Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

báo cáo đề tài dự án trồng húng quế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.68 MB, 72 trang )

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

TRUNG TÂM ỨNG DỤNG
VÀ THÔNG TIN KHCN

BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

XÂY DỰNG MÔ HÌNH ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC KỸ THUẬT
TRỒNG, THÂM CANH VÀ CHƯNG CẤT TINH DẦU
HÚNG QUẾ (Ocimum basilicum L.) TẠI TỈNH PHÚ THỌ

Tổ chức chủ trì dự án: Trung tâm ứng dụng và thông tin khoa học công nghệ
Chủ nhiệm nhiệm vụ: Vũ Thị Hải Yến

0


Phú Thọ - 2018

1


SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

TRUNG TÂM ỨNG DỤNG
VÀ THÔNG TIN KHCN

BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
XÂY DỰNG MÔ HÌNH ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC KỸ


THUẬT TRỒNG, THÂM CANH VÀ CHƯNG CẤT TINH DẦU
HÚNG QUẾ (Ocimum basilicum L.) TẠI TỈNH PHÚ THỌ

Tổ chức chủ trì dự án: Trung tâm ứng dụng và thông tin khoa học công nghệ

Chủ nhiệm nhiệm vụ: Vũ Thị Hải Yến

Chủ nhiệm dự án

Cơ quan chủ trì dự án

(ký tên)

(ký tên và đóng dấu)

Đinh Công Thọ
Vũ Thị Hải Yến

i


Phú Thọ - 2018

ii


MỤC LỤC
Mục lục …………………………
…….……………………………………………. i
Danh mục bảng....................................................................................................................ii

PHẦN 1. MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
1. Thông tin chung.................................................................................................................1
2. Tổng Quan..........................................................................................................................2
3. Mục tiêu (theo thuyết minh đã được phê duyệt)..............................................................10
4. Nội dung (theo thuyết minh đã được phê duyệt)..............................................................10
5. Sản phẩm và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, chất lượng, quy mô của sản phẩm theo hợp đồng,
thuyết minh dự án đã được phê duyệt..................................................................................14
PHẦN 2. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI, THỰC HIỆN DỰ ÁN...........................................16
I. Công tác tổ chức, quản lý điều hành để triển khai thực hiện dự án..................................16
1. Tình hình chung...............................................................................................................16
2. Công tác tổ chức...............................................................................................................16
3. Chọn điểm, đối tượng, chọn hộ để triển khai thực hiện các nội dung của dự án.............18
II. Kết quả thực hiện các nội dung.......................................................................................19
1. Khảo sát, đánh giá, bổ sung thông tin thực hiện dự án...................................................19
2. Chuyển giao, tiếp nhận quy trình công nghệ...............................................................30
2.1. Bàn giao quy trình công nghệ....................................................................................30
2.2. Hướng dẫn áp dụng và theo dõi mô hình.................................................................30
3. Đào tạo, tập huấn quy trình công nghệ........................................................................31
3.1. Tổ chức lớp đào tạo kỹ thuật viên cơ sở....................................................................31
3.2. Tổ chức tập huấn.........................................................................................................32
4. Xây dựng các mô hình, thông tin tuyên truyền...........................................................33
4.1. Xây dựng mô hình sản xuất cây giống Húng quế.....................................................33
4.2. Xây dựng mô hình trồng thâm canh cây Húng quế.......................................................38
4.3. Xây dựng mô hình chưng cất tinh dầu Húng Quế...................................................45
4.4. Hoàn thiện bản hướng dẫn kỹ thuật..........................................................................49
4.6. Tuyên truyền phổ biến kết quả dự án và hội nghị, hội thảo....................................52
5. Tình hình sử dụng lao động..............................................................................................54
6. Quản lý, sử dụng kinh phí để thực hiện dự án.................................................................55
7. Tổ chức thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án..............................................................55
8. Thông tin tuyên truyền.....................................................................................................56

9. Tổng hợp kết quả đạt được...............................................................................................56
III. Phân tích đánh giá kết quả đạt được của dự án theo các nội dung.................................58
1. Công tác chuyển giao công nghệ.....................................................................................58
2. Mức độ thực hiện nội dung và quy mô so với hợp đồng.................................................59
3. Phương pháp tổ chức, quản lý, chỉ đạo thực hiện dự án..................................................60
4. Tình hình sử dụng kinh phí để thực hiện dự án................................................................60
5. Hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường của dự án..........................................................60
6. Khả năng duy trì, phát triển và nhân rộng kết quả của dự án...........................................61
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................................62
1. Kết luận............................................................................................................................62
2. Kiến nghị.........................................................................................................................63

i


Danh mục bảng
Bảng 1. Danh mục sản phẩm theo thuyết minh được phê duyệt........................14
Bảng 2. Danh sách thành viên Ban quản lý dự án.............................................. 17
Bảng 3. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội huyện Thanh Ba năm 2016..................21
Bảng 4. Một số chỉ tiêu về dân số lao động.......................................................... 22
Bảng 5. Một số chỉ tiêu về nông lâm thủy sản..................................................... 23
Bảng 6. Vị trí lấy mẫu........................................................................................... 26
Bảng 7. Kết quả phân tích đất.............................................................................. 27
Bảng 8. Kết quả phân tích mẫu nước................................................................... 28
Bảng 9. Danh sách kỹ thuật viên được đào tạo................................................... 31
Bảng 10. Tình hình sinh trưởng cây giống Húng quế......................................... 37
Bảng 11. Theo dõi một số sâu hại trong vườn giống............................................ 43
Bảng 12. Theo dõi bệnh hại vườn cây giống........................................................ 37
Bảng 13. Hiệu quả kinh tế mô hình...................................................................... 46
Bảng 14. Sinh trưởng và năng suất của cây Húng quế năm 2017......................47

Bảng 15. Sinh trưởng và năng suất của cây Húng quế năm 2018......................48
Bảng 16. Theo dõi chỉ tiêu sâu hại........................................................................ 42
Bảng 17. Theo dõi bệnh hại................................................................................... 43
Bảng 18. Tổng sản lượng thu hoạch Húng quế.................................................... 43
Bảng 19. Hiệu quả kinh tế mô hình...................................................................... 41
Bảng 20. Kết quả chưng cất tinh dầu húng quế.................................................. 42
Bảng 21. Thành phần hóa học có trong tinh dầu................................................ 42
Bảng 22. Hiệu quả kinh tế mô hình chưng cất tinh dầu..................................... 43
Bảng 23. lượng phân bón...................................................................................... 50
Bảng 24. Tình hình sử dụng kinh phí hỗ trợ từ ngân sách sự nghiệp................54
Bảng 25. Tình hình sử dụng kinh phí từ nguồn khác.........................................55
Bảng 26. Kết quả đạt được về quy mô và số lượng............................................. 56
Bảng 27. Kết quả đạt được về chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và chất lượng..............57

ii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1. Thông tin chung
- Tên dự án: Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
trồng, thâm canh và chưng cất tinh dầu Húng quế (Ocimum basilicum L.) tại tỉnh
Phú Thọ.
- Mã số: 10/DA-KHCN.PT/2017
- Thời gian thực hiện: 20 tháng, từ tháng 3 năm 2017 đến tháng 12 năm
2018
- Cấp quản lý: Cấp tỉnh
- Chủ nhiệm Dự án
Họ và tên: Vũ Thị Hải Yến
Ngày, tháng, năm sinh: 13 tháng 01 năm 1981
Học hàm/học vị: ThS. Khoa học cây trồng

Chức vụ: Cán bộ
Điện thoại: Tổ chức: 0210 (3)686279

Nam/Nữ: Nữ

Mobile: 0949 605 198

E-mail:
Tên tổ chức đang công tác: Trung tâm ứng dụng và thông tin khoa học
công nghệ.
Địa chỉ tổ chức: Đường Kim Đồng, phường Gia Cẩm, thành phố Việt Trì,
tỉnh Phú Thọ.
Địa chỉ nhà riêng: Phường Dữu Lâu, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
- Cơ quan chủ trì dự án:
Tên cơ quan chủ trì dự án: Trung tâm ứng dụng và thông tin khoa học

công nghệ
Điện thoại/Fax: 0210 (3)686279
Địa chỉ: Đường Kim Đồng, phường Gia Cẩm, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú
Thọ
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Đào Tuấn Minh
Số tài khoản: 3711.2.1061724.00000 tại Kho bạc nhà nước tỉnh Phú Thọ
Tên cơ quan chủ quản dự án: Sở khoa học và công nghệ tỉnh Phú Thọ
- Tổ chức phối hợp chính
Tên tổ chức: Trung tâm nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc Hà Nội Viện Dược liệu

1


Điện thoại: 043 6860963

Địa chỉ: km 12,9 - Đường Ngọc Hồi - Thanh Trì - Hà Nội
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Phan Thúy Hiền
2. Tổng Quan
2.1. Tổng quan chung
2.1.1. Giới thiệu chung về cây Húng Quế
2.1.1.1. Phân loại, đặc điểm thực vật của cây Húng Quế
Tên khoa học: Ocimum basilicum L.; Họ Bạc hà (Lamiaceae).
Tên khác: Húng giổi, rau é, é tía, húng chó...;
- Nguồn gốc, phân bố: Húng quế có nguồn gốc và phân bố ở châu Á, châu
Phi, chúng mọc hoang như một loài cây lâu năm tại Thái Bình Dương. Húng
Quế được đưa từ Ấn Độ đến châu Âu qua Trung Đông trong thế kỷ XVI và sau
đó được đưa đến Mỹ vào thế kỷ XVIII. Nó cũng được tìm thấy và chưng cất ở
Pháp, Bulgaria, italy, Hungary, Nam Phi và ở một số bước ở Mỹ
Ở nước ta, húng quế được trồng rộng rãi ở nhiều nơi trong cả nước để làm
rau gia vị và chưng cất tinh dầu.
- Đặc điểm thực vật: Cây bụi nhỏ, cao 0,5-1,2m, phân nhánh mạnh, toàn
cây có mùi thơm. Thân có mấu, mấu thường phình to ở đoạn già, khoảng cách
giữa hai mấu 2-8 cm. Thân non màu xanh có phớt tía hoặc màu tía, rất ít lông tơ,
tiết diện vuông hơi lõm ở bốn cạnh. Thân già màu xám nâu hay xám tía, tiết diện
vuông hơi tròn hoặc có bốn góc lồi tròn, nhẵn.
Lá đơn, mọc đối chéo chữ thập. Phiến lá hình trứng nhọn ở đầu và đáy
phiến hình nêm men dần xuống cuống, kích thước 3-8 × 2-5 cm, màu xanh lục,
mặt trên đậm hơn mặt dưới, bìa có răng cưa cạn ở 2/3 phía trên, nhiều đốm
tuyến. Gân lá hình lông chim, nổi rõ ở mặt dưới, 6-8 cặp gân phụ hơi cong lên ở
mép lá, có ít lông tơ ngắn. Cuống lá màu xanh nhạt, hình trụ hơi phẳng ở mặt
trên, dài 2-5 cm, ít lông ngắn.
Cụm hoa ở ngọn cành kiểu chùm xim bó hoặc chùm xim biến dạng hình
tháp. Kiểu chùm xim bó: 2 xim co 6 hoa mọc đối tạo thành vòng giả, khoảng
cách giữa hai vòng giả 0,5-2 cm, các vòng giả tạo thành chùm dài 10-30 cm.
Kiểu chùm xim biến dạng hình tháp do phía dưới trục hoa phân nhánh phức

tạp. Lá bắc chung cho xim 3 hoa, màu xanh tía hoặc tím sẫm, dạng lá nhỏ, kích
thước thay đổi nhỏ dần khi càng về phía ngọn của phát hoa, khoảng 0,5-1,8 ×
0,3-1 cm, có lông, cuống ngắn, tồn tại.
2


Hoa nhỏ, không đều, lưỡng tính, mẫu 5. Cuống hoa màu xanh hoặc màu
tía, hình trụ nhỏ, dài 0,2-0,5 cm, có lông, thường dựng đứng áp vào trục hoa.
Lá đài 5, không đều, màu tím sậm hoặc xanh tía, mặt ngoài có nhiều lông
trắng và đốm tuyến, mặt trong màu nhạt và ít lông hơn mặt ngoài, dính thành
một ống ngắn hình chuông dài khoảng 0,5-0,7 cm, trên chia hai môi 1/4: môi
trên lớn, hình tròn đầu hơi nhọn, nơi tiếp giáp giữa hai môi có nếp gấp hẹp chừa
phần mép hơi lật về phía sau, có gân dọc; môi dưới một phiến trên chia 4 thùy
tam giác không đều, 2 thùy bên ngắn, 2 thùy trước dài và nhọn. Đài đồng
trưởng; tiền khai lợp.
Cánh hoa 5, không đều, màu trắng hồng, rìa màu hồng, dính nhau bên
dưới thành ống ngắn 0,3-0,4 cm, trên chia hai môi 4/1: môi trên một phiến lớn,
phía trên xẻ cạn chia 4 thùy tròn gần giống nhau kích thước khoảng 1×1 mm;
môi dưới hình trứng ngược, khoảng 4×2,5 mm, hơi khum lòng thuyền vào trong,
mặt ngoài chỗ khum có túm lông trắng dày và dài, bìa có răng cưa và hơi nhăn;
tiền khai tràng lợp.
Nhị 4, rời, kiểu 2 trội, đính gần đáy ống tràng xen kẽ với cánh hoa, hơi thò
khỏi tràng, chỉ nhị màu trắng, dạng sợi, 2 nhị dài phía trước khoảng 0,9-1 cm, 2 nhị
ngắn phía sau khoảng 0,7-0,8 cm có cựa ngắn mang túm lông màu trắng; bao
phấn bầu dục rộng, màu trắng sữa chuyển thành màu vàng nâu khi đã nứt, 2 buồng
song song, đính giữa, nứt dọc, hướng trong; hạt phấn rời, màu trắng sữa, hình gần
cầu có rãnh, bề mặt có vân mạng, đường kính 40-50 µm.
Bộ nhụy: Lá noãn 2, vị trí trước sau, bầu trên hình cầu, 2 ô, có vách giả chia
làm 4 ô, mỗi ô 1 noãn đính đáy; một vòi nhụy màu trắng trong mờ, nhẵn, dạng sợi
đính ở đáy bầu giữa các ô, dài 7-8 mm; 2 đầu nhụy màu trắng, gần đều, dài khoảng

1 mm, choãi ra hướng trước sau; đĩa mật ở gốc bầu dạng 4 gờ nạc.
Quả bế tư, màu đen, hình trứng ngược, dài khoảng 1,2 mm, đựng trong
đài tồn tại.
Bộ phận sử dụng: Ngọn và lá của cây hoặc cây được sử dụng để tạo ra
hợp chất hữu cơ này. cây và thực vật mà từ đó methyl chavicol được chiết xuất
là bay, húng quế, nhựa thông, hồi, hắc tố và thì là
2.1.1.2. Yêu cầu điều kiện sinh thái
Nhiệt độ thích hợp đề trồng Húng quế từ 25-30oC, lượng mưa 1.500-1.800
mm. Húng quế là cây ưa ẩm, ưa sáng, thích hợp với đất thoát nước, nhiều mùn.
Đất thích hợp để trồng Húng quế là đất phù sa, giàu dinh dưỡng, các đất khác
vẫn trồng được nhưng năng suất, chất lượng kém hơn.
3


Tại những vùng có khí hậu ôn đới, cây sinh trưởng quanh năm và sống
nhiều năm. Đối với những vùng có khí hậu nhiệt đới (có một mùa đông lạnh)
cây sinh trưởng mạnh vào mùa hè, đến mùa đông cây ra hoa kết hạt và lụi.
Ở nước ta, Húng Quế có thể trồng được ở các vùng khí hậu trong đó tập
trung với diện tích lớn tại các tỉnh phía nam như Bến Tre, Cần Thơ... Ở các tỉnh
phía Bắc, cây Húng quế được trồng tập chung tại các tỉnh đồng bằng bắc bộ như
Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nội để phục vụ nhu cầu rau gia vị và nguyên liệu
chưng cất tinh dầu.
2.1.1.3. Thành phần hoá học, giá trị dược học của cây Húng Quế
* Thành phần hóa học
Toàn cây Húng quế chứa tinh dầu (0,4 - 0,8%) màu vàng nhạt đến hổ
phách, có mùi thơm nhẹ, hàm lượng cao nhất lúc cây đã ra hoa. Húng quế chứa
nhiều đạm, có khoảng 6% lượng protein, trong đó có chứa nhiều axit amin quan
trọng như: Tryptophan, methionine, leucine. Trong tinh dầu có linalol (60%),
cineol, estragol metyl-chavicol (25-60-70%) và nhiều chất khác.
Thành phần chính của tinh dầu phụ thuộc vào vùng nguyên liệu

- Tinh dầu Pháp: Linalol 40,7%; Methyl chavicol 23,8%; Eugenol 5,9%;
citronellol 3,6%; terpineol 1,9%; camphor 1,4%
- Tinh dầu Ai Cập: Linalol 45,6%; Methyl chavicol 26,6%; Eugenol 5,9%;
terpineol 1,1%; camphor 0,6%.
- Tinh dầu Việt Nam: Methyl chavicol (79,1-82,5%), linalol 0,1%.
Methyl chavicol là một chất lỏng không màu có màu vàng nhạt khi nó
không tinh khiết. Hương thơm mạnh mẽ, thơm, nó là một hợp chất hữu cơ tự
nhiên. Cấu trúc hóa học có một nhóm proprenyl và nhóm methoxy và có một
vòng benzen. Chavicol được chiết bằng quá trình chưng cất hơi nước.
Tại Việt Nam, Húng quế được trồng rất phổ biến, hàm lượng tinh dầu trong
lá khoảng 1,7% (tính trên dược liệu khô tuyệt đối)
Tinh dầu được khai thác nhiều ở các nước Pháp, Đức, Hoa kỳ, Tây Ban
Nhà, Algeri, Ai Cập, Trung Quốc.
Tinh dầu của các nước nói trên có tính chất khá giống nhau là chất lỏng,
màu vàng nhạt, mùi tinh dầu Húng quế đặc trưng.
Tỷ trọng ở 150C: 0,9-0,93
Góc quay cực: -0,6 đến 0220
Chiết suất: 1,481 đến 1,495
* Giá trị dược học
4


Cây Húng quế tuy là gia vị rất quen thuộc nhưng cũng là cây thuốc thông
dụng phòng trị nhiều bệnh như chữa ung thư, tốt cho gan, ổn định lượng đường
trong máu, kháng khuẩn.
Tinh dầu Húng quế được sử dụng trong các trường hợp hương thực phẩm,
công nghệ pha chế nước hoa và các sản phẩm mỹ phẩm chăm sóc răng miệng như
kem đánh răng, nước sức miệng.
Húng quế có chứa flavonoid với 2 chất Orientin và Vicenin. Đây là 2 chất
flavonoid quan trọng tan trong nước. Các chất flavonoid này trong Húng quế

bảo vệ cấu trúc tế bào cũng như các nhiễm sắc thể từ bức xạ và ô xi hóa tự
nhiên.
Thành phần chính của tinh dầu Húng quế là hợp chất Methyl chavicol,
Methyl chavicol được sử dụng trong các sản phẩm thơm như mỹ phẩm, nước
hoa, dầu gội đầu chất tẩy rửa. Nó có đặc tính chống co thắt, được sử dụng trong
điều trị đau, căng cơ và co thắt dạ dày. Nó có hiệu quả trong việc làm giảm căng
thẳng, cảm lạnh, ho và các vấn đề hô hấp khác. Vấn đề tiêu hóa phát sinh từ các
nguyên nhân liên quan đến thần kinh và căng thẳng có thể được điều chỉnh hiệu
quả bằng methyl chavicol. Đau tai, tắc nghẽn cũng được thuyên giảm với hợp
chất này. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng methyl chavicol có tác dụng làm dịu các
dây thần kinh và do đó nó có tác dụng tuyệt vời trong việc làm giảm căng thẳng,
mệt mỏi, đây không phải là mệt mỏi về thể chất mà là một sự mệt mỏi phát sinh
từ căng thẳng về tinh thần và hợp chất này hỗ trợ trong việc làm giảm sự mệt
mỏi tinh thần hoặc trí tuệ. Methyl chavicol còn được sử dụng như thuốc chống
côn trùng. Tuy nhiên, người ta khuyên rằng người phụ nữ mang thai và những
người nhạy cảm không sử dụng các sản phẩm sử dụng methylchavicol.
Húng quế có tác dụng chống viêm, vì thế nó là một thực phẩm lý tưởng
cho những người bị bệnh viêm khớp. Dầu Húng quế có chứa eugenol giúp ngăn
chặn sự hoạt động của 1 loại enzyme trong cơ thể gọi là cyclooxygenase. Loại
enzyme này thông thường sẽ gây ra sưng tấy.
Húng quế rất giàu Beta-caroten, điều này giúp bảo vệ tế bào biểu mô
(màng của các cấu trúc cơ thể bao gồm rất nhiều mạch máu) khỏi thiệt hại từ các
gốc tự do, giúp phòng tránh bệnh viêm khớp và ung thư tối ưu. Loại rau này còn
chứa nhiều magiê, một khoáng sản được biết đến luôn làm cho các bắp thịt và
mạch máu thư giãn, do đó cải thiện lưu lượng máu và giảm nguy cơ nhịp tim bất
thường.
5


Húng quế còn là một nguồn cung cấp sắt, canxi, kali, vitamin C và K. Nó

cũng là một nguồn chất xơ rất có lợi trong chế độ ăn uống. Tinh dầu Húng quế
còn được sử dụng như là một liệu pháp dưỡng da và dưỡng ẩm tóc. Sử dụng tinh
dầu Húng quế còn rất hiệu quả trong điều trị các vấn đề về da như mụn trứng cá
và bệnh vẩy nến.
Theo sách Từ điển cây thuốc Việt Nam, tiến sĩ Võ Văn Chi cho biết,Tinh
dầu húng quế có chứa chất chống ô-xy hóa mạnh có thể làm chậm quá trình lão
hóa. Ngoài ra, tinh dầu này còn có khả năng bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của
các yếu tố độc hại từ môi trường, thư giãn tinh thần, chống stress.
Theo một nghiên cứu được công bố trong năm 2010 trên Tạp chí của Đài
Loan thì Húng quế có thể giúp giảm cholesterol, chống ung thư và tăng cường
hệ thống miễn dịch. Một thành phần hóa học của Húng quế được gọi là axit
caffeic, đã được thử nghiệm có hiệu quả chống lại ung thư cổ tử cung. Các nhà
nghiên cứu đã báo cáo của một nghiên cứu được tiến hành tại Trường Đại học
Nông nghiệp và Công nghệ Kanpur, Ấn Độ rằng các chất được chiết xuất từ lá
Húng quế ngọt sẽ làm giảm lượng đường trong máu.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tinh dầu Húng quế có chứa một chất
chống oxy hóa mạnh mẽ có thể ngăn ngừa lão hóa sớm, những vấn đề có liên
quan đến tuổi tác và thậm chí là bệnh ung thư. Ngoài các công dụng trên, các
loại rau Húng nói chung còn có tác dụng chống ôxy hóa, bảo vệ tế bào cơ tim,
chống lại các thiệt hại do ôxy hóa.
2.1.1.4.. Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở nước ta hiện nay đã có nhiều đơn vị, tổ chức khoa học đã nghiên cứu về
kỹ thuật gieo, trồng và thâm canh cây Húng quế như: Trung tâm nghiên cứu
trồng và chế biến cây thuốc Hà Nội- Viện dược liệu, Trung tâm nghiên cứu và
chuyển giao khoa học công nghệ - Trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí
Minh, Viện nông nghiệp Việt Nam, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt
Nam; …
Bên cạnh nghiên cứu về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Húng quế, việc
nghiên cứu về quy trình sản xuất tinh dầu cũng được các đơn vị, tổ chức, cá
nhân quan tâm nhiều như: Trung tâm nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc Hà

Nội- Viện dược liệu, Công ty TNHH tinh dầu thảo mộc; Cơ sở chưng cất tinh
dầu nguyên chất Lê Chân,… Trung tâm công nghệ hóa học - Viện hóa học Viện khoa học Việt Nam đã nghiên cứu và được cấp bằng sáng chế chiết xuất
tinh dầu Bạc hà và Húng quế. Sáng chế đề cập đến phương pháp chưng cất tinh
6


dầu Bạc hà và Húng quế bằng sử dụng hơi nước bão hòa dưới dạng xung, làm
tăng bề mặt tiếp xúc giữa nguyên liệu và hơi nước, thúc đẩy quá trình trao đổi
nhiệt - chất, giúp giảm thời gian chưng cất và nâng cao hiệu suất thu hồi tinh dầu
2.1.1.5. Tình hình sản xuất tinh và thị trường Tiêu thụ
* Tình hình trồng và sản xuất tinh dầu Húng quế
- Ở Việt Nam đã có một số địa phương đã trồng và sản xuất tinh dầu Húng
quế với quy mô lớn để phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu như xã Mộc
Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam đã trồng 13 ha Húng quế làm dược liệu, sản
phẩm thu được bán cho các công ty dược; huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa
đã trồng 30 ha Húng quế làm dược liệu, sản phẩm thu được được các địa
phương liên kết chặt chẽ với các công ty, doanh nghiệp trong tiêu thụ và chưng
cất tinh dầu sản phẩm; xã Cao Minh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã
trồng được 3 ha Húng quế để chưng cất làm tinh dầu, sản phẩm tinh dầu được
bán trực tiếp cho công ty dược liệu Hà Nội.
Như vậy, các địa phương khá quan tâm đến phát triển cây Húng Quế, không
chỉ phục vụ nhu cầu ra gia vị tại địa phương mà sản xuất làm nguyên liệu chưng
cất tinh dầu. Hiện nay, lượng tinh dầu sản xuất ra chưa đáp ứng được nhu cầu
ngày càng lớn của thị trường trong nước và xuất khẩu.
- Tại tỉnh Phú Thọ nói riêng việc trồng Húng quế còn manh mún, nhỏ lẻ.
Người dân trồng Húng quế chủ yếu làm rau gia vị, chưa có vùng trồng và sản
xuất tinh dầu theo hướng sản xuất hàng hóa.
* Thị trường tiêu thụ tinh dầu
- Tình hình tiêu thụ tinh dầu trên thế giới
Tinh dầu là nguyên liệu sản xuất của nhiều ngành như dược phẩm, mỹ

phẩm… nên lượng tinh dầu được tiêu thụ trên thị trường thế giới là rất lớn.
Hàng năm trên toàn thế giới hàng vạn tấn nguyên liệu chứa tinh dầu được sản
xuất trên thế giới thay đổi từ 25.000-35.000 tấn.
Số lượng tinh dầu mà Việt Nam cung cấp cho thị trường thế giới còn rất
nhỏ trong khi lượng tinh dầu mà các nước Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Đài
Loan… sản xuất ra và cung cấp lớn hơn rất nhiều.
Một số cây dược liệu để chiết suất tinh dầu do không thích nghi được với
khí hậu một số nước trên thế giới, nên những nước này không sản xuất được tinh
dầu và phải nhập một số lượng lớn tinh dầu để phục vụ cho nhu cầu phát triển
kinh tế trong nước hoặc nhập gia công để tái suất các sản phẩm chiết suất từ tinh
dầu.
7


Những nước nhập khẩu tinh dầu chủ yếu là Mỹ, Anh, Pháp, Hà Lan, Nhật
Bản và một số nước Châu Âu khác. Trên thế giới nhiều nước là những cường
quốc xuất khẩu tinh dầu đồng thời là những nước nhập khẩu tinh dầu như: Trung
Quốc, Braxin, Mỹ…Hàng năm, Mỹ nhập khẩu khoảng 20 mặt hàng tinh dầu các
loại. Những nước công nghiệp phát triển như Đức, Anh, Pháp, Nhật Bản cũng đều
nhập khẩu tinh dầu hàng năm với số lượng và giá trị lớn.
Nhìn chung, ngay cả những nước tiêu thụ tinh dầu với số lượng lớn thì cơ
cấu mỗi loại tinh dầu cũng luôn thay đổi về số lượng và giá trị theo từng thời kỳ,
từng năm. Vì vậy các nhà xuất khẩu phải quan tâm nghiên cứu nhằm đáp ứng
kịp thời nhu cầu về mặt hàng, về số lượng cũng như về chất lượng, cơ cấu loại
mặt hàng. Từ đó phán đoán khả năng sắp tới của từng thị trường để kinh doanh
đạt hiệu quả cao. Có thể nói loại hàng tinh dầu có khá nhiều loại, ngoài số lượng
chất lượng tinh dầu các nhà xuất khẩu còn phải quan tâm đến cơ cấu mặt hàng
mặt hàng xuất khẩu. Chất lượng tinh dầu mà thị trường thế giới yêu cầu ngày
càng cao nhưng giá cả của tinh dầu lại thay đổi bất thường không có lợi cho
người xuất khẩu.

- Tình hình tiêu thụ trong nước
+ Ở nước ta có các công ty thu mua tinh dầu Húng quế để phục vụ nhu
cầu trong nước và xuất khẩu như: Công ty dược liệu - Viện dược liệu; Công ty
Tinh dầu và các sản phẩm tự nhiên - Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ
quốc gia; Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam; Công ty xuất khẩu
tinh dầu Hà Nội, ngoài ra tại tỉnh Hà Nam có hợp tác xã đang thu mua tinh dầu
Húng quế với số lượng 15.000 lít /năm để xuất khẩu.
Trung bình 1 ha Húng quế chưng cất được 200 lít tinh dầu, giá tinh dầu
trên thị trường hiện nay khá cao (từ 0,9-1,2 triệu đồng/lít).
Như vậy, ngày nay nhu cầu về tinh dầu trên thị trường thế giới cũng như
trong nước rất lớn trong đó có tinh dầu Húng quế. Đây là tiềm năng và cơ hội để
Việt Nam nói chung và tỉnh Phú Thọ nói riêng phát triển sản xuất cây dược liệu
có tinh dầu nói chung và cây Húng quế nói riêng nhằm nâng cao hiệu kinh tế
trong sản xuất nông nghiệp.
2.2. Tính cấp thiết của dự án
Phú Thọ là tỉnh miền núi với diện tích đất sản xuất nông nghiệp 98.370,17
ha, có khả năng trồng cây dược liệu rất nói chung cây Húng Quế nói riêng. Với
đặc điểm đất có tầng canh tác dầy 70 - 100cm, dễ thoát nước, thoáng khí; nhiệt
độ trung bình hàng năm 23,5 - 24,20C, số giờ nắng trung bình năm 1350 - 1.519
8


giờ, độ ẩm không khí 82 - 86%, lượng mưa 1.500 - 1.600 mm, rất phù hợp cho
sự sinh trưởng và phát triển của cây Húng Quế. Ngoài ra, ở nông thôn Phú Thọ
còn dư thừa một lượng lớn lao động chưa có việc làm, đây là lợi thế trong việc
khai thác tiềm năng lao động sản xuất nông nghiệp trong đó có sản xuất dược
liệu.
Húng quế là loại cây dễ trồng, có khả năng phân bố rộng, phù hợp với điều
kiện đất đai và điều kiện sinh thái của tỉnh Phú Thọ. Loại cây này được người dân
trong tỉnh trồng sinh trưởng và phát triển rất tốt. Quy trình trồng, thâm canh và

chưng cất tinh dầu Húng quế đơn giản, dễ sử dụng và phù hợp với trình độ của
người dân. Thị trường tiêu thụ Húng quế và tinh dầu Húng quế rất tiềm năng,
rộng lớn, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Cây Húng quế không chỉ là cây rau
gia vị mà còn là cây dược liệu có nhiều tác dụng tốt đối với sức khoẻ con người
như bảo vệ gan, giảm cholesterol, chống ung thư và tăng cường hệ miễn dịch...
Bên cạnh giá trị dược liệu Húng quế còn là cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao
trên một đơn vị diện tích. Phát triển trồng cây dược liệu nói chung và cây Húng
quế nói riêng là hướng đi phù hợp với hướng quy hoạch phát triển dược liệu của
tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn 2016-2020.
Tuy nhiên, việc trồng, thâm canh Húng Quế trên địa bàn tỉnh còn một số
tồn tại hạn chế đó là: nguồn cây giống Húng Quế không rõ ràng (giống năng suất
và chất lượng không ổn định...), kỹ thuật trồng và thâm canh chưa có quy trình cụ
thể (chủ yếu trồng, chăm sóc như rau khác), từ đó dẫn đến cây Húng Quế sinh
trưởng, phát triển không đồng đều khiến năng suất, chất lượng không ổn định,
hiệu quả kinh tế chưa đáp ứng mong muốn của người trồng Húng Quế. Mặt khác
việc chưng cất tinh dầu tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị của người dân và
doanh nghiệp còn rất ít, Nhu cầu thị trường tiêu thụ tinh dầu Húng quế ngày càng
lớn, sản lượng tinh dầu Húng quế cung ứng cho thị trường trong nước và xuất
khẩu hiện nay chưa đáp ứng với nhu cầu thị trường.
Trung tâm Ứng dụng và Thông tin Khoa học công nghệ thực hiện dự án
“Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trồng, thâm canh và
chưng cất tinh dầu Húng quế (Ocimum basilicum L.) tại tỉnh Phú Thọ”. Mô hình
trồng cây Húng quế thành công sẽ là điểm thăm quan, học tập cho các hộ dân
trong vùng dự án và cho người dân ở các địa phương khác, mở rộng diện tích,
quy mô phát triển cây Húng quế theo hướng hàng hoá. Nâng cao nhận thức

9


người dân về mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá, góp phần

phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
3. Mục tiêu (theo thuyết minh đã được phê duyệt)
3.1. Mục tiêu chung
Áp dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình trồng cây Húng quế làm nguyên
liệu chiết xuất tinh dầu và mô hình chiết xuất tinh dầu Húng quế làm dược liệu và
phục vụ xuất khẩu, góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Xây dựng được 3 mô hình: Mô hình sản xuất cây giống, mô hình trồng
thương phẩm và mô hình chưng cất tinh dầu Húng quế
+ Mô hình sản xuất giống Húng quế (quy mô 0,5 ha, năng suất 720.000
cây giống/ha/năm, cây giống đạt tiêu chuẩn: Cao 7 - 10 cm, không dị dạng, sạch
bệnh, bộ rễ khỏe)
+ Mô hình trồng thâm canh cây Húng quế (quy mô 03 ha, năng suất đạt
25 - 30 tấn Húng quế tươi/ha/năm)
+ Mô hình chưng cất tinh dầu (quy mô 500 kg nguyên liệu tươi/mẻ, hiệu
suất chưng cất đạt 0,56%, hàm lượng tinh dầu thô đạt > 90%, hàm lượng Metyl
Chavicol > 70%)
- Hoàn thiện bản hướng dẫn kỹ thuật trồng, thâm canh và chưng cất tinh
dầu Húng quế phù hợp với điều kiện sinh thái của tỉnh
- Đào tạo và chuyển giao quy trình kỹ thuật trồng, thâm canh và chưng cất
tinh dầu Húng quế cho 05 kỹ thuật viên cơ sở và tập huấn kỹ thuật cho 100 lượt
hộ nông dân
4. Nội dung (theo thuyết minh đã được phê duyệt)
4.1. Khảo sát, đánh giá, bổ sung thông tin thực hiện dự án
- Thu thập cơ sở dữ liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của
vùng triển khai dự án: Khí hậu (nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa, số giờ nắng…);
đất đai (địa hình, thành phần cơ giới đất, độ pH của đất…); điều kiện kinh tế xã
hội (giao thông, thủy lợi, tập quán canh tác…)
- Khảo sát thực trạng trồng cây Húng quế trên địa bàn huyện Thanh Ba
+ Nội dung khảo sát: Khảo sát, đánh giá về kinh nghiệm trồng thâm canh

và chưng cất tinh dầu Húng quế; khả năng phù hợp về đất đai, thổ nhưỡng của
10


địa phương đối với cây Húng quế; nhu cầu thị trường tinh dầu Húng quế; tập
quán canh tác, lực lượng lao động của địa phương….
+ Địa điểm khảo sát: Một số xã của huyện Thanh Ba.
+ Tổng hợp kết quả khảo sát, lựa chọn vùng triển khai dự án.
- Phân tích, đánh giá mẫu đất và nước vùng dự án theo tiêu chuẩn GACPWHO.
+ Phân tích 3 mẫu đất với các chỉ tiêu: Hàm lượng Cd, hàm lượng đồng,
chì, kẽm, pH (H2O), CEC, Mùn, N tổng số, N- NH 4+(dễ tiêu), P tổng số, P (dễ
tiêu), K2O tổng số, K2O (dễ tiêu).
+ Phân tích 3 mẫu nước với các chỉ tiêu: Độ axít, độ kiềm tổng, amoni
NH4+, asen, tổng chất rắn hòa tan, độ cứng toàn phần.
4.2. Tiếp nhận, chuyển giao và đào tạo, tập huấn quy trình công nghệ
a) Chuyển giao và tiếp nhận quy trình công nghệ
- Đơn vị chuyển giao: Trung tâm nghiên cứu trồng & chế biến cây thuốc
Hà Nội - Viện dược liệu
- Đơn vị tiếp nhận: Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ
- Nội dung: Chuyển giao và tiếp nhận quy trình nhân giống; trồng và thâm
canh; quy trình chưng cất tinh dầu Húng quế
- Phương pháp chuyển giao quy trình: Trực tiếp và gián tiếp (chuyển giao
tài liệu và trực tiếp chuyển giao quy trình công nghệ)
b. Đào tạo kỹ thuật viên.
- Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ phối hợp với tổ chức chủ trì, chủ
nhiệm dự án thực hiện đào tạo cán bộ kỹ thuật viên cơ sở.
- Đối tượng được đào tạo: Là những cán bộ khuyến nông xã, cán bộ thuộc
hội nông dân xã; cán bộ thuộc các hợp tác xã, cán bộ kỹ thuật của đơn vị chủ trì;
đây là đội ngũ cán bộ tham gia trực tiếp chỉ đạo mô hình tại cơ sở.
- Hình thức đào tạo: Đào tạo tại chỗ, đào tạo lý thuyết kết hợp vận hành

theo các nội dung được đào tạo phải đảm bảo đầy đủ, toàn diện.
- Quy mô, số lượng, thời gian: Dự kiến đào tạo 05 kỹ thuật viên
- Nội dung đào tạo: 03 quy trình công nghệ; phổ biến tuyên truyền các chế
độ, chính sách của dự án; tổ chức quản lý dự án, các bước thực hiện triển khai
dự án, công tác kiểm tra, giám sát, chỉ đạo...
11


Thực hành: Hướng dẫn các học viên thực hành tại mô hình cụ thể, để các
học viên nắm bắt được và chỉ đạo các hộ nông dân trồng, chăm sóc cây Húng
quế đúng kỹ thuật.
- Thời gian đào tạo: 10 ngày
c. Tập huấn kỹ thuật cho nông dân tham gia dự án
- Đơn vị tập huấn: Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ
- Đối tượng tập huấn: Nông dân, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý xã.
- Quy mô: 50 người/lớp
- Nội dung tập huấn
+ Phần lý thuyết: Tập huấn 03 quy trình công nghệ, phổ biến các chế độ,
chính sách của dự án.
+ Thực hành: Hướng dẫn các học viên thực hành tại mô hình cụ thể, để
các học viên nắm bắt được và áp dụng vào mô hình gia đình.
- Hình thức tập huấn: Mở lớp tập huấn tập huấn tại xã (2 lớp);
4.3. Xây dựng mô hình
4.3.1. Xây dựng vườn ươm sản xuất cây giống
- Thiết kế vườn ươm
- Quy mô vườn ươm 0,5 ha: Nhân giống đủ cây giống cho 3 ha
- Địa điểm dự kiến xây dựng mô hình: Tại huyện Thanh Ba
- Thời gian gieo: Tháng 3 năm 2017
- Tiến hành triển khai mô hình:
+ Làm đất: Lên luống cao 20 cm, rộng 80 - 90 cm, dài tùy ruộng

+ Gieo hạt trong vườn ươm với lượng hạt 30 kg hạt/ha (3 kg hạt/1000 m2)
+ Chăm sóc vườn ươm:
+ Theo dõi các chỉ tiêu: Chiều cao cây; thời gian từ khi gieo hạt đến xuất
vườn; tỷ lệ sống, năng suất vườn ươm.
+ Tiêu chuẩn cây giống: Sau khi gieo khoảng 25 - 30 ngày, khi cây con
cao 7 - 10 cm, không dị dạng, sạch bệnh, bộ rễ khỏe
- Phương pháp theo dõi: Xác định ô theo dõi theo đường chéo khu sản xuất,
tổng số ô theo dõi là 10 ô, diện tích 1 ô 1m 2, tổng diện tích theo dõi 10m 2. Mỗi ô
theo dõi 30 cây, việc theo dõi, lấy số liệu được thực hiện 7 ngày 1 lần.
4.3.2. Xây dựng mô hình trồng và thâm canh
12


- Quy mô trồng 3 ha
- Địa điểm dự kiến xây dựng mô hình: Tại huyện Thanh Ba
- Quy hoạch và thiết kế khu trồng cây Húng quế
+ Quy hoạch, thiết kế vườn trồng 3 ha Húng quế
+ Thiết kế hệ thống tưới nước cho 3 ha: Hệ thống tưới phun mưa bao gồm
nguồn nước, bộ lọc, bơm nước, van điều chỉnh, đường ống chính, đường ống
phun, đường ống nhánh, vòi phun mưa.
+ Tiến hành trồng, chăm sóc và theo dõi các chỉ tiêu
a. Theo dõi chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển
Để đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất cây trồng. Lấy mẫu theo
phương pháp ngẫu nhiên, và theo dõi 100 cây trong mô hình. Chỉ tiêu theo dõi:
+ Cao cây (cm): Đo từ gốc cách mặt đất 3cm theo phương vuông góc với
mặt đất đến chót lá cao nhất
+ Đường kính tán (cm): Đo hai hướng vuông góc của tán, lấy giá trị trung
bình hai lần đo.
+ Cành cấp 1: Đếm số cành mọc từ thân
+ Năng suất thực thu:

b. Theo dõi chỉ tiêu về sâu, bệnh hại
Sâu, bệnh hại: được điều tra theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương
pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng QCVN 01-38: 2010/BNNPTNT và
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại QCVN
01-69: 2014/BNNPTNT.
4.3.4. Xây dựng bổ sung bản hướng dẫn kỹ thuật
- Trên cơ sở quy trình trồng trọt đã áp dụng cho mô hình và kết quả theo
dõi tình hình sinh trưởng và sâu bệnh hại ở các mô hình trồng cây Húng quế từ
đó bổ sung thêm một số nội dung sau:
+ Bổ sung theo hướng chi tiết thêm các nội dung đã có trong quy trình
+ Bổ sung theo dõi sâu bệnh phát sinh trong điều kiện ngoại cảnh tỉnh Phú
Thọ
+ Bổ sung theo dõi thời gian thu hoạch
Hoàn thiện bản hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt đối với cây Húng quế phù
hợp với điều kiện đất đai của Phú Thọ

13


4.4. Tuyên truyền, phổ biến kết quả dự án và hội thảo, hội nghị
4.4.1. Tuyên truyền và phổ biến kết quả của dự án
Thông tin tuyên truyền, giới thiệu kết quả thực hiện dự án qua báo tạp chí
khoa học, phát tờ rơi, đài phát thanh địa phương…Khuyến cáo nhân rộng kết
quả mô hình đến các vùng có điều kiện thổ những và khí hậu tương tự như vùng
xây dựng mô hình trên địa bàn của tỉnh Phú Thọ và một số vùng lân cận.
4.4.2. Hội nghị đầu bờ, giới thiệu mô hình, hội thảo khoa học và đánh giá kết
quả của dự án
- Tổ chức 1 hội nghị đầu bờ và 2 hội thảo khoa học
+ Tổ chức hội nghị đầu bờ giới thiệu mô hình, thảo luận về kỹ thuật trồng
và thâm canh cây Húng làm dược liệu: Dự kiến thành phần tham dự là các hộ

dân tham dự án và các hộ dân thuộc vùng dự án; cán bộ, kỹ thuật viên các xã
tham gia dự án (dự kiến 50 người)
+ Tổ chức hội thảo giới thiệu kết quả thực hiện dự án, giới thiệu phương
hướng mở rộng dự án: Dự kiến thành phần tham dự là các doanh nghiệp tiêu thụ
sản phẩm, các hộ dân tham dự án và các hộ dân thuộc vùng dự án; cán bộ, kỹ
thuật viên các xã tham gia dự án (dự kiến 50 người)
- Đánh giá nghiệm thu, tổng kết dự án.
5. Sản phẩm và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, chất lượng, quy mô của sản phẩm
theo hợp đồng, thuyết minh dự án đã được phê duyệt

Bảng 1. Danh mục sản phẩm theo thuyết minh được phê
duyệt
Kết quả, sản phẩm và các
tiêu chí đánh giá chủ yếu

Đơn
vị đo

1

Mô hình sản xuất giống quy
mô 0,5 ha


hình

2

Sản phẩm cây giống


Cây

3

Mô hình trồng và thâm cây
Húng quế quy mô 3 ha


hình

TT

14

Mức độ phải đạt
Cây sinh trưởng khỏe, sạch sâu
bệnh, đủ tiêu chuẩn xuất vườn,
công suất 720.000 cây giống/ha
720.000 cây giống (cây con cao
7 -10 cm, không dị dạng, sạch
bệnh, bộ rễ khỏe)
Cây sinh trưởng khỏe, sạch sâu
bệnh, đạt các chỉ tiêu về sinh
học. Đạt năng suất 25 - 30
tấn/ha, sản lượng 75 - 90 tấn
Húng quế tươi


4
5


6

7
8

Công suất 500 kg nguyên
liệu/mẻ, đảm bảo chất lượng
theo tiêu chuẩn TCN
500 lít tinh dầu thô, hàm lượng
Tinh dầu húng quế
lít
tinh dầu > 90%, hàm lượng
metyl chavicol > 70%
5 kỹ thuật viên cơ sở, 100 lượt
Đào tạo kỹ thuật viên cơ sở,
nông dân nắm chắc được quy
Người
tập huấn nông dân
trình trồng, thâm canh và chưng
cất tinh dầu Húng quế
Báo cáo tổng kết dự án và
Báo Đánh giá toàn diện kết quả thực
báo cáo xây dựng các mô
cáo hiện dự án
hình
Bản hướng dẫn kỹ thuật nhân Bản
Đảm bảo tính khoa học và dễ
giống, trồng và chưng cất hướng
ứng dụng

tinh dầu Húng quế
dẫn
Mô hình chưng cất tinh dầu
Húng quế hiệu suất 0,56%


hình

15


PHẦN 2. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI, THỰC HIỆN DỰ ÁN
I. Công tác tổ chức, quản lý điều hành để triển khai thực hiện dự án
1. Tình hình chung
1.1. Thuận lợi
- Dự án đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp, ngành và địa
phương trong quá trình triển khai thực hiện. Sở Khoa học và Công nghệ đã quan
tâm đôn đốc, hướng dẫn dự án thực hiện đảm bảo các nội dung và tiến độ thực
hiện. Uỷ ban nhân dân các xã Vũ Yển, Phương Lĩnh, Mạn Lạn, Thanh Vân
huyện Thanh Ba nhiệt tình ủng hộ, giúp đỡ trong công tác khảo sát và triển khai
xây dựng mô hình. Trong đó, đặc biệt có sự quan tâm, ủng hộ của UBND xã Vũ
Yển trong việc khuyến khích người dân tích cực học hỏi, ứng dụng khoa học kỹ
thuật mà dự án truyền tải đến địa phương, thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây
trồng, áp dụng khoa học kỹ thuật vào mô hình của hộ gia đình. Đồng thời, dự án
nhận được sự đồng tình ủng hộ của các hộ dân trong vùng dự án.
- Ban quản lý dự án có sự thống nhất cao trong tổ chức, triển khai; đội ngũ
cán bộ kỹ thuật có chuyên môn phù hợp, có kinh nghiệm trong tổ chức triển khai
và chỉ đạo xây dựng mô hình trồng, thâm canh và chưng cất tinh dầu Húng quế
trên địa bàn huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ;
- Trung tâm nghiên cứu trồng cây thuốc Hà Nội - Viện dược liệu đã nhiệt

tình trong việc phối hợp hướng dẫn kỹ thuật xây dựng mô hình, đào tạo, tập
huấn kỹ thuật viên và nông dân.
- HTX dịch vụ nông nghiệp Hồng Đức Thiên Y xã Vũ Yển có đủ lực lượng
lao động, đất đai và nguồn vốn đối ứng để tham gia dự án; HTX có nhiều năm
kinh nghiệm trong sản xuất cây dược liệu trong đó có cây Húng Quế.
- Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với sinh trưởng, phát triển của
cây Húng Quế.
1.2. Khó khăn
- Địa điểm triển khai dự án là khu đất bãi Sông Hồng, còn bị ảnh hưởng
một phần bởi thiên tai (lũ).
2. Công tác tổ chức
Trên cơ sở Thuyết minh dự án được UBND tỉnh Phú Thọ phê duyệt, cơ quan
chủ trì dự án - Trung tâm Ứng dụng và Thông tin KHCN, phối hợp với các đơn vị
phối hợp, đơn vị tham gia dự án tiến hành các nội dung sau:
2.1. Thành lập ban quản lý dự án
- Ban quản lý dự án được thành lập theo quyết của Giám đốc Trung tâm
ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ.
- Ban quản lý dự án gồm 5 người: 01 trưởng ban, 01 phó ban và 03 ủy viên.
16


Bảng 2. Danh sách thành viên Ban quản lý dự án

1
2

Đào Tuấn Minh
Đinh Công Thọ

Chức danh nghiên

cứu
Trưởng ban
Phó trưởng Ban

3

Nguyễn Trung Kiên

Ủy viên

4

Trần Văn Lực

5

Luyện Thị Vân Anh

Uỷ viên
Cán bộ
Kế toán dự án - uỷ
Kế toán
viên

TT

Họ và Tên

Chức danh công tác
Giám đốc Trung tâm

Phó giám đốc trung tâm
Phó trưởng phòng tư vấn
dịch vụ

- Ban quản lý dự án giúp cho đơn vị chủ trì điều hành quản lý dự án trong
18 tháng. Ban quản lý dự án có trách nhiệm tổ chức, quản lý, giám sát thực hiện
dự án theo đúng quy chế quản lý dự án. Nhiệm vụ cụ thể các thành viên do
trưởng ban phân công. Ban quản lý dự án làm việc kiêm nhiệm và giải thể sau
khi hoàn thành nhiệm vụ.
- Ban quản lý dự án chỉ đạo, điều hành chung và quản lý dự án từ kinh phí
đến chỉ đạo thực hiện các nội dung dự án:
+ Tổ chức khảo sát đánh giá tiềm năng đất đai, lao động, điều kiện tự
nhiên, kinh tế xã hội tại các xã Vũ Yển, Phương Lĩnh, Mạn Lạn, Thanh Vân
huyện Thanh Ba.
+ Tổ chức khảo sát đánh giá thực trạng trồng, chưng cất tinh cất tinh dầu
Húng Quế trong vùng dự án.
+ Lựa chọn địa điểm và hộ thực hiện xây dựng mô hình theo tiêu chí của
dự án.
+ Chỉ đạo xây dựng mô hình: quy hoạch, thiết kế cho từng mô hình,
hướng dẫn các kỹ thuật nhân giống, trồng và chưng cất tinh dầu Húng Quế.
+ In ấn, cấp phát các tài liệu kỹ thuật cho các học viên lớp đào tạo kỹ
thuật viên và lớp tập huấn nông dân, đại biểu tham dự.
+ Kiểm tra, nghiệm thu mô hình định kỳ và đột xuất theo qui định và yêu
cầu của Lãnh đạo trung tâm.
+ Tổ chức các lớp đào tạo kỹ thuật viên, tập huấn nông dân trong vùng dự án.
+ Tổ chức hội nghị, hội thảo nhằm tuyên truyền, phổ biến kết quả của dự án
+ Phần kinh phí của dự án được thực hiện theo đúng quy định.
2.2. Thành lập tổ thực hiện dự án
Trên cơ sở thuyết minh được phê duyệt và Hợp đồng đã ký đơn vị chủ
trì thành lập tổ thực hiện dự án gồm 15 người là cán bộ kỹ thuật thuộc đơn

17


vị chủ trì, đơn vị phối hợp. Tổ thực hiện dự án thực hiện các nội dung dự án
theo Quyết định phân công của Giám đốc Trung tâm.
2.2. Cơ quan phối hợp thực hiện dự án
- Trung tâm nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc Hà Nội - Viện Dược
liệu đã phối hợp và hỗ trợ đơn vị chủ trì, chủ nhiệm dự án, Ban quản lý dự án
trong việc cung cấp quy trình kỹ thuật, phối hợp và hỗ trợ trong việc kiểm tra,
chỉ đạo xây dựng mô hình, tổ chức và giảng dạy lớp đào tạo kỹ thuật viên và tập
huấn nông dân.
- Uỷ ban nhân dân các xã Vũ Yển, Phương Lĩnh, Mạn Lạn, Thanh Vân
huyện Thanh Ba đã phối hợp cùng Ban quản lý dự án, chủ nhiệm dự án trong
việc điều tra, khảo sát, lựa chọn địa điểm xây dựng mô hình.
- HTX dịch vụ nông nghiệp Hồng Đức Thiên Y xã Vũ Yển đã phối hợp
trong việc triển khai xây dựng các mô hình dự án.
3. Chọn điểm, đối tượng, chọn hộ để tiếp nhận và triển khai thực hiện các
nội dung của dự án.
Để xây dựng mô hình dự án đạt kết quả cao, Ban quản lý dự án, chủ
nhiệm dự án xây dựng các tiêu chí về hộ tham gia dự án, địa điểm xây dựng mô
hình. Các tiêu chí tập chung vào diện tích, khả năng đối ứng và ý thức trách
nhiệm của người dân khi được lựa chọn tham gia dự án.
Các tiêu chí lựa chọn:
- Lựa chọn hộ tham gia xây dựng mô hình sản xuất cây giống; mô hình
trồng thâm canh cây Húng quế:
+ Địa điểm: Khu vực có đất phù sa, giàu dinh dưỡng, có điều kiện thuận
lợi về tưới tiêu, thuận tiện giao thông đi lại và thăm quan mô hình.
+ Đất đai, khí hậu: Phù hợp với yêu cầu của cây Húng quế
+ Diện tích tối thiểu: 1,0 ha
+ Hộ được lựa chọn: Có đủ điều kiện về diện tích, có điều kiện về lao động

và am hiểu về trồng trọt, nhiệt tình và có trách nhiệm khi được lựa chọn.
- Lựa chọn địa điểm, hộ xây dựng mô hình chưng cất tinh dầu Húng quế
+ Địa điểm xây dựng mô hình gần khu vực trồng cây Húng quế, thuận
tiện giao thông cho vận chuyển nguyên liệu từ vùng trồng đến khu chưng cất
tinh dầu.
+ Diện tích tối thiểu: 0,3 ha
+ Hộ được lựa chọn: Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện về diện tích, lao
động và có vốn đối ứng để thực hiện dự án, nhiệt tình, có trách nhiệm nếu được
lựa chọn.

18


Song song với công tác khảo sát, đánh giá, bổ sung thông tin thực hiện dự
án. Tổ thực hiện tiến hành phát đơn đăng ký tham gia cho những đối tượng có
nhu cầu tham gia xây dựng mô hình.
Sau khi khảo sát 04 xã thuộc huyện Thanh Ba, Ban quản lý dự án, chủ
nhiệm dự án tổng hợp số liệu, kết hợp xem xét đơn đăng ký tham gia dự án của
các hộ để lựa chọn hộ, cơ sở tham gia xây dựng mô hình.
Kết quả đã lựa chọn HTX dịch vụ nông nghiệp xã Vũ Yển nay là HTX
dịch vụ nông nghiệp Hồng Đức Thiên Y xã Vũ Yển (đổi tên và hoạt động với tư
cách là HTX kiểu mới theo luật Hợp tác xã số 23/2012/QH13 ngày 20 tháng 11
năm 2012) là cơ sở để triển khai các mô hình của dự án.
Đơn vị chủ trì, chủ nhiệm dự án ký hợp đồng xây dựng mô hình với HTX
dịch vụ nông nghiệp Hồng Đức Thiên Y xã Vũ Yển.
II. Kết quả thực hiện các nội dung
1. Khảo sát, đánh giá, bổ sung thông tin thực hiện dự án
1.1. Mục đích
Cuộc khảo sát nhằm thu thập thông tin cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế
xã hội của huyện Thanh Ba; thực trạng trồng cây Húng quế trên địa bàn huyện

Thanh Ba. Trên cơ sở đó, đánh giá được hiện trạng sản xuất, tiêu thụ tinh dầu Húng
quế, nhu cầu mở rộng sản xuất cây Húng quế. Lựa chọn được địa điểm (doanh
nghiệp, trang trại, hộ gia đình) phù hợp để triển khai dự án.
1.2. Đối tượng
- Đối tượng khảo sát: hộ có diện tích đất từ 0,2 ha trở lên và các cơ sở
chưng cất tinh dầu.
- Các tiêu chí khảo sát:
+ Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Thanh Ba
+ Tình hình sản xuất, tiêu thụ cây Húng Quế; Tình hình chưng cất và tiêu
thụ tinh dầu Húng quế (thực hiện tại 04 xã)
1.3. Thời gian, thành phần, địa điểm
- Thời gian: từ ngày 29/05 đến ngày 02/06 năm 2017
- Thành phần: Tổ thực hiện dự án, khuyến nông các xã thực hiện khảo sát,
hộ dân, cơ sở chưng cất tinh dầu Húng quế
- Địa điểm: Khảo sát được thực hiện tại 04 xã thuộc huyện Thanh Ba là xã
Vũ Yển, Phương Lĩnh, Mạn Lạn và xã Thanh Vân.
1.4. Nội dung khảo sát
- Thu thập thông tin thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện
Thanh Ba, một số chủ chương, chính sách và định hướng phát triển cây dược
liệu của tỉnh Phú Thọ và huyện Thanh Ba.
19


×