Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

thuyet minh dự án ca long cá trắm đen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.23 KB, 20 trang )

THUYẾT MINH DỰ ÁN
Thuộc chương trình “Hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và
công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội nông thôn, miền núi, vùng
dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 – 2025”
I. Thông tin chung về dự án
1. Tên Dự án: “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình nuôi cá Trắm đen
thương phẩm trong lồng, bè trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang”.
2. Mã số:
3. Cấp quản lý: Bộ Khoa học và Công nghệ
Ủy quyền địa phương quản lý
4. Thời gian thực hiện: 20 tháng từ tháng 01/2018 – 08/2019
5. Dự kiến kinh phí thực hiện:
14.263.536.000 đồng
Trong đó:
- Ngân sách Trung ương:
9.411.756.000 đồng;
- Ngân sách địa phương:
350.000.000 đồng;
- Nguồn khác:
4.501.780.000 đồng.
Phương thức khoán chi:
- Khoán chi đến sản phẩm cuối cùng:
- Khoán chi từng phần:
6. Tổ chức chủ trì dự án:
- Tên tổ chức đăng ký chủ trì dự án: Công ty TNHH MTV sản xuất và vận
tải Thành Đạt
- Địa chỉ: Thôn Phúc Lộc B - Xã An Khang - Thành phố Tuyên Quang tỉnh Tuyên Quang
- Điện thoại: 0167 315 2968
7. Chủ nhiệm dự án:
- Họ và tên:
- Học hàm, học vị:


- Địa chỉ:
- Mobile:
8. Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ:
- Tên cơ quan: Trung tâm tư vấn, sản xuất, dịch vụ và chuyển giao công
nghệ thủy sản Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1
- Điện thoại/Fax: 043.8273149
- Địa chỉ: Phường Đình Bảng – Thị xã Từ Sơn – tỉnh Bắc Ninh
1


9. Tính cấp thiết của dự án
9.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên
- Vị trí địa lý:
Tỉnh Tuyên Quang có tọa độ địa lý: từ 210 30’ đến 220 40 vĩ Bắc, từ
1040 53’ đến 1050 kinh Đông, diện tích tự nhiên là 5.867 km2 , bằng 1,8%
diện tích cả nước. Tuyên Quang có 6 đơn vị hành chính, bao gồm các huyện
Sơn Dương, Yên Sơn, Hàm Yên, Chiêm Hóa, Na Hang và thị xã Tuyên
Quang. Tỉnh Tuyên Quang nằm trên trục quốc lộ 2 (Hà Nội - Vĩnh Phúc - Phú
Thọ - Tuyên Quang - Hà Giang) và quốc lộ 37. Thị xã Tuyên Quang cách Hà
Nội 160 km. Tuyên Quang là tỉnh có vị trí kinh tế và chính trị quan trọng
trong chiến lược phòng thủ của cả nước. Cùng với các tỉnh miền núi Bắc Bộ,
Tuyên Quang là mái nhà xanh của đồng bằng Bắc Bộ, với diện tích 369.621
ha rừng (63,08% diện tích tự nhiên), đã và đang có vai trò to lớn về môi sinh,
phòng hộ đầu nguồn sông Gâm, sông Lô, điều tiết nguồn nước cho công trình
thuỷ điện Tuyên Quang và nhiều công trình thủy điện khác sẽ được xây dựng
trong thời gian sắp tới. Đặc điểm địa hình Địa hình của Tuyên Quang khá
phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều dãy núi cao và sông suối, đặc biệt ở khu vực
phía Bắc tỉnh. Phía Nam tỉnh địa hình thấp dần, ít bị chia cắt, có nhiều đồi núi
thấp và thung lũng chạy dọc theo các con sông.
- Đặc điểm khí hậu:

Khí hậu của Tuyên Quang mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió
mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu lục địa Bắc Á - Trung Hoa, có 2 mùa rõ rệt:
mùa đông lạnh khô và mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình năm
toàn tỉnh từ 220 -240C, cao nhất trung bình từ 330 -350 C, thấp nhất trung
bình từ 12-130C. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.500mm - 1.800mm,
khá ổn định. Độ ẩm bình quân hàng năm là 85%, rất thích hợp với cây rừng
nhiệt đới, xanh tốt quanh năm. Do địa hình bị chia cắt, Tuyên Quang có 2 tiểu
khu khí hậu rõ rệt, cho phép phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp đa dạng.
Đặc điểm thủy văn Tuyên Quang có hệ thống sông suối khá dầy và phân bố
tương đối đều giữa các vùng. Sông Lô bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua Hà
Giang xuống Tuyên Quang. Đoạn trong tỉnh Tuyên Quang dài khoảng 145
km. Lưu lượng nước lớn nhất là 11.700 m3 /s, lưu lượng nhỏ nhất là 128
m3 /s. Sông Gâm bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua Cao Bằng, Hà Giang và
xuống Tuyên Quang. Sông Gâm gặp sông Lô ở xã Tứ Quận (Yên Sơn) cách
thị xã Tuyên Quang 10 km. Đoạn chảy trong nội tỉnh Tuyên Quang khoảng
170 km. Sông Phó Đáy bắt nguồn từ núi Tam Tạo (Bắc Cạn) chảy qua Yên
2


Sơn xuống Sơn Dương và hợp với sông Lô trên đất Vĩnh Phúc. Đoạn chảy
qua tỉnh Tuyên Quang dài khoảng 80 km. Tiềm năng thủy điện trên sông Gâm
tương đối lớn, hiện trên sông Gâm đã xây dựng nhà máy thủy điện Na Hang
và đang xây dựng nhà máy thủy điện Chiêm Hóa.
- Hiện trạng và vai trò các nguồn lực tài nguyên thiên nhiên tỉnh
Tuyên Quang.
+ Tài nguyên đất:
Đất đai của tỉnh gồm một số loại chính như sau: Đất đỏ vàng trên đá
sét và đá biến chất; Đất đỏ vàng trên đá Macma axít (Fa); Đất vàng đỏ trên đá
biến chất (Hs); Đất phù sa ven suối (Py); Đất thung lũng dốc tụ (D); Đất nâu
vàng trên phù sa cổ; Đất mùn vàng nhạt trên đá cát; Đất nâu đỏ trên đá vôi;

Đất phù sa không được bồi hàng năm; Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa
nước; Đất mùn vàng đỏ trên đá Macma axít; Đất phù sa được bồi hàng năm;
Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng; Đất phù sa glây; Đất đen do bồi tụ
cacbonat. Ngoài các loại đất trên Tuyên Quang còn có 21.789 ha núi đá,
chiếm 3,75% diện tích tự nhiên và 7.578 ha sông suối, hồ ao - khoảng 1,36%
diện tích tự nhiên. Về hiện trạng sử dụng đất: Tuyên Quang có 586.700 ha đất
tự nhiên, đã được sử dụng 84,69%, so với cả nước tỷ lệ này là 97%, vùng
trung du miền núi Bắc Bộ là 56,14%. Trừ diện tích núi đá, còn lại khoảng 4%
đất đồi núi chưa sử dụng đang được nghiên cứu để đưa vào sản xuất lâm
nghiệp. Như vậy, cả 3 loại đất: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất
chưa sử dụng, đều được sử dụng tiết kiệm và đúng mục đích.
+ Tài nguyên nước Nước mặt: Tuyên Quang có nguồn nước mặt rất
lớn, gấp 10 lần nhu cầu nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt hiện nay.
Lượng mưa hàng năm khá lớn cùng với nguồn nước từ lưu vực sông Lô, sông
Gâm, sông Phó Đáy và nhiều con suối lớn nhỏ, có hồ thuỷ điện Na Hang mới
xây dựng, cộng với gần 2.000 ao, hồ quanh năm có nước, đã tạo cho tỉnh
nguồn tài nguyên nước phong phú, vào khoảng 5,5 tỷ m3 /năm. Trung bình cứ
một ha đất tự nhiên có 9 m sông suối và 9.375m3 nước. Nước ngầm: Nguồn
nước ngầm dồi dào, có ở khắp lãnh thổ tỉnh và chất lượng tốt đủ tiêu chuẩn
dùng cho sinh hoạt. Mực nước ngầm không sâu và tương đối ổn định, thuận
lợi cho khai thác, kể cả khai thác đơn giản trong sinh hoạt của nhân dân. Tuy
vậy, nước ngầm phân bố không đều theo cấu thành địa chất. Đặc biệt các
điểm nước khoáng đáng chú ý là Bình Ca, Mỹ Lâm huyện Yên Sơn và mỏ
nước Bắc Ban (Vĩnh Yên). Hiện nay tỉnh đang khai thác nguồn nước nóng
Mỹ Lâm phục vụ chữa bệnh, chế biến nước giải khát.
3


+ Tài nguyên sinh vật: Tuyên Quang là tỉnh có diện tích rừng và đất
rừng lớn so với diện tích tự nhiên, đất đai phù hợp với nhiều loại cây, có điều

kiện xây dựng hệ thống rừng phòng hộ và tạo các vùng rừng kinh tế hàng hoá
có giá trị cao.
Thực vật rừng đa dạng, toàn tỉnh có khoảng 760 loài của 349 chi, 126
họ thuộc 8 ngành thực vật bậc cao như hạt kín, thông, tuế, thông đất, khuyết
lá thông, cỏ tháp bát, dương xỉ, ... Trong đó có nhiều loài thực vật quý hiếm
như trầm hương, nghiến, lát hoa, tuế đá vôi, hoàng đàn, mun, pơ mu, ... Tuyên
Quang có một số khu rừng đặc dụng, có giá trị nghiên cứu khoa học và phục
vụ du lịch sinh thái trong tương lai. Tuy vậy, một số loài thực vật quý hiếm
đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. Động vật rừng phong phú, có khoảng 293
loài, lớp thú có 51 loài thuộc 19 họ; lớp chim có 175 loài thuộc 45 họ; bò sát
có 5 loài; ếch nhái có 17 loài thuộc 5 họ. Những loài thú lớn như gấu ngựa,
beo lửa, hổ diễn, báo gấm, báo hoa, vượn đen, voọc mũi hếch thường sống ở
rừng sâu, xa dân cư. Các loài khỉ, nai, hoẵng thuờng sống ở gần khu dân cư,
trên nương bãi dọc theo sông Lô, sông Gâm.
9.2. Hiện trạng nuôi trồng, khai thác thuỷ sản trên địa bàn
Những năm gần đây, tỉnh Tuyên Quang có nhiều chủ trương, chính
sách phát triển nuôi trồng thủy sản; hỗ trợ nông dân kiến thức nuôi trồng thủy
sản, tận dụng tối đa thế mạnh sẵn có, phát triển chăn nuôi thủy sản theo
hướng bền vững, hiệu quả. Kết quả đạt được về nuôi trồng thủy sản mang lại
hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Nuôi trồng thủy sản của tỉnh Tuyên
Quang phát triển khá nhanh về diện tích, sản lượng, giá trị.
- Về diện tích nuôi trồng:
+ Về diện tích nuôi ao hồ: Năm 2016, tổng diện tích nuôi trồng thuỷ
sản toàn tỉnh hiện có 2.985,88 ha tăng 0,32% so với cùng kỳ năm 2015. Chia
ra: Diện tích nuôi thả cá thịt là 2.952,59 ha, tăng 0,25%; diện tích nuôi thủy sản
khác là 1,35 ha, tăng 58,82%; diện tích ươm cá giống là 31,94 ha, tăng 5,34%.
+ Nuôi thuỷ sản lồng, bè: Toàn tỉnh hiện có 480 hộ, tăng 5,96% (tăng
27 hộ) so với cùng kỳ năm 2015; số lồng cá là 1.458 lồng, tăng 10,12% (tăng
134 lồng); tổng thể tích nuôi lồng, bè là 26.634,2 m3, tăng 13,30% (tăng
3.126,4 m3). Số lồng, bè và thể tích lồng bè tăng so với cùng kỳ năm 2015 là

do người dân nuôi trồng thủy sản lồng bè đã nhận thức được lợi ích và hiệu
quả đem lại kinh tế cao cho hộ, nên số hộ đầu tư nuôi cá lồng ngày càng tăng
nhất là trên vùng hồ thuỷ điện tăng mạnh với quy mô lớn.
4


- Về sản lượng thủy sản Tổng sản lượng thủy sản đạt 7.012,44 tấn, tăng
2,76% so với cùng kỳ năm 2015 (trong đó: Thủy sản khai thác đạt 780,34 tấn,
tăng 0,9%; thủy sản nuôi trồng đạt 6.232,1 tấn, tăng 3,0% Sản lượng thủy sản
tăng so với cùng kỳ năm 2015, nguyên nhân do: Thực hiện các chính sách hỗ
trợ nông dân kiến thức nuôi trồng thủy sản, tận dụng tối đa thế mạnh sẵn có,
phát triển chăn nuôi thủy sản theo hướng bền vững, hiệu quả. Năm 2016 diện
tích nuôi ao, hồ tăng so với năm 2015 (tăng 3,32%), vì vậy sản lượng nuôi
trồng thủy sản cũng tăng đáng kể (tăng 3,03%); Do phương thức nuôi cá lồng
ngày càng được chú trọng phát triển, số lồng cá toàn tỉnh sơ bộ năm 2016
tăng mạnh (tăng 134 lồng) so với năm 2015, đồng thời do thời tiết thuận lợi,
lượng nước ổn định, các hộ dân tận dụng sông, hồ thủy điện để nuôi cá lồng,
một phần cũng được hỗ trợ kinh phí và giống cá từ dự án nuôi cá lồng của
tỉnh. Sản lượng nuôi cá lồng toàn tỉnh tăng (tăng 2,37%) so với cùng kỳ 2015.
Sản lượng khai thác cũng tăng nhẹ do phương thức khai thác, đánh bắt cá trên
sông, suối của người dân ngày càng đa dạng và được áp dụng những tiến bộ
mới, một phần cũng do số lượng tầu thuyền khai thác, số hộ khai thác cũng
tăng lên đáng kể.
Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đối tượng nuôi chủ yếu vẫn là
các loại truyền thống nên sản lượng và giá trị không cao; các đối tượng mới đòi
hỏi người nuôi phải nắm chắc kỹ thuật, nên việc nhân rộng diện tích còn khó
khăn. Ngoài ra, nghề nuôi cá ở các địa phương của tỉnh còn phát triển chậm,
chưa tận dụng và phát huy hết tiềm năng của vùng. Quy mô nuôi cá lồng bè
chưa được đầu tư tương xứng, chưa áp dụng khoa học kỹ thuật vào nuôi thâm
canh năng suất cao, chưa phát huy hết tiềm năng và nguồn lực của vùng; việc

đầu tư vốn và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế.
Hiện nay trên thị trường thủy sản, cá trắm đen là sản phẩm đang rất
được ưa chuộng, do thịt cá có nhiều chất bổ dưỡng (19,5% protein, 5,5%
lipid, nhiều canxi, photpho, sắt, các vitamin B1, B2...), thậm chí có thể làm
nguyên liệu dược hỗ trợ chữa được nhiều bệnh... Nhu cầu về cá trắm đen trên
thị trường hiện đang rất lớn nhưng lượng sản phẩm nuôi trồng thủy sản tạo ra
lại chưa đủ đáp ứng; cá trắm đen thường được người dân nuôi theo kiểu thả
ghép với tỷ lệ rất thấp trong ao hoặc trong ruộng, dẫn đến năng suất kém, sản
lượng rất thấp bởi thức ăn chính của cá là các loại ốc tự nhiên trong ao đầm
không đủ cung cấp. Chính vì vậy, hiện nay nhiều địa phương đã chuyển sang
5


nuôi cá trắm đen theo hình thức công nghiệp bằng lồng như một hướng đi mới
mang lại hiệu quả cao.
Dựa trên cơ sở đó dự án: “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình
nuôi lồng bè cá Trắm đen thương phẩm trong lồng, bè trên địa bàn tỉnh Tuyên
Quang” là cần thiết và có tính khả thi. Dự án được thực hiện sẽ cho hiệu quả
cao; khi áp dụng điều kiện chăn nuôi thực tế cùng với việc hỗ trợ về mặt khoa
học kỹ thuật để nuôi thương phẩm sẽ tạo nên giá trị thực sự tương xứng với
tiềm năng, thế mạnh của địa phương.
9.3 Chiến lược, kế hoạch phát triển thủy sản tỉnh Tuyên
Quang
Năm 2013, UBND tỉnh Tuyên Quang đã ra Quyết định số 322/QĐUBND ngày 09/09/2013 về việc Phê duyệt Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh
Tuyên Quang đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Theo đó định hướng:
Quy hoạch phát triển nuôi cá lồng trên sông đến năm 2020, tổng số lồng nuôi
cá trên sông 240 lồng, tại thành phố Tuyên Quang và các huyện Hàm Yên, Sơn
Dương; năng suất bình quân 0,4 tấn/lồng; sản lượng 96 tấn; tạo việc làm cho
240 lao động. Quy hoạch vùng nuôi cá đặc sản có giá trị kinh tế cao trên hồ
thuỷ điện và vùng hạ lưu sông Lô: thực hiện phát triển thành vùng sản xuất

hàng hóa tập trung, nuôi thâm canh và bán thâm canh các loài cá bản địa có giá
trị kinh tế cao như: Trăm đen, Chiên, Bỗng, Lăng Chấm,…
Quyết định số 459/QĐ-UBND ngày 30/12/2015 của UBND tỉnh Tuyên
Quang về việc Phê duyệt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 2020 tỉnh Tuyên Quang; Phát triển thủy sản theo hướng nuôi thâm canh các
loài cao sản; mở rộng diện tích nuôi các loài cá đặc sản có giá trị kinh tế cao
gắn với nhu cầu của thị trường; đẩy mạnh nuôi cá lồng trên sông, hồ; chú
trọng nhân giống một số loài cá đặc sản bằng phương pháp nhân tạo;
9.4. Những căn cứ pháp lý xây dựng dự án
- Quyết định số 1747/QĐ-TTg ngày 13/10/2015 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ
KH&CN thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn miền núi, vùng dân tộc
thiếu số giai đoạn 2016-2025, bắt đầu thực hiện năm 2016;
- Thông tư số 07/2016/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ về
việc quy định quản lý Chương trình Hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ
khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn miền núi
vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025;
6


- Văn bản số 279/BKHCN-ĐP ngày 8/02/2017 của Bộ Khoa học và
Công nghệ về việc đề xuất đặt hàng thuộc Chương trình Nông thôn miền núi
bắt đầu thực hiện năm 2018;
- Quyết định số 322/QĐ-UBND ngày 09/09/2013 về việc Phê duyệt Quy
hoạch phát triển thủy sản tỉnh Tuyên Quang đến năm 2015, định hướng đến
năm 2020
- Quyết định số 459/QĐ-UBND ngày 30/12/2015 của UBND tỉnh Tuyên
Quang về việc Phê duyệt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 2020 tỉnh Tuyên Quang
10. Tính tiên tiến và thích hợp của công nghệ được chuyển giao
10.1. Đặc điểm, xuất xứ của công nghệ chuyển giao, công nghệ về cá
thương phẩm

Hiện nay trên thị trường thủy sản, cá Trắm đen là một sản phẩm đang rất
được ưa chuộng, do thịt cá có nhiều chất bổ dưỡng (19,5% protein, 5,5%
lipid, nhiều canxi, photpho, sắt, các vitamin B1, B2...), thậm chí có thể làm
nguyên liệu dược hỗ trợ chữa được nhiều bệnh.... Nhu cầu về cá Trắm đen
trên thị trường hiện đang rất lớn, tuy nhiên lượng sản phẩm mà nuôi trồng
thủy sản tạo ra lại chưa đủ đáp ứng. Từ trước tới nay, người dân thường chỉ
thực hiện nuôi cá Trắm đen theo kiểu thả ghép với tỷ lệ rất thấp trong ao hoặc
trong ruộng, dẫn đến năng suất kém, sản lượng rất thấp bởi thức ăn chính của
cá là các loại ốc tự nhiên trong ao đầm không đủ cung cấp.
Khắc phục tình trạng này, năm 2009 Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy
sản I đã tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ
nuôi thương phẩm cá Trắm đen” với mục tiêu nuôi thử nghiệm cá Trắm đen
với mật độ cao sử dụng thức ăn công nghiệp nhằm thay đổi tập tính của loài
cá Trắm đen từ một loài ưa thích ăn ốc, thức ăn tự nhiên sang ăn thức ăn công
nghiệp, để giảm ô nhiễm môi trường, hạn chế dịch bệnh, tăng năng suất và
nâng cao hiệu quả kinh tế trên một diện tích nuôi. Kết quả nghiên cứu cho
thấy cá Trắm đen nuôi bằng thức ăn công nghiệp (36% protein, 7% chất béo)
có tốc độ tăng trưởng nhanh, cá đạt kích cỡ từ 3-3,5kg/con sau 12 tháng nuôi,
giá thành trên thị trường cao, đối với cá từ 5-7 kg/con giá bán 130-150 ngàn
đồng/kg trong khi cá cỡ 3-4kg giá 100-110 ngàn/kg, vì thế nuôi cá Trắm đen
công nghiệp sẽ đem lại hiệu quả cao cho người nuôi. Ngoài phương pháp nuôi
cá Trắm đen bằng thức ăn công nghiệp trong ao, hiện nay nhiều địa phương
7


đã chuyển sang nuôi cá Trắm đen theo hình thức công nghiệp bằng lồng như
một hướng đi mới mang lại hiệu quả cao.
10.2. Công nghệ lồng nuôi:
Trên thế giới hiện nay đã áp dụng công nghệ nuôi thủy sản bằng lồng rất
mạnh nhất là Na Uy. Nước này là nước tiên phong về công nghệ nuôi cá biển

nhất là đối tượng cá Hồi. Lồng nuôi cũng được thiết kế nhiều kiểu tuy nhiên
hiện nay đa số sử dụng lồng tròn bằng ống nhựa làm hệ thống phao nổi và sử
dụng lưới cước dệt để làm lồng nuôi.
Nghề nuôi cá lồng trước đây sử dụng nhiều hình thức, công cụ nuôi, lồng
thiết kế bằng khung gỗ, tre, lưới.. với những nguyên liệu đó sử dụng làm lồng
hiện tại ở Việt Nam sẵn có, tuy nhiên về lâu dài nếu sử dụng nguyên vật liệu
đó làm lồng sẽ đồng nghĩa với việc phá rừng và độ bền của nguyên vật liệu đó
sử dụng không được lâu dài.
Hiện nay ở Việt Nam việc sử dụng ống nhựa HDPE làm nguyên vật liệu
để thiết kế lồng nuôi cá đã cho thấy được hiệu quả rất cao, đó là sự bền vững
của kết cấu lồng, độ bền và vững chắc của lồng, tiện lợi cho quá trình thao tác.
Với thực tế đó, công nghệ lồng nuôi kiểu Na Uy bằng ống nhựa HDPE .
10.3. Tính tiên tiến của công nghệ:
Công nghệ nuôi thương phẩm cá Trắm đen bằng lồng trên sông, hồ chứa
là công nghệ mới được xây dựng và chưa được áp dụng trên quy mô hàng hóa
tại Tuyên Quang. Công nghệ nuôi đảm bảo năng suất cao, vệ sinh an toàn
thực phẩm, sản xuất ra hàng hoá tập trung.
Dự án được triển khai sẽ trở thành một điểm sáng cho tỉnh học tập. Vì
trước hết dự án sẽ góp phần giải quyết vấn đề kinh tế xã hội cho một bộ phân
dân nghèo sống quanh lòng hồ, thay đổi phương thức hoạt động nhằm ổn định
cuộc sống của họ để giảm bớt các rủi ro, giảm bớt việc lệ thuộc vào thiên
nhiên như khai thác tối đa nguồn thuỷ sản.
Về tổ chức, dự án mang tính chuyển giao khoa học và nghiên cứu, giúp
cán bộ nông dân tham ra dự án học tập kỹ thuật, được tiếp nhận các thông tin
trên nhiều lĩnh vực, nhằm sản xuất ra một loại hàng hoá có chất lượng, đồng
quy cỡ để cung cấp cho thị trường.
10.4. Tính thích hợp của công nghệ:
Với công nghệ nuôi thương phẩm hàng hóa cá Trắm đen bằng lồng thì
quy mô áp dụng được rất rộng rãi với nhiều cơ sở nuôi khác nhau. Những cơ
8



sở nuôi được đầu tư tốt, nguồn nước thuận lợi, nhiều vốn sẽ áp dụng quy trình
nuôi năng suất cao, đầu tư lớn. Những cơ sở, hộ dân với cơ sở nuôi ít được đầu
tư, nguồn nước kém thuận lợi có thể áp dụng mô hình nuôi năng suất thấp hơn.
Tuyên Quang là tỉnh có tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản rất lớn. Nhiều
vùng nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh có nguồn nước chảy qua thường xuyên
trong năm. Đây là những nơi rất thích hợp để đầu tư nuôi cá lồng thương
phẩm tập trung tạo sản phẩm hàng hoá lớn cung cấp cho xã hội.
Từ những luận điểm trên thì việc thực hiện dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹ
thuật xây dựng mô hình nuôi cá Trắm đen thương phẩm trong lồng, bè trên
địa bàn tỉnh Tuyên Quang” là rất cần thiết.
II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG ÁN TRIỂN KHAI DỰ ÁN
11. Mục tiêu:
11.1. Mục tiêu chung:
Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình nuôi lồng bè cá Trắm đen
thương phẩm trong lồng, bè trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang góp phần phát
triển kinh tế xã hội chung của tỉnh.
11.2. Mục tiêu cụ thể
- Tiếp nhận, chuyển giao thành công 05 quy trình kỹ thuật nuôi ương và
nuôi thương phẩm cá Trắm đen trong lồng lưới phù hợp với điều kiện tự nhiên
của tỉnh Tuyên Quang.
+ Xây dựng 01 mô hình ương cá Trắm đen (tại mô hình tập trung): Quy
mô 10 lồng (6x 6x 3m) ương từ giống nhỏ 50- 70g/con lên giống lớn kích cỡ
300g/ con để chuyển ra lồng bè nuôi thương phẩm đạt 30.000 con. Tỷ lệ sống:
≥ 70% năng suất đạt trung bình 5,2 kg/m3 lồng
- Mô hình nuôi cá Trắm đen thương phẩm trong lồng trên địa bàn tỉnh
Tuyên Quang. Quy mô 70 lồng lưới (6 x 6 x 3m), nuôi thương phẩm, năng
suất đạt trung bình 16,4 kg/m3 lồng. Trong đó:
+ 01 mô hình tập trung quy mô 30 - 40 lồng;

+ 10 mô hình phân tán (Quy mô từ 2-4 lồng/mô hình).
- Đào tạo được 10 kỹ thuật viên và tập huấn cho 90 nông dân làm chủ công nghệ
nuôi cá Trắm đen thương phẩm trong lồng trên địa bàn thực hiện dự án
12. Nội dung:
12.1. Mô tả công nghệ ứng dụng:
Nhằm chủ động, ổn định nguồn vật liệu là giống, giảm chi phí trong
chuỗi sản xuất và hạn chế rủi ro dịch bệnh, Dự án sẽ xây dựng mô hình ương
9


cá giống bằng lồng lưới, tạo giống có kích cỡ lớn phù hợp nuôi lồng thương
phẩm, một phần nhằm phục vụ cho mô hình nuôi sản xuất cá thương phẩm
của Dự án và phần còn lại cung cấp cho người dân nuôi cá trên địa bàn tỉnh. Dự
án sẽ chuyển giao và tiếp nhận 05 quy trình công nghệ sau:
- Thiết kế, lắp đặt hệ thống lồng bè phục vụ công tác ương cá giống và
nuôi thương phẩm cá Trắm đen.
- Công nghệ ương cá Trắm đen từ giai đoạn giống cấp 1 lên giống
(300g/con) bằng lồng, bè.
- Công nghệ nuôi thương phẩm cá Trắm đen trong lồng trên Sông, hồ chứa
- Quy trình kỹ thuật quản lý, giám sát môi trường trong lồng nuôi.
- Quy trình kỹ thuật Phòng và chữa bệnh cho đàn cá trắm đen nuôi trong
lồng, bè.
12.2. Những vấn đề trọng tâm mà dự án cần giải quyết:
12.2.1. Thành lập ban quản lý dự án
Sau khi dự án được phê duyệt, ký hợp đồng và căn cứ vào quy chế quản
lý của chương trình Nông thôn và Miền núi giai đoạn 2016- 2025 đơn vị chủ
trì sẽ thành lập ban quản lý dự án với các nhiệm vụ sau:
- Tổ chức, quản lý, giám sát thực hiện dự án theo đúng quy chế quản lý
dự án NTMN giai đoạn 2016 – 2025. Nhiệm vụ cụ thể các thành viên do
trưởng Ban phân công.

- Chịu trách nhiệm sử dụng kinh phí hiệu quả và tiết kiệm đúng mục đích
và đạt được các nội dung đề ra trong dự án.
- Quản lý, giám sát tiến độ thực hiện, chất lượng công việc của dự án.
- Giải quyết các vấn đề phát sinh nằm ngoài khả năng giải quyết: phối
hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý, cơ quan chủ trì và Tổ chức hỗ trợ chuyển
giao công nghệ.
Thực hiện các nhiệm vụ phát sinh khác trong quá trình triển khai thực
hiện dự án.
12.2.2. Khảo sát bổ sung:
Khảo sát nhu cầu người dân trên địa bàn tỉnh về nuôi cá lồng, lựa chọn địa
điểm xây dựng mô hình và lựa trọn hộ dân tham gia dự án.
Khảo sát môi trường, đánh giá địa điểm triển khai
12.3.3. Tổ chức đấu thầu mua cá giống, thiết bị xây dựng mô hình
10


Sau khi thuyết minh dự án được phê duyệt và ký hợp đồng thực hiện.
Trên cơ sở đó Ban quản lý dự án, chủ nhiệm dự án, cơ quan chủ trì sẽ trình Bộ
KHCN phê duyệt kế hoạch đấu thầu theo quy định của Luật và Nghị định của
Chính phủ về đấu thầu theo nguyên tắc của luật đấu thầu đảm bảo tiết kiệm và
hiệu quả.
12.3.4. Đào tạo, tập huấn
- Đào tạo:
Đối tượng: 10 kỹ thuật viên của Doanh nghiệp nắm vững và làm chủ
công nghệ ương giống, nuôi thương phẩm các đối tượng cá Trắm đen bằng lồng.
Giải pháp: Tổ chức hỗ trợ chuyển giao công nghệ trực tiếp giảng dạy và
đào tạo tại chỗ về kỹ thuật ương cá giống bằng lồng, công nghệ nuôi thương
phẩm cá Trắm đen bằng lồng, bè.
- Tập huấn:
Đối tượng: tập huấn cho 90 chủ các hộ nuôi cá lồng tại Hồ Thác Bà về công

nghệ nuôi cá lồng, đặc biệt là các đối tượng như cá Trắm đen
Giải pháp: cán bộ kỹ thuật của Doanh nghiệp đã được đào tạo, tiếp nhận
công nghệ phối hợp với các chuyên gia TT.CGCN phổ biến về các mô hình
ương nuôi cá trên sông, hồ chứa đã và được xây dựng thông qua Dự án.
12.3.5. Xây dựng mô hình chuỗi sản xuất thủy sản hàng hóa bằng lồng, bè
a) Mô hình ương nuôi cá Trắm đen từ giống cấp 1 lên giống 300500g/con
Quy mô:10 lồng (kích thước 1 lồng 6x 6x 3m) 108m 3/lồng, tổng thể tích
hữu ích là 1080m3
Thời gian: tháng 02/2018- tháng 10/2018
Mật độ thả: 60con/m3, số lượng cá thả 64.800 con, cỡ 70g/con (4,536 tấn cá thả)
Tỷ lệ sống: 70%
Sản lượng: 45.360 con (cỡ giống thu 300 g/con), số cá giống này sẽ phục
vụ Hoạt động xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá Trắm đen của Dự án.
* Giải pháp
Công nghệ: Tổ chức hỗ trợ chuyển giao công nghệ sẽ trực tiếp tham gia
xây dựng mô hình, đào tạo và hướng dẫn cán bộ của Doanh nghiệp tiếp nhận
và làm chủ công

11


Giống: cá Trắm đen, cỡ 70g/con được cung cấp bởi các cơ sở sản xuất có
uy tín đảm bảo chất lượng.
Thức ăn: 100% cám công nghiệp, công nghệ nổi, độ đạm 35- 40%
Lượng thức ăn: 4,0 hệ số x 21.600 x 0,3 = 25,92 tấn
b) Mô hình nuôi cá Trắm đen thương phẩm
Quy mô: 70 lồng nuôi thương phẩm 108 m3/ lồng (Kích thước 1 lồng 6 x 6 x
3m), tổng thể tích hữu ích là 7560 m3
Thời gian: tháng 10/2018- tháng 04/2020
Mật độ thả: 8 con/m3, số lượng cá thả 6.0480 con, cỡ 300g/con (18,144 tấn cá

thả)
Tỷ lệ sống: 80%
Sản lượng: 42.336 con x 3,5kg/con = 148,176 tấn cá thu (cỡ thu hoạch 3,5
kg/con)
* Giải pháp
Công nghệ: Tổ chức hỗ trợ chuyển giao công nghệ chuyển giao thông
qua đào tạo và trực tiếp xây dựng mô hình
Giống: cá Trắm đen cỡ 300g/con được cung cấp bới các lồng ương nuôi
chuyển sang và mua thêm của các cơ sở uy tín với số lượng: 23.040 - 15.120
= 7.920 con (cá giống cỡ 300g/con).
Thức ăn: thức ăn công nghiệp100% viêm nổi độ đạm 35-40%
Lượng thức ăn: 4,0 hệ số x (64,512 tấn cá thu - 6,912 tấn thả) = 230,4 tấn
12.3.6: Hội thảo đầu bờ.
Đối tượng: 90 chủ hộ là người nuôi cá lồng trên địa bàn tỉnh Tuyên
Quang, đại diện các phòng ban của Sở KHCN, Sở NN&PTNT Tuyên Quang
Địa điểm: Tại đơn vị chủ trì dự án
13. Các giải pháp tổ chức thực hiện:
13. 1. Giải pháp cơ sở hạ tầng
Cơ quan chủ trì phối hợp với tổ chức hỗ trợ chuyển giao công nghệ, hộ
gia đình cùng với trang thiết bị phụ trợ, nhà nổi hiện có để làm điểm triển khai
xây dựng các mô hình Dự án.
Lồng lưới ni lông 2 lớp (a = 5mm), kích thước (6 x 4 x 3m) (thể tích hữu
ích 64m3)
- Mỗi khung lồng gồm 2 chiếc lồng lưới
- Mỗi một bè nuôi gồm có 2-4 khung lồng
12


Lồng nhựa HDPE hình trụ tròn, phao dùng ống Ø200mm. Ống, đai,
khuyên, ốc, chốt, tai kết nối: Bằng thép nhúng hoặc mạ kẽm. Loại lồng đường

kính 13m dùng để nuôi cá thương phẩm cá Trắm đen.
Lưới bảo vệ bằng nilon bện, gút. Kích thước sợi, mắt lưới phù hợp với
kích cỡ cá giống, thương phẩm. Độ sâu lưới cho ương giống 2,5m và nuôi
thương phẩm 4,5m.
13.2. Giải pháp về đào tạo
- Đối với đào tạo kỹ thuật viên thực hiện mô hình: TT.CGCN là đơn vị
chủ trì chuyển giao toàn bộ công nghê thông qua việc chỉ đạo kỹ thuật trực
tiếp tại mô hình và hướng dẫn cho công nhân kỹ thuật của Đơn vị chủ trì Dự
án. Các Quy trình công nghệ sẽ được chuyển giao bao gồm:
+ Thiết kế, lắp đặt hệ thống lồng bè phục vụ công tác ương cá giống và
nuôi thương phẩm cá Trắm đen.
+ Công nghệ ương cá Trắm đen từ giai đoạn giống cấp 1 lên giống
(300g/con) bằng lồng, bè.
+ Công nghệ nuôi thương phẩm cá Trắm đen trong lồng trên Sông, hồ chứa
+ Quy trình kỹ thuật quản lý, giám sát môi trường trong lồng nuôi.
+ Quy trình kỹ thuật Phòng và chữa bệnh cho đàn cá Trắm đen nuôi
trong lồng.
- Đối với đào tạo người dân: phối hợp với TT.CGCN , cán bộ kỹ thuật
trạm, Trại cá lồng sau khi nắm vững được công nghệ sẽ tập huấn cho người
nuôi cá trên địa bàn tỉnh.
13.3. Giải pháp quản lý rủi ro
Vấn đề môi trường và dịch bệnh luôn là rủi ro lớn nhất trong NTTS. Dự
án thuê chuyên gia môi trường và bệnh của Trung tâm Nghiên cứu Quan trắc
môi trường và dịch bệnh Thủy sản, định kỳ kiểm tra theo dõi và tư vấn giải
pháp quản lý sức khỏe cá nuôi nhằm giảm thiểu rủi ro dịch bệnh.
13. 4. Giải pháp về tổ chức sản xuất
Dự án sẽ thành lập Ban quản lý và Tổ kỹ thuật thực hiện Dự án.
Nhiệm vụ: Xây dựng và tổ chức thực hiện các nội dung của dự án, kiểm
tra đôn đốc thực hiện dự án, sơ kết đánh giá kết quả thực hiện, quản lý và điều
hành các hoạt động của Dự án.

- Tổ kỹ thuật thực hiện dự án: gồm cán bộ kỹ thuật của Viện nghiên cứu
Nuôi trồng Thuỷ sản I (Chuyển giao công nghệ), Tổ chức chủ trì (phối hợp
thực hiện).
13


Nhiệm vụ: Thực hiện theo sự điều hành của Ban quản lý dự án và của Tổ
tư vấn kỹ thuật triển khai thực hiện Dự án đúng yêu cầu kỹ thuật.
13.5. Giải pháp về thị trường tiêu thụ
Cá thương phẩm sẽ có chất lượng cao - vượt trội so với cá nuôi ao, lồng
bè trên sông, đặc biệt là không có mùi bùn. Do có chất lượng tốt, nên giá
thành sản phẩm sẽ cao, việc tiêu thụ sản phẩm không thành vấn đề trong khi
nhu cầu của thị trường trong nước cũng như xuất khẩu đang rất cần. Mô hình
chuỗi sản xuất đi vào hoạt động ổn định sẽ có hướng mở rộng quy mô và liên
kết với người dân tạo ra một vùng sản xuất thủy sản sạch, quy mô lớn, có khả
năng đáp ứng được cho nhu cầu lớn các tỉnh khác. Tuy nhiên, để tiêu thụ được
sản phẩm ngay trong giai đoạn Dự án, chúng tôi có kế hoạch tìm kiếm thị
trường bằng hướng làm việc với các hệ thống siêu thị và chợ đầu mối, tiến tới
xây dựng các chuỗi cửa hang tại một số tỉnh nhằm giới thiệu và quảng bá sản
phẩm cá Tuyên Quang. Tiến tới, khi quy mô sản xuất được mở rộng hơn, chất
lượng sản phẩm đã được khặng định, thị trường xuất khẩu cũng được tiếp cận
thông qua một số doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tại miền Bắc.
13.6. Giải pháp nguồn vốn
- Vốn thực hiện dự án bao gồm từ các nguồn:
+ Ngân sách sự nghiệp KH&CN của Trung ương hỗ trợ: chuyển giao
công nghệ, thiết bị, công lao động, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu và năng
lượng, chi khác.
+ Ngân sách tỉnh sẽ được hỗ trợ cho các nội dung như: nguyên vật liệu
và năng lượng, máy móc thiết bị.
+Ngân sách tự có của doanh nghiệp và vốn khác (ngân sách tỉnh, nguồn vốn

khác): Nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, công lao động, Xây dựng cơ bản…
14. Tiến độ thực hiện dự án:
14. Tiến độ thực hiện:
TT Các nội dung, công Sản phẩm
việc thực hiện
phải đạt
chủ yếu
1
2
3
1
Các công việc chuẩn bị
1.1 Thành lập ban quản Quy định về hoạt
lý dự án
động của Ban quản lý
14

Thời
gian Người, cơ
(BĐ-KT)
quan thực
hiện
4
5
1/2018

Tổ chức
chủ trì dự án



1.2

1.3

2
2.1

2.2

3
3.1

4
4.1

Triển khai hoạt động
theo quy định
Khảo sát bổ sung
Đánh giá được thực 1/2018
Tổ chức chủ
trạng các yếu tố môi
trì dự án
trường có thể tác
động đến nuôi trồng
thuỷ sản
Tu sửa, nâng cấp hệ Có đủ lồng, đúng tiêu 1/2018
Tổ chức chủ
thống nhà xưởng để chuẩn
trì dự án
phục vụ sản xuất Đủ nhà xưởng theo

Hộ dân
giống và nuôi cá yêu cầu
lồng thương phẩm
Đào tạo, tập huấn và phổ biến mô hình
Đào tạo, chuyển Đào tạo cho 4 kỹ 1-2/2018
Tổ chức chủ
giao công nghệ thuật viên của Doanh
trì dự án,
ương/nuôi
thương nghiệp nắm vững và
Tổ chức hỗ
phẩm cá Trắm đen làm chủ công nghệ
trợ chuyển
bằng lồng lưới
ương giống, nuôi
giao công
thương phẩm các đối
nghệ
tượng cá Trắm đen
bằng lồng, bè.
Tập huấn công nghệ Tập huấn cho 90 chủ Tập huấn lý Tổ chức chủ
ương/nuôi
thương các hộ nuôi cá lồng thuyết:
2- trì dự án,
phẩm cá Trắm đen trên sông và hồ chứa, 4/2018
Tổ chức hỗ
lồng trên sông, hồ đặc biệt là các đối
trợ chuyển
chứa
tượng như cá Trắm

giao công
đen.
nghệ
Xây dựng mô hình ương cá trắm đen từ cá hương lên cá giống bằng
lồng lưới.
Ương cá Trắm đen Tỷ lệ sống từ cá 2-5/2018
Tổ chức chủ
từ cá giống cấp 1 giống cấp 1 thành cá
trì dự án,
thành cá giống lớn.
giống: 70%, sản
Các hộ nuôi
lượng 11900

cá lồng
giống
cỡ
300500gam/con.
Xây dựng mô hình nuôi cá lồng thương phẩm với quy mô hàng hóa

hình
nuôi Các chỉ tiêu cần đạt: 4/2018Tổ chức chủ
thương phẩm cá Tỷ lệ sống của cá đến 8/2019
trì dự án,
15


Trắm đen

5

5.1

5.2

5.3

5.4

khi thu hoạch đạt
70%, sản lượng 25,2
tấn cá Trắm đen cỡ
3,5 kg/con.

Các hộ nuôi
cá lồng

Hội thảo đầu bờ, nghiệm thu dự án
Hội thảo đầu bờ
Hai cuộc hội thảo với Hội thảo lần Tổ chức chủ
tổng số 90 người.
1: 8/2018
trì dự án,
Hội thảo lần Tổ chức hỗ
2: 6/2019
trợ chuyển
giao công
nghệ
Tập huấn mở rộng Cán bộ kỹ thuật,
Tổ chức chủ
tại địa phương

người dân nắm được
trì dự án,
quy trình sản xuất
Tổ chức hỗ
giống và nuôi thương
trợ chuyển
phẩm cá Trắm đen
giao công
bằng lồng trên hồ
nghệ
chứa.
Viết báo cáo tổng Báo cáo bao quát kết
Tổ chức hỗ
kết dự án
quả thực hiện dự án
trợ chuyển
giao công
nghệ
Nghiệm thu dự án
Dự án được nghiệm
thu

15. Sản phẩm của dự án:
TT
Tên sản phẩm
1
2
I Sản phẩm quy trình
1 Quy trình thiết kế, lắp đặt hệ thống
lồng bè

2 Quy trình ương cá Trắm đen từ
giống cấp 1 lên cỡ giống lớn
(300g/con)
3 Quy trình nuôi thương phẩm cá
Trắm đen bằng công nghệ lồng,

16

Chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật Chú thích
3
4
Các quy trình đảm bảo ngắn
gọn, rõ ràng, dễ tiếp thu và
phù hợp với điều kiện của địa
phương


4

II
1

Quy trình kỹ thuật quản lý, giám
sát môi trường trong lồng nuôi
Quy trình kỹ thuật phòng và trị
bệnh cho đàn cá Trắm đen nuôi
trong lồng
Sản phẩm mô hình
Cá Trắm đen giống


2

Cá Trắm đen thương phẩm

5

III
1

2

Sản phẩm đào tạo
Đào tạo kỹ thuật viên

Sản lượng: 45.360 con (cỡ
giống thu 300 g/con
Sản lượng: 42.336 con x
3,5kg/con = 148,176 tấn cá
thu (cỡ thu hoạch 3,5 kg/con)
10 cán bộ kỹ thuật nắm
được vững các kỹ thuật
Ương giống và nuôi thương
phẩm cá Trắm đen.
90 người tham gia trong
vùng nuôi nắm được lý
thuyết và thực hành kỹ
thuật ương giống, nuôi
thương phẩm cá Trắm đen
bằng lồng trên sông và hồ
chứa.


Tập huấn nông dân.

15.2. Phương án phát triển sau khi kết thúc dự án
Sau khi kết thúc dự án Tổ chức chủ trì dự án tiếp tục áp dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào sản xuất, là đầu mối chuyển giao khoa học kỹ thuật,
cung ứng giống, và các loại vật tư phục vụ tổ chức, cá nhân có nhu cầu trên
địa bàn tỉnh. Trên cơ sở kết quả đạt được của dự án, trong thời gian tới sẽ mở
rộng quy mô nuôi cá lồng. Mở rộng diện tích nuôi cá lồng trên địa bàn nhằm
ổn định đời sống vật chất, tinh thần và nâng cao thu nhập cho nông dân. Cán bộ
phối hợp triển khai dự án nắm bắt được quy trình kỹ thuật nuôi cá trắm đen
trong lồng, kỹ năng chuyển giao kỹ thuật, vận dụng nó linh hoạt trong quá
trình chuyển giao khoa học kỹ thuật tới người dân.
Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về kết quả của
nghề nuôi cá lồng, từ đó sẽ là cơ sở để người dân trong toàn tỉnh có điều kiện
nuôi cá lồng học tập và làm theo dự án.
16. Kinh phí thực hiện dự án
17


TT
1
2
3
4
5
6
7

Tổng kinh

phí

Nội dung
Kinh phí hỗ trợ ứng dụng
công nghệ
Đào tạo, tập huấn
Nguyên vật liệu và năng
lượng
Máy móc, thiết bị chuyên
dùng
Xây dựng cơ bản
Công lao động
Chi khác
Cộng

163,04
8
117,100

Nguồn vốn
NS-TW

NS-ĐP

Khác

163,048

-


-

117,100

-

-

9,702,660

8,300,880

350,000

18,50
0
950,000

18,50
0

3,008,620
303,608
14,263,53
6

508,620
303,608

0

0

2,500,000
0

9,411,756

350,000

4,501,780

-

1,051,780
950,000

17. Hiệu quả kinh tế - xã hội
17.1. Hiệu quả kinh tế của dự án
Đối với mô hình ương cá giống:
ĐVT: 1.000 đồng

TT
I
1
2
3
4
5
II
1

2
III

Nội dung
Tổng chi:
Giống cá:
Thức ăn:
Thuốc phòng bệnh
Khấu hao lồng (10 năm)
Công lao động
Tổng thu:
Cá Trắm đen thương phẩm (64.512kg x
150.000 đồng/kg
Cá thương phẩm:
Lãi

Thành tiền
14.824.156
2.880.000
7.750.656
217.500
702.000
3.274.000
17.236.800
9.676.800
7.560.000
2.412.644

Thời gian nuôi ương cá Trắm đen từ cá giống cỡ nhỏ 50-70g/conlên cá
giống cỡ lớn để nuôi thương phẩm 300g/con là 08 tháng; thời gian nuôi cá

thương phẩm từ cá giống cỡ lớn đến thu hoạch là 18 tháng.
17.2. Hiệu quả về xã hội
+ Tạo nghề mới, góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của vùng giải
quyết việc làm ổn định đời sống nhân dân nuôi cá trên địa bàn tỉnh;
+ Dự án xây dựng trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế và tiềm năng
của vùng, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển bền vững.
18


+ Năng lực chuyển giao kỹ thuật, chủ trì thực hiện của cơ quan chuyển
giao kỹ thuật, cơ quan chủ trì thực hiện phù hợp với yêu cầu dự án. Công
nghệ ứng dụng của dự án tương đối phù hợp với điều kiện và trình độ nhận
thức của người dân.
+ Đa dạng hoá các đối tượng nuôi trên địa bàn tỉnh, tạo ra vùng chuyên
canh sản xuất hàng hoá cá trắm đen thương phẩm thay thế một số loài cá
truyền thống có năng suất thấp, hay dịch bệnh.
+ Sau khi dự án kết thúc, mô hình được mở rộng sẽ làm ổn định đời sống
và tăng thu nhập cho người dân tiến tới làm giàu.
Kính đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ, UBND tỉnh, xem xét phê duyệt
thuyết minh dự án và đưa vào các nhóm dự án do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý, để
dự án nhanh chóng được triển khai đúng các mục tiêu, nội dung đã đề ra./.

Ngày….. tháng … năm 20…
Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ

Ngày….. tháng … năm 20…
Tổ chức chủ trì dự án

Ngày….. tháng … năm 20…
Sở Khoa học và Công nghệ


Ngày….. tháng … năm 20…
Bộ khoa học và Công nghệ

STT

Họ và tên

Chức vụ/ chuyên
môn
19

Nhiệm vụ


I. Tổ chức chủ trì dự án
1
Chủ nhiệm Dự án
2
Thư ký
3
Thành viên

Tiếp nhận công nghệ và
xây dựng mô hình

II. Trung tâm Tư vấn, sản xuất, dịch vụ và chuyển giao công nghệ thủy sản
1
ThS.Trần Long
Trưởng phòng

Chuyển giao công nghệ
Phượng
ương, nuôi cá Trắm đen
ThS. Nguyễn Thị
Chuyển giao công nghệ
2
Nghiên cứu viên
Hoa
ương, nuôi cá trắm đen
KS. Cao Phan
Chuyển giao công nghệ
3
Nghiên cứu viên
Thưởng
ương nuôi cá Trắm đen

20



×