Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Giao án sơn tinh thủy tinh theo định hướng phát triển năng lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.39 KB, 9 trang )

Ngày soạn: 20/07/2019
Ngày dạy: 22/07/2019
Tiết 9: Truyền thuyết
SƠN TINH THỦY TINH
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Hiểu được truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh nhằm giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra
ở châu thổ Bắc Bộ thuở các vua Hùng dựng nước và khát vọng của người Việt cổ trong
việc giải thích và chế ngự thiên tai,lũ lụt bảo vệ cuộc sống của mình.
- Biết được các nhân vật, sự kiện trong truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh.
- Nắm những nét chính về nghệ thuật của truyện: Sử dụng nhiều chi tiết kì lạ, hoang
đường.
2. Kĩ năng
- Đọc - hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại. Kể lại được truyện.
- Nắm bắt các sự kiện chính và xác định ý nghĩa của truyện.
3. Thái độ
- Khơi gợi ở HS ước mơ,khát vọng chinh phục và cải tạo tự nhiên.
- Có ý thức phòng chống thiên tai lũ lụt bảo vệ đời sống nhân dân. Có tinh thần tương trợ
lẫn nhau khi thiên tai xảy ra.
-

Có ý thức bảo vệ môi trường sống.

4. Năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề, NL hợp tác, NL tư duy, NL giao tiếp, NL thuyết
trình,...
II. CHUẨN BỊ
1. Phương pháp dạy học
Đọc hiểu văn bản, phân tích, giải thích, gợi mở, đọc sáng tạo,liên hệ thực tế, thảo luận
nhóm,…



1
GV Nguyễn Thị Lương


2. Phương tiện dạy học
-Giáo viên: SGK-SGV Ngữ văn lớp 6 tập 1, thiết kế bài giảng, giáo án điện tử, phiếu học
tập,...
-Học sinh: SGK Ngữ văn lớp 6 tập 1, vở ghi, vở soạn, đọc và tóm tắt bài ở nhà,...
3. Hình thức dạy học
-Dạy học theo lớp
-Dạy học theo nhóm
-Dạy học cá nhân
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động
-Mục đích: Khơi gợi hứng thú, hấp dẫn, tạo tình huống có vấn đề dẫn dắt học sinh vào bài
mới
-Phương pháp: xem video, thuyết trình
-Thời gian: 5 phút
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
GV chiếu video có nội dung miêu tả về cảnh HS xem video và trả lời câu hỏi
tượng lũ tàn phá nhà cửa, hoa màu của nhân
dân (video 2 phút)
-Lũ lụt và hậu quả của lũ lụt
GV đặt câu hỏi:
-Hậu quả nặng nề gây thiệt hại về nhà
Video trên nói về nội dung gì?
cửa, của cải thậm chí là cả tính
Hậu quả của lũ lụt như thế nào?

mạng con người
-Lũ lụt là do mưa lớn kéo dài không
Các em có biết vì sao xảy ra hiện tượng lũ lụt
ngừng dẫn đến nước ở các ao, hồ,
không?
sông, suối đầy và tràn ra ngoài làm
ngập ruộng đồng, nhà cửa, đường
xá,...hoặc do vỡ đê, vỡ đập.
GV dẫn vào bài: GV dẫn: Các em ạ! Đất nước ta nằm dọc trên bờ biển Đông, hàng năm
nhân dân ta phải đương đầu với biết bao thiên tai lũ lụt. Những trận mưa lớn kéo dài

2
GV Nguyễn Thị Lương


không ngừng đã gây nên những trận lụt làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của
người dân. Năm 2008, thủ đô HN đã hứng chịu trận lũ lịch sử với 17 người thiệt mạng,
đê sông Hồng bị sạt mái, 13000 hộ dân ven đê sập nhà cửa. Tổng thiệt hại được ước tính
ít nhất 3000 tỉ đồng. Và lũ lụt đã trở thành nỗi ám ảnh đối với nhân dân ta, nhất là những
cư dân sống ở ven biển. Ngày nay, chúng ta biết được nguyên dẫn dẫn đến lũ lụt là như
thế. Vậy từ ngàn đời xưa, ông cha ta đã lí giải hiện tượng này như thế nào thì tiết học
ngày hôm nay cô trò chúng ta cùng đi lí giải điều này: Tiết 9 (truyền thuyết: SƠN TINH
THỦY TINH)
2. Hoạt động hình thành kiến thức
-Mục đích: HS nắm được nội dung và ý nghĩa của truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh
-Phương pháp: gợi mở, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, phiếu học
tập,..
-Thời gian: 35 phút
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt

Gv hướng dẫn HS đọc
I.
Đọc tìm hiểu chung
HS đọc với giọng to, rõ ràng, càng về sau 1. Đọc
thì đọc với giọng sôi nổi mạnh mẽ thể
hiện được sự gay cấn của câu chuyện.
GV đọc mẫu sau đó mời 2 HS đọc bài,
mời các HS khác nhận xét giọng đọc của
2 bạn.
GV hướng dẫn HS tìm hiểu một số từ 2. Đọc chú thích
khó trong SGK
GV mời 1 HS đọc chú thích
GV giảng giải, cắt nghĩa một số từ:
-Sơn tinh: thần núi
-Thủy tinh: thần nước
Sơn: núi, thủy: nước, tinh: yêu tinh
(Ngư Tinh, Hồ tinh), thần linh (Sơn
Tinh)
-Hồng mao: Bờm ngựa màu hồng
-Gà 9 cựa: chỉ một giống gà tại Việt
Nam với đặc trưng là có nhiều cựa
(Theo tín ngưỡng dân gian thì gà chín
cựa được coi con của thần rừng, thần

3
GV Nguyễn Thị Lương


núi).
-Núi Tản Viên: là ngọn núi cao ở huyện

Ba Vì (Hà Tây cũ). Nơi đây có 3 ngọn
núi, ngọn ở giữa có hình thắt cổ bồng,
trên tỏa ra như cái tán nên gọi là tản
viên (viên: núi). Tại đây, nhân dân ta
theo sự tích khi hạn hán, lúc lụt lội cầu
khấn lập tức có ứng nghiệm nên nhân
dân lập đền thờ thánh Tản Viên (Sơn
Tinh), cũng chính bởi sự linh thiêng ấy
mà tại đền thờ thánh có câu:
“Dáng hình sừng sững ngang trời rộng
Hạo khí mênh mang vạn thuở còn”
GV: Theo em, truyện Sơn Tinh Thủy 3. Thể loại
-Truyền thuyết là tên gọi dùng để chỉ một
Tinh thuộc thể loại nào?
nhóm những sáng tác dân gian truyền
HS suy nghĩ, trả lời
miệng nhằm lý giải một số hiện tượng
tự nhiên, sự kiện lịch sử.
GV: Theo em, truyện này được chia làm 4. Bố cục
mấy phần? Nội dung của mỗi phần là gì?
3 phần:
HS suy nghĩ, trả lời
+ Phần 1: từ đầu...mỗi thứ một đôi:
Vua Hùng kén rể
+ Phần 2: tiếp....Thần nước đành rút
quân: Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh
và Thủy Tinh
+ Phần 3: còn lại: Sự trả thù của Thủy
Tinh
GV: Truyện Sơn Tinh Thủy Tinh gắn với II.

Đọc hiểu chi tiết
1. Vua hùng kén rể
thời đại nào trong lịch sử dân tộc?
-Sơn
Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn
-Thời kì Hùng Vương
Nhân vật
Sơn Tinh
Thủy Tinh
GV giảng giải: Trong chuyện Con Rồng
Lai lịch
Núi
Tản Miền biển
Cháu Tiên chúng ta biết rằng Lạc Long
Viên
Quân là vị thần thuộc nòi rồng đã lấy Âu
Tài năng
Vẫy tay về Gọi gió,
Cơ thuộc dòng họ Thần Nông và sinh ra
phía đông, gió đến,
một bọc trăm trứng. Vốn quen sống ở
phía đông hô mưa,
dưới nước nên Lạc Long Quân đã từ biệt
4
GV Nguyễn Thị Lương


Âu Cơ và mang 50 con theo cha xuống
nổi cồn bãi,
biển, 50 con theo mẹ lên núi. Người con

vẫy tay về
cả của Âu Cơ được tôn lên làm vua, lấy
phía
tây,
hiệu là Hùng Vương. Trong truyện là vị
phía
tây
vua thứ 18 của lịch sử dân tộc. Hùng
mọc
lên
Vương có một người con gái tên là Mị
từng
dãy
Nương đẹp người đẹp nết nên muốn kén
núi đồi
Sự
tượng
Chúa vùng
cho con gái một người chồng thật xứng
trưng
non cao
đáng.
GV: Vậy khi Hùng Vương kén rẻ thì ai
đã đến cầu hôn?
HS: Sơn Tinh, Thủy Tinh
 Ngang tài ngang sức
GV: Vậy Sơn Tinh Thủy Tinh được giới
thiệu như thế nào?
GV tổ chức cho HS thảo luận theo bàn và
điền vào phiếu học tập (3-5 phút) (tài

liệu đính kèm 01)
Gv mời đại diện HS trình bày, cho các
nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV: Qua đây, em có nhận xét gì về tài
năng của hai nhân vật?
HS: rất giỏi, ngang tài ngang sức
GV giảng: Như vậy ta có thể thấy rằng
với sự tưởng tượng độc đáo kết hợp với
các yếu tố kì ảo hư cấu đã làm nên sức
mạnh của hai vị thần. Cả hai vị thần đều
được kết tinh từ sức mạnh của thiên
nhiên ở cả hai vùng: núi và biển của đất
nước. Đặc biệt, Sơn Tinh và Thủy Tinh
đều là những người tài giỏi, có tài năng
ngang tài ngang sức với nhau, đều xứng
đáng làm rể vua Hùng. Vậy đứng trước
tài năng của hai vị thần, nhà vua đã làm -Nhà vua ra điều kiện kén rể:
Sính lễ
gì?
+ Một trăm ván cơm nếp
Hs suy nghĩ trả lời
+ Một trăm tệp bánh chưng

mưa về

Chúa
vùng
nước
thẳm


5
GV Nguyễn Thị Lương


GV: Những sính lễ và thời gian mà nhà
vua đưa ra có gì đặc biệt?
HS trả lời
GV chuyển ý: Vậy trước điều kiện của
vua Hùng đưa ra thì ai sẽ là người đến
trước và lấy được Mị Nương thì cô trò
chúng ta cùng đi tìm hiểu phần tiếp theo.
GV: Vậy ai là người mang sính lễ đến
trước?
HS trả lời
GV: Theo em, vì sao Sơn Tinh lại đến
trước?
GV giảng: Những sính lễ mà nhà vua
đưa ra đều là những sản vật trên cạn,
thuộc địa bàn cai quản của Sơn Tinh nên
Sơn Tinh có thể dễ dàng tìm được những
món sính lễ ấy => Vua Hùng có thiện chí
với Sơn Tinh hơn.
GV: Vậy sau khi Sơn Tinh đến trước và
lấy được Mị Nương thì Thủy Tinh đã có
hành động gì?
HS suy nghĩ, trả lời
GV: Em hãy tìm những chi tiết thể hiện
cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh?
Thủy Tinh đã có những hành động gì?
Sơn Tinh chống trả những hành động đó

ra sao?
HS đọc SGK, trả lời
GV: Vậy cuối cùng trong cuộc chiến đó
thì ai là người giành chiến thắng?
HS trả lời
GV chuyển ý: Cuộc chiến giữa Sơn Tinh
và Thủy Tinh diễn ra dòng dã mấy tháng

+ Voi 9 ngà, gà chín cựa, ngựa chín
hồng mao (mỗi thứ 1 đôi)
Thời gian: 1 ngày
 Quý hiếm, thời gian gấp

2. Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và
Thủy Tinh
-Sơn Tinh đến trước lấy được Mị Nương
-Thủy Tinh đến sau đùng đùng nổi giận,
đem quân đuổi theo đòi cướp Mị
Nương.
-Cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh
Thủy Tinh
Sơn Tinh
Hô mưa, gọi gió Bốc từng quả đồi,
làm thành dông dời từng dãy núi,
bão, rung chuyển dựng thành lũy
của đất trời, dâng đất, ngăn chặn
nước sông lên nước lũ.
cuồn cuộn.
 Đồi núi cao
 Nước dâng

lên
bấy
lên
bao
nhiêu
nhiêu

-Kết quả: Sơn Tinh thắng, Thủy Tinh đành
rút quân.

6
GV Nguyễn Thị Lương


trời cuối cùng Thủy Tinh đã kiệt sức mà
Sơn Tinh vẫn vững vàng. Nhân dân ca
ngợi Sơn Tinh- vị thần núi Tản Viên là
người đại diện cho cả dân tộc bao đời
nay bảo vệ non sông, trị thủy bảo vệ
cuộc sống ấm no của người dân. Thế
nhưng, cơn ghen của Thủy Tinh có dừng
lại hay vẫn tiếp tục thì cô trò chúng ta
cùng đi tìm hiểu phần cuối.
GV: Sau khi chiến đấu thua Sơn Tinh, 3. Cuộc trả thù của Thủy Tinh
không giành được Mị Nương thì hàng -Hàng năm, Thủy Tinh làm mưa làm gió,
bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh.
năm Thủy Tinh đã có hành động gì?
-Kết quả:
HS đọc SGK trả lời
+ Sơn Tinh chiến thắng: là phúc thần

(Đức Thánh Tản Viên) tượng trưng cho
GV: Kết quả của hành động đó ra sao? Ý
ý chí, sức mạnh chống thiên tai, lũ lụt
nghĩa của hai nhân vật?
của nhân dân ta
HS suy nghĩ trả lời.
+ Thủy Tinh thua cuộc: là hung thần,
tượng trưng cho sức tàn phá ghê gớm
của lũ lụt
GV giảng bình:
Như vậy để giải thích hiện tượng lũ lụt
hàng năm nhân dân ta đã sáng tạo ra
truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh. Mối
hận của Thủy Tinh còn mãi, cuộc chiến
giữa Sơn Tinh Thủy Tinh chưa có hồi
kết. Điều đó cho thấy người Việt không
chịu khuất phục trước thiên tai bão lũ.
Đồng thời cũng nhắc nhở thế hệ mai sau
không ngừng cảnh giác, nâng cao ý thức
phòng chống lũ lụt.
GV mời HS đọc ghi nhớ SGK
III. Ghi nhớ (Sgk tr.34)
GV liên hệ thực tế, giáo dục HS bảo vệ -Hs hiểu nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí
môi trường sống
hậu
Các em ạ, qua bài học này chúng ta thấy -Hậu quả của biến đổi khí hậu
7
GV Nguyễn Thị Lương



từ ngàn đời xưa ông cha ta đã không chịu -Có ý thức tham gia bảo vệ môi trường
khuất phục trước thiên tai bão lũ. Vậy
sống
sống trong thời đại ngày hôm nay, chúng
ta phải làm gì để phòng chống thiên tai
lụt lội? Một thực tế đáng buồn là chúng
ta đang sống trong một môi trường thay
đổi theo từng ngày, từng giờ gắn với cụm
từ “biến đổi khí hậu” mà nguyên nhân
chủ yếu là do con người gây ra. Chúng ta
đang phải hứng chịu những đợt nắng
nóng đỉnh điểm, kỉ lục, chúng ta phải đối
mặt với những trận mưa bão lịch sử gây
ra những hậu quả nặng nề. Vậy nguyên
nhân từ đâu? Là do con người các em ạ:
chúng ta chặt phá rừng, vứt rác thải bừa
bãi, khai thác tài nguyên thiên nhiên quá
mức,...nên giờ chúng ta đang phải đối
mặt với những hậu quả không thể lường
trước được. Vậy qua bài học ngày hôm
nay, cô hi vọng tất cả chúng ta sẽ cùng
chung tay bảo vệ môi trường bằng những
hành động nhỏ nhất: vứt rác đúng nơi
quy định, tắt các thiết bị điện khi không
cần thiết, tiết kiệm nước, hạn chế sử
dụng túi nilong,...
3. Hoạt động luyện tập
- Mục đích: Củng cố lại bài học cho HS khắc sâu hơn kiến thức
- Phương pháp: thực hành, đọc sáng tạo
- Thời gian: 5 phút

Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
GV nêu câu hỏi cho HS luyện tập:
HS lựa chọn nhân vật
“Em hãy hóa thân là một nhân vật trong -Sơn Tinh
-Thủy Tinh
truyện và kể lại truyền thuyết này?

8
GV Nguyễn Thị Lương


GV mời 2 bạn HS trình bày, các bạn HS -Vua Hùng
-Mị Nương
khác nhận xét.
Yêu cầu: HS hóa thân kể lại truyện, đảm
bảo được nội dung của truyện.
4. Hoạt động vận dụng, mở rộng
-Mục đích: Giúp HS mở rộng kiến thức đã học
-Phương pháp: tự học
-Thời gian: giao về nhà
-Câu hỏi: Hãy tìm và đọc một số truyện dân gian thuộc thời đại thời đại Vua Hùng?
Mẫu phiếu học tập:
PHIẾU HỌC TẬP
Họ và tên:....................................................................................Lớp:................................
Câu hỏi: Sơn Tinh Thủy Tinh được giới thiệu như thế nào?

Sơn Tinh

Lai..................................................................

lịch
..................................................................
..................................................................
..................................................................
..................................................................
Tài năng
..................................................................
..................................................................
..................................................................
..................................................................
..................................................................
................................................

Sự tượng trưng

Thủy Tinh

Lai lịch

.............................................................
.............................................................
.............................................................
.............................................................
.............................................................
Tài năng
.............................................................
.............................................................
.............................................................
.............................................................
.............................................................

.............................................................
Sự tượng
trưng
.....................................

9
GV Nguyễn Thị Lương



×