Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

CHUYÊN ĐỀ VỀ RUỘT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 37 trang )

A. GIẢI PHẪU RUỘT
I. Ruột non
1. Tá tràng
• Tá tràng là phần đầu của ruột non dài khoảng 25cm,đường kính khoảng 15-17mm, hình









chữ C ôm lấy đầu tụy và được cố định vào thành bụng sau bởi mạc Treitz (mạc dính tá
tụy).
Phôi thai: tá tràng nằm sát thành bụng sau và được treo vào thành bụng sau bởi mạc
treo tá tràng.
1.1
Phân đoạn
Tá tràng được chia làm 4 phần từ trên xuống dưới là
Phần trên: dài khoảng 5cm, đi ra sau, lên trên và sang phải, bị gan và túi mật đè lên. 2/3
đầu là phần di động của tá tràng, phình ra hình củ hành được gọi là hành tá tràng, thông
với dạ dày qua lỗ môn vị. Trong trường hợp sỏi túi mật, sỏi có thể xuyên thủng từ đáy túi
mật vào tá tràng rồi đi xuống dưới gây tắc ruột do sỏi túi mật.
Phần xuống: dài khoảng 7,5cm, chạy dọc bên phải cột sống, liên tiếp với phần trên bở
góc gấp tá tràng trên và phần ngang bởi góc gấp tá tràng dưới. Đoạn này nằm trước thận
và niệu quản phải, bị đại tràng ngang bắt chéo phía trước. Do vậy đoạn này có thể bị tổn
thương trong khi làm thủ thuật cắt bỏ nửa đại tràng hoặc cắt bỏ thận phải.
Phần ngang: dài 5-10cm, chạy ngang qua cột sống từ phải sang trái, đè lên trước động
mạch chủ bụng và tĩnh mạch chủ dưới, phía trước là động mạch mạc treo tràng trên. Do
đặc điểm như vậy nên một tác động mạnh vào bụng có thể làm tổn thương đoạn ngang


của tá tràng.




Phần lên: Dài khoảng 2,5cm, hướng lên trên sang trái, tiếp nối với hỗng tràng bởi góc tá
hỗng tràng ( góc Treitz). Góc này được treo vào thành bụng sau bởi cơ treo tá tràng( cơ
Treitz). Góc tá hỗng tràng cũng là nơi xuất phát của mạc treo tiểu tràng.
Hình thể trong
Mặt trong niêm mạc tá tràng có nhú tá tràng lớn và nhú tá tràng bé là nơi đổ vào của
bóng Vater( bóng gan tụy) và ống tụy phụ ( ống Santorini). Bóng Vater là nơi gặp nhau
của ống tụy chính ( ống Wirsung) và ống mật chủ. Nhú tá bé nằm ở trên nhú tá lớn độ 23cm và hơi lệch ra trước.
1.2




Hình ảnh X-quang tá tràng
Hình ảnh tá tràng giống như một quai mở ở góc trên trái. Đường viền của quai không
thẳng mà lồi lõm hình tua răng cưa. Hành tá tràng có hình tam giác, đáy quay về phía
môn vị, đỉnh quay sang phải. Khi bị loét thì hành tá tràng bị biến dạng, không còn hình
tam giác.
1.3





2. Hỗng tràng và hồi tràng









-

-

Hỗng tràng và hồi tràng là phần di động của ruột non bắt đầu từ góc tá hỗng tràng đến
góc hồi manh tràng ở hố chậu phải, nằm ở tầng dưới mạc treo đại tràng ngang.
2.1
Kích thước:
Hỗng tràng và hồi tràng dài koảng 6m, đường kính giảm dần từ trên xuống dưới, đường
kính 3cm ở đoạn đầu hỗng tràng và 2cm ở đoạn cuối hồi tràng
Hỗng và hồi tràng cuộn lại thành các quai ruột, có từ 14-16 quai ruột, các quai ruột đầu
sắp xếp nằm ngang,ở bên trái, các quai ruột cuối nằm dọc, nằm ở trung tâm ở
bụng,trong chậu hông và hố chậu phải,đến 10-15cm cuối cùng thì lại chạy ngang để đổ
vào manh tràng. Vào khoảng 2% dân số, ở bờ tự do của hồi tràng và cách góc hồi manh
tràng độ 80cm có 1 túi thừa dài khoảng 5cm gọi là túi thừa Meckel( túi thùa hồi tràng),
là di tích của ống noãn hoàng thời kỳ phôi thai.
2.2
Liên quan
Liên quan với phúc mạc: Hỗng và hồi tràng được treo vào phúc mạc thành sau bởi mạc
treo tiểu tràng. Mạc treo gồm 2 lá phúc mạc chứa mạch máu và thần kinh. Chỗ dính của
mạc treo vào thành bụng sau gọi là rễ mạc treo tiểu tràng.Bờ ruột có mạc treo bám vào
gọi là bờ mạc treo, bờ đối diện với bờ mạc treo gọi là bờ tự do.
Liên quan với các cơ quan lân cận:

Khối hỗng hồi tràng nằm lọt trong khung đại tràng, chiếm phần giữa và bên trái ổ bụng,
đè lên trước đại tràng trái.
Liên quan ở trên với mạc treo đại tràng ngang và đại tràng ngang.
Ở dưới với các tạng trong chậu hông bé( trực tràng, bang quang và các tạng sinh dục).
Khi các tạng này đầy thì có thể đẩy các quai ruột lên, dẫn tới các quai ruột có thể lọt vào
các vị trí yếu của thành bụng gây thoát vị. Khi các tạng này rỗng thì các quai ruột cũng có
thể lọt xuống các túi cùng gây nghẹt ruột.
Ở trước các quai ruột non bị che phủ bởi phần xuống của mạc nối lớn
Ở sau liên quan với các mạch và các tạng sau phúc mạc
Ở bên phải liên quan với đại tràng lên và manh tràng. Bên trái nằm đè lên đại tràng
xuống và sát với thành bụng trước bên.




Hình thể trong:
• Hỗng tràng có đường kính lớn hơn, khoảng 3cm, trong khi hồi tràng đường kính nhỏ
hơn(2cm).
• Các nếp vòng niêm mạc của hỗng tràng lớn hơn và dày đặc hơn hồi tràng
• Các nang bạch huyết chùm hầu như không có ở phần trên hỗng tràng, có ở phần dưới
nhưng ít và nhỏ hơn ở hồi tràng. Đặc biệt ở hồi tràng có mảng Peyer. Trong bệnh thương
hàn, các nang nãy có thể bị loét và gây thủng ruột, nếu có biến chứng thủng ruột do
thương hàn cần tìm ở đoạn cuối hồi tràng.
Phân biệt hỗng tràng và hồi tràng
2.3


II. Ruột già




Ruột già là phần cuối cùng của ống tiêu hóa, hình chữ U ngược, dài khoảng 1,5-2m. Phía
trên nối với hồi tràng qua lỗ hồi manh tràng có van hồi manh tràng. Có nhiệm vụ tiếp
nhận các thức ăn không tiêu hóa được( chất xơ…), 1 số vi khuẩn ở ruột già có thể sản
xuất Vitamin cho cơ thể, hấp thụ nước và tạo nên phân để đào thải ra ngoài.



1.

-

Ruột già gồm có:
Manh tràng và ruột thừa
Đại tràng lên
Đại tràng ngang
Đại tràng xuống
Đại tràng sigma
Trực tràng
Ống hậu môn
Hình thể ngoài
Ngoài đặc điểm to hơn và cố định hơn ruột non, ruột già ( trừ ruột thừa, manh tràng và
trực tràng) phân biệt với ruột non bởi các đặc điểm sau:
3 dải cơ dọc: đi từ gốc ruột thừa đến đại tràng sigma, là do các sợi cơ dọc tập trung lại
với nhau
Các túi phình đại tràng: do các dải cơ dọc ngắn hơn chiều dài đoạn ruột nên bị co rúm lại
Các mẩu phụ mạc nối: thường có 1 nhánh động mạch đi qua, chui vào trong cục mỡ rồi
lộn lại để đi vào thành ruột, nên thắt hay cắt các mẩu phụ mạc nối có thể gây hoại tử 1
phần ruột.



2. Phúc mạc ruột già
• Đại tràng ngang và đại tràng sigma được bọc hoàn toàn bởi phúc mạc.
• Đại tràng lên và đại tràng xuống không có mạc treo mà dính trực tiếp vào thành bụng



sau.
Manh tràng có thể được phúc mạc bọc hoàn toàn hoặc dính vào thành bụng sau.
Ở 1/3 trên của trực tràng thì mặt sau nó nằm ngoài phúc mạc, 1/3 giữa thì mặt sau và 2
mặt bên nằm ngoài phúc mạc, toàn bộ 1/3 dưới nằm dưới phúc mạc chậu hông.

3. Phân đoạn
• Manh tràng nằm ở hố chậu phải, cao độ 6cm, rộng từ 6-8cm. Liên quan ở ngoài với rãnh

cạnh đại tràng lên, thành bụng. Liên quan trong với hồi tràng qua van Bauhin, ở trước


với thành bụng trước, ở sau với cơ thắt lưng. Mặt dưới, đáy manh tràng nằm trong góc
do lá thành phúc mạc từ hố chậu phải lật lên thành bụng trước.
Do đặc điểm liên quan với hồi tràng và manh tràng là tạng di động nên có thể xảy ra lồng
ruột hồi-manh tràng và xoắn manh tràng gây tắc ruột.










Đại tràng lên: Nằm ở bên phải của ổ bụng dính vào thành bụng sau bởi mạc dính đại
tràng lên. Từ dưới đi lên trên đến dưới gan thì gập góc tạo nên góc đại tràng phải, nối
tiếp với đại tràng ngang.
Đại tràng ngang: chạy từ phải sang trái hơi lên trên đến dưới lách tạo nên góc lách hay
góc đại tràng trái. Đại tràng ngang được treo vào thành bụng sau bởi mạc treo đại tràng
ngang. Mạc treo đại tràng ngang chia ổ phúc mạc thành 2 tầng, tầng trên chứa gan, dạ
dày, lách, tầng dưới chứa hỗng tràng và hồi tràng… Ở phía trước đại tràng ngang có mạc
nối lớn chạy xuống dưới che phủ hỗng hồi tràng sau đó quặt ngược lên bám vào đại
tràng ngang.
Đại tràng xuống: nằm ở bên trái ổ bụng, dính vào thành bụng sau bởi mạc dính đại tràng
xuống. Ở hố chậu trái đại tràng xuống liên tiếp với đại tràng sigma.
Đại tràng sigma: có dạng hình chữ sigma, chiều dài rất thay đổi, được treo vào thành
bụng sau bởi mạc treo đại tràng sigma, nên di động được. Do đó đại tràng sigma cũng có
thể bị xoắn.



-

Trực tràng:
Trực tràng dài khoảng 12, bắt đầu từ trước đốt cùng 3 và tận cùng ở ngang mức đỉnh
tiền liệt tuyến hoặc ngang ¼ dưới của âm đạo, nơi nó liên tiếp với ống hậu môn.
Từ trên xuống dưới trực tràng có 3 đoạn cong kế tiếp lồi sang trái, sang phải và sang trái(
phía trên mỗi đoạn cong tương ứng với van Houston).
Liên quan của trực tràng:
+ Ở phía sau: là xương cùng, xương cụt, các động mạch cùng giữa và đám rối thần kinh
cùng thoát ra. Trong trường hợp có khối u lan ra phía sau trực tràng có thể làm tổn
thương đám rối và gây đau dây thần kinh tọa trầm trọng.



+ Phía trước: 2/3 trên của trực tràng được phúc mạc che phủ và liên quan với những
quai ruột nằm trong túi cùng Douglas. 1/3 dưới liên quan với đáy bang quang, tiền liệt
tuyến và túi tinh ở nam giới, âm đạo ở nữ giới.
+ Trực tràng được nâng đỡ bởi cơ nâng hậu môn.


III.
1.

-

-

Mạch máu
Động mạch mạc treo tràng trên
Động mạch mạc treo tràng trên
Nguyên ủy: Động mạch mạc treo tràng trên tách ra từ động mạch chủ bụng ngang bờ
trên đốt sống thắt lưng I.
Đường đi: Từ sau tụy, động mạch chạy ra trước bắt chéo trước mỏm móc tụy và phần
ngang của tá tràng đi vào trong 2 lá của mạc treo tiểu tràng, rồi tận hết ở cách góc hồi
manh tràng độ 70-80cm.
Nhánh bên:
+ Các nhánh tiểu tràng: gồm 12-15 nhánh tách từ bờ trái động mạch mạc treo tràng trên
cấp máu cho hỗng tràng và hồi tràng. Mỗi động mạch tiểu tràng sau khi chạy độ 6-8cm ở
trong 2 lá của mạc treo thì chia đôi cho 1 nhánh lên và 1 nhánh xuống nối tiếp với các
nhánh tương tự của các động mạch lân cận tạo thành cung mạch thứ nhất. Từ cung
mạch này lại tách ra nhánh bên, nối tiếp tương tự tạo cung mạch thứ 2,3,4…. Từ cung
mạch cuối cùng tách ra mạch thẳng đến bờ ruột chia làm 2 nhánh nhỏ hình chữ Y cho 2
mặt của ruột.Ứng dụng: các nhánh thẳng này chạy vào ruột không song song với nhau

mà chếch hình nan hoa nên khi phuẫu thuật cắt đoạn ruột cũng phải cắt chếch để tránh
làm tổn thương mạch máu.
+ Động mạch tá tụy dưới nối với động mạch tá tụy trên( nhánh của động mạch vị tá
tràng) để nuôi dưỡng đầu tụy và tá tràng.
+ Động mạch đại tràng giữa: cho nhánh nối với các nahsnh của động mạch đại tràng trái
và phải tạo cung động mạch bờ đại tràng( cung Riolan) nuôi dưỡng đại tràng ngang.

+ Động mạch đại tràng phải
+ Động mạch hồi đại tràng: đi đến gần góc hồi manh tràng thì chia thành các nhánh:
Động mạch manh tràng trước và động mạch manh tràng sau
Động mạch ruột thừa: bắt chéo sau phần tận của hồi tràng, rồi chạy trong bờ tự do của
mạc treo ruột thừa
Nhánh hồi tràng: nối với nhánh tận của động mạch mạc treo tràng trên.
Nhánh đại tràng: đi lên nối với nhánh xuống của động mạch đại tràn phải.
• Tĩnh mạch
Các nhánh tĩnh mạch của hỗng và hồi tràng đổ về tĩnh mạch mạc treo tràng trên bên
phải động mạch mạc treo tràng trên.Tĩnh mạch này hợp với tĩnh mạch lách tạo thành
tĩnh mạch cửa.
2. Động mạch mạc treo tràng dưới
Cấp máu cho 1/3 trái đại tràng ngang, đại tràng xuống, đại tràng sigma và trực tràng.
• Nguyên ủy: tách ra ở động mạch chủ bụng sau khúc 3 tá tràng ngang đốt sống thắt lưng
3.





-

Đường đi: động mạch đi xuống dứới sang trái chạy trong mạc dính đại tràng trái và mạc

treo đại tràng sigma, tận hết ở phía trên trực tràng, ngang mức đốt sống cùng III bằng
động mạch trực tràng trên.
Nhánh bên:
Động mạch đại tràng trái: nối với động mạch đại tràng giữa
Động mạch đại tràng sigma
Động mạch bờ đại tràng

Ngoài ra còn có các động mạch trực tràng dưới và giữa( nhánh của động mạch chậu tron)
cấp máu cho trực tràng.
Các nhánh tĩnh mạch đổ về tĩnh mạch mạc treo tràng dưới rồi đổ vào tĩnh mạch lách.






IV. Thần kinh
• Thần kinh tự chủ chi phối ruột non xuất phát từ đám rối mạc treo tràng tràng trên: các



sợi đi theo nhánh của động mạch để tới đoạn ruột tương ứng vào đám rối thần kinh
Auerbach và Meissner. Các sợi đối giao cảm( thần kinh lang thang) ức chế hoạt động của
ống tiêu hóa nhưng kích thích các cơ thắt, làm tăng tiết dịch ruột. Thần kinh giao cảm
làm tăng như động và ức chế các cơ thắt.
Thần kinh tự chủ chi phối ruột già xuất phát từ đám rối mạc treo tràng trên, đám rối mạc
treo tràng dứoi và đám rối hạ vị dưới. Phần dưới ống hậu môn được chi phối bởi các
nhánh trực tràng dưới của thần kinh thẹn. Do vậy phần dưới nhạy cảm với cảm giác đau,
sờ mó và nhiệt độ.


A2. MÔ HỌC RUỘT
Cấu tạo chung gồm 4 tầng áo đồng tâm: tầng niêm mạc, tầng dưới niêm mạc, tầng cơ và tầng vỏ
ngoài.

-

Tầng niêm mạc: tùy từng đoạn, niêm mạc có thể khác nhau, từ trong ra ngoài chia thành 3 lớp:
Lớp biểu mô:
+ Ruột non, ruột già, ruột thừa là biểu mô trụ đơn.
+ Ở hậu môn là biểu mô lát tầng không sừng hóa.
Lớp đệm:
+ Ruột non: Có các mô bạch huyết rải rác hoặc tập trung thành nang bạch huyết và các tuyến như
tuyến Lieberkuhn(biểu mô tuyến được lợp bởi 4 loại tế bào: hấp thu, hình đài, ưa bạc và Paneth) có
ở tất cả các đoạn ruột non; tuyến Brunner(biểu mô tuyến được lợp bởi tế bào hình khối vuông hay
trụ đơn) chỉ có ở tá tràng.
-

+ Ruột già: có nhiều tương bào và lympho bào. Các nang bạch huyết thường vượt qua lớp cơ niêm
và xâm nhập xuống tầng dưới niêm mạc. Các tuyến Lieberkuhn thường dài, thẳng nhiều tế bào hình
đài ít tế bào ưa bạc.
Lớp cơ niêm: gôm 2 lớp cơ trơn mỏng.
* Tầng dưới niêm mạc: là mô liên kết thưa. Có nhiều mạch máu và nhiêu mạch bạch huyết.
-

* Tầng cơ: cũng do hai lớp cơ trơn( lớp trong là cơ vòng; lớp ngoài là cơ dọc) tạo thành. Giữa cơ
vòng và dọc có đám rối thần kinh Auerbach.
* Tầng vỏ ngoài: là lớp mô liên kết mong mặt ngoài được phủ bởi trung biểu mô.
B. SINH LÝ RUỘT
B1. RUỘT NON
I. HOẠT ĐỘNG CƠ HỌC



Hoạt động cơ học của ruột non có vai trò nhào trộn dưỡng trấp với dịch tiêu hóa và mật đẩy
dưỡng trấp xuống ruột già.
1. Các loại cử động ruột non
1.1. Co bóp phân đoạn: khi dưỡng trấp làm căng một đoạn ruột non, sẽ gây ra những co thắt tại
chỗ, mỗi chỗ co thắt dài khoảng 1cm nên chia ruột thành những đoạn cách quãng nhau. Các cử
động này giúp nhào trộn (“băm”) kỹ dưỡng trấp với dịch tiêu hóa và tăng tiếp xúc với diện tích
hấp thu của ruột non. Chúng xuất hiện khoảng 12 lần/phút ở tá tràng và 8 lần/phút ở hồi tràng.
Tần suất cao hơn ở tá tràng giúp đẩy dưỡng trấp về phía hồi tràng.
1.2. Nhu động: khi thành ruột bị căng ra, một co bóp vòng được tạo ra ở phía sau điểm bị kích
thích và vận động dọc theo ruột về phía hậu môn với tốc độ khoản 2-25 cm/giây. Bình thường
các sóng nhu động rất yếu và thườn tắt sau một quãng đường khoảng 3-5 cm, rất hiếm khi đi xa
hơn 10 cm. Do vậy cử động này chỉ đẩy được dưỡng trấp với vận tốc 1cm/phút nên phải mất 3-5
giờ dưỡng trấp mới đi qua hết được ruột non.
1.3. Cử động lúc đói: các sóng co thắt lưu động xuất hiện ở dạ dày lúc đói, lan truyền từ dạ dày
xuống ruột non, khoảng 60-90 phút một lần. Chúng có vai trò đẩy các dịch tiêu hóa dư thừa và
các thức ăn còn sót lại vào ruột già, đồng thời ngăn chặn sự trào ngược của vi khuẩn từ ruột già
về ruột non.
1.4. Vận động của nhung mao: một số sợ cơ trơn ở lớp cơ dưới niêm mạc đi vào các nhung mao
làm cho các nhung mao co bóp theo nhịp một cách hằng định: ngắn lại, dài ra, rồi lại ngắn lại…
Vận động này của nhung mao cũng chịu ảnh hưởng của một hormone đường tiêu hóa là
villikinin. Vận động của nhung mao giúp cho dịch bạch huyết chảy từ ống bạch huyết trung tâm
vào hệ bạch huyết.
2. Điều hòa hoạt động cơ học của ruột non
Sự vận động của ruột non chủ yếu chịu sự điều hòa của hệ thần kinh ruột (đám rối Auerbach)
và tương đối độc lập với những dây thần kinh từ ngoài đến ruột. Nhu động ruột non tăng lên sau
bữa ăn do phản xạ dạ dày - ruột và do các hormone gastrin, cholecystokinin, motilin và insulin.
Trái lại, secretin và glucagon làm giảm nhu động ruột.
Kích thích dây X làm tăng vận động của nhung mao một cách tạm thời. Kích thích giao cảm

làm các nhung mao bất động. Cắt dây giao cảm khonn ảnh hưởng đến vận động của ruột. Nếu
ruột bị căng quá mức hoặc nếu phúc mạc bị kích thích thì các phản xạ giao cảm sẽ ức chế nhu
động ruột.
Cơ thắt hồi manh tràng bình thường ở trạng thái hơi co, làm chậm sự thoát dưỡng trấp ra khỏi
hồi tràng. Chỉ ngay sau khi ăn, phản xạ dạ dày - hồi tràng mới làm tăng nhu động hồi tràng, nên
dưỡng trấp đi nhanh hơn. Gastrin cũng làm tăng nhu động hồi tràng và làm giãn cơ thắt hồi manh
tràng. Phản xạ căng thành manh tràn có tác dụn ngược lại là làm co cơ thắt manh tràng và ức chế
nhu động hồi tràng.
3. Các rối loạn hoạt động cơ học của ruột non
Khi ruột non bị tổn thương, cơ trơn ruột bị ức chế trực tiếp, dẫn đến giảm cử động ruột; đồng
thời màng bụng bị kích thích cũn gây phản xạ ức chế cử động ruột do tăng xung động
noradrenanin trong các dây thần kinh tạng. Cả hai loại ức chế này đều dẫn đến liệt ruột sau phẫu
thuật bụng. Nhu động ruột non sẽ trở lại sau 6-8 giờ, tiếp theo là nhu động dạ dày, còn nhu động
ruột già phải mất 2-3 ngày.


Tắc ruột do nguyên nhân cơ học tại một nơi nào đó, sẽ gây đau bụng dữ dội từng cơn. Đoạn
ruột phía trên chỗ bị tắc phình lên, do chứa dịch và hơi. Áp suất trong đoạn ruột này tăng cao, ép
các mạch máu trong thành ruột, gây thiếu máu cơ. Các dây thần kinh tạng bị kích thích, gây tăng
tiết mồ hôi, hạ huyết áp và ói nhiều, hậu quả là kiềm chuyển hóa và mất nước, nếu không cấp
cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
II. HOẠT ĐỘNG BÀI TIẾT
1. Dịch tụy
Hầu hết các chất dinh dưỡng vào trong ống tiêu hóa ơ dạng đại phân tử và tế bào ruột không
thể hấp thu những đại phân tử này. Do đó cần có enzym phân cắt các đại phân tử này thành
những phân tử nhỏ hơn để tế bào ruột có thể hấp thu dễ dàng.
Tuyến tụy có 3 loại tế bào: tế bào nội tiết, tế bào ngoại tiết và tế bào ống bài xuất. Tế bào
ngoại tiết bài tiết các enzym tiêu hóa là các protease, lipase, amylase và nuclease. Tế bào ống bài
xuất bài tiết dung dịch bicacbonat vào khoảng 1.200 1.500 ml/24 giờ. Sản phẩm hỗn hợp của
tuyến tụy ngoại tiết chảy vào ống Wirsung. Ống này nối với ống mật chủ ở ống Vater rồi đổ vào

tá tràng qua cơ thắt Oddi.
Dịch tụy là một dịch kiềm pH=7.8-8.5 do chứa một lượng lớn bicacbonat nên chúng có chức
năng chính:
+ Trung hòa acid trong dưỡng trấp từ dạ dày xuống
+ Tạo môi trường pH trung tính cho sự hoạt hóa enzym tụy ( pH tá tràng 6-7 )
+ Sản xuất các enzym để tiêu hóa thức ăn có chứa G,L,P
Các enzym tiêu hóa của dịch tụy : amylase tụy có tác dụng như amylase nước bọt nhưng tác
dụng mạnh hơn
Trypsin, chymotrypsin, carboxy-polypeptidase thủy phân protein.
Trypsin, chymotrypsin cắt protein thành polypeptid. Carboxy-polypeptidase cắt protein ở đầu C
tận nên tạo thành các acid amin. Các enzym này chỉ hoạt động sau khi đã bài tiết vào lòng ruột
nhờ enterokinase, trypsin.
Lipase tụy tiêu hóa mỡ.
Ion bicacbonat : nồng độ cao hơn nhiều so với huyết tương ( 100 mEq/l ). Được bài tiết bởi tế
bào ống tuyến tụy
Điều hòa bài tiết dịch tụy :
+ Giai đoạn cảm giác và giai đoạn dạ dày : phản xạ thần kinh bài tiết dịch vị cũng kích
thích dây X phân phối cho tụy, tác động nhiều lên tuyến tụy ngoại tiết, ít tác động lên tế bào ống
tuyến. Vì thế men tụy được bài tiết rất nhiều nhưng dịch thì rất ít, do đó các men tạm thời được
giữ lại trong các nang và ống tuyến tiêu hoá.
+ Giai đoạn ruột : Niêm mạc tá tràng và phần trên hỗng tràng có các tế bào cảm ứng pH ( tế
bào S ). pH < 4,5 sẽ kích hoạt tế bào S bài tiết Serectin, chất này kích thích ống tụy bài tiết dịch
có chứa HCO3- để trung hòa. CCK được sản xuất bởi tế bào I, khi có acid amin và acid béo đến
ruột kích thích CCK-releasing factor và monitor peptid ở tế bào ngoại tiết tụy. CCK có tác dụng
điều hòa hoạt động bài tiết của tụy.
2. Dịch mật


Tế bào gan bài tiết acid mật, cholesterol,…sau khi đi qua các ống dẫn được bài tiết thêm Na+ và
HCO3-. Mỗi ngày dịch mật bài tiết khoảng 800-1000ml. Sau đó vào túi mật, dịch mật được hấp

thu liên tục để cô đặc chỉ còn khoảng 30-60ml, chỉ còn lại các thành phần như cholesterol, muối
mật, lecithin, bilirubin, ca2+. Dịch mật có chức năng nhũ tương hóa lipid. Điều hòa sự bài tiết
của dịch mật phụ thuộc vào lượng muỗi mật hấp thu ở hồi tràng, serectin. Điều hòa sự bài xuất
của dịch mật phụ thuộc dây X và hormol CCK.
3. Dịch ruột :
Bài tiết : Được bài tiết chủ yếu bởi tuyến Lieberkuhn là những hốc nhỏ nằm giữa nhung mao,
mỗi ngày khoảng 1800ml, pH 7,5-8.
Ngoài ra còn có các enzym tiêu hóa như peptidase, các enzym thủy phân Glucid, một lượng nhỏ
lipase được bài tiết bởi các tế bào biểu mô niêm mạc ruột.
Hấp thu : sự hấp thu nước theo hai chiều lòng ruột và mao mạch qua các liên kết bịt giữa các tế
bào
+ Hấp thu nước : Tất cả lượng dịch được bài tiết vào đường tiêu hóa khoảng 7l, thêm khoảng 2l
nước qua đường uống mỗi ngày, nhưng chỉ có khoảng 100ml được thải qua phân. Do đó ta có thể
thấy sự hấp thu hiệu quả của đường ruột, mà chủ yếu ở tá tràng và hồi tràng.
B2. RUỘT GIÀ
I. Hiện tượng cơ học
1. Đóng mở van hồi manh tràng

P (manhtràng) ↑ → van đóng
P (hồitràng) ↑ → van mở
Chức năng:
Giữ thức ăn lâu trong ruột non
Ngăn sự trào ngược thức ăn từ manh tràng vào hồi tràng
Phản xạ dạ dày - hồi tràng thông qua dây X: vị trấp từ dạ dày xuống tá tràng thông qua
dây kích thích làm manh tràng giãn ra, sự vận chuyển nhũ trấp qua van hồi manh tràng
tăng lên.
Các vận động
Co bóp phân đoạn
Sóng nhu động và phản nhu động (yếu, gần như không có)
Co bóp khối:

Đầu tiên một vòng co bóp xuất hiện ở một điểm bị căng ra của đại tràng ngang rồi một đoạn
ruột dài khoảng 20cm ở phía dưới sẽ co bóp như một đơn vị, ép chất phân bên trong thành
một khối và đẩy nó dọc theo ruột già.
Co bóp khối mạnh lên trong khoảng 30s rồi giãn ra trong 2-3 phút, sau đó một co bóp mới
xuất hiện.
Chuỗi co bóp khối chỉ hoạt động trong khoảng 10-30 phút, nửa ngày hay 1 ngày sau lại xuất
hiện → tạo cảm giác muốn đại tiện.
Sau bữa ăn hoặc khi ruột bị kích thích sẽ tăng co bóp khối.
a. Động tác đại tiện
Các phản xạ đại tiện:
-

2.
-


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×