Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Ảnh huởng của trump đến nền kinh tế việt nam thong qua hiệp ước của các nước đã ký kết hiệp định TPP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (46.56 KB, 3 trang )

Tiêu đề:
TPP ra sao dưới thời Trump và những ảnh hưởng tới nền kinh tế Việt Nam
Hoặc
Tổng thống đắc cử Donald Trump, TPP và Việt Nam

1. TPP là gì?

TPP, viết tắt của từ Trans-Pacific Partnership Agreement (Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái
Bình Dương), là một hiệp định, thỏa thuận thương mại tự do giữa 12 quốc gia với mục đích hội
nhập nền kinh tế khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. 12 thành viên của TPP bao gồm: Úc,
Brunei, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Canada, Peru, Singapore, Vietnam, Mỹ và Nhật
Bản
Mục tiêu chính của TPP là xóa bỏ các loại thuế và rào cản cho hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu
giữa các nước thành viên
Ngoài ra, TPP sẽ còn thống nhất nhiều luật lệ, quy tắc chung giữa các nước này, như: sở hữu trí
tuệ, chất lượng thực phẩm, hay an toàn lao động…
Các quốc gia thành viên hiện tại của TPP chiếm 40% GDP của cả thế giới và 26% lượng giao dịch
hàng hóa toàn cầu. (tương đương 107,5 nghìn tỷ USD, 26% thương mại toàn cầu, và có 793 triệu
người tiêu dung).
2. TPP tác động thế nào tới nền KT Việt Nam, tích cực, tiêu cực?

Đối với VN, TPP sẽ có ảnh hưởng lớn hơn WTO:
WTO hiện có tới 161 thành viên, vì vậy một trong những nhược điểm của mô hình này là sự khó
khăn và dài lâu để tiến đến một thỏa thuận chung liên quan đến bất kỳ vấn đề gì.
Hơn thế nữa, TPP sẽ đặt ra được các luật lệ quốc tế mà vượt qua phạm vi WTO như: chính sách
đầu tư, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, kiểm soát các công ty nhà nước, chất lượng sản phẩm và lao
động….
Tích cực:
TPP gia tăng xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế, tạo thêm việc làm và sự thịnh vượng cho 12 nước
tham gia. Nó sẽ làm tăng kim ngạch xuất khẩu lên 305 tỷ USD mỗi năm cho tới năm 2025. Xuất
khẩu của Hoa Kỳ sẽ tăng 123,5 tỷ USD, tập trung vào máy móc, đặc biệt là điện, ô tô, nhựa và


ngành nông nghiệp.
Nó làm điều này bằng cách loại bỏ 18.000 loại thuế quan của các nước khác đặt trên các mặt hàng
xuất khẩu của Hoa Kỳ. Đổi lại, Hoa Kỳ sẽ loại bỏ 80% các loại thuế đối với hàng hóa và dịch vụ


của họ. TPP tạo nên sân chơi công bằng hơn.
Hiệp định này làm tăng thu nhập của người lao động ở tất cả các nước thành viên thêm 223 tỷ
USD một năm, với 77 tỷ USD trong số đó thuộc về người lao động Hoa Kỳ. (Nguồn: TPP Fact
Sheet , Đại diện Thương mại Hoa Kỳ)
Tất cả các nước đồng ý cắt giảm buôn bán động vật hoang dã, đặc biệt là voi, tê giác, và các loài
sinh vật biển. Nó ngăn chặn sự lạm dụng môi trường, như đánh bắt cá và khai thác tài nguyên
không bền vững. Các nước cũng sẽ không phải đối mặt với các hình phạt thương mại.
Báo cáo Triển vọng toàn cầu của World Bank cho biết Việt Nam là quốc gia hưởng lợi nhiều nhất
từ hiệp định TPP. Ước tính của WB cho thấy, kinh tế Việt Nam có thể tăng thêm 10% đến năm
2030 nhờ các lợi ích về thuế quan và cải cách thị trường lao động, tài chính, năng suất… mà hiệp
định TPP mang lại.
Tiêu cực:
Hầu hết sự gia tăng thu nhập sẽ dành cho những người kiếm được hơn 88,000 USD một năm.
Hiệp định thương mại tự do làm gia tăng sự bất bình đẳng thu nhập ở các nước có mức lương cao
bằng cách thúc đẩy hàng hóa rẻ hơn từ các nước có mức lương thấp.
TPP cũng sẽ bảo vệ bằng sáng chế và bản quyền tốt hơn. Vì vậy, các chủ sở hữu bằng sáng chế
và tài sản trí tuệ sẽ nhận được nhiều thu nhập hơn. Các thỏa thuận về bản quyền sẽ làm giảm số
hàng hóa giá rẻ, và làm cho nhiều loại thuốc đắt tiền hơn. Áp lực kinh doanh cạnh tranh sẽ làm
giảm động lực bảo vệ môi trường ở châu Á. Cuối cùng, hiệp định TPP có thể thay đổi các quy
định tài chính. (Nguồn: Public Citizen, Eyes on Trade)
3. TPP thời Obama, TPP thời Trump? Những phát ngôn, chính sách của Trump có thể thực

hiện với TPP?
Trước đó, TPP được xem là một bước đi quan trọng trong chiến lược của Tổng thống Barack
Obama nhằm củng cố sức ảnh hưởng của Mỹ tại châu Á nhưng cũng khiến hoạt động giao thương

của các quốc gia phương Tây rơi vào tình trạng hỗn loạn. Được biết, TPP ra đời với mục tiêu thắt
chặt mối quan hệ kinh tế giữa Mỹ và 11 quốc gia khác tại khu vực Thái Bình Dương.
Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố Mỹ sẽ bỏ Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương
(TPP) ngay trong ngày đầu tiên ông nhận nhiệm sở.


đối với ông Trump thì quan điểm của ông ấy là bảo vệ công ăn việc làm của người Mỹ mà không
đem nó ra ngoại quốc bằng cách sẽ áp dụng việc phòng vệ thương mại cho nước Mỹ
Như vậy, việc ông Trump trúng cử sẽ gây ra 2 ảnh hưởng tới Việt Nam, một là TPP khó được
thông qua, hai là hàng rào bảo hộ của Mỹ có thể sẽ tăng lên.
4. VN thay đổi ra sao nếu ko có TPP?

Dĩ nhiên xuất khẩu của Việt Nam sẽ gặp khó khăn hơn và phải nói rằng là hiện nay Hoa Kỳ là thị
trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và Việt Nam đang có thặng dư thương mại với Hoa Kỳ.
Nếu yếu tố đó mất đi hay chí ít là giảm đi thì đấy là khó khăn đối với Việt Nam trong thời gian tới
đây.
5. Những hiệp ước khác ngoài TPP và cơ hội cho VN?

Khi rút khỏi TPP, Mỹ sẽ để lại khoảng trống lớn về ảnh hưởng kinh tế và chính trị, thúc đẩy Trung
Quốc nhanh chóng lấp đầy bằng kế hoạch của mình.
Dù Trump luôn tuyên bố rằng TPP là một "thảm họa", một "thỏa thuận kinh khủng", hiệp định
này là công cụ tối cần thiết của Mỹ để tiếp tục giữ vị thế ở châu Á nói chung và đối với Trung
Quốc nói riêng.
6. Hiệp định RCEP có thể thay thế nếu TPP được thực hiện

Trung Quốc có thể thúc đẩy thỏa thuận thương mại khu vực được biết đến với tên RCEP (Hiệp
định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực). RCEP là một hiệp định thương mại tự do với 10 nước
thành viên ASEAN và 6 nước mà ASEAN đã ký hiệp định thương mại tự do (Australia, Trung
Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand).




×