Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Nghiên cứu thành phần loài cá trong một số hệ sinh thái sông, hồ của TP đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 59 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA SINH MÔI TRƢỜNG

NGUYỄN THÀNH TRUNG

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI CÁ TRONG
MỘT SỐ HỆ SINH THÁI SÔNG, HỒ TP ĐÀ NẴNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đà Nẵng – 2018


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA SINH MÔI TRƢỜNG

NGUYỄN THÀNH TRUNG

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI CÁ TRONG
MỘT SỐ HỆ SINH THÁI SÔNG, HỒ TP ĐÀ NẴNG

Nghành : Quản lý Tài Nguyên và Môi trƣờng

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN: TH.S NGUYỄN VĂN KHÁNH

Đà Nẵng – 2018


LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả khóa luận

Nguyễn Thành Trung


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
thầy Nguyễn Văn Khánh đã hƣớng dẫn cho tôi trong suốt thời gian qua. Đồng thời
tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Sinh - Môi trƣờng, Trƣờng
Đại học Sƣ Phạm, Đại học Đà Nẵng đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành khóa luận
này.


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu
Bảng 1.1
Bảng 2.1
Bảng 3.1

Tên bảng
Chuẩn dòng chảy năm hai trạm đo Thành Mỹ và Nông Sơn
(1976-2010)


Địa điểm nghiên cứu
Danh mục thành phần loài cá tại một số hệ sinh thái sông
hồ TP. Đà Nẵng

Trang
04
15
18

Bảng 3.2

Cấu trúc thành phần loài cá khu hệ cá sông Hàn

24

Bảng 3.3

Cấu trúc thành phần loài cá khu hệ cá sông Cẩm Lệ

26

Bảng 3.4

Cấu trúc thành phần loài cá khu hệ cá sông Vĩnh Điện

27

Bảng 3.5

Cấu trúc thành phần loài cá khu hệ cá sông Cu Đê


29

Bảng 3.6

Cấu trúc thành phần loài cá khu hệ cá hồ Đồng Xanh –
Đồng Nghệ

30

Bảng 3.7

Cấu trúc thành phần loài cá khu hệ cá hồ Trước Đông

32

Bảng 3.8

Cấu trúc thành phần loài cá khu hệ cá hồ Bàu Tràm

33

Bảng 3.9

Đa dạng các bậc phân loại của 7 khu hệ cá TP. Đà Nẵng

35

Bảng 3.10


Bảng 3.11

Đặc điểm sinh khối của các loài cá ngoại lai trong một số
hệ sinh thái sông hồ TP. Đà Nẵng
Danh mục các loài cá ngoại lai trong một số hệ sinh thái
sông hồ TP. Đà Nẵng

40

41


DANH MỤC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ

Số hiệu
Hình 3.1

Hình 3.2

Hình 3.3

Hình 3.4

Hình 3.5

Hình 3.6

Hình 3.7

Tên hình

Biểu đồ cấu trúc thành phần loài các Bộ, theo số lượng
loài của mỗi Bộ tại khu hệ cá sông Hàn
Biểu đồ cấu trúc thành phần loài các Bộ, theo số lượng
loài của mỗi Bộ tại khu hệ cá sông Cẩm Lệ
Biểu đồ cấu trúc thành phần loài các Bộ, theo số lượng
loài của mỗi Bộ tại khu hệ cá sông Vĩnh Điện
Biểu đồ cấu trúc thành phần loài các Bộ, theo số lượng
loài của mỗi Bộ tại khu hệ cá sông Cu Đê
Biểu đồ cấu trúc thành phần loài các Bộ, theo số lượng
loài của mỗi Bộ tại khu hệ cá hồ Đồng Xanh – Đồng Nghệ
Biểu đồ cấu trúc thành phần loài các Bộ, theo số lượng
loài của mỗi Bộ tại khu hệ cá hồ Trước Đông
Biểu đồ cấu trúc thành phần loài các Bộ, theo số lượng
loài của mỗi Bộ tại khu hệ cá hồ Bàu Tràm

Trang
25

27

28

30

31

32

34


Hình 3.8

Cá Trê phi

37

Hình 3.9

Cá Diêu hồng

38

Hình 3.10

Cá Rô phi vằn

39


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU..................................................................................................................... 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................ 1
2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI ..................................................................................................... 2
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC ĐỀ TÀI.................................................................................. 2
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................... 3
1.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU .............................................. 3
1.1.1. Vị trí địa lý .......................................................................................................... 3
1.1.2. Đặc điểm khí hậu ................................................................................................. 3
1.1.3. Đặc điểm thủy văn ............................................................................................... 4

1.2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI CÁ.............................................. 6
1.2.1. Lịch sử nghiên cứu thành phần loài cá trên thế giới ........................................... 6
1.2.2. Lịch sử nghiên cứu thành phân loài cá ở Việt Nam ............................................ 9
1.2.3. Lịch sử nghiên cứu ở khu vực miền Trung và Thành Phố Đà Nẵng................. 12
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 15
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................................. 15
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................................ 15
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................... 15
2.1.3. Thời gian nghiên cứu......................................................................................... 15
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................................... 16
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................... 16
2.3.1. Phƣơng pháp nghiên cứu ngoài thực địa ........................................................... 16


2.3.2. Phƣơng pháp tham vấn cộng đồng .................................................................... 16
2.3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ............................................ 17
2.3.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu ................................................................................. 17
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN ............................................................... 18
3.1. DANH MỤC VÀ CẤU TRÚC THÀNH PHẦN LOÀI CÁ TRONG MỘT SỐ
HỆ SINH THÁI SÔNG HỒ TP. ĐÀ NẴNG ................................................................. 18
3.1.1. Danh mục thành phần loài cá trong một số hệ sinh thái sông hồ TP. Đà
Nẵng ............................................................................................................................ 18
3.1.2. Cấu trúc thành phần loài cá trong một số hệ sinh thái sông hồ TP. Đà
Nẵng ............................................................................................................................ 24
3.1.3. Sự đa dạng các bậc phân loại của các khu hệ cá ............................................... 34
3.2. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ XÂM NHẬP CỦA CÁC LOÀI CÁ NGOẠI LAI ĐỐI
VỚI MỘT SỐ HỆ SINH THÁI SÔNG HỒ TP. ĐÀ NẴNG ......................................... 36
3.2.1. Một số loài cá ngoại lai tại một số khu hệ sinh thái sông hồ TP. Đà Nẵng ...... 36
3.2.2. Đánh gá mức độ xâm nhập của một số loài cá ngoại lai trong các khu hệ
cá ở TP. Đà Nẵng ........................................................................................................ 40

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................................... 45
4.1. KẾT LUẬN.............................................................................................................. 45
4.2. ĐỀ NGHỊ ................................................................................................................. 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 46



1

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hiện nay, sinh vật ngoại lai xâm hại đang là mối đe dọa nghiệm trọng đối với
các hệ sinh thái tự nhiên và đa dạng sinh học bản địa. Theo Luật Đa dạng sinh học
năm 2008 “Loài ngoại lai xâm hại là loài ngoại lai lấn chiếm nơi sinh sống hoặc gây
hại đối với các loài bản địa, làm mất cân bằng sinh thái tại nới chúng xuất hiện và
phát triển” [17]. Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy rằng sinh vật ngoại
lai xâm hại đã làm tuyệt chủng 39% số loài xuất hiện trên bề mặt trái đất kể từ năm
1600, phá hủy mất 36% các hệ sinh thái và trong đó đóng góp tới 50% sự tuyệt
chủng của cá nƣớc ngọt [1].
Ở Việt Nam, các loài sinh vật ngoại lai xâm hại đã xuất hiện, phát triển và xâm
lấn gây ảnh hƣởng vô cùng nghiêm trọng tới đa dạng sinh học. Nghiên cứu của Bộ
Thủy sản, năm 2005 đã công bố rằng có 41 loài thủy sinh vật nhập nội ở Việt Nam
và trong đó có 6 loài cá đƣợc xếp vào loài ngoại lai gây xâm hại cho các loài bản
địa gồm: cá Ăn muỗi (Gambusia affinis), cá Hổ (Pygocentrus nattereri), cá Tỳ bà
(Hypostomus punctatus), cá Tỳ bà lớn (Pterygoolichthys pardalis), cá Vƣợc miệng
bé (Micropterus dolomieu) và cá Vƣợc miệng rộng (Micropterus salmoides) [2].
Thực trạng đó đặt ra cho chúng ta một nhiệm vụ cấp thiết là phải xây dựng chiến
lƣợc bảo tồn đa dạng sinh học trƣớc sự xâm lấn của các loài ngoại lai xâm nhập, mà
bƣớc đầu là phải đánh giá thực trạng thành phần cá.
Trong thực tế, việc nghiên cứu thành phần loài cá ở Việt Nam mới bắt đầu từ

khoảng năm 1877 với những công trình nghiên cứu mang tính khoa học. Cho đến
nay đã có nhiều công trình nghiên cứu trong cả nƣớc. Tuy nhiên, các công trình này
thƣờng nghiên cứu trên phạm vi rộng hoặc riêng cho các khu vực miền Bắc, miền
Nam và Tây Nguyên. Riêng ở khu vực miền Trung thì các nghiên cứu về thành
phần loài còn rất hạn chế. Công trình nghiên cứu đáng kể nhất là “Góp phần nghiên
cứu khu hệ cá nƣớc ngọt Nam Trung Bộ Việt Nam” của Nguyễn Hữu Dực, Mai
Đình Yên (1995), các nghiên cứu về khu hệ cá đầm phá của Võ Văn Phú. Ngay đối


2

với thành phố Đà Nẵng nơi có nhiều khu hệ cá nƣớc ngọt cũng chƣa đƣợc nghiên
cứu đầy đủ và có hệ thống. Theo nhƣ tìm hiểu, mới có các nghiên cứu sơ bộ ở khu
hệ Bà Nà – Núi Chúa và một vài nghiên cứu nhỏ lẻ về khu hệ cá sông Hàn, còn hầu
nhƣ các khu hệ cá nƣớc ngọt khác chƣa có một công bố chính thức nào. Để góp
phần đánh giá thành phần loài cá ở Đà Nẵng, đề tài: “Nghiên cứu thành phần loài
cá trong một số hệ sinh thái sông, hồ của TP. Đà Nẵng” đƣợc thực hiện nhằm
cung cấp nguồn dữ liệu về hiện trạng xâm nhập của các loài cá ngoại lai tại một số
thủy vực trên TP. Đà Nẵng.
2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Xác định thành phần loài cá trong một số hệ sinh thái sông, hồ tại TP. Đà Nẵng.
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC ĐỀ TÀI
Cung cấp cơ sở dữ liệu về thành phần loài cá và hiện trạng xâm nhập của các loài
cá ngoại lai trong một số hệ sinh thái sông hồ tại TP. Đà Nẵng và là thông tin ban
đầu cho những công trình nghiên cứu tiếp theo về thành phần loài trong tƣơng lai.


3

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Đà Nẵng gồm vùng đất liền và vùng quần đảo trên biển Đông.
Vùng đất liền nằm ở tọa độ 15˚ 55’ đến 16˚ 14’ vĩ bắc, 107˚ 18’ đến 108˚ 20’ kinh
đông, Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên – Huế, Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, Đông
giáp Biển Đông. Vùng biển gồm quần đảo Hoàng Sa nằm ở 15˚ 45’ đến 17˚ 15’ vĩ
độ Bắc, 111˚ đến 113˚ kinh Đông, cách đảo Lý Sơn (thuộc tỉnh Quãng Ngãi)
khoảng 120 hải lý về phía Nam. Diện tích tự nhiên là 1.256,24 km2, trong đó diện
tích đất liền là 951,2 km2.
1.1.2. Đặc điểm khí hậu
Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình nên nhiệt
độ cao và ít biến động, chế độ ánh sáng, mƣa, và chế độ ẩm phong phú. Khí hậu Đà
Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam với tính trội
là khí hậu điển hình ở phía Nam. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa đông từ tháng 9
đến tháng 4, mùa hạ từ tháng 5 đến tháng 8, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa
đông nhƣng không đậm và không kéo dài. Đà Nẵng có một nền nhiệt độ cao và
phân bố khá đồng đều quanh năm. Nhiệt độ chủ yếu biến đổi theo đọ cao và thay
đổi theo mùa. Nhiệt độ trung bình năm 25,90C, cao nhất là vào tháng 6 đến tháng 8
(trung bình từ 28 – 300C ), thấp nhất là vào tháng 12 đến tháng 2 (trung bình từ18 200C). Riêng vùng rừng núi Bà Nà ở độ cao gần 1500m, nhiệt độ trung bình khoảng
200C. Vào các tháng mùa mƣa, độ ẩm không khí không khí trung bình là 83,4%,
cao nhất vào tháng 10, 11 (trung bình từ 85,67 - 86,67%), thấp nhất vào các tháng 6,
7 (trung bình từ 76,67 - 77,33%). Lƣợng mƣa trung bình hằng năm là 2201
mm/năm, mùa mƣa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12, chiếm từ 65 – 80% lƣợng mƣa
cả năm, lƣợng mƣa cao nhất là vào tháng 10 và 11 (trung bình 550 – 1000
mm/tháng) , thấp nhất vào tháng 1 đến tháng 4 (trung bình 23 – 40 mm/tháng). Mùa
khô thƣờng bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 8. Số giờ nắng bình quân trong năm là


4


2156,2 h, nhiều nhất là vào tháng 5, 6 (trung bình từ 234 – 277 h/tháng), thấp nhất
là vào tháng 11, 12 (trung bình từ 69 – 165 h/tháng). Đà Nẵng có hai mùa gió chính:
gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ. Từ tháng 5 đến tháng 9, hƣớng gió thịnh
hành là hƣớg gió Đông Nam và Tây Nam, tố. Từ tháng 10 đến tháng 4, chịu ảnh
hƣởng của gió Đông và Đông Bắc. [31]
1.1.3. Đặc điểm thủy văn
a. Mạng lƣới sông
Sông ngòi Đà Nẵng đều bắt nguồn từ phía Tây, Tây bắc thành phố và
tỉnh Quảng Nam. Hầu hết các sông ở Đà Nẵng đều ngắn và dốc. Mạng lƣới sông
trong thành phố Đà Nẵng bao gồm hệ thống sông Vu Gia, sông Cu Đê và sông Phú
Lộc. Hệ thống sông Vu Gia gồm các sông Yên, Lạc Thành, Tuý Loan, La Thọ,
Vĩnh Điện và sông Hàn. Sông Hàn thực chất là hạ lƣu sôngVu Gia, là hợp lƣu của
sông Cẩm Lệ và sông Vĩnh Điện. Tổng diện tích lƣu vực sông khoảng 160 km2, là
nơi tiếp nhận lƣợng dòng chảy của các sông Yên, sông Tuý Loan, sông Vĩnh Điện
và đổ ra biển.
b. Dòng chảy năm
Theo tài liệu lƣu lƣợng thực đo của trạm Thành Mỹ và Nông Sơn từ
năm 1980 đến 2010, chuẩn dòng chảy năm của hai trạm nhƣ sau
Bảng 1.1. Chuẩn dòng chảy năm hai trạm đo Thành Mỹ và Nông Sơn (1976-2010)

STT

Trạm

Sông

1

Thành Mỹ


Vu Gia

2

Nông Sơn

Thu
Bồn

F(km2) Q0(m3/s) Y0(mm)

M0(l/skm2)

Cv0

1850

132

1769

71.2

0.32

3130

289

2257


92.4

0.29


5

c. Dòng chảy lũ
Mùa lũ bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 12, lƣợng dòng chảy 3 tháng
mùa lũ chiếm tới 65 – 75% tổng lƣợng dòng chảy năm. Tháng có lƣợng dòng chảy
lớn nhất là tháng 11 với lƣợng dòng chảy trung binh tháng có thể đạt trên 30%
lƣợng dòng chảy năm [31].
d. Dòng chảy kiệt
Sông Vu Gia – Thu Bồn mùa cạn từ tháng 1 đến tháng 9 hàng năm.
Dòng chảy nhỏ nhất phần lớn vào tháng 4, những năm ít hoặc không có mƣa tiểu
mãn vào tháng 5 và tháng 6 thì dòng chảy nhỏ nhất vào tháng 7 và tháng 8. Dòng
chảy tháng nhỏ nhất chiếm 1 – 3% lƣợng nƣớc cả năm. Dòng chảy mùa cạn chiếm
20 – 25% lƣợng nƣớc cả năm [31].
e. Chế độ triều
Vùng cửa sông, chế độ triều là bán nhật triều không đều chiếm ƣu thế.
Mỗi tháng có trung bình 3 ngày nhật triều, nhiều nhất là 8 ngày, ít nhất là 1 ngày,
còn lại là bán nhật triều. Biên độ triều lớn nhất là 1,5m trung bình khoảng 0,8 –
1,2m. Ranh giới ảnh hƣởng của thủy triều trên các sông chỉ khoảng 20 – 40 km tính
từ cửa sông. Trên sông Hàn, tại các cửa sông biên độ triều trung bình khoảng 1m,
lớn nhất là 1,4m. Tại Cẩm Lệ trung bình là 0,47m, lớn nhất là 1,27m. Ở vùng biển
Đà Nẵng, chế độ triều thuộc loại yếu: biên độ trung bình từ 0,8 – 1,2m, lớn nhất đạt
1,5m. Tại cảng Đà Nẵng biên độ cáo nhất là 1,4 m, trung bình là 0,7 m [29, 30, 31].
Với các đặc điểm về tự nhiên nhƣ vậy, thành phố Đà Nẵng đƣợc xem
là khu vực có độ đa dạng sinh học cao, là khu vực giao lƣu của 2 vùng địa lý sinh

vật phía Bắc và phía Nam, Có ý nghĩa không chỉ đối với sự phát triển kinh tế của
thành phố, mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với bảo tồn đa dạng nguồn gen.


6

1.2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI CÁ
1.2.1. Lịch sử nghiên cứu thành phần loài cá trên thế giới
Cùng với sự phát triển của xã hội loài ngƣời, các công trình nghiên cứu
về cá đƣợc hình thành sớm nhất lúc con ngƣời còn ở thời kỳ xã hội nguyên thủy.
Trong thời kỳ ấy con ngƣời cũng đã phân biệt và đặt tên cho các loài cá. (384-322
TCN) thời Aristode, các công trình nghiên cứu về cá đƣợc hình thành thực sự và có
nhà khoa học ghi chép lại để cùng hiểu biết và sử dụng chung. Từ đó đén nay, nhiều
công trình khoa học cũng đƣợc hình thành nhƣ: C. Linnaeus (1707,1778); G.
Cuvier; A. Valenciennes (1828-1848); Ds. Jordan (1854-1931); L. S. Berg (18761950); Pravdin (1964),… [15].
a. Thời kỳ thứ nhất (Thời kỳ từ thời Aristode – 384-322 (TCN) đến
thế kỷ XVI)
Aistole (384-322 TCN) là ngƣời đầu tiên trên thế giới có công trình
nghiên cứu cá đƣợc công bố, đánh dấu bƣớc ngoặc lớn trong lích sử nghiên cứu cá
với 115 loài cá với những dẫn liệu phân bố, sính sản, di cƣ,.. đƣợc giới thiệu và đề
cập trong cuốn Lịch sử động vật (Historia animalum) của mình [15].
Tuy nhiên phải đến thế kỹ XVI cùng với sự phát triển của các ngành
khoa học tự nhiên khác, các công trình nghiên cứu về cá mới phát triển một cách
mạnh mẽ với nhiều công trình nghiên cứu nổi tiếng nhƣ: P. Belon (1518-1564,
Pháp) đã giới thiệu 110 loài cá; G. Rondelt (1507-1557, Pháp) đã giới thiệu 197 loài
ở Địa Trung Hải; C. Gasneri (1516-1565, Pháp) đã gợi ý cách đặt tên hai chữ cho cá
mà đã đƣợc sử dụng sau này.
b. Thời kỳ thứ hai (Từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX)
Thời kỳ này có rất nhiều công trình nghiên cứu về cá có giá trị, đánh
dấu bƣớc ngoặc lớn trong sự phát triển và nghiên cứu về nguồn lợi cá trên thế giới,

nhất là về phân loại, địa lý phân bố và khu hệ cá ở các vùng nƣớc khác nhau.


7

Thời kỳ này có các nhà nghiên cứu nổi tiếng với các công trình
nghiên cứu về cá có giá trị nhƣ: P. Artedi (1705-1734, Thụy Điển) với 5 cuốn sách
nổi tiếng; C. Linnaeus (1705-1778, Thụy Điển) với cuốn “Hệ thống tự nhiên” đã đề
ra cách gọi tên cá hai chứ và giới thiệu tới 2600 loài cá khác nhau; C. Cuvier và A.
Valenciennes với cuốn “Lịch sử tự nhiên về cá” gồm 21 tập xuất bản liên tục trong
20 năm (1828-1848); P. Bleeker (1819-1874, Hà Lan) với cuốn “Sƣu tập nghiên
cứu cá ở phía Đông Hà Lan” gồm 9 tập; A. Gunther (1830-1914, Đức) với cuốn
“Thống kê về cá ở Viện bảo tàng Anh” gồm 8 tập rất có giá trị về phân loại cá. Bên
cạnh sự phát triển của các nghiên cứu về phân loại, thời kỳ này các nghiên cứu về
sinh thái, sinh lý về cá cũng đƣợc bắt đầu chú trọng và phát triển [34].
c. Thời kỳ thứ ba (Từ đầu thế kỷ XX đến nay)
Thời kỳ này là giai đoạn phát triển nhanh và toàn diện của ngƣ loại
học, trong đó phân loại cá, sinh lý, sinh thái cá đong vai trò là bƣớc tiên phong để
phát triển bền vững nghề cá. Thời kỳ này có các nhà khoa học nổi tiếng nhƣ: D. S.
Josdan (1854 - 1931) giới thiệu khu hệ cá Bắc và Trung Mỹ ; G. A. Boulenger
(1851) với 15 tập sách giới thiệu các loài cá ở viện bảo tàng Anh (gồm 6843 loài) ;
L. S. Berg (1876 - 1950, Liên Xô) với tập “Hệ thống ngƣ loại” nổi tiếng, bao gồm
các nội dung về phân loại, phân bố địa lý cá,… ; M. Weber và L. F. de Beaufort
(1911-1953, Hà Lan) đã công bố 10 tập sách về các loài cá ở vùng quẩn đảo Châu
Úc ; K. Matsubara (Nhật) với cuốn “Hình thái và bảng tra cứu cá loài cá” ; E. Mayr
(1953) đƣa ra những lý thuyết phân loại học, phƣơng pháp phân loại học, lịch sử
phân loại học,…[9, 15, 34].
Phần nửa những năm sau của thập kỷ XX, cùng với sự phát triển
mạnh mẽ của nền khoa học công nghệ, phân loại cá cũng đƣợc chú ý phát triển hơn.
Theo thống kê của Nelson, 1984 trên thế giới có khoảng 29.000 loài cá sống ở các

thủy vực ; R. Frose và D. Pauly, 1995 đã tổng hợp giới thiệu trên 12.000 loài chiếm
khoảng 50% loài cá sống trong các thủy vực.


8

Ở khu vực Đông Nam Á lĩnh vực nghiên cứu thành phần loài cá ở
vùng cửa sông, ven biển cũng đƣợc các nhà khoa học của các nƣớc quan tâm và đã
có một số công trình nổi bật.
Đặc biệt là nghiên cứu về cá của Vƣơng Dĩ Khang (1958, Trung
Quốc) với cuốn “Ngƣ loại phân loại học” đã đƣa ra khóa phân loại và mô tả 1.800
loài cá phân bố ở khu vực ven bờ và biển Nam Trung Quốc, cuốn sách này hiện nay
vẫn đƣợc nhiều nhà phân loại học tham khảo [14]. Walter J. Rainboth (1996) đã
nghiên cứu khu hệ cá sông Meekong và đã mô tả đƣợc 500 loài [40]. Năm 1971, hai
giáo sƣ ngƣời Nga là T. S. Rass và G. U. Lindberg công bố công trình “Những khái
niệm hiện đại về hệ thống tự nhiên của cá hiện sống”, hệ thống này đƣợc coi là hiện
đại và có cơ sở khoa học vững chắc, đƣợc nhiều nhà ngƣ loại học Việt Nam và trên
thế giới thừa nhận, sử dụng [9]. Ngoài ra còn rất nhiều tác giả khác nhƣ Kottelat
(1998, 2000, 2001, 2003) nghiên cứu khu hệ cá Đông Dƣơng [38]. Geoger H.P de
Bruin, Bary.C.R và Andre.B đã nghiên cứu về nguồn lợi hải sản ở Sri Lanka trong
đó đã phân loại và mô tả 691 loài cá biển [36]. Kimura.S và Keiichi M. (2003) đã
mô tả bằng hinh ảnh 768 loài cá thƣơng mại và cá rạn san hô ở vùng biển thanh phố
Bitung, phía Bắc Sulawesi, Indonexia [37].
Ngày nay, việc nghiên cứu và phân loại cá đang đƣợc các nhà
khóa học trên thế giới quan tâm nhiêu hơn và một số công trình nghiên cứu để bổ
sung về thành phần loài và phân bố cá ở một số nơi trên thế giới vẫn đang đƣợc tiến
hành thông qua các phƣơng tiện thông tin do một số tổ chức có uy tín cung cấp, có
thể kể đến nhƣ: Fishbase (2004) ( trang web này do trung tâm
ICLARM và FAO lập ra với danh mục 25.000 loài cá và phân bố của chúng trên thế
giới. Công trinh nghiên cứu về đa dạng sinh học đầy đủ nhất từ trƣớc đến nay đƣợc

tổ chức Lƣơng Nông thế giới (FAO) công bố về danh mục của các loài cá trên thế
giới và những tra cứu thống nhất của chúng trong 2.500 trang sách [35].
Tóm lại. lịch sử nghiên cứu cá có từ rất sớm và lâu đời, ở mỗi nƣớc
trên thế giới đều có nghiên cứu về cá. Hiện nay, theo (Fishbase, 2017) thì đã tập


9

hợp đƣợc 33.900 loài cá trên thế giới và đƣợc thống kê từ 54.700 tài liệu tham khảo
với 323.100 tên động vật và 58.600 ảnh cá [41].
1.2.2. Lịch sử nghiên cứu thành phân loài cá ở Việt Nam
Ở Việt Nam, từ nữa cuối thế kỷ XVIII, ngƣ loại học mới bắt đầu phát
triển và đƣợc nhìn nhận là tƣơng đối muộn so với nhiều khu vực khác trên thế giới.
Điển hình có các nhà khoa học đầu ngành nhƣ: Về phân loại cá biển có: Nguyễn
Nhật Thi, Bùi Đình Chung, Lê Trọng Phấn, Nguyễn Khắc Hƣờng,.. Về phân loại cá
nƣớc ngọt có: Mai Đình Yên, Nguyễn Thái Tự, Nguyễn Hữu Dực, Võ Văn Phú,
Nguyễn Văn Hảo,… [32].
a. Thời kỳ thứ nhất (trƣớc năm 1954)
Đây là thời kỳ mở đầu về nghiên cứu khu hệ và nguồn lợi cá biển ở
nƣớc ta. Điển hình là: H.E.Sarvage (1877) với cuốn “Về một số loại cá nƣớc ngọt từ
Đông Dƣơng gửi về”; A. Tirant (1885) với cuốn “Các loài cá ở Nam Bộ và
Campuchia”; H.E.Sarvage (1884) với cuốn “Đóng góp cho khu hệ cá Bắc Bộ” đã
nghiên cứu về khu hệ cá Châu Á và mô tả một số loài mới ở Đông Dƣơng đồng thời
đã thống kê đƣợc 139 loài và 2 loài mới ở miền Bắc Việt Nam; L.Vaillant (1891)
thu nhập 6 loài mô tả 4 loài mới ở Lai Châu, 5 loài mới ở sông Kỳ Cùng; J.Pellegrin
(1905, 1906) với cuốn “Cá nƣớc ngọt ở Đông Dƣơng” đã đóng góp cho Cá Vịnh Hạ
Long; “Đông Dƣơng, nguồn lợi biển và nƣớc ngọt” của A. Gruvel; “Thống kê các
loài cá ở Đông Dƣơng” của P. Chabanaud, tập I, và P.Chevey, tập II, (1932) “Các
loài cá nƣớc ngọt ở Bắc Bộ” của P. Chevey và LemassonJ (1937),…[20]. Nổi bật là
công trình nghiên cứu của Gilbert Tirant (1929) về cá ở phía Nam Việt Nam và

Campuchia; trong nghiên cứu ông đã tìm ra đƣợc đặc điểm sinh học và nghề cá của
221 loài thuộc Bộ cá Nhám, cá Đuối, cá Chép, cá Trích và một số loài cá khác [40].
Các nghiên cứu thời kỳ này chủ yếu là của các tác giả ngƣời nƣớc ngoài, phục vụ
cho mục đích phát triển kinh tế. Tuy nhiên, chúng cũng đóng góp đáng kể cho sự
phát triển của ngƣ loại học ở Viêt Nam, đặt nền móng cho các nghiên cứu sau này
của các tác giả ngƣời Việt [34].


10

b. Thời kỳ thứ hai (Từ 1954 đến 1975)
Từ 1954 đến 1975, các công trình nghiên cứu xuất hiện phong phú,
đặc biệt có sự tham gia ngày càng nhiều của các tác giả ngƣời Việt Nam với những
nghiên cứu chung và nghiên cứu cụ thể cho từng vùng. Điển hình: “Nghiên cứu
động vật ở miền Trung Việt Nam” của Đào Văn Tiến (1957) tập trung vào một số
loài cá ven biển miền Trung; Đào Văn Tiến và Mai Đình Yên (1958) với “Dẫn liệu
sơ bộ ngƣ giới sông Bôi” gồm 44 loài cá; Đào Văn Tiến và Mai Đình Yên với “
Dẫn liệu sơ bộ ngƣ giới Ngòi Thìa (nhánh của sông Hồng) gồm 54 loài cá; Đặng
Ngọc Thanh và Mai Đình Yên (1961) với “Điều tra nguồn lợi sinh vật hồ Tây”; Mai
Đình Yên (1962) với “Sơ bộ điều tra thành phần nguồn gốc và phân bố của chủng
quần cá sông Hồng”; “Sơ bộ tìm hiểu thành phần nguồn gốc và phân bố chủng quần
cá sông Hồng” của Mai Đình Yên (1963) với công bố 110 loài; “Các loài cá sông
Thao” của Nguyễn Văn Hảo (1964); “Các loài cá sông Lô” của Hoàng Đức Đạt
(1964); “Cá loài cá Chép” của Trần Đình Trọng (1966); Mai Đình Yên (1966) điều
tra khu hệ cá sông Hồng với 92 loài và phân loài cá nƣớc ngọt; “Thành phần hoá
học các loài cá kinh tế vùng nƣớc ngọt” của Nguyễn Thị Thịnh (1969); “Khu hệ cá
vịnh Bắc bộ”của L. I. Besednow (1971) [14, 22].
c. Giai đoạn thứ ba (Từ 1975 đến nay)
Từ năm 1975 đến nay, là giai đoạn đƣợc ghi nhận bởi hàng loạt các
chƣơng trình lớn của Nhà nƣớc về điều tra, nghiên cứu tổng hợp về điều kiện tự

nhiên và nguồn lợi cá biển Việt Nam. Các nghiên cứu điển hình nhƣ: “Định loại cá
nƣớc ngọt các tỉnh phía bắc Việt Nam” của Mai Đình Yên (1978) với 201 loài thuộc
103 giống; “Định loại các loài cá nƣớc ngọt Nam Bộ” của Mai Đình Yên, Nguyễn
Văn Trọng, Nguyễn Văn Thiên (1992) với công bố và mô tả 255 loài; Nghiên cứu
phân loại cá Nục của Nguyễn Bá Hùng, Bùi Đình Chung (1964) xác định đƣợc 7
loài; Đặc biệt trong cuốn “Ngƣ loại học” của Mai Đình Yên, Vũ Trung Tạng (1979)
mô tả đƣợc 51 bộ cá, là một hệ thống tƣơng đối đầy đủ về thành phần loài cá Việt
Nam; Nguyễn Thái Tự (1986) về “Đặc điểm khu hệ cá Nghệ Tĩnh”; Nguyễn Thái


11

Tự (1992) về “Khu hệ cá Vũ Quang”; Võ Văn Phú (1995) về “Thành phần loài cá ở
các đầm phá Thừa Thiên Huế” với 163 loài [34]. Trên cơ sở các nghiên cứu trƣớc
đó, trong cuốn “Nguồn Lợi Thuỷ Sản Việt Nam” của Bộ Thuỷ sản (1996) đã liệt kê
danh sách thành phần loài cá nƣớc ngọt Việt Nam gồm 544 loài thuộc 57 họ và 18
bộ, danh sách loài cá kinh tế nƣớc ngọt gồm 97 loài nằm trong 23 họ, danh mục cá
biển Việt Nam gồm 29 bộ và 185 họ [3].
Năm 1998, tại Hội nghị khoa học toàn quốc về nuôi trồng thủy sản tổ
chức tại Viện NCNTTSI đã có nhiều nghiên cứu có giá trị nhƣ: “Hiện trạng thành
phần loài cá ở hồ chứa Thác Bà tỉnh Yên Bái” của Ngô Sỹ Vân gồm 68 loài;
Nguyễn Thị Thu Hè với “Dẫn liệu bƣớc đầu về thành phần loài cá tự nhiên ở các
sông suối Đắc Lắc và một vài ý kiến bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong vùng” đã cho
thấy cá ở đây khá phong phú với 101 loài [21].
Ý thức đƣợc tầm quan trọng của việc nghiên cứu ngƣ loại học đối với
sự phát triển của nghề cá nói riêng và công tác bảo vệ đa dạng sinh học nói chung,
tiếp nối các hƣớng nghiên cứu của các tác giả trƣớc. Giai đoạn từ 2000 - 2005, hàng
loạt các nghiên cứu về thành phần loài ở nhiều vùng trong cả nƣớc đƣợc công bố
nhƣ: “Thành phần loài cá lƣu vực sông Mã thuộc địa phận tỉnh Thanh Hoá” của
Nguyễn Hữu Dực, Nguyễn Văn Hảo, công bố 130 loài thuộc 94 giống, 35 họ, 9 bộ,

trong đó chiếm ƣu thế là bộ cá Vƣợc (Perciformes) với 19 họ (chiếm 54,2%); “Dẫn
liệu bƣớc đầu về thành phần loài cá ở một số Hồ Tây Nguyên Việt Nam” của
Nguyễn Thị Thu Hè, công bố danh sách 76 loài thuộc 57 giống, 21 họ và 8 bộ, trong
đó bộ có nhiều loài nhất là bộ cá Chép (Cypriniformes) với 48 loài; “Về đa dạng
sinh học thành phần loài cá ở đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên” của Võ Văn Phú, Nguyễn
Thị Phi Loan, Hồ Thị Hồng với 108 loài thuộc 67 giống, 46 họ và 13 bộ, trong đó
bộ đa dạng nhất về họ, giống và loài là bộ cá Vƣợc (Perciformes) có tới 21 họ, 33
giống, 57 loài; “Đặc điểm phân bố cá ở vùng biển ven bờ tỉnh Bến Tre và Trà Vinh”
của Nguyễn Văn Lục với tổng số 203 loài thuộc 49 họ, chiếm ƣu thế vẫn là bộ cá
Vƣợc gồm 33 họ; ”Thành phần loài cá ở hồ Phú Ninh tỉnh Quảng Nam” của Vũ Thị
Phƣơng Anh với 71 loài nằm trong 49 giống thuộc 19 họ và 9 bộ, ƣu thế nhất là bộ


12

cá Chép (Cypriniformes) có 3 họ với 38 loài; “Dẫn liệu bƣớc đầu về thành phần loài
cá sông Chu thuộc địa phận tỉnh Thanh Hoá” của Nguyễn Hữu Dực, Dƣơng Ngọc
Quang, Nguyễn Thị Nhung với 94 loài và phân loài thuộc 68 giống, 24 họ và 9 bộ;
“Dẫn liệu bƣớc đầu về thành phần loài cá vùng hồ Then, Cao Bằng” của Thạch Mai
Hoàng, Nguyễn Xuân Huấn với công bố 32 loài thuộc 5 bộ và 10 họ, chiếm ƣu thế
tuyệt đối là bộ cá Chép (Cypriniformes) với 22 loài; “Thành phần loài cá vùng cửa
sông Bạch Đằng - Quảng Ninh” của Nguyễn Xuân Huấn, Đoàn Hƣơng Mai, Hoàng
Thị Hồng Liên với 177 loài, 44 họ, 11 bộ. [6, 10, 11, 19, 26, 27, 28]
Năm 2011, nghiên cứu của Dƣơng Văn Long với đề tài: “Đa dạng
sinh học về cá và mối quan hệ của chúng với chất lƣợng môi trƣờng nƣớc sông
Hồng thuộc địa phận thành phố Hƣng Yên, huyện Kim Động, tỉnh Hƣng Yên” đã
xác định đƣợc 51 loài cá thuộc 47 giống, 24 họ và 10 bộ, trong số này có 6 loài có
tên trong sách Đỏ Việt Nam 2007 [18].
Tất cả các công trình nghiên cứu trên đang góp phần tạo ra một cái
nhìn tổng quát và cụ thể đối với đa dạng sinh học cá ở Việt Nam nói chung và ở

từng địa phƣơng nói riêng. Trong tƣơng lai gần, các nghiên cứu về phân loại cá nằm
trong chƣơng trình “Nghiên cứu cơ bản” sẽ đƣợc thực hiện với quy mô lớn và cụ
thể hơn, nhằm mục đích đánh giá, bảo vệ và phát triển nguồn đa dạng sinh học cá ở
Việt Nam.
1.2.3. Lịch sử nghiên cứu ở khu vực miền Trung và Thành Phố Đà Nẵng
Trƣớc 1975, do nhiều điều kiện khác nhau nên hầu nhƣ không có 1 công
trình nào nghiên cứu khu hệ cá ở khu vực miền Trung, ngoại trừ công trình của G.
Tirant (1883) ở sông Hƣơng - Huế, công bố danh sách và mô tả 70 loài, trong đó
phần lớn là cá nƣớc lợ và cá nƣớc biển, chỉ có 21 loài cá nƣớc ngọt [5].
Sau 1975, bắt đầu có một số công trình nghiên cứu đƣợc thực hiện nhƣ:
Bùi văn Dƣơng (1980) thống kê danh sách gồm 71 loài cá ở đầm Ô Loan; Nguyễn
Hữu Dực (1982) thống kê 58 loài cá sông Hƣơng; Nguyễn Hữu Dực và Mai Đình
Yên thống kê 87 loài cá nƣớc ngọt ven biển Nam Trung Bộ; Mai Đình Yên và


13

Nguyễn Hữu Dực (1991) đã xác định đƣợc 85 loài cá ở sông Thu Bồn; Võ Văn Phú
(1994) đã thống kê một danh sách gồm 126 loài cá ở đầm Cầu Hai (Huế) thuộc 95
giống, 60 họ và 17 bộ, trong đó bộ cá Vƣợc (Perciformes) chiếm ƣu thế với 30 họ
(50%) và 86 loài (52,76%), tiếp theo là bộ cá Đối (Mugiliformes) với 14 loài
(8,59%), ba bộ: cá Trích (Cupeiformes), cá Chép (Cypriniformes), cá Chình
(Anguilliformes) đều chiếm 6,13% tổng số loài,… Nguyễn Văn Hảo và Nguyễn
Hữu Dực cũng đã thống kê 82 loài cá ở Tây Nguyên; Vũ Thị Phƣơng Anh, Võ Văn
Phú (2002 - 2004) với công bố 71 loài cá ở Hồ Phú Ninh - Quảng Nam thuộc 49
giống, 19 họ và 9 bộ, ƣu thế nhất là bộ cá Chép (Cypriniformes) có 3 họ (15,79%)
với 38 loài (53,52%), tiếp theo là bộ cá Vƣợc (Perciformes) có 6 họ (31,58%) với
17 loài (23,94%), bộ cá Nheo (Siluriformes) với 4 họ (21,05%), các bộ khác có số
loài không nhiều chiếm chƣa tới 3% tổng số loài; Nguyễn Hữu Dực và Nguyễn Văn
Hoàng (2012) đã xác định đƣợc 177 loài cá ở Phá Tam Giang – Cầu Hai; Nguyễn

Thị Tƣờng Vi, Lê Thị Thu Thảo, Võ Văn Quang và Bùi Thị Ngọc Nở (2014) đã xác
định đƣợc 139 loài cá tại Khu hệ cá cửa sông Thu Bồn. Trong số đó đáng kể nhất là
công trình “Góp phần nghiên cứu khu hệ cá nƣớc ngọt Nam Trung Bộ Việt Nam”
của Nguyễn Hữu Dực, Mai Đình Yên (1995) với công bố danh sách 134 loài thuộc
31 họ và các nghiên cứu khu hệ cá ở đầm phá Thừa Thiên Huế của Võ Văn Phú. [5,
7, 8, 24, 25, 26, 33]
Ở Thành Phố Đà Nẵng, năm 1995 tác giả Nguyễn Kiêm Sơn có một công
trình nghiên cứu sơ bộ đầu tiên tại khu bảo tồn Bà Nà – Núi Chúa. Sau đó là nghiên
cứu của nhóm tác giả Nguyễn Xuân Huấn, Nguyễn Việt Cƣòng, Thạch Mai Hoàng
(Trƣờng ĐHKHTN - ĐHQG Hà Nội), kết hợp với nghiên cứu của Ban quản lý khu
bảo tồn đã lập dƣợc danh sách 78 loài và phân loài thuộc 55 giống, 16 họ và 9 bộ.
Trong đó có 24 loài và phân loài chỉ phân bố ở miền Bắc, 31 loài chỉ phân bố ở
miền Nam và 11 loài phân bố trên cả 2 miền. Chiếm ƣu thế là bộ cá Vƣợc
(Perciformes) với 4 họ (25%), 13 loài (16,7%). Bộ cá Chép (Cypriniformes) với 3
họ (18,75%), 47 loài (60,3%), bộ cá Nheo (Siluriformes) với 3 họ (18,75%) và 10
loài (12,8%). [10]


14

Mặc dù một số công trình nghiên cứu về nguồn lợi thuỷ sản đã đƣợc tiến
hành tại Đà Nẵng nhƣng nhìn chung còn mang tính chất riêng lẻ, thiếu đồng bộ.


15

CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu là thành phần loài cá trong một số hệ sinh thái
sông hồ ở TP. Đà Nẵng.
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
Bảng 2.1. Địa điểm nghiên cứu
STT

Địa điểm thu mẫu

1

Sông Cu Đê

2

Sông Cẩm Lệ

3

Sông Vĩnh Điện

4

Sông Hàn

5

Hồ Đồng Xanh – Đồng Nghệ

6


Hồ Trƣớc Đông

7

Hồ Bàu Tràm

Tọa độ
15˚36’40.76’’B
108˚11’25.42’’Đ
16˚03’15.56’’B
108˚12’07.80’’Đ
15˚56’30.41’’B
108˚14’33.26’’Đ
16˚06’69.56’’B
108˚22’60.61’’Đ
15˚57’04.62’’B
108˚04’13.35’’Đ
16˚01’59.65’’B
108˚09’73.33’’Đ
16˚09’47.02’’B
108˚13’35.26’’Đ

2.1.3. Thời gian nghiên cứu
Đề tài đƣợc tiến hành từ ngày 11/2017 đến tháng 03/2018.


16

2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Điều tra thành phần loài cá bằng phƣơng pháp tham vấn cộng đồng.

- Thu mẫu các loài cá ngoại lai bằng phƣơng pháp thu mẫu trực tiếp.
- Định loại các loài cá ngoại lai theo khóa phân loại của Nguyễn Văn Hảo (2001 2005) và Vƣơng Dĩ Khang (1958).
- Lập danh mục và cấu trúc thành phần loài cá trong một số hệ sinh thái sông hồ
TP. Đà Nẵng.
- Đánh giá mức độ xâm nhập của các loài cá ngoại lai trong một số hệ sinh thái
sông hồ TP. Đà Nẵng.
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Phƣơng pháp nghiên cứu ngoài thực địa
Mẫu cá ngoại lai đƣợc thu trực tiếp từ ngƣời dân hoạt động đánh bắt
trong vùng nghiên cứu, ngoài ra những mẫu cá ít gặp sẽ nhờ ngƣời dân thu hộ. Mẫu
cá có đính kèm etyket ghi rõ thời gian, địa điểm thu mẫu và chụp ảnh mẫu cá. Mẫu
thu đƣợc cố định trong formol 12%, sau đó đem về phòng thí nghiệm định loại bảo
quản bằng formol 4%.
Mẫu cá ngoại lai đƣợc tiến hành đếm số lƣợng và đo khối lƣợng tại chỗ trong
một lần đánh bắt của ngƣ dân trong quá trình thu mẫu.
2.3.2. Phƣơng pháp tham vấn cộng đồng
Điều tra thành phần các loài cá ở từng khu hệ sinh thái sông hồ TP. Đà
Nẵng thông qua tham vấn những ngƣời dân hoạt động đánh bắt trong vùng nghiên
cứu. Mỗi khu vực nghiên cứu sẽ chọn ra 3 ngƣời thƣờng xuyên hoạt động đánh bắt
và phỏng vấn trực tiếp với các cá nhân đó, trao đổi thông tin về thành loài các loài
cá ở từng khu vực nghiên cứu và ghi vào sổ tay cá nhân. Ngoài ra, còn tiến hành
khảo sát tại các chợ cá địa phƣơng.


×