Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan các khu đô thị tại thành phố hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.34 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

TRỊNH THANH TÙNG

QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
CÁC KHU ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ HƯNG YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

Hà Nội - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

TRỊNH THANH TÙNG
KHÓA 2017 - 2019

QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
CÁC KHU ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ HƯNG YÊN
Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số: 60.58.01.06



LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS.KTS. NGUYỄN TUẤN ANH
TS.KTS. TRẦN NHẬT KIÊN

Hà Nội - 2019


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS.KTS. Nguyễn Tuấn Anh
và TS.KTS. Trần Nhật Kiên đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn
thành luận văn khoa học, hiệu quả.
Tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu, khoa sau Đại
học và các thầy cô trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã giảng dạy, giúp tôi
tiếp thu được những kiến thức quý báu trong thời gian học tập tại trường và
tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành luận văn.
Và tôi cũng trân trọng cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động
viên và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn
thành luận văn Thạc sĩ Quản lý đô thị và công trình.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn

Trịnh Thanh Tùng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là

trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Hà Nội, ngày 14 tháng 05 năm 2019
Tác giả luận văn

Trịnh Thanh Tùng


MỤC LỤC

Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục hình
Danh mục các bảng biểu
Trang
MỞ ĐẦU

* Lý do chọn đề tài ..................................................................................................................................................................................................................1
* Mục đích nghiên cứu .....................................................................................................................................................................................................3
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................................................................................................................3
* Phương pháp nghiên cứu........................................................................................................................................................................................4
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ......................................................................................................................................................................4
* Các khái niệm (thuật ngữ) ..................................................................................................................................................................................5
* Cấu trúc luận văn .................................................................................................................................................................................................................6
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN
TRÚC KIẾN TRÚC CẢNH QUAN CÁC KHU ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ
HƯNG YÊN


1.1. Giới thiệu chung về thành phố Hưng Yên ......................................................................................................................7
1.1.1. Vị trí địa lý, hành chính và đặc điểm tự nhiên...............................................................................7
1.1.2. Sự hình thành và phát triển ..............................................................................................................................................9
1.1.3. Đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................................................. 10
1.1.4. Hiện trạng sử dụng đất ........................................................................................................................................................ 11
1.2. Giới thiệu chung các khu đô thị trên địa bàn thành phố .................................................................... 13
1.2.1. Khu đô thị NU09 - Đại học Phố Hiến...................................................................................................... 13


1.2.2. Khu đô thị Phố Hiến (Tân Sáng) ..................................................................................................................... 17
1.2.3. Khu đô thị Tân Phố Hiến ................................................................................................................................................ 19
1.2.4. Khu đô thị Phúc Hưng Complex ....................................................................................................................... 21
1.2.5. Khu đô thị Sơn Nam Palace ...................................................................................................................................... 24
1.3. Thực trạng công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan................................................. 25
1.3.1. Thực trạng ................................................................................................................................................................................................. 25
1.3.2. Cơ chế chính sách........................................................................................................................................................................ 27
1.3.3. Bộ máy quản lý ................................................................................................................................................................................ 27
1.3.4. Sự tham gia của cộng đồng......................................................................................................................................... 28
1.3.5. Vấn đề tồn tại ...................................................................................................................................................................................... 28
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN
TRÚC CẢNH QUAN CÁC KHU ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ HƯNG YÊN

2.1. Cơ sở pháp lý ................................................................................................................................................................................................................ 30
2.2. Cơ sở lý thuyết............................................................................................................................................................................................................ 30
2.3. Cơ sở thực tiễn............................................................................................................................................................................................................ 30
2.3.1. Các yếu tố tác động .................................................................................................................................................................. 51
2.3.2. Cộng đồng tham gia quản lý..................................................................................................................................... 52
2.3.3. Cơ sở kinh nghiệm ..................................................................................................................................................................... 52
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC
CẢNH QUAN CÁC KHU ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ HƯNG YÊN


3.1. Quan điểm, mục tiêu và nguyên tắc quản lý .......................................................................................................... 61
3.1.1. Quan điểm quản lý ..................................................................................................................................................................... 61
3.1.2. Mục tiêu quản lý ............................................................................................................................................................................ 62
3.1.3. Nguyên tắc quản lý.................................................................................................................................................................... 62
3.2. Giải pháp rà soát, điều chỉnh, bổ sung chi tiết và thực hiện xây dựng theo
quy hoạch ............................................................................................................................................................................................................................................ 64
3.2.1. Rà soát, điều chỉnh và bổ sung quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị ......... 64
3.2.2. Giải pháp phân vùng chức năng ......................................................................................................................... 66


3.2.3. Giải pháp quản lý các khu vực chức năng đã phân vùng ....................................... 67
3.3. Giải pháp quản lý không gian kiến trúc cảnh quan .................................................................................... 67
3.3.1. Giải pháp chung cho khu đô thị .......................................................................................................................... 67
3.3.2. Giải pháp cho khu nhà ở .................................................................................................................................................. 74
3.3.3. Giải pháp cho khu công trình công cộng ............................................................................................ 78
3.3.4. Giải pháp cho khu cây xanh, thể dục thể thao, mặt nước và không
gian mở.................................................................................................................................................................................................................................................... 79
3.4. Giải pháp tổ chức bộ máy quản lý ........................................................................................................................................... 84
3.4.1. Nguyên tắc tổ chức quản lý ........................................................................................................................................ 84
3.4.2. Giải pháp tổ chức bộ máy quản lý.................................................................................................................. 85
3.4.3. Giải pháp quản lý có sự tham gia của cộng đồng ................................................................ 89
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

* Kết luận ............................................................................................................................................................................................................................................ 96
* Kiến nghị ....................................................................................................................................................................................................................................... 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC HÌNH MINH HỌA


Số hiệu

Tên hình

Trang

Hình 1.01

Bản đồ hành chính thành phố Hưng Yên

08

Hình 1.02

Quy hoạch chi tiết khu đô thị NU - 09

14

Hình 1.03

Khu đô thị Phố Hiến (Tân Sáng)

16

Hình 1.04

Nhà ở liền kề khu đô thị Phố Hiến

17


Hình 1.05

Bản đồ phân lô khu đô thị Phố Hiến

18

Hình 1.06

Cảnh quan cổng vào khu đô thị Phố Hiến

19

Hình 1.07

Khu đô thị Tân Phố Hiến

19

Hình 1.08

Phối cảnh tổng thể khu đô thị Tân Phố Hiến

20

Hình 1.09

Nhà biệt thự Tân Phố Hiến

21


Hình 1.10

Phối cảnh khu đô thị Phúc Hưng Complex

22

Hình 1.11

Hạ tầng khu đô thị Phúc Hưng Complex

23

Hình 1.12

Nhà ở liền kề khu đô thị Phúc Hưng Complex

23

Hình 1.13

Shophouse khu đô thị Phúc Hưng Complex

24

Hình 1.14

Biệt thự khu đô thị Sơn Nam Palace

24


Hình 1.15

Thực trạng khu đô thị NU09 Đại học Phố Hiến

25

Hình 1.16

Thực trạng khu đô thị Phố Hiến (Tân Sáng)

26

Hình 1.17

Thực trạng khu đô thị Tân Phố Hiến

26

Hình 1.18

Thực trạng không gian thể dục thể thao khu đô thị Tân
Phố Hiến

27

Hình 2.01

Vai trò ứng dụng GIS trong quản lý quy hoạch xây dựng


50

Hình 2.02

Cộng đồng tham gia trong công tác quản lý đô thị

54

Hình 3.01

Mô hình hạ ngầm hệ thống đường ống hạ tầng kỹ thuật

73

Hình 3.02

Hình thức thùng rác khuyến khích sử dụng tại các khu
đô thị

74


Số hiệu
Hình 3.03

Hình 3.04
Hình 3.05

Tên hình
Hình thái kiến trúc nhà ở liền kề khuyến khích xây dựng

trong khu đô thị
Hình thức mặt đứng công trình cao tầng phức hợp
khuyến khích xây dựng trong khu đô thị
Một số loại cây trồng khuyến khích trong khu đô thị

Trang
75

78
82


1

MỞ ĐẦU

* Lý do chọn đề tài:


Trong xu thế phát triển mạnh mẽ về kinh tế và xã hội thì việc đô thị hóa
tăng cao là điều tất yếu, tỷ lệ đô thị hóa được xem là một chỉ báo về sự phát
triển của một quốc gia, vùng miền, địa phương.



Các khu đô thị hình thành và phát triển đã giải quyết được chỗ ở cho dân
cư, đồng thời với việc xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội
của đô thị đồng bộ, hoàn chỉnh hơn. Những nhu cầu về một cuộc sống văn
minh hiện đại trong đô thị được hình thành thông qua các giải pháp quy
hoạch, tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan của các đơn vị ở khu đô thị.




Các không gian trống, không gian công cộng, cây xanh vườn hoa trong các
khu đô thị vẫn còn rất hạn chế và nếu có thì việc thiết kế để khai thác và sử
dụng chưa đem lại những hiệu quả cho các khu đô thị. Nhiều khi các nhà
quy hoạch tận dụng những mảnh đất không xử lý được về kiến trúc để bố trí
các vườn hoa, cây xanh, trong khu ở, những diện tích này chính vì thế được
bố trí phân tán, manh mún, thiếu tính liên kết, không thể trở thành những
khu vực có giá trị về cảnh quan kiến trúc và phục vụ tốt cho cư dân đô thị
trong các hoạt động nghỉ ngơi, giải trí, đặc biệt cho người già và trẻ nhỏ.



Các khu đô thị thường được nghiên cứu ở các vị trí khác nhau trong quy
hoạch đô thị và với các quy mô cũng khác nhau. Nhiều khu đô thị có vị trí
đan xen liền kề với các khu dân cư, làng xóm lâu đời trong cơ cấu đô thị.
Vấn đề hình thành một khu ở mới với kiến trúc hiện đại, quy mô lớn cần
phải có những giải pháp quy hoạch không gian tốt, tạo ra được sự chuyển
hoá giữa khu đô thị và những khu ở kiểu làng xóm lâu đời để có thể chung
sống với nhau trong suốt quá trình phát triển. Sự đấu nối của hệ thống hạ
tầng kỹ thuật: Giao thông, hệ thống cấp thoát nước, cấp điện chiếu sáng... là
những vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu.



Hiện nay, ở Việt Nam, nhiều yếu tố thuận lợi thúc đẩy mọi mặt cho quá
trình phát triển đô thị bền vững. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn nhiều vấn đề



2

cần phải nghiên cứu, khắc phục, như: Quy hoạch đô thị đôi khi vẫn bị coi là
một sản phẩm, chưa phải là một quá trình; cơ chế, thể chế triển khai quy
hoạch còn chưa rõ ràng, phương pháp lập quy hoạch chưa hiện đại; vốn
dành cho công tác quy hoạch đô thị còn ít, quá trình xây dựng theo quy
hoạch còn chậm; sự tham gia của cộng đồng không đáng kể trong suốt quá
trình phát triển đô thị; thiếu sự phối hợp giữa các chuyên ngành, thiếu sự
đồng bộ giữa các công trình hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật.


Hưng Yên là một tỉnh có địa hình bằng phẳng, đất đai có giá trị hàng hóa
cao, nguồn nhân lực dồi dào, môi trường đầu tư thuận lợi, chất lượng đô thị
- nông thôn cao, là vùng phát triển tổng hợp, toàn diện và năng động. Phát
huy thế mạnh có vị trí thuận lợi giáp Thủ đô Hà Nội, trong vùng kinh tế
trọng điểm và vành đai công nghiệp vùng Bắc bộ ở phía Nam đồng bằng
sông Hồng, trong tam giác phát triển Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh...
Hưng Yên sẽ phát triển hệ thống đô thị trên cơ sở kế thừa, phát triển nâng
cấp hệ thống đô thị có sẵn, kiểm soát các đô thị trung tâm huyện nhằm thúc
đẩy quá trình đô thị hóa theo hướng tập trung về các trung tâm vùng, tạo
tiền đề bố trí lại lực lượng sản xuất và hình thái cư trú mới tương thích với
các vùng kinh tế chuyên ngành.



Thành phố Hưng Yên là đô thị trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa xã hội,
là đầu mối giao thông của toàn tỉnh. Quy mô dân số dự kiến là 21 vạn dân
(năm 2020) và 29 - 31 vạn dân (năm 2030). Các vùng dân cư nông thôn sẽ
phát triển theo cấu trúc mạng như hiện nay với các điểm trung tâm phát
triển là thị tứ hoặc trung tâm chuyên ngành như công nghiệp, du lịch…

trong đó hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật được xây dựng đồng bộ, phát
triển các khu sản xuất kinh doanh nhằm phát huy thế mạnh về lao động,
nghề truyền thống, sức giao thương… Điểm dân cư nông nghiệp được xây
dựng và phát triển theo mô hình nông thôn mới, các điểm dân cư nông thôn
trong vùng đô thị hóa sẽ được kiểm soát phù hợp với chiến lược của các đô
thị hạt nhân, điểm dân cư trong vùng công nghiệp được kiểm soát, đảm bảo
vệ sinh môi trường, hạn chế tối đa ảnh hưởng của sản xuất công nghiệp;


3

điểm dân cư du lịch dịch vụ được định hướng quy hoạch hữu cơ với các
khu du lịch theo mô hình Business Park.


Các khu đô thị trên địa bàn thành phố Hưng Yên có phong cách kiến trúc
khá hiện đại, các công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đang trong quá
trình hoàn thiện khớp nối đồng bộ và dần đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, do
sự đô thị hóa quá nhanh nhưng chưa có những giải pháp đồng bộ quản lý
kiến trúc cảnh quan khu đô thị, nên bộ mặt kiến trúc cảnh quan lộn xộn và
buồn tẻ và thiếu kiềm soát của chính quyền địa phương, cộng đồng sinh
sống trong khu đô thị. Người dân thiếu tự giác trong việc chấp hành các quy
định xây dựng, quy định thiết kế kiến trúc cảnh quan của Nhà nước và của
đô thị. Cùng với sự thay đổi diện mạo kiến trúc đô thị là sự phát triển các
loại hình dịch vụ thuộc thành phần kinh tế không chính quy, gây ra nhiều
vấn đề gay cấn về quản lý đô thị, vệ sinh môi trường, kiến trúc đô thị …



Do đó, tác giả lựa chọn đề tài luận văn tốt nghiệp là “Quản lý không gian

kiến trúc cảnh quan các khu đô thị tại thành phố Hưng Yên” nhằm góp
phần hoàn thiện không gian kiến trúc cảnh quan đô thị tuân thủ yêu cầu quy
hoạch được phê duyệt, tạo bộ mặt kiến trúc đô thị khang trang, hiện đại và
sinh động, đồng thời giúp các cơ quan quản lý hoàn thiện trong công tác
quản lý các khu đô thị trên địa bàn Thành phố.

* Mục đích nghiên cứu:


Tìm hiểu, rút kinh nghiệm công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan
trong các khu đô thị đã đưa vào sử dụng.



Đề xuất các giải pháp quản lý không gian kiến trúc cảnh quan khu đô thị có
sự tham gia của cộng đồng.



Đề xuất các giải pháp quản lý theo Quy hoạch chi tiết.

* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:


Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống không gian kiến trúc cảnh quan và công
tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan các khu đô thị.



Phạm vi nghiên cứu: Địa bàn thành phố Hưng Yên.



4

* Phương pháp nghiên cứu:


Điều tra, khảo sát: Phương pháp này dùng để trình bày các thành phần chủ
yếu, các bước thực hiện bắt đầu bằng việc thảo luận mục đích điều tra, nêu
rõ thành phần và mẫu nghiên cứu, các công cụ điều tra được sử dụng, mối
quan hệ giữa các biến số, các câu hỏi nghiên cứu, các khoản mục điều tra cụ
thể và các bước thực hiện trong phân tích số liệu điều tra.



Phân tích tổng hợp: Quá trình này bao gồm từ việc phân tích các yếu tố, tìm
ra các luận điểm cần nghiên cứu và rút ra điểm chung, riêng của các yếu tố.
Công tác quản lý đô thị nói chung và quản lý kiến trúc cảnh quan khu vực
nghiên cứu nói riêng, đòi hỏi việc phân tích các yếu tố tạo nên hình ảnh đô
thị, những đặc điểm từ khu vực nghiên cứu, từ đó xác định phương pháp
quản lý cho từng khu vực trên cơ sở liên quan với toàn khu đô thị.



So sánh đối chiếu: Công việc này yêu cầu các đối tượng nghiên cứu phải
được xem xét dựa trên mối tương quan của chúng với nhau, với các thành
phần yếu tố bên ngoài.




Lấy ý kiến của cộng đồng trong quản lý: Phương pháp này đòi hỏi cộng
đồng tham gia vừa mang tính chiều rộng (đa dạng về tiếp cận, các vấn đề đô
thị gặp phải); tính chất chiều sâu (thể hiện việc “cộng đồng” được hiểu bao
gồm không chỉ dân cư khu vực mà còn cả các tổ chức trong, tổ chức lân cận
khu vực cần tham vấn, các chuyên gia, các thành phần lứa tuổi khác nhau,
từ đó cùng có nhiều cách tiếp cận một vấn đề).

* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:


Ý nghĩa khoa học:
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý, đề xuất tổ chức bộ máy quản
lý và các nguyên tắc quản lý không gian kiến trúc cảnh quan các khu đô
thị trên địa bàn thành phố Hưng Yên.
Đóng góp phương pháp luận khoa học về quản lý không gian kiến trúc
cảnh quan.



Ý nghĩa thực tiễn:
Tầm quan trọng trong công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan


5

cho các khu đô thị.
Giải quyết một số bất cập trong công tác quản lý không gian kiến trúc
cảnh quan cho các khu đô thị.
Rà soát, điều chỉnh một số văn bản pháp luật về công tác quản lý không
gian kiến trúc cảnh quan cho các khu đô thị.

Góp phần xây dựng các khu đô thị trên địa bàn thành phố Hưng Yên
ngày càng hiện đại, đồng bộ, mang tính đặc thù riêng cho khu vực và
mang lại cho cư dân đô thị cuộc sống tiện nghi, thoải mái, tạo ảnh hưởng
tích cực tới cuộc sống của dân cư khu vực lân cận.
* Các khái niệm và thuật ngữ trong luận văn:


Đô thị: Là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu
hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, có vai trò thúc đẩy sự
phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa
phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị
của thị xã; thị trấn



Kiến trúc đô thị: Là không gian bao gồm các vật thể kiến trúc đô thị, cây
xanh, mặt nước trong đô thị có ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị.



Cảnh quan đô thị: Là không gian cụ thể có nhiều hướng quan sát ở trong đô
thị như không gian trước tổ hợp kiến trúc, quảng trường, đường phố, vỉa hè,
đường đi bộ, công viên, thảm thực vật,vườn cây, vườn hoa, đồi, núi, gò đất,
đảo, cù lao, triền đất tự nhiên, dải đất ven bờ biển, mặt hồ,mặt sông, kênh,
rạch trong đô thị và không gian sử dụng chung thuộc đô thị.



Quản lý đô thị: Là các hoạt động nhằm huy động mọi nguồn lực vào công
tác quy hoạch, hoạch định các chương trình phát triển và duy trì các hoạt

động đó để đạt được mục tiêu phát triển của chính quyền đô thị.



Kiến trúc cảnh quan: Là hoạt động định hướng của con người tác động vào
môi trường nhân tạo để làm can bằng mối quan hệ giữa các yếu tố thiên
nhiên và nhân tạo, tạo nên sự tổng hòa giữa chúng.



Các thành phần của kiến trúc cảnh quan đô thị bao gồm các yếu tố thiên
nhiên và nhân tạo:


6

Yếu tố thiên nhiên gồm: Địa hình, mặt nước, cây xanh, điều kiện khí
hậu, không trung và con người.
Yếu tố nhân tạo gồm: Kiến trúc công trình, đường phố, quảng trường,
trang thiết bị hoàn thiện kỹ thuật và tranh tượng hoành tráng.


Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đô thị: Là một trong những nội
dung của công tác quản lý quy hoạch xây dựng đô thị, nó góp phần tạo lập
hình ảnh cấu trúc không gian đô thị, kết hợp hài hòa giữa các thành phần
thiên nhiên và nhân tạo của kiến trúc cảnh quan nhằm xác lập trật tự đô thị
và nâng cao chất lượng sống đô thị.




Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị, gồm:
Quy định quản lý không gian cho tổng thể đô thị.
Quy định về không gian, kiến trúc, cảnh quan cho các khu vực đô thị,
đường phố, tuyến phố trong đô thị.

* Cấu trúc luận văn:


Phần 1: Mở đầu.



Phần 2: Nội dung, gồm 3 chương:
Chương 1: Thực trạng công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan
các khu đô thị tại thành phố Hưng Yên.
Chương 2: Cơ sở khoa học của công tác quản lý không gian kiến trúc
cảnh quan các khu đô thị tại thành phố Hưng Yên.
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý không
gian kiến trúc cảnh quan các khu đô thị tại thành phố Hưng Yên.



Phần 3: Kết luận và kiến nghị.


7

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN
TRÚC CẢNH QUAN CÁC KHU ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ HƯNG YÊN


1.1. Giới thiệu chung về thành phố Hưng Yên:
1.1.1. Vị trí địa lý, hành chính và đặc điểm tự nhiên [29]:
a. Vị trí địa lý, hành chính:


Thành phố Hưng Yên là tỉnh lỵ của tỉnh Hưng Yên, nằm ở phía Nam của
tỉnh, bên bờ trái (bờ Bắc) sông Hồng:
Phía Bắc: Giáp huyện Kim Động tỉnh Hưng Yên.
Phía Đông: Giáp huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên và huyện Hưng Hà
tỉnh Thái Bình.
Phía Tây và phía Nam: Giáp Sông Hồng.



Thành phố Hưng Yên được tổ chức theo 4 khu vực chính:
Khu vực cần bảo tồn, tôn tạo (khu vực Phố Hiến).
Khu vực cần cải tạo chỉnh trang (khu phố cũ).
Khu vực xây dựng mới (khu đô thị).
Khu nhà vườn sinh thái (trồng cây nhãn truyền thống của tỉnh).



Thành phố Hưng Yên gồm:
10 phường: An Tảo, Hiến Nam, Hồng Châu, Lam Sơn, Lê Lợi, Minh
Khai, Quang Trung.
10 xã: Bảo Khê, Hoàng Hanh, Hồng Nam, Hùng Cường, Liên Phương,
Phú Cường, Phương Chiểu, Quảng Châu, Tân Hưng, Trung Nghĩa.
Phố Hiến, thương cảng sầm uất của Việt Nam hồi thế kỷ 16 và 17, nằm
trong thành phố Hưng Yên.


b. Đặc điểm địa hình:


Bằng phẳng, hoàn toàn đồng bằng, không có rừng núi và không giáp biển.



Sông Điện Biên chảy theo hướng Bắc Nam.



Hướng dốc chính được quy hoạch từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Cao độ
nền trung bình là 3,6m.


8



Phía Tây và phía Nam là sông Hồng có đê bao quanh, cao độ +9,0m đến
+9,6m, bảo đảm an toàn cho khu vực về mùa mưa.

Hình 1.01. Bản đồ hành chính thành phố Hưng Yên [29]
c. Khí hậu:


Mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10); mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4 năm
sau). Mùa hè chịu ảnh hưởng của gió Đông Nam; mùa Đông chịu ảnh
hưởng của gió Bắc, Đông Bắc.




Nhiệt độ trung bình năm 23,3oC. Độ ẩm tương đối trung bình năm 86%.
Tổng số giờ nắng cả năm 1.600-1.800 giờ. Lượng mưa trung bình hàng năm
1.706mm. Hầu như không có bão đổ bộ trực tiếp, gió mạnh nhất cấp VIII.

1.1.2. Sự hình thành và phát triển:


9



Từ thế kỷ thứ 10, vùng đất trung tâm thành phố Hưng Yên đã được tướng
quân Phạm Bạch Hổ chọn làm nơi đặt lỵ sở Đằng Châu khi ông là một
trong 12 sứ quân nổi dậy xưng hùng xưng bá.



Vào thế kỷ 16, 17, khu vực Phố Hiến là lỵ sở của trấn Sơn Nam thời nhà
Hậu Lê, bao gồm phần lớn các tỉnh: Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái
Bình, Ninh Bình, Hà Tây (cũ).



Tháng 10/1831, niên hiệu Minh Mạng, triều đình Huế thực hiện một cuộc
cải cách hành chính lớn trên toàn lãnh thổ Việt Nam, trong đó có việc xóa
bỏ các đơn vị tổng, trấn... và chia cả nước lại thành 30 tỉnh. Tỉnh Hưng
Yên theo đó được thành lập, lỵ sở của tỉnh được đóng ở khu vực Xích Đằng

(phường Lam Sơn, thành phố Hưng Yên ngày nay).



Từ 22/12/1949 - 05/08/1954, thực dân Pháp đã chiếm đóng, thị xã Hưng
Yên là nơi tập trung đông quân lính, chức sắc của Pháp và vợ, con, gia đình.
Số dân gốc ở thị xã phần lớn tản cư đi các nơi. Trong thời kỳ này, hầu hết
nhà cửa, đường giao thông, công sở bị phá hủy, chỉ còn lại một số công
trình di tích lịch sử, văn hóa.



Đến 05/08/1954, thị xã Hưng Yên có 6 phố lớn là Hữu Môn, Mộc Sàng,
Nguyệt Hồ, Tân Nhân, Tân Thị, Hậu Trường và xã Hiến Nam, cả thị xã
Hưng Yên chỉ có 8.625 người, tập trung từ ngã tư An Vũ đến gốc Xanh.



Ngày 26/01/1968, hai tỉnh Hưng Yên, Hải Dương hợp nhất thành tỉnh Hải
Hưng, lỵ sở của tỉnh mới được đặt tại thị xã Hải Dương (nay là thành phố
Hải Dương). Thời kỳ đó, kinh tế Việt Nam khó khăn và điều kiện giao
thông không thuận lợi, Hưng Yên mất đi khá nhiều cơ hội để phát triển.



Ngày 06/11/1996, Quốc hội Việt Nam ra nghị quyết chia tách tỉnh Hải
Hưng lại thành hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên như trước. Cùng với sự
"lột xác" của tỉnh Hưng Yên, thị xã Hưng Yên ngày càng lớn mạnh.




Ngày 17/07/2007, thị xã Hưng Yên được Bộ Xây dựng công nhận là đô thị
loại III theo quyết định 1012/QĐ-BXD.


10



Ngày 19/01/2009, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ra Nghị định 04/NĐ-CP
nâng cấp thị xã Hưng Yên lên thành thành phố Hưng Yên, mở ra một thời
kỳ phát triển mới cho thành phố Hưng Yên.



Năm 2018, các xã Bảo Khê, Liên Phương, Trung Nghĩa trở thành 3 phường
có tên tương ứng để trở thành đô thị loại II trực thuộc tỉnh Hưng Yên trước
năm 2020.

1.1.3. Đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội [29]:
a. Tài nguyên thiên nhiên:


Nguồn tài nguyên thiên nhiên của thành phố Hưng Yên chủ yếu là đất nông
nghiệp. Theo Niên giám thống kê thành phố Hưng Yên năm 2014 đất nông
nghiệp chiếm 49,02% tổng diện tích đất tự nhiên.



Bên cạnh tài nguyên đất đai, Hưng Yên là vùng đất tập trung nhiều di tích

lịch sử - văn hoá nổi tiếng, trong đó có 132 di tích đã được Nhà nước xếp
hạng như: Khu di tích Phố Hiến, Đa Hòa - Dạ Trạch, Bãi Sậy, khu tưởng
niệm lương y Hải Thượng Lãn Ông, đền Phù Ủng...

b. Về kết cấu hạ tầng:


Trong những năm gần đây, thành phố đã xây dựng mới và cải tạo, nâng cấp
trên 21 km đường đô thị, 66 km đường điện chiếu sáng, trên 17 km đường
điện sinh hoạt… Thành phố tiếp tục tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng đô thị, trong đó tập trung phát triển mạng lưới giao thông chính của
thành phố và giải quyết khó khăn về giao thông nối các xã phía Nam của
thành phố với các quốc lộ chính.



Cầu Yên Lệnh, cầu Triều Dương nối hai bờ sông Hồng, sông Luộc được
thông xe, tuyến quốc lộ 38, 39 được nâng cấp tạo mạch nối giao thông quan
trọng giữa các tỉnh thành phố vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, giúp Hưng
Yên nâng cao sức hút đầu tư.

c. Về y tế - giáo dục:


Hiện nay thành phố có Bệnh viện Đa khoa Hưng Yên, Bệnh viện Sản nhi
Hưng Yên, Bệnh viện Lao Hưng Yên, Bệnh viện tư nhân Hưng Hà, Bệnh
viện tư nhân Việt Pháp...


11




Trên địa bàn thành phố có các trường: Cao đẳng Sư phạm Hưng Yên, Đại
học Chu Văn An, Trung cấp nghệ thuật Hưng Yên, Trung cấp nghề Hưng
Yên,Trung cấp giao thông vận tải Hưng Yên.



Thành phố đang xúc tiến đầu tư xây dựng khu đô thị Đại học Phố Hiến.

d. Về du lịch:


Tiềm năng dịch vụ du lịch cũng ngày càng được các doanh nghiệp khai thác
hiệu quả.



Thành phố hiện có nhiều dự án có giá trị đầu tư lớn như: Sơn Nam Plaza,
khách sạn Phố Hiến, khách sạn Thái Bình…. cùng với quần thể di tích Phố
Hiến với 128 di tích, lễ hội văn hoá dân gian Phố Hiến đang được khôi
phục, tôn tạo, thu hút du khách đến với hoạt động du lịch tâm linh.

f. Kinh tế - xã hội:


Những năm qua, thành phố Hưng Yên tăng cường đầu tư cải tạo hệ thống
cơ sở hạ tầng giao thông, cầu cảng. Đến nay, đã có 26 dự án công nghiệp,
dịch vụ đầu tư vào địa bàn thành phố, nhiều doanh nghiệp đã không ngừng

đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị, công nghệ, hoạt động sản xuất,
kinh doanh đạt hiệu quả cao.



Hoạt động vận tải hàng năm phục vụ cho khoảng 4 triệu lượt khách và 800
nghìn tấn hàng hoá.

1.1.4. Hiện trạng sử dụng đất thành phố Hưng Yên [26]:

TT

Hạng mục sử dụng đất

A Thành phố Hưng Yên
A1 ĐẤT XÂY DỰNG ĐÔ THỊ
I Đất dân dụng
Đất các khu ở
- Khu ở đô thị cũ cải tạo chinh trang
- Khu ở đô thị
Đất công cộng, cơ quan và hỗn hợp
Đất cây xanh, công viên quảng trường
Đất giao thông đô thị
II Đất ngoài dân dụng
Các điểm công nghiệp kho tàng kho tàng

Quy hoạch đến năm 2025
Diện
tích
m2/ng

Tỷ lệ%
(ha)
6.119,4
5.002,9
125,8 100,00%
3.563,7
92,9
71,23%
2.584,1
51,65%
1.646,6
32,91%
937,5
59,7
18,74%
163,8
5,6
3,27%
238,3
8,1
4,76%
577,5
19,6
11,54%
263,8
5,27%
109,5
2,19%



12

TT

Hạng mục sử dụng đất

Đất các khu công cộng không thuộc quản
lý của đô thị
- Đất trung tâm hành chính cấp tỉnh
- Các trường cao đẳng sư phạm
- Bệnh viện đa khoa tỉnh và trại tâm thần
- Trung tâm thương mại và chợ đầu mối
Đất giao thông đối ngoại (tính vào giao
thông đô thị)
Đất đầu mối HTKT, hành lang cách ly
- Đất khu xử lý rác thải
- Nghĩa trang
- Cây xanh cách ly
- Đất công trình hạ tầng
Đất đặc biệt (Đất quân sự, trai giam)
III Khu đại học Phố Hiến
Đất trung tâm khu đại học
Đất học tập nghiên cứu
Đất nghiên cứu phát triển hợp tác đầu tư
nước ngoài
Đất TDTT và cây xanh mặt nước cây xanh
tập trung
- Đất khu thể dục thể thao
- Cây xanh công viên quảng trường
Đất các khu ký túc xá sinh viên, giảng

viên và dịch vụ
Đất các khu ở đô thị hoá
Đất giao thông thành phố
Đất hạ tầng kỹ thuật
Đất mặt nước sông, kênh cảnh quan
A2 Đất khác
Đất bãi sông phát triển du lịch sinh thái
Mặt nước sông , kênh
Đất dự trữ phát triển (Tạm SD vào SXNN)

Quy hoạch đến năm 2025
Diện
tích
m2/ng
Tỷ lệ%
(ha)
77,4

1,55%

27,6
4,7
10,6
34,5

25,1
4,6
5,4
6,8
8,2

26,8
1.175,3
85,6
447,1

0,50%

0,54%
23,49%
1,71%
8,94%

132,2

2,64%

82,4

1,65%

36,5
45,9

0,73%
0,92%

72,1

1,44%


182,0
132,5
4,5
36,9
1.116,6
795,4
292,7
28,5

3,64%
2,65%
0,09%
0,74%


13

1.2. Giới thiệu chung các khu đô thị tại Hưng Yên:


Hưng Yên là một trong những thành phố nhỏ, lâu đời nên các khu đô thị
không nhiều và nằm chủ yếu trong khu vực trung tâm thành phố.



Sau đây là giới thiệu cụ thể các khu đô thị trên địa bàn thành phố:

1.2.1. Khu đô thị NU09, khu Đại học Phố Hiến [28]:
a. Vị trí: Thuộc phường Liên Phương, thành phố Hưng Yên, cụ thể:



Phía Đông: Giáp dân cư hiện trạng và đường Dựng.



Phía Tây: Giáp đường HY.3, được xây dựng chia lô các dãy nhà bám mặt
đường tăng hiệu quả kinh tế và hiện trạng của khu vực.



Phía Nam: Có mương hiện trạng, khu dân cư đang ở và giáp Quốc lộ 39A.



Phía Bắc: Giáp đường trục phía Nam quy hoạch và Khu dân cư An Chiểu 2
là trục giao thông với lưu lượng phương tiện lưu thông cao.

b. Về quy hoạch: Tổng diện tích nghiên cứu quy hoạch 18,6 ha trong đó diện
tích quy hoạch khoảng 9,02 ha, Các chỉ tiêu quy hoạch chính:


Quy mô diện tích quy hoạch

: 90.261m2.



Mật độ xây dựng trung bình toàn khu khoảng

: 60%.




Chỉ tiêu đất dân dụng trong khu dân cư:
Đất đơn vị ở

: 25÷35 m2/người.

Đất công cộng

: 3÷5 m2/người.

Đất cây xanh, thể dục thể thao

: 1÷3 m2/người.

Đất giao thông và hạ tầng kỹ thuật

: 15÷25 m2/người.

Tổng

: 44÷68 m2/người.



Tỷ lệ đất giao thông so với đất xây dựng > 15%.




Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt ≥ 150 lít/người/ngày đêm.



Tỷ lệ nước sinh hoạt được xử lý 100%, mật độ đường ống đường cống thoát
nước chính > 5km/km2.



Chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt ≥ 1.000 kwh/người/năm.



Chỉ tiêu về hệ thống thông tin, bưu chính viễn thông: Số thuê bao điện thoại
bình quân 35 máy/100 dân.



Quy hoạch sử dụng đất:


14

Tuân thủ Quy hoạch chung tỉnh Hưng Yên và Quy hoạch tỷ lệ 1/2.000
Khu Đại học Phố Hiến;
Tuân thủ các quy định tại Quy chuẩn xây dựng, Tiêu chuẩn thiết kế, cơ
cấu sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm;
Các công trình đầu tư xây dựng trong khu Quy hoạch bao gồm: Vườn
hoa cây xanh, nhà ở chia lô, biệt thự, thương mại dịch vụ...


Hình 1.02. Quy hoạch chi tiết khu dân cư NU - 09 [28]


15



T chc trc ph kt hp linh hot gia cỏc chc nng , lm vic, ngh
ngi to mc tin nghi cho ton b khu vc;



Phn ln cỏc dóy nh u cú hng ún giú tt. Cỏc ch tiờu v din tớch
c tuõn th theo ỳng quy nh v nhim v thit k;



Dóy nh chia lụ cú v trớ hp lý, tn dng c cỏc trc ng chớnh chy
qua khu vc, to li th u t v hiu qu kinh t cao;



xut c khu cụng viờn tp trung quy mụ ln, kt hp vi khu cõy
xanh bói xe to nờn mt lừi sinh hot cng ng gia trung tõm khu dõn
c, va m bo bỏn kớnh phc v, va to s kt ni cht ch gia cỏc
cụng trỡnh v khu vc nh lin k, bit th trong khu vc;



Khu thng mi - dch v b trớ hng ra trc ng HY.3 v ng trc

phớa Nam quy hoch ỏp ng nhu cu s dng v khai thỏc ti a li th v
trớ, a hỡnh ca khu vc.

c. Cỏc ch tiờu v kinh t - k thut:


Ch tiờu t

: 33 m2/ ngi.

Din tớch t

: 4,7077 ha (47.077 m2)

Quy mụ dõn s:


Tng s dõn

: 1.400 ngi



S ngi trung bỡnh

: 4 ngi/h (tng 350 h).

BảNG chi tiết Sử DụNG ĐấT
TT


hạng mục

Ký HIệU LÔ

DIệN TíCH ĐấT

số lô chia

MậT Độ XD

TầNG CAO

HS sd Đất

(M2)

(lô)

tối đa (%)

tối đa

tối đa (LầN)

Tỷ Lệ
(%)

1

NHà LIềN Kề


LK-01

5.284

41

75

5

3,75

5,85

2

NHà LIềN Kề

LK-02

4.084

31

75

5

3,75


4,52

3

NHà LIềN Kề

LK-03

5.414

47

75

5

3,75

6,00

4

NHà LIềN Kề

LK-04

6.889

55


75

5

3,75

7,63

5

NHà LIềN Kề

LK-05

4.143

39

75

5

3,75

4,59

6

NHà LIềN Kề


LK-06

7.914

69

75

5

3,75

8,77

7

NHà LIềN Kề

LK-07

2.044

19

75

5

3,75


2,26

8

NHà LIềN Kề

LK-08

3.234

26

75

5

3,75

3,58

9

BIệT THự

BT-01

4.234

13


60

3,5

2,1

4,69

10 BIệT THự

BT-02

3.837

10

60

3,5

2,1

4,25

11 th-ơng mại

tm-01

4.431


-

50

10

5

4,91

12 cây xanh - cc

cx.p-01

6.544

-

-

-

-

7,25

13 CÂY XANH - cc

CX.p-02


1.480

-

-

-

-

1,64

14 CÂY XANH - cc

CX.p-03

2.636

-

-

-

-

2,92

15 CÂY XANH - cc


CX.p-04

294

-

-

-

-

0,33

16 GIAO THÔNG

27.799

-

-

-

-

30,81

TổNG CộNG


90.261

100,00


16

d. Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan:


Phương án kiến trúc thiết kế dựa trên cơ sở quy hoạch chung đã được phê
duyệt đồng thời mở rộng và phát triển các tuyến không gian đô thị nhằm tạo
ra một diện mạo đô thị đồng nhất, phù hợp với tổng thể xung quanh.



Không gian đô thị trung tâm được bố cục dọc theo các tuyến giao thông
chính nhằm đạt được sự thuận tiện tối đa về giao thông.



Không gian cây xanh và công cộng được thiết kế đa dạng kết hợp với sự
mềm mại của các tuyến giao thông đi qua tạo hiệu quả thẩm mỹ, khai thác
mỹ quan cảnh quan thiên nhiên vừa sử dụng hiệu quả hình dáng đất.



Dọc theo các trục giao thông được bố trí các loại nhà ở liền kề với mật độ
cao nhằm tăng hiệu quả kinh tế của dự án. Tại vị trí điểm đầu và điểm cuối

tuyến, mật độ xây dựng nhỏ hơn nhằm tạo ra khoảng mở cần thiết bằng việc
xây dựng các công trình công cộng, cây xanh có mật độ xây dựng thấp. Khu
biệt thự bố trí tại trung tâm dự án, ở những góc đất ít vuông vắn và cạnh
khu cây xanh tập chung của dự án. Xây dựng quy định kiểm soát chiều cao,
hình thức kiến trúc, màu sắc, vật liệu chủ đạo và các vật thể kiến trúc khác
tạo nên một hình ảnh khu đô thị đồng bộ nhưng không buồn chán.



Khu thương mại - dịch vụ bố trí phía Bắc, cạnh nút giao giữa đường HY.3
và đường trục phía Nam quy hoạch nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng,
khai thác triệt để lợi thế về vị trí cũng như mối liên hệ xung quanh.

Hình 1.03. Khu Đại học Phố Hiến


×