Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Giải pháp thu hút khách du lịch quốc tế vào nước CHDCND lào trong điều kiện cộng đồng asean được thành lập (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.43 MB, 111 trang )

i



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tác giả xin chân thành cảm ơn Khoa sau
Đại học, Trường Đại học Ngoại thương, cùng toàn thể các giáo viên, cán bộ của
trường đã quan tâm nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn, giảng dạy, đào tạo để truyền đạt
những kiến thức và tạo nhiều điều kiện thuận lợi đề tác giả có thể hoàn thành đề tài
đạt hiệu quả cao nhất.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS, TS. Nguyễn Văn
Hồng, Giáo viên hướng dẫn, đã luôn quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn tác giả giải quyết
các vấn đề khó khăn, vướng mắc trong quá trình nghiên cứu đề tài này.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn Vụ phát triển du lịch, Vụ quảng bá du
lịch Bộ thông tin, văn hóa và du lịch, các cơ quan bộ ngành khác liên quan đã cung
cấp số liệu để tác giả hoàn thành luận văn thạc sĩ này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu do kiến thức cũng như
ngôn ngữ còn hạn chế, thời gian không nhiều và những lý do khách quan khác, nên
không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các thầy, cô góp ý để tác giả có thể
hoàn thành đề tài tốt hơn.
Hà nội, ngày 15 tháng 06 năm 2018
Học viên

Madony INSISIENGMAY




ii

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và
trích dẫn nêu trong Luận văn hoàn toàn trung thực. Các kết quả nghiên cứu của
Luận văn chưa được người khác công bố trong bất kỳ công trình nào.
Hà Nội, ngày 15 tháng 06 năm 2018
Tác giả luận văn

Madony INSISIENGMAY


iii



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Chữ viết tắt
ASEAN

Tên đầy đủ

Tên đầy đủ tiếng Anh

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Association of
Southeast Asia Nation

ACMECS

Tổ chức Chiến lược hợp tác kinh tế


Ayeyawady-Chao

Ayeyarwady - Chao Phraya - Mê

Phraya-Mekong

Kông

Economic Cooperation
Strateg

ADB

Ngân hàng phát triển Châu Á

Asia Develop Bank

APEC

Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á –

Asia – Pacific

Thái bình dương

Economic

Cộng đồng kinh tế Asean

ASEAN Economic


AEC

Community
CHXHCN Việt

Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt

Nam

Nam

CHDCND Lào

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Lao PDR

CLMV

Các quốc gia tiểu vùng sông Mê

Combodia, Lao,

kông

Myanmar, Viet Nam

Nhân dân Cách mạng Lào


Lao people

ĐNDCM Lao

Socialist Republic

Revolutionary Party
EU

Liên minh châu Âu

European Union

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

Gross Domestic
Production

LPB

Tỉnh Luông pha bang, Lào

Luangprabang district,
Lao PDR

MRA
UNWTO


Thỏa thuận lẫn nhau về du lịch

Mutual Recognition

Asean

Arrangement

Tổ chức du lịch thế giới

World Travel
Organization


iv



Chữ viết tắt
UNESCO

Tên đầy đủ

Tên đầy đủ tiếng Anh

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và

United Nations

Văn hóa Liên Hiệp Quốc


Educational Scientific
and Cultural
Organization

USD

Đô la mỹ

Unitate Dollar

WTTC

Hội đồng du lịch và lữ hành thế

World Travel and

giới

Tourism Council

Tổ chức thương mại thế giới

World Trade

WTO

Organization
XNK


Xuất nhập khẩu

Import Export




v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... iii
MỤC LỤC.................................................................................................................. v
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ................................................................ viii
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NƯỚC CHDCND LÀO ..................................... 6
1.1. Giới thiệu về nước CHDCND Lào ...................................................................... 6
1.2. Phát triển kinh tế Lào ........................................................................................... 8
1.3. Khái quát về du lịch và lợi thế phát triển du lịch của Lào ................................. 16
1.3.1. Khái niệm du lịch ....................................................................................... 16
1.3.2. Đặc điểm của du lịch .................................................................................. 17
1.3.3. Lợi thế phát triển du lịch Lào ..................................................................... 20
1.4. Thành lập cộng đồng ASEAN và những thuận lợi cho phát triển du lịch của
nước Lào ................................................................................................................... 23
1.4.1. Thành lập Asean ......................................................................................... 23
1.4.2. Những thuận lợi .......................................................................................... 25
1.5. Kinh nghiệm phát triển du lịch của một số quốc gia ......................................... 27
1.5.1. Kinh nghiệm thu hút khách du lịch của nước CHXHCN Việt Nam ......... 27
1.5.2. Kinh nghiệm thu hút khách du lịch của nước Thái Lan ............................. 28

1.5.3. Một số bài học kinh nghiệm rút ra.............................................................. 30
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ
VÀO NƯỚC CHDCND LÀO GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 ..................................... 31
2.1. Thực trạng thu hút khách du lịch nước CHDCND Lào ..................................... 31
2.1.1. Số lượng khách du lịch quốc tế đến Lào .................................................... 31
2.1.2. Cơ cấu khách du lịch đến Lào theo quốc tịch............................................. 32
2.1.3. Cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Lào theo phương tiện ........................... 35
2.1.4. Cơ cấu khách du lịch đến Lào theo mục đích chuyến đi ............................ 36
2.1.5. Thực trạng hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của Lào qua các
chỉ tiêu đo lường ................................................................................................... 36




vi

2.1.6. Hiệu quả kinh tế xã hội ............................................................................... 39
2.2. Các giải pháp Lào đã áp dụng để thu hút khác du lịch quốc tế.......................... 41
2.2.1. Thực trạng triển khai các giải pháp thu hút khách du lịch quốc tế của
Lào ....................................................................................................................... 41
2.2.2. Đánh giá việc thu hút khách du lịch quốc tế đến Lào ................................ 56
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện giải pháp thu hút khách du lịch đến
Lào .......................................................................................................................... 61
2.3.1. Cơ sở pháp lý .............................................................................................. 61
2.3.2. Tài nguyên du lich. ..................................................................................... 62
2.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự an toàn khách du lịch quốc tế...................... 64
2.3.4. Các điều kiện phục vụ khách du lịch .......................................................... 67
2.3.5. Các sự kiện kinh tế, chính trị, văn hóa và thể thao ..................................... 70
2.3.6. Những tình hình kinh tế, an ninh chính trị thế giới .................................... 71
2.4. Đánh giá ............................................................................................................. 71

2.4.1. Những thành công ...................................................................................... 71
2.4.2. Những hạn chế ............................................................................................ 72
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG
CƯỜNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN LÀO TỚI NĂM
2020........................................................................................................................... 75
3.1. Bối cảnh quốc tế ảnh hưởng đến thu hút khách du lịch quốc tế và những
thời cơ, thách thức đối với thu hút khách du lịch quốc tế của Lạo ........................... 75
3.1.1. Bối cảnh quốc tế ảnh hưởng tới thu hút khách du lịch quốc tế .................. 75
3.1.2. Những thời cơ và thách thức đối với thu hút khách du lịch quốc tế vào
Lào ........................................................................................................................ 79
3.1.3. Xu hướng du lịch quốc tế trong thời gian tới ............................................. 80
3.2. Những định hướng thu hút khách du lịch quốc tế của Lào đến năm 2020 ........ 82
3.2.1. Những định hướng về du lịch của Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng
Nhân dân cách mạng Lào lần thứ X ..................................................................... 82
3.2.2. Những định hướng về du lịch của chính phủ trong kế hoạch phát triển
kinh tế xã hội giai đoạn 2016 - 2020 .................................................................... 83
3.3. Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế đến Lào ...... 85




vii

3.3.1. Các giải pháp đối với doanh nghiệp nhằm tăng cường thu hút khách du
lịch quốc tế vào Lào ............................................................................................. 85
3.3.2. Các giải pháp đối với nhà nước nhằm tăng cường thu hút khách du lịch
quốc tế vào Lào .................................................................................................... 93
KẾT LUẬN ..................................................................................................................
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................





viii

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ


Bảng 2.1: Cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Lào theo một số thị trường thời kỳ
2011 - 2016 .............................................................................................................. 34
Bảng 2.2: Cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Lào theo mục đích chuyên đi trong giai
đoạn 2011 - 2016 ..................................................................................................... 36
Bảng 2.3: Thống kê số lượng cơ sở lưu trú ở Lào năm 2016 ................................. 51
Bảng 2.4: Tốc độ tăng trưởng của khách du lịch quốc tế đến Lào trong giai đoạn
2011 - 2016 ............................................................................................................. 37
Bảng 2.5: Tỷ lệ lượng khách quay trở lại Lào ........................................................ 56
Bảng 2.6: Số lưu trú và chi tiêu bình quân của khách du lịch từ năm 2011-2016 ... 56
Biểu đồ 2.1: Số lượng khách du lịch quốc tế đến Lào giai đoạn 2011 - 2016 ........ 31
Biểu đồ 2.2: Thị trường khách quốc tế theo quốc tịch ............................................ 33
Biều đồ 2.3: Số lượng khách du lịch đến Lào theo phương tiện.............................. 35
Biểu đồ 2.3: Số lượng khách du lịch quốc tế đến năm 2020 .................................. 81
Hình 1.1: Bản đồ nước CHDCND Lào ................................................................... 22














ix



TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Sau quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đề tài: “Giải pháp thu hút khách du
lịch quốc tế vào nước CHDCND Lào trong điều kiện cộng đồng Asean được thành
lập”. Luận văn đã thu được những kết quả sau:
-

Giới thiệu lịch sử, hình thành và phát triển nền kinh tế Lào từ trước đến nay,
đồng thời trình bày lợi thế phát triển kinh tế Lào và lợi thế khi hội nhập cộng
đồng kinh tế Asean.

-

Trình bày tổng quan về thị trường du lịch quốc tế trong giai đoạn 2011 2016, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút khách du lịch quốc tế
của Lào và thực trạng thu hút khách du lịch của nước Lào trong khoảng thời
gian 2011 - 2016, đánh giá các ưu điểm cũng như tồn tại mà ngành du lịch
nước Lào gặp phải giai đoạn 2011 - 2016.

-

Nêu định hướng cho sự phát triển của ngành du lịch của nước Lào trong
những năm tới và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường thu hút khách du

lịch quốc tế vào Lào trong điều kiện cộng đồng Asean được thành lập




1
LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời đại ngày nay, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng
và là một trong những ngành công nghiệp lớn nhất thế giới với tốc độ tăng trưởng
trung bình hàng năm theo thống kê của tổ chức du lịch thế giới (UNWTO). Căn cứ
báo cáo của tổ chức du lịch thế giới năm 2014 cho biết rằng ngành du lịch là 1 trong
11 lĩnh vực nghề trên toàn thế giới, du lịch đã góp phần trong GDP toàn cầu là 9%
có tổng giá trị xuất khẩu là 1,5 tỷ đô la mỹ chiếm 6% trong tổng giá trị xuất khẩu
toàn cầu, du lịch từng Châu có tốc độ tăng trưởng nhanh, đối với khu vực châu Á
Thái bình dương có du khách từ khắp thế giới tới du lịch chiếm 23 % và thu nhập
khu vực chiếm 30% từ thu nhập du lịch toàn cầu.
Với nỗ lực quan tâm phát triển và xúc tiến du lịch một cách tích cực cũng đã
tạo cho lượng khách du lịch thế giới ngày càng tăng cao như: năm 1990 lượng
khách du lịch trên thế giới có 455 triệu người, tạo thu nhập được 264 tỷ USD, năm
2000 lượng khách du lịch thế giới tăng lên 687 triệu người tạo thu nhập 473 tỷ
USD. Đến năm 2013 lượng khách du lịch thế giới tăng lên 1,087 triệu người tạo thu
nhập được 1,737 tỷ USD. Dự kiến đến năm 2020 lượng khách sẽ tăng lên 1,400
triệu người và sẽ tạo thu nhập được 2,180 tỷ USD (Tầm nhìn 2030, chiến lược đến
năm 2025 và kế hoạch phát triển công tác thông tin, văn hóa và du lịch nước
CHDCND Lào 2016, tr. 4).
Du lịch không chỉ đem lại nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế, tạo nhiều việc
làm, phát triển các ngành dịch vụ, cơ sở hạ tầng mà còn là phương tiện thúc đẩy hòa
bình, giao lưu văn hóa và tạo ra những giá trị vô hình nhưng bền chặt. Nhờ những

đóng góp to lớn về mặt kinh tế xã hội du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
của nhiều quốc gia trên thế giới.
Các nước Asean cũng là một lĩnh vực có sự phát triển về du lịch khá cao vì
các nước Asean có chính sách và cam kết hợp tác toàn diện bao gồm cả lĩnh vực du
lịch để tạo Asean vững chắc và giảm bớt sự khác biệt. Bắt đầu từ năm 1990 Asean
cũng đã thực hiện dự án cùng xúc tiến du lịch dưới chủ đề: “ Asean là một điểm đến
duy nhất” với tầm nhìn của Asean là: một tầm nhìn, một bản sác và một cộng đồng




2

để tạo chính sách và nguyên tắc kết nối xúc tiến du lịch Asean. Dưới trụ cột chính
của cộng đồng Asean, du lịch là một trong những ngành nghề ưu tiên đặc biệt trong
công tác cầu nối năm 2015, du lịch là kết cấu quan trọng cho kinh tế của các nước
thành viên Asean đặc biệt như nước Combodia, Lào, Malaysia, Philipin và Thái lan
mà lĩnh vực du lịch đã đóng góp trong thu nhập quốc gia nhiều hơn 10% và đã tạo
nhiều việc làm trong nước.
Giai đoạn năm 2016 - 2025 Asean đã lập kế hoạch chiến lược du lịch đổi
mới mà theo tầm nhìn: trong năm 2015 Asean sẽ trở thành điểm đến du lịch chất
lượng, mang tính độc đáo, tinh tế và nhấn mạnh phát triển ngành du lịch theo trách
nhiệm, tồn tại, gắn kết và công bằng nhằm góp phần quan trọng trong hạnh phúc về
mặt kinh tế xã hội của cộng đồng Asean.
Lào là một điểm đến an toàn đã thực sự thu hút được ngày càng nhiều lượng
khách du lịch quốc tế đến để tìm hiểu về đất nước, con người và văn hóa. Thế
nhưng, năm 2011 có khách du lịch 2.723.564 người đến du lịch Lào tạo thu nhập
406 triệu đô la mỹ, đến năm 2015 số lượng khách du lịch tăng lên đến 4.684.429
người tỷ lệ tăng lên 14,52% tạo thu nhập được 725.365.681 đô la mỹ tăng lên
15,6% so với 5 năm trước phần lớn khách nước ngoài đến du lịch Lào là đến từ các

nước khu vực Đông Nam Á. Về mặt địa hình Lào có tất cả 27 cửa khẩu quốc tế và
có 22 cửa khẩu có thể cấp thị thực tại chỗ đây cũng là điều kiện để làm đường kết
nối khi sang các nước xung quanh như Thái lan, Việt nam, Myanmar, combodia và
Trung quốc. Trước tình hình đó, một yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải làm sao để có
thể thu hút được nhiều khách du lịch quốc tế đến Lào trong thời gian tới để tiếp tục
phát triển ngành du lịch Lào. Chính vì vậy, em đã chọn đề tài: “Giải pháp thu hút
khách du lịch quốc tế vào nước CHDCND Lào trong điều kiện cộng đồng
Asean được thành lập”
2. Tình hình liên quan đến nghiên cứu đề tài
Phát triển kinh tế du lịch Lào là một trong những vấn đề quan trọng mà chính
phủ Lào định hướng 1 trong 11 công tác ưu tiên để làm sao tạo ngành du lịch Lào
trở thành ngành kinh tế mũi nhọn hàng đầu trong thời gian tới. Trong những thời
gian vừa qua, cũng đã có một số đề tài nghiên cứu về nội dung với mục đích và đối




3

tượng phạm vi nghiên cứu khác nhau, phần lớn các đề tài chỉ nghiên cứu phương
hướng, chính sách phát triển du lịch và đưa ra một số giải pháp tập trung phát triển
du lịch của địa phương ở Lào, cụ thể là:
-

“Phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Luông Pha bang” của Hum phan Khu
Pha sit, Hà Nội – 2008.

-

“Kinh tế du lịch ở tỉnh Cham pa sak nước CHDCND Lào”, Or la dy Chan

tha vong, Hà Nội – 2009.

-

“Kinh tế du lịch ở Thủ đô Viêng Chăn nước CHDCND Lào” Sukan But
tha vong, Hà Nội – 2013.

Các đề tài phát triển kinh tế Lào được nhiều tác giả quan tâm đến. trong các
nghiên cứu đó họ cũng đã đưa ra các giải pháp phát triển ngành du lịch Lào nói
chung và phát triển kinh tế du lịch địa phương Lào nói riêng, tuy được tiếp cận với
nhiều góc độ khác nhau, nhưng các giải pháp đưa ra chỉ nghiên cứu chung về phát
triển du lịch Lào chứ chưa thành nội dung đi sâu về yếu tố liên quan một cách hệ
thống, còn có ít đề tài nghiên cứu về giải pháp thu hút khách du lịch quốc tế vào
Lào, đồng thời có ít về nghiên cứu đánh giá về tình hình kinh tế quốc tế ảnh hưởng
đến phát triển du lịch Lào và tác động hội nhập quốc tế ảnh hưởng đến phát triển du
lịch Lào. Vì vậy, tác giả nghiên cứu về giải pháp thu hút khách du lịch quốc tế vào
nước Lào trong điều kiện cộng đồng Asean được thành lập cũng là một đề tài cần
thiết để tiếp tục đưa ra các giải pháp đẩy mạnh thu hút khách du lịch quốc tế vào
Lào.
3. Mục đích nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu cả lý thuyết và thực tiễn thực trạng thu hút khách du lịch
quốc tế của Lào những năm qua, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp đẩy mạnh
thu hút khách du lịch quốc tế vào Lào.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Luận văn sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu trong khoa học xã
hội bao gồm phương pháp cụ thể như: thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp và dự
báo. Luận văn sử dụng các số liệu thống kê phù hợp trong quá trình phân tích và
tổng hợp thực tiễn, phân tích và tổng hợp kinh nghiệm quốc tế trong việc tìm giải





4

pháp thu hút khách du lịch quốc tế vào du lịch Lào. Luận văn so sánh chính sách
xúc tiến du lịch Lào với các nước trong Asean.
Phương pháp phân tích kinh tế được sử dụng phân tích sự biến động của các
nhân tố môi trường làm ảnh hưởng đến hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế vào
Lào trong điều kiện hội nhập Asean nhằm đề xuất các định hướng và các giải pháp
tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế vào Lào đến năm 2020.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
• Giới thiệu lịch sử, hình thành và phát triển nền kinh tế Lào từ trước đến
nay, đồng thời trình bày lợi thế phát triển kinh tế Lào và lợi thế khi hội nhập cộng
đồng kinh tế Asean.
• Trình bày tổng quan về thu hút khách quốc tế vào Lào giai đoạn 2011 2016, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút khách du lịch quốc tế của
Lào, đánh giá các ưu điểm cũng như tồn tại mà ngành du lịch nước Lào gặp phải
giai đoạn 2011 - 2016.
• Nêu định hướng cho sự phát triển của ngành du lịch của nước Lào trong
những năm tới và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường thu hút khách du lịch
quốc tế vào Lào trong điều kiện cộng đồng Asean được thành lập.
6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thu hút khách du lịch quốc tế vào Lào.
Nội dung đề cập đến hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế ở tầm vĩ mô để trình
bày và luận giải các vấn đề lý luận và thực tiễn.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm có thời gian và không gian nghiên cứu.
v Về mặt thời gian nghiên cứu: các số liệu phân tích được lấy từ năm 2011 2016 và đề xuất các định hướng, giải pháp đến năm 2020.
v Về mặt không gian: không gian nghiên cứu được trải rộng, đề tài không
chỉ nghiên cứu trong phạm vi lãnh thổ Lào mà còn các nước xung quanh như Thái
lan và Việt Nam.





5

7. Kết cấu bao gồm.
Ngoài phần mở đầu, kết luận thì luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ NƯỚC CHDCND LÀO.
Chương 2: THỰC TRẠNG CÁC GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH DU
LỊCH QUỐC TẾ VÀO NƯỚC CHDCND LÀO GIAI ĐOẠN 2011 - 2016.
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG
CƯỜNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN LÀO TỚI NĂM 2020.




6

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NƯỚC CHDCND LÀO
1.1. Giới thiệu về nước CHDCND Lào
Lào là một nước có lịch sử khá lâu dài, từ giữa thế kỷ thứ tư và thế kỷ thứ
tám, các cộng đồng dọc theo sông Mekong bắt đầu hình thành thành các thị trấn, gọi
là Mương. Sự phát triển này đã đạt được kết quả là sự ra đời của Vua Pháp Ngum
vào năm 1353 và thành lập Xieng Thong (nay là Luang Prabang) là thủ phủ của
Vương quốc Lane Xang ( tên nước Lào xưa ).
Vương quốc đã được mở rộng thêm bởi những người kế nhiệm vua Pháp
Ngum, một trong những vị vua nổi tiếng nhất là Vua Setthathirath, người cai trị từ
năm 1548-1571. Ông chuyển thủ đô về Vientiane và xây dựng Tháp Luang Luang, một
ngôi đền tôn giáo được tôn kính, và một ngôi đền để đặt Pra Keo, Đức Phật Ngọc.
Vào thế kỷ 17, dưới triều vua Souliyavongsa, Vương quốc Lane Xang đã

bước vào thời đại nổi tiếng nhất của nó. Đất nước này đã thiết lập những cuộc tiếp
xúc đầu tiên với người châu Âu. Năm 1641, một thương gia người Hà Lan của công
ty Đông Ấn, Geritt Van Wuysthoff, và sau đó, nhà truyền giáo người Ý Leria de
Marini, viếng thăm Vương quốc Lane Xang và mô tả Viêng Chăn là "thành phố
tuyệt vời nhất Đông Nam Á".
Thời kỳ hoàng kim này được theo sau bởi cuộc chiến giành ngai vàng, dẫn
đến sự tan rã của Lane Xang vào ba vương quốc: Vientiane, Luang Prabang và
Champasack. Tất cả các cuộc nội chiến đã làm suy yếu vương quốc, tạo cơ hội cho
những kẻ xâm lược nước ngoài xâm chiếm.
Lào đã được đặt dưới quyền quản lý của Pháp vào năm 1893. Để khôi phục
toàn bộ quyền và chủ quyền, người Lào bắt đầu chiến đấu chống lại chế độ Pháp.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương (thành lập năm 1930), cuộc đấu
tranh cho tự quyết và độc lập ngày càng trở nên quan trọng. Cuối cùng, thời kỳ biến
động quân sự và chính trị kéo dài đã lên tới đỉnh điểm với Hội nghị Quốc tế và Hiệp
định Genève về Đông Dương năm 1954, nơi được công nhận độc lập của Lào, Việt
Nam và Campuchia.
Tình hình trở nên trầm trọng hơn trong chiến tranh Việt Nam, mặc dù Hiệp
ước Giơ-ne-vơ năm 1962 đã nhận ra sự trung lập của Lào và ngăn cấm sự hiện diện




7

của tất cả các nhân viên quân đội nước ngoài. Bằng cách ném bom phần đường mòn
Hồ Chí Minh qua Lào, lực lượng Hoa Kỳ đã thả nhiều hơn các loại bom ở Lào hơn
là trên toàn thế giới trong Thế chiến II.
Trong thời chiến tranh chống đế quốc Mỹ Lào cũng là một quốc gia bị bom
đạn nặng nề đặc biệt xảy ra tại các tỉnh Houaphanh và Xieng Khouang, nơi quân đội
Lào và các đội quốc tế đang giải phóng mặt bằng và rà soát các vật liệu chưa nổ

người dân tiếp tục bị giết hại do ảnh hưởng từ chiến tranh.
Năm 1975, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cách mạng Lào, chiến thắng đã đạt
được. Sau khi người Lào giành được quyền lực trong một cuộc tiếp quản hòa bình,
thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân vào ngày 2 tháng 12. Đó là đỉnh cao
của một cuộc đấu tranh thành công cho giải phóng dân tộc và phục hồi độc lập
Hiện nay, nhiều người Lào đang cố gắng phát triển Lào theo chính sách mới
của Đảng và Nhà nước để lãnh đạo đất nước tiến bộ và thịnh vượng.
Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào nằm ở trung tâm Đông Dương. Lào
có diện tích khoảng 236,800 KM2, Phía Đông giáp 1.957 km với nước Cộng hòa
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, biên giới phía Bắc là 416 km với Cộng hoà Nhân dân
Trung Hoa, biên giới phía tây bắc 230 km với Liên bang Myanmar, biên giới phía
tây khoảng 1.840 km với Vương quốc Thái Lan và biên giới phía Nam khoảng 492
km với Vương quốc Campuchia. Lào là một nước nằm trong khu vực Asean và ở
trong nhóm các nước tiểu vùng sông mê kông, có đường bộ, đường không và đường
thuyền kết nối với nhiều tỉnh và thành phố các nước xung quanh.
Nước CHDCND Lào có dân số khoảng hơn 6 triệu người, trước đây hơn 40
năm, CHDCND Lào đã là thuộc địa của nước ngoài trong suốt thời gian gần 1 thế
kỷ, sự phát triển kinh tế - xã hội chậm, rất lạc hậu thậm chí còn bị ảnh hưởng từ tệ
nạn xã hội kéo dài đến hơn 30 năm, công ăn việc làm của nhân dân các bộ tộc thực
hiện kiểu cổ truyền chủ yếu là ngành nông lâm nghiệp và ngư nghiệp, mà chỉ dựa
vào thiên nhiên, việc xây dựng vật tư kỹ thuật của các ngành chưa được rộng rãi để
đáp ứng theo nhu cầu của công viêc.
Nước CHDCND Lào được chính thức thành lập vào năm 1975. Lúc này Lào
còn đang gặp nhiều khó khăn về phát triển kinh tế xã hội nên chính phủ Lào cũng




8


rất quan tâm nhanh chóng phát triển nhiều lĩnh vực từ cở sở hạ tầng nền kinh tế, sự
ổn định xã hội và đời sống của dân trong nước để đáp ứng theo đường lối đổi mới
và hiện đại hóa. Lào đã khuyến khích doanh nghiệp cả trong và ngoài nước đầu tư,
huy động nguồn vốn để tập trung phát triển đất nước nhằm tiến tới sự phát đạt.
1.2. Phát triển kinh tế Lào
Trước năm 1975 Lào là một nước thống trị theo chế độ Vương quốc. Giai
đoạn 1954 – 1973 là giai đoạn đế quốc Mỹ xâm lược và xảy ra nội chiến giữa các
bên một bên là phía cách mạng Lào ( Pathed Lao ) được Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa hỗ trợ và một bên chính phủ Hoàng gia Lào do đế quốc Mỹ bảo trợ. Trong giai
đoạn cuộc nội chiến thì tình hình kinh tế bị phụ thuộc đế quốc Mỹ, phần lớn tập
trung phát triển ngành nông nghiệp do tổ chức USAID ( cơ quan phát triển quốc tế
Hoa kỳ ) hỗ trợ và chỉ phát triển tại khu vực đồng bằng như: thủ đô Viêng Chăn,
tỉnh Viêng Chăn, tỉnh Bolikhamxay, tỉnh Khammuan và tỉnh Savannaket những khu
vực này là đều thuộc đế quốc Mỹ chiếm, còn những các tỉnh miền bắc nơi hoạt
động của Quân PathedLao là một số lương thực thực phẩm là từ nông nghiệp tự
cung tự cấp và được hỗ trợ lương thực thực phẩm từ Việt Nam.
Từ năm 1975 sau khi Lào được giải phóng trong giai đoạn này Lào là một
những nước nghèo nhất trên thế giới, có nền kinh tế kém phát triển và hầu như
không tăng trưởng. Hơn 85 % dân số Lào vẫn sử dụng công nghệ lạc hậu, làm nông
nghiệp tự cung tự cấp, sản phẩm làm ra không đủ sống, công nghiệp phát triển rất
yếu, Lào phải nhập khẩu hầu hết các sản phẩm. Mạng lưới phân phối hàng hóa còn
hạn chế chủ yếu chỉ phát triển tại Viêng Chăn và một số thị trấn khác. Thậm chí tại
đây mức tiêu thụ hàng hóa còn thấp. Về cơ sở hạ tầng chỉ có 5000 KM đường đất
và điện tín, công tác y tế còn lạc hậu ứng yêu cầu. Y tế cơ sở tại các vùng sâu, vùng
xa rất thiếu, nhất là tại các địa phương nông thôn. Giáo dục đào tạo cả nước có 1
trường trung học, 6 trường tiểu học tập trung tại Viêng Chăn và các thị xã lớn. Các
trường học này chủ yếu dành cho con em tầng lớp khá giả, Lào thường qua Nga,
qua Việt Nam học tập, hơn 70 % trẻ em đi học không được cắp sách đến trường.
Sau 1979 đứng trước tình trạng suy thoái của nền kinh tế, chính phủ Lào đã
quyết tâm thi hành những cuộc cải cách kinh tế phạm vi lớn hơn. Để đưa dất nước





9

phát triển nhanh hơn, dần hòa nhịp vào sự phát triển của khu vực và thế giới, Đại
hội lần thứ IV ( 1986 ) Đảng nhân dân cách mạng Lào đã kịp thời đề ra đường lối
mới toàn diện, xây dựng và phát triển đất nước. Cuộc cải cách kinh tế vào năm 1986
“ cơ cấu kinh tế mới “ được cho là sự phân quyền trong quyền kiểm soát giá cả, sản
lượng chỉ tiêu và vấn đề lương. Năm 1988 Luật đầu tư nước ngoài được công bố.
Đến giai đoạn năm 1990, khu vực kinh tế tư nhân bắt đầu vững chắc hơn GDP đạt
12.023 triệu kíp so với năm 1986 tăng lên 8,4 %/hàng năm, kinh tế Lào vẫn tập
trung vào ngành nông nghiệp sản xuất được 1,4 triệu tấn tăng lên 6% so với năm
1986, lương thực thưc phẩm chủ yếu vẫn là nhà nước là người cung cấp. Từ đó,
kinh tế Lào tiếp tục phát triển và đạt được những thành công nhất định.
Khủng hoảng tài chính ở Thái lan và giữa năm 1997 ảnh hưởng nặng nề tới
nền kinh tế còn non yếu của Lào lúc bấy giờ bởi Thái lan là đối tác thương mại lớn
và nhà đầu tư chính của Lào.
Tháng 02/ 2013 Lào đã trở thành thành viên thứ 158 của tổ chức thương mại
thế giới. Để đạt được kết quả quan trọng này, Lào đã đệ đơn gia nhập WTO từ năm
1997, thực hiện rất nhiều cuộc đàm phán song phương với các thành viên quan tâm,
trong đó có Australia, Canada, Trung quốc, Liên minh châu Âu ( EU ), Nhật bản,
Hàn quốc, Mỹ và Ukranie. Gia nhập WTO sẽ giúp Lào được tiếp cận thị trường
hàng hóa và dịch vụ ở mức độ nhất định. Đặc biệt, Lào sẽ phải tuân thủ mức trần
thuế đối với hàng hóa, các hạn trợ cấp cho nông nghiệp, và khả năng tiếp cận các thị
trường dịch vụ. Lào đã thực thi nhiều sách lược phát triển kinh tế: thu hút vốn đầu
tư nước ngoài, coi trọng xây dựng đặc khu kinh tế, thúc đẩy toàn diện 6 chiến lược
thương mại lớn, gồm: ngoại thương, sản xuất sản phẩm và quản lý xuất nhập khẩu,
dịch vụ thương mại quá cảnh, phát triển thị trường và quản lý hàng hóa, phát triển

nguồn nhân lực và quản lý hành chính, tăng cường hợp tác kinh tế khu vực và tích
cực phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường.
Năm 2015 vừa qua là năm cuối cùng của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
5 năm lần thứ 7 của Lào (2011 - 2015) và hiện tại Lào cũng đang triển khai Kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ 8. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân
dân cách mạng Lào và Chính phủ Lào, kinh tế Lào tiếp tục duy trì tốc độ tăng




10

trưởng ổn định, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong tương lai ( kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội Lào lần thứ 7 2016, tr.4).
Kinh tế Lào tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định trong năm nay, tỷ lệ
lạm phát ở mức thấp (1,33%), nhiều chỉ tiêu kinh tế quan trọng trong kế hoạch đều
đạt được. Sau khi kết thúc kế hoạch phát triển kinh tế xã hội quốc gia 5 năm lần thứ
7 giai đoạn 2011 - 2015, GDP của Lào đạt 7,9%; tính đến thời gian cuối năm 2017
vừa qua đã thu hút được khoảng 3,151dự án đầu tư trong và ngoài nước trong đó có
14 dự án nhượng quyền với tổng giá trị 3.898,4 triệu USD, 3.086 dự án chung tổng
giá trị 2.194,9 triệu USD và 51 dự án đầu tư vào đặc khu giá trị vốn đầu tư là 54,7
triệu USD, vốn đưa vào thực tế là 1.970 triệu USD. Tín dụng ngân hàng tăng
3.500,47 tỷ kíp; ngân sách vẫn trong tầm kiểm soát. Đời sống nhân dân được cải
thiện đáng kể mức thu nhập bình quân đầu người 1,970 USD đạt hơn chỉ tiêu đề ra
(1700 USD), tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh trên cả nước, hiện còn khoảng 7%. Đạt
được kết quả nêu trên là nhờ sự nỗ lực của Đảng NDCM Lào và Chính phủ Lào
trong việc quản lý, điều hành kinh tế vĩ mô, trong đó nổi bật là việc mở rộng hợp
tác giao lưu, thúc đẩy phát triển kinh tế với nhiều nước, nhất là với Việt Nam và các
đối tác ở khu vực châu Á. Dự thảo nghị định của Chính phủ về tình hình kinh tế - xã
hội và kế hoạch ngân sách năm tài khóa 2016 - 2017 của Lào đặt mục tiêu tăng

trưởng GDP đạt 7,5% trở lên, GDP bình quân đầu người hơn 2.000 USD; giảm tỷ lệ
hộ nghèo còn 6,11%; phấn đấu đạt tỷ lệ 99% nhập học bậc tiểu học và 81% nhập
học trung học cơ sở; tăng tỷ lệ nhập học giáo dục dạy nghề lên 20%; giảm tỷ lệ tử
vong trẻ sơ sinh xuống dưới 45 trường hợp trong số 1.000 trẻ.
+ Ngành công nghiệp:
Nước CHDCND Lào chủ yếu tập trung vào Ngành công nghiệp chế biến và
thủ công mỹ nghệ, Lào nhìn chung sự thành công khá cao đặc biệt việc tạo giá trị
gia tăng và lập công ăn việc làm phát triển nhanh trong khoảng thời gian 2011 2015 tổng giá trị sản xuất đạt 25,159 tỷ kíp, tỷ lệ phát triển bình quân 13 %/ năm.
Trong đó công nghiệp lương thực thực phẩm chiếm 21 %, các phụ kiện phụ tùng
chiếm 18%, sản phẩm mỏ không phải kim loại chiếm 16% và sản xuất đồ uống
chiếm 15,5% trong giá trị công nghiệp chế biến và đáp ứng nhu cầu trong nước




11

được 90%. Ngành nổi bật giúp phát triển của ngành công nghiệp là ngành chế biến
món ăn, đồ uống, vật liệu xây dựng (xi măng, sắt thép, tấm mái, màu sơn....), dệt
may, thuốc lá . hiện nay sản xuất rượu bia cung cấp được 100%, nước uống, nước
ngọt chiếm 89%, xi măng 65%, sát thép 25% đã đáp ứng nhu cầu . công nghiệp chế
biến mới xuất hiện có: nhà máy sản xuất sợi và miếng vải, nhà máy phân bón, nhà
máy chế biến thịt, nhà máy đướng, nhà máy chế biến cao su ( có 26 nhà máy ), nhà
máy chế biến Cafe ( Daoheung và SINOUK ) và nhà máy muối CALI. Ngoài ra
ngành thủ công mỹ nghệ Lào sau kết thúc kế hoạch phát triển lần thứ 7 có tổng giá
trị sản xuất khoảng 2.850 tỷ kíp, tỷ lệ phát triển bình quân 15%/năm. Sản phẩm thủ
công mỹ nghệ Lào được nhiều giải thưởng trong cấp khu vực với nhiều chương
trình, có thể tiêu thụ cả thị trường trong và ngoài nước . hiện nay có 4.237 nhà máy
sản xuất thủ công mỹ nghệ có thị trường xuất khẩu ban đầu như: thị trường Nhật
bản, Châu âu và Hoa kỳ ( kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Lào lần thứ 7 2016,

tr.12).
Đến giai đoạn đầu của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội lần thứ 8 ngành
Công nghiệp chế biến và thủ công đạt được 4.463 tỷ kíp tăng lên 3,98 %, dự kiến
đến hết năm 2017 sẽ đạt được mục tiêu 9.217 tỷ kíp, trong đó các loại sản xuất công
nghiệp có tỷ lệ tăng trưởng nhanh chóng là các công nghiệp sắt thép, công nghiệp
lương thực thực phẩm, công nghiệp đồ uống, thuốc lá và vv..... đến đầu năm 2017
có 24 nhà máy công nghiệp chế biến mới thành lập toàn những các nhà máy lớn
như: nhà máy ga, nhà máy lọc dầu, nhà máy sản xuất xi măng có 10 nhà máy thuộc
cấp Trung uong quản lý cấp phép hoạt động còn lại 14 nhà máy thuộc về địa
phương quản lý.
+ Ngành nông nghiệp:
Trong thời gian 5 năm vừa qua mặc dù lĩnh vực nông lâm nghiệp sẽ bị ảnh
hưởng từ hiện tượng thay đối của khí hậu đất trời, xảy ra thiên tai nghiêm trọng, sự
biến động của giá cả hàng hóa, sự tăng trưởng của giá dầu khí của thị trường thế
giới và các ngành khác. Với sự tích cực của ngành và địa phương mới có nhiều
thành công quan trọng và có thể đạt được tiêu chí đã đặt ra trong kế hoạch 5 năm
lần thứ VII đặc biệt là ngành sản xuất lương thực thực phẩm, việc xúc tiến sản xuất




12

ra hàng hóa để tiêu dùng nội bộ và xuất khẩu, việc nâng cao chất lượng và năng lực
sản xuất diễn ra như sau :
• Lương thực thực phẩm:
− Trồng lúa: cơ bản có khá năng cung cấp gạo cho xã hội, trong 5 năm vừa
qua tổng lượng sản xuất bình quân 3 triệu tấn/năm đợt năm 2010 - 2011 sản xuất
gạo được 3,06 triệu tấn và đợt năm 2014 - 2015 sản xuất được 4,1 triệu tấn nếu so
với kế hoạch 5 năm lần thứ VII thực hiện được 97% của kế hoạch (4,2 triệu tấn)

trong đó : trồng lúa theo mùa đạt hơn kế hoạch 5 năm lần thứ VII 12% (theo kế
hoạch 740,000HM, kết quả sản xuất 2,97 triệu tấn), trồng lúa chiếm thực hiện được
51% (theo kế hoạch là 200,000HM) do nhiều yếu tố như sự thay đổi khí hậu, lượng
mùa ít hơn những năm vừa qua nên ảnh hưởng đến hệ thống thủy lợi.
• Lương thực thực vật: tiếp tục khá phát triển đặc biệt:
− Kết quả sản xuất Ngô đạt hơn kế hoạch 13,74% so với kế hoạch 5 năm
(sản xuất được 228,474 tấn) được trồng nhiều nhất tại các tỉnh Champasak, Viêng
Chăn, Oudomxay, Bolikhamxay và Luangprabang, khoai củ sản xuất được 88,48%
của kế hoạch 5 năm (sản xuất được 303,500 tấn ), cây quả kết quả sản xuất đạt hơn
kế hoạch 12,98% so với kế hoạch 5 năm (sản xuất được 700,000 tấn), Rau sản xuất
đạt kế hoạch 93% của kế hoạch 5 năm (sản xuất được 1,30 triệu tấn ) được trồng
nhiều tại các tỉnh Champasak, Viêng Chăn, Oudomxay và thủ đô Vieng Chăn.
• Chăn nuôi và Ngư nghiệp:
Cung cấp thịt, cá và trứng cho xã hội tăng lên từ 296,086 tấn đợt năm 2010 2011 sang 387,734 tấn trong năm 2014 - 2015 so với kế hoạch 5 năm ( 379,100 tấn)
tỷ lệ tiêu thụ cá và trứng bình quân đạt 48kg / người / năm trong năm 2012 (vùng
nông thôn 42kg/người/năm, khu vực thành phố 56kg/người/năm) và đợt năm 2014 2015 thực hiện được 53kg/người/năm.
• Rừng:
− Quản lý khu vực trồng rừng và khu vực sản xuất:
Lào đã hoàn thành việc đăng ký vườn trồng cây tại 9 tỉnh: Luangprabang, Viêng
Chăn, Bolokhamxay, Khammouan, Savannaket, Champasak, Salavan, Sekong và
Attapeu tất cả 330 nơi, chiếm diện tích 102,685 HM. Việc trồng cây chỉ thực hiện




13

được 76% so với kế hoạch 5 năm ( 150,000 HM ) đến hiện này diện tích trồng cây
trong cả nước 437,705 HM hoặc đạt 87,5% của kế hoạch trồng cây đến năm 2020
( 500,000 HM ).

• Thủy lợi:
− Cung cấp nước thủy lợi cho sản xuất mùa hè có xu hướng giảm xuống
thực hiện được 159,267 HM so với kế hoạch 5 năm (300,000 HM). Những việc
cung cấp nước cho sản xuất nước mùa mưa thấy rằng vẫn ôn trọng mức cũ thực hiện
được 260,000 HM so với kế hoạch 5 năm (500,000).
• Quản lý và phát triển đất nông nghiệp:
Đã hoàn thành khảo sát, bổ tới đất nông nghiệp trong 137 quận huyện và
đang tiếp tục chuẩn bị bổ tới và phân đất nông nghiệp đặc biệt là đất để đảm bảo
lượng thực thực phẩm mà tập trung vào 7 đồng bằng lớn, 16 đồng bằng vừa và 12
đồng bằng nhỏ.
+ Ngành thương mại:
v Nội thương:
Tổng giá trị lưu thông hàng hóa đạt khoảng 146.148 tỷ kíp, với tỷ lệ phát
triển bình quân tăng lên 13%/ năm, thị trường nội đại được mở rộng và phát triển
từng bước, đến cuối năm Lào có thị trường bán buôn và bán lẻ tất cả 733 nơi so với
năm 2011 tăng lên 200 nơi, trong đó thị trường quy mô lớn có 53 nơi, quy mô vừa
115 nơi, quy mô nhỏ 378 nơi và hội chợ triển lãm 187 nơi. Nói chung thị trường các
thành phố lớn toàn quốc được mở rộng trao đổi mua bán và lưu thông hàng hóa
thuận tiện và có thể cung cấp đến vùng nông thôn.
v Ngoại thương:
v Xuất khẩu: theo dự định tổng giá trị xuất khẩu giai đoạn 2011 - 2015 đạt
14.229,23 triệu USD với tỷ lệ phát triển bình quân tăng lên 12,56b%/ năm. Các mặt
hàng xuất khẩu ban đầu như: mỏ quặng và sản phẩm mỏ quặng chiếm 47,4%, công
nghiệp dệt may và công nghiệp chế biến ( thuốc lá, đường, bột sắn, cafe..) chiếm
24,2%, năng lượng điện lực chiếm 14,8%, hàng hóa nông nghiệp ( Ngô, cafe, chuối,
củ sắn, gao...) chiếm 8,2%, gỗ và sản phẩm gỗ chiếm 3,8% và các hàng hóa khác
chiếm 1,6%. Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hóa của nước CHDCND Lào gồm





14

Thái lan chiếm 46,1%, Trung quốc chiếm 13,8%, Úc chiếm 13,3%, Việt Nam
chiếm 12%, Holland chiếm 2,2%, Đức chiếm 2%, Nhật bản chiếm 1,7% và các
nước khác chiếm 8,9%.
v Nhập khẩu: dự định tổng giá trị nhập khẩu đạt khoảng 17.629,67% triệu
USD, tỷ lệ phát triển tăng lên bình quân 18,01%/năm, hàng hóa nhập khẩu cơ bản là
vật liệu xây dựng chiếm 19,7%, phuong tiện và phụ tùng chiếm 17,5%, dầu khí
chiếm 16,6%, hàng hóa phục vụ trong việc sản xuất công nghiệp chiếm 12,4%, vật
tư điện tử 11,2%, hàng tiêu dùng chiếm 5,8% và các hàng hóa khác chiếm 22,6% tất
cả các mặt hàng nhập khậu kết cấu thị trường nhập khẩu cơ bản gồm: Thái lan
chiếm 60,2%, Trung quốc chiếm 16,8%, Việt Nam chiếm 10,8%, Nhật bản chiếm
2,6%, Hàn quốc chiếm 1,9% và các nước khác chiếm 7,7% ( kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội lào lần thứ 7 2016, tr.18).
+ Ngành dịch vụ và du lịch:
• Ngành dịch vụ
v Quản lý giá hàng hóa: thực hiện theo thông tư của chính phủ về theo dõi
vận động của giá cả hàng hóa mà ảnh hưởng nhanh đến đời sống của nhân dân, ban
hành thông tư của Bộ Công thương về theo dõi và phí dịch vụ, khắc phục quy định
các danh mục hàng hóa điều khiển giá ( danh sách A) từ 4 loại thành 8 loại như:
dầu, loại gạo, loại thịt, loại cá, loại gà, loại sắt, loại xi măng và loại ga tất cả 23 mục
và danh sách theo dõi vận động của giá ( danh sách B) có 7 điều khoản, gồm 199
mục, đồng thời còn đi giám sát giá hàng hóa, phí dịch vụ và quản lý thị trường.
Hiện nay chính phủ cũng đã sử dụng điện thoại đường giây nóng 1510 để nhận tố
cáo từ người tiêu dùng về giá hàng hóa và phí dịch vụ không hợp lê. Ngoài ra đã
thực hiện sắp xếp trật tự ổn định trong thương mại mà tụ tập bán hàng vỉa hè các
đường trên phố.
v Dịch vụ lưu thông vận tải: (đường bộ, đường thủy, đường không và
đường tàu) nhận thấy rằng trong thời gian vừa qua lĩnh vực vận tải có sự phát triển

và tiến độ nhanh, hiện đại, thuận tiện và an toàn từng bước, có khả năng phục vụ xã
hội và đáp ứng nhu cầu cả trong và ngoài nước. Trong đó lượng vận tải đường bộ
đạt được 4,78 triệu tấn, lượng vận tải lữ hành đạt 48,96 triệu người, dịch vụ - lưu




15

thông hàng hóa đường thủy đạt 1.668 nghìn tấn, đã hoàn thành thành lập công ty
hợp tác kinh doanh Lào - Việt Nam để quản lý sử dụng cảng nước sâu Vững Áng
tính từ năm 2012 thực hiện lần đầu tiên đến nay có hàng hóa đi qua Lào 2.444.962
tấn . Dịch vụ - lưu thông vận tải đường không cũng được thực hiện khá tốt chuyến
bay nội địa đạt 11.559 chuyến giảm xuống nếu so với 5 năm trước, chuyến bay
quốc tế đạt 15.620 chuyến tăng lên 21,47% so với 5 năm trước. Công ty Lao
AIRLINE đã mua tàu bay mới 6 chiếc (Airbus 320 4 chiếc và ATR 2 chiếc). Đối
với khách lữ hành cả trong và nước ngoài đạt 1.367.238 lượt người tăng lên 42,13%
so với 5 năm trước. Dịch vụ - lưu thông Lượng vận tải lữ hành đường tàu lượng
khách đạt được 30.860 người.
• Du lịch:
Chính phủ nước CHDCND Lào coi du lịch là một trong ngành chiến lược
quan trọng trong việc phát triển trong giai đoạn tới và lâu dài, bởi vì đây là ngành
tạo lợi nhuận gia tăng và mang lại thu nhập trực tiếp và gián tiếp cho nhân dân các
bộ tộc cả trong thành phố và vùng xa. Chính vì vậy, du lịch được cải thiện và phát
triển đặc biệt là điểm du lịch thiên nhiên theo hướng “Du lịch xanh” gắn bó với cải
thiện và phát triển điểm du lịch văn hóa và lịch sử có nhiều sắc màu, phát triển
ngành du lịch trở thành công nghiệp du lịch toàn diện, hiện đại và tồn tại, xúc tiến
sự tham gia của nhân dân, tăng thu hút khách du lịch có thu nhập cao trong khu
việc. vì vậy, để thừa nhận và tạo điều kiện thuận lợi trong việc phát triển của du lịch
chính phủ CHDCND Lào cũng tập trung phát triển nhiều cơ sở hạ tầng như cải

thiện sân bay, cải thiện và xây đường kết nối nhau toàn nước và kết nối vói các
nước láng giềng . Ngoài ra cả nước có 432 công ty trong đó có 381 công ty mẹ và
có 51 chi nhánh công ty, có 1275 người hướng dẫn viên (1051 người là hướng dẫn
viên cố định, 224 người là tạm thời) trong đó có hướng dẫn viên sử dụng ngoại ngữ
được có 12 ngoại ngữ.
Hiện nay nước CHDCND Lào có công ty du lịch khoảng 368 công ty và 54
chínhánh, có 545 khách sạn 21.617 phòng, 1.907 nhà nghỉ 26.791 phòng, có 1.744
nhà hàng quán ăn và có 168 điểm giải trí vui chơi.




16
v Du lịch Lào hiện nay là một ngành kinh tế thu ngoại tệ có khả năng đem

lại lợi nhuận tiền tệ vào nước, tạo công ăn việc làm trong lĩnh vực du lịch, đem lợi
nhuận đến nhân dân Lào và làm cho cuộc sống của dân ngày càng tốt từng bước .
đến năm 2015 CHDCND Lào có điểm du lịch 2.104 nơi, trong đó điểm du lịch
thiên nhiên có 1.194 nơi, điểm du lịch văn hóa có 541 nơi và điểm du lịch lịch sử
282 nơi . các nơi đó đã qua khảo sát 145 nơi, đã khảo sát sắp xếp cùng xác định ý
tưởng trong việc phát triển 24 nơi, có điểm du lịch di sản thế giới 2 nơi, điểm du
lịch di sản quốc gia 20 nơi.
1.3. Khái quát về du lịch và lợi thế phát triển du lịch của Lào
1.3.1. Khái niệm du lịch
Ngày nay du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến. Hội
đồng Lữ hành và Du lịch quốc tế (World Travel and Tourism Council – WTTC) đã
công bố du lịch là một ngành kinh tế lớn nhất thế giới, vượt trên cả ngành sản xuất
ô tô, thép, điện tử và nông nghiệp. Đối với nhiều quốc gia, du lịch là một trong ba
ngành kinh tế hàng đầu. Du lịch ngày nay đã trở thành một đề tài hấp dẫn, một vấn
đề mang tính chất toàn cầu.

Hoạt động du lịch đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử phát triển của loài người
và phát triển với tốc độ rất nhanh. Song cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm “du
lịch” thống nhất do tồn tại các cách tiếp cận khác nhau và dưới các góc độ khác
nhau mà các tác giả có các định nghĩa khác nhau về du lịch; do sự khác nhau về
ngôn ngữ và cách hiểu khác nhau về du lịch ở các nước khác nhau và do tính chất
đặc thù của hoạt động du lịch. Sau đây, chúng ta xem xét một số khái niệm tiêu biểu
về du lịch:
Khái niệm cơ bản về du lịch được Liên hiệp Quốc các tổ chức lữ hành chính
thức - IUOTO (International Union of Official Travel Oragnizations- sau này trở
thành WTO) đưa ra như sau: “Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi
khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm
ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống...”.
Như vậy, theo định nghĩa này, hoạt động được xem là du lịch dựa trên các
tiêu thức:


×