Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Quy trình tiến hành thanh tra về An toàn - Vệ sinh lao động tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng số 14

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.67 KB, 34 trang )

Thanh tra lao động

Mục Lục
PHẦN 1:MỞ ĐẦU..........................................................................................................................1
1.

Lý do chọn đề tài..................................................................................................................1

2.

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................2

2.1.Mục tiêu.................................................................................................................................2
2.2.Nhiệm vụ................................................................................................................................2
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................................2

3.1. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................................2
3.2.Phương pháp nghiên cứu........................................................................................................2
PHẦN 2: NỘI DUNG......................................................................................................................3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH TIẾN HÀNH THANH TRA AN TỒN
VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỐ 14..................3
1.1.Một số khái niệm liên quan đến hoạt động thanh tra.........................................................3
1.1.1.Thanh tra..........................................................................................................................3
1.1.2.Phân biệt giữa thanh tra và kiểm tra................................................................................3
1.2. Các quyền trong hoạt động thanh tra lao động..................................................................5
1.3. Các cơng cụ thanh tra.............................................................................................................10
CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP THANH TRA AN TỒN VỆ SINH LAO
ĐỘNG TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỐ 14..............................................11
2.1. Tổng quan về Cơng ty.........................................................................................................11


2.2. Quy trình tiến hành thanh tra an tồn vệ sinh lao động tại Cơng ty Cổ phần Đầu tư xây
dựng số 14..................................................................................................................................12
2.2.1. Chuẩn bị thanh tra............................................................................................................12
2.2.2. Tiến hành thanh tra...........................................................................................................15
2.2.3. Kết thúc thanh tra tại Công ty..........................................................................................17
2.3.Đánh giá...............................................................................................................................17
2.3.1.Ưu điểm.............................................................................................................................17
2.3.2. Những hạn chế và tồn tại.................................................................................................18
CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP.................................................................................19
KẾT LUẬN....................................................................................................................................20
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................................
PHỤ LỤC


Thanh tra lao động

PHẦN 1:MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Như chúng ta đã biết,mục đích của lao động sản xuất là nhằm đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của đời sống con người.Trong đó,An tồn-Vệ sinh lao động là một lĩnh
vực không thể tách rời của lao động sản xuất,an toàn lao động là nhằm bảo vệ sức khỏe
và tính mạng của người lao động,như câu nói của Hồ Chí Minh” Phải đảm bảo an tồn
lao động, vì người lao động là vốn quý nhất”.Như vậy, để tạo cho mọi người đủ điều
kiện tham gia cơng tác An tồn-Vệ sinh lao động,đảm bảo cho người lao động và mọi
người an tồn trong mơi trường lao động,thì ngồi những chính sách cơ bản của nhà
nước,luật An toàn-Vệ sinh lao động không chỉ áp dụng cho những đơn vị sản xuất kinh
doanh mà còn áp dụng cho cả các đối tượng liên quan đến lao động.Cùng với các vấn
đề tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cao,các chế tài xử phạt đủ mạnh để đảm bảo
An toàn-vệ sinh lao động là sự cần thiết thành lập cơ quan thanh tra An toàn-Vệ sinh
lao động thuộc Bộ lao động - Thương binh và Xã hội

Theo Bộ lao động - Thương binh và Xã hội việc phối hợp nhằm mục đích đảm bảo
hiệu lực và hiệu quả công tác thanh tra lao động; đảm bảo hành vi vi phạm pháp luật
lao động phải được ngăn chặn và xử lý kịp thời; phát huy vai trò của các cơ quan, tổ
chức trong việc phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật lao động, đảm bảo
quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động; đảm bảo thực thi pháp luật về lao động, an
toàn, vệ sinh lao động, bảo vệ quyền của người lao động làm việc trong các cơ sở sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động vào ban đêm, ngoài giờ hành chính.Để việc thanh
tra thực hiện được dễ dàng và đúng quy trình được quy định theo pháp luật và đạt hiệu
quả tốt nhất,em xin chọn đề tài “Xây dựng quy trình tiến hành thanh tra về an tồn, vệ
sinh lao động tại công ty.

1


Thanh tra lao động

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.
2.1.Mục tiêu.
Việc xây dựng quy trình tiến hành một cuộc thanh tra về việc chấp hành quy định
của nhà nước về an toàn vệ sinh lao động hướng tới mục đích chung là kiểm tra và xử
lí các hành vi vi phạm pháp luật; phát hiện những sơ hở trong chính sách quản lí và
kiến nghị các biện pháp khắc phục; đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt
động quản lý Nhà nước và quan trọng là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan,
tổ chức và công dân.
2.2.Nhiệm vụ.
Mô tả, xây dựng chi tiết, cụ thể các bước tiến hành một cuộc thanh tra về an tồn
vệ sinh lao động đối với Cơng ty Cổ phần Đầu tư xây dựng số 14 chuẩn bị cho hoạt
động thanh tra được tiến hành theo một trình tự nhất định và đúng với pháp luật.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Được thực hiện đối với cá nhân và tổ chức thuộc Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng số

14
3.1. Phạm vi nghiên cứu.
Thực hiện vào tháng 10 năm 2018 tại công ty Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng
số 14 về vấn việc chấp hành pháp luật về vấn đề an toàn vệ sinh lao động.
3.2.Phương pháp nghiên cứu.
Căn cứ vào giáo trình đã tìm hiểu:
-Phương pháp định tính: thu thập thơng tin qua nghiên cứu tài liệu, bài giảng và các
văn bản pháp luật về thanh tra an toàn vệ sinh lao động.
-Phương pháp định lượng: thu thâp thông tin qua phỏng vấn người lao động đang làm
việc tại Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng số 14.

2


Thanh tra lao động
PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH TIẾN HÀNH THANH TRA AN
TỒN-VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
SỐ 14
1.1.Một số khái niệm liên quan đến hoạt động thanh tra.
1.1.1.Thanh tra.
Thanh tra (tiếng Anh là Inspect) xuất phát từ nguồn gốc La tinh (Inspectare) có
nghĩa là “nhìn vào bên trong”, chỉ một sự kiểm tra, xem xét từ bên ngoài đối với hoạt
động của một số đối tượng nhất định. Theo từ điển pháp luật Anh - Việt, thanh tra là
“sự kiểm soát, kiểm kê đối với đối tượng bị thanh tra”. Từ điển Luật học (tiếng Đức)
giải thích thanh tra “là sự tác động của chủ thể đến đối tượng đã và đang thực hiện
thẩm quyền được giao nhằm đạt được mục đích nhất định - sự tác động có tính trực
thuộc”. Theo Từ điển Tiếng Việt “thanh tra là kiểm tra, xem xét tại chỗ việc làm của
địa phương, cơ quan, xí nghiệp”. Với nghĩa này, thanh tra bao hàm kiểm tra nhằm
“xem xét và phát hiện ngăn chặn những gì trái với quy định”. Thanh tra thường đi kèm

với một chủ thể nhất định: “Người làm nhiệm vụ thanh tra” và “đặt trong phạm vi
quyền hành của một chủ thể nhất định”.
Từ những phân tích trên có thể khái qt khái niệm thanh tra như sau: “Thanh
tra là một chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước, là hoạt động kiểm tra, xem xét
việc làm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân; thường được thực hiện bởi một cơ
quan chuyên trách theo một trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, nhằm kết luận
đúng, sai, đánh giá ưu, khuyết điểm, phát huy nhân tố tích cực, phịng ngừa, xử lý các
vi phạm, góp phần hồn thiện cơ chế quản lý, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa,
bảo vệ lợi ích của Nhà nước, các quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá
nhân”.
1.1.2.Phân biệt giữa thanh tra và kiểm tra
Theo Từ điển Tiếng Việt thì “kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá,
nhận xét”. Có thể nói giữa hoạt động thanh tra và kiểm tra có mối quan hệ chặt chẽ,
gần gũi và có nhiều điểm giao thoa nhau. Bởi vì kiểm tra và thanh tra đều là những
3


Thanh tra lao động
công cụ quan trọng, một chức năng chung của quản lý nhà nước, là hoạt động mang
tính chất phản hồi của “chu trình quản lý”. Qua kiểm tra, thanh tra, các cơ quan quản lý
nhà nước có thể phân tích, đánh giá, theo dõi q trình thực hiện các mục tiêu, nhiệm
vụ quản lý đề ra. Đây là mối quan hệ đan chéo nhau. Nếu hiểu theo nghĩa rộng thì
thanh tra là một loại hình đặc biệt của kiểm tra, ngược lại nếu hiểu theo nghĩa hẹp,
thanh tra lại bao hàm cả kiểm tra. Các hoạt động thao tác nghiệp vụ trong một cuộc
thanh tra như việc kiểm tra sổ sách, tài liệu của đối tượng thanh tra; so sánh đối chiếu,
đánh giá tài liệu, chứng cứ thu thập được trong q trình thanh tra…đó là kiểm tra.
Chính vì vậy trong thực tiễn, nhiều người trong đó có cả một số Cơng ty thường hay
nhầm lẫn, đồng nhất kiểm tra với thanh tra. Tuy nhiên với tư cách là một hoạt động độc
lập, kiểm tra có nhiều điểm khác biệt với thanh tra:
Một là về chủ thể tiến hành: Giữa kiểm tra và thanh tra có một mảng giao thoa

về chủ thể, đó là Nhà nước. Nhà nước tiến hành cả hoạt động thanh tra và kiểm tra. Tuy
nhiên, chủ thể của kiểm tra rộng hơn của thanh tra rất nhiều. Trong khi chủ thể tiến
hành thanh tra phải là Nhà nước, thì chủ thể tiến hành kiểm tra có thể là Nhà nước hoặc
có thể là chủ thể phi nhà nước, chẳng hạn như hoạt động kiểm tra của một tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị- xã hội (Đảng, Cơng đồn, Mặt trận, Đồn thanh niên...),
hay như hoạt động kiểm tra trong nội bộ một Cơng ty.
Hai là về mục đích thực hiện: Mục đích của thanh tra bao giờ cũng rộng hơn,
sâu hơn đối với các hoạt động kiểm tra. Đặc biệt, đối với các cuộc thanh tra để giải
quyết khiếu nại, tố cáo thì sự khác biệt về mục đích, ý nghĩa giữa hoạt động thanh tra
và kiểm tra càng rõ hơn nhiều, bởi: thông thường khiếu nại, tố cáo phản ánh sự bức
xúc, bất bình của nhân dân trước những việc mà nhân dân cho là quyền và lợi ích hợp
pháp của mình bị vi phạm cho nên mục đích của hoạt động thanh tra khơng cịn chỉ là
xem xét, đánh giá một cách bình thường nữa.
Ba là về phương pháp tiến hành: Với mục đích rõ ràng hơn, rộng hơn, khi tiến
hành thanh tra, Đoàn thanh tra cũng áp dụng những biện pháp nghiệp vụ sâu hơn, đi

4


Thanh tra lao động
vào thực chất đến tận cùng của vấn đề như: xác minh, thu thập chứng cứ, đối thoại,
chất vấn, giám định...
Đặc biệt, quá trình thanh tra các Đồn thanh tra cịn có thể áp dụng những biện
pháp cần thiết để phục vụ thanh tra theo quy định của pháp luật về thanh tra để tác
động lên đối tượng bị quản lý.
Bốn là về phạm vi hoạt động: Phạm vi hoạt động kiểm tra thường theo bề rộng,
diễn ra liên tục, ở khắp nơi với nhiều hình thức phong phú, mang tính quần chúng.
Phạm vi hoạt động thanh tra thường hẹp hơn hoạt động kiểm tra.
Năm là về thời gian tiến hành: Trong hoạt động thanh tra thường có nhiều vấn
đề phải xác minh, đối chiếu rất cơng phu, nhiều mối quan hệ cần được làm rõ, cho nên

phải sử dụng thời gian nhiều hơn so với kiểm tra.
Thanh tra và kiểm tra tuy có sự phân biệt nhưng chỉ là tương đối. Khi tiến hành
cuộc thanh tra, thường phải tiến hành nhiều thao tác nghiệp vụ đó thực chất là kiểm tra.
Ngược lại, đôi khi tiến hành kiểm tra để làm rõ vụ việc, lại lựa chọn được nội dung
thanh tra. Kiểm tra và thanh tra là hai khái niệm khác nhau nhưng có liên hệ qua lại,
gắn bó. Do vậy, khi nói đến một khái niệm người ta thường nhắc đến cả cặp với tên gọi
là thanh tra, kiểm tra hay kiểm tra, thanh tra.
 Quy trình
Theo từ điển tiếng Việt thì quy trình là trình tự phải tuân theo để tiến hành một
công việc nào đó. Quy trình thanh tra là các bước tiến hành một cuộc thanh tra theo
một trình tự quy định.
 Phương pháp
Theo từ điển tiếng Việt: Phương pháp là lề lối, là cách thức phải theo để tiến
hành công tác với kết quả tốt nhất.Phương pháp thanh tra là cách thức để tiến hành một
cuộc thanh tra đạt kết quả tốt nhất.
1.2. Các quyền trong hoạt động thanh tra lao động

5


Thanh tra lao động
 Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng đồn thanh tra
Trưởng đồn thành tra là người có vị trí, vai trị quan trọng trong q trình hoạt
động của Đoàn thanh tra và quyết định chất lượng cuộc thanh tra. Vì vậy, Luật Thanh
tra năm 2004 đã trao cho Trưởng đoàn thanh tra những quyền hạn lớn trong quá trình
tiến hành thanh tra. Song để đáp ứng yêu cầu thực tiễn của công tác thanh tra, Luật
Thanh tra năm 2010 còn bổ sung thêm một số nhiệm vụ, quyền hạn mạnh mẽ hơn cho
người đứng đầu Đoàn thanh tra: “Yêu cầu tổ chức tín dụng nơi đối tượng thanh tra có
tài khoản phong toả tài khoản đó để phục vụ việc thanh tra khi có căn cứ cho rằng đối
tượng thanh tra có hành vi tẩu tán tài sản”. Bên cạnh đó cịn xác định rõ trách nhiệm

của Trưởng đoàn phải “báo cáo với người ra quyết định thanh tra về kết quả thanh tra
và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của báo cáo đó”.
Trong q trình thanh tra, Trưởng đồn thanh tra có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
-Tổ chức, chỉ đạo các thành viên Đoàn thanh tra thực hiện đúng nội dung quyết định
thanh tra.
-Kiến nghị với người ra quyết định thanh tra áp dụng biện pháp thuộc nhiệm vụ, quyền
hạn của người ra quyết định thanh tra quy định tại Điều 48 của Luật này để bảo đảm
thực hiện nhiệm vụ được giao;
-Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải
trình về vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra; khi cần thiết có thể tiến hành kiểm kê
tài sản liên quan đến nội dung thanh tra của đối tượng thanh tra;
-u cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thơng tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh
tra cung cấp thơng tin, tài liệu đó;
- u cầu người có thẩm quyền tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép sử dụng trái pháp luật
khi xét thấy cần ngăn chặn ngay việc vi phạm pháp luật hoặc để xác minh tình tiết làm
chứng cứ cho việc kết luận, xử lý;

6


Thanh tra lao động
- Yêu cầu tổ chức tín dụng nơi đối tượng thanh tra có tài khoản phong tỏa tài khoản đó
để phục vụ việc thanh tra khi có căn cứ cho rằng đối tượng thanh tra có hành vi tẩu tán
tài sản;
- Quyết định niêm phong tài liệu của đối tượng thanh tra khi có căn cứ cho rằng có vi
phạm pháp luật;
- Tạm đình chỉ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền đình chỉ việc làm khi xét thấy việc
làm đó gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp
của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
- Kiến nghị người có thẩm quyền tạm đình chỉ việc thi hành quyết định kỷ luật, thuyên

chuyển công tác, cho nghỉ hưu đối với người đang cộng tác với cơ quan thanh tra nhà
nước hoặc đang là đối tượng thanh tra nếu xét thấy việc thi hành quyết định đó gây trở
ngại cho việc thanh tra;
- Báo cáo với người ra quyết định thanh tra về kết quả thanh tra và chịu trách nhiệm về
tính chính xác, trung thực, khách quan của báo cáo đó.
Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Trưởng đoàn thanh tra phải chịu trách
nhiệm trước người ra quyết định thanh tra và trước pháp luật về hành vi, quyết định
của mình.
Đối với Trưởng đồn thanh tra chun ngành cịn có thêm 02 quyền hạn sau:
- Lập biên bản về việc vi phạm của đối tượng thanh tra;
- Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành
chính;
 Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Đoàn thanh tra
Về cơ bản, nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Đoàn thanh tra được kế thừa các
quy định của Luật Thanh tra năm 2004. Tuy nhiên, Luật thanh tra năm 2010 không
phân biệt nhiệm vụ, quyền hạn giữa các thành viên Đoàn thanh tra là cán bộ thanh tra,

7


Thanh tra lao động
cộng tác viên thanh tra mà giao cho họ những nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều
47 Luật Thanh tra.
- Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân cơng của Trưởng đồn thanh tra.
- u cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải
trình về vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thơng tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu đó.
- Kiến nghị Trưởng đồn thanh tra áp dụng biện pháp thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của
Trưởng đoàn thanh tra quy định tại Điều 46 của Luật này để bảo đảm thực hiện nhiệm
vụ được giao.

-Kiến nghị việc xử lý về vấn đề khác liên quan đến nội dung thanh tra.
-Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao với Trưởng đoàn thanh tra, chịu trách
nhiệm trước Trưởng đoàn thanh tra và trước pháp luật về tính chính xác, trung thực,
khách quan của nội dung đã báo cáo.
-Đối với thành viên Đoàn thanh tra, Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm
vụ thanh tra chun ngành cịn có thêm quyền hạn: Xử phạt vi phạm hành chính theo
quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
 Nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra
Điều 48 của Luật Thanh tra quy định các nhiệm vụ, quyền hạn của người ra
quyết định trong quá trình thanh tra, đó là các biện pháp phục vụ việc chỉ đạo hoạt
động của Đoàn thanh tra; yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu làm chứng cứ cho việc
xem xét, đánh giá; phục vụ việc ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm, hành vi cản trở
chống đối; phục vụ việc kiến nghị để xử lý đối với hành vi vi phạm, người có hành vi
vi phạm và các biện pháp hỗ trợ khác. Mỗi biện pháp được thực hiện phải đặt trong
điều kiện nhất định và phải tuân thủ theo quy trình nhất định. Điều này có nghĩa là
trong q trình thanh tra từ khi bắt đầu tới khi kết thúc, người ra quyết định thanh tra
phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để thực hiện các quyền hạn của mình một cách

8


Thanh tra lao động
đúng đắn theo quy định của pháp luật, phịng ngừa, ngăn chặn tình trạng sử dụng quyền
hạn một cách tuỳ tiện, thiếu căn cứ.
Người ra quyết định thanh tra có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát Đoàn thanh tra thực hiện đúng nội dung quyết định thanh
tra;
- Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải
trình về vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thơng tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra cung cấp thơng tin, tài liệu đó;

- Trưng cầu giám định về vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra;
- Yêu cầu người có thẩm quyền tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép sử dụng trái pháp luật
khi xét thấy cần ngăn chặn ngay việc vi phạm pháp luật hoặc để xác minh tình tiết làm
chứng cứ cho việc kết luận, xử lý;
- Tạm đình chỉ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền đình chỉ việc làm khi xét thấy việc
làm đó gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp
của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
- Yêu cầu tổ chức tín dụng nơi đối tượng thanh tra có tài khoản phong tỏa tài khoản đó
để phục vụ việc thanh tra khi có căn cứ cho rằng đối tượng thanh tra tẩu tán tài sản,
không thực hiện quyết định thu hồi tiền, tài sản của Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà
nước hoặc của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước;
- Kiến nghị người có thẩm quyền tạm đình chỉ việc thi hành quyết định kỷ luật, thuyên
chuyển công tác, cho nghỉ hưu đối với người đang cộng tác với cơ quan thanh tra nhà
nước hoặc đang là đối tượng thanh tra nếu xét thấy việc thi hành quyết định đó gây trở
ngại cho việc thanh tra;
- Kiến nghị người có thẩm quyền tạm đình chỉ cơng tác và xử lý đối với cán bộ, công
chức, viên chức cố ý cản trở việc thanh tra hoặc không thực hiện yêu cầu, kiến nghị,
quyết định thanh tra;
9


Thanh tra lao động
- Quyết định xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử lý kết quả
thanh tra; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quyết định xử lý về thanh tra;
- Quyết định thu hồi tiền, tài sản bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép hoặc bị thất thoát do
hành vi vi phạm pháp luật của đối tượng thanh tra gây ra;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến trách nhiệm của Trưởng đoàn thanh tra, các
thành viên khác của Đoàn thanh tra;
- Đình chỉ, thay đổi Trưởng đồn thanh tra, thành viên Đồn thanh tra khi khơng đáp
ứng được u cầu, nhiệm vụ thanh tra hoặc có hành vi vi phạm pháp luật hoặc là người

thân thích với đối tượng thanh tra hoặc vì lý do khách quan khác mà khơng thể thực
hiện nhiệm vụ thanh tra;
- Kết luận về nội dung thanh tra;
- Chuyển hồ sơ vụ việc vi phạm pháp luật sang cơ quan điều tra khi phát hiện có dấu
hiệu của tội phạm, đồng thời thơng báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp biết.
Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, người ra quyết định thanh tra phải
chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.
-Đối với người ra quyết định thanh tra chun ngành khơng có quyền hạn: d) Yêu cầu
người có thẩm quyền tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép sử dụng trái pháp luật khi xét thấy
cần ngăn chặn ngay việc vi phạm pháp luật hoặc để xác minh tình tiết làm chứng cứ
cho việc kết luận, xử lý
1.3. Các công cụ thanh tra
 Phiếu tự kiểm tra
Bộ luật Lao động được Quốc hội khóa 13 thơng qua ngày 18/6/2012, có hiệu lực thi
hành từ ngày 01/5/2013 gồm 17 chương và 242 điều.
Trong 242 điều của Bộ luật Lao động có 191 điều quy định điều chỉnh hành vi của
người sử dụng lao động và người lao động, chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực: hợp
đồng lao động; đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thể; tiền lương; thời giờ
10


Thanh tra lao động
làm việc, nghỉ ngơi; an toàn lao động, vệ sinh lao động; kỷ luật lao động, trách nhiệm
vật chất; lao động đặc thù...
Ý nghĩa của việc ban hành và sử dụng phiếu tự kiểm tra việc thực hiện pháp luật
lao động tại Công ty là nhằm hướng tới mục tiêu: Nâng cao ý thức chấp hành luật pháp
về lao động của Công ty, cơ sở sản xuất kinh doanh và đổi mới hoạt động nhằm nâng
cao hiệu quả và hiệu lực của thanh tra nhà nước về lao động. Chính vì vậy nội dung
của phiếu tự kiểm tra chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực: hợp đồng lao động; đối thoại
tại nơi làm việc, thương lượng tập thể; tiền lương; thời giờ làm việc, nghỉ ngơi; an toàn

lao động, vệ sinh lao động; kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất; lao động đặc thù,
tranh chấp lao động và nghĩa vụ báo cáo định kỳ của người sử dụng lao động.
Về cách thức triển khai Phiếu tự kiểm tra: Hàng năm, căn cứ vào đặc điểm kinh tế của
từng địa phương và định hướng thanh tra của ngành và Thanh tra Bộ, Thanh tra Sở lựa
chọn Công ty để phát Phiếu tự kiểm tra (tối thiểu 100 Phiếu/TTV), sau đó tiến hành thu
hồi, xử lý Phiếu.
Lưu ý: Các Công ty không báo cáo và không gửi Phiếu về Thanh tra Sở là những đơn
vị được lựa chọn đi thanh tra trực tiếp. Đối với các Công ty chấp hành tốt việc ghi
Phiếu và báo cáo thì không tiến hành thanh tra mà chỉ gửi văn bản kiến nghị sau khi
tổng hợp Phiếu.
 Các công cụ thanh tra khác
- Các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động thanh tra: Máy tính xách tay, máy ảnh, máy
ghi âm, các máy chuyên dụng…
- Các văn bản Luật và văn bản hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ:
Hệ thống văn bản về lĩnh vực thanh tra hiện nay về cơ bản đã được xây dựng hoàn
chỉnhvà đồng bộ.

11


Thanh tra lao động
CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP THANH TRA AN TỒN VỆ
SINH LAO ĐỘNG TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỐ 14
2.1. Tổng quan về Cơng ty
-CƠNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỐ 14 là Công ty nhà nước được thành
lập năm 1979 và đến ngày 01/02/1999 được Nhà nước Việt Nam xếp hạng "Công ty
Hạng 1". Năm 2005 Công ty chuyển sang hình thức Cơng ty Cổ phần theo quyết định
số 2404/QĐ-BXD ngày 30/12/2005 của Bộ Xây Dựng. Hoạt động theo giấy phép đăng
ký kinh doanh số 4103004297 do Sở Kế hoạch Đầu tư Tp.HCM cấp ngày 25/01/2006.
Địa chỉ trụ sở chính: Số 08 Phạm Ngọc Thạch, P.6, Q.3, Tp.HCM

Số Fax: (84) 28 38293714
Số điện thoại: (84) 28 38290039
Website:
E-Mail:
2.2. Quy trình tiến hành thanh tra an tồn vệ sinh lao động tại Công ty Cổ phần
Đầu tư xây dựng số 14
2.2.1. Chuẩn bị thanh tra
 Chuẩn bị điều kiện cho cuộc thanh tra
- Bố trí cán bộ làm trưởng đồn, phó đồn (nếu cần), đồn viên tham gia đồn thanh tra
hoặc thanh tra viên độc lập. Đối với các cuộc thanh tra cần có đơn vị, cơ quan ngồi
tham gia là thành viên hoặc cộng tác viên thì lãnh đạo thanh tra làm việc trực tiếp với
đơn vị, cơ quan đó để có được cán bộ chun mơn, nghiệp vụ phù hợp tham gia đồn
thanh tra.
- Thu thập thơng tin về Công ty
Trong công tác chuẩn bị thanh tra, việc đầu tiên cần thu thập các thông tin về Cơng ty
Cổ phần Đầu tư xây dựng số 14,loại hình sản xuất kinh doanh, địa điểm của Công ty,
ngành nghề sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, cần thu thập các báo cáo về tình hình thực
12


Thanh tra lao động
hiện các quy định pháp luật lao động; các tài liệu về vi phạm lao động của Công ty,
phiếu tự kiểm tra thực hiện pháp luật lao động hoặc tài liệu về các cuộc đình cơng, giải
quyết tranh chấp lao động; các khiếu nại, tố cáo về lao động (nếu có).
- Chuẩn bị hồ sơ tài liệu
Tuỳ theo yêu cầu, nội dung của cuộc thanh tra để chuẩn bị các văn bản như Luật, Nghị
định, Thông tư, Chỉ thị, Quyết định; các văn bản quy phạm an toàn kỹ thuật, vệ sinh
lao động, các hồ sơ thiết kế máy, thiết bị có liên quan đến yêu cầu, nội dung thanh tra.
- Dự trù kinh phí phương tiện
Máy, thiết bị, máy ảnh, máy ghi âm và chuẩn bị các điều kiện khác cho cuộc thanh tra.

 Quyết định thanh tra
Quyết định thanh tra là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành (ở Bộ là
lãnh đạo Bộ hoặc Chánh thanh tra Bộ ký, ở Sở là lãnh đạo Sở hoặc Chánh thanh tra Sở
ký).
Việc ban hành Quyết định thanh tra thường dựa vào những căn cứ:
- Chương trình, kế hoạch thanh tra đã được lãnh đạo phê duyệt;
- Theo yêu cầu, chỉ thị của cấp trên;
- Yêu cầu giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền;
- Có vấn đề phát sinh cần tiến hành thanh tra;
- Thông tin đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng;
- Các báo cáo của thanh tra viên phụ trách vùng
- Lực lượng cán bộ, thanh tra viên của đơn vị thanh tra;
Quyết định thanh tra là cơ sở pháp lý để tiến hành thanh tra. Do vậy, văn bản quyết
định thanh tra cần có các nội dung:
- Căn cứ ra quyết định thanh tra;
13


Thanh tra lao động
- Tên Công ty, đơn vị được thanh tra; Nội dung thanh tra; thời hạn tiến hành cuộc thanh
tra;
- Họ, tên, chức vụ của trưởng đồn, phó đoàn (nếu cần thiết) và đoàn viên đoàn thanh
tra;
- Nhiệm vụ của đoàn thanh tra;
- Đơn vị, cá nhân chịu trách nhiệm thi hành quyết định thanh tra.
 Lập kế hoạch tiến hành thanh tra
Trưởng đoàn thanh tra căn cứ nội dung ghi trong quyết định thanh tra để xây dựng kế
hoạch tiến hành cuộc thanh tra nhằm đảm bảo cho hoạt động của đoàn thanh tra nhịp
nhàng, đạt hiệu quả cao nhất.
Kế hoạch thanh tra cần nêu rõ thời gian bắt đầu và kết thúc thanh tra, chi tiết các công

việc phải làm; những vấn đề phải kiểm tra, xác minh? thực hiện công việc, xác minh
vấn đề ấy ở đâu? thuộc bộ phận nào? người thực hiện công việc, vấn đề đó ? thực hiện
trong thời gian nào? Điều kiện, phương tiện kinh phí đảm bảo thực hiện?
 Đề cương thanh tra
Đề cương thanh tra là văn bản được ban hành kèm theo quyết định thanh tra; cụ thể hoá
nội dung của quyết định thanh tra, do thanh tra Bộ hoặc Sở ban hành. Đề cương thanh
tra được gửi cho Công ty trước khi tiến hành thanh tra.
Tập huấn cho đồn thanh tra:
Tuỳ theo tính chất, u cầu, nội dung chuyên đề thanh tra, quy mô cuộc thanh tra để tổ
chức tập huấn cho đồn thanh tra.
Ví dụ: Cuộc thanh tra có nơi dung phức tạp, thành phần đồn thanh tra có cán bộ nhiều
đơn vị tham gia hoặc chuyên đề thanh tra là những vấn đề mới... thì cần tổ chức tập
huấn cho đồn thanh tra để nhận thức đúng nhiệm vụ, cơng việc cần làm. Có thể mời
các chuyên gia tập huấn cho đoàn.

14


Thanh tra lao động
Trong quá trình chuẩn bị quyết định thanh tra, lập kế hoạch thanh tra, xây dựng đề
cương thanh tra, tổ chức tập huấn cho đoàn thanh tra; thủ trưởng đơn vị thanh tra,
trưởng đoàn thanh tra cần xem xét, cân nhắc theo tính chất, yêu cầu, nội dung, các điều
kiện đảm bảo cho cuộc thanh tra để chuẩn bị các nội dung trên cho phù hợp, thống
nhất.
 Gửi quyết định thanh tra, đề cương thanh tra cho đối tượng thanh tra:
Việc gửi quyết định, đề cương thanh tra cho Công ty, đơn vị sẽ tiến hành thanh tra là
tuỳ theo tính chất, nội dung của mỗi cuộc thanh tra. Nếu là cuộc thanh tra theo kế
hoạch, chương trình thì trưởng đồn thanh tra gửi quyết định, đề cương cho Công ty,
đơn vị trước 7 ngày để đơn vị chuẩn bị báo cáo. Nếu là thanh tra đột xuất, hoặc thanh
tra giải quyết khiếu nại, tố cáo thì không cần gửi trước cho đối tượng thanh tra.

2.2.2. Tiến hành thanh tra
 Cơng bố quyết định thanh tra
Trưởng đồn thanh tra cần làm việc cụ thể với Công ty để tổ chức họp công bố quyết
định thanh tra theo đúng quy định của pháp luật.
Thành phần tham gia họp cơng bố quyết định thanh tra bao gồm: Trưởng đồn, phó
đồn, các đồn viên của đồn thanh tra; giám đốc, thủ trưởng đơn vị hoặc đại diện
người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật
Trưởng đoàn thanh tra đọc quyết định thanh tra; đồng thời nêu rõ mục đích, yêu cầu,
nội dung, phương pháp và thời hạn thanh tra.
Trưởng đoàn thanh tra cũng nêu cụ thể nghĩa vụ, trách nhiệm của Công ty trong việc
thực hiện các nôi dung , yêu cầu của cuộc thanh tra.
 Đoàn thanh tra nghe báo cáo
Thành phần tham dự cuộc họp như cuộc họp cơng bố quyết định thanh tra. Đồn thanh
tra nghe Giám đốc, thủ trưởng đơn vị hoặc đại diện người sử dụng lao động báo cáo
tình hình thực hiện pháp luật lao động của đơn vị (báo cáo bằng văn bản theo đề cương
15


Thanh tra lao động
thanh tra). Ngoài những nội dung nêu trong bản báo cáo, người đại diện của Công ty
tham gia cuộc họp có thể nêu thêm các chi tiết làm rõ việc chấp hành pháp luật lao
động của Công ty, đơn vị. Đoàn thanh tra trao đổi, chất vấn những vấn đề cần thiết để
làm rõ những chi tiết trong báo cáo của Công ty.
 Tiến hành kiểm tra sổ sách, hồ sơ, tài liệu, thiết bị, máy, xác minh các nội
dung theo đề cương thanh tra
Đây là khâu quyết định chất lượng cuộc thanh tra. Do vậy, cần phải thực hiện đầy đủ
các nội dung của đề cương; thu thập các thông tin, chứng cứ; kiểm tra, đối chiếu, so
sánh, phân tích một cách khoa học để đảm bảo cơ sở cho kết luận đúng việc thực hiện
pháp luật của Cơng ty.
- Trưởng đồn thanh tra căn cứ yêu cầu, nội dung, thời gian, kế hoạch cuộc thanh tra và

tình hình thực hiện pháp luật lao động của đơn vị, Cơng ty để bố trí cán bộ, lập tiến độ
thanh tra phù hợp. Đoàn viên đoàn thanh tra cần vận dụng chuyên môn, nghiệp vụ để
kiểm tra, xác minh, lập biên bản làm rõ những nội dung, phần việc được trưởng đoàn
thanh tra giao. Đối với những sự việc vi phạm quy định pháp luật lao động thì phải
lập biên bản theo mẫu biên bản vi phạm hành chính về pháp luật lao động, để làm cơ
sở cho việc xử phạt hành chính về vi phạm pháp luật lao động, lưu ý: chỉ những người
có thảm quyền xử phạt vi phạm hành chính về pháp luật lao động mới có thẩm quyền
lập biên bản vi phạm hành chính về pháp luật lao động. Quá trình kiểm tra, xác minh
có thể sử dụng bản kiểm (check list), đồng thời sử dụng các loại mẫu biểu theo quy
định.
- Trưởng đoàn thanh tra phải luôn theo dõi tiến độ thực hiện cơng việc của từng thành
viên trong đồn; giải quyết kịp thời các vướng mắc (nếu có); điều hành các hoạt động
của đoàn theo đề cương, kế hoạch thanh tra.
- Đối với các Công ty lần đầu tiên đến thanh tra thì cần cố gắng có được đánh giá tổng
quan về Cơng ty, tìm hiểu quy trình sản xuất, bố trí lao động, các loại thiết bị máy móc,
hệ thống điện… các điều kiện về bảo hộ, an toàn lao động...
16


Thanh tra lao động
- Việc kiểm tra hồ sơ, sổ sách hoặc các tài liệu liên quan đến tiền lương, thời giờ làm
việc ngoài giờ, thời gian nghỉ giữa ca, thời gian nghỉ phép... hoặc kiểm tra về điều kiện
làm việc, bảo hộ, an tồn, vệ sinh lao động... thì thanh tra viên có thể tiến hành một
mình khơng cần có đại diện của chủ sử dụng lao động.
- Tuỳ theo tính chất, mục đích, nội dung cuộc thanh tra mà Thanh tra viên tiến hành
kiểm tra hồ sơ, sổ sách trước hoặc kiểm tra nơi làm việc của người lao động, kiểm tra
các thiết bị máy móc, thiết bị, trang bị bảo hộ lao động…
- Quá trình kiểm tra hồ sơ, tài liệu số liệu ghi chép hoặc thiết bị, máy, điều kiện an
toàn, vệ sinh lao động ... thanh tra viên cần so sánh, đối chiếu với báo cáo của giám đốc
Công ty để ghi nhận những điều thực hiện đúng hoặc chưa đúng pháp luật của Công ty.

Đối với những vấn đề Công ty thực hiện chưa đúng thanh tra viên cần đi sâu tìm hiểu,
tìm nguyên nhân để tư vấn giúp Công ty khắc phục. Đối với thanh tra các vụ giải quyết
khiếu nại, tố cáo về lao động cần xác minh nhân chứng, vật chứng, nghe ý kiến của các
cơ quan, bộ phận liên quan làm rõ các nội dung khiếu nại, tố cáo; để kết luận rõ đúng,
sai; nguyên nhân sai phạm… làm cơ sở cho việc xử lý được chuẩn xác, tâm phục, khẩu
phục.
2.2.3. Kết thúc thanh tra tại Công ty
Kết thúc việc kiểm tra, xác minh, Trưởng đoàn thanh tra xem xét, rà sốt lại tồn bộ nội
dung cơng việc kiểm tra, xác minh trước khi tổ chức làm việc với đại diện Công ty thông
qua kết quả thanh tra.

2.3.Đánh giá.
2.3.1.Ưu điểm.
-Việc thực hiện cuộc thanh tra theo kế hoạch sẽ tạo thuận lợi cho Đồn thanh tra chủ
động, bố trí được thời gian và lực lượng trong quá trình tiến hành thanh tra tại Công ty
Cổ phần Đầu tư xây dựng số 14
-Trên cơ sở Luật Thanh tra, nhiều văn bản pháp quy đã được ban hành để tiến tới hoàn
thiện hoạt động của hệ thống thanh tra. Kết quả đạt được là đã phát hiện hành vi vi
phạm luật pháp về lao động và đưa ra các kiến nghị để các cơ sở thực hiện đúng chính
sách chế độ trong các lĩnh vực lao động xã hội. Đề xuất nhiều vấn đề về chính sách lao
17


Thanh tra lao động
động, xã hội được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chấp nhận để chỉ đạo chung
hoặc được pháp luật hoá thành những văn bản pháp quy hiện hành.
-Tổ chức đào tạo nâng cao trình độ, nghiệp vụ thanh tra cho cán bộ thanh tra: Tiêu
chuẩn về đạo đức, phẩm chất, chuyên môn nghiệp vụ của thanh tra viên đã được quy
định trong Luật Thanh tra năm 2010. Hàng năm Thanh tra Bộ đã tổ chức được nhiều
lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành Lao động – Thương binh và

Xã hội cho thanh tra viên trong cả nước đảm bảo không có thanh tra viên nào khơng
được tập huấn nghiệp vụ trước khi làm nhiệm vụ là trưởng đoàn thanh tra hay được
giao nhiệm vụ tiến hành thanh tra độc lập.
2.3.2. Những hạn chế và tồn tại
Nhìn chung, các thanh tra viên đã có nhiều nỗ lực trong việc tiến hành các cuộc thanh
tra nhằm tăng số lượng và tần suất các cuộc thanh tra hàng năm. Các cuộc thanh tra tại
doanh nghiệp theo kế hoạch thanh tra đã tránh việc trùng lặp trong cùng một thời gian,
cùng một nội dung có nhiều đồn thanh tra đến doanh nghiệp, hay trong thời gian quá
dài doanh nghiệp không được thanh tra dẫn đến lơ là không thực hiện đầy đủ chế độ
lao động dẫn đến tai nạn lao động và sự cố máy và thiết bị.
Công tác thanh tra theo kế hoạch vẫn còn tồn tại một số vấn đề làm giảm hiệu lực khi
thực hiện như:
-Trong quá trình thực hiện thường gặp nhiều khó khăn như cuộc thanh tra kéo dài,
trong q trình thanh tra gặp nhiều khó khăn trong việc thu thập tài liệu, thông tin do
các yếu tố khách quan. Thơng tin, tài liệu chưa chính xác, chưa trùng khớp với số liệu
thực tế. Việc xác minh,chứng thực tài liệu, số liệu còn gặp hạn chế.
-Tỷ lệ thực hiện kiến nghị xử lý sau thanh tra nói chung và thanh tra theo kế hoạch nói
riêng thường khơng cao. Riêng đối với kiến nghị xử lý hành chính và hình sự đối với
cá nhân, tổ chức vi phạm chưa được thống kê chính thức. Trên thực tế, với quy định
hiện hành về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn cũng gây nhiều khó khăn trong việc
theo dõi và nắm thơng tin về vấn đề này.

18


Thanh tra lao động
-Có thể thấy rằng, mặc dù hoạt động thanh tra được tiến hành thường xuyên, liên tục
theo kế hoạch nhưng cịn tương đối dàn trải, thiếu tính chủ động, hiệu lực thực hiện các
kết luận thanh tra cịn chưa cao, hiệu quả của cơng tác thanh tra đối với việc hồn thiện
cơ chế chính sách quản lý còn hạn chế.


CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP
Từ những hạn chế trong qui trình tiến hành thanh tra,cũng như những vi phạm mà
doanh nghiệp đang vướng phải,để có thể hồn thiện cơ chế, chính sách quản lý cũng
như tăng cường hiệu lực thanh tra, em xin đề xuất một số giải pháp sau đây:
-Hoàn thiện về hành lang pháp lý là một điều kiện tiên quyết cho các hoạt động kinh tế
Xã hội nói chung và hoạt động thanh tra nói riêng.
-Tăng cường đội ngũ thanh tra viên của các cơ quan thanh tra ngành Lao động –
Thương binh và Xã hội đảm bảo về số lượng, năng lực để hoàn thành nhiệm vụ được
giao. Hạn chế tối đa việc điều chuyển thanh tra viên lao động đi làm nhiệm vụ khác và
không tuyển dụng cán bộ chưa đủ điều kiện vào tổ chức thanh tra, thậm chí là cần địi
hỏi trình độ cao hơn so với u cầu tuyển dụng vào ngành nói chung.
-Tăng cường tính chủ động, xây dựng cơ sở dữ liệu, lưu trữ hồ sơ; cập nhật các văn bản
quy phạm pháp luật, tài liệu liên quan trên hệ thống phần mền quản lý để trao đổi thông
tin về hoạt động và kết quả thanh tra của các cơ quan thanh tra ngành Lao động –
Thương binh và Xã hội.
- Kiện toàn lại cơ cấu tổ chức bộ máy của các cơ quan thanh tra ngành Lao động –
Thương binh và Xã hội.
-Xây dựng quy trình, nội dung thanh tra chuyên ngành các lĩnh vực thuộc phạm vi
quản lý nhà nước của ngành để áp dụng thống nhất trên phạm vi cả nước.
- Tăng cường, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật chuyên dụng, hệ thống
công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý và hoạt động của các cơ quan thanh tra
ngành Lao động – Thương binh và Xã hội.
19


Thanh tra lao động

KẾT LUẬN
Thanh tra là một chức năng không thể thiếu của quản lý Nhà nước. Điều này đã

được khẳng định trong bất kỳ hình thái quản lý Nhà nước nào, bất kỳ quốc gia nào.
Những năm qua, Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội đã đạt được
những thành tựu quan trọng, góp phần đáng kể vào công cuộc bảo vệ đất nước và đặc
biệt là cơng cuộc đổi mới kinh tế.Nhìn chung, cơng tác thanh tra nhà nước về lao động
trong những năm gần đây đã có những đóng góp tích cực nhất định trong việc tăng
cường hiệu quả thực hiện pháp luật về lao động tại các doanh nghiệp. Doanh nghiệp
(người sử dụng lao động và người lao động) đã bắt đầu thừa nhận và thấy vai trị, tầm
quan trọng của cơng tác thanh tra nhà nước về lao động tại doanh nghiệp của họ đối
với việc bảo vệ quyền lợi của hai bên, duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh
doanh cũng như các quan hệ lao động tại doanh nghiệp.

20


Thanh tra lao động

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.

Quy trình thanh tra.Truy cập tại:
Điều 37, điều 39 Luật thanh tra (2010)
Điều 31 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 của Chính phủ.
Slide bài giảng môn Thanh tra lao động
Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng số 14.Truy cập tại:
/>6. Bộ Tư pháp – Trang thông tin về thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng
chống tham nhũng.Truy cập tại:

/>
PHỤ LỤC
BỘ LĐTB&XHSỞ LĐTB&XH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Thanh tra lao động
TP Hồ Chí Minh
Số: 05

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

/QĐ - SLĐTBXH

Hồ Chí Minh, ngày 1 tháng 1 năm 2019

QUYẾT ĐỊNH
Về việc thanh tra Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng số 14 về việc thực hiện An
toàn- vệ sinh lao động đối với người lao động

CHÁNH THANH TRA SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thanh tra;
Căn cứ Nghị định 65/2008/NĐ-CP ngày 20 tháng 05 năm 2008 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ;
Xét đề nghị của Chánh thanh tra sở lao động thương binh và xã hội,
QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thanh tra về việc thực hiện An toàn vệ sinh lao động đối với người lao động tại
Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng số 14
- Nội dung kiểm tra: Việc thực hiện An toàn vệ sinh lao động đối với người lao động;
- Thời hạn thanh tra: (02 ngày), ngày 1 tháng 1 năm 2019;
Điều 2. Thành lập Đồn thanh tra, gồm các ơng (bà) có tên sau đây:
- Bà: Thái Thị Thủy

Phó Chánh Thanh tra Sở LĐTBXH- Trưởng đồn

- Bà Nguyễn Thị A

CV Phịng Thanh tra- Thành viên thanh tra


Thanh tra lao động
- Bà: Nguyễn Thị B

CV Phòng Thanh tra- Thư ký

Điều 3. Đồn thanh tra có nhiệm vụ tổ chức kiểm tra việc thực hiện An toàn vệ sinh lao
động đối với người lao động theo Luật số 84/2015/QH13 về AN TOÀN-VỆ SINH LAO
ĐỘNG; luật Lao động số 10/2012/QH13 xử lý hoặc kiến nghị xử lý các vi phạm theo
thẩm quyền.
Điều 4. Các ơng (bà) có tên tại Điều 2 và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành quyết định này./.

Nơi nhận:

Chánh Thanh tra Sở Lao động Thương


- Bộ Lao động Thương binh Xã hội;

binh Xã hội TP Hồ Chí Minh

- Như Điều 4;
- Lưu:VT…
Thái Thị Thủy

THANH TRA SỞ LĐ-TB&XH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Thanh tra lao động
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hồ Chí Minh, ngày 1 tháng 1 năm 2019

ĐỀ CƯƠNG THANH TRA
Việc chấp hành các quy định của pháp luật lao động, an tồn vệ sinh lao động
tại Cơng ty Cổ phần Đầu tư xây dựng số 14
Căn cứ Quyết định số 05/QĐ-TT ngày 1 tháng 1 năm 2019 của Chánh thanh tra Sở
Lao động Thương binh Xã hội TP Hồ Chí Minh về việc thanh tra việc thực hiện an toàn
vệ sinh lao động đối với người lao động tại Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng số 14,
Đồn Thanh tra thơng báo về việc Thanh tra được tiến hành theo nội dung và trình tự như
sau:
I . MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
Thanh tra việc chấp hành pháp luật về an tồn vệ sinh lao động tại Cơng ty Cổ phần
Đầu tư xây dựng số 14 nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp
luật; những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan

nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và
lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Yêu cầu Đoàn Thanh tra, Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng số 14 thực hiện đúng
phạm vi, nội dung thanh tra theo Quyết định thanh tra, Đề cương thanh tra và tuân thủ
đúng quy định của pháp luật về hoạt động thanh tra.
II. THÔNG TIN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP
-Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng số 14.
-Địa chỉ trụ sở chính: Số 08 Phạm Ngọc Thạch, P.6, Q.3, Tp.HCM
-Số Fax: (84) 28 38293714


×