Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

Nghiên cứu đặc điểm sinh học và trinh tự đoạn gen matk ITS của một số mẫu cây đậu nho nhe (vigna umbellata)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.59 MB, 70 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ THANH

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
VÀ TRÌNH TỰ ĐOẠN GEN matK/ITS
CỦA MỘT SỐ MẪU CÂY ĐẬU NHO NHE (Vigna
umbellata)

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Thái Nguyên, năm 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ THANH

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
VÀ TRÌNH TỰ ĐOẠN GEN matK/ITS
CỦA MỘT SỐ MẪU CÂY ĐẬU NHO NHE (Vigna
umbellata)

Ngành: Sinh học thực nghiệm
Mã số: 8 42 01 14


LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Hữu Quân

Thái Nguyên, năm 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Mọi trích dẫn trong
luận văn đều ghi rõ nguồn gốc. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa được ai công bố.
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thanh
XÁC NHẬN

XÁC NHẬN

CỦA KHOA CHUYÊN MÔN

CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

TS. Nguyễn Hữu Quân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới
TS. Nguyễn Hữu Quân, giảng viên Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Đại học Thái Nguyên đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện giúp
đỡ em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của cô Trần Thị Hồng, cô Cao Thị
Phương Thảo và các thầy cô kỹ thuật viên phòng thí nghiệm của Khoa Sinh học,
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên trong quá trình làm thí
nghiệm.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Bộ môn Sinh học hiện đại và
Giáo dục sinh học, Bộ phận Sau đại học thuộc Phòng Đào tạo, Trường Đại học
Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong
quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Em xin cảm ơn sự hô trợ kinh phí từ đề tài bảo tồn và lưu giữ quỹ gen cấp
Bộ năm 2018 “Nghiên cứu bảo tồn nguồn gen nhóm cây đậu đô địa phương thu
thập từ các tỉnh thuộc miền Bắc Việt Nam”, mã số B2018-TNA-09-GEN.
Em xin bày tỏ lời biết ơn đến gia đình, bạn bè đã động viên, khuyến khích
và giúp đỡ em trong tiến trình học tập và hoàn thành luận văn.
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thanh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................ iv
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. v
DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................. vi
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Đặt vấn đề.......................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................... 2
3. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................... 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 3
1.1. Sơ lược cây đậu Nho nhe ............................................................................... 3
1.1.1. Hệ thống phân loại ...................................................................................... 3
1.1.2. Đặc điểm hình thái ...................................................................................... 5
1.1.3. Giá trị dinh dưỡng và công dụng ................................................................ 6
1.1.4. Giá trị sử dụng............................................................................................. 8
1.2. Nghiên cứu sử dụng mã vạch DNA ............................................................... 9
1.3. Tình hình nghiên cứu nhóm cây họ Đậu...................................................... 11
1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới............................................................ 11
1.3.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ............................................................ 14
Chương 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ................................................. 18
2.1. Vật liệu, hóa chất, thiết bị ............................................................................ 18
2.1.1. Vật liệu ...................................................................................................... 18
2.1.2. Hóa chất..................................................................................................... 18
2.1.3. Thiết bị ...................................................................................................... 19
2.1.4. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................. 19
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





2.2. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 19
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái, giải phẫu ........................... 19
2.2.1.1.Nghiên cứu hình thái ............................................................................... 19
2.2.1.2. Phương pháp giải phẫu thực vật............................................................. 20
2.2.2. Phương pháp hóa sinh ............................................................................... 20
2.2.2.1.Xác định hoạt tính α-amilase .................................................................. 20
2.2.2.2 Xác định hoạt tính protease..................................................................... 22
2.2.2.3. Định lượng protein tan ........................................................................... 23
2.2.2.4. Phương pháp xác định hàm lượng isoflavon ......................................... 24
2.2.2.5. Xác định hàm lượng lipit ....................................................................... 24
2.2.3. Phương pháp sinh học phân tử .................................................................. 25
2.2.4. Phương pháp xử lý và phân tích kết quả................................................... 27
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 28
3.1. Ðặc điểm hình thái ngoài và giải phẫu của các giống đậu Nho nhe ............ 28
3.1.1. Ðặc điểm hình thái ngoài của các giống đậu Nho nhe.............................. 28
3.1.2 Hình thái giải phẫu của các giống đậu Nho nhe ........................................ 36
3.1.2.1. Hình thái giải phẫu của rễ ...................................................................... 36
3.1.2.2 Hình thái giải phẫu của thân.................................................................... 37
3.1.2.3. Hình thái giải phẫu của lá....................................................................... 38
3.2. Hoạt tính α- amylase từ mầm hạt đậu Nho nhe ........................................... 39
3.3. Hoạt tính enzyme protease từ mầm hạt đậu Nho nhe .................................. 41
3.4. Định lượng protein tan ................................................................................. 42
3.5. Hàm lượng isoflavone từ mầm hạt đậu Nho nhe ......................................... 43
3.6. Hàm lượng lipit trong các mẫu đậu Nho nhe............................................... 44
3.7. Đặc điểm của vùng gen ITS phân lập từ mẫu đậu Nho nhe ........................ 45
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 50
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 50
KIẾN NGHỊ ........................................................................................................ 50

THÀNH TÍCH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ................................................ 51
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 52
TIẾNG VIỆT....................................................................................................... 52
TIẾNG ANH ....................................................................................................... 53

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết
tắt

Tên tiếng Anh

Bp

Base pair

cDNA

Complementary DNA

CIRAD


DNA
EDTA

FAO

HDL
INRA
ITS
LDL
matK
PCR
RAPD
RNA
rRNA
SSR

Nghĩa tiếng Việt
Cặp bazơ nitơ
DNA sợi đôi được tổng hợp từ
mRNA nhờ enzyme phiên mã
ngược

Centre de coopération
Trung tâm hợp tác quốc tế en
international en recherche
recherche agronomique pour le
agronomique
pour
le

développement
développement
Deoxyribonucleic acid
Deoxyribonucleic Axit (DNA)
Ethylene diamine tetra
Etylen diamin tetraxetic axit
acid cetic
Food and Agriculture
Tổ chức Lương thực và Nông
Organization of the United
nghiệp của Liên Hợp Quốc
Nations
High density lipoprotein
lipoprotein tỷ trọng cao
cholesterol
Institut National de la Viện Quốc gia de la Recherche
Recherche Agronomique
Agronomique
Internal transcribed space Vùng gen ITS
Low density lipoprotein
lipoprotein tỷ trọng thấp
cholesterol
matK maturase
Gen matK
Polymerase chain reaction Phản ứng chuỗi polymerase
Random Amplification
Đa hình DNA nhân bản ngẫu nhiên
of Polymorphic DNA
Ribonucleic acid
Ribonucleic axit

RNA ribosome
riboxom RNA
Simple Sequence Repeats Đa hình các đoạn lặp lại đơn giản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Danh sách các mẫu đậu Nho nhe sử dụng trong nghiên cứu ............. 18
Bảng 2.2. Các hóa chất sử dụng trong thí nghiệm.............................................. 18
Bảng 2.3. Thiết bị sử dụng trong thí nghiệm...................................................... 19
Bảng 2.4. Chương trình gradient nồng độ của pha động.................................... 25
Bảng 2.5. Thông tin về cặp mồi ITS sử dụng trong nghiên cứu......................... 26
Bảng 2.6. Thông tin về cặp mồi ITS sử dụng trong nghiên cứu......................... 26
Bảng 3.1. Đặc điểm hình thái hạt của các giống đậu Nho nhe........................... 34
Bảng 3.2. Định tính α-amylase của các giống đậu Nho nhe .............................. 39
Bảng 3.3. Hoạt tính α-amylase của các giống đậu Nho nhe............................... 40
Bảng 3.4. Hoạt tính protease của các giống đậu Nho nhe.................................. 41
Bảng 3.5. Hàm lượng protein tan của các giống đậu Nho nhe........................... 42
Bảng 3.6. Hàm lượng isoflavone trong hạt nảy mầm 3 ngày tuổi của 4 mẫu đậu
Nho nhe ............................................................................................................... 43
Bảng 3.7. Hàm lượng lipit của các giống đậu Nho nhe...................................... 45
Bảng 3.8. Hệ số tương đồng và hệ số phân ly dựa trên trình tự vùng gen ITS từ
mẫu đậu Nho nhe NN18-LC và NN20-TC với các loài trên GenBank .............. 49

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Đường chuẩn nồng độ glucose theo phương pháp Miller.................. 21
Hình 2.2. Đường chuẩn nồng độ tyrosine .......................................................... 23
Hình 3.1. Hình thái rễ của các giống đậu Nho nhe ............................................ 29
Hình 3.2. Hình thái thân của các giống đậu Nho nhe......................................... 30
Hình 3.3. Hình thái lá của các giống đậu Nho nhe............................................. 31
Hình 3.4. Hình thái hoa các giống đậu Nho nhe ............................................... 33
Hình 3.5. Hình thái ngoài quả các giống đậu Nho nhe ..................................... 33
Hình 3.6. Hình thái ngoài hạt các giống đậu Nho nhe ...................................... 35
Hình 3.7. Hình thái giải phẫu rễ các giống cây đậu Nho nhe............................. 36
Hình 3.8. Hình thái giải phẫu thân các giống đậu Nho nhe ............................... 37
Hình 3.9. Hình thái giải phẫu lá của các giống đậu Nho nhe............................. 39
Hình 3.10. Định tính α- amylase trên đĩa thạch của các giống đậu Nho nhe..... 40
Hình 3.11. Sắc ký đồ phân tích daidzein và genistein từ mầm hạt đậu Nho nhe
sau 3 ngày tuổi..................................................................................................... 44
Hình 3.12. Hình ảnh điện di sản phẩm PCR từ khuôn DNA tổng số................. 46
Hình 3.13. Trình tự vùng gen ITS của đậu Nho nhe NN18-LC và NN20-TC ...
47
Hình 3.14. Kết quả phân tích sự tương đồng giữa trình tự vùng gen ITS của mẫu
đậu Nho nhe NN18-LC và NN20-TC với một số trình tự vùng ITS trên GenBank
bằng BLAST trong NCBI ................................................................................... 47
Hình 3.15. Trình tự nucleotit của vùng gen ITS từ mẫu đậu Nho nhe NN18-LC
và NN20-TC với loài mang mã số KX087818.1 trên GenBank......................... 48
Hình 3.16. Sơ đồ cây phân loại dựa trên trình tự nucleotit vùng gen ITS từ mẫu
đậu Nho nhe NN18-LC và NN20-TC với một số loài trên GenBank ................ 49

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Ở Việt Nam đậu đô được trồng ở các tỉnh thành trên cả nước. Các giống
đậu đô rất phong phú và đa dạng gồm các giống nhập nội, giống lai tạo, giống
đột biến và tập đoàn các giống đậu đô địa phương. Do vậy, nguồn gen nhóm
cây đậu đô địa phương cần phải được bảo tồn trong một môi trường thuận lợi,
ổn định, ít có những biến đổi khắc nghiệt mang tính hủy diệt nguồn gen.
Do nhiều nguyên nhân như sự tăng dân số, nhu cầu lương thực và các nhu
cầu khác của con người ngày càng tăng dẫn đến khai thác đất rừng, đất nông
nghiệp và các nguồn tài nguyên một cách quá mức. Ngoài ra do các yếu tố tự
nhiên như thiên tai, dịch bệnh và sự phát triển nhanh của các giống mới có
năng suất cao dẫn đến nguồn tài nguyên di truyền ở nhiều vùng sinh thái đã suy
giảm nghiêm trọng. Sự suy giảm nhanh và mạnh của các giống đậu đô địa
phương ở các khu vực miền núi khi mùa mưa đến. Trước tình trạng các giống
đậu đô địa phương, đặc biệt là giống đậu Nho nhe địa phương đang dần bị thoái
hóa và mất dần các đặc tính quý của giống, việc thu thập nguồn gen, xác định
đặc điểm sinh học và mã vạch DNA là rất cần thiết.
Đậu Nho nhe (Vigna umbellata) là cây có giá trị dinh dưỡng cao cung cấp
thực phẩm cho con người, làm thức ăn cho gia súc, cung cấp nguyên liệu chế
biến. Đậu Nho nhe có khả năng cải tạo và làm tốt đất, giảm thiểu việc đầu tư
phân đạm vô cơ so với nhiều loại cây trồng khác, góp phần bảo vệ môi trường
bền vững. Kỹ thuật canh tác đậu Nho nhe đơn giản, dễ tăng vụ, trồng xen, trồng
gối với nhiều loại cây trồng khác.
Đậu Nho nhe phân bố rải rác ở một số địa phương thuộc khu vực miền núi
phía Bắc. Vì vậy, công tác thu thập đậu Nho nhe để có được một tập đoàn
giống phục vụ công tác lưu giữ và bảo tồn nguồn gen là mục tiêu cần hướng
tới. Bên cạnh việc sử dụng các phương pháp so sánh hình thái, nghiên cứu sẽ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




tiến hành đánh giá sự đa dạng ở mức độ DNA và mối quan hệ di truyền giữa
các giống nghiên cứu để làm cơ sở bước đầu phát hiện khả năng trùng lặp mẫu
giống trong tập đoàn đậu đỗ; đồng thời phục vụ công tác bảo tồn, khai thác các
nguồn gen đậu đô địa phương, tiến tới ứng dụng chọn tạo các giống đậu đô mới
phù hợp với nhu cầu thực tiễn.
Xuất phát từ các cơ sở trên chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu đặc
điểm sinh học và trình tự đoạn gen matK/ITS của một số mẫu cây đậu Nho
nhe (Vigna umbellata)”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích được đặc điểm sinh học và trình tự đoạn gen ITS của mẫu cây
đậu Nho nhe (Vigna umbellata) thuộc khu vực miền núi phía Bắc.
3. Nội dung nghiên cứu
3.1. Phân tích đặc điểm sinh học của 08 mẫu cây đậu Nho nhe (Vigna
umbellata) thuộc khu vực miền núi phía Bắc.
3.2. Phân lập gen và xác định trình tự nucleotide của đoạn gen ITS từ 02
mẫu cây đậu Nho nhe thu được.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Sơ lược cây đậu Nho nhe
1.1.1. Hệ thống phân loại

Họ Đậu còn gọi là họ Cánh bướm (danh pháp khoa học: Fabaceae) thuộc
bộ Đậu. Họ Đậu là họ thực vật có hoa lớn thứ ba sau họ Phong lan và họ Cúc
gồm khoảng 730 chi và 19.400 loài. Các loài trong họ Đậu rất đa dạng và tập
trung chủ yếu ở các phân họ như phân họ Trinh nữ (Mimosoideae) và phân họ
Đậu (Faboideae), chiếm khoảng 9,4% trong tổng số loài thực vật hai lá
mầm. Các loài trong họ Đậu chiếm khoảng 16% các loài cây trong vùng rừng
mưa nhiệt đới Nam Mỹ. Ngoài ra, họ Đậu cũng có mặt nhiều ở các rừng mưa
và rừng khô nhiệt đới thuộc châu Mỹ và châu Phi [11]. Việc chia họ Đậu thành
3 phân họ hay tách các phân họ của nó thành các họ riêng biệt vẫn còn nhiều
tranh cãi. Có rất nhiều thông tin về dữ liệu phân tử và hình thái học chứng minh
họ Đậu là một họ đơn ngành [23]. Quan điểm này được xem không chỉ ở cấp
độ tổng hợp khi so sánh các nhóm khác nhau trong họ này và các quan hệ họ
hàng của chúng mà còn dựa trên các kết quả phân tích về phát sinh loài gần đây
dựa trên DNA [36].
Tên gọi chủ yếu của các loài trong họ Đậu là đô hay đậu và họ này chứa
một số loài quan trọng bậc nhất (các loài đậu, đỗ, lạc, đậu tương và đậu lăng)
giúp cung cấp thực phẩm cho con người [12]. Các loài khác trong họ Đậu cũng
là các nguồn cung cấp thức ăn quan trọng cho gia súc và gia cầm hoặc làm
phân xanh (như loài đậu lupin, cỏ ba lá, muồng hay đậu tương) cung cấp cho
đất. Một số loài thuộc các chi Laburnum, Gleditsia, Acacia, Mimosa và Delonix
được sử dụng làm cây cảnh. Một số loài khác có các tính chất y học hoặc diệt
trừ sâu bọ hay sản sinh ra các chất quan trọng như gôm Ả-rập, tanin, thuốc
nhuộm hoặc nhựa. Một số loài như sắn dây có nguồn gốc ở khu vực Đông Á,
được trồng đầu tiên tại miền Đông Nam Hoa Kỳ nhằm cải tạo đất và làm thức
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ăn cho gia súc, nhưng đã nhanh chóng trở thành một loài cỏ dại xâm hại nguy

hiểm có xu hướng phát triển trên mọi thứ đất và chèn ép nhiều loài bản địa.
Tất cả các loài trong họ Đậu đều có hoa 5 cánh, trong đó bầu nhụy lớn khi
phát triển được sẽ tạo ra quả thuộc loại quả đậu, hai vỏ của nó có thể tách đôi,
bên trong chứa nhiều hạt ở các khoang riêng rẽ. Các loài trong họ này theo
truyền thống được phân loại trong ba phân họ, đôi khi được nâng lên thành các
họ riêng trong bộ Đậu (Fabales), trên cơ sở hình thái học của hoa (đặc biệt là
hình dạng cánh hoa) được chia thành 3 phân họ chính.
Phân họ Vang (Caesalpinioideae) hay họ Vang (Caesalpiniaceae): Có
khoảng 170 chi và 2.000 loài. Hoa của chúng mọc đối xứng hai bên, nhưng
thay đổi tùy theo từng chi cụ thể, chẳng hạn trong chi Cercis thì hoa gần giống
với hoa của các loài trong phân họ Faboideae, trong khi chi Bauhinia thì nó lại
là đối xứng với 5 cánh hoa bằng nhau.
Phân họ Trinh nữ (Mimosoideae) hay họ Trinh nữ (Mimosaceae): Có các
cánh hoa nhỏ và thường có dạng hình cầu hay cụm hoa dạng bông và các nhị
hoa là bộ phận sặc sỡ nhất của hoa.
Phân họ Đậu (Faboideae hay Papilionoideae) hay họ Papilionaceae: Có
một cánh hoa lớn và có nếp gấp trên đó, hai cánh hoa nhỏ hơn mọc bên cạnh
còn hai cánh hoa dưới chúng nối liền với nhau ở đáy, tạo thành một cấu trúc
tương tự như cái thuyền con.
Đậu Nho nhe có tên khoa học là Vigna umbellata, là loài thực vật có
hoa thuộc họ Đậu. Đậu Nho nhe được Ohwi và Ohashi nghiên cứu đầu tiên
[31]. Đậu Nho nhe thuộc loại cây một năm, thích hợp với khí hậu ấm,
có hoa màu vàng và hạt nhỏ ăn được. Đậu Nho nhe thường được gọi
là đậu gạo, đậu nâu, đậu Cao Bằng, đậu đà, thua dài. Đến nay, đậu Nho nhe ít
được biết đến, ít được nghiên cứu, ít được khai thác ở trong nước cũng như trên
thế giới. Nó được coi là một loại cây lương thực, làm thức ăn cho gia súc
nhỏ và thường được trồng làm cây trồng xen với ngô (Zea mays) hoặc đậu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





đũa (V. unguiculata). Giống như các loài thuộc chi Vigna ở châu Á, đậu Nho
nhe được trồng vào mùa ấm áp khá ngắn trong năm và trồng chủ yếu dưới
dạng hạt khô. Trước đây, nó được trồng rộng rãi dưới dạng cây trồng trên vùng
đất thấp sau khi thu hoạch lúa mùa, nhưng nó đã bị thay thế bởi các giống đậu
có thời gian ngắn hơn. Ở Việt Nam, đậu Nho nhe được trồng phổ biến ở các
tỉnh thuộc miền núi phía bắc như Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Lào
Cai. Đậu Nho nhe thích hợp trên các loại đất trồng khác nhau. Ngày nay, đậu
Nho nhe phát triển nhanh chóng và có khả năng sản xuất một lượng lớn thức ăn
gia súc bổ dưỡng và hạt của nó có chất lượng cao.
Sự phát triển của cây đậu Nho nhe cho thấy tính đa hình thích nghi với các
môi trường đa dạng. Sự phân bố của đậu Nho nhe từ khí hậu nhiệt đới ẩm đến
cận nhiệt đới. Những giống đậu Nho nhe này được cho là có nguồn gốc từ
mẫu Vigna umbellata var gracilis hoang dã, có khả năng sinh sản chéo và được
phân phối từ miền Nam Trung Quốc đến phía Bắc Việt Nam, Lào, Thái Lan,
Myanmar và Ấn Độ.
1.1.2. Đặc điểm hình thái
Đậu Nho nhe thuộc nhóm thực vật có hoa với tên khoa học là Vigna
umbellata, thuộc chi đậu Vigna, họ Fabaceae, bộ Fabales. Đậu Nho nhe có
thân mảnh, chiều cao từ 1m trở lên, khi còn non trên thân cây có những sợi
lông mảnh và khi trưởng thành thì không có lông. Thân cây có nhánh và một số
vùng thân cây có thể leo. Lá có hình trái tim, lá chét hình trứng hoặc hình chóp,
có lông nhung thưa thớt trên các gân của cả hai bề mặt lá, gốc rộng hình nêm,
toàn bộ hoặc hơi thùy, ba gân lá từ gốc, có chóp nhọn. Hoa mọc trên các nách
dài 5-10 cm. Mỗi nách lá có nhiều hơn 2 hoa. Hoa có hình dạng nhú và màu
vàng sáng, cuống hoa ngắn. Quả nang dài, không có lông, dài từ 7,5-12,5 cm
chứa 6-10 hạt thuôn, mỗi hạt dài 6-8 mm với một lõm. Hạt đậu Nho nhe có
màu sắc rất đa dạng, từ vàng lục đến đen qua vàng nâu hoặc lốm đốm, hình
thuôn. Đậu Nho nhe thường được trồng và thu hoạch từ tháng 5 đến tháng 9.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Công thức hoa chung: *, ↑ K5C5A10-8-7G1
1.1.3. Giá trị dinh dưỡng và công dụng
Đậu Nho nhe đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện sức
khỏe của con người, động vật và đất trồng. Các giống đậu Nho nhe là
nguồn cung cấp protein, axit amin thiết yếu, axit béo thiết yếu và khoáng
chất [26]. Hạt đậu Nho nhe khô là một nguồn dinh dưỡng bổ sung cho những
người có chế độ ăn kiêng.
Đậu đô nói chung và đậu Nho nhe nói riêng có nhiều giá trị dinh dưỡng đã
được công bố. (1) Đậu đô giàu cabonhydrat giúp cung cấp năng lượng, ổn định
cơ bắp và não bộ; (2) Đậu đô giàu dưỡng chất và nhiều hơn bất kỳ loại thực
phẩm nào. Đó là các vi chất như: Canxi, kali, vitamin B6, magie, folate và axit
alpha-linolenic. Những vitamin này sẽ giúp cải thiện sức khỏe một cách toàn
diện. Các hạt đậu đô cũng rất giàu protein mà rất hiếm gặp ở thực vật. Trong
khi các loại thực vật rất giàu vitamin nhưng lại thiếu protein thì đậu đô lại rất
giàu nguồn dinh dưỡng này. Nó làm nên sự sống và duy trì các chức năng sống
trong cơ thể người.
(3) Đậu đô làm giảm nguy cơ mắc ung thư: Việc ăn các loại đậu đô
thường xuyên sẽ giúp cơ thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, béo
phì và thậm chí là cả ung thư một cách tự nhiên. Một nghiên cứu tại Đại học
Bang Michigan chỉ ra rằng những người ăn đậu đô thường xuyên sẽ giảm tới
22% nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, ngoài ra các giá trị dinh dưỡng trong đậu
đô sẽ giúp cơ thể “quản lý” các nguồn năng lượng hiệu quả hơn, đồng thời hô
trợ giảm cân. Giúp cơ thể có thể duy trì sự hoạt bát, năng động cả ngày nhờ bổ
sung nguồn dinh dưỡng từ đậu đỗ.
(4) Đậu đô giúp duy trì tuổi trẻ: Một trong những yếu tố làm đậu đô trở

nên cần thiết cho sức khỏe con người đó là rất giàu chất chống ôxy hóa. Các
chất chống ôxy hóa cũng là những vi chất giúp bảo vệ cơ thể chống lại những
ảnh hưởng không mong đợi như sự lão hóa và ung thư. Như vậy, đậu đô có khả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




năng hô trợ, bảo vệ cơ thể khi đang mắc bệnh ung thư, cũng như giúp kéo dài
tuổi xuân và tinh thần lạc quan, tươi trẻ.
(5) Giúp ổn định lượng đường trong máu: Chất xơ có ở các thực phẩm
như đậu nành, đậu Hà Lan, đậu đen, đậu Nho nhe là chất xơ tan trong nước
giúp làm giảm cholesterol, điều hòa huyết áp, giảm co thắt tim, chống oxy hóa.
Chất xơ làm giảm cholesterol bằng cách làm giảm chất béo LDL và tăng HDL.
Nếu chế độ ăn nhiều bơ, cholesterol tăng cao, nhưng khi thêm chất xơ vào khẩu
phần ăn thì lượng cholesterol giảm xuống 20%. Lượng cholesterol tăng cao
trong máu là nguyên nhân gây một số bệnh tim mạch. Thực phẩm có chất xơ có
nhiều khả năng bình thường hóa lượng đường trong máu, giảm đường sau bữa
ăn, tăng công hiệu của Insulin. Đặc biệt, chất xơ tan trong nước rất tốt vì nó
ngăn cản không cho đường hấp thụ vào ruột và làm giảm đường trong máu tới
30%. Người mắc bệnh tiểu đường cũng hay có biến chứng xơ vữa động mạch
vì triglyceride lên cao. Chất xơ có thể làm giảm triglyceride và mỡ xấu LDL và
làm tăng mỡ lành HDL.
Giá trị dinh dưỡng của các thực phẩm nguồn gốc thực vật nói chung cũng
như giá trị của các thực phẩm thuộc họ Đậu nói riêng đều tốt cho sức khỏe,
phòng tránh các bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, thừa cân béo phì,... Tuy nhiên
để duy trì chế độ ăn hợp lý, tốt cho sức khỏe, phù hợp với từng lứa tuổi, khẩu
phần ăn hàng ngày cần phải cân đối giữa đạm động vật và thực vật. Hàm lượng
protein thô của đậu Nho nhe thấp hơn một lượng đáng kể so với hầu hết các loại
đậu đô khác. Gopinathan và cộng sự (1987) khi nghiên cứu hàm lượng

protein của từ các loài hoang dã (ví dụ Vigna minima ) nhận thấy hàm lượng
protein có xu hướng cao hơn so với các loài đã được thuần hóa. Do đó, nhóm
nghiên cứu có thể lai tạo để cải thiện hàm lượng protein của đậu Nho nhe [19].
Thành phần một số axit amin có trong đậu Nho nhe tốt cho sức khỏe của con
người đã được một số tác giả công bố như nghiên cứu của Chandel và cộng sự

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




(1978) [13], Mohan và Janardhan (1994) [26], De Carvalho và Vieira (1996)
[14].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Năm 2010, Peter Andersen đã nghiên cứu về “Giá trị dinh dưỡng của đậu
Nho nhe Vigna umbellata thông qua phương pháp phân tích thành phần hóa
học của các chất dinh dưỡng trong hạt”. Nghiên cứu đã chỉ ra đậu Nho nhe có
nhiều đặc điểm tốt so với nhiều loại đậu đô khác. Hàm lượng protein có trong
hạt không cao nhưng với tỉ lệ tiêu hóa cao và thành phần axit amin rất có lợi
cho con người. Hàm lượng vitamin B cao, đặc biệt là các thiamine, riboflavin,
niacin, axit pantotenic và axit folic, nhưng nó không phải là nguồn vitamin
quan trọng nhất. Ngoài ra, đậu Nho nhe có một nguồn khoáng chất dồi dào như
canxi, phốt phát, kali, sắt và kẽm. So với chế độ ăn cần thiết hàng ngày, việc
tiêu thụ một lượng đậu Nho nhe thực tế có thể cung cấp rất đáng kể lượng
protein, các axit amin thiết yếu, vitamin B và khoáng chất. Hàm lượng chất béo

rất thấp và thành phần axit béo không no. Không có độc tố hoặc dị ứng, các
hợp chất liên quan đến đậu Nho nhe và hàm lượng chất ức chế enzyme thấp so
với hầu hết các loại hạt khác. Hàm lượng của các chất chống độc khác như
phytate cũng vừa phải so với các loại hạt đậu đô khác và mức độ giảm với các
phương pháp nấu ăn phổ biến [27].
1.1.4. Giá trị sử dụng
Đậu Nho nhe có rất nhiều tác dụng tốt và được sử dụng phổ biến trong đời
sống của con người. Trong đời sống, con người sử dụng các loại đậu đô cũng
như đậu Nho nhe để làm thức ăn và rau hàng ngày. Mùa hè ăn nhiều đậu Nho
nhe (hay đậu gạo) có thể làm dịu tình trạng khô khát khó chịu, có hiệu quả xoa
dịu đối với chứng phù nề do mùa hè nóng ẩm gây ra, đặc biệt là phù nề chi
dưới. Ngoài ra, đậu Nho nhe còn được nấu xôi rất ngon dẻo là món ăn phổ biến
ở các tỉnh vùng núi phía Bắc nước ta. Quả đậu chín sau khi được thu hoạch sẽ
được phơi khô và chế biến thành những món ăn mang nét đặc trưng riêng.
Một đặc trưng nổi bật khác của các loài cây thuộc họ Đậu và đậu Nho nhe
là chúng có quan hệ mật thiết với nhiều loài vi khuẩn tại các nốt sần trên rễ của
chúng. Các loại vi khuẩn này được biết đến như là vi khuẩn nốt rễ (Rhizobium),
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




có khả năng lấy khí nitơ (N2) trong không khí và chuyển hóa nó thành các dạng
nitơ mà cây có thể hấp thụ được (NO3- hay NH4+). Hoạt động này được gọi
là cố định đạm. Cây đậu cung cấp nơi ở và dinh dưỡng, còn vi khuẩn nốt rễ có
vai trò là nhà cung cấp nitrat có ích, tạo ra một quan hệ cộng sinh. Mối quan hệ
này không chỉ giúp tạo đạm cho cây đậu sử dụng mà còn cho cả các cây khác
xung quanh, do đó có tác dụng cải tạo đất.
Năm 2016, Heuzé và cộng sự đã nghiên cứu về đậu Nho nhe Vigna
umbellata trong Feedipedia - một chương trình của INRA, CIRAD, AFZ VÀ

FAO cho thấy đậu Nho nhe được coi là một loại thức ăn cao cấp cho gia súc để
tăng sản lượng sữa trong chăn nuôi [21]. Smil (1997) nhận thấy, hầu hết các
cây họ Đậu có chứa một hoặc một số chất ức chế enzyme và các yếu tố chống
độc trong khi thì hàm lượng của các chất này dường như có rất ít trong cây đậu
Nho nhe [34].
1.2. Nghiên cứu sử dụng mã vạch DNA
Khái niệm mã vạch DNA được Hebert đưa ra lần đầu tiên vào năm 2003,
giúp nhận diện các mẫu sinh vật (Hebert, 2003) [20]. Mã vạch DNA sử dụng
một trình tự DNA ngắn nằm trong genome của sinh vật như là một chuỗi ký tự
duy nhất giúp phân biệt hai loài sinh vật với nhau, nó tương tự như máy quét
trong siêu thị đọc hai mã vạch của hai sản phẩm mà nhìn bên ngoài chúng rất
giống nhau nhưng thực sự là khác nhau. Mã vạch DNA là một phương pháp
định danh mà nó sử dụng một đoạn DNA chuẩn ngắn nằm trong genome của
sinh vật đang nghiên cứu nhằm xác định sinh vật đó thuộc về loài nào.
Hiện nay, các mẫu sinh vật vẫn thường được nhận diện bằng các đặc tính
hình thái bên ngoài hoặc các đặc tính sinh lý sinh hóa bên trong nhờ vào bảng
hướng dẫn định danh có sẵn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp mẫu vật chưa
phát triển đầy đủ các đặc tính hình thái, hoặc chúng bị hư hỏng các bộ phận
ngoài, hoặc mẫu vật chết đã khiến quá trình nhận diện mẫu vật trở nên khó
khăn thậm chí là không thể. Trong những trường hợp này mã vạch DNA đã
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




giúp giải quyết bài toán trên vì trình tự DNA dễ dàng thu nhận từ một mẫu mô
rất nhỏ. Mã vạch DNA ngoài ý nghĩa giúp định danh mẫu vật, nó còn giúp quá
trình phân tích tiến hóa sinh học của loài vật đó trong tự nhiên.
Mã vạch DNA dùng để phân biệt các cây thực vật trong một chi hoặc cùng
một loài có hình dạng giống nhau. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra vùng gen

ITS và gen matK khác nhau giữa các loài thực vật nhưng lại gần như trùng
khớp với các cây thuộc cùng loài. Như vậy, vùng gen ITS và gen matK có thể
cung cấp cho các nhà khoa học một cách dễ dàng để phân biệt những loài cây
khác nhau, thậm chí là những loài nhìn gần giống nhau bằng mắt thường. Định
hướng mục tiêu lâu dài của các nhà khoa học là xây dựng dữ liệu di truyền
DNA matK và vùng ITS của càng nhiều loài thực vật. Các mẫu nghiên cứu có
thể được so sánh với dữ liệu này và nhận diện chính xác, nhanh chóng loài thực
vật mà mình nghiên cứu.
Vùng ITS (Internal Transcribed Spacer) là locus được giải mã phổ biến
nhất. Vùng ITS có hiệu quả cao trong nghiên cứu phân loại nhiều đối tượng
thực vật và nấm (ngoại trừ dương xỉ) và đây là một locus được sử dụng đọc
trình tự với DNA ngắn (Stoeckle et al, 2003) [35]. Ở mức độ loài, vùng ITS có
mức độ đa dạng cao (khoảng 13,6% giữa các loài gần gũi) và đã được chứng
minh trong hầu hết các nghiên cứu. Thuận lợi của vùng ITS là có thể nhân bản
theo hai đoạn nhỏ hơn (ITS1 và ITS2) nằm hai bên với locus 5,8S, điều này rất
có ý nghĩa khi nhân bản các mẫu bị hư hại. Vùng ITS cũng đã được chứng
minh có mức độ biến đổi thấp bên trong loài (Baldwin et al, 1995) [10].
Vùng gen matK (gen mã hóa cho maturaseK) được phát hiện đầu tiên trên
cây thuốc lá (Nicotiana tabacum) khi giải trình tự vùng gen trnK mã hóa cho
tRNALys (UUU) của lục lạp. Nó gồm 1 đoạn ORF chứa 509 nucleotit nằm
trong intron của gen trnK và chưa rõ chức năng. Các nghiên cứu sử dụng trình
tự gen matK để xây dựng cây phát sinh loài cho thấy gen matK có tính đa dạng
hơn những gen khác có trong lục lạp và do vậy gen matK trở thành gen chỉ thị
quan trọng để giúp phân loại thực vật [33].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Năm 2004, Ba và cộng sự đã sử dụng chỉ thị RAPD để xác định 26 giống

đậu Nho nhe (gồm 5 giống thuần chủng và 21 giống địa phương) thu thập từ
Tây, Đông và Nam Phi. 28 cặp mồi được sử dụng để nhân dòng cho 202 băng;
trong đó có 180 băng thể hiện sự đa hình giữa các giống thuần chủng trên 181
giống địa phương. Kết quả chứng minh được các giống địa phương có sự đa
dạng hơn so với các giống thuần chủng [9].
Chen và cộng sự (2016) đã sử dụng chỉ thị maker SSR để xác định các loài
đậu Nho nhe (Vigna umbellata L.). Trong nghiên cứu này, khoảng 26 triệu
trình tự cDNA từ các loài đậu Nho nhe đã được xác định và được lắp ráp thành
71929 trình tự có chiều dài trung bình khoảng 986 bp. Trong số các trình tự này
có 38840 trình tự có sự tương đồng protein và trình tự nucleotit với các trình tự
trên NCBI; 3018 trình tự đã được xác định là chỉ thị SSR tiềm năng trong phân
loại các loài V. umbellata [17].
Năm 2016, Lixia Wang và cộng sự đã nghiên cứu về đậu Nho nhe Vigna
umbellata dựa trên sự phân tích trình tự lặp lại SSR với mục đích cải tiến di
truyền của các mẫu đậu Nho nhe. Nghiên cứu đã xây dựng dự án phát triển
nguồn gen và bộ công cụ để nhân giống phân tử của loại cây trồng ít được biết
đến nhưng rất quan trọng này. Nhóm nghiên cứu đã xây dựng được một thư
viện hệ gen dựa trên các trình tự lặp SSR từ DNA của các mô lá non của 22
mẫu đậu Nho nhe và phát triển các chỉ thị SSR [24].
Các nghiên cứu trên đã tạo tiền đề quan trọng cho hướng nghiên cứu ứng
dụng chỉ thị phân tử vào việc phân loại, giám định, đánh giá đa dạng di truyền,
bảo tồn và quản lý thương mại nguồn tài nguyên sinh vật ở nước ta.
1.3. Tình hình nghiên cứu nhóm cây họ Đậu
1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Deepinder và Amin (1990) đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của
phương pháp chế biến và nấu ăn đến một số chất không cung cấp dinh dưỡng
có trong đậu Nho nhe (Vigna umbellata). Nghiên cứu được thực hiện trên 5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





mẫu đậu Nho nhe có năng suất cao và một vài loài đậu xanh, đậu đen liên quan
đến nồng độ polyphenol, axit phytic và saponin khi tiến hành chế biến bằng
cách ngâm trong nước máy ở các khoảng thời gian 6 giờ, 12 giờ và 18 giờ cho
đến khi hạt nảy mầm ở thời gian 40 và 60 giờ; sau đó cho vào nấu các hạt đậu
cả ngâm và không ngâm. Kết quả cho thấy các hợp chất nghiên cứu có sự giảm
đáng kể theo thời gian ngâm và nảy mầm; lượng các chất này giảm mạnh khi
quan sát các hạt ngâm được nấu chín và hấp khử trùng. Kết quả cho thấy, các
phương pháp chế biến và nấu các hạt đậu Nho nhe trong nước, thì việc hấp khử
trùng làm giảm mạnh nhất các chất nghiên cứu [16].
Từ năm 1995-1996, Qamar-uz-Zaman và Asghar Malik đã nghiên cứu
năng suất cây trồng của hệ thống trồng xen canh giữa cây ngô và đậu Nho nhe
tại khu vực nghiên cứu nông học thuộc Đại học Nông nghiệp, Faisalabad. Thí
nghiệm được bố trí thành các lô: (1) Ngô hoặc đậu Nho nhe được trồng riêng;
(2) Ngô được trồng với một hàng đậu Nho nhe; (3) Ngô được trồng với hai
hàng đậu Nho nhe; và (4) Ngô được trồng với ba hàng đậu Nho nhe. Trong
cách bố trí trên, Ngô được trồng trong các dải hàng cách nhau 90 cm và cây
đậu Nho nhe được trồng xen giữa các dải. Kết quả bố trí cho thấy, năng suất
của cả hai loại cây trồng thành phần thấp hơn so với cây trồng đơn lẻ nhưng thu
nhập trên 1ha đã tăng lên do trồng xen [29].
Năm 2004, Giovanni và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu sử dụng đoạn
DNA để chuyển gen vào cây đậu Phaseolus Vulgaris L. giúp thay cho việc sử
dụng vector plasmid chứa gen kháng kháng sinh. Sử dụng phương pháp súng
bắn gen, đoạn DNA có kích thước 1,5 kb mang gen đã được chuyển vào cây
đậu, hiệu quả chuyển gen sử dụng đoạn DNA được so sánh với vector
plasmid. Kết quả đã chứng minh rằng, tần số biến đổi gen sử dụng 2 phương
pháp là đương nhau. Đối với giống Carioca, tần số là 0,8% (sử dụng đoạn
DNA) và 0,7% (sử dụng vector plasmid). Đối với giống Oledit, tần số là 0,2%
(sử dụng đoạn DNA) và 0,3% (sử dụng vectơ plasmid). Ngoài ra, các phân tích

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




South blot cho thấy độ phức tạp của mẫu tương tự ở cây chuyển gen thu được
với toàn bộ đoạn plasmid hoặc DNA [18].
Khi nghiên cứu về dinh dưỡng của đậu Nho nhe Vigna umbellata (còn gọi
là đậu gạo), Katoch (2013) nhận thấy thành phần dinh dưỡng có trong cây khá
cao và cao hơn một số loài đậu thuộc chi Vigna. Thành phần dinh dưỡng chính
trong 16 mẫu đậu Nho nhe được nghiên cứu là hàm lượng protein, lipit tổng số,
chất xơ, cacbohydrat, vitamin, khoáng chất, axit amin và axit béo bão hòa.
Trong đó, hàm lượng protein tổng số chiếm 25,57% ở mẫu BRS-2 với tỉ lệ tiêu
hóa in vitro là 54,23%. Hàm lượng axit béo bão hòa cao hơn axit béo không
bão hòa. Lượng axit linoleic và linolenic là chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ
thể trong chế độ ăn kiêng. Chất albumin (chiếm 6,13-7,47%) và globulin
(chiếm 13,11-15,56%) là thành phần chính của protein. Các hợp chất khác như
phenolics (1,63-1,82%), tannin tổng số (1,37-1,55%), tannin cô đặc (0,750,8%), tannin thủy phân (0,56-0,79%), chất ức chế trypsin (24,55-37,23 mg/g),
axit phytic (7,32-8,17 mg/g), hoạt tính lipoxygenase (703-950 U/mg) và hàm
lượng saponin (1,2-3,1 mg/100 g). Các oligosaccharit liên quan đến triệu chứng
đầy hơi như raffinose, stachyose và verbascose lần lượt nằm trong giới hạn
1,66-2,58%, 0,94-1,88% và 0,85-1,23%. Tỉ lệ tiêu hóa protein ở điều kiện in
vitro đạt 55,57% được quan sát thấy trong kiểu gen của cây đậu Nho nhe. Như
vậy, nghiên cứu đã nhận thấy đậu Nho nhe là một loại đậu giàu dinh dưỡng so
với nhiều loại đậu khác thuộc loại này. Đặc biệt, trong số các mẫu nghiên cứu
thì mẫu BRS-2 có ưu điểm vượt trội và có thể được đề xuất để tiêu thụ cũng
như đưa vào các chương trình cải tiến cây trồng [22].
Rakesh Kumar và cộng sự (2014) đã nghiên cứu ảnh hưởng của vôi tới
năng suất, chất lượng và độ phì nhiêu của đất khi trồng đậu Nho nhe Vigna
umbellata ở vùng chân đồi phía đông Bắc Ấn Độ. Để đánh giá phản ứng với

vôi của các giống đậu Nho nhe, thí nghiệm đã được nhóm nghiên cứu thực hiện
trong hai mùa liên tiếp ở chân đồi Nagaland, Ấn Độ và được thiết kế chia ô với
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




nồng độ vôi (đối chứng; 0,2; 0,4 và 0,6 tấn/ha) trong các ô chính và với 4 giống
đậu Nho nhe (RBS-16, RBS-53, PRR-2 và RCRB-4) trong các ô con (thí
nghiệm lặp lại ba lần). Kết quả cho thấy rằng việc tăng nồng độ vôi (trong
luống) từ 0-0,6 tấn/ha làm tăng đáng kể về sinh trưởng và năng suất của các
giống đậu. Các thông số chất lượng của cây đậu Nho nhe cũng bị ảnh hưởng
đáng kể bởi việc áp dụng vôi trong quá trình trồng. Năng suất tối đa (39,098
INR/ha), năng suất thực (27,281 INR/ha), tỉ lệ lợi ích: chi phí (2,29), hiệu quả
sản xuất và hiệu quả kinh tế cũng được ghi nhận khi sử dụng vôi ở nồng độ 0,6
tấn/ha. Trong số các giống đậu nghiên cứu, giống RBS-53 có sự sinh trưởng,
thuộc tính năng suất, năng suất hạt, năng suất thân khô, năng suất sinh học và
chỉ số thu hoạch cao hơn. Tương tự, năng suất và hàm lượng protein trong
giống RBS-53 cao hơn các giống còn lại. Năng suất tối đa, năng suất thực, tỉ lệ
lợi ích: chi phí, hiệu quả sản xuất và hiệu quả kinh tế đã được ghi nhận cho
giống RBS-53 [30].
Năm 2014, Linda khi nghiên cứu "Lợi ích sử dụng đậu Nho nhe Vigna
umbellata đã nhận thấy giá trị dinh dưỡng của nó gần với protein có trong thịt".
Đậu Nho nhe đã được tiêu thụ ở Brazil và các nước phương Đông để chế biến
thành kẹo đậu và được tiêu thụ như các loại đậu khác, có lợi cho sức khỏe.
Nghiên cứu cho thấy hiệu quả cao trong việc xác định các đặc tính dinh dưỡng
của đậu, có vai trò trong trồng trọt, tiêu thụ và đậu Nho nhe được coi là cây
trồng có thể sử dụng để xuất khẩu làm nguồn dinh dưỡng cho con người [28].
Như vậy, các nghiên cứu về đậu Nho nhe trên thế giới tập trung chủ yếu
liên quan tới thành phần dinh dưỡng, đặc điểm nông học và đặc điểm di truyền.

1.3.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Dựa trên các kết quả đã nghiên cứu, những lợi ích chính của việc ứng
dụng kỹ thuật trồng xen cây họ Đậu và các cây trồng khác nhằm: (1) Tăng
lượng sinh khối che phủ đất, giảm xói mòn đất và rửa trôi phân bón và chất hữu
cơ từ đất, như vậy có thể góp phần giảm phát thải khí nhà kính; (2) Từng bước
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




×