một số quốc gia ................86
Biểu đồ 5.2: Quốc tịch của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam .................................86
Biểu đồ 5.3: Chi tiết doanh thu ......................................................................................87
Biểu đồ 5.4: Chi phí và lợi nhuận gộp trên doanh thu bộ phận .....................................87
Biểu đồ 5.5: Cơ cấu chi phí hoạt động không phân bổ .................................................88
Biểu đồ 5.6: Chi phí và lợi nhuận trên doanh thu ........................................................88


1

CHƢƠNG 1:
GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do chọn đề tài
Hiệu quả tài chính của một doanh nghiệp là một trong các vấn đề được quan
tâm hàng đầu của các nhà quản trị doanh nghiệp. Hiệu quả tài chính là một khía cạnh
quan trọng của việc lập kế hoạch chiến lược, đánh giá hiệu quả kinh doanh và điều
hành doanh nghiệp (Ittner và Larcker, 1998). Do đó, tìm kiếm phương thức cải thiện
và nâng cao hiệu quả tài chính là một vấn đề thực tiễn đã được đặt ra liên tục, từ các
giai đoạn nghiên cứu trước cho tới ngày nay. Trước những năm 1980, hệ thống đo
lường hiệu quả hoạt động (PMS) truyền thống nhấn mạnh vào sử dụng những thước đo
tài chính. Theo quan hướng đo lường này, các công ty đã thực hiện đánh giá hiệu quả
bằng những chỉ số tài chính được tính từ các chỉ tiêu như thu nhập, lợi tức đầu tư hoặc
chi phí đơn vị (Srinivasan, 1997). Tuy nhiên, những nghiên cứu như trên phụ thuộc
vào thông tin trên tài liệu kế toán để làm cơ sở đo lường nên những nghiên cứu về kế
toán quản trị thường chỉ trích về sự không đầy đủ và không hoàn hảo của phương thức
đo lường này (Ittner và Larcker, 1998).
Trong nỗ lực cải thiện những hạn chế của phương thức đo lường hiệu quả nêu
trên, từ giữa những năm 1980, các nhà nghiên cứu đã chú ý đến việc phát triển các
PMS khác nhau nhằm cung cấp cho các nhà quản lý thông tin tốt hơn về hoạt động của
các tổ chức và do đó giúp họ điều chỉnh hoạt động kinh doanh với mục đích nâng cao

hiệu quả tổ chức. Kết quả công bố của các nghiên cứu cho thấy đã có một cuộc cách
mạng về việc sử dụng các nhân tố phi tài chính để thay thế các biện pháp dựa trên kế
toán truyền thống. Theo Smgleton- Green (1993), (trích lại Srinivasan, 1997), việc sử
dụng ngày càng tăng các nhân tố phi tài chính những nhân tố phi tài chính được cho là
ít nhạy cảm và không phụ thuộc vào phán đoán quản lý như trong phân bổ và định giá,
kịp thời, và dễ hiểu hơn. Ittner (1997), (trích lại Srinivasan, 1997), giải thích thêm lý
do: Thông tin phi tài chính phục vụ hữu ích cho các nhà quản lý đánh giá tác động và
kết quả của các hành động của họ; Các biện pháp phi tài chính không được kiểm toán
và có phần chủ quan, do đó dễ dàng thao tác hơn; Các biện pháp phi tài chính là yếu tố
dự báo tốt hơn về thất bại của các công ty so với các biện pháp tài chính. Các biện
pháp phi tài chính là động lực và từ đó dẫn đến các chỉ số về hiệu quả tài chính trong
tương lai. Như vậy, sự thay đổi trong cách đo lường hiệu quả tài chính cho thấy có sự
khác biệt, chuyển từ tập trung những chỉ tiêu tài chính sang những chỉ tiêu phi tài
chính và kết hợp với chỉ tiêu tài chính trong điều kiện môi trường hoạt động thay đổi.


2
Dù vậy, sự thay đổi cũng làm tăng những câu hỏi về sự khác biệt trong cách thức đo
lường và xem xét tác động trong những lĩnh vực ngành nghề khác nhau.
Trong các nền kinh tế hiện đại, ngành dịch vụ đóng một vai trò quan trọng, ngay
cả trong các tổ chức công nghiệp, dịch vụ được coi là chìa khóa của tổ chức để thành
công. Kinh doanh dịch vụ có những đặc điểm khác biệt so với các ngành sản xuất như
mau hỏng; không chuyển quyền sở hữu; không đồng nhất; sản xuất và sử dụng là đồng
thời và xảy ra thông qua tiêu dùng của khách hàng. Do đó, trong kinh doanh dịch vụ,
thời gian và hiệu quả là rất quan trọng (Khorakian và cộng sự, 2016). Kinh doanh
khách sạn là một trong những ngành dịch vụ phát triển khá nhanh trong thời gian gần
đây, đó là ngành kinh doanh không thể tách rời trong hoạt động kinh doanh du lịch nói
chung và là một loại hình quan trọng trong kinh doanh lưu trú. Cùng với sự hội nhập
kinh tế quốc tế, sự cạnh tranh trong nước ngày càng quyết liệt, các khách sạn phải
đương đầu với nhiều đối thủ mạnh của nước ngoài ngay trên địa bàn truyền thống của

mình. Cũng như những lĩnh vực kinh doanh khác, kinh doanh khách sạn cũng đang phải
đối mặt với những thách thức lớn như: thách thức phát sinh từ sự phát triển và tiến bộ
của công nghệ và thách thức phát sinh từ sự cạnh tranh điểm đến giữa các quốc gia.
Những nghiên cứu trước đây đã xem xét, nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố phi tài
chính đến hiệu quả tài chính nhưng với mỗi bối cảnh quốc gia khác nhau, ngành khác
nhau và sử dụng các phương pháp khác nhau. Đồng thời mỗi nghiên cứu chỉ là từng
bức tranh phân mảnh về ảnh hưởng của một số nhân tố phi tài chính đến hiệu quả hoạt
động trong ngành khách sạn chứ chưa tính đến ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác.
Hơn thế nữa, mỗi mô hình ảnh hưởng của các nhân tố phi tài chính ảnh hưởng đến
hiệu quả tài chính trong các ngành khác nhau có sự khác nhau do đó đòi hỏi phải được
nghiên cứu và điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu cụ thể của từng nhóm ngành, từng
bối cảnh khác nhau. Chính vì vậy, ảnh hưởng của nhân tố phi tài chính tới hiệu quả tài
chính trong doanh nghiệp kinh doanh khách sạn trở thành một chủ đề nghiên cứu cụ
thể với giới hạn về đối tượng nghiên cứu cụ thể.
Việt Nam là quốc gia đang phát triển, có nền kinh tế chuyển đổi và là một thị
trường tiềm năng cho các nghiên cứu đặc biệt là các nghiên cứu thực nghiệm. Theo
báo cáo của Tổ chức Du lịch Thế giới, với kết quả đón trên 12,9 triệu lượt khách quốc
tế trong năm 2017 và tốc độ tăng trưởng 30%/ năm, Việt Nam trở thành một điểm đến
du lịch phát triển nhanh thứ 6 trên thế giới và nhanh nhất châu Á. Khảo sát của Tổng
cục Du lịch trong 5 năm trở lại đây cho thấy khoảng 60% chi tiêu của khách quốc tế
dành cho lưu trú và ăn uống; mua hàng hóa, tham quan và vui chơi giải trí chỉ chiếm
20%. Do đó, với sự phát triển của du lịch Việt Nam trong những năm trở lại đây thì


3
kinh doanh khách sạn là một ngành cần được chú trọng phát triển để đáp ứng nhiều
hơn nhu cầu của khách du lịch cả trong nước và quốc tế. Một quan điểm định hướng
trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
là: “Phát triển theo chiều sâu, đảm bảo chất lượng và hiệu quả, khẳng định thương hiệu
và năng lực cạnh tranh” cho thấy chiến lược tập trung vào xây dựng và phát triển

những yếu tố phi tài chính mang tính quyết định liên quan tới thương hiệu, năng lực
cạnh tranh. Do đó, dưới góc nhìn giới hạn từ phía doanh nghiệp, những yếu tố phi tài
chính ảnh hưởng tới hiệu quả nói chung phải được nghiên cứu làm cơ sở để phát triển
doanh nghiệp, trong đó có cải thiện hiệu quả tài chính. Đặc biệt, kinh doanh dịch vụ du
lịch có cơ cấu dịch vụ khách sạn chiếm tỷ trọng lớn (hiệu quả kinh doanh hệ thống
khách sạn chiếm trên 60% doanh thu toàn ngành du lịch Việt Nam) thì việc nghiên cứu
để cải thiện hiệu quả kinh doanh khách sạn trong cải thiện hiệu quả kinh doanh dịch vụ
du lịch càng cần thiết.
Xuất phát từ những lý do được phân tích trên đây, tác giả mong muốn Luận án
sẽ tập trung vào xác định và xem xét ảnh hưởng của các nhân tố phi tài chính tới hiệu
quả tài chính của doanh nghiệp kinh doanh khách sạn có những đặc thù riêng và trong
bối cảnh những doanh nghiệp kinh doanh khách sạn của Việt Nam.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của đề tài là xác định và đánh giá sự ảnh hưởng của các
nhân tố phi tài chính đến hiệu quả tài chính trong các doanh nghiệp kinh doanh khách
sạn Việt Nam. Để đạt được mục tiêu tổng quát này thì luận án phải giải quyết được các
mục tiêu cụ thể như sau:
(i) Xác định các nhân tố phi tài chính ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính trong
các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn.
(ii) Kiểm định mối quan hệ và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố phi tài chính
đến hiệu quả tài chính trong các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn Việt Nam.
(iii) Qua kết quả nghiên cứu đề xuất khuyến nghị cho các doanh nghiệp kinh
doanh khách sạn Việt Nam.

1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu:
Để đạt được mục tiêu tổng quát và những mục tiêu cụ thể, Luận án hướng tới
trả lời những câu hỏi nghiên cứu sau đây:



4
(1) Những nhân tố phi tài chính nào có ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính trong
các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn?
Từ những phát hiện trong nghiên cứu đã công bố có liên quan, tác giả mong
muốn xác định những nhân tố phi tài chính ảnh hưởng tới hiệu quả tài chính trong các
doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, phân loại những nhân tố đã phát hiện và nghiên
cứu ảnh hưởng của những nhân tố đó. Nội dung này được trình bày trong Chương 2.
(2) Lựa chọn những nhân tố phi tài chính nào để kiểm định mối quan hệ giữa
các nhân tố đó với hiệu quả tài chính?
Thực tế những nghiên cứu công bố cho thấy có nhiều yếu tố phi tài chính khác
nhau có thể ảnh hưởng tới hiệu quả tài chính của doanh nghiệp nói chung và trong
doanh nghiệp kinh doanh khách sạn nói riêng. Từ việc phân tích những đặc điểm của
kinh doanh khách sạn, nhận diện và phân loại những nhân tố phi tài chính có thể ảnh
hưởng tới hiệu quả tài chính của doanh nghiệp kinh doanh khách sạn; tác giả lựa chọn
cơ sở lý thuyết để xác định những nhân tố riêng, đặc biệt là trong điều kiện kinh doanh
khách sạn của doanh nghiệp kinh doanh khách sạn Việt Nam để nhận diện những yếu
tố phi tài chính ảnh hưởng tới hiệu quả tài chính. Việc lựa chọn những nhân tố phi tài
chính đưa vào mô hình kiểm định quan hệ giữa nhân tố phi tài chính tới hiệu quả tài
chính sẽ được xem xét dưới 2 góc nhìn, đo lường truyền thống và đo lường trong bối
cảnh đặc thù của doanh nghiệp kinh doanh khách sạn. Chương 3 tiếp tục trả lời cho
câu hỏi nghiên cứu này.
(3) Chiều ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng cụ thể của từng nhân tố phi tài
chính đến hiệu quả tài chính như thế nào trong phạm vi các doanh nghiệp kinh doanh
khách sạn Việt Nam?
Phân tích những nhân tố phi tài chính được nhận diện, cùng với chiều ảnh
hưởng và đặc thù của kinh doanh khách sạn Việt Nam, tác giả xây dựng giả thuyết
về chiều ảnh hưởng của những nhân tố phi tài chính tới hiệu quả tài chính trong mô
hình đã xây dựng (2 mô hình kiểm định) – Chương 3. Dữ liệu để kiểm định được
tác giả thu thập từ khảo sát nhà quản lý. Kết quả khảo sát thực tế sẽ được đưa vào

xử lý và phân tích dữ liệu định lượng thông qua sự trợ giúp của các phần mềm
thống kê. Trong Chương 5, kết quả sẽ khẳng định hoặc bác bỏ các giả thuyết đã nêu
về chiều ảnh hưởng cũng như mức độ ảnh hưởng của mỗi nhân tố phi tài chính tới
hiệu quả tài chính.


5
(4) Từ kết quả phân tích dữ liệu cụ thể về các nhân tố phi tài chính và ảnh
hưởng của chúng đến hiệu quả tài chính có đề xuất như thế nào đối với các doanh
nghiệp kinh doanh khách sạn Việt Nam?
Để trả lời câu hỏi (4) tác giả sẽ căn cứ vào kết quả thống kê mô tả (tần số và
tần suất) cụ thể của từng nhân tố phi tài chính được nghiên cứu, xác định các nội dung
(vấn đề) mà các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn Việt Nam còn chưa thực hiện tốt
để từ đó đưa ra các khuyến nghị đề xuất. Nội dung này được trình bày trong Chương 6.

1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là ảnh hưởng của các nhân tố phi tài chính ảnh
hưởng đến hiệu quả tài chính trong các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn Việt Nam.

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu này không bao gồm đối tượng khảo sát là các doanh nghiệp nước
ngoài tại Việt Nam và những doanh nghiệp Việt Nam mà kinh doanh dịch vụ lưu trú
không phải là loại hình hoạt động kinh doanh duy nhất của doanh nghiệp đó.
Nghiên cứu này tác giả tập trung vào nghiên cứu các nhân tố phi tài chính ảnh
hưởng đến hiệu quả tài chính, đó là một nội dung trong kế toán quản trị chiến lược.
Nghiên cứu trước đây đã chứng minh rằng chức năng kế toán trong các nhóm khách
sạn từ 3-5 sao ngày càng tập trung liên quan đến kế toán quản trị chiến lược, cả về
lập kế hoạch và các định hướng, phân tích về điều kiện thị trường và phân tích đối
thủ cạnh tranh (Hosung Timothy Rhee & Sung-Byung Yang, 2015). Việc áp dụng

rộng rãi kế toán quản trị chiến lược phù hợp với tính chất mở và tương đối đồng nhất
của ngành công nghiệp và mức độ cạnh tranh cao giữa các nhóm khách sạn 3-5 sao
trên thị trường. Các khách sạn 3-5 sao là các doanh nghiệp được cấu trúc, điều phối
và quản lý theo cách chuyên nghiệp hơn so với các khách sạn 1-2 sao (Rana Özen
Kutanıs & Muammer Mescı, 2013). Với cấu trúc tổ chức rõ ràng và nhất quán, kết
quả nghiên cứu có thể được tổng quát mà không có nhiều sai sót vì các đối tượng
tương đối đồng nhất (Pimtong và cộng sự, 2012). Xuất phát từ lý do trên mà nghiên
cứu này tiến hành thực nghiệm tại các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn từ 3-5 sao
tại Việt Nam đã hoạt động từ 3 năm trở lên (không tính các doanh nghiệp mới thành
lập từ năm 2016 trở lại đây). Đối tượng trả lời các bảng khảo sát của nghiên cứu là
các nhà quản lý (trong ban giám đốc hoặc hội đồng quản trị, hoặc quản lý các bộ
phận) trong doanh nghiệp.


6
Do tính chất thời vụ của hoạt động du lịch nói chung, hoạt động kinh doanh
khách sạn nói riêng thực tế có bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, cân nhắc về nhiều vấn đề khác
nhau, tác giả đã lựa chọn thời gian tiến hành khảo sát phục vụ nghiên cứu trong
khoảng thời gian từ 5/2017 tới 4/2018, cụ thể: phỏng vấn các chuyên gia là các tháng
5, 6 năm 2017; thời gian tiến hành khảo sát sơ bộ với doanh nghiệp kinh doanh khách
sạn Việt Nam là từ tháng 8 đến tháng 9 năm 2017; thời gian tiến hành khảo sát chính
thức là từ tháng 11 năm 2017 đến tháng 4 năm 2018.

1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Sơ đồ 1.1 dưới đây khái quát việc sử dụng phương pháp định tính và định lượng sử
dụng trong nghiên cứu của tác giả.
Nghiên cứu
định lƣợng

Nghiên cứu

định tính

Phương pháp
thu thập tài liệu

Phương pháp
phỏng vấn
5

1

Phương pháp
khảo sát
6a

7
8

Tổng quan
nghiên cứu,
cơ sở lý luận

3

Cơ sở lý
thuyết

2

Phiếu khảo sát

hoàn chỉnh

Khảo sát
sơ bộ

4b
9

Thiết kế mô
hình nghiên
cứu, xây dựng
phiếu khảo sát

4a

Khoảng
trống
nghiên cứu

6b

Bảng hỏi
chính thức
10

13

Thảo luận,
khuyến nghị


12

Kết
quả

Phân tích
dữ liệu

11
SPSS,
AMOS

Khảo sát
chính thức

Sơ đồ 1.1: Khái quát phƣơng pháp và quy trình nghiên cứu


7
Bằng cách sử dụng phương pháp thu thập tài liệu, tác giả tiến hành tổng
quan các tài liệu trong nước và trên thế giới để thu thập các tài liệu có liên quan
đến chủ đề các nhân tố phi tài chính, đo lường hiệu quả tài chính và ảnh hưởng
của các nhân tố phi tài chính đến hiệu quả tài chính (như thu thập qua sách, báo,
tạp chí có uy tín trong nước và quốc tế, các luận án tiến sĩ đã thực hiện,... thông
qua thư viện quốc gia, website, các cơ sở dữ liệu của Viện Sau Đại học trường
Đại học Kinh tế Quốc dân,...). Trên cơ sở tổng quan nghiên cứu chỉ ra khoảng
trống nghiên cứu và đề xuất nghiên cứu. Đồng thời, tác giả sẽ làm rõ các cơ sở lý
thuyết mà nghiên cứu dựa vào để xây dựng nên các mối quan hệ trong mô hình
nghiên cứu của luận án.
Tiếp theo đó tác giả sử dụng nghiên cứu định tính với phương pháp phỏng vấn

các chuyên gia để đánh giá sự hợp lý và phù hợp của các nhân tố đưa vào mô hình
nghiên cứu, quan điểm cũng như cách thức đo lường của các nhân tố, làm căn cứ cho
việc xây dựng biến và thang đo biến chính thức của mô hình nghiên cứu.
Phương pháp tiếp theo tác giả sử dụng là nghiên cứu định lượng với hai giai
đoạn: Giai đoạn 1 là khảo sát sơ bộ để đánh giá mức độ phù hợp, tính chính xác, rõ
ràng, dễ hiểu của phiếu khảo sát (bảng hỏi khảo sát). Giai đoạn 2 là khảo sát chính
thức với việc phát phiếu khảo sát trên mẫu lớn. Dựa trên những phiếu trả lời nhận về
và thỏa mãn, dữ liệu thu thập được phân tích, xử lý bằng phần mềm SPSS, AMOS để
thực hiện thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám
phá, phân tích nhân tố khẳng định và kiểm định mô hình cấu trúc. Kết quả tìm được sẽ
giúp tác giả xác định được mối quan hệ của các nhân tố phi tài chính và hiệu quả tài
chính, đồng thời xác định được chiều ảnh hưởng cũng như mức độ ảnh hưởng cụ thể
của từng nhân tố phi tài chính đến hiệu quả tài chính trong các doanh nghiệp kinh
doanh khách sạn Việt Nam.

1.5. Đóng góp mới của luận án
Luận án hướng tới những đóng góp mới về mặt lý luận sau đây:
i). Luận án xác định, phân loại và phát triển những nhân tố phi tài chính để xem
xét ảnh hưởng của những nhân tố đó tới hiệu quả tài chính; xác định cách đo lường
hiệu quả tài chính theo quan điểm truyền thống trong đo lường hiệu quả tài chính
doanh nghiệp, kết hợp với đo lường hiệu quả mang tính đặc thù của doanh nghiệp kinh
doanh khách sạn Việt Nam, cụ thể, tác giả đề xuất 45 biến quan sát cho 6 khía cạnh (5
biến độc lập và 1 biến phụ thuộc).


8
ii). Nghiên cứu cung cấp cơ sở khẳng định về mối quan hệ và chiều hướng tác
động giữa các nhân tố phi tài chính đến hiệu quả tài chính trong các doanh nghiệp kinh
doanh khách sạn. Bên cạnh việc chỉ ra các mối quan hệ trực tiếp, luận án còn chứng
minh một số mối quan hệ gián tiếp có ý nghĩa trong mô hình nghiên cứu.

iii). Nghiên cứu đã kiểm định sự tác động của các nhân tố đến hiệu quả tài
chính theo cả hai khía cạnh của hiệu quả tài chính đó là theo khả năng sinh lời và theo
các chỉ số tài chính đặc biệt của ngành khách sạn.
Bên cạnh những đóng góp về mặt lý luận, thì nghiên cứu cũng có những đóng
góp về mặt thực tiễn như sau:
i). Thông qua khảo sát và phân tích dữ liệu, nghiên cứu đã cung cấp các thông
tin quan trọng và có ý nghĩa liên quan đến các nhân tố phi tài chính và hiệu quả tài
chính trong các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn. Từ đó có thể mô tả và đánh giá
được thực trạng hiệu quả tài chính và các nhân tố phi tài chính trong các doanh nghiệp
kinh doanh khách sạn Việt Nam hiện nay.
ii). Nghiên cứu đã xác định 45 biến quan sát phù hợp và đủ độ tin cậy để đo
lường cho các nhân tố phi tài chính và hiệu quả tài chính. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra
nhân tố phi tài chính nào có ảnh hưởng tích cực (trực tiếp hoặc gián tiếp) đến hiệu quả
tài chính, đồng thời cho biết chiều hướng tác động (cùng chiều hay ngược chiều) của các
nhân tố đó. Từ đó giúp các nhà quản lý trong doanh nghiệp kinh doanh khách sạn có cơ
sở xem xét, đối chiếu với doanh nghiệp mình để có các biện pháp cải thiện thích hợp.
iii). Trên cơ sở xác định được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố phi tài chính
đến hiệu quả tài chính, nghiên cứu đưa ra những khuyến nghị đề xuất đối với các nhà
quản trị (nhà quản lý) doanh nghiệp để góp phần nâng cao hiệu quả tài chính cho các
doanh nghiệp kinh doanh khách sạn Việt Nam.

1.6. Kết cấu luận án
Nội dung luận án được trình bày trong 6 chương:
Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu
Chương 2: Tổng quan nghiên cứu
Chương 3: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Chương 4: Phương pháp nghiên cứu
Chương 5: Kết quả nghiên cứu
Chương 6: Thảo luận và khuyến nghị.



9

TÓM TẮT CHƢƠNG 1
Trong chương 1 của luận án, tác giả đã trình bày lý do lựa chọn đề tài nghiên
cứu. Các lý do đó là, (i) tầm quan trọng của hiệu quả tài chính trong các doanh nghiệp;
(ii) sự gia tăng của việc nghiên cứu các nhân tố phi tài chính; (iii) vai trò của ngành
kinh doanh dịch vụ và cụ thể là ngành kinh doanh khách sạn tại Việt Nam và (iiii)
khoảng trống trong các nghiên cứu trước đây. Chính vì vậy mà tác giả đã lựa chọn đề
tài nghiên cứu về ảnh hưởng của các nhân tố phi tài chính đến hiệu quả tài chính
trong các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn Việt Nam. Ngoài ra trong chương 1, tác
giả trình bày đối tượng và phạm vi nghiên cứu, khái quát phương pháp nghiên cứu của
luận án cũng như những đóng góp mới và kết cấu luận án.


10

CHƢƠNG 2:
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan nghiên cứu trên thế giới về các nhân tố phi tài chính ảnh
hƣởng đến hiệu quả tài chính trong doanh nghiệp kinh doanh khách sạn
2.1.1. Các nhân tố phi tài chính bên ngoài
Theo lý thuyết của Porter, yếu tố quyết định đầu tiên và quan trọng của hiệu
quả được tìm thấy bên ngoài ranh giới của doanh nghiệp. Những kết luận này đã được
xác nhận thông qua nghiên cứu của Schmalensee (1985). Tuy nhiên dòng nghiên cứu
về các yếu tố bên ngoài còn tương đối ít trong các nghiên cứu về khách sạn. Các biến
số được sử dụng như: các lực lượng kinh tế vĩ mô (Barrows và Naka, 1994; Chen và
cộng sự, 2005; Chen M.H., 2007; Tang và Jang, 2009); các cú sốc như ngày 9/11 (Enz
và Canina, 2002) hoặc bệnh dịch hạch nghiêm trọng về hô hấp (Chen và cộng sự,
2007); cấu trúc của ngành hay thị trường (Davies, 1999, Pan, 2005); và loại điểm đến

(Reichel và Haber, 2005); văn hóa quốc gia (Nazarian và cộng sự, 2017). LadoSestayo và cộng sự (2016) phân tích tác động của cấu trúc thị trường đối với khả năng
sinh lời của khách sạn trong một mẫu 8992 khách sạn Tây Ban Nha trong giai đoạn
2005-2011, sử dụng các biến số liên quan đến khách sạn và điểm đến du lịch cùng với
mô hình "cấu trúc – đường đi (thực hiện) – hiệu quả" (mô hình SCP) (Bain, 1951,
1956; Mason, 1939, 1949) và Chicago School cùng một lúc (Lado-Sestayo và cộng sự,
2016). Kết quả cho thấy lợi nhuận phụ thuộc phần lớn vào cơ cấu thị trường và mức độ
nhu cầu của địa điểm du lịch và họ xác nhận các đề xuất của SCP.
Một số nghiên cứu thực nghiệm khẳng định mối quan hệ tích cực giữa hiệu quả và thị
trường tập trung (Pan, 2005), nguồn cung tiền (Barrows và Naka, 1994; Chen M.H., 2007) và
hệ thống tiêu chuẩn sản phẩm trong nước (Tang và Jang, 2009). Một mối quan hệ tiêu cực đã
được tìm thấy với sự thất bại, thất nghiệp và cấu trúc kỳ hạn của lãi suất hoặc sự lan rộng
năng suất. Giải thích tổng thể sức mạnh của các lực lượng kinh tế vĩ mô đối với sự quay trở
lại của khách sạn là ít hơn 8-10 % (Barrows và Naka, 1994, Chen M.H., 2007).
Brida và cộng sự đã phân tích mối quan hệ năng động giữa mức độ quốc tế hóa
(DOI) và hiệu quả kinh tế (P) trong các doanh nghiệp khách sạn Tây Ban Nha (Brida
và cộng sự, 2016). Một tập dữ liệu theo chiều dọc cho giai đoạn 2000-2013 đo các
biến số DOI và P đã được sử dụng để tiến hành phân tích hồi quy chuỗi thời gian của
FGLS. Các kết quả tìm ra một mối quan hệ đường cong chữ U đảo ngược giữa các
biến DOI và P, cho thấy rằng các công ty khách sạn phải đối mặt với chi phí nhập


11
quốc gia mới và quản lý danh mục đầu tư khác nhau của hoạt động kinh doanh. Phân
tích có thể cho biết liệu các yếu tố liên quan đến sự phát triển của kiến thức chiến lược
quốc tế về chuỗi khách sạn, sự kết hợp của các nhà khai thác mới trong quá trình này
hay sự khác biệt giữa giải trí quốc tế và các điểm đến đô thị có thể ảnh hưởng đến mối
quan hệ giữa DOI-P.
Những nghiên cứu về các nhân tố phi tài chính bên ngoài tác động đến hiệu
quả tài chính trong các DN khách sạn là hạn chế, bởi tính phức tạp của các yếu tố bên
ngoài. Hơn thế nữa, các yếu tố bên ngoài chỉ đại diện cho các tác nhân khách quan

mà không phải các yếu tố chủ quan, vì vậy các doanh nghiệp sẽ khó tác động hay điều
chỉnh để góp phần nâng cao hiệu quả tài chính của doanh nghiệp mình.

2.1.2. Các nhân tố phi tài chính nội bộ
2.1.2.1. Nhóm nhân tố về chiến lược của doanh nghiệp:
Tầm quan trọng của quản lý chiến lược và tư duy chiến lược đã được thể hiện
trong nhiều nghiên cứu về khách sạn. Kế hoạch chiến lược vẫn là một công cụ hữu ích
cho phát triển kinh doanh khách sạn vì đây là ngành mà cơ sở hạ tầng đòi hỏi nhu cầu
về vốn cao, khung thời gian dài với nhiều sự phụ thuộc lẫn nhau. Hơn hai thập kỷ
trước, Phillips (1996) nhận thấy rằng một kế hoạch chiến lược then chốt là tích cực và
trong hầu hết các trường hợp có liên quan đáng kể đến tính hiệu lực, hiệu quả, khả
năng thích ứng và hiệu suất tổng thể.
Nghiên cứu của Phillips (Phillips và cộng sự, 1999) về hiệu ứng tương tác của
hoạch định chiến lược và hiệu quả của khách sạn đã chứng minh mối quan hệ tích cực
thuận chiều giữa hoạch định chiến lược và hiệu quả của khách sạn. Trong đó các thước
đo hiệu quả tài chính được sử dụng là lợi nhuận, lợi nhuận trên vốn đầu tư, doanh thu,
lợi nhuận trên vốn được sử dụng, mức luân chuyển (quay vòng) hàng tồn kho. Cũng
kiểm tra ảnh hưởng của chiến lược công ty tới hiệu quả tài chính của khách sạn từ góc
nhìn của chủ khách sạn, có các tác giả như Bowman và Helfat (2001); Qu‟ Xiao
(2007). Qu‟ Xiao còn khám phá được ảnh hưởng của năng lực cốt lõi của chủ sở hữu
khách sạn đến hiệu quả tài chính của khách sạn (Xiao, 2007), hay Bowman và Helfat
cũng cho kết quả tương tự. Là một chiến lược công ty, đa dạng hóa đã trở thành một
công cụ quan trọng cho tăng trưởng của công ty và ảnh hưởng của nó đến hiệu quả
công ty đã được kiểm tra và là một chủ đề trọng tâm trong nghiên cứu quản trị chiến
lược (Ramanujam và Varadarajan 1989- trích (Xiao, 2007)). Bên cạnh những nghiên
cứu cho ảnh hưởng thuận chiều thì có một số nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ tiêu
cực (ngược chiều) của chiến lược đa dạng hóa với hiệu quả tài chính như các nghiên


12

cứu của Roegubert và cộng sự, 1996; Berger và Ofek, 1995; Lang và Stulz, 1994;
Montgomery, 1994. Họ cũng chỉ ra rằng các doanh nghiệp trong các ngành công
nghiệp có triển vọng tăng trưởng kém có thể nghiêng nhiều hơn về đa dạng hóa. Do đó
đa dạng hóa không phải là nguyên nhân chính gây ra hiệu suất kém nhưng hiệu suất
kém có thể dẫn đến sự đa dạng hóa (Xiao, 2007).
Các yếu tố về chiến lược của doanh nghiệp đã được nghiên cứu như: hoạch
định chiến lược, chiến lược đa dạng hóa; chiến lược doanh nghiệp/ năng lực cốt lõi;
trách nhiệm với môi trường/ xã hội/ cộng đồng. Một số các nghiên cứu về ảnh hưởng
của yếu tố về chiến lược đến hiệu quả tài chính các doanh nghiệp kinh doanh khách
sạn được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp nghiên cứu ảnh hƣởng của nhóm nhân tố về chiến lƣợc
đến hiệu quả tài chính
Chiến lược
Trách
Chiến
nhiệm
Hoạch
lược
Chiến
với xã
Tác giả, năm định
doanh lược đa
hội/ môi
chiến
nghiệp/ dạng
trường/
lược
năng lực hóa
cộng
cốt lõi

đồng
Phillips
cộng
(1999)

và x
sự

Xiao
(2007)

Qu

Molina
Azorin
cộng
(2009)

x

x

sự

Biến phụ thuộc (hiệu
quả tài chính)

Kết quả nghiên cứu

Lợi nhuận, ROI,

doanh thu, lợi nhuận
trên vốn được sử
dụng,
mức
luân
chuyển (quay vòng)
hàng tồn kho.

Mối quan hệ tích cực
thuận chiều giữa hoạch
định chiến lược và hiệu
quả tài chính của khách
sạn

REVPAR (doanh thu
trên
mỗi
phòng),
NOIPAR (thu nhập
ròng từ hoạt động kinh
doanh mỗi phòng)

Chiến lược công ty và
năng lực cốt lõi có ảnh
hưởng tích cực đến hiệu
quả tài chính (mức độ
khác nhau)

Tỷ lệ lấp đầy phòng, Các khách sạn có cam
GOP (tổng lợi nhuận

hoạt động), GOPAR
mỗi ngày (Tổng lợi
nhuận hoạt động trên
mỗi phòng), tăng thị
phần, tăng trưởng
doanh thu trung bình

kết mạnh mẽ hơn đối với
các hoạt động môi
trường đạt được mức
hiệu quả tài chính cao
hơn.


13
Chiến lược
Trách
Chiến
nhiệm
Hoạch
lược
Chiến
với xã
Tác giả, năm định
doanh lược đa
hội/ môi
chiến
nghiệp/ dạng
trường/
lược

năng lực hóa
cộng
cốt lõi
đồng
Kang, Lee

ROA, ROE, tỷ lệ giá- Hoạt động của CRS có
thu nhập
tác động tích cực đến giá
trị của doanh nghiệp

x

Số phòng chiếm, tăng
thị phần, tăng trưởng
doanh số trung bình,
GOP (tổng lợi nhuận
hoạt động), GOPPAR
(tổng lợi nhuận hoạt
động trên mỗi phòng)
mỗi ngày

Các khách sạn thân thiện
với môi trường đạt mức
hiệu quả tài chính cao
hơn.

x

RevPar (doanh thu

trên mỗi phòng),
ADR (giá bán phòng
trung bình), tỷ lệ
chiếm chỗ

Chiến lược khác biệt tác
động tích cực đến
RevPar, ADR, tỷ lệ
chiếm chỗ, chiến lược
đào tạo tác động tích cực
đến biến tăng trưởng;
chiến lược kết hợp tác
động đến tổng lợi nhuận

x

Tobin‟Q; ROA

Đa dạng hóa sản phẩm
và đa dạng hóa thương
hiệu có vai trò điều tiết
trong mối quan hệ giữa đa
dạng hóa địa lý và hiệu
quả tài chính khách sạn.

Tỷ lệ lấp đầy mỗi
phòng, giá bán phòng
trung bình (ADR),
doanh thu trên mỗi
phòng (RevPar), lợi

nhuận hoạt động trên
mỗi phòng (Goppar)

Kết quả cho thấy hai loại
hành vi môi trường (tác
động trở lại và chủ động),
với các khách sạn chủ
động tác động tích cực
đến lợi thế cạnh tranh (cả
về chi phí và sự khác biệt)
và đạt được mức hiệu quả
cao hơn đáng kể.

(2010)

x

Bordean và
cộng
sự
(2010)

Kang
Kyung
(2011)

Ho

PereiraMoliner và
cộng

sự
(2015)

Kết quả nghiên cứu

x

và Huh
Tari và cộng
sự (2010)

Biến phụ thuộc (hiệu
quả tài chính)

x

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp


14

2.1.2.2. Nhóm nhân tố về nguồn lực
Sự ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về nguồn lực hoặc sử dụng nguồn lực đến
hiệu quả khách sạn cũng là một trong số các nhóm yếu tố được nghiên cứu. Quan điểm
quản trị dựa vào nguồn lực (RBV) cho rằng các doanh nghiệp có các nguồn lực và một
tập hợp các tài nguyên độc đáo, hiếm, có giá trị và không dễ thay thế hay có thể bắt
chước được, cho phép họ đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững (Penrose 1959,
Wernerfelt 1984, Barney, 1991). Các nguồn lực có thể là tài chính, con người, tài sản
vô hình, thể chất, tổ chức, hoặc công nghệ. Lý thuyết quản trị dựa vào nguồn lực còn
nhấn mạnh rằng không chỉ các nguồn lực tạo ra một lợi thế cạnh tranh bền vững mà

còn phụ thuộc vào việc sử dụng các nguồn lực đó như thế nào.
Các nghiên cứu có xu hướng tìm mối quan hệ với hiệu quả tài chính trong các
doanh nghiệp khách sạn, cho thấy tầm quan trọng của các yếu tố thuộc về nguồn lực tổ
chức là phức tạp. Øgaard và cộng sự (2008) thảo luận về các đặc điểm của các cơ cấu
tổ chức hữu cơ và cơ học và các ảnh hưởng của chúng. Chi và Gursoy (2009) tìm thấy
mối liên hệ không liên quan giữa sự hài lòng của nhân viên và hiệu quả tài chính, được
trung gian bởi sự hài lòng của khách hàng. Quản lý nguồn nhân sự (HRM) cho phép
tạo ra một lực lượng lao động giúp một tổ chức đạt được mục tiêu và nhiệm vụ của
mình. Quản lý nguồn nhân sự được coi là tài sản chiến lược và các nghiên cứu đã chỉ
ra rằng các chính sách và thực tiễn nguồn nhân lực là một nguồn quan trọng của lợi thế
cạnh tranh trên thị trường vì chúng rất khó buôn bán hoặc bắt chước (Namasivayam và
cộng sự, 2007). Theo Chi và Gursoy (2009), vì hầu hết các sản phẩm du lịch và khách
sạn là không đồng nhất và không thể tách rời. Sự tham gia và tương tác của nhân viên
khách sạn với khách hàng có xu hướng đóng một vai trò quan trọng trong nhận thức
chất lượng và sự hài lòng của khách hàng, do thực tế các sản phẩm du lịch và khách
sạn thường có tính phức tạp cao và thể hiện sự kết hợp giữa trao đổi và thực hiện giữa
nhân viên và khách hàng (Chi và Gursoy, 2009, trang 246).
Một số các nghiên cứu về ảnh hưởng của nhóm yếu tố về nguồn lực đến hiệu
quả tài chính các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn được thể hiện trong bảng sau:


15
Bảng 2.2: Bảng tổng hợp nghiên cứu ảnh hƣởng của nhóm nhân tố về nguồn lực
đến hiệu quả tài chính

Tác giả, năm

Hoque
(1999)


Nguồn lực
Vốn trí Quản lý
tuệ/
nguồn
Biến phụ thuộc (hiệu

thương
nhân
quả tài chính)
cấu tổ
hiệu của
lực/
chức
doanh
Công
nghiệp
nghệ
x
ROA, ROE

Prasad và
Dev (2000)

x

Kim và
Kim (2005)

x


Sharma
và x
Upneja (2005)

x

Cho và cộng sự x
(2006)

x

Rudež và
Mihalič (2007)

x

Budhwar

cộng sự (2007)

x

Sirirak, Islam &
Khang(2011)

x

Kim và cộng sự
(2012)


Pimtong
và x
cộng sự (2012)

x

x

Kết quả nghiên cứu

Quản lý nguồn nhân lực (HRM)
và tập trung vào chất lượng cùng dẫn
đến hiệu quả tích cực và hiệu quả cao
Tỷ
lệ
lấp
đầy, Tài sản thương hiệu có một tác động
REVPAR (doanh thu tích cực đến hiệu quả tài chính
trên mỗi phòng)
REVPAR (Doanh thu Tài sản thương hiệu mạnh tác
động đáng kể và tác động tích cực
trên mỗi phòng)
đến REVPAR.
Lợi nhuận
Kết quả xác định mối quan hệ
đáng kể và tích cực giữa tài sản tổ
chức (cơ cấu tổ chức và quản lý
nguồn nhân lực và chính sách) và
hiệu quả tài chính.
Tỷ lệ doanh thu trung Kỹ năng nhân viên và cơ cấu tổ

chức có tương quan dương với
bình hàng năm, ROA
hiệu quả tài chính.
Doanh thu, tăng trưởng Vốn trí tuệ có tác động tích cực và
doanh thu, ROA, tăng đáng kể đến hiệu quả tài chính của
trưởng ROA, lợi nhuận, khách sạn.
tăng trưởng lợi nhuận
Tăng trưởng doanh thu, Thực tiễn quản lý nguồn nhân lực
năng suất, khả năng tác động tích cực đến hiệu quả tài
sinh lợi, khả năng đạt chính của khách sạn.
được mục tiêu
Hiệu quả khách sạn Việc áp dụng công nghệ thông tin
(nhiều đầu vào và đầu ra) có tương quan dương với hiệu
suất của khách sạn.
Tỷ lệ% GOP (tổng lợi Vốn trí tuệ của tổ chức tích cực
nhuận hoạt động), tác động đến hiệu quả tài chính.
REVPAR (doanh thu Nguồn nhân lực ảnh hưởng đến
trên mỗi phòng), tăng hiệu quả tài chính gián tiếp và
trưởng doanh thu, tăng đáng kể thông qua vốn tổ chức.
trưởng lợi nhuận
Tỷ lệ lấp đầy trung bình Cơ cấu tổ chức không ảnh hưởng
hàng năm, lợi nhuận đến mối quan hệ giữa các chiến
ròng sau thuế, ROI
lược với hiệu quả tài chính.

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp


16


2.1.2.3. Nhóm nhân tố về chất lượng dịch vụ
Tầm quan trọng của chất lượng dịch vụ đối với hiệu quả tài chính đã được
các nghiên cứu kiểm tra. Các nghiên cứu hầu hết chỉ ra rằng chất lượng dịch vụ
trước tiên là đáp ứng sự thoả mãn của khách hàng; và sau đó sự hài lòng của khách
hàng sẽ dẫn đến sự trung thành của khách hàng (trích từ Wilkins và cộng sự, 2007,
trang 841). Các nghiên cứu về vấn đề này tập trung vào việc xác định các yếu tố
của chất lượng và mối liên kết với hiệu quả. Các kết quả tìm thấy không đồng nhất
đặc biệt là trong các biến độc lập được sử dụng. Harrington và Akehurst (1996)
khám phá bản chất của chất lượng dịch vụ khách sạn ở Anh; Claver-Corte và các
cộng sự (2006) nhằm nghiên cứu lý do để thông qua và chứng nhận hệ thống chất
lượng; Wilkins và cộng sự (2007) sử dụng mô hình SERVQUAL, được phát triển
trong lĩnh vực dịch vụ của Parasuraman và cộng sự, 1988. Chủ yếu các nghiên cứu
chỉ ra mối liên hệ tích cực của chất lượng dịch vụ với hiệu quả tài chính, ngoại trừ
Harrington và Akehurst (1996).
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa mức độ cạnh tranh, quản lý chất lượng toàn
diện (TQM) đến hiệu quả khách sạn (Patiar và cộng sự, 2012), đã chỉ ra rằng:
- Có một hiệu ứng tương tác trực tiếp của TQM và mức độ cạnh tranh đến hiệu
quả phi tài chính
- Không có tác dụng như vậy trên hiệu quả tài chính
- Có một hiệu ứng tương tác gián tiếp của TQM và mức độ cạnh tranh đến hiệu
quả tài chính thông qua bộ phi tài chính.
Trong nghiên cứu này, hiệu quả hoạt động phòng ban được đo trên một quy mô
tám mục chuyển thể từ Gupta và Govindarajan (1984), quy mô đã được xác nhận bởi
Patiar và Mia (2008, 2009). Tám chỉ báo đó bao gồm cả thước đo tài chính và phi tài
chính: sự đổi mới hoạt động, tăng doanh thu, phòng thuê / mức độ chiếm dụng các cửa
hàng thực phẩm và các cửa hàng đồ uống, giá phòng trung bình / chi tiêu khách hàng
trung bình tại các cửa hàng thực phẩm và đồ uống, kinh doanh lặp lại, đào tạo và phát
triển nhân viên, tinh thần nhân viên và ngân sách hoạt động.
Các nhân tố chủ yếu được nghiên cứu liên quan đến chất lượng dịch vụ đó là
chất lượng dịch vụ, thực hành quản lý chất lượng (TQM), chính sách chất lượng, hệ

thống chất lượng. Một số các nghiên cứu về ảnh hưởng của nhóm yếu tố về chất lượng
dịch vụ đến hiệu quả tài chính các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn được thể hiện
trong bảng sau:


17
Bảng 2.3: Bảng tổng hợp nghiên cứu ảnh hƣởng của nhóm nhân tố về chất lƣợng
dịch vụ đến hiệu quả tài chính

Tác giả, năm

Harrington
Và Akehurst
(1996)
Chu và Choi
(2000)

Claver, Jose
và cộng sự
(2006)
Wilkins và
cộng sự
(2007)

Nhóm chất lượng dịch vụ
Thực
Chính
Chất
hành sách/ hệ Biến phụ thuộc (hiệu
Kết quả nghiên cứu

lượng
quả tài chính)
quản
thống
dịch
lý chất
chất
vụ
lượng
lượng
x
ROE, ROA, tăng Chính sách chất lượng không
trưởng doanh thu, tăng dẫn đến hiệu suất vượt trội.
trưởng thị phần
x

x

x

Claver
Cortes và
cộng sự
(2008)

x

Tari và cộng
sự (2010)


x

Molina
Azorin
cộng
(2012)
Wang
cộng sự
(2012)

x

sự


x

Nhận thức điểm số
hiệu suất của trải
nghiệm kinh doanh với
các dịch vụ và tiện
nghi của khách sạn
Nhận thức về hiệu suất:
chất lượng, doanh thu,
vị trí cạnh tranh
Nhận thức hiệu suất
của khách sạn

Chất lượng dịch vụ có tác động
tích cực đến hiệu suất.


Hệ thống chất lượng có tác động
tích cực đến hiệu suất, tác động
đến hiệu suất tài chính thấp.
Chất lượng sản phẩm, kinh
nghiệm về dịch vụ và chất lượng
thực phẩm và đồ uống quan
trọng nhất đối với hoạt động
nhận thức của khách hàng
Tỷ lệ lấp đầy phòng Thực hành quản lý chất lượng
trung bình, GOP (tổng (TQM) tác động tích cực đến hiệu
lợi nhuận hoạt động), quả tài chính của khách sạn.
GOPAR mỗi ngày (lợi
nhuận hoạt động trung
bình mỗi phòng)
Số phòng chiếm, tăng Quản lý chất lượng và các khách
thị phần, tăng trưởng sạn thân thiện với môi trường
doanh số trung bình, đạt mức hiệu quả tài chính cao
GOP (tổng lợi nhuận hơn.
hoạt động), GOPAR
mỗi ngày (lợi nhuận
hoạt động trung bình
mỗi phòng)
Hiệu quả tài chính, Quản lý chất lượng tích cực ảnh
thành công của thị hưởng đến hiệu quả tài chính
trường, sự hài lòng của của công ty.
các bên liên quan
Hiệu quả tài chính và Thực hành quản lý chất lượng
hiệu quả khách hàng (TQM) tích cực ảnh hưởng đến
của khách sạn

hiệu suất của khách sạn.

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp


×