Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Chi tiêt môn học HINH HOA VE KT 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 64 trang )

Trường Cao đẳng Kinh tế -Kỹ thuật Phú Lâm
Khoa/ Tổ :Công nghệ Kỹ thuật Cơ khí
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Tên môn học : HÌNH HOẠ VẼ KỸ THUẬT
Mã môn học: 1103002
Số ĐVHT:4 (3,1,8)
Thời điểm thực hiện:HK2(CK)/HK3(OT)
Thời gian: 05 tiết/tuần
Tổng số:15 tuần
Mục đích môn học:
Sau khi học xong môn học này học sinh có khả năng :
- Lập được bản vẽ kỹ thuật theo quy định .
- Đọc được bản vẽ kỹ thuật cơ bản
7. Điều kiện tiên quyết :HS tốt nghiệp THCS
8. Nội dung môn học:
Môn học này sẽ cung cấp cho học sinh kiến thức về :tiêu chuẩn trình bày bản vẽ ngành Cơ khí thông dụng và
cách đọc bản vẽ chi tiết ,bản vẽ lắp trong ngành Cơ khí .
9.Kế hoạch lên lớp :
Lý thuyết
Kiểm tra
Bài tập
Tổng số
45
03


27
75
10. Phương pháp dạy học:
Thuyết trình diễn giảng, hướng dẫn ,thao tác mẫu…
11. Dánh giá kết thúc môn học:
- Hình thức thi học kỳ: Vẽ trên giấy,
- Kiểm tra và cách cho kiểm tra :
+ Kiểm tra thường xuyên:01 cột HS1
+ Kiểm tra định kỳ :03 cột HS2
+ ĐTKMH = (Điểm thi + Điểm trung bình điểm kiểm tra )/2
12. Đề cương chi tiết môn học:
13 .Trang thiết bị dạy- học cho môn học:
- Projector và màn chiếu ,Bảng bút lông …
- Phấn .bảng dụng cụ vẽ..
14. Yêu cầu về giáo viên:
Tốt nghiệp đại học chuyên ngành Cơ khí,chứng chỉ sư phạm bậc 2,chứng chỉ sư phạm nghề,có khả năng sư
phạm.
15. Tài liệu tham khảo dùng cho mông học :
[1]. Giáo trình Vẽ kỹ thuật cơ khí 1,2-Trần Hữu Quế.NXB Giáo dục.
[2]. Bài tập Vẽ kỹ thuật cơ khí 1,2- Trần Hữu Quế.NXB Giáo dục
[3]. Bài giảng của giáo viên

1


Chương 1: TIÊU CHUẨN TRÌNH BÀY BẢN VẼ
Mục tiêu chương 1:
Sau khi học xong chương này học sinh có khả năng:
- Biết sử dụng và bảo quản các loại dụng cụ trong vẽ kỹ thuật
- Thực hiện được bản vẽ kỹ thuật đúng tiêu chuẩn

Nội dung :
1.1 Vật liệu,dụng cụ vẽ.
1.1.1)Vật liệu vẽ
a)Giấy vẽ
- Giấy dùng để vẽ các bản vẽ kỹ thuật gọi là giấy vẽ (giấy crôki).Đó là loại giấy dày,hơi cứng có mặt phải nhẵn
và mặt trái ráp
- Giấy dùng lập các bản vẽ phác thường giấy kẻ li(kẻ ô vuông )
b)Bút chì
- Bút chì dùng để vẽ các bản vẽ kỹ thuật .Bút chì có loại cứng ký hiệu bằng chữ H và loại mềm ký hiệu bằng chữ
B và chữ số đứng trước làm hệ số để chỉ độ cứng hoặc mềm
Vd:Loại bút chì cứng H,2H,3H…Lọai bút chì mềm : B,2B,3B..
- Trong bản vẽ kỹ thuật thường dùng loại bút chì có ký hiệu là H,2H để vẽ nét mảnh và dùng loại bút chì có ký
hiệu HB,B vẽ các nét đậm hoặc để viết chữ .Bút chì được vót nhọn hay vót theo hình lưỡi đục
- Ngoài giấy vẽ và bút chì cần có một số vật liệu khác: tẩy ,giấy nhám(mài bút chì),đinh mũ (cố định giấy vẽ )
1.1.2) Dụng cụ vẽ và cách sử dụng
1) Ván vẽ
- Ván vẽ làm bằng gỗ mềm mặt ván phẳng và nhẵn,hai biên trái và phải ván vẽ thường nẹp gỗ cứng để mặt ván
không bị vênh ..
2) Các loại thước
a) Thước chữ T
- Thước chữ tlàm bằng gỗ hay chất dẽo gồm có thân ngang mỏng và đầu chữ T.Mép trượt T vuông gócvới mép
của thân ngang.Thước T dùng để vạch các đường thẳng nằm ngang,song song với nhau
b) Êke
- Êke làm bằng gỗ hay chất dẽo : Một bộ gồm hai chiếc,một chiếc có hình tam giác vuông cân,một chiếc có
hình tam giác vuông đều.Êke phối hợp thước chữ T hay êke phối hợp với nhau để vạch các đường thẳng đứng
hay các đường nghiêng hoặc để vẽ góc
c) Hộp compa
- Hộp compa vẽ kỹ thuật: Gồm compa quay đường tròn,compa đo,bút kẽ mực
+ Compa vẽ đường tròn:Dùng để vẽ các đường tròn có đường kính lớn hơn 12 mm.Nếu đường tròn lớn hơn
thì chấp thêm cần nối

+ Compa vẽ đường tròn bé : Dùng để vẽ đường tròn có đường kính từ 0.6 - 12 mm
+ Compa đo : Dùng để đo độ dài đoạn thẳng từ thước kẽ li đặt lên bản vẽ hai đầu kim của compa đặt đúng
vào hai đầu mút của đoạn thẳng trên thước kẽ li sau đó đưa lên bản vẽ ấn nhẹ hai đầu kim xuống mặt giấy vẽ
+ Bút kẽ mực :Dùng để kẽ mực các bản vẽ hay các bản can bằng mực đen
 Thước cong:Dùng để vẽ các đường cong không tròn:êlíp,parapol,hyperbol...
Thước cong được làm bằng gỗ hay chất dẽo có nhiều loại khác nhau.
1.2 Khổ giấy,khung bản vẽ ,khung tên
1.2.1 Khổ giấy
- Mỗi bản vẽ được thực hiện trên khổ giấy thích hợp đảm bảo độ chính xác cần thiết.kí hiệu và kích thước tờ
giấy đã xén và chưa xén lấy theo ISO-A cuả TCVN 7285:2003 trong bảng 2.1 trang 13 (kích thước của các tờ
giấy đã xén,chưa xén và vùng vẽ)
1.2.2 Khung bản vẽ và khung tên
- Mỗi bản vẽ phải có khung vẽ và khung tên riêng nội dung và kích thước của khung vẽ và khung tên của bản
vẽ dùng trong sản xuất được quy định trong tiêu chuẩn TCVN 3821-83
2


- Khung tên phải bố trí ở góc phải phía dưới bản vẽ trên khổ A4 .Khung tên có thể đặt theo cạnh dài hay cạnh
ngắn của khổ giấy
1.3 Tỉ lệ ,đường nét .
1.3.1 Tỉ lệ
Tỉ lệ là tỉ số giữa kích thước dài đo được trên hình biểu diễn của bản vẽ với kích thước dài thực tương ứng đo
được trên vật thể xem bảng 2.2 trang 15
Bảng 2-2 Các tỉ lệ ưu tiên sử dụng
50:1
20:1
10:1
Tỉ lệ phóng to
5:1
2:1

Tỉ lệ nguyên hình
Tỉ lệ thu nhỏ

1:1
1:2
1: 20
1: 200
1: 2000

1:5
1 : 50
1 : 500
1 : 5000

1 : 10
1 : 100
1 : 1000
1 : 10000

1.3.2 Đường nét
Để biểu diễn vật thể trên các bản vẽ kỹ thuật dùng các loại nét có hình dạng kích thước khác nhau xem bảng 23 trang 16 (Các nét vẽ và ứng dụng)
a) Chiều rộng của nét vẽ : cần chọn sao cho phù hợp với kích thước,loại bản vẽ lấy trong dãy kích thước
sau: 0,13 ; 0,18 ; 0,25 ; 0,35 ; 0,5 ; 0,7 ; 1 ;1,4 ; và 2 mm
b) Quy tắc vẽ:Khi hai hay nhiều nét vẽ khác loại trùng nhau thì theo thứ tự ưu tiên sau:
Nét liền đậm-nét đứt-nét gạch chấm mảnh-nét gạch hai chấm mảnh-nét liền mảnh.
- Khe hở trong nét đứt,nét gạch chấm mảnh trong khoảng 3d(d chiều rộng nét đậm)
- Các gạch ngắn trong nét đứt khoảng 12d
- Các chấm trong nét gạch chấm mảnh < 0,5
- Các gạch trong nét chấm mảnh khoảng 12d với đường trục ngắn khoảng 24d với đường trục dài
- Các nét gạch chấm và gạch hai chấm phải được bắt đầu và kết thúc bằng các gạch và kẻ quá đường bao

một đoạn bằng 12d
- Hai trục vuông góc của đường tròn được vẽ bằng nét chấm mảnh
1.4 Chữ ,số
a) Khổ chữ :là giá trị được xác định bằng chiều cao chữ hoa tính bằng milimét,có các khổ chữ sau: 1,8 ; 2,5 ;
3,5 ; 5 ; 7 ; 10 ; 14 ; 20 mm.Chiều rộng của nét chữ phụ thuộc vào kiểu chữ và chiều cao của chữ
b) Kiểu chữ có nhiều kiểu chữ :
- Kiểu A đứng và kiểi A nghiêng d = 1/14h;
- Kiểu B đứng d= 1/10
- Kiểu b nghiêng d = 1/10h
1.5 Ghi kích thước
a) Đường kích thước: là đoạn thẳng được kẻ song song với đoạn thẳng đó và đường kích thước được vẽ bằng
nét liền mảnh.
b) Đường gióng: Đường gióng được vẽ bằng nét liền mảnh và vạch quá đường kích thước một đoạn ngắn
.Đường gióng kẻ vuông góc với đường kích thước.trường hợp đặc biệt cho phép kẻ xiên góc.
c) Con số kích thước:là chỉ số đo kích thước,đơn vị là milimét.Con số ghi kích thước phải được rõ ràng chính
xác.Chiều và độ dài phụ thuộc vào độ nghiêng của đường kích thước.
d) Các ký hiệu:Đường kính (Ø),bán kính (R); hình cầu ghi chữ “cầu” và dấu Ø hay R;
hình vuông ; độ dài cung tròn  .
3


4


Chương 2: VẼ HÌNH HỌC
Mục tiêu chương :
Sau khi học xong chương này người học có khả năng:
 Nắm được phương pháp dựng hình cơ bản:dựng đường thẳng song song,dựng đường thẳng vuông
góc,chia đều một đoạn thẳng,vẽ độ dốc độ côn
 Nắm được phương pháp vẽ nối tiếp:vẽ cung tròn nối tiếp hai đường thẳng,với đường thẳng với

cung tròn khác,với cung tròn nối tiếp hai cung tròn khác.
Nội dung:
2.1 Dựng hình cơ bản
2.1.1 Dựng đường thẳng song song
Cho một đường thẳng a và một điểm C ở ngoài đường thẳng a .Hãy vạch qua C đường thẳng b song song với
đường thẳng a.
a) Cách dựng bằng thước và compa
- Trên đường thẳng a lấy một điểm B tuỳ ý làm tâm ,vẽ cung tròn bán kính bằng đọan CB,cung tròn này cắt
đường thẳng a tại A
- Vẽ cung tròn tâm C ,bán kính CB và cung tròn tâm B bán kính CA ,hai cung tròn này cắt nhau tại D .
Nối CD,đó là đường thẳng b song song với đường thẳng a.
b) Cách dựng bằng thước và Êke : Dùng thước êke trượt lên thước (hoặc 2 êke trượt lên nhau ) để dựng các
đường thẳng song song với nhau
- Đặt một cạnh của êke trùng với thước thẳng a đã cho và áp sát cạnh của thước vào một cạnh khác êke
- Sau đó trượt dọc êke theo mép thước đến vị trí cạnh của êke đi qua điểm C
- Kẻ đường thẳng theo cạnh của eke đi qua điểm C ta được đường thẳng b
2.1.2 Dựng đường thẳng vuông góc
Cho một đường thẳng a và một điểm C ở ngoài đường thẳng a.Hãy vạch qua điểm C một đường thẳng vuông
góc với đường thẳng a
a) Cách dựng bằng thước và compa
- Lấy một điểm c làm tâm , vẽ cung tròn có bán kính lớn hơn khoản cách từ điểm c đến đường thẳng
a.cung tròn này cắt đường thẳng a tại hai điểm A và B
AB
- Lần lượt lấy A và B làm tâm , vẽ cung tròn có bán kính lớn hơn
.Hai cung tròn cắt nhau tại điểm D
2
- Nối C và D ,Cd là đường thẳng a thì cách vẽ cũng tương tự
b) Cách dựng bằng thước và êke
- Đặt một cạnh góc vuông của ê ke trùng với đường thẳng a đã cho và áp sát mép thước vào cạnh huyền của
êke

- Trượt êke đến vị trí sao cho cạnh kia của góc vuông của êke đi qua điểm C
- Vạch qua C đường thẳng theo cạnh góc vuông đó của êke
2.1.3 Chia đều một đoạn thẳng
a) Chia đôi một đoạn thẳng
- Dựng bằng thước và compa
- Dựng bằng thước và êke
b) Chia một đoạn thẳng ra nhiều phần bằng nhau
Chia đoạn thẳng AB thành 4 phần bằng nhau
- Từ đầu mút A (hoặc B ) vạch nữa đường thẳng Ax tuỳ ý Dùng compa đặt trên Ax bắt đầu từ A 4 đoạn
thẳng bằng nhau
AC / CD /  DE /  EF /
Nối điểm cuối F/ với điểm B ,dùng thước và eke trượt lân nhau để kẻ các đường song song với đường F/B
lần lượt đi qua điềm E/ ,D/.C/: chúng tại các điểm E.,D,C
5


2.1.4 Vẽ độ dốc và độ côn
a) Vẽ độ dốc
BC
i
tg
AC
- Từ điểm hạ đường vuông góc xuống đường CA.C là chân đường vuông góc
- Dùng compa đặt lên Cb kẻ từ C sáu đoạn thẳng mỗi đoạn bằng đoạn BC ta được điểm mút A
- Nối AB ta có đường thẳng AB là đường có độ dốc với đường thẳng
b)Vẽ độ côn
D d
K
 2tg
h

2.2 Vẽ nối tiếp.
2.2.1 Vẽ cung tòn nối tiếp với hai đường thẳng
Cho hai đường thẳng d1 và d2 cắt nhau hãy vẽ cung tròn bán kính R nối tiếp hai đường thẳng đó.
-Kẻ hai đường thẳng song song với d 1 và d2 và cách chúng một khoảng bằng bán kính R .Hai đường thẳng
vừa kẻ cắt nhau tại một điểm O đó là tâm nối tiếp
- Từ tâm O hạ đường vuông góc xuống d1 và d2 ta được hai điểm T1 và T2 đó là hai tiếp điểm
- Cung nối tyiếp là cung tròn T1,T2 tâm O bán kính R
2.2.2 Vẽ cung tròn nối tiếp với một đường thẳng và cung tròn khác
Cho cung tròn tâm O1 bán kính R1 và đường thẳng d vẽ cung tròn bán kính R nối tiếp với cung tròn O 1 và
đường thẳng d.Có hai trường hợp:cung nối tiếp,tiếp xúc ngoài và tiếp xúc trong với cung tròn tâm O1
a) trường hợp tiếp xúc ngoài
- Vẽ đường thẳng song song với đường thẳng d dã cho và cách d một khoảng bằng bán kính R
- Lấy O1 làm tâm vẽ cung tròn phụ bán kính bằng tổng hai bán kính :R+R 1 .Giao điểm của đường thẳng song
song với d và cung tròn phụ thuộc là tâm cung nối tiếp.
- Nối đường liên tâm OO1 ,đường này cắt O1 tại T1và hạ đường vuông góc Ođến đường thẳng dđược điểm T 2.
T1 và T2 là hai tiếp điểm .Cung T1 T2 tâm O bán kính R là cung nối tiếp
b) Trường hợp tiếp xúc trong
- Cách vẽ tương tương như trường hợp a và đường tròn phụ có bán kính bằng hiệu hai bán kính R-R1
2.2.3 Vẽ cung tròn nối tiếp với hai cung tròn khác
Cho hai cung tròn tâm O1 và O2 bán kính R1 và R2 .Hãy vẽ cung tròn bán kính R nối tiếp với hai cung tròn O 1
và O2
a) Trường hợp tiếp xúc ngoài :Cung nối tiếp tiếp xúc ngoài với hai đường tròn đã cho
b) Trường hợp tiếp xúc trong :cung nối tiếp tiếp xúc trong với hai đường đã cho
c) Trường hợp vừa tiếp xúc ngoài vừa tiếp xúc trong .cung nối tiếp tiếp xúc ngoài với một đường tròn đã
cho và tiếp xúc trong với đường tròn kia

6


Chương 3: HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC

Mục tiêu chương:
Sau khi học xong chương này người học có khả năng:
 Nắm được các phép chiếu
 Vẽ biểu diễn được hình chiếu vuông góc điểm ,đường thẳng,mặt phẳng.
 Vẽ được hình chiếu vuông góc của khối hình học,vật thể.
Nội dung:
3.1 Khái niệm về HCVG
3.1.1 Phép chiếu xuyên tâm
Nếu tất cả các tia chiếu đều đi qua một điểm S cố định gọi là tâm chiếu thì phép chiếu đó gọi là phép chiếu
xuyên tâm. A’gọi là hình chiếu xuyên tâm của điểm A trên mp P qua tâm S.hình 3-1

Hình 3-1
3.1.2 Phép chiếu song song
Nếu tất cả các tia chiếu không đi qua một điểm cố định mà song song với đường thẳng cố định l gọi là
phương chiếu và phép chiếu đó gọi là phép chiếu song song .Điểm A’ là giao điểm của đường thẳng đi qua A
và song song với phương chiếu l với mp P gọi là hình chiếu song song của điểm A trên mp hình chiếu (P)
phương chiếu l.hình 3-2

Hình 3-2
3.1.3 Phép chiếu vuông góc
-Nếu phương chiếu l vuông góc với mp chiếu P đó là phép chiếu vuông góc,H3-3

7


Hình 3-3
3.2 HCVG của điểm ,đường thẳng ,mặt phẳng .
a) Hình chiếu của điểm trên ba mp hình chiếu
Lấy ba mp vuông góc từng đôi một làm ba mp hình chiếu P1là mp hình chiếu đứng, P2 là mp hình chiếu
bằng và P3 là mp hình chíếu cạnh(hình 3-4) .Giao tuyến của từng cặp mp hình chiếu gọi là trục chiếu.Có

ba trục chiếu (Ox,OY,OZ).Giao điểm của ba trục chiếu gọi là điểm góc.Chiếu vuông góc điểm A lên ba mp
hình chiếu sẽ có A1trên P1; A2 trên P2 và A3 trên P3 : A3 hình chiếu cạnh của điểm A.

Hình 3-4
b) Hình chiếu của một đường thẳng(hình 3-5)
Muốn biểu diễn một đường thẳng chỉ cần biểu diễn hai điểm bất kỳ của một đường thẳng

Hình 3-5
8


c)

Hình chiếu của một mặt phẳng(hình 3-6)

Hình 3-6
3.3 HCVG của các khối hình học
3.3.1 Khối đa diện
Là khối hình họcđược giới hạn bằng các đa giác phẳng .Các đa giác đó gọi là các mặt của khối đa diện.Các
đỉnh và các cạnh của đa gíác gọi là các đỉnh và các cạnh của khối đa diện.(xem hình 3-7)

Hình 3-7
3.3.2 Khối tròn
a) Khối tròn :là khối hình học giới hạn bởi mặt tròn xoay hay giới hạn bởi một phần mặt tròn xoay và mp
Mặt tròn xoay: là mặt tạo bởi một đường bất kì được quay quanh một đường thẳng cố định gọi là đường sinh
của mặt tròn xoay.Đường thẳng cố định gọi là trục quay của mặt tròn xoay
- Nếu đường sinh là đường thẳng song song với trục quay,sẽ tạo thành mặt trụ tròn xoay(hình 3-8a)

Hình 3-8a
- Nếu đường sinh là đường thẳng cắt trục quay,sẽ tạo thành mặt nón tròn xoay (hình 3-9b)

9


-

Hình 3-9b
Nếu đường sinh là một nữa đường tròn,quay quanh trục quay là đường kính của nữa đường tròn đó sẽ tạo
thành mặt cầu (hình 3-9c)

Hình 3-9c
b)Hình trụ :hình khối tròn do một hình chữ nhật quay quanh một cạnh ,cạnh song song với trục quay tạo
thành mặt bên của hình trụ hai cạnh kia tạo thành hai mặt đáy (hình 3-10)

Hình 3-10
c)Hình nón:được xem như một khối tròn do một hình tam giác vuông quay quanh cạnh góc vuông của nó
tạo thành.cạnh góc vuông kia tạo thành mặt đáy.Cạnh huyền của tam giác vuông tạo thành mặt bên của
hình nón(hình 3-11)

10


Hình 3-11
d)Hình cầu:là khối hình học giới hạn bởi mặt cầu.Hình chiếu của hình cầu là hình tròn có đường kính
bằng đường kính hình cầu (hình 3-12)

Hình 3-12
3-5 HCVG của vật thể
Bài tập trang 64,65,66

11



Chương 4: HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO
Mục tiêu chương:
Sau khi học xong chương này người học có khả năng:
-Trình bày được hình chiếu trục đo xiên cân,vuông góc đều
- Nắm được cách dựng hình chiếu trục đo
Nội dung :
4.1

Khái niệm chung về hình chiếu trục đo.
- Hình chiếu trục đo thể hiện đồng thời trên hình biểu diễn cả ba hình chiếu của vật thể,nên hình biểu
diễn có tính lập thể nên gọi là hình ba chiều.
- Hình chiếu của ba trục toạ độ là ox,oy,oz gọi là các trục đo.
- Tỉ số giữa độ dài hình chiếu của một đoạn thẳng nằm trên trục toạ độ với độ dài đoạn thẳng đó gọi là
hệ số biến dạng của trục đo:
O A
 p là hệ số biến dạng theo trục đo O X 
OA
O B 
q là hệ số biến dạng theo trục đo O y 
OB
O C 
r là hệ số biến dạng theo trục đo Oz
OC

Hình 4-1
4.2 Hình chiếu trục đo xiên cân
Loại hình chiếu trục đo xiên cân có mp tọa độ XOYsong song vói mp hình chiếu P/ và hai trong ba hệ số
biến dạng bằng nhau (p = r ≠q) .Góc giữa các trục đo X / O / Y / = Y / O / Z = 1350 , X / O / Z / = 900 các hệ

số biến dạng p = r =1 ,q =0,5 .Như vậy trục O / Y / làm với đường nằm ngang một góc 450

12


Hình 4-2

4.3

Hình 4-3
Hình chiếu trục đo vuông góc đều
Loại hình chiếu trục đo vuông góc đều có vị trí các trục đo với các góc XO / Y / = Y / O / Z = X / O / Z / =1200
và các hệ số biến dạng theo của trục O / X / , O / Y / , O / Z / là p = q = r = 0,82.Để thuận tiện cho việc vẽ
người ta thường dùng hệ số biến dạng quy ước p = q = r = 1

Hình 4-4
4.4

Cách dựng hình chiếu trục đo
4.4.1 Trình tự vẽ hình chiếu trục đo như sau:
- Chọn hình chiếu trục đo và dùng êke và thước để xác định vị trí các trục đo
- Vẽ trước một mặt làm cơ sở vật mặt thể đặt trùng với mặt phẳng toạ độ
13


- Từ các đỉnh của mặt đã vẽ kẻ các đường thẳng song song với trục thứ ba.
- Căn cứ theo hệ số biến dạng ,đặt các đoạn thẳng lên đường đó
- Nối các điểm đã xác định và hoàn thành hình vẽ bằng nét liền mảnh
- Cuối cùng tô đậm
4.4.2 ví dụ :

a)Trường hợp vật thể là khối hình hộp
- cho ba hình chiếu của vật thể,vẽ hình chiếu trục đo trên trục toạ độ xiên cân (hình 4-5:hình 4-6)

Hình 4-5

Hình 4-6
b) Vẽ hình chiếu trục đo trên hệ trục vuông góc đều
14


đối vật thể có các mặt đối xứng,nên chọn các mặt đối xứng làm các mặt phẳng toạ độ

Hình 4-7

Hình 4-8
15


- Bài tập thực hành : bài tập 2,3 trang 85

16


Chương 5:GIAO TUYẾN
Mục tiêu chương:
Sau khi học xong chương này người học có khả năng:
- Nắm được giao tuyến giữa đường thẳng và mặt phẳng,giữa mặt phẳng và khối tròn .
- Vẽ được giao tuyến giữa mặt phẳng và khối đa diện ,giữa khối đa diện và khối tròn.
Nội dung:
5.1

Giao tuyến giữa đường thẳng và mặt phẳng .
Một đường thẳng cắt mặt phẳng khối hình học tạo thành mặt cắt và đường bao mặt cắt đó gọi là giao
tuyến của mp với khối hình học
5.2
Giao tuyến giữa mặt phẳng và khối tròn
Tuỳ theo vị trí của mp cắt đối với trục của hình trụ mà có các dạng giao tuyến sau:
- Nếu mp song song với trục của hình trụ thì giao tuyến là một hình chữ nhật (hình 5-5a)

Hình 5-5a

- Nếu mp vuông góc với trục của hình trụ ,thì giao tuyến là một đường tròn (hình 5-5b)

Hình 5-5b

17


- Nếu mp nghiêng với trục của hình trụ thì giao tuyến là một hình elip (hình 5-5c)

Hình 5-5c

5.3
Giao tuyến giữa mặt phẳng và khối đa diện .
Khối đa diện giới hạn bởi các đa giác phẳng ,nên giao tuyến của các mặt phẳng với khối đa diện là
một hình đa giác
- Để vẽ giao tuyến phải vận dụng tính chất của mp vuông góc với mp hình chiếu là hình chiếu
đường thẳng
- Vẽ hình chiếu cạnh của giao tuyến ta vẽ hình chiếu cạnh của từng điểm giao tuyến.

Hình 5-6

18


5.4

Giao tuyến giữa khối đa diện và khối tròn.
Giao tuyến của khối đa diện với khối tròn là giao tuyến các mặt của đa diện với mặt của khối tròn
Ví dụ: giao tuyến của khối hộp chữ nhật với khối trụ

-

Hình hộp chữ nhật có các mặt bên vuông góc với mp hình chiếu bằng nên hình chiếu bằng của
giao tuyến trùng với hình chiếu bằng của hình hộp
- Hình trụ có trục vuông góc với mp hình chiếu cạnh nên hình chiếu cạnh của giao tuyến trùng
với hìmh chiếu cạnh của hình trụ
Trong thực tế cũng gặp giao tuyến dạng này hình trụ vật thể có lỗ hình hộp

Bài tập thực hành : bài tập 1,2 trang 76,77

19


Chương 6 : HÌNH CẮT,MẶT CẮT
Mục tiêu chương:
Sau khi học xong chương này người học có khả năng:
 Nắm được phương pháp vẽ hình cắt và mặt cắt
 Trình bày được các ký hiệu của vật liệu
Nội dung:
Nội dung
6.1

Phương pháp hình cắt và mặt cắt
Để biểu diễn hình dạng bên trong vật thể ta dùng mp cắt tưởng tượng cắt ,chiếu lên mp chiếu song song mp
cắt ta được hình cắt (hình 6-1).

Hình 6-1
6.2
Ký hiệu vật liệu
- Các đường gạch gạch của mặt cắt phải kẽ song song với nhau và nghiêng 45 0so với đường bao hoặc
đường trục của hình biểu diễn(hình 6-2)

Hình 6-2
- .Nếu các đường nghiêng 45 có đường trùng với đường bao hoặc trùng với trục chính của mặt thì đường
gạch được phép kẽ 300 hay 600 (hình 6-3)
0

Hình 6-3
- Trên mọi hình cắt và mặt cắt khỏang cách giữa các đường gạch gạch giống nhau,khoảng cách đó có thể
lấy từ 2 mm đến 10 mm
20


- Các mặt cắt của các chi tiết đặt cạnh nhau thì đường gạch gạch của các mặt cắt đó được kẽ theo phương
khác nhau hoặc có khoảng cách khác nhau hoặc kẻ so le nhau(hình 6-4)

Hình 6-4
- Kí hiệu của gỗ,kính ,đặt trên các mặt cắt được vẽ bằng tay.(xem bảng 6.1)
Bảng 6-1 Ký hiệu vật liệu cắt
Vật liệu
Mặt cắt
Vật liệu

Kim loại
Gỗ dán

Phi
loại

kim

Vật liệu
trong suốt

Gỗ
cắt
ngang

Chất lỏng

Gỗ
dọc

Vật liệu
cách nhiệt

cắt

Mặt cắt

6.3
Hình cắt
6.3.1 Phân loại hình cắt

a)Chia theo mp cắt đối với mp hình chiếu cơ bản:
1) Hình cắt đứng::là hình cắt có mp cắt song song với mp hình chiếu đứng (hình 6-5)

21


Hình 6-5

22


2)Hình cắt bằng :là hình cắt có mp cắt song song với mp hình chiếu bằng(6-6)

Hình 6-6
3) Hình cắt cạnh :là hình cắt có mp cắt song song mp chiếu cạnh ví dụ hình 6-7

4) Hình cắt nghiêng:Có mp cắt không song song với mp hình chiếu cơ bản(hình 6-8)

Hình 6-8

23


b)Theo số lượng mp cắt (xem tài liệu)
1) Hình cắt bậc:Hình cắt sử dụng hai hoặc ba mp căt song song với nhau( hình 6-9)

Hình 6-9
2)Hình cắt xoay:là hình cắt có các mp cắt giao nhau(hình 6-10)
Hình 6-10
- Cách vẽ :Sau khi tưởng tượng cắt xong,ta xoay một mp và các phần tử có liên quan về trùng với mp kia rồi chiếu

lên mp chiếu
c) Chia theo phần vật thể bị cắt (xem tài liệu)
1) Hình cắt riêng phần là hình cắt một phần nhỏ để thể hiện bên trong vật thể.hình cắt này có thể đặt ngay ở vị
trí tương ứng với hình chiếu và được vẽ bằng nét dích dắc hoặc bằng nét lượng sóng(hình 6-11)
Hình 6-11
24


2)Hình cắt bán phần: Trên hình biểu diễn một nữa hình chiếu ghép với một nữa hình cắt.Quy định lấy trục đối
xứng của hình làm đường phân cách giữa phần hình chiếu và hình cắt.(hình 6-12)
*Trong trường hợp đặc biệt nếu có cạnh trùng với trục đối xứng thì dùng nét lượng sóng làm đường phân
cách.Nét này được vẽ lệch sang phần hình chiếu hay phần hình cắt tuỳ theo cạnh ở sau hay ở trước mp cắt.

Hình 6-12
6.4
Mặt cắt
6.4.1.Đn:Mặt cắt là hình biểu diễn các đường bao của vật thể nằm trên mp cắt khi tưởng tưọng dùng mặt
phẳng này cắt vật thể
6.4.2 Phân loại mặt cắt
a) Mặt cắt rời: là mặt cắt đặt ở ngoài hình biểu diễn tương ứng.Đường bao của mặt cắt rời vẽ bằng nét liền
đậm (hình 6-13)

Hình 6-13
b) Hình cắt chập: là hình cắt đặt ngay trên hình biểu diễn tương ứng .Đường bao của đường cắt chập vẽ
bằng nét liền mảnh

Hình 6-14
6.4.3.Ký hiệu và những quy ước về mặt cắt.
- Trường hợp mặt cắt chập hay mặt cắt rời không có trục đối xứng trùng với vết mp cắt hay đường kéo
dài của mp cắt thì chỉ cần vẽ nét cắt mũi tên chỉ hướng chiếu mà không cần ghi kí hiệu(hình 6-15)

- Nếu mặt phẳng cắt đi qua trục của lỗ tròn xoay hoặc phần lõm tròn xoay thì đường bao của lỗ hoặc
phần lõm đó được vẽ đầy đủ trên mặt cắt(hình 6-16)
25


×