Tải bản đầy đủ (.docx) (89 trang)

Định hướng xây dựng cơ sở hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ tuyến du lịch trên sông hàn TP đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.02 MB, 89 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA ĐỊA LÝ

NGUYỄN XUÂN HUYNH

ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG, CƠ
SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT PHỤC VỤ TUYẾN DU
LỊCH TRÊN SÔNG HÀN – TP. ĐÀ NẴNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đà Nẵng – Tháng 4/2018


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA ĐỊA LÝ

NGUYỄN XUÂN HUYNH

ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG, CƠ
SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT PHỤC VỤ TUYẾN DU
LỊCH TRÊN SÔNG HÀN – TP. ĐÀ NẴNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Người hướng dẫn: TS. Trương Phước Minh

Đà Nẵng – Tháng 4/2018



LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên của Khóa luận, em xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể thầy cô giáo
trong khoa Địa Lý, trường Đại Học Sư Phạm Đà Nẵng đã tận tình truyền đạt những
kiến thức quý báu cho em trong suốt quá trình học tập tại trường. Đặc biệt, em xin gửi
lời cảm ơn chân thành nhất đến Ts. Trương Phước Minh – Trưởng Khoa Địa Lý người
đã hướng dẫn em một cách tận tình, chú đáo trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn
thành khóa luận này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả những người thân, bạn bè và tập thể lớp
14CDDL đã giúp đỡ, động viên em trong thời gian nghiên cứu đề tài.
Vì năng lực và kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế nên khóa luận không sao
tránh khỏi những điều thiếu sót. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý
thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
Cuối cùng em xin chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự
nghiệp trồng người cao quý.

i


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

CSHT

Cơ sở hạ tầng

CSVCKT

Cơ sở vật chất kỹ thuật

CSHTCSVCKT


Cơ sở hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật

TP

Thành Phố

Sở DL

Sở Du Lịch

GTVT

Giao thông vận tải

SPDL

Sản phẩm du lịch

SPDLDS

Sản phẩm du lịch đường sông

MICE

Du lịch công vụ

DHC

Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư DHC


ATM

Máy rút tiền tự động (Automated teller machine)

GIS

Geographic Information Systems

ii


DANH MỤC CÁC BẢNG

STT

Tên

Bảng 1

Các

Bảng 2

Hệ

Bảng 3

Biê

Bảng 4


Thố

Bảng 5

Hệ

Bảng 6

Số l

(Đế

Bảng 7

điểm

DANH MỤC CÁC HÌNH
STT

Tên

Hình 2.1

Lượ

Hình 2.2

Lượ


Hình 2.3

Lượ

Hình 2.4

Số l

qua

iii


MỤC LỤC
PHẦN A: MỞ ĐẦU..................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài....................................................................................... 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................... 2
2.1. Mục Tiêu......................................................................................................... 2
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................................... 2
3. Phạm vi nghiên cứu và giới hạn đề tài................................................................ 2
3.1. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................ 2
3.2. Thời gian nghiên cứu..................................................................................... 2
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu............................................................. 2
4.1. Quan điểm nghiên cứu................................................................................... 2
4.1.1.

Quan điểm hệ thống................................................................................ 2

4.1.2.


Quan điểm tổng hợp............................................................................... 2

4.1.3.

Quan điểm lãnh thổ................................................................................ 3

4.1.4.

Quan điểm lịch sử - viễn cảnh................................................................ 3

4.1.5.

Quan điểm phát triển bền vững.............................................................. 3

4.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 3
4.2.1.

Phương pháp thu thập, thống kê xử lí số liệu......................................... 3

4.2.2.

Phương pháp bản đồ, biểu đồ................................................................. 3

4.2.3.

Phương pháp khảo sát thực địa.............................................................. 3

5. Lịch sử nghiên cứu............................................................................................... 4
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài............................................................ 4
7. Cấu trúc đề tài...................................................................................................... 4

PHẦN B: NỘI DUNG.................................................................................................. 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ SẢN PHẨM DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG, CƠ
SỞ HẠ TẦNG, CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG.......6
1.1. Cơ sở lí luận về sản phẩm du lịch đường sông (River Tourism Products)....6
1.1.1. Khái niệm về sản phẩm du lịch.................................................................... 6
1.1.2. Khái niệm về du lịch đường sông (River Tourism) và sản phẩm du lịch
đường sông (River Tourism Products)................................................................... 7
1.1.3. Khái niệm tuyến du lịch đường sông........................................................... 8
1.1.4. Vai trò của sản phẩm du lịch đường sông trong sự phát triển du lịch.......8
iv


1.1.5. Các nhóm sản phẩm du lịch đường sông.................................................... 9
1.1.6. Khái niệm, các yếu tố cấu thành cơ sở hạ tầng ,cơ sở vật chất kỹ thuật du
lịch đường sông.................................................................................................... 10
1.2. Một số mô hình du lịch đường sông Việt Nam và trên thế giới....................11
1.2.1. Mô hình du lịch đường sông ở Việt Nam.................................................. 11
1.2.2. Mô hình du lịch đường sông trên thế giới................................................. 11
CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG CƠ SỞ HẠ TẦNG CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ
THUẬT PHỤC VỤ DU LỊCH TRÊN SÔNG HÀN................................................ 15
2.1. Đôi nét về Tp Đà Nẵng.................................................................................... 15
2.1.1. Vị trí địa lí, chức năng, giới hạn, diện tích............................................... 15
2.1.2. Dân cư và nguồn lao động......................................................................... 15
2.1.3. Tài nguyên du lịch tự nhiên...................................................................... 17
2.1.4. Tài nguyên du lịch nhân văn..................................................................... 19
2.2. Tiềm năng phát triển du lịch trên sông Hàn................................................. 24
2.2.1. Tổng quan sông Hàn................................................................................. 24
2.2.2. Đặc điểm tự nhiên sông Hàn..................................................................... 24
2.2.2.1. Chế độ thủy triều.................................................................................. 24
2.2.2.2. Dòng chảy và lưu lượng nước.............................................................. 25

2.2.2.3. Độ mặn................................................................................................. 26
2.2.3. Thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch sông Hàn..............................26
2.3. Hiện trạng cơ sở hạ tầng ,cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch trên sông
Hàn.......................................................................................................................... 29
2.3.1. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch trên sông Hàn........................................... 29
2.3.1.1. Các cảng, bến phục vụ tàu du lịch........................................................ 29
2.3.1.2. Hệ thống cầu đường............................................................................. 29
2.3.1.3. Hệ thống giao thông kết nối với sông Hàn............................................ 30
2.3.1.4. Các sơ sở hạ tầng khác......................................................................... 31
2.3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch trên sông Hàn............................32
2.3.2.1. Hệ thống các phương tiện vận chuyển khách........................................ 32
2.3.2.2. Cơ sở lưu trú......................................................................................... 33
2.3.2.3. Cơ sở ăn uống....................................................................................... 34
2.3.2.4. Khu du lịch vui chơi, giải trí, thể thao.................................................. 34
2.4. Thuận lợi và khó khăn của việc phát triển tuyến du lịch trên Sông Hàn.. .35
v


2.5. Nhận xét chung............................................................................................ 36
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG CƠ SỞ VẬT
CHẤT KỸ THUẬT PHỤC VỤ TUYẾN DU LỊCH TRÊN SÔNG HÀN TP ĐÀ
NẴNG......................................................................................................................... 39
3.1. Cơ sở cho việc định hướng.............................................................................. 39
3.1.1. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng đến năm 2020................39
3.1.1.1. Quan điểm phát triển............................................................................ 39
3.1.1.2. Mục tiêu phát triển............................................................................... 40
3.1.1.3. Định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực và các sản phẩm chủ lực. .42
3.1.2. Chiến lược quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng ,cơ sở vật chất kỹ thuật
tuyến du lịch đường sông Tp Đà Nẵng............................................................... 51
3.2. Định hướng xây dựng cơ sở hạ tầng ,cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ tuyến

du lịch trên sông Hàn Tp Đà Nẵng....................................................................... 53
3.2.1. Định hướng xây dựng cơ sở hạ tầng......................................................... 53
3.2.2. Định hướng xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật........................................... 59
3.3. Định hướng xây dựng tour du lịch sông Hàn................................................ 61
PHẦN C: KẾT LUẬN............................................................................................... 65
1. Kết quả đạt được................................................................................................ 65
2. Hạn chế của đề tài.............................................................................................. 66
3. Hướng phát triển của đề tài............................................................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 67
PHỤ LỤC..................................................................................................................... 1

vi


PHẦN A: MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.

Ngày nay du lịch được nhà nước ta xác định là ngành kinh tế mũi nhọn trong
chiến lược phát triển kinh tế, xã hội đến năm 2020. Vì vậy mục tiêu của ngành du lịch
Việt Nam là phải hoạt động có hiệu quả, phù hợp với xu hướng phát triển của khu vực.
Trong bối cảnh kinh tế thời mở cửa, ngành du lịch Việt Nam đã thu được những thành
công đáng kể. Nhiều sản phẩm du lịch được đưa vào khai thác thu hút nhiều khách du
lịch trong và ngoài nước chủ yếu là các sản phẩm du lịch đường bộ và đường biển và
đặc biệt du lịch bằng thuyền là loại du lịch rất được ưa chuộng trên toàn thế giới. Tất
cả các quốc gia, thành phố có sông, biển đều đưa du lịch thuyền vào các tour, tuyến
tham quan. Ở Việt Nam, du lịch thuyền tuy chỉ mới phát triển rầm rộ sau vài năm trở
lại đây, nhưng đã có sức lan tỏa đến hầu hết các vùng miền du lịch của cả nước và là
loại hình có khả năng mang lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời tận dụng tối đa được
thế mạnh cũng như tiềm năng của từng địa phương có sông có biển.
Đà Nẵng, địa phương có ngành du lịch phát triển năng động của khu vực miền

Trung Việt Nam, cũng không nằm ngoài xu thế trên. Điều này được thể hiện rõ trong
quan điểm, định hướng phát triển du lịch của thành phố Đà Nẵng. Ngoài các sản phẩm
du lịch đã có thương hiệu như du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch MICE…, Đà
Nẵng đang triển khai phát triển du lịch đường sông, nhất là các tuyến du lịch trên sông
Hàn, tuy nhiên đến nay vẫn chưa tạo được nhiều ấn tượng hấp dẫn du khách. Gần đây,
Đà Nẵng đã có chủ trương mở rộng tuyến du lịch đường thủy nhằm phát triển du lịch
dựa trên những tài nguyên du lịch sẵn có trên dòng sông Hàn. Tuy nhiên những năm
qua hoạt động du lịch trên dòng sông Hàn vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm
năng, các hoạt động, tour du lịch, các cơ sở hạn tầng vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch
đường sông dù đã được đầu tư nhưng vẫn còn rất hạn chế, chưa thực sự đa dạng và thu
hút du khách khi đến thăm quan thành phố Đà Nẵng.
Xuất phát từ thực tế nêu trên, tác giả chọn đề tài “Định hướng xây dựng cơ sở
hạ tầng cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ tuyến du lịch trên sông Hàn TP Đà Nẵng’’
nhằm xây dựng định hướng, đề xuất giải pháp góp phần phát triển tuyến du lịch trên
sông Hàn, nhằm gia tăng sức hấp dẫn, năng lực cạnh tranh, góp phần phát triển du lịch
TP Đà Nẵng.

1


2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.

2.1. Mục Tiêu.
Trên cơ sở nghiên cứu tiềm năng, hiện trạng phát triển để xây dựng định hướng
và đề xuất các giải pháp xây dựng, phát triển Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật
thúc đẩy sự phát triển du lịch trên dòng sông Hàn nói chung cũng như của TP Đà Nẵng
nói riêng.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Đánh giá tiềm năng hiện trạng phát triển cơ sở hạ tầng cơ sở vật kỹ thuật hiện


có.
- Căn cứ vào chích sách phát triển, hiện trạng phát triển, xây dựng định hướng, đề

xuất một số giải pháp xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng cơ sở vật kỹ thuật phục vụ
du lịch trên sông Hàn TP Đà Nẵng.
3. Phạm vi nghiên cứu và giới hạn đề tài.

3.1. Phạm vi nghiên cứu.
Nghiên cứu Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật trên dòng sông Hàn TP Đà
Nẵng. (Giới hạn từ khu vực cầu Cầu Thuận Phước đến cầu Đỏ).
3.2. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 12/ 2017 đến 4/2018.
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu.

4.1. Quan điểm nghiên cứu.
4.1.1. Quan điểm hệ thống.
Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật (CSHTCSVCKT) phục vụ du lịch đường
sông trên dòng sông Hàn TP Đà Nẵng là một bộ phận trong hệ thống CSHTCSVCKT
phục vụ du lịch đường sông của Trung Trung Bộ và của cả nước. Việc phát triển
CSHTCSVCKT phục vụ du lịch đường sông của TP Đà Nẵng nói chung cũng như cả
nước nói riêng phải có sự kết hợp chặt chẽ, thống nhất với nhau. Vì vậy trong quá trình
nghiên cứu phải có tính hệ thống.
4.1.2. Quan điểm tổng hợp.
Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch đường sông là sự tổng hợp
của nhiều bộ phận, với mối quan hệ tương hỗ, khăng khít của nhiều nhân tố, nhiều lĩnh
vực, nhiều ngành. Chính vì vậy phát triển CSHTCSVCKT phục vụ du lịch trên sông

2



Hàn TP Đà Nẵng cần phải xem xét trong mối quan hệ tổng thể giữa các yếu tốt tự
nhiên, kinh tế-xã hội và môi trường.
4.1.3. Quan điểm lãnh thổ.
Đối tượng nghiên cứu phân bố trải dài trên phạm vi thành phố Đà Nẵng nên có
sự phân hóa về mặt không gian. Việc nghiên cứu CSHTCSVCKT phục vụ du lịch
đường sông trên sông Hàn TP Đà Nẵng dựa trên quan điểm lãnh thổ để phát hiện sự
khác biệt giữa các khu vực, từ đó khai thác có hiệu quả phục vụ phát triển du lịch,
đồng thời giữ được cân bằng sinh thái tự nhiên.
4.1.4. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Phân tích số liệu, tư liệu trong các thời điểm nhất định của CSHTCSVCKT phục
vụ du lịch đường sông trên sông Hàn TP Đà Nẵng để nghiên cứu sự phát triển, vận
động của CSHTCSVCKT nhằm định hướng phù hợp với sự vận động của quy luật tự
nhiên và quy luật xã hội.
4.1.5. Quan điểm phát triển bền vững.
Ngành du lịch đường sông là một trong những ngành du lịch chủ yếu dựa vào tài
nguyên du lịch tự nhiên nên rất nhạy cảm và dễ biến đổi. Vì vậy khi nghiên cứu xây
dựng CSHTCSVCKT phục vụ du lịch đường sông cần gắn liền với nguyên tắc phát
triển bền vững, để khai thác tài nguyên theo hướng có lợi nhất nhưng vẫn đảm bảo tính
kế thừa, tính lâu dài và ổn định.
4.2. Phương pháp nghiên cứu.
4.2.1. Phương pháp thu thập, thống kê xử lí số liệu.
Tiến hành thu thập, tìm hiểu và nghiên cứu các tài liệu thứ cấp có liên quan đến
đề tài đang thực hiện như các bài báo, các tạp chí và các khóa luận, luận văn của
những tác gỉa đi trước để làm nền tảng cho cơ sở lý luận của đề tài.
4.2.2. Phương pháp bản đồ, biểu đồ.
Việc trình bày các thông tin du lịch trên bản dồ rất cần thiết vì nó giúp chúng ta
dễ dàng nắm bắt những thông tin quan trọng cập nhật, đáp ứng cho việc đi lại, tham
quan, ăn ở, giải trí. Những bản đồ thường được thực hiện trên bản đồ chức năng như:
địa hình, giao thông vận tải, kinh tế, dân cư,… từ đó bản đồ sẽ thể hiện những thông
tin cần thiết cho khách du lịch. Phương pháp áp dụng với sự trợ giúp của hệ thống

thông tin địa lí (GIS) có phần mềm Mapinfo và Google map.
4.2.3. Phương pháp khảo sát thực địa.
3


Phương pháp đánh giá: khảo sát các bến cảng, các điểm tham quan trong sản
phẩm du lịch đường sông Thành Phố. Trên cơ sở đó sẽ tiếp cận các phương tiện phục
vụ cho tour du lịch trên sông để tìm hiểu, tham quan, chụp ảnh minh họa và xin số liệu
cho đề tài.
5. Lịch sử nghiên cứu.

Du lịch đường sông và các phương tiện giao thông đường thuỷ phục vụ du lịch
tại Việt Nam được nhiều người quan tâm và đã có bài báo, tạp chí trên mạng và khóa
luận đã khai thác vấn đề này. Tuy nhiên du lịch đường sông tại Tp Đà nẵng và đặc biệt
ở dòng sông Hàn đây là một đề tài còn khá mới. Theo tìm hiểu của tác giả hiện nay

vẫn chưa có một đề tài nghiên cứu cụ thể nào về việc xây dựng cơ sở hạ tầng cơ sở vật
chất kĩ thuật phục vụ phát triển tuyến du lịch trên dòng sông Hàn, chỉ có một số bài
nghiên cứu ‘’Xu hướng du lịch sông nước, cơ hội cho phát triển du lịch trên sông Cổ
Cò’’ của tác giả Nguyễn Thị Hồng Diệu – Vũ Diệu Ngân thực hiện (2013), và bài báo
‘’Phát triển du lịch đường sông ở Tp Đà Nẵng’’ do TS. Trương Phước Minh và NCS
Nguyễn Thị Hồng thực hiên (12/2016) và một số bài báo khác. Hiện nay vẫn chưa có
nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về sản phẩm du lịch đường sông tại Tp Đà
Nẵng, đây cũng là tính cấp thiết của đề tài.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
- Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần vào sự hoàn thiện

phương pháp đánh giá tổng hợp, quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng vật chất kĩ du lịch
ở các khu vực sông ở nước ta.
- Ý nghĩa thực tiễn: Dựa trên những cơ sở phân tích, đánh giá tổng hợp, một số


giải pháp đề xuất để góp phần xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ
thuât phát triển du lịch trên sông Hàn TP Đà Nẵng.
7. Cấu trúc đề tài.

Ngoài phần mở đầu, kết luận, các tài liệu tham khảo và phần mục lục, nội dung
của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận về sản phẩm du lịch đường sông, Cơ sở hạ tầng, cơ sở
vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch đường sông.
Chương 2: Hiện trạng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch trên
sông Hàn.

4


Chương 3: Định hướng xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ
tuyến du lịch trên sông Hàn TP Đà Nẵng.

5


PHẦN B: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ SẢN PHẨM DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG,
CƠ SỞ HẠ TẦNG, CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG
1.1. Cơ sở lí luận về sản phẩm du lịch đường sông (River Tourism Products)
1.1.1. Khái niệm về sản phẩm du lịch.
Sản phẩm du lịch (SPDL) là nhân tố rất quan trọng trong ngành du lịch và có
nhiều khái niệm khác nhau:
- Theo Nguyễn Văn Đính - Trần Thị Minh Hòa (2014): “Sản phẩm du lịch là các


dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho du khách, được tạo nên bởi sự kết hợp của việc
khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực: cơ sở vật chất kỹ
thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó”.
- Theo Đỗ Quốc Thông (2007): “Sản phẩm du lịch là một tổng thể phhức ợp bao

gồm nhiều yếu tố cấu thành: tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn,
kết cấu cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch và đội ngũ phục vụ nhằm cung cấp cho
khách du lịch một khoảng thời gian thú vị, những trải nghiệm và sự hài lòng”.
- Những khái niệm của những tác giả trước đã đầy đủ và khá súc tích, tuy nhiên

để làm rõ thêm khái niệm “sản phẩm du lịch” tác giả đã tham khảo và đúc kết lại cho
ngắn gọn hơn theo quan điểm riêng của tác giả: “Sản phẩm du lịch là sự kết hợp toàn
bộ các giá trị vật chất và tinh thần được các nhà kinh doanh du lịch khai thác thông qua
các dịch vụ du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch”.
Những đặc trưng của sản phẩm du lịch (SPDL) :
+ Sản phẩm du lịch là tổng hợp của những ngành kinh doanh khác nhau.
+ Sản phẩm du lịch là sản phẩm vừa hữu hình vừa vô hình.
+ Thông thường thì khách du lịch mua sản phẩm du lịch trước khi thấy SPDL.
+ Sản phẩm du lịch thường ở xa khách hàng.
+ Thời gian kéo dài giữa mua, thấy và sử dụng SPDL.
+ Thông thường SPDL không thể dịch chuyển trừ hàng hóa lưu niệm.
+ Sản phẩm du lịch không dự trữ, tồn kho được như phòng khách sạn, chỗ ngồi

trên máy bay…
+ Giữa cung và cầu thường không đồng nhất: cung thường cố định, cầu có

thể tăng hoặc giảm.

6



+ Khách mua sản phẩm du lịch thường ít trung thành với SPDL mà mình đã sử
dụng như khách sạn, tour du lịch, điểm đến du lịch...do du khách có xu hướng tìm hiểu
những cái mới lạ và muốn được sử dụng các dịch vụ tốt hơn trong hành trình khám
phá của mình.
+ Sản phẩm du lịch dễ bị thay đổi do biến động về chính trị, kinh tế, tự nhiên như

tiền mất giá, bãi biển xói mòn, chiến tranh…
+ Sản phẩm du lịch thường là một kinh nghiệm nên dễ bị bắt chước chủ yếu là

các chương trình du lịch.
1.1.2. Khái niệm về du lịch đường sông (River Tourism) và sản phẩm du lịch
đường sông (River Tourism Products)
* Du lịch đường sông

Tùy theo những mục đích nghiên cứu khác nhau mà có những khái niệm du lịch
đường sông khác nhau, sau đây là một số khái niệm cơ bản:
- Theo quan điểm châu Âu: “Du lịch đường sông là là một loại hình du lịch mà

trong đó chúng ta dùng thuyền, cano để di chuyển trên những con sông, những con
kênh, con rạch nhỏ; thưởng thức những phong cảnh đẹp trên sông, gặp gỡ những
người dân sống ở đây, trò chuyện với họ để có thể cảm nhận được cuộc sống của họ;
tìm hiểu nền kinh tế xã hội của những quốc gia và những vấn đề về môi trường sinh
thái mà hằng ngày vẫn liên quan đến cuộc sống của ta”.
- Theo quan điểm của nhóm tác giả ở trường đại học Nicolaus Copemicus, viện

nghiên cứu sinh thái và địa chất Phần Lan (2010): “Du lịch đường sông là một phần
của du lịch sinh thái và liên kết với liên khu kinh tế của vùng đó. Du lịch kết hợp với
bảo vệ môi trường sinh thái trên các con sông, kênh rạch, điều chỉnh tốc độ dòng chảy,
đồng thời phát triển kinh tế dọc bờ sông. Đầu tư phát triển cung cấp những dịch vụ du

lịch xuất phát từ đời sống xã hội, thắng cảnh từ văn hóa của địa phương”.
- Theo tìm hiểu của tác giả thì hiện tại chưa tìm thấy khái niệm cụ thể nào về

“du lịch đường sông” ở Việt Nam, vì vậy tác giả đã tổng lượng sau đây: “Du lịch
đường sông là hình thức tổ chức các chuyến du lịch dọc theo dòng chảy của các con
sông, kết hợp các hoạt động vui chơi giải trí, ăn uống, nghỉ ngơi cùng với việc tìm hiểu
đời sống văn hóa của cư dân các địa phương mà tuyến du lịch đường sông đi qua.

7


Trong đó việc phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái được quan tâm hàng
đầu”.
* Sản phẩm du lịch đường sông (SPDLĐS)

Trong quá trình nghiên cứu có hạn, tác giả chưa tìm thấy khái niệm nào về sản
phẩm du lịch đường sông nên xin đưa ra quan điểm của mình để góp phần làm rõ khái
niệm sản phẩm du lịch đường sông: “Sản phẩm du lịch đường sông là sản phẩm du
lịch tổng hợp mà các hoạt động vui chơi giải trí, tham quan, ăn uống, nghỉ dưỡng, vận
chuyển gắn liền với thiên nhiên sông nước. Các dịch vụ du lịch được phục vụ ngay
trên sông hoặc ven bờ sông. Đặc biệt phát triển sản phẩm du lịch đường sông phải đi
đôi với phát triển đời sống kinh tế người dân trong vùng và bảo vệ môi trường sinh
thái sông nước”. Sản phẩm du lịch đường sông trước hết là sản phẩm du lịch tổng hợp.

Bởi vì nó là sự kết hợp của nhiều yếu tố du lịch cấu tạo nên như: cơ sở hạ tầng,
vật chất kỹ thuật, các điểm du lịch, các dịch vụ du lịch.
Mục đích lâu dài của sản phẩm du lịch đường sông là hướng tới việc cải thiện và
nâng cao đời sống của người dân, góp phần vào việc phát triển du lịch của mỗi địa
phương, nơi có sản phẩm du lịch đường sông. Về khía cạnh môi trường: sông nước là
nơi các loài động thực vật sinh sống và phát triển, những cảnh quan ven sông cũng có

giá trị du lịch rất cao do đó vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái phải được quan tâm và
quản lý chặt chẽ để đảm bảo sự phát triển bền vững.
1.1.3. Khái niệm tuyến du lịch đường sông.
Theo Trần Văn Thông (2002): “Tuyến du lịch đường sông là lộ trình liên kết các
khu du lịch, điểm du lịch ven sông và trên bờ, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch gắn với
các tuyến giao thông đường sông”.
Các tuyến du lịch đường sông thường là những tuyến ngắn ngày, từ 1-2 ngày.
Tuy nhiên, cũng có những tuyến dài ngày, kết hợp với việc tham quan các nước lân cận
dựa vào những con sông lớn mang tính khu vực. Cũng như các tuyến du lịch khác,
tuyến du lịch đường sông cũng phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố về sức hấp dẫn của các
điểm tham quan, các cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, các dịch vụ du
lịch, các yếu tố đảm bảo an toàn giao thông đường thủy.
1.1.4. Vai trò của sản phẩm du lịch đường sông trong sự phát triển du lịch.
8


Trước hết, sản phẩm du lịch đường sông mang lại cho du khách nhiều điều thú
vị, nhất là đối với những du khách thích khám phá nét văn hoá của dân cư hai bên bờ
sông hay cũng như những loại hình nghệ thuật đặc trưng của vùng sông nước.
SPDLĐS mang lại cảm giác gần gũi quê hương, thư giản cùng với những món ăn được
phục vụ trên những du thuyền sang trọng. SPDLĐS mang lại lợi ích kinh tế khá cao
cho những đơn vị tham gia tổ chức và cả người dân hai bên bờ sông. SPSDLĐS không
những mang lợi ích cho nền kinh tế đất nước mà còn quảng bá thu hút du khách trong
và ngoài nước, góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch và giải quyết được bài toán quá
tải cho du lịch đường bộ.
1.1.5. Các nhóm sản phẩm du lịch đường sông
* Nhóm sản phẩm du lịch tham quan đường sông
Với SPDLĐS du khách có thể sử dụng các dịch vụ: du thuyền, canô, tàu cánh
ngầm để tham quan vẻ đẹp hai bên bờ sông với không khí trong lành thoáng mát, tìm
hiểu phong tục tập quán, sinh hoạt cũng như các món ăn đặc trưng của người dân bản

địa. Trên những du thuyền sang trọng du khách có thể thả mình theo sông nước và tận
hưởng những màn biểu diễn nghệ thuật, những món ăn độc đáo với sự phục vụ chu
đáo và tận tình.
* Nhóm sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng đường sông
Kết hợp nối tuyến với các điểm du lịch, sản phẩm du lịch đường sông tạo cho du
khách một không gian vui vẻ, thư giãn cùng với thiên nhiên sau những ngày làm việc
vất vả. Cùng với những dịch vụ tốt của các khách sạn, resort sang trọng đẳng cấp tại
những điểm đến hoặc những khách sạn nổi trên những con sông, con kênh sẽ mang lại
cho du khách những khoảng thời gian nghỉ ngơi thoải mái nhất.
* Nhóm sản phẩm du lịch mạo hiểm đường sông
Trên những đoạn sông đã được quy hoạch cho phát triển du lịch đường sông, du
khách có thể tham gia những trò chơi mang cảm giác mạnh gắn liền với sông nước
như: lướt ván có canô kéo, chèo xuồng kayak để thử sức mình và trải nghiệm bản thân.
Nhóm sản phẩm này sẽ mang lại một cảm giác thú vị và hào hứng đối với những du
khách muốn khám phá những điều mới lạ và thích thể thao.

9


1.1.6. Khái niệm, các yếu tố cấu thành cơ sở hạ tầng ,cơ sở vật chất kỹ thuật
du lịch đường sông
- Cơ sở hạ tầng của du lịch đường sông bao gồm: hệ thống cầu đường, hệ thống

bến tàu du lịch, hệ thống thông tin liên lạc, công trình điện nước… Cảng, bến phục vụ
tàu du lịch: là các cảng, bến thủy nội địa có đủ điều kiện theo quy định, dùng để đón,
trả khách du lịch và thực hiện các dịch vụ khác; bao gồm cảng, bến đậu trong đất liền
và tại các điểm tham quan du lịch.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đường sông là toàn bộ các phương tiện tham gia

vào việc khai thác các tiềm năng du lịch tạo ra và thực hiện các dịch vụ hàng hoá du

lịch (sản phẩm du lịch) nhằm thoả mãn nhu cầu của khách du lịch. Cơ sở vật chất kỹ
thuật đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm
du lịchcũng như quyết định mức độ khai thác tiềm năng du lịch nhằm thoả mãn nhu
cầu của khách du lịch. Chính vì vậy nên sự phát triển của ngành du lịch bao giờ cũng
gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch đường sông bao gồm: hệ thống các

phương tiện vận chuyển khách, cơ sở phục vụ ăn uống, lưu trú, mạng lưới cửa hàng
thương nghiệp, các cơ sở y tế, các cơ sở phục vụ các dịch vụ bổ sung khác.
Các phương tiện vận chuyển du khách trong du lịch đường sông gồm:
+ Du thuyền là phương tiện vận tải hành khách đường thủy nội địa, đảm bảo các

điều kiện, tiêu chuẩn, chất lượng dịch vụ phục vụ du lịch đường thủy, sức chở hàng
trăm khách du lịch. Tàu được thiết kế sang trọng, đáp ứng đầy đủ các dịch vụ nghỉ
ngơi, ăn uống, giải trí của du khách.
+ Tàu nhà hàng là phương tiện vận tải hành khách đường thủy nội địa, đảm bảo

các điều kiện, tiêu chuẩn, chất lượng dịch vụ về hoạt động ăn uống cho du khách trên
tàu, từ 1 tầng trở lên, sức chở 100 khách trở lên.
+ Canô là phương tiện vận tải hành khách đường thủy nội địa, có kết cấu gọn

nhẹ, chất liệu bằng sắt và composite, sức chở từ 2 đến 10 người.
+ Tàu cánh ngầm là dạng tàu có cánh bằng composite hình chiếc lá lắp trên các

thanh giằng phía dưới thân. Khi tàu tăng tốc, các cánh ngầm tạo ra lực nâng nâng thân
tàu lên khỏi mặt nước giúp làm giảm lực cản và gia tăng tốc độ.
10


1.2. Một số mô hình du lịch đường sông Việt Nam và trên thế giới.

1.2.1. Mô hình du lịch đường sông ở Việt Nam.
Tại Việt Nam, du lịch sông nước cũng được các địa phương khai thác rất đa dạng.
Đến với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, hầu hết du khách đều không bỏ lỡ chương
trình du lịch trên sông. Khách du lịch tới đây được giới thiệu những tour trên các tuyến
sông hấp dẫn, mang đặc trưng của vùng đất Nam Bộ như: du lịch đến bến Ninh Kiều
vào ban đêm, nghe đờn ca tài tử Nam Bộ; du lịch bằng thuyền trên sông Mekong và
các kênh rạch để ngắm phong cảnh làng quê thôn dã; tham quan chợ nổi Cái Răng, ghé
các nhà vườn dọc hai bên bờ sông để thưởng thức trái cây bốn mùa...
Thành phố Hồ Chí Minh có chương trình du lịch bằng du thuyền Bonsai Cruise tại bến
Nhà Rồng. Thừa Thiên Huế có chương trình du lịch gắn với sông Hương như: đi
thuyền dọc theo sông Hương đến thăm chùa Thiên Mụ, điện Hòn Chén, lăng Minh
Mạng…; lênh đênh trên thuyền nghe ca Huế hay thưởng thức các món ẩm thực xứ
Huế, ngắm cầu Trường Tiền, Đại Nội lung linh ánh điện vào ban đêm… Thủ đô Hà
Nội cũng hấp dẫn du khách với chương trình du lịch sông Hồng thăm làng gốm Bát
Tràng, thăm đền thờ Chử Đồng Tử - Tiên Dung…
1.2.2. Mô hình du lịch đường sông trên thế giới.
Các dòng sông từ xưa đến nay đều được xem là một tài nguyên du lịch quý giá
của tự nhiên. Bản thân những con sông, không gian cảnh quan và đời sống của dân cư
khu vực ven sông đã là đề tài du lịch hấp dẫn của bất cứ một thành phố hay một quốc
gia nào. Tại châu Âu, du lịch trên sông được rất nhiều thành phố như Paris, London,
Venice, Florence, Amsterdam, Saint-Petersbourg,… khai thác với những công trình
kiến trúc, những cảnh quan đô thị ven sông và những cây cầu tuyệt đẹp gắn liền với
lịch sử hình thành và phát triển những đô thị lâu đời, hình thành nên những sản phẩm
du lịch văn hóa sinh thái có tính chủ lực của mỗi thành phố. Với Amsterdam (Hà Lan)
là cảm xúc phấn khích khi đi thuyền lòng vòng giữa các tuyến kênh rạch. Berlin (Đức)
trầm tư bên dòng Spree. Prague (Cộng hòa Czech) duyên dáng với cả trăm cây cầu qua
sông Vltava. Thành Vienna (Áo) và thủ đô Budapest (Hungary) thơ mộng với dòng
Danube, Porto (Bồ Đào Nha) tráng lệ giữa hai bờ sông Duoro...
Không chỉ ở châu Âu, các thành phố châu Á cũng đã rất thành công khi đưa
những dòng sông trở thành sản phẩm du lịch đặc thù của mỗi vùng. Từ Seoul, Thượng

Hải, Quảng Châu tới Bangkok, Phnom Penh, Singapore hay Kuala Lumpur… mỗi nơi
11


đều có những chương trình du lịch bằng thuyền rất hấp dẫn trên các con sông trong
thành phố, đây luôn là những chương trình du lịch ưa thích trong hành trình khám phá
dành cho khách nước ngoài.
Bên cạnh đó, xu hướng phát triển du lịch đường sông liên vùng, tức liên kết các
tỉnh, thành phố tiêu điểm du lịch của một quốc gia, thậm chí của nhiều quốc gia liền kề
cũng ngày càng thu hút du khách. Có thể kể đến tuyến du lịch dọc sông Danube (dài
2860km) nối Passau (Đức) - Vienna (Áo) - Bratislava - Budapest (Hungary); tuyến du
lịch dọc sông Elbe thăm một loạt lâu đài, cung điện ở Đức và Czech; tuyến du lịch dọc
sông Rhine (dài 1233km) từ Basel (Thụy Sĩ) - Strasbourg (Pháp) - Koblenz - Köln
(Đức) - Amsterdam (Hà Lan); tuyến đường sông và kênh đào nối Hà Lan và Bỉ... Ở
châu Á thì nổi danh với du lịch sông Mekong giữa các nước Myanmar, Lào,
Campuchia và Việt Nam... Và đã đến Bắc Phi thì không du khách nào muốn bỏ lỡ dịp
du ngoạn dọc sông Nile (dài 6850km) từ thành phố đền vĩ đại Luxor tới Aswan - điểm
cực nam của Ai Cập.
Các con sông và kênh đào ở châu Âu hấp dẫn du khách bởi cảnh quan thư giãn,
các nét văn hóa đặc sắc đi kèm các hoạt động ven sông thú vị. Nói về du lịch sông
nước châu Âu thì không thể bỏ qua thành phố Venice của Italia. Venice là thành phố có
nhiều kênh rạch sông ngòi chảy trong thành phố nhất thếgiới. Những con sông len lỏi
vào đời sống của người dân Venice, họ đi lại bằng đường sông trong thành phố, những
ngã ba, ngã tư sông cũng chính là những góc cạnh của những tòa nhà, tàu bè qua lại
nhộn nhịp không thua gì trên bộ. Đây cũng là điểm hấp dẫn của Venice làm du khách
thích thú. Một sản phẩm du lịch đặc trưng khác của Venice đó chính là phương tiện
vận chuyển trên sông, không đi lại bằng du thuyền mà bằng thuyền gondola, một loại
thuyền chèo truyền thống đặc trưng của Venice. Tại Venice, các lễ hội cũng được
“sông nước hóa”, mang xuống những chiếc thuyền để làm phong phú hơn cho những
sản phẩm du lịch nơi đây.

Đến bang Texas (Hoa Kỳ), du khách sẽ bị thu hút bởi chuyến du ngoạn thành
phố San Antonio trên hệ thống sông uốn khúc, lượn quanh của River Walk. Đây là một
khu phố đi dạo dọc theo hai bờ của một con sông hẹp. Con sông này chảy trong lòng
thành phố, là dòng thoát nước thải của thành phố, nhưng nước thải ở đây đã qua xử lý,
không gây ô nhiễm. Hai bên bờ sông được viền bởi cây cối, những bông hoa nhiệt đới,
những thác nước nhân tạo và những lối đi quanh co khúc khuỷu với rất
12


nhiều cây cầu được xây dựng một cách mỹ thuật băng qua đoạn sông này, và những
chiếc thuyền du lịch không mui thường xuyên khuấy động mặt nước yên tĩnh. Buổi tối
nơi đây lấp lánh ánh đèn và những tiếng đàn, tiếng nhạc du dương, các nhà hàng phục
vụ món ăn ngon từ mọi miền thế giới. Ban ngày, thay cho ánh đèn màu huyền ảo và
không gian đầy tiếng nhạc thơ mộng là ánh nắng rực rỡ và bầu không khí tươi mát
trong lành của những công viên xanh với đường lót đá quanh co bên dòng nước trong
xanh. Một con sông nhỏ, cảnh quan và điều kiện tự nhiên không có gì đặc biệt, thế
nhưng cư dân các thế hệ của thành phố đã biết cách làm cho nó trở nên hài hòa, xinh
đẹp, quyến rũ và nổi tiếng có một không hai trên thế giới.
Cách làm du lịch sông nước Thái Lan cũng rất đáng học hỏi. Thái Lan là một
cường quốc du lịch nên cách làm du lịch của người Thái rất sáng tạo và chuyên
nghiệp. Đặc trưng du lịch sông nước Thái Lan là các chợ nổi trên những đoạn sông
nước uốn quanh. Những chợ nổi của Thái Lan đa số không phải tự phát mà do người
dân dựng lại và khai thác theo hướng du lịch. Chợ nổi Thái Lan chỉ buôn bán giữa
những người dân sông nước vào buổi sáng sớm, còn buổi trưa và chiều, họ buôn bán
phục vụ du lịch. Họ bán trái cây ăn ngay được, bày biện sạch sẽ, đẹp mắtDọc hai bờ
sông, họ bày bán hàng lưu niệm, đặc sản, quán ăn uống bày bán tấp nập, sát bờ sông,
thuận lợi cho khách ngồi trên thuyền thưởng thức. Một điểm đặc trưng khác là người
Thái Lan đã khai thác được Boatabus, một loại taxi thủy đi lại trên sông Chao Praya
(dài 372km) chảy qua thủ đô Bangkok. Loại taxi thủy này rất thuận tiện cho du khách
tham quan tổng quát thủ đô với giá rất mềm.

Trung Quốc cũng là quốc gia có nền du lịch sông nước phát triển, tuy nhiên việc
phát triển công nghiệp của Trung Quốc gần đây đã tạo nên những vấn nạn ô nhiễm lớn
cho trái đất, không khí và nguồn nước. Sông Trường Giang (dài 6300km) bị cấm bơi
và cá sấu bản địa - một trong hai loài chính ở sông đã bị giảm sút nghiêm trọng, được
liệt vào danh sách những loài có nguy cơ tuyệt chủng. Đây cũng là bài học quý giá về
việc phát triển du lịch sông nước phải gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. Thật ra,
Trung Quốc có khá nhiều mô hình du lịch sông nước thành công, đáng để học hỏi. Có
thể kể đến các hoạt động du lịch trên dòng sông Lệ Giang ở Quế Lâm. Dòng Lệ Giang
được coi là dòng sông thần, gắn với rất nhiều truyền thuyết của người Trung Quốc,
nước sông xanh biếc, hai bên là những vách núi dựng sừng sững. Khi đến đây du
khách được đi trên những chuyến du thuyền gỗ lướt nhẹ trên dòng sông tạo cảm giác
13


như lướt trên mây để vào cảnh bồng lai sông núi, sau đó được tham quan chùa chiền
trong những hang động do mạch nước tạo nên. Khi du thuyền trên sông, du khách
không thể không ngạc nhiên và hồi hộp khi chiếc thuyền được ròng rọc từ từ nâng lên
khỏi mặt nước để vượt qua vách núi, đến những cái hồ bên trong lòng núi, với những
ngôi chùa yên tĩnh trên núi làm cho con người cảm thấy lòng mình được thanh thản.
Đến cuối hành trình, du khách lên bờ và được xem một màn biểu diễn nghệ thuật cổ
truyền Trung Quốc đặc sắc, biểu diễn hàng đêm với sự dàn dựng của đạo diễn nổi
tiếng Trương Nghệ Mưu. Du lịch ở đây được đánh giá là khai thác có chiều sâu bởi
những người làm du lịch tâm niệm mục đích lâu dài là nâng cao đời sống cho người
dân trong vùng và bảo vệ được những làng nghề truyền thống.

14


CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG CƠ SỞ HẠ TẦNG CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ
THUẬT PHỤC VỤ DU LỊCH TRÊN SÔNG HÀN.

2.1. Đôi nét về Tp Đà Nẵng.
2.1.1. Vị trí địa lí, chức năng, giới hạn, diện tích
Đà Nẵng là thành phố biển nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm miền trung, là
trung tâm kinh tế và là một trong những trung tâm văn hoá, giáo dục, khoa học và công
nghệ lớn của khu vực miền Trung - Tây Nguyên, là thành phố lớn thứ 4 của Việt Nam,
đứng sau thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng. Thành phố nằm dọc theo vùng
duyên hải Nam Trung Bộ. Đà Nẵng hiện là một trong 5 đô thị loại 1 trực thuộc Trung
ương của Việt Nam (cùng với Hải Phòng và Cần Thơ)., có tọa độ phần đất liền từ
15°15' đến 16°40' vĩ độ Bắc và từ 107°17' đến 108°20' kinh độ Đông. Phía Bắc giáp
tỉnh Thừa Thiên - Huế, phía Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp biển
Đông. Thành phố Đà Nẵng tọa lạc tại trung độ của đất nước, trên trục giao thông Bắc
– Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không; Cách thủ đô Hà nội
764km và cách thành phố Hồ Chí Minh 964km.
Diện tích tự nhiên 1256,54km, chiếm 0,38% diện tích cả nước. Thành phố Đà
Nẵng gồm 6 quận: Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn Cẩm
Lệ, và 2 huyện: Huyện Hòa Vang và huyện đảo Hoàng Sa.
Đà Nẵng là thành phố lớn nhất miền Trung, có vị thế quan trọng trong chiến lược
phát triển KTXH đất nước ‘’Đặc biệt là trong việc tạo lập được sự phát triển cân bằng
và đồng đều giữa các khu vực trong toàn bộ lãnh thổ chính của Việt Nam’’
2.1.2. Dân cư và nguồn lao động
Tính đến năm 2016 của tổng cục thống kê, dân số của Đà Nẵng là 1.046.200
người, mật độ 814 người/km2. Dân số thành thị là 828,7 người, chiếm 87,08% dân số
toàn thành phố., mật độ dân số ở thành thị khá cao nhưng chiếm cao nhất vẫn là quận
Hải Châu, quận Thanh Khê và quận Sơn Trà.
Tính đến 30/11/2016, lực lượng lao đông toàn thành phố là 556,100 người chiếm
52% tổng dân số của thành phố. Đây là lợi thế trong việc đáp ứng nguồn lao động cho
các hoạt động kinh tế, xã hội.

15



16

(Nguồn: tác giả thực hiện 2017)


Với lực lượng lao động, đội ngũ lao động trẻ, tỷ lệ lao động qua đào tạo của
thành phố ngày một tăng, đây chính là nguồn lực quan trọng trong việc phát triển
ngành du lịch nói chung và du lịch sông Hàn nói riêng.
2.1.3. Tài nguyên du lịch tự nhiên
- Khí hậu:

Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao và ít biến động.
Mỗi năm có hai mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 1-9, mùa mưa từ tháng 10-12. Nhiệt độ
trung bình hàng năm khoảng 25oC, cao nhất là vào tháng 6, 7, 8 trung bình từ 28oC30oC, thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2 trung bình từ 18-23oC, thỉnh thoảng có những
đợt rét đậm nhưng không kéo dài.
Độ ẩm không khí trung bình là 83,4%, cao nhất là tháng 10, 11 trung bình
85,67% -87,67%, thấp nhất vào các tháng 6, 7 trung bình từ 76,67% - 77,33%.
- Đặc điểm địa hình:

Địa hình thành phố Đà Nẵng khá đa dạng, vừa có đồng bằng vừa có núi, một bên
là đèo Hải Vân với nhữngdãy núi cao, một bên là bán đảo Sơn Trà hoang sơ. Vùng núi
cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển,
một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp. Địa hình đồi núi chiếm diện tích
lớn, độ cao khoảng từ 700 - 1.500m, độ dốc lớn (>400), là nơi tập trung nhiều rừng
đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của thành phố. Hệ thống sông
ngòi ngắn và dốc, bắt nguồn từ phía Tây, Tây Bắc và tỉnh Quảng Nam. Đồng bằng ven
biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn, là vùng tập trung nhiều
cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và các khu chức năng của
thành phố.

- Tài nguyên thiên nhiên:
+ Tài nguyên đất

Thành phố Đà Nẵng có các loại đất khác nhau: cồn cát và đất cát ven biển, đất
mặn, đất phèn, đất phù sa, đất xám bạc màu và đất xám, đất đen, đất đỏ vàng, đất mùn
đỏ vàng... Trong đó, quan trọng là nhóm đất phù sa ở vùng đồng bằng ven biển thích
hợp với thâm canh lúa, trồng rau và hoa quả ven đô; đất đỏ vàng ở vùng đồi núi thích

17


×