Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Di chuyển lao động trong AEC và những cơ hội, thách thức cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 123 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
-----o0o-----

LUẬN VĂN THẠC SĨ

DI CHUYỂN LAO ĐỘNG TRONG AEC VÀ CƠ HỘI,
THÁCH THỨC CHO VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế

GIÁP THỊ HOÀNG TRANG

Hà Nội, năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
-----o0o-----

LUẬN VĂN THẠC SĨ
DI CHUYỂN LAO ĐỘNG TRONG AEC VÀ CƠ HỘI,
THÁCH THỨC CHO VIỆT NAM

Ngành: Kinh tế học

Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 60310106

Họ và tên học viên: Giáp Thị Hoàng Trang
Người hướng dẫn: PGS.TS. Từ Thúy Anh



Hà Nội, năm 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá
nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Từ Thúy Anh.
Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải
trên các tác phẩm, tạp chí và website theo danh mục tài liệu tham khảo của luận
văn. Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này là
trung thực và chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào. Tác giả xin
chịu trách nhiệm hoàn toàn về nghiên cứu của mình.
Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm 2017
Tác giả luận văn

Giáp Thị Hoàng Trang


LỜI CẢM ƠN
Người viết xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Từ Thúy Anh đã tận tình giúp
người viết định hướng đề tài, cung cấp những kiến thức nền tảng và chuyên
sâu, cũng như hướng dẫn cụ thể cho người viết những phương pháp nghiên
cứu khoa học cần thiết để người viết có thể hoàn thành luận văn này.
Người viết cũng xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo thuộc Khoa
Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, Khoa Kinh tế quốc tế đã nhiệt tình giảng dạy,
cung cấp những kiến thức cơ sở và chuyên sâu cho người viết trong suốt hai
năm học qua để người viết vận dụng vào bài nghiên cứu của mình.
Người viết cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô tại Khoa Sau đại
học đã tạo điều kiện, giúp đỡ người viết trong quá trình học tập và hoàn thiện

luận văn này.
Trong quá trình làm luận văn, do khả năng nghiên cứu còn hạn hẹp nên
luận văn không thể tránh khỏi những sai sót, người viết rất mong nhận được
những góp ý quý giá từ các thầy cô.
Người viết xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 05 năm
2017
Sinh viên thực hiện
Giáp Thị Hoàng Trang


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
DANH MỤC CÁCH TỪ VIẾT TẮT
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG QUỐC TẾ.........................7
1.1. Khái niệm chung về di chuyển lao động quốc.........................................................7
1.1.1. Khái niệm lao động..................................................................................................... 7
1.1.2. Khái niệm di chuyển lao động quốc tế................................................................7
1.1.3.Khái niệm di chuyển lao động nội khối..................................................9
1.2. Nguyên nhân của di chuyển lao động quốc tế........................................................9
1.2.1. Lý thuyết liên quan đến nguyên nhân di chuyển lao động quốc tế........9
1.2.2. Nguyên nhân dẫn đến di chuyển lao động quốc tế.....................................11
1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến di chuyển lao động quốc tế........................................13
1.3.1. Nhân tố bên trong.................................................................................................... 13

1.3.2. Nhân tố bên ngoài....................................................................................................... 4
1.4. Tiêu chí đánh giá di chuyển lao động quốc tế......................................................17
1.4.1. Quy mô di chuyển lao động...................................................................................17
1.4.2. Cơ cấu di chuyển lao động....................................................................................17
1.4.2.1. Cơ cấu di chuyển lao động theo ngành nghề........................................17
1.4.2.2. Cơ cấu di chuyển lao động theo giới tính...............................................18
1.4.2.3. Cơ cấu di chuyển lao động theo trình độ................................................18
1.4.3. Các hình thức di chuyển lao động......................................................................19
1.4.4. Sự hợp tác trong di chuyển lao động...............................................................20
1.5. Tác động của di chuyển lao động quốc tế..............................................................20
1.5.1. Tác động của di chuyển lao động đến nước nhận lao động...................20
1.5.1.1. Tác động tích cực.............................................................................................. 20


1.5.1.2. Tác động tiêu cực.............................................................................................. 22
1.5.2. Tác động của di chuyển lao động đến nước gửi lao động.......................23
1.5.2.1. Tác động tích cực.............................................................................................. 23
1.5.2.2. Tác động tiêu cực.............................................................................................. 23
1.6. Kinh nghiệm di chuyển lao động quốc tế của một số nước trong ASEAN
và bài học cho Việt Nam......................................................................................................... 24
1.6.1. Kinh nghiệm của Philippines...............................................................................25
1.6.2. Kinh nghiệm của Indonesia..................................................................................26
TÓM TẮT CHƯƠNG 1................................................................................................................... 29
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG DI CHUYỂN LAO ĐỘNG TRONG NỘI KHỐI AEC........30
2.1. Khái quát chung về Cộng đồng kinh tế ASEAN....................................................30
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Cộng đồng kinh tế ASEAN.................30
2.1.2. Mục tiêu phát triển AEC.........................................................................................31
2.1.3. Khuôn khổ chính sách chung liên quan đến di chuyển lao động trong
AEC.............................................................................................................................................. 33
2.2. Tình hình di chuyển lao động nội khối ASEAN.....................................................37

2.2.1. Đặc điểm thị trường lao động khu vực ASEAN............................................37
2.2.1.1. Nguồn cung lao động dồi dào......................................................................37
2.2.1.2. Có sự khác biệt trong lao động nội khối ASEAN..................................37
2.2.2. Tình hình di chuyển lao động nội khối ASEAN.............................................39
2.3. Tình hình di chuyển lao động của Việt Nam trong AEC...................................41
2.3.1.

Quy mô di chuyển lao động..............................................................................42

2.3.1.1. Dòng lao động di chuyển từ Việt Nam sang các nước ASEAN......42
2.3.1.2. Dòng lao động di chuyển từ các nước ASEAN sang Việt Nam......44
2.3.2. Cơ cấu di chuyển lao động....................................................................................44
2.3.2.1. Cơ cấu di chuyển lao động theo ngành nghề........................................44
2.3.2.2. Cơ cấu di chuyển lao động theo giới tính...............................................46
2.3.2.3. Cơ cấu di chuyển lao động theo trình độ................................................47
2.3.3. Sự hợp tác trong di chuyển lao động...............................................................49
2.4. Tác động của di chuyển lao động nội khối đến Việt Nam...............................50


2.4.1. Đối với dòng di chuyển lao động từ Việt Nam sang các nước ASEAN
...................................................................................................................................................... 50
2.4.1.1. Tác động tích cực.............................................................................................. 50
2.4.1.2. Tác động tiêu cực.............................................................................................. 53
2.4.2. Đối với dòng di chuyển lao động từ các nước ASEAN sang Việt Nam
...................................................................................................................................................... 53
2.4.2.1. Tác động tích cực.............................................................................................. 53
2.4.2.2. Tác động tiêu cực.............................................................................................. 54
TÓM TẮT CHƯƠNG 2................................................................................................................... 57
CHƯƠNG 3: CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI VIỆT NAM KHI
THAM GIA VÀO DI CHUYỂN LAO ĐỘNG TRONG AEC....................................................58

3.1. Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi tham gia vào di chuyển lao động
trong AEC..................................................................................................................................... 58
3.1.1. Cơ hội của Việt Nam khi tham gia vào di chuyển lao động trong AEC
...................................................................................................................................................... 58
3.1.1.1. Gia tăng cơ hội việc làm cho người lao động.......................................58
3.1.1.2. Tạo động lực để người lao động nâng cao năng lực cạnh tranh
trên thị trường lao động khu vực..............................................................................60
3.1.1.3. Tận dụng cơ hội phát triển kinh tế - xã hội...........................................61
3.1.2. Thách thức................................................................................................................... 63
3.1.2.1. Chất lượng lao động Việt Nam còn thấp................................................63
3.1.2.2. Đe dọa mất việc làm đối với lao động Việt Nam.................................69
3.1.2.3. Thách thức trong thu hút lao động chất lượng cao..........................71
3.1.2.4. Bất bình đẳng giữa các ngành nghề và lao động có trình độ khác
nhau....................................................................................................................................... 73
3.1.2.5. Rào cản tiếp nhận lao động của các quốc gia thành viên...............74
3.1.2.6. Khả năng tiếp cận thông tin từ các thị trường lao động trong khu
vực........................................................................................................................................... 77
3.2. Triển vọng thị trường lao động nội khối ASEAN................................................78
3.2.1. Triển vọng thị trường lao động nội khối ASEAN........................................78


3.2.2. Quan điểm, định hướng của Việt Nam trong việc tham gia vào dòng
di chuyển lao động nội khối.............................................................................................. 81
3.2.2.1. Quan điểm của Việt Nam...............................................................................81
3.2.2.2. Định hướng cho Việt Nam trong di chuyển lao động nội khối......81
3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả khi tham gia vào di chuyển lao động trong
AEC của Việt Nam..................................................................................................................... 83
3.3.1. Nhóm giải pháp tận dụng cơ hội.........................................................83
3.3.1.1. Tăng cường hợp tác với các nước thành viên trong việc đưa người
lao động di chuyển nội khối.............................................................................................. 83

3.3.1.2. Nâng cao hiệu quả trong quản lý và điều tiết dòng di chuyển lao
động nội khối ASEAN.......................................................................................................... 87
3.3.2. Nhóm giải pháp hạn chế thách thức....................................................92
3.3.2.1. Xây dựng chiến lược đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp
ứng nhu cầu lao đông nội khối.......................................................................................92
3.3.2.2. Tăng cường bảo vệ người lao động di chuyển nội khối.......................96
TÓM TẮT CHƯƠNG 3................................................................................................................... 98
KẾT LUẬN............................................................................................................................................. 99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................
PHỤ LỤC.................................................................................................................................................... i


DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Hình 2.1. Mức độ kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp THCS, đại học và dạy nghề đáp
ứng nhu cầu của doanh nghiệp ở ASEAN năm 2015...............................................38
Hình 2.2. Tỷ trọng lao động di chuyển trong nội khối ASEAN năm 2015 theo nước
gửi và nhận lao động....................................................................................................................... 39
Hình 2.3. Thành phần lao động di chuyển đến 3 nước: Singapore, Malaysia, Thái
Lan năm 2015..................................................................................................................................... 40
Hình 2.4. Trình độ lao động di chuyển vào hai nước: Malaysia và Thái Lan qua
các năm.................................................................................................................................................. 41
Hình 2.5. Tỷ trọng lao động Việt Nam di chuyển sang các nhóm nước giai đoạn
2012 - 2016.......................................................................................................................................... 42
Hình 2.6: Tỷ lệ di chuyển lao động Việt Nam sang các nước thành viên ASEAN...43
Hình 2.7. Tỷ lệ làm việc trong các ngành nghề của lao động Việt Nam tại Malaysia
năm 2015.............................................................................................................................................. 45
Hình 2.8. Tỷ lệ lao động nữ Việt Nam di chuyển sang nội khối ASEAN giai đoạn
2003 - 2015.......................................................................................................................................... 46
Hình 2.9. Cơ cấu di chuyển lao động của Việt Nam sang các nước ASEAN theo giới
tính và độ tuổi năm 2015............................................................................................................... 47

Hình 2.10. Ước tính thay đổi lao động di chuyển nội khối theo trình độ kỹ năng ở
Việt Nam giai đoạn 2010-2025................................................................................................... 48
Hình 2.11. So sánh năng suất lao động của Việt Nam với các nước ASEAN năm
2015........................................................................................................................................................ 55
Hình 3.1. Dân số trong độ tuổi lao động của các nước ASEAN giai đoạn 1975 2050........................................................................................................................................................ 58
Hình 3.2. Thu nhập bình quân đầu người của các nước ASEAN năm 2015.............60
Hình 3.3. Mức độ dễ dàng tìm kiếm việc làm có chuyên môn trong ASEAN............63
Hình 3.4. Điểm trung bình toán và khoa học theo PISA năm 2015..............................64
Hình 3.5. Số lượng người thất nghiệp trong độ tuổi theo trình độ Chuyên môn kỹ
thuật năm 2016.................................................................................................................................. 65


Hình 3.6. Mức độ không đáp ứng yêu cầu về kỹ năng, trình độ giáo dục trong các
ngành nghề kỹ năng cao, dự đoán đến năm 2025..............................................................66
Hình 3.7. Tốc độ tăng năng suất lao động các nước châu Á giai đoạn 1992 - 2014
................................................................................................................................................................... 68
Hình 3.8. Thay đổi việc làm theo kịch bản AEC với kịch bản cơ sở vào năm 202..79
Hình 3.9. Tỷ lệ việc làm dễ bị tổn thương trong tổng số việc làm được tạo thêm
theo kịch bản AEC so với kịch bản cơ sở năm 2025...........................................................80


DANH MỤC CÁCH TỪ VIẾT TẮT
AA

ASEAN Architect

Kiến trúc sư ASEAN

ACIA


ASEAN Comprehensive
Investment Agreement

Hiệp định Đầu tư toàn diện ASEAN

ACPA

ASEAN Chartered
Professional Accountant

Chứng chỉ Kiểm toán viên ASEAN

ACPE

ASEAN Chartered
Professional Engineers

Kỹ sư chuyên nghiệp đủ tư cách
hành nghề ASEAN

ADB

The Asian Development
Bank

Ngân hàng phát triển Châu Á

ADBI

Institute of The Asia

development bank

Viện Ngân hàng phát triển châu Á

AEC

ASEAN Economic
Community

Cộng đồng Kinh tế ASEAN

AFAS

ASEAN Framework
Agreement on Services

Hiệp định khung về dịch vụ trong
ASEAN

ASEAN

Association of Southeast
Asian Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

AUN

The ASEAN University
Network


Hệ thống Đại học ASEAN

CLMV

Cambodia - Laos Myanmar - Vietnam

Campuchia - Lào - Myanma - Việt
Nam

CPA

Certified Public
Accountants

Kế toán viên công chứng

EU

European Union

Cộng đồng Châu Âu

ILO

International Labour
Organization

Tổ chức Lao động Quốc tế


IOM

International
Organization for
Migration

Tổ chức Di trú quốc tế

MFN

Most Favored Nation

Chế độ tối huệ quốc


MNP

ASEAN Agreement on
Movement of Natural
Persons

MRA

Mutual Recognition
Arrangement

OECD

Organisation for
Economic Co-operation

and Development

Tổ chức Hợp tác và Phát triển
Kinh tế

TESDA

Technical Education
and Skills Development
Authority

Cơ quan giáo dục kỹ thuật và phát
triển kỹ năng

UNCTAD

United Nations
Conference on Trade
and Development

Hội nghị Liên Hiệp Quốc về
Thương mại và Phát triển

VACPA

Vietnam Association of
Certified Public
Accountants Portal

Hiệp hội kiểm toán viên hành nghề

Việt Nam

WB

World Bank

Ngân hàng ThếGiới

WTO

World Trade
Organization

Tổ chức Thương mại Thế giới

Hiệp định di chuyển thể nhân
trong ASEAN

Thỏa thuận công nhận lẫn nhau
giữa các quốc gia ASEAN


TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Bằng việc hệ thống hóa những lý thuyết liên quan đến lao động và di
chuyển lao động quốc tế, người viết đã mở rộng khái niệm liên quan đến di
chuyển lao động nội khối. Từ đó, phân tích nguyên nhân dẫn đến di chuyển lao
động, đưa ra những nhân tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến dòng di
chuyển lao động, những tiêu chí đánh giá tình hình di chuyển lao động và những
tác động tích cực cũng như tiêu cực mà dòng di chuyển này ảnh hưởng đến cả
nước nhận lao động và nước gửi lao động trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc

tế. Phần cuối chương 1, người viết cũng đề cập đến trường hợp hai quốc gia
trong khu vực có nét tương đồng về trình độ kinh tế với Việt Nam là Philippines
và Indonesia trong việc triển khai những chính sách nhằm phát triển dòng di
chuyển lao động, để từ đó rút ra bài học cho Việt Nam.
Trong chương 2 của luận văn, người viết cũng đã khái quát sơ lược về lịch
sử hình thành và phát triển của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Trong đó, đề
cập sâu vào vấn đề tự do di chuyển lao động trong nội khối, đây là một trong
những điểm mới lạ và đem lại nhiều lợi ích khác biệt cho các nước tham gia vào
AEC. Hàng loạt những chính sách, hành lang pháp lý các quốc gia đã và đang
đàm phán, ký kết đã được thống kê và phân tích. Từ đó, khái quát tình hình di
chuyển lao động nội khối của các quốc gia cũng như Việt Nam nói riêng, phát
hiện ra những khoảng cách, chênh lệch và khác biệt ngày càng lớn đang tồn tại
trong dòng di chuyển lao động nội khối này.
Từ những phân tích trên, trong chương 3 của luận văn, người viết đi sâu
nghiên cứu những cơ hội và thách thức mà Việt Nam có thể đạt được và phải đối
mặt khi tham gia vào di chuyển lao động nội khối. Từ đó, đưa ra những triển
vọng về dòng di chuyển lao động nội khối trong thời gian tới dựa trên những
nghiên cứu của các Tổ chức quốc tế cũng như những định hướng phát triển của
Đảng và Nhà nước liên quan đến vấn đề di chuyển lao động, từ đó, đề xuất những
giải pháp nhằm gia tăng lợi ích mà di chuyển lao động đem lại cho đất nước.


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ sau thời kỳ Đổi mới, Việt Nam với mục tiêu hội nhập kinh tế đã tiến
hành đàm phán và ký kết rất nhiều những Hiệp định với các nước và khu vực
kinh tế nhằm tối đa hóa lợi ích kinh tế của mình, trong đó, thành công nhất phải
kể đến việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) với nguyên tắc Tối huệ

quốc và Đối xử quốc gia đã dỡ bỏ rất nhiều rào cản để Việt Nam có cơ hội tiếp
cận nhiều nền kinh tế phát triển trên Thế giới. Về khu vực, việc tham gia vào Hiệp
hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) mà gần đây nhất, tháng 12/2015, sự ra
đời của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) cũng đã góp phần đẩy nhanh quá trình
hợp tác và phát triển các mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và các quốc gia
thành viên.
Có một điểm chung giữa những Hiệp định thương mại mà Việt Nam tham
gia đàm phán và ký kết là hầu hết đề cập đến vấn đề tự do hóa và dỡ bỏ hàng rào
liên quan đến vấn đề thương mại hàng hóa, dịch vụ, sở hữu trí tuệ, đầu tư...mà
chưa có bất kỳ một Hiệp định thương mại nào đề cập cụ thể đến vấn đề di chuyển
lao động giữa các quốc gia. Chỉ duy nhất đến khi Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)
được thành lập thì vấn đề này mới dần được giải quyết. Hiệp định Di chuyển thể
nhân (MNP) và những thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về 8 ngành nghề trong
MRAs đã hiện thực hóa khả năng di chuyển tự do lao động có tay nghề trong 8
ngành nghề đối với các quốc gia trong ASEAN. Điểm mới này sẽ góp phần giải
quyết vấn đề việc làm, cải thiện trình độ lao động, nâng cao năng suất lao động
của các nền kinh tế thông qua việc trao đổi và chuyên môn hóa lao động. Tuy
nhiên, hạn chế của Hiệp định này là vấn đề tự do di chuyển chỉ xảy ra đối với lao
động có tay nghề và chỉ giới hạn đối với lao động trong 8 ngành nghề nêu trên.
Trong khi đó, lao động Việt Nam hiện nay đang có sự chênh lệch về trình độ vô
cùng rõ rệt, trên 50% lao động chưa qua đào tạo, hơn 20% lao động có trình độ
từ trung cấp trở lên, trong đó, số lao động có tay nghề trong lĩnh vực được phép
tự do di chuyển chiếm chưa đến 5% tổng số lao động, điều này ảnh hưởng rất lớn
đến khả năng cạnh tranh của lao động Việt Nam. Vì vậy, tự do di chuyển lao động


2

có tay nghề trong AEC vừa là cơ hội, vừa là thách thức mà Việt Nam phải đối mặt
khi AEC ra đời.

Đây cũng là lý do khiến tác giả chọn đề tài: "Di chuyển lao động trong AEC
và cơ hội, thách thức cho Việt Nam" cho luận văn thạc sỹ của mình với mong
muốn phần nào giải quyết những vấn đề bất cập liên quan đến di chuyển lao
động nội khối ASEAN của Việt Nam hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu
Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) là một chủ thể kinh tế được rất nhiều các
tác giả quan tâm bởi nó có vai trò to lớn trong sự phát triển và hội nhập của các
quốc gia thành viên. Do đó, có rất nhiều những công trình nghiên cứu liên quan
đến AEC.
Liên quan đến một trong hai nội dung mới trong việc hình thành AEC là tự
do di chuyển lao động trong ASEAN, tác phẩm “Managing International Labor
Migration in ASEAN” của Aniceto C. Orbeta Jr (2011), “Regional Conference on
Services Trade Liberalization and Labor Migration Policies in ASEAN: Towards
the ASEAN Economic Community” của ADB (2008), “Nắm bắt lợi ích kinh tế và xã
hội của dịch chuyển lao động: ASEAN 2015” của Martin, P.; Abella, M. (2014), "Tự
do di chuyển lao động trong Cộng đồng kinh tế ASEAN: xu hướng và giải pháp"
(2016) của Đỗ Thanh Bình đều có một điểm chung là nghiên cứu khá đầy đủ về
thực tiễn dòng di chuyển lao động giữa các nước thành viên ASEAN với số liệu
phong phú, mô tả đầy đủ quy mô, xu hướng, đặc điểm của di chuyển lao động nội
khối ASEAN. Cuốn “Xuất khẩu lao động của một số nước Đông Nam Á – Kinh
nghiệm và bài học” của Nguyễn Thị Hồng Bích (2007) đặt vấn đề nghiên cứu về
xuất khẩu lao động của các nước Đông Nam Á với mục đích rút ra những bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam trong lĩnh vực xây dựng chính sách, tổ chức và quản lý
xuất khẩu lao động cũng như trong việc giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội
nảy sinh trong quá trình xuất khẩu lao động, nhằm phục vụ cho việc tham gia
một cách có hiệu quả vào thị trường lao động quốc tế. Tương tự, “Cộng đồng
ASEAN 2015: Quản lý hội nhập hướng tới thịnh vượng chung và việc làm tốt
hơn” của ADB, ILO cũng là một báo cáo khoa học nghiên cứu những xu hướng



3

việc làm và điều kiện xã hội của khu vực ASEAN, từ đó xem xét những chính sách
hành động của các chính phủ và rút ra bài học cho thời kỳ hậu khủng hoảng. Tuy
nhiên, tài liệu mới chỉ dừng lại ở báo cáo tổng thể về thị trường lao động ASEAN,
chưa tập trung phân tích về các dòng di chuyển lao động nội khối.
Có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến di chuyển lao động của Việt Nam ra
quốc tế trong bối cảnh hội nhập như hiện nay, tuy nhiên, liên quan đến vấn đề di
chuyển lao động của Việt Nam trong nội khối ASEAN, số lượng nghiên cứu còn
khá hạn chế. Tác giả Lưu Văn Hưng là người đã trực tiếp nghiên cứu “Di chuyển
lao động nội khối ASEAN thời gian gần đây và vấn đề đặt ra đối với Việt Nam ”
năm 2008. Tuy nhiên, những nghiên cứu của tác giả đã khá xa thời điểm hiện tại
nên chưa có sự cập nhật thông tin về sự tham gia của Việt Nam vào di chuyển lao
động nội khối ASEAN trong bối cảnh mới. Tác giả Đào Thị Thu Trang với đề tài:
"Sự tham gia của Việt Nam vào di chuyển lao động nội khối ASEAN" (2016)
nghiên cứu về thị trường lao động nội khối ASEAN, nhưng chưa có khái quát về
tình hình di chuyển lao động giữa các nước. Tác giả cũng đã nghiên cứu về tình
hình di chuyển lao động Việt Nam trong nội khối, tuy nhiên, số liệu khá cũ (từ
năm 2012), thêm vào đó chưa gắn vấn đề "tự do di chuyển lao động có tay nghề"
trong mục tiêu phát triển AEC vào trong nội dung nghiên cứu chuyên sâu mà chỉ
là thống kê số liệu theo dạng liệt kê. Vì vậy, những giải pháp đưa ra nhằm nâng
cao hiệu quả di chuyển lao động cũng còn khá chung chung và chưa cụ thể. Tác
giả Nguyễn Thị Hồng Thương với đề tài: "Di chuyển lao động trong AEC: cơ hội
và thách thức đối với Việt Nam" (2016) cũng nghiên cứu thực trạng dòng di
chuyển lao động của Việt Nam hiện nay, tuy nhiên, cũng chỉ dừng lại ở phương
pháp thống kê mà chưa đi sâu phân tích nguyên nhân của thực trạng này. Tuy
nhiên, vấn đề rút ra từ những phân tích ấy còn khá trùng lặp, liên quan đến việc
số lượng những chứng chỉ công nhận mà lao động Việt Nam sở hữu còn khá hạn
chế. Thêm vào đó, tác giả cũng bỏ sót khá nhiều cơ hội và thách thức chưa được
đề cập đến. Tác giả Dương Thu Trang với đề tài: "Tự do di chuyển lao động trong

AEC và những vấn đề đối với giáo dục Việt Nam" (2016) cũng đã đi sâu phân tích


4

thực trạng của di chuyển lao động nội khối từ Việt Nam hiện nay, từ đó, rút ra
nguyên nhân của tình trạng này là do chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế.
Tác giả đề xuất giải pháp trực tiếp liên quan đến giáo dục để cải thiện thực trạng
trên. Tuy nhiên, phân tích nguyên nhân và giải pháp này chỉ là phiến diện, một
phần rất nhỏ trong những nguyên nhân gây ra những hạn chế của luồng di
chuyển lao động như hiện nay.
Qua quá trình nghiên cứu các đề tài của các tác giả đi trước, người viết
nhận thấy còn những khoảng trống nghiên cứu như sau mà các tác giả chưa đề
cập đến:
- Các đề tài trước đó mới chỉ nghiên cứu tình hình di chuyển lao động trên một
chiều từ Việt Nam sang các nước ASEAN mà chưa nghiên cứu chiều ngược lại từ
các nước ASEAN sang Việt Nam.
- Các tiêu chí đánh giá còn chưa đầy đủ, đa phần mới chỉ đánh giá trên quy mô
luồng di chuyển.
- Nhóm giải pháp còn chung chung, chưa phân tích cụ thể từng nhóm giải pháp
để tận dụng cơ hội và hạn chế thách thức.
3. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
Luận văn thực hiện nhằm mục đích tối đa hóa hiệu quả mà tự do di chuyển
lao động trong AEC có thể đem lại cho Việt Nam.
Để đạt được những mục đích nêu trên, luận văn nhằm năm mục tiêu như
sau:
- Phân tích thực trạng dòng di chuyển lao động nội khối trên hai chiều di
chuyển và căn cứ vào các tiêu chí đánh giá cụ thể;
- Đánh giá tác động của dòng di chuyển lao động vào việc phát triển kinh
tế - xã hội của Việt Nam;

- Phân tích cơ hội, thách thức của Việt Nam khi tham gia vào dòng di
chuyển lao động nội khối AEC;
- Định hướng phát triển và đề xuất giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả
dòng di chuyển lao động.


5

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a, Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là di chuyển lao động trong AEC. Cụ
thể, luận văn sẽ tập trung vào nghiên cứu vấn đề di chuyển lao động giữa Việt
Nam và các nước trong AEC thay vì nghiên cứu chi tiết tình hình di chuyển lao
động giữa các nước trong AEC với nhau, nhằm phù hợp với phạm vi giới hạn của
Luận văn thạc sỹ cũng như phù hợp với nghiên cứu có tính ứng dụng cho Việt
Nam hiện nay.
b, Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Luận văn nghiên cứu chủ yếu trong giai đoạn từ năm 2003 - 2015.
Sở dĩ như vậy là do, đây là giai đoạn chứng kiến những bước chuyển mình về mặt
mục tiêu cũng như hành động của toàn khu vực ASEAN. Tháng 10/2003, lãnh
đạo các nước ASEAN đã ký Tuyên bố Hòa hợp ASEAN II (hay còn gọi là Tuyên bố
Bali II), nhất trí đề ra mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2020 với
ba trụ cột chính: Cộng đồng An ninh (ASC), Cộng đồng Kinh tế (AEC) và Cộng
đồng Văn hóa-Xã hội (ASCC). Đây là thời điểm có ý nghĩa đối với quá trình đặt
nền tảng cho việc hình thành và thực hiện các mục tiêu xây dựng Cộng đồng
ASEAN. Từ đó, Hiệp hội các nước Đông Nam Á chuyển sang một giai đoạn mới là
xây dựng Cộng đồng ASEAN và được chính thức ra đời vào tháng 12/2015.
- Về không gian: Luận văn nghiên cứu tình hình di chuyển lao động của Việt Nam
và toàn bộ khu vực ASEAN.
- Về nội dung nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu tình hình di chuyển lao động của

Việt Nam sang các nước nội khối trong mối tương quan tình hình di chuyển lao
động của toàn khu vực.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp, song có những phương
pháp chủ đạo sau:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: đây là hai phương pháp không thể
tách rời trong nội dung nghiên cứu. Người viết sử dụng phương pháp phân tích


6

để phân tích đặc điểm thị trường lao động Việt Nam và các nhân tố ảnh hưởng
đến sự tham gia của Việt Nam vào di chuyển lao động nội khối ASEAN, từ đó rút
ra mức độ tham gia của Việt Nam, đánh giá được tác động của việc tham gia vào
di chuyển nội khối tới kinh tế- xã hội đất nước ở từng khía cạnh (tích cực và tiêu
cực), nhằm trả lời các câu hỏi có liên quan: Mức độ tham gia vào di chuyển lao
động nội khối ASEAN của Việt Nam hiện nay có hợp lý hay không? Trên cơ sở đó,
tổng hợp được thực trạng sự tham gia của Việt Nam vào di chuyển lao động nội
khối ASEAN.
- Phương pháp diễn giải và quy nạp: từ những lý thuyết chung liên quan
đến lao động, di chuyển lao động, người viết đã quy nạp thành những lý thuyết
chung liên quan đến di chuyển lao động quốc tế và nội khối. Nhờ có phương pháp
quy nạp, người viết đã vận dụng những cơ sở lý thuyết liên quan đến di chuyển
lao động để làm cơ sở diễn giải thực trạng di chuyển lao động của Việt Nam.
- Phương pháp thống kê, mô tả: người viết đã thu thập, xử lý số liệu, dùng
biện pháp thống kê bằng số liệu và trực quan bảng biểu để mô tả và giải thích rõ
hơn về tình hình thực tế di chuyển lao động Việt Nam hiện nay, để đề xuất giải
pháp có khả năng thực thi cao.
6. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Lý luận chung về di chuyển lao động quốc tế
Chương 2: Thực trạng di chuyển lao động trong nội khối AEC
Chương 3: Cơ hội, thách thức và giải pháp đối với Việt Nam khi tham gia
vào di chuyển trong AEC


7

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG QUỐC TẾ
1.1. Khái niệm chung về di chuyển lao động quốc tế
1.1.1. Khái niệm lao động
Theo C.Mác: "Lao động trước hết là một quá trình diễn ra giữa con người
với tự nhiên, một quá trình mà trong đó bằng hoạt động của chính mình, con
người làm trung gian, điều tiết và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên".
Cũng tương đồng với quan điểm của C.Mác nhưng có phần nâng cao hơn trong
quan điểm về lao động, Ph.Ăng ghen lại cho rằng: "Khẳng định rằng lao động là
nguồn gốc của của cải... Nhưng lao động còn là một cái gì đó vô cùng lớn lao hơn
thế nữa, lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người, và
như thế đến một mức mà trên một ý nghĩa nào đó, chúng ta phải nói: Lao động
đã sáng tạo ra bản thân con người" (C.Mác và Ph.Ăng ghen toàn tập, 1995, tr138
- tr 152)
Như vậy, có thể nói, lao động là nguồn gốc của sự tồn tại xã hội loài người.
Tuy nhiên, khái niệm lao động nêu trên có hàm ý bao quát trên một phạm vi
nghiên cứu rộng, còn xét trên góc độ kinh tế học trong phạm vi nghiên cứu dưới
đây, có một khái niệm cụ thể hơn về lao động: "Lao động là một yếu tố sản xuất
do con người tạo ra và là một dịch vụ hay hàng hóa. Người có nhu cầu về hàng
hóa này là người sản xuất. Còn người cung cấp hàng hóa này là người lao động.


8


Cũng như mọi hàng hóa và dịch vụ khác, lao động được trao đổi trên thị trường,
gọi là thị trường lao động. Giá cả của lao động là tiền công thực tế mà người sản
xuất trả cho người lao động. Mức tiền công chính là mức giá của lao động"
(PGS.TS. Phạm Ngọc Linh, TS. Nguyễn Thị Kim Dung, 2011).
Từ những khái niệm nêu trên, tóm lại, lao động là một trong những tư liệu
trong quá trình sản xuất, song hành và chi phối toàn bộ quá trình sản xuất. Nó
cũng là một loại hàng hóa, dịch vụ mà con người cung cấp, trao đổi trên thị
trường, gọi là thị trường lao động. Ở đó, thu nhập của người lao động là tiền
công thực tế người sản xuất trả cho người lao động.
1.1.2. Khái niệm di chuyển lao động quốc tế
Di chuyển lao động là khái niệm phát triển được quốc tế thừa nhận rộng
khắp ở tất cả các nước. Nói đến di chuyển lao động, hầu hết các nhà nghiên cứu
đều thống nhất cho rằng nó liên quan đến hoạt động chuyển dịch lao động từ nơi
này sang nơi khác. Tuy nhiên, với mỗi cách tiếp cận khác nhau, các học giả lại
đưa ra những khái niệm cụ thể hơn, phù hợp hơn với đối tượng nghiên cứu của
mình.
Trước khi nghiên cứu sâu về “di chuyển lao động” cần phải xem xét về
thuật ngữ “di cư” là khái niệm rộng, bao hàm toàn bộ các khía cạnh. “Di cư” được
sử dụng với hàm nghĩa là “di chuyển con người từ nơi này đến nơi khác vì một lý
do nào đó” (Đào Thị Thu Trang, 2016, tr37) hay là sự thay đổi nơi sinh sống có
thể trong phạm vi một vùng lãnh thổ, một quốc gia hay giữa các quốc gia khác
nhau. Từ đó, tổ chức Liên Hiệp Quốc (1958) đưa ra khái niệm “di cư hay di dân là
sự dịch chuyển từ khu vực hành chính này sang khu vực hành chính khác, trong
một khoảng thời gian nhất định” (Wilson Lloyd Bevan, 1894)
Xét theo phạm vi quốc tế, PGS.TS Đặng Nguyên Anh cũng đưa ra khái
niệm: “di cư quốc tế là sự di dời người từ quốc gia này sang một quốc gia khác để
lao động, học tập, cư trú hoặc nhằm tìm nơi ẩn náu nhằm tránh sự trừng phạt
hoặc thiên tai, bạo loạn chính trị, xung đột vũ trang. Di cư ra nước ngoài là một
phần của di cư quốc tế, liên quan đến sự ra đi của công dân từ một quốc gia, vùng

lãnh thổ” (Đặng Nguyên Anh, 2006, tr32)


9

Tác giả Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thường Lạng cho rằng: “Di chuyển lao động
quốc tế là việc người lao động nước này di chuyển sang nước khác vì những mục
đích kiếm việc làm hoặc kiếm sống hay nói cách khác là vì lý do kinh tế nhất định”
(Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thường Lạng, 2002, tr7). Rất nhiều các tài liệu nghiên cứu
khác thì cho rằng “di chuyển lao động quốc tế” chính là hoạt động “xuất - nhập
khẩu lao động” giữa các nước. Tác giả Lưu Văn Hưng đưa ra định nghĩa “xuất
khẩu lao động là hoạt động chuyển dịch lao động từ nước này sang nước khác
thông qua “con đường” chính thức đã được thỏa thuận giữa hai nước (nước xuất
- nhập lao động)” (Lưu Văn Hưng, 2008)
Piyasiri Wickramasekara cho rằng, “việc di chuyển lao động chính là việc
người lao động có thể đi qua biên giới nước mình để tới nước đến thông qua hình
thức quá cảnh. Trong đó có cả di chuyển lao động hợp pháp và bất hợp pháp”
(Pinder J, 1969)
Như vậy, tùy theo đối tượng nghiên cứu cụ thể của từng tài liệu và bối cảnh
của các giai đoạn phát triển của kinh tế - xã hội Thế giới, di chuyển lao động quốc
tế sẽ được nghiên cứu và có những định nghĩa riêng. Tuy nhiên, có thể thấy, thuật
ngữ “di chuyển lao động quốc tế” mang tính kinh tế cao, thể hiện sự tương tác
giữa các thị trường lao động quốc gia, tuân theo những quy luật thị trường trong nền
kinh tế toàn cầu.
1.1.3. Khái niệm di chuyển lao động nội khối
Nếu như di chuyển lao động trong xu thế toàn cầu hóa thường được nghiên
cứu với khái niệm “di chuyển lao động quốc tế” thì trong xu thế khu vực hóa sẽ tồn
tại khái niệm “di chuyển lao động nội khối”. Cho đến nay, chưa có tài liệu nào đưa
ra định nghĩa chính thức về “di chuyển lao động nội khối” nhưng từ các định nghĩa
về các khía cạnh cụ thể của “di chuyển lao động” ở trên, tác giả có thể đưa ra khái

niệm như sau:
Di chuyển lao động nội khối là việc người lao động ở các nước thành viên
một khối kinh tế (có liên kết kinh tế chặt chẽ) chuyển dịch sang nước khác trong


10

cùng khối dưới tác động của cung - cầu trên thị trường lao động chung, thể chế
kinh tế và các cam kết hợp tác kinh tế khu vực.
Di chuyển lao động nội khối giải quyết vấn đề kinh tế chung của một khối
kinh tế, “cân bằng động” thị trường lao động giữa các quốc gia thành viên. Sự
khác biệt của “di chuyển lao động nội khối” và di chuyển lao động quốc tế nằm ở
mối quan hệ kinh tế giữa các nước thành viên trong khối kinh tế với các nước bên
ngoài, ở các thể chế và hợp tác kinh tế khu vực được ký kết. Di chuyển lao động nội
khối thường mang tính chất đa phương, phụ thuộc vào mức độ liên kết kinh tế
giữa các nước thành viên. Khối kinh tế nào có mức độ liên kết càng cao thì di
chuyển lao động nội khối càng dễ dàng, thuận tiện và sự tham gia của các nước
thành viên vào di chuyển lao động nội khối càng nhiều và ngược lại.
1.2. Nguyên nhân của di chuyển lao động quốc tế
1.2.1. Lý thuyết liên quan đến nguyên nhân di chuyển lao động quốc
tế
Di chuyển lao động nói chung là một vấn đề phức tạp. Có thể bắt gặp sự
giải thích về nguyên nhân di chuyển lao động quốc tế này ở các lý thuyết tân cổ
điển như:
Lý thuyết Lewis – Ranis – Fei (LRF)
Arthur Lewis là người đầu tiên xây dựng lý luận về di chuyển lao động quốc
tế với mô hình lao động dư thừa (trong kinh tế học gọi là mô hình nền kinh tế hai
khu vực). Sau đó, John Fei và Gustav Ranis đã chỉnh lý lại mô hình này vào năm
1965 và được gọi là mô hình Lewis – Ranis – Fei. Mô hình LRF xem xét nền kinh tế
với hai khu vực là truyền thống và hiện đại. Quá trình di chuyển lao động được

thực hiện khi có một khu vực kinh tế mới ra đời, nhu cầu về đầu vào lao động sẽ
giải quyết sự dư thừa lao động ở khu vực truyền thống. Ngược lại, khi khu vực
hiện đại thu hút được lao động di chuyển tới thì mới có điều kiện để phát triển. Mô
hình này đã giải thích hiện tượng di chuyển lao động từ các nước đang phát triển
sang các nước phát triển trong một giai đoạn nhất định dựa trên sự chênh lệch về


11

điều kiện phát triển. Tuy nhiên, mô hình này chỉ làm cơ sở lý luận khi đáp ứng
những giả định (Nguyễn Bình Giang, 2011)
Mô hình Harris – Todaro (mô hình HT)
Mô hình Harris – Todaro lại giải thích sự di chuyển lao động dựa trên
những tính toán về thu nhập kỳ vọng của người lao động trong một khoảng thời
gian nhất định. Họ cho rằng, trong tương lai, thu nhập của họ ở khu vực thành
thị sẽ cao hơn so với ở khu vực nông thôn và họ sẵn sàng di chuyển khỏi khu vực
mình sinh sống cho dù khoảng thời gian đầu có thể họ phải chấp nhận một việc
làm tạm thời hoặc không có việc. Mô hình HT chỉ ra rằng, nguyên nhân của sự di
chuyển là thu nhập kỳ vọng cao hơn mức sống hiện có (Đỗ Đức Bình, Nguyễn
Thường Lạng, 2002, tr15)
Mô hình Oded Stark
Mô hình của Oded Stark tập trung vào việc nghiên cứu phúc lợi kinh tế của
hộ gia đình chứ không phải của cá nhân. Chính vì vậy, các hộ gia đình có thể kiểm
soát rủi ro tài chính bằng cách phân bổ nguồn lao động: vừa tham gia vào hoạt
động kinh tế địa phương, vừa kiếm thêm thu nhập bằng cách gửi đi lao động ở
thị trường khác. Di chuyển lao động quốc tế trở thành một chiến lược điển hình
để giúp người lao động tối thiểu hóa rủi ro và vượt qua khó khăn về nguồn vốn.
Lý thuyết thị trường lao động “kép”
Một lý thuyết khác, lý thuyết thị trường lao động kép được nghiên cứu trên
cơ sở “di chuyển lao động đặt trên giác độ nhu cầu quốc gia”. Trong khi hầu hết

mọi lý thuyết trước đều lý giải dòng di chuyển lao động bắt nguồn từ quyết định
cấp vi mô thì lý thuyết thị trường lao động kép lại giải thích bằng các nhân tố
“kéo” từ phía nước tiếp nhận lao động. Lý thuyết chỉ ra việc tập trung người nhập
cư như là một "hậu quả tự nhiên của toàn cầu hóa kinh tế và sự thâm nhập thị
trường qua các biên giới quốc gia".Lý thuyết này được xây dựng bởi nhà kinh tế
học Michael Piore. Theo Piore, các nhân tố đẩy từ phía nước gửi lao động (thu
nhập thấp, lao động dư thừa…) không phải là yếu tố chính gây ra dòng di chuyển
lao động. Bởi chỉ khi những nước tiếp nhận thật sự có nhu cầu và kéo hút lao động
thì dòng di cư mới có thể tồn tại.


12

Lý thuyết các hệ thống thế giới
Lý thuyết này phân tích hiện tượng di chuyển lao động trong sự vận động,
phát triển của chủ nghĩa tư bản. Người đưa ra lý thuyết này là Wallerstein
(1994) cho rằng: "sự di cư là kết quả tự nhiên và khách quan trong quá trình
phát triển của chủ nghĩa tư bản...Khi đó, các nước đang và kém phát triển với tài
nguyên đất đai, nguyên liệu thô và lao động chịu sự ảnh hưởng và kiểm soát của
thị trường, sẽ không tránh khỏi dòng di cư và một số lượng lao động sẽ có xu
hướng di cư quốc tế" (Nguyễn Bình Giang, 2011)
Như vậy, mỗi một lý thuyết khác nhau, các nhà nghiên cứu lại đưa ra những
giải thích khác nhau về nguyên nhân của di chuyển lao động nói chung và di
chuyển lao động quốc tế nói riêng. Xem xét kỹ các nghiên cứu này, có thể nhận thấy
rất rõ hầu hết các nhà nghiên cứu đều chỉ đặt vấn đề nghiên cứu di chuyển lao
động quốc tế nói chung (di chuyển lao động giữa nước này và nước khác) hay
nghiên cứu việc di chuyển lao động quốc tế giữa nước đang phát triển và nước
phát triển nói riêng.
1.2.2. Nguyên nhân dẫn đến di chuyển lao động quốc tế
Có 3 lý do khiến một nền kinh tế phải tìm kiếm nguồn lao động bên ngoài:

Thứ nhất, là sự khan hiếm lao động chung xuất phát từ tốc độ tăng trưởng
sản xuất vượt quá tốc độ tăng trưởng nguồn nhân lực. Lý do này thường có ở
những nước phát triển kinh tế khi mà tốc độ tăng trưởng dân số chậm, mức độ
già hóa dân số cao trong khi nhu cầu mở rộng sản xuất vẫn ngày càng lớn;
Thứ hai, có rất nhiều công việc mà những người bản địa không làm hoặc
không có khả năng làm gây ra hiện tượng thị trường lao động bị trống khuyết.
Trong nền kinh tế phát triển, hầu hết người lao động đều được đào tạo ở một
trình độ kỹ năng nhất định để cung cấp cho thị trường lao động chuyên môn cao.
Vì vậy, lao động trình độ chuyên môn thấp hoặc không chuyên môn để đáp ứng
những công việc 3D (dirty – ô nhiễm; dangerous – nguy hiểm và difficult – khó
khăn) sẽ trở nên khan hiếm. Ngược lại, ở những nước đang phát triển, do khoa
học công nghệ phát triển khiến cho nhiều ngành nghề ra đời đòi hỏi những công
việc chuyên môn cao. Nhưng do trình độ nguồn nhân lực thấp, nền giáo dục đào


×