Tải bản đầy đủ (.docx) (101 trang)

Ảnh hưởng ngắn hạn của hoạt động mua lại cổ phiếu tại các doanh nghiệp việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (438.85 KB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

ẢNH HƢỞNG NGẮN HẠN CỦA HOẠT ĐỘNG MUA
LẠI CỔ PHIẾU TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

MAI THỊ THU

Hà Nội - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
ẢNH HƢỞNG NGẮN HẠN CỦA HOẠT ĐỘNG MUA
LẠI CỔ PHIẾU TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số : 8340101

HỌ VÀ TÊN: MAI THỊ THU
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.CAO ĐINH KIÊN

Hà Nội - 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực
và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện
luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ
nguồn gốc rõ ràng và được phép công bố.
Hà Nội, ngày 29 tháng 3 năm2018
Tác giả

MAI THỊ THU


LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin được trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu Trường Đại
học Ngoại thương đã tạo điều kiện về tinh thần và thời gian cho học viên; tới Ban chủ
nhiệm Khoa Sau Đại học và toàn bộ đội ngũ cán bộ Khoa Sau Đại học - Trường Đại
học Ngoại Thương vì những hỗ trợ, giúp đỡ cần thiết cho học viên trong thời gian học
tập cũng như thực hiện luận văn.
Xin được chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS.Cao Đinh Kiên đã tận tình
hướng dẫn, chỉnh sửa nội dung luận văn tốt nghiệp này trong suốt quá trình từ xây
dựng, hoàn thiện đề cương sơ bộ cho đến khi hoàn thành luận văn này.
Xin được trân trọng gửi lời cảm ơn Công ty Cổ phần StoxPlus đã cung cấp thông
tin, số liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Cuối cùng xin cảm ơn gia đình và các bạn đã động viên và hỗ trợ tôi trong suốt
thời gian học tập cũng như thực hiện luận văn này.
Hà Nội, ngày 29 tháng 3 năm 2018
Tác giả

MAI THỊ THU



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG MUA LẠI CỔ PHIẾU TẠI
CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT.............................................................................................. 6
1.1 Tổng quan về hoạt động mua lại cổ phiếu:........................................................................... 6
1.1.1 Khái niệm về hoạt động mua lại cổ phiếu:.......................................................................... 8
1.1.2 Các hình thức mua lại cổ phiếu............................................................................................... 8
1.1.2.1 Chào mua với giá cố định....................................................................................................... 8
1.1.2.2 Mua lại cổ phiếu trên thị trường mở.................................................................................. 9
1.1.2.3 Mua lại cổ phiếu theo hình thức đấu giá kiểu Hà Lan.............................................. 9
1.1.2.4 Phân phối quyền bán lại có khả năng chuyển nhượng
..........................................................................................................................................................................

10
1.1.2.5 Mua lại cổ phiếu mục tiêu
..........................................................................................................................................................................

10
1.1.3 Động cơ của hoạt động mua lại cổ phiếu.......................................................................... 11
1.1.3.1 Tạo sự lạc quan trong triển vọng phát triển của công ty........................................ 11
1.1.3.2 Kênh đầu tư của doanh nghiệp vào chính công ty mình
..........................................................................................................................................................................


12
1.1.3.3 Sử dụng tiền mặt làm giảm số lượng cổ phiếu đang lưu hành và cải thiện thu
nhập trên mỗi cổ phần
..........................................................................................................................................................................

13


1.1.3.4 Gia tăng quyền kiểm soát của ban điều hành
..........................................................................................................................................................................

13
1.1.3.5 Sở hữu cổ phiếu cho các chương trình cổ phiếu nhân viên (ESOP) hay cổ
phiếu hưu trí
..........................................................................................................................................................................

14
1.1.3.6 Nâng đỡ giá cổ phiếu và giữ gìn uy tín của doanh nghiệp
16
1.2 Ảnh hƣởng của hoạt động mua lại cổ phiếu lên doanh nghiệp............................... 18


1.2.1 Ảnh hưởng trong ngắn hạn
..........................................................................................................................................................................

18
1.2.2 Ảnh hưởng dài hạn
..........................................................................................................................................................................

22

1.3 Các quy định về hoạt động mua lại cổ phiếu..................................................................... 24
1.3.1 Tài liệu báo cáo mua lại cổ phiếu
..........................................................................................................................................................................

24
1.3.2 Điều kiện mua lại cổ phiếu
..........................................................................................................................................................................

26
1.3.3 Các trường hợp không được mua lại cổ phiếu
..........................................................................................................................................................................

27
CHƢƠNG 2: ẢNH HƢỞNG NGẮN HẠN CỦA HOẠT ĐỘNG MUA LẠI CỔ
PHIẾU TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM................................................................ 29
2.1 Thực trạng mua lại cổ phiếu tại Việt Nam......................................................................... 29
2.1.1 Số lượng cổ phiếu được mua lại
..........................................................................................................................................................................

29
2.1.2 Số lượng các công ty thông báo mua lại cổ phiếu
..........................................................................................................................................................................

32
2.1.3 Mua lại theo ngành nghề tại Việt Nam.............................................................................. 33
2.2 Ảnh hƣởng của hoạt động mua lại cổ phiếu lên giá cổ phiếu của các doanh
nghiệp Việt Nam...................................................................................................................................... 35
2.2.1 Các doanh nghiệp không thực hiện thông báo mua lại
..........................................................................................................................................................................


35
2.2.2 Các doanh nghiệp không hoàn thành thông báo mua lại
..........................................................................................................................................................................

40
2.2.3 Các doanh nghiệp hoàn thành thông báo mua lại


..........................................................................................................................................................................

46
CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
MUA LẠI CỔ PHIẾU TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM....49
3.1 Xu hƣớng phát triển, cơ hội và thách thức của thị trƣờng chứng khoán đối với

các doanh nghiệp tại Việt Nam........................................................................................................ 49
3.1.1 Xu hướng phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam
..........................................................................................................................................................................

49
3.1.2 Cơ hội của thị trường chứng khoán đối với các doanh nghiệp Việt Nam
..........................................................................................................................................................................

53
3.1.3 Thách thức của thị trường chứng khoán đối với doanh nghiệp Việt Nam
..........................................................................................................................................................................

58
3.2 Đề xuất các giải pháp nhằm quản lí hoạt động mua lại trên thị trƣờng Chứng
khoán Việt Nam....................................................................................................................................... 61

3.2.1. Cập nhật kịp thời và nhanh chóng tình trạng hiện thời của việc mua lại cổ
phiếu
..........................................................................................................................................................................

61


3.2.2 Sử dụng quyền lực của cơ quan quản lí Nhà nước trong việc mua lại cổ phiếu
của doanh nghiệp
..........................................................................................................................................................................

62
3.2.3 Lý thuyết thông tin bất cân xứng và sự cần thiết phải minh bạch hóa thông tin
trên thị trường chứng khoán
..........................................................................................................................................................................

63
3.3 Khuyến nghị đối với cơ quan quản lí Nhà nƣớc đối với việc mua lại cổ phiếu
của các doanh nghiệp Việt Nam……………………………………………………..69
3.3.1. Đưa ra các chế tài xử phạt đối với doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ việc
mua lại cổ phiếu
..........................................................................................................................................................................

69
3.3.2 Kiểm soát các ngành có tính chất đặc thù với hoạt động mua lại cổ phiếu
..........................................................................................................................................................................

71
3.3.3 Xây dựng các biện pháp bảo vệ nhà đầu tư khỏi các trường hợp công ty không
thực hiện đầy đủ thông báo mua lại cổ phiếu

..........................................................................................................................................................................

71
3.3.4 Gia tăng trách nhiệm của các công ty chứng khoán và Sở giao dịch chứng
khoán
..........................................................................................................................................................................

72
3.4 Các khuyến nghị đối với nhà đầu tƣ trong quá trình doanh nghiệp thực hiện
thông báo mua lại cổ phiếu................................................................................................................ 73
3.5 Các khuyến nghị đối với doanh nghiệp đối với việc mua lại cổ phiếu quỹ…. .74
KẾT LUẬN................................................................................................................................................ 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................................... 79


1

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Kí hiệu
CPTPP

Tiếng Anh

Comprehensive and Progres
Agreement for Trans-Pacific
Partnership

DMI


Directional Movement Index

EPS

Earning Per Share

ESOP

Employee Stock Ownership

FTA

Free trade agreement

GDP

Gross Domestic Product

HNX

Hanoi Stock Exchange

HoSE

Ho Chi Minh Stock Exchang

MACD

Moving Average Convergen
Divergence


MF

Money Flow

P/E

Price to Earning Ratio

ROA

Return on total assets

ROE

Return On Equity

RSI

Relative Strength Index

STOCH
WTO

Stochastic
World Trade Organization


2


DANH MỤC BẢNG
Ký hiệu bảng
Bảng 1.1


3

DANH MỤC HÌNH
Ký hiệu hình
Hình 2.1

Hình 2.2

Hình 2.3

Hình 2.4

Hình 2.5

Hình 2.6


TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Nghiên cứu này nhằm phân tích ảnh hưởng ngắn hạn của hoạt động mua lại cổ
phiếu tại các doanh nghiệp Việt Nam thông qua sử dụng dữ liệu của các doanh nghiệp
niêm yết trên hai sàn giao chứng khoán HNX và HoSE trong giai đoạn từ năm 2011
đến năm 2016. Nghiên cứu đã tìm thấy các ảnh hưởng ngắn hạn giá cổ phiếu trong quá
trình thông báo và thực hiện mua lại cổ phiếu. Đồng thời, tác giả cũng tìm thấy những
yếu điểm còn tồn tại liên quan đến hoạt động mua lại cổ phiếu tại Việt Nam. Dựa trên
kết quả phân tích những điểm yếu đó, tác giả cũng đã đưa ra một số đề xuất để quản lý

tốt hơn hoạt động mua lại cổ phiếu tại Việt Nam.


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Một đất nước muốn phát triển phải tập trung phát triển nền kinh tế của chính
mình. Trong thời đại ngày nay, phát triển kinh tế phải thông qua hội nhập và phát triển
chung cùng với xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới. Việt Nam đang trong quá
trình phát triển, do vậy ngoài việc tiếp thu và học hỏi kinh nghiệm, công nghệ khoa học
kĩ thuật, tác phong làm việc, quản lí của các nước phát triển đi trước, chúng ta cũng cần
nhìn lại các yếu tố nội tại của doanh nghiệp, áp dụng một cách phù hợp và có chọn lọc
các bài học ở doanh nghiệp nước ngoài cho doanh nghiệp trong nước. Một trong những
yếu tố bài học quan trọng mà doanh nghiệp Việt Nam cần tham khảo là bài học về sử
dụng nguồn vốn – vấn đề mà các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng
đều đang còn nhiều bất cập. Doanh nghiệp có nguồn vốn mạnh sẽ có nhiều cơ hội để
đầu tư. Vì vậy, lưu chuyển và sử dụng nguồn vốn chính là vấn đề bức thiết mà các
doanh nghiệp đang vướng phải hiện này. Thị trường chứng khoán Việt Nam đang là
một kênh trung gian vô cùng hiệu quả để các doanh nghiệp huy động và sử dụng nguồn
vốn của mình. Doanh nghiệp muốn phát triển quy mô, mở rộng kinh doanh đòi hỏi
tiềm lực về nguồn vốn càng mạnh, nhu cầu gọi vốn và lưu thông vốn càng cao, thì thị
trường chứng khoán lại càng trở nên quan trọng.
Những năm gần đây thị trường chứng khoán Việt Nam lại ngày càng sôi động hơn,
kích thích doanh nghiệp trong và ngoài nước, các cá nhân, tổ chức ngày một tham gia
nhiều hơn. Nhiều hiệp định thương mại giữa Việt Nam và các nước được kí kết giúp
cho doanh nghiệp Việt Nam có nhiều lợi thế để kinh doanh, phát triển, thúc đẩy mở
rộng quy mô của doanh nghiệp hơn. Doanh nghiệp càng có nhiều nhu cầu gọi vốn để
mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư hơn, và cũng góp phần thúc đẩy thị trường chứng
khoán trở nên sôi động hơn. Nhiều phương thức giao dịch xuất hiện trên thị trường,

một trong các phương thức xuất hiện khá phổ biến trên thị trường chứng khoán hiện
nay là việc doanh nghiệp mua lại cổ phiếu của chính doanh nghiệp mình, đây có thể coi
là một hình thức khá đặc trưng cho việc thu hồi lại cổ phiếu đã phát hành ra thị


2

trường để phục vụ cho lợi ích của doanh nghiệp. Mua lại cổ phiếu giúp cho doanh
nghiệp thực hiện nhiều mục đích như: khen thưởng nhân viên, tăng giá cổ phiếu, gửi
tín hiệu của nhà quản lý doanh nghiệp cho thị trường, .... Khi số lượng lớn cổ phiếu
được mua lại sẽ gây nên những ảnh hưởng nhất định lên thị trường chung và gây biến
động giá cổ phiếu trong ngắn hạn. Những năm gần đây đã có rất nhiều thương vụ mua
lại có ảnh hưởng đáng kể lên thị trường chứng khoán cũng như giá cổ phiếu của doanh
nghiệp. Có thể kể đến một số thương vụ mua lại cổ phiếu nổi tiếng như Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam mua lại 760 tỷ giá trị cổ phiếu từ nhóm cổ
đông chiến lược của ông Trịnh Văn Tuấn, Công ty cổ phần Tập đoàn Masan (MSN)
công bố mua lại 114,8 triệu cổ phiếu (chiếm khoảng 10% lượng cổ phiếu của toàn
Công ty) … Tìm hiểu về ảnh hưởng ngắn hạn của hoạt động mua lại cổ phiếu lên
doanh nghiệp là một vấn đề mà nhiều nhà đầu tư đang tìm hiểu. Chính vì vậy tác giả
chọn đề tài “Ảnh hưởng ngắn hạn của hoạt động mua lại cổ phiếu tại các doanh nghiệp
Việt Nam” để thực hiện luận văn thạc sỹ của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về đề tài
2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc
Cho đến nay, các nghiên cứu liên quan đến hoạt động mua lại cổ phiếu trên thế
giới chủ yếu tập trung tìm hiểu nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng cũng như tác động của
hoạt động này.
Hàng loạt các nghiên cứu đã tìm hiểu về nguyên nhân cũng như các yếu tố ảnh
hưởng đến việc thực hiện mua lại cổ phiếu của các doanh nghiệp, có thể kể đến như do
cổ phiếu đang bị định giá dưới giá trị thực theo nghiên cứu của Balachandran và
Troiano (2000), Porter, Roenfeldt và Sicherman (1999); hay do chế độ quyền mua cổ

phiếu của công ty dành cho nhân viên (Lamba và Miranda, 2010); hay để tối đa hóa
cán cân vốn và tài sản (Reimers và Singleton, 2010); ngoài ra còn có thể do lượng tiền
mặt doanh nghiệp nắm giữ đang dư thừa (Sanford, 2005); Vermaelen (1984), Ofer và
Thakor (1987), cho rằng các công ty sử dụng việc mua lại cổ phiếu để chuyển đến thị


3

trường những thông tin tích cực về tình hình tương lai của công ty; còn theo Bagwell
(1991), khi doanh nghiệp thức về khả năng bị thâu tóm thì hoạt động mua lại cũng là
một cách để công ty tránh khỏi khả năng này,v.v…
Tác động của hoạt động mua lại cổ phiếu của các doanh nghiệp được nghiên
cứu trên nhiều khía cạnh khác nhau. Gupta, Jain và Anil Kumar (2006) nghiên cứu về
tác động của việc mua lại cổ phiếu đến giá của cổ phiếu, phân biệt rõ giữa tác động của
việc thông báo mua lại và việc doanh nghiệp thực sự thực hiện mua lại, các tác giả
cũng đưa ra so sánh giữa giá cổ phiếu trước và sau khi mua lại và kết luận rằng việc
mua lại cổ phiếu có tác động đến giá cổ phiếu và cho thấy xu hướng tăng của giá cổ
phiếu, ngay cả trong trường hợp thị trường đang có chiều hướng ngược lại. Harris và
Ramsay (1995) cho rằng việc mua lại cổ phiếu sẽ giúp tạo ra giá trị cho công ty và các
cổ đông; Vermaelen (1981) và Ikenberry, Lakonishok và Vermaelen (1995) cho thấy
doanh thu bất thường mà doanh nghiệp nhận được xấp xỉ tới 3% trong 2 ngày từ lúc
thông báo. Netter và Mitchell (1989) cũng chỉ ra nhiều công ty mặc dù có thông báo
mua lại cổ phiếu nhưng không thực hiện.
Theo tìm hiểu tác giả, hiện nay chưa có đề tài nào tại nước ngoài nghiên cứu
riêng và cụ thể về các ảnh hưởng của hoạt động mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp tại
Việt Nam.
2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nƣớc


Việt Nam, các nghiên cứu về hoạt động mua lại cổ phiếu còn khá ít và chủ yếu


tập trung tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động mua lại cổ phiếu. Nghiên cứu
của Trần Thị Hải L và Hoàng Thị Phương Thảo (2014): Nghiên cứu này được thực
hiện nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua lại cổ phần của các
doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng dữ
liệu công bố mua lại cổ phần trên thị trường tự do trong giai đoạn 2008-2013 của 291
doanh nghiệp, nghiên cứu tìm thấy động cơ đằng sau các quyết định mua lại của nhà
quản lí bao gồm việc điều chỉnh cấu trúc vốn, phân phối tiền thặng dư và tiến trình


4

thoái vốn nhà nước khỏi các doanh nghiệp niêm yết. Một bài nghiên cứu khác của Từ
Thị Kim Thoa, Nguyễn Thị Uyên Uyên và Vũ Minh Hà (2015): nghiên cứu này nhằm
kiểm định một số lí thuyết ảnh hưởng đến mua việc lại cổ phiếu ở một thị trường
chứng khoán non trẻ thông qua sử dụng dữ liệu của các doanh nghiệp niêm yết Việt
Nam trong giai đoạn 2006-2013. Bằng việc sử dụng phương pháp hồi quy Tobit,
nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng có tương quan thuận chiều giữa nắm giữ tiền mặt
và mua lại cổ phiếu ở mức nghĩa cao. Đồng thời, tác giả cũng tìm thấy bằng chứng cho
thấy khi cổ phiếu phát tín hiệu định dưới giá thì tỉ lệ mua lại sẽ tăng và ngược lại tỉ lệ
nợ nghịch biến với tỉ lệ mua lại. Ở Việt Nam, các doanh nghiệp lớn thường mua lại cổ
phiếu hơn là các doanh nghiệp nhỏ. Ngoài ra, nghiên cứu cũng tìm thấy quan hệ giữa tỉ
lệ mua lại cổ phiếu và dòng tiền tạm thời có tương quan dương và tỉ lệ chi trả cổ tức có
tương quan âm theo đúng kì vọng nhưng chưa đủ bằng chứng khẳng định. Với một
cách tiếp cận khác, Phan Thị Tường Tâm (2002) với bài nghiên cứu “Một vài giải pháp
cơ bản nhằm quản l và giao dịch cổ phiếu quỹ trên thị trường chứng khoán Việt Nam”,
nội dung chủ yếu của bài nghiên cứu là đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
quản lí giao dịch cổ phiếu quỹ như: Một số giải pháp từ Bộ tài chính, kiến nghị bổ sung
một số phương án hoạch toán, đưa tài khoản 4112 (thặng dư vốn) thành tài khoản cấp
1, quy định rõ nguồn tài chính công ty cổ phần được phép sử dụng để mua lại cổ phiếu,

một số giải pháp về phía Uỷ ban chứng khoán Nhà nước, công bố thông tin minh bạch,
thay đổi các quy định khi thay đổi số lần khớp lệnh, phương pháp xác định thiện chí,…
Nhìn chung, các nghiên cứu ở Việt Nam về vấn đề mua lại cổ phiếu của doanh
nghiệp vẫn đang còn hạn chế, đồng thời chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu về các ảnh
hưởng ngắn hạn của hoạt động này lên giá cổ phiếu.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là thông qua việc tìm hiểu cơ sở lí luận về
hoạt động mua lại cổ phiếu của các doanh nghiệp, dựa trên các số liệu được thống kê
đưa ra các phân tích về ảnh hưởng ngắn hạn của hoạt động mua lại cổ phiếu lên giá cổ


5

phiếu, từ đó đề xuất các giải pháp giúp tối ưu hoá việc mua cổ phiếu cho nhà đầu tư,
các vấn đề cần quan tâm trong việc ra quyết định và thực hiện việc mua lại cổ phiếu
của doanh nghiệp và các khuyến nghị đối với cơ quan Nhà nước nhằm giải quyết vấn
đề liên quan đến hoạt động mua lại cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
4.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là ảnh hưởng ngắn hạn lên giá cổ phiếu của hoạt
động mua lại cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam.

Sau khi bài nghiên cứu được hoàn thành hi vọng sẽ giúp ích cho nhà đầu tư có thể
tham khảo các số liệu thống kê trong bài luận văn xử lí các tình huống mua bán cổ
phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Ngoài ra với các doanh nghiệp
có ý định mua lại cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam cũng có thể
xem xét các ảnh hưởng ngắn hạn lên giá cổ phiếu khi quyết định việc hoàn thành đẩy
đủ, hoàn thành một phần hay không hoàn thành việc mua lại cổ phiếu.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài này là các doanh nghiệp đang niêm yết trên các sàn
chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE) và Hà Nội (HNX) đã công bố thông tin mua

lại và thời gian thực hiện thông báo mua lại cổ phiếu trong khoảng thời gian 2011-2016.

5.

Phƣơng pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá
các số liệu về giá cổ phiếu của doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Thành phố
Hồ Chí Minh (HoSE) và Hà Nội (HNX) đã công bố thông tin mua lại và thời gian thực
hiện thông báo mua lại cổ phiếu trong khoảng thời gian 2011-2016.
6.

Kết cấu của bài luận văn:

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận về hoạt động mua lại cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết.
Chương 2: Ảnh hưởng ngắn hạn của hoạt động mua lại cổ phiếu tại các doanh nghiệp
Việt Nam
Chương 3: Đề xuất các giải pháp nhắm quản lí các hoạt động mua lại cổ phiếu trên thị
trường chứng khoán Việt Nam.


6

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG MUA LẠI CỔ
PHIẾU TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT
1.1 Tổng quan về hoạt động mua lại cổ phiếu

1.1.1

Khái niệm về hoạt động mua lại cổ phiếu

Hoạt động mua lại cổ phiếu là hoạt động mà doanh nghiệp thực hiện mua lại cổ
phiếu do chính doanh nghiệp đó đã phát hành, cổ phiếu được mua gọi là cổ phiếu quỹ.
Theo nghị định 58/2012/NĐ-CP do Thủ tướng chính phủ kí ban hành ngày 20/7/2012
đã định nghĩa cổ phiếu quỹ như sau: “ Cổ phiếu quỹ là cổ phiếu đã được phát hành bởi
công ty cổ phần và được mua lại bởi chính tổ chức phát hành đó”. Trong một vài
trường hợp đặc biệt, cổ phiếu quỹ có thể được cổ đông biếu hay tặng lại cho doanh
nghiệp.
Cổ phiếu quỹ được lưu giữ trong kho quỹ để tái phát hành và không được huỷ bỏ
nếu chưa xin phép. Các công ty niêm yết thường hiếm khi hay huỷ bỏ các cổ phiếu
được mua lại bằng cổ phiếu quỹ bởi vì cổ phiếu quỹ cũng được xem là công cụ tài
chính khá linh hoạt để công ty niêm yết điều chỉnh cấu trúc vốn.
Cổ phiếu quỹ có thể là cổ phiếu thường hay cổ phiếu ưu đãi và thông thường tại
các nước trên thế giới, khái niệm cổ phiếu quỹ chỉ tồn tại ở các công ty niêm yết và
giao dịch chính thức trên các Sở giao dịch chứng khoán, các công ty cổ phần thường
không được phép tham gia giao dịch cổ phiếu của chính công ty mình. Tuy nhiên ở một
số nước, các công ty cổ phần vẫn được phép mua lại chính cổ phiếu của chính công ty
mình trong một số trường hợp đặc biệt như khi cổ đông thực hiện quyền yêu cầu công
ty mua lại cổ phiếu hay khi công ty thực hiện các chứng quyền đã phát hành.
Cổ phiếu quỹ không được tính là cổ phiếu đang lưu hành của công ty và sẽ được
tái lưu hành khi công ty bán ra. Tổng số cổ phiếu đang lưu hành ( bằng số cổ phiếu đã
phát hành trừ đi số cổ phiếu quỹ) sẽ giảm đi khi công ty mua lại cổ phiếu làm cổ phiếu
quỹ và tăng lên khi công ty tái phát hành (bán ra) cổ phiếu quỹ. Khi đó số lượng cổ


7


phiếu lưu hành sẽ thay đổi, ảnh hưởng tới tổng lượng cung trên thị trường và dẫn đến
việc ảnh hướng đến giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
Cổ phiếu quỹ không được chia cổ tức và người nắm giữ cổ phiếu này không có
những quyền như khi nắm giữ các cổ phiếu khác. Lượng tiền công ty trả cổ tức chỉ để
chi trả cho cổ phiếu lưu hành, và không chỉ trả cho cổ phiếu quỹ. Ngoài ra, nhà đầu tư
không được hưởng một số quyền khác khi nắm giữ cổ phiếu quỹ như quyền biểu quyết
hay phân chia tài sản khi công ty giải thể hoặc thanh lí. Các cổ đông không được phép
yêu cầu công ty bán cổ phiếu quỹ và các cổ đông cũng không được hưởng quyền ưu
tiên trước khi công ty bán cổ phiếu quỹ.
Các công ty thường tiến hành mua lại cổ phiếu quỹ trong các trường hợp sau đây:
Thứ nhất, do cổ phiếu quỹ thuộc quyền sở hữu chung của cổ đông công ty và
không được chia cổ tức, do vậy công ty có thể mua lại cổ phiếu quỹ để làm lợi cho các
cổ đông hiện hữu, nguyên nhân mua cổ phiếu quỹ trong trường hợp này một phần có
thể do công ty chịu sức ép từ tỉ lệ sinh lời trên cổ phiếu từ cổ đông.
Thứ hai, khi công ty có tiền nhàn rỗi nhưng lại chưa cần dùng đến trong đầu tư,
hoặc có thể do vào thời điểm đó công ty hoạt động kinh doanh tốt, lợi nhuận cao hơn
so với việc đầu tư vào các dự án khác.
Thứ ba, khi lượng cầu giao dịch trên thị trường yếu đi, làm giá cổ phiếu của
doanh nghiệp sụt giảm đáng kể, doanh nghiệp có thể tiến hành đăng kí mua cổ phiếu
quỹ tạp lực cầu cho giao dịch cổ phiếu, đẩy giá cổ phiếu lên tạm thời trong ngắn hạn,
tạo thanh khoản tốn cho cổ phiếu giao dịch trên thị trường. Đây cũng là một trong
những biện pháp mà các doanh nghiệp khác ở các thị trường chứng khoán khác trên thế
giới thường xuyên áp dụng để tạo “sóng” cho cổ phiếu của chính doanh nghiệp của
mình
Thứ tư, công ty mua cổ phiếu quỹ để thưởng cho nhân viên, đây là biện pháp
thường được áp dụng để tạo sự gắn bó cũng như khích lệ, giữ chân nhân viên ở lại với


8


doanh nghiệp. Khi thực hiện mua cổ phiếu quỹ bằng hình thức này thường nguồn tiền
thanh toán sẽ được trích ra từ quỹ khen thưởng hoặc phúc lợi.
Thứ năm, mua lại cổ phiếu quỹ để điều chỉnh giảm vốn điều lệ của công ty.
Trường hợp này thường ít được xảy ra ở trên thực tế.
1.1.2

Các hình thức mua lại cổ phiếu

Tuỳ theo mục đích, đặc điểm của từng doanh nghiệp mà các doanh nghiệp sẽ đưa
ra các hình thức khác nhau để thực hiện việc mua lại cổ phiếu. Nhìn chung, các doanh
nghiệp thực hiện các chương trình mua lại cổ phần theo một số cách thức:


Chào mua với giá cố định.



Mua lại cổ phiếu trên thị trường mở



Mua lại cổ phiếu theo hình thức đấu giá kiểu Hà Lan



Phân phối quyền bán lại có khả năng chuyển nhượng



Mua lại cổ phiếu mục tiêu.


1.1.2.1 Chào mua với giá cố định
Mua trực tiếp từ các cổ đông của mình bằng cách đưa ra một giá đệm (thường cao
hơn giá thị trường). Chẳng hạn như ở Mỹ, chênh lệch giữa 2 mức giá này thường là
20% đến 25%. Tỷ lệ cổ phần mà công ty dự kiến mua lại thường dao động trong phạm
vi 15% đến 19% tổng số cổ phần đang lưu hành và chương trình mua lại cổ phần
thường kéo dài trong vòng 3 – 4 tuần. Nếu số lượng cổ đông chào bán lớn hơn lượng
dự tính, thì công ty có thể mua lại nhiều hơn số cổ phần ban đầu định mua (Nếu doanh
nghiệp có đủ khả năng tài chính). Trong trường hợp số cổ đông chào bán quá ít, doanh
nghiệp có thể mua lại số cổ phần đó và kéo dài thời gian chào mua hoặc hủy bỏ kế
hoạch mua lại cổ phiếu.


9

1.1.2.2 Mua lại cổ phiếu trên thị trường mở
Mua lại cổ phiếu trên thị trường mở là việc doanh nghiệp mua cổ phần ở thị
trường tự do hay có thể là việc thương lượng riêng để mua lại từ những người nắm giữ
lượng lớn các cổ phần như là các định chế tài chính chẳng hạn.
Doanh nghiệp có thể thực hiện việc mua lại theo kiểu này với thời gian dài, hàng
tháng hay thậm chí là hàng năm, với giá mua bằng với giá thị trường. Do đó, hình thức
mua này ít mang tính chất đột ngột hơn và hiệu quả báo hiệu của nó có thể thấp hơn
việc mua với giá cố định. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể tiết kiệm được chi phí với
hình thức mua lại này vì họ không phải đưa ra giá cao hơn để thu hút các cổ đông hiện
tại. Thông thường thì chương trình này được đưa ra khi doanh nghiệp vừa trải qua một
thời kỳ sụt giá trên thị trường.
1.1.2.3 Mua lại cổ phiếu theo hình thức đấu giá kiểu Hà Lan
Đây là một hình thức mới xuất hiện ở Mỹ vào những năm 1980 khi mà các công
ty có thể sử dụng hình thức này để thay thế cho hình thức chào mua công khai với giá
cố định. Đến cuối năm 1980, mỗi năm có hơn 20 công ty ở Mỹ thực hiện mua lại cổ

phiếu bằng hình thức này. Trong phương pháp đấu giá kiểu Hà Lan, doanh nghiệp xác
định một biên độ giá và số cổ phiếu định mua lại. Những cổ đông quan tâm đến
chương trình này sẽ gửi đến công ty một đề nghị bán lại với mức giá tối thiểu mà họ có
thể chấp nhận được (dĩ nhiên là mức giá này phải nằm trong biên độ giá đã xác định).
Sau đó, công ty tập hợp các đề nghị chào bán này lại và sắp xếp chúng thứ tự ưu tiên từ
thấp tới cao để có thể mua lại số cổ phiếu mong đợi với chi phí thấp. Tại Mỹ, theo điều
khoản về sự công bằng trong Đạo luật về Ủy Ban Sở giao dịch chứng khoán năm 1934,
mức giá này sẽ được công ty trả cho tất cả những người chào bán với một mức giá
đúng mức giá mà công ty xác định mua đủ hoặc thấp hơn. Thông thường, mức giá xác
định thường cao hơn giá thị trường khoảng 2% và giá tối đa có thể đạt xấp xỉ giá mua
lại trong phương pháp chào mua theo giá cố định. Và chênh lệch trong cách mua


10

lại cổ phiếu theo kiểu này so với giá thị trường (tính trung bình) thường thấp hơn so
với cách mua với giá cố định.
1.1.2.4 Phân phối quyền bán lại có khả năng chuyển nhượng
Đây là một bước cải tiến khác trong hoạt động mua lại cổ phiếu. Theo phương
pháp này, các cổ đông có quyền bán lại cho công ty ở một mức giá thực hiện xác định
trong một khoảng thời gian nhất định (trước thời điểm đáo hạn). Những cổ đông không
muốn thực hiện quyền bán lại có thể giao dịch các quyền chọn bán trên thị trường thứ
cấp được lập ra cho mục đích này. Theo đó, các cổ đông có giá đăng k bán lại cổ phiếu
cao có thể bán quyền cho các cổ đông có giá đăng k thấp để thu một khoản tiền. Mặt
khác, do chỉ có những cổ đông đặt giá bán lại ở mức thấp mới bán được cổ phiếu mà
họ đang nắm giữ cho công ty nên tổng các khoản thuế (đánh vào thu nhập từ lời vốn)
mà cổ đông phải chịu giảm đi và chi phí cho việc thực hiện mục tiêu thâu tóm không
tăng lên.
1.1.2.5 Mua lại cổ phiếu mục tiêu
Đây là phương pháp mua lại cổ phiếu nhằm vào một nhóm cổ đông nhất định.

Một trong những đối tượng của phương pháp này có thể là các cổ đông nhỏ với mục
đích giảm thiểu chi phí cho việc phục vụ các tài khoản nhỏ. Trên thị trường Mỹ, mức
giá cho phương thức mua lại cổ phiếu này thường cao hơn mức giá thị trường khoảng
10%. Tuy nhiên, phương pháp này chủ yếu lại được sử dụng để nhắm vào một cổ đông
duy nhất nắm giữ một lượng lớn cổ phiếu. Trong trường hợp đó, các điều khoản cụ thể
của giao dịch mua lại cổ phiếu được thỏa thuận giữa công ty và cổ đông, do đó cổ đông
mục tiêu thường được hưởng những khoản ưu đãi nhất định, chẳng hạn như họ có thể
được trả cao hơn giá thị trường 13%. Hình thức này thường xảy ra khi có sự tranh
giành quyền kiểm soát công ty.
Dựa trên 5 hình thức mua lại cổ phiếu quỹ trên, ta có thể đưa ra các so sánh cơ bản về 5
hình thức này như sau:


11

Bảng 1.1 So sánh 5 hình thức mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp
STT

So sánh cơ bản

1

Đấu giá kiểu Hà lan

2

Phân phối quyền bán lại có khả năng chuyển nh

3


Mua lại cổ phiếu mục tiêu

4

Mua trên thị trường mở

5

Mua với giá cố định

Nguồn: />1.1.3

Động cơ của hoạt động mua lại cổ phiếu

1.1.3.1 Tạo sự lạc quan trong triển vọng phát triển của công ty
Thông báo mua lại cổ phiếu có thể khiến cho nhà đầu tư dễ hình dung về sự lạc
quan của lãnh đạo doanh nghiệp khi cho rằng doanh nghiệp vẫn đang trên đà phát triển
và giá trị cổ phiếu của công ty có thể đang thấp hơn so với giá trị thực. Do vậy, công ty
xét về trong tương lai vẫn đang còn nhiều triển vọng. Khi nhìn thấy tiềm năng của
doanh nghiệp như vậy, nhà đầu tư thường sẽ có xu hướng theo dõi tình hình kinh doanh
của doanh nghiệp. Trong trường hợp doanh nghiệp hoạt động tốt, nhiều khả năng nhà
đầu tư sẽ đầu tư vào doanh nghiệp bằng hình thức mua cổ phiếu công khai trên sàn giao
dịch. Điều này khiến cho giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp được đẩy lên. Khi phát đi
tín hiệu giá xu hướng đẩy lên, lúc này các nhà đầu tư khác có thể sẽ tiếp tục đầu tư vào
doanh nghiệp hơn nữa cho đến khi họ cảm thấy giá của doanh nghiệp tương đối đắt đỏ,
nhà đầu tư sẽ có xu hướng bán ra. Trên thực tế nhiều doanh nghiệp đã mua cổ phiếu
vào với số lượng rất lớn khiến nhà đầu tư hiểu rằng cổ phiếu của doanh


12


nghiệp đang nhận được nhiều yếu tố tích cực, doanh nghiệp muốn mua cổ phiếu để
phát triển doanh nghiệp hơn trong thời gian sắp tới.
Những doanh nghiệp đăng kí mua lại cổ phiếu, đặc biệt là trong nhiều năm có đội
ngũ lãnh đạo tốt, tốc độ tăng trưởng kinh doanh cao, được sự tín nhiệm của giới đầu tư
thì chúng ta hoàn toàn có quyền tin tưởng. Khi doanh nghiệp phát đi tín hiệu mua lại cổ
phiếu cho thấy công ty đã thực sự có triển vọng trong tương lai tới. Nhà đầu tư có thể
mua cổ phiếu vào trong giai đoạn doanh nghiệp tiến hành mua vào.
1.1.3.2 Kênh đầu tư của doanh nghiệp vào chính công ty mình
Doanh nghiệp phát triển mạnh đôi khi có thể tự kinh doanh chính cổ phiếu của
công ty mình. Khi chính bản thân doanh nghiệp định giá giá trị cổ phiếu còn quá rẻ so
với giá trị thực, doanh nghiệp có thể mua thêm cổ phiếu quỹ. Sau này khi giá trị cổ
phiếu tăng lên theo mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp, doanh nghiệp hoàn toàn có
thể bán lại ra thị trường để thu phần lợi nhuận từ việc chênh lệch giá cổ phiếu. Kênh
đầu tư này khá phổ biến trên thị trường chứng khoán Việt Nam do nhiều chính sách
thương mại đã giúp cho các công ty Việt Nam có nhiều cơ hội và lợi thế phát triển hơn
trên thị trường, tốc độ tăng trưởng của nhiều doanh nghiệp tăng lên đáng kể từ khi gia
nhập WTO năm 2007. Việc doanh nghiệp thấy được tiềm năng phát triển trong tương
lai và đầu tư vào chính doanh nghiệp của mình là cách làm khá hiệu quả do bản thân
doanh nghiệp nắm bắt được tình hình kinh doanh, khả năng kinh doanh trong tương lai
của doanh nghiệp. Do vậy trong thực tế cũng có rất nhiều doanh nghiệp mua lại cổ
phiếu của chính doanh nghiệp của mình để kinh doanh. Đây cũng được xem như một
trong các động lực để doanh nghiệp thực hiện tốt công việc kinh doanh của mình, vì
nếu doanh nghiệp kinh doanh tốt, lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên, giá trị cổ phiếu
cũng sẽ có xu hướng tăng lên, và lợi nhuận thu được từ các cổ phiếu quỹ sau này cũng
sẽ được tăng lên.


×