Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

tap lam van da sua.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (400.27 KB, 65 trang )

Trường Tiểu học Qu¶ng Hỵp GV: TrÇn ThÞ Hoa
Tuần 1 Ngµy th¸ng n¨m 2007
Bài 1: TẬP LÀM VĂN
I. MỤC TIÊU
• Nói được những hiểu biết về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
• Điền đúng nội dung cần thiết vào mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
• Bảng phụ ghi sẵn mẫu đơn như bài tập 2 (hoặc mẫu đơn in sẵn đến từng HS).
• Đồ dùng phục vụ trò chơi Hái hoa dân chủ.
• Có thể mời Tổng phụ trách Đội của trường hoặc đội viên phụ trách Sao Nhi
đồng của lớp tham gia vào bài tập 1.
• HS lớp tìm hiểu về Đội theo các câu hỏi cho trước của GV. Ngoài các câu hỏi
như bài tập 1, GV có thể hỏi thêm:
- Hãy nêu những lần đổi tên của Đội.
- Hãy tả lại huy hiệu của Đội.
- Hãy tả lại khăn quàng của đội viên.
- Bài hát của Đội do ai sáng tác?
- Kể tên một số phong trào của Đội…
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
- GV hoặc Tổng phụ trách Đội, hoặc phụ trách Sao Nhi đồng đưa ra câu trả lời
đúng sau mỗi lần có HS trả lời.
- Sau khi HS hái hết các bông hoa câu hỏi, GV gọi 1 đến 2 HS nói lại những
hiểu biết của mình về Đội theo trình tự 3 câu hỏi của bài tập 1.
- Cả lớp lắng nghe
- 1 đến 2 HS nói trước lớp, cả lớp theo dõi để nhận xét và bổ sung (nếu cần).
*Đáp án câu hỏi:
1. Đội thành lập ngày nào? Ở đâu?
- Đội được thành lập ngày 15 – 5 – 1941, tại Pác Bó, Cao Bằng với tên gọi lúc
đầu là Đội Nhi đồng Cứu quốc.
2. Những đội viên đầu tiên của Đội là ai?
- Lúc đầu Đội chỉ có 5 đội viên là:


+ Anh Nông Văn Dền, bí danh Kim Đồng, là đội trưởng.
+ Anh Nông Văn Thàn, bí danh Cao Sơn.
+ Anh Lý Văn Tònh, bí danh Thanh Minh.
+ Chò Lý Thò Mì, bí danh Thuỷ Tiên.
+ Chò Lý Thò Xậu, bí danh Thanh Thuỷ.
3. Những lần đổi tên của Đội?
- Từ khi ra đời, Đội có 4 lần đổi tên, đó là:
Kế hoạch bài học: Tập Làm Văn 1 Lớp 3
Trường Tiểu học Qu¶ng Hỵp GV: TrÇn ThÞ Hoa
+ Ngày 15-5-1941: Đội Nhi đồng Cứu quốc.
+ Ngày 15-5-1951: Đội Thiếu nhi Tháng tám.
+ Tháng 2-1956: Đội Thiếu niên Tiền phong.
+ Ngày 30-1-1970: Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
4. Hãy tả lại huy hiệu của Đội.
- Huy hiệu của Đội có hình tròn, nền là lá cờ Tổ Quốc, bên trong có búp măng
non. Phía dưới là khẩu hiệu Sẵn sàng.(cho HS quan sát huy hiệu Đội)
5. Hãy tả lại khăn quàng của đội viên.
- Đội viên được đeo khăn quàng. Khăn quàng có màu đỏ, hình tam giác. Đây
chính là một phần của lá cờ Tổ Quốc Việt Nam. (HS chuyền tay nhau chiếc khăn
quàng)
6. Bài hát của Đội do ai sáng tác?
- Bài Đội ca là sáng tác của nhạc só Phong Nhã.
7. Nêu tên một số phong trào của Đội.
- Từ khi ra đời đến nay, Đội đã có nhiều phong trào, tiêu biểu là:
+ Công tác Trần Quốc Toản, phát động từ năm 1947.
+ Phong trào Kế hoạch nhỏ, phát động từ năm 1960.
+ Phong trào Thiếu nhi làm nghìn việc tốt, phát động từ năm 1981.
*Bài 2
- Gọi HS nêu yêu cầu bài 2
- GV: Ở lớp 2, các em đãhọc bài tập đọc Đơn xin cấp thẻ đọc sách, trong bài tập này,

dựa vào mẫu đơn cho sẵn, em hãy suy nghó và điền các nội dung thích hợp vào đơn.
- Chữa bài.
- Giúp HS nêu được cấu trúc của lá đơn.
- 1 đến 2 HS nêu: Chép lại mẫu đơn dưới đây vào vở và điền các nội dung cần thiết
vào chỗ trống.
- HS suy nghó và tự làm bài vào vở bài tập, 1 HS lên bảng làm bài.
- 2 đến 3 HS đọc đơn của mình.
+ Phần đầu của đơn, từ Cộng hoà đến Kính gửi, gồm những nội dung gì?
+ Phần thứ hai của đơn, từ Em tên là đến Em xin trân trọng cảm ơn, gồm những nội
dung gì?
+ Phần cuối đơn gồm những nội dung gì?
- Yêu cầu những HS sửa lại nội dung điền sai theo mẫu đơn.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Yêu cầu HS tìm hiểu thêm về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, nhớ và
viết lại được đơn xin cấp thẻ đọc sách theo mẫu trên.
- Tổng kết giờ học, tuyên dương những HS hăng hái tham gia xây dựng bài (giới
thiệu cho cả lớp xem 1, 2 lá đơn viết đẹp), nhắc nhở HS cả lớp cùng cố gắng trong
học tập.
- Phần đầu của đơn gồm:
Kế hoạch bài học: Tập Làm Văn 2 Lớp 3
Trường Tiểu học Qu¶ng Hỵp GV: TrÇn ThÞ Hoa
+ Tên nước ta (Quốc hiệu) và tiêu ngữ.
+ Đòa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn.
+ Tên đơn.
+ Đòa chỉ nhận đơn.
- Phần thứ hai gồm:
+ Họ tên, ngày sinh, đòa chỉ, trường, lớp của người viết đơn.
+ Nguyện vọng và lời hứa của người viết đơn.
- Người viết đơn kí tên và ghi rõ họ tên.
Tuần 2 Ngµy th¸ng n¨m 2006

Bài 2: TẬP LÀM VĂN
ViÕt ®¬n
I. MỤC TIÊU
Viết được đơn xin vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh theo mẫu
đơn đã học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Giấy trắng kẻ ô li từng tờ rời để HS viết đơn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi 2 HS lên bảng nói những điều em biết
về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí
minh.
- Kiểm tra vở của 3 đến 4 HS viết đơn xin
cấp thẻ đọc sách.
2. DẠY - HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
-Năm nay, các em đã được 9 tuổi, đủ tuổi
vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí
Minh. Để được kết nạp vào Đội, các em
phải cố gắng phấn đấu, phải là con ngoan,
trò giỏi, và một điều không thể thiếu là em
phải viết được đơn xin vào Đội. Bài tập làm
văn hôm nay sẽ hướng dẫn các em biết
cách viết đơn xin vào Đội.
- 2 HS lên bảng nói theo yêu cầu. HS
cả lớp theo dõi.
Kế hoạch bài học: Tập Làm Văn 3 Lớp 3
Trường Tiểu học Qu¶ng Hỵp GV: TrÇn ThÞ Hoa
2.2. Hướng dẫn viết đơn

a) Nêu lại những nội dung chính của đơn
- GV: Chúng ta đã được học về Đơn xin vào
Đội trong giờ tập đọc tuần trước. Hãy nêu
lại những nội dung chính của đơn xin vào
Đội. GV nghe HS trả lời, viết lại lên bảng.
- Trong các nội dung trên, nội dung nào cần
viết theo đúng mẫu, nội dung nào không
cần viết hoàn toàn theo đơn mẫu?
b) Tập nói theo nội dung đơn
- Gọi 1 số HS tập nói trước lớp về lá đơn
của mình theo các nội dung cụ thể đã ghi
trên bảng. Chú ý tập trung vào phần trình
bày nguyện vọng.
- GV nhận xét và sửa lỗi cho HS.
- Hướng dẫn HS đơn viết phải đúng mẫu
nhưng cần thể hiện được những hiểu biết
của em về Đội, tình cảm tha thiết của em
muốn được vào Đội.
c) Thực hành viết đơn
- Yêu cầu HS viết đơn vào vở bài tập.
- Gọi 1 số HS đọc đơn trước lớp, khi HS đọc
GV chú ý chỉnh sửa lỗi cho HS.
- Chấm điểm 1 số bài, thu các bài còn lại
để chấm sau.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Hỏi: Đơn dùng để làm gì?
- Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS
- HS tiếp nối nhau trả lời, mỗi HS chỉ
cần nêu 1 nội dung của đơn:
+ Mở đầu viết tên Đội.

+ Đòa điểm, ngày, tháng, năm viết
đơn.
+ Tên của đơn: Đơn xin vào Đội.
+ Nơi nhận đơn.
+ Người viết đơn tự giới thiệu: tên,
ngày, tháng, năm sinh, lớp, trường.
+ Trình bày lí do, nguyện vọng của
người viết đơn.
+ Lời hứa của người viết đơn khi đạt
được nguyện vọng.
+ Chữ kí, họ tên người viết đơn.
- Phần trình bày lí do và nguyện vọng
của người viết đơn không cần viết
theo khuôn mẫu vì khi viết đơn mỗi
người có một lí do, nguyện vọng khác
nhau, suy nghó khác nhau. Các nội
dung còn lại cần viết theo mẫu cho rõ
ràng, cụ thể.
- Một số HS thực hành nói trước lớp.
- Viết đơn
- Một số HS đọc đơn của mình trước
lớp. Cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Đơn dùng để trình bày nguyện vọng
của mình với tập thể hay cá nhân nào
đó.
Kế hoạch bài học: Tập Làm Văn 4 Lớp 3
Trường Tiểu học Qu¶ng Hỵp GV: TrÇn ThÞ Hoa
chú ý tham gia xây dựng bài, nhắc nhở
những HS còn chưa chú ý trong giờ học.
Kế hoạch bài học: Tập Làm Văn 5 Lớp 3

Trường Tiểu học Qu¶ng Hỵp GV: TrÇn ThÞ Hoa
Tuần 3 Ngµy th¸ng n¨m 2006
Bài 3: TẬP LÀM VĂN
KĨ vỊ gia ®×nh
I. MỤC TIÊU
• Kể được về gia đình với một người bạn mới quen.
• Viết đúng đơn xin nghỉ học, theo mẫu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Mẫu đơn xin nghỉ học (photo cho mỗi HS 1 bản hoặc viết sẵn trên bảng phụ)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Trả bài tập làmvăn tuần 2: viết đơn xin vào
Đội. Nhận xét bài viết của HS, tuyên dương
những HS viết đúng mẫu, biết trình bày lí do,
nguyện vọng viết đơn; nhắc nhở, động viên
HS chưa đạt yêu cầu viết tốt hơn.
2. DẠY - HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
- Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta
thường được tiếp xúc, làm quen với những
người bạn mới. Khi đó, chúng ta không tự giới
thiệu về bản thân mình mà còn có thể giới
thiệu về gia đình mình với bạn. Bài học tập
làm văn hôm nay giúp các em biết cách giới
thiệu một cách đơn giản về gia đình mình.
Sau đó, chúng ta sẽ tập viết đơn xin nghỉ học
theo mẫu.
2.2. Hướng dẫn giới thiệu về gia đình
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài 1.

- Hướng dẫn: Khi kể về gia đình với một
người bạn mới quen, chúng ta nên giới thiệu
một cách khái quát nhất về gia đình. Vì là kể
với bạn, nên khi kể em có thể xưng hô là tôi,
tớ, mình,… Ví dụ:
+ Gia đình em có mấy người, đó là những ai?
+ Công việc của mỗi người trong gia đình là
- Hãy kể về gia đình em với một
người bạn em mới quen.
- Nghe hướng dẫn của GV. Một số
HS trả lời câu hỏi của GV. Ví dụ,
Kế hoạch bài học: Tập Làm Văn 6 Lớp 3
Trường Tiểu học Qu¶ng Hỵp GV: TrÇn ThÞ Hoa
gì?
+ Tính tình của mỗi người trong gia đình như
thế nào?
+ Bố mẹ em thường làm việc gì?
+ Tình cảm của em đối với gia đình như thế
nào?
- Chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm
khoảng 4 HS và yêu cầu HS kể cho các bạn
trong nhóm nghe về gia đình mình.
- Gọi 1 số HS trình bày trước lớp. Theo dõi và
hướng dẫn HS kể thành câu.
2.3. Hướng dẫn viết đơn xin nghỉ học
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 2.
- Treo bảng phụ viết sẵn mẫu đơn và yêu cầu
HS đọc mẫu đơn.
- Hỏi: Đơn xin nghỉ hoc gồm những nội dung
gì? GV nghe HS trả lời và ghi lên bảng. Nếu

HS chưa nêu đủ những nội dung của đơn thì
GV nêu cho đủ.
- Gọi 1 đến 2 HS làm miệng trước lớp, chú ý
nội dung lí do xin nghỉ học phải đúng với sự
thật.
- Nhận xét bài miệng của 2 HS, sau đó yêu
cầu HS cả lớp viết đơn vào vở hoặc vào mẫu
đã photo.
HS có thể kể:
Gia đình mình có 4 người, bố, mẹ,
em bé và mình. Bố mình là bộ đội
nên thường xuyên vắng nhà. Mẹ
mình là bác só ở bệnh viện huyện.
Mẹ rất hiền và yêu các con. Em bé
của mình năm nay mới lên 3 tuổi.
Mình rất thích những ngày bố được
nghỉ, vì lúc đó cả nhà được quay
quần vui vẻ bên nhau. Mình yêu gia
đình của mình.
- Làm việc theo nhóm.
- Một số HS trình bày, cả lớp theo
dõi để nhận xét.
- Dựa vào mẫu dưới đây, hãy viết
một lá đơn xin nghỉ học.
- HS cả lớp đọc thầm.
- HS tiếp nối nhau phát biểu ý
kiến, mỗi HS chỉ cần nêu một nội
dung. Chú ý nêu đúng theo trình tự
viết đơn.
Đơn xin nghỉ đọc có các nội dung:

+ Quốc hiệu và tiêu ngữ.
+ Đòa điểm, ngày, tháng, năm viết
đơn.
+ Tên đơn: Đơn xin phép nghỉ học.
+ Tên của người nhận đơn.
+ Người viết đơn tự giới thiệu tên,
lớp.
+ Nêu lí do viết đơn.
+ Nêu lí do xin phép nghỉ học.
+ Lời hứa của người viết đơn.
+ Ý kiến và chữ kí của gia đình
HS.
+ Chữ kí và họ tên người viết đơn.
Kế hoạch bài học: Tập Làm Văn 7 Lớp 3
Trường Tiểu học Qu¶ng Hỵp GV: TrÇn ThÞ Hoa
- Chấm điểm 1 số HS , số còn lại thu để chấm
sau.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS
chú ý tham gia xây dựng bài, nhắc nhở những
HS còn chưa chú ý trong giờ học.
- Dặn dò HS về nhà:
+ Viết đoạn văn khoản 4 đến 5 câu kể về gia
đình em.
+ Ghi nhớ mẫu đơn xin phép nghỉ học.
+ Chuẩn bò bài sau.
- 1 đến 2 HS trình bày, cả lớp theo
dõi để nhận xét, rút kinh nghiệm
trước khi làm bài.
- Viết đơn, sau đó 1 số HS trình

bày đơn của mình trước lớp. HS cả
lớp theo dõi và nhận xét.
Kế hoạch bài học: Tập Làm Văn 8 Lớp 3
Trường Tiểu học Qu¶ng Hỵp GV: TrÇn ThÞ Hoa
Tuần 4 Ngµy th¸ng n¨m 2006

Bài 4: TẬP LÀM VĂN
I. MỤC TIÊU
• Nghe và kể lại được câu chuyện Dại gì mà đổi, kể đúng nội dung, tự nhiên, có
điệu bộ và cử chỉ thoải mái khi kể.
• Điền đúng những nội dung cần thiết vào mẫu điện báo.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
• Tranh minh hoạ truyện Dại gì mà đổi.
• Mẫu điện báo, photo cho mỗi HS 1 bản.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi 2 HS lên bảng kể về gia đình mình
với người bạn mới quen.
- Trả bài viết đơn xin nghỉ học.
- Nhận viết bài làm của HS.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu của giờ học.
2.2. Nghe và kể lại truyện Dại gì mà đổi
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài 1.
- GV kể câu chuyện 2 lần. Nội dung:
- 2 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận
xét.
- Nghe giới thiệu.

- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc
thầm trong SGK.
Kế hoạch bài học: Tập Làm Văn 9 Lớp 3
Dại gì mà đổi
Có một cậu bé 4 tuổi rất nghòch ngợm. Một hôm mẹ cậu doạ sẽ đổi cậu để lấy một đứa
trẻ ngoan về nuôi. Cậu bé nói:
- Mẹ sẽ chẳng đổi được đâu!
Mẹ ngạc nhiên hỏi:
- Vì sao thế?
Cậu bé trả lời:
- Vì chẳng ai muốn đổi một đứa con ngoan lấy một đứa con nghòch ngợm đâu, mẹ ạ.
Theo Tiếng cười tuổi học tro.ø
Trường Tiểu học Qu¶ng Hỵp GV: TrÇn ThÞ Hoa
- GV lần lượt hỏi từng câu hỏi gợi ý để
giúp HS nhớ lại nội dung câu chuyện.
+ Vì sao mẹ doạ đổi cậu bé?
+ Cậu bé trả lời mẹ như thế nào?
+ Vì sao cậu bé nghó như vậy?
- GV gọi 1 HS khá kể lại nội dung câu
chuyện.
- Chia HS thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm 5
HS và yêu cầu từng HS kể trong nhóm của
mình.
- Tổ chức thi kể chuyện.
- Nhận xét phần kể chuyện của HS và hỏi:
Em thấy câu chuyện này buồn cười ở điểm
nào?
2.3. Viết điện báo
- Gọi GV đọc yêu cầu bài 2.
- Vì sao em lại cần gửi điện báo cho gia

đình.
- GV: Mỗi người chúng ta khi có việc phải
đâu xa thì những người thân thường rất lo
lắng, vì vậy khi đến nơi chúng ta nên gửi
điện báo tin cho người thân được biết để
họ yên tâm.
- Bài tập yêu cầu em viết những nội dung
gì trong điện báo?
- Người nhận điện ở đây là ai.
- Khi viết đòa chỉ người nhận điện, chúng
ta cần lưu ý điều gì để bức điện đến được
tay người nhận?
- Phần tiếp theo chúng ta cần ghi là nội
dung bức điện. Vì là điện báo nên chúng
ta cần ghi ngắn gọn, rõ ràng, đủ ý. Chẳng
- Trả lời câu hỏi gợi ý.
+ Vì cậu bé rất nghòch ngợm.
+ Cậu bé nói: “Mẹ sẽ chẳng đổi
được đâu!”
+ Vì vậy cậu bé cho rằng chẳng ai
muốn đổi một đứa con ngoan để lấy
một đứa con nghòch ngợm.
- 1 HS kể, cả lớp theo dõi để nhận
xét.
- Hoạt động theo nhóm nhỏ.
- 4 đến 5 HS tham gia thi kể. Cả lớp
bình chọn bạn kể hay nhất.
- Trả lời: truyện buồn cười ở chỗ một
cậu bé 4 tuổi đã biết được là chẳng
ai muốn đổi một đứa con ngoan lấy

một đứa con nghòch ngợm.
- 2 HS đọc bài trước lớp, cả lớp theo
dõi và tìm hiểu yêu cầu của bài.
- Vì em đi chơi xa, khi đến nơi em
gửi điện báo để mọi người trong gia
đình biết tin và không lo lắng.
- Nghe giảng.
- Viết tên, đòa chỉ người gửi, người
nhận và nội dung bức điện.
- Là gia đình em.
- Chúng ta phải viết rõ tên và viết
đòa chỉ thật chính xác.
- Một số HS nói đòa chỉ người nhận
trước lớp.
- Một số HS nói phần nội dung mình
sẽ ghi trong bức điện trước lớp. Các
Kế hoạch bài học: Tập Làm Văn 10 Lớp 3
Trường Tiểu học Qu¶ng Hỵp GV: TrÇn ThÞ Hoa
hạn có thể ghi: Con đã đến nơi an toàn./
Con khoẻ và đã đến nhà bà…
- Phần cuối cùng là họ tên, đòa chỉ người
gửi. Phần này không chuyển đi nên không
tính cước, nhưng người gửi cần ghi đầy đủ,
rõ ràng để Bưu điện tiện liên hệ khi
chuyển phát điện báo gặp khó khăn. Bưu
điện không chòu trách nhiệm nếu khách
hàng không ghi đầy đủ theo yêu cầu.
- Gọi HS làm miệng trước lớp
- Yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập.
- Nhận xét và chấm điểm một số bức

điện.Thu bài để chấm số còn lại sau đó.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS ghi nhớ cách viết điện báo,
về nhà nhớ kể câu chuyện Dại gì mà đổi
cho người thân nghe.
HS khác theo dõi và góp ý để bức
điện ngắn gọn và gia đình yên tâm.
- 1 HS nói hoàn chỉnh bức điện trước
lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Làm bài vào vở bài tập, sau đó một
số HS đọc bài trước lớp.
Tuần 5 Ngµy th¸ng n¨m 2006
Kế hoạch bài học: Tập Làm Văn 11 Lớp 3
Trường Tiểu học Qu¶ng Hỵp GV: TrÇn ThÞ Hoa
Bài 5: TẬP LÀM VĂN
I. MỤC TIÊU
• HS biết tổ chức được một cuộc họp tổ:
- Biết xác đònh nội dung cuộc họp.
- Biết tổ chức cuộc họp theo đúng trình tự đã nêu ở bài tập đọc Cuộc họp của
chữ viết.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
• Bảng lớp viết sẵn các gợi ý về nội dung trao đổi trong cuộc họp.
• Bảng phụ viết sẵn trình tự diễn biến của cuộc họp như ở bài tập đọc Cuộc họp
chữ viết
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi 2 HS lên bảng kể lại chuyện Dại
gì mà đổi.

- Trả bài viết điện báo của giờ tập làm
văn tuần 4.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu của giờ học.
2.2. Hướng dẫn cách tiến hành cuộc
họp
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của giờ tập làm
văn.
- Hỏi: Nội dung của cuộc họp tổ là gì?
- Nêu trình tự của một cuộc họp thông
thường.
- Ai là người nêu mục đích cuộc họp,
tình hình của tổ?
- Ai là người nêu nguyên nhân của tình
hình đó?
- Làm thế nào để tìm cách giải quyết
- 2 HS kể.
- Nghe GV giới thiệu bài.
- 1 HS đọc thành tiếng, HS cả lớp đọc
thầm.
- HS nêu các nội dung mà SGK gợi ý
hoặc nội dung do các em thấy đó là vấn
đề cần giải quyết trong tổ (VD: Giúp
một bạn học kém; Đi thăm gia đình
thương binh, liệt só; Tiến hành làm công
trình măng non của tổ;…)
- HS nêu nhữ đã giới thiệu ở giờ tập đọc
Cuộc họp của chữ viết.
- Người chủ toạ cuộc họp (có thể là tổ

trưởng hoặc HS làm chủ toạ để các em
có cơ hội tập dượt)
- Tổ trưởng nêu, sau đó các thành viên
trong tổ đóng góp ý kiến.
- Cả tổ bàn bạc, thảo luận, thống nhất
cách giải quyết, tổ trưởng tổng hợp ý
Kế hoạch bài học: Tập Làm Văn 12 Lớp 3
Trường Tiểu học Qu¶ng Hỵp GV: TrÇn ThÞ Hoa
vấn đề trên?
- Giao việc cho mọi người bằng cách
nào?
- GV thống nhất lại những điều cần chú
ý khi tiến hành cuộc họp.
2.3. Tiến hành họp tổ
- Giao cho mỗi tổ một trong các nội
dung mà SGK đẫ gợi ý, yêu cầu các tổ
tiến hành cuộc họp.
- Theo dõi và giúp đỡ HS từng tổ.
2.4. Thi tổ chức cuộc họp
- 4 tổ thi tổ chức cuộc họp trước lớp, GV
là giám khảo.
- Kết luận và tuyên dương tổ có cuộc
họp tốt, đạt hiệu quả.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Yêu cầu HS nêu lại trình tự diễn biến
của cuộc họp.
- Nhận xét tiết học và dặn dò HS chuẩn
bò bài sau.
kiến của các bạn.
- Cả tổ bàn bạc để phân công, sau đó tổ

trưởng chốt lại ý kiến của cả tổ.
- Các tổ HS tiến hành họp theo hướng
dẫn.
- Cả lớp theo dõi và nhận xét cuộc họp
của từng tổ.
* VD về các cuộc họp theo gợi ý của SGK
Diễn biến cuộc họp: Giúp đỡ nhau học tập
Nêu mục đích
cuộc họp
Thưa các bạn! Hôm nay, tổ chúng ta họp bàn về việc giúp đỡ bạn
Tùng.
Nêu tình hình
Bạn Tùng là HS còn yếu về môn toán, thường xuyên tính toán sai.
Nguyên nhân
Bạn Tùng không thuộc các bảng nhân, bảng chia đã học, đặt tính
sai khi làm các phép tính cộng, trừ các số có 3 chữ số.
Cách giải quyết
Tùng phải học lại các bảng nhân, bảng chia đã học. Khi làm tính
cộng, trừ các số có 3 chữ số trở lên phải kiểm tra kó xem đặt tính
đã đúng chưa.
Giao việc cho
mọi người
Bạn Hằng, bạn Trâm, bạn Hùng sẽ thay phiên nhau kiểm tra bài
của bạn Tùng, giảng lại những phần bạn Tùng chưa hiểu. Nếu
không giảng được thì báo ngay với cô giáo để cô giáo giúp đỡ.
Diễn biến cuộc họp:
Chuẩn bò các tiết mục văn nghệ chào mừng 20 – 11
Kế hoạch bài học: Tập Làm Văn 13 Lớp 3
Trường Tiểu học Qu¶ng Hỵp GV: TrÇn ThÞ Hoa
Nêu mục

đích cuộc
họp
Thưa các bạn! Hôm nay, chúng ta họp bàn về việc chuẩn bò các tiết
mục văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11.
Nêu tình
hình
Theo yêu cầu của lớp thì tổ ta phải đóng góp 3 tiết mục văn nghệ, tới
nay chưa có bạn nào đăng kí tiết mục.
Nguyên
nhân
Tổ ta mới nhận được yêu cầu của lớp và chưa bàn bạc được sẽ tham
gia với lớp những tiết mục nào. Vì vậy, đề nghò các bạn suy nghó, thảo
luận để thống nhất về các tiết mục sẽ tham gia trong lễ kỉ niệm của
lớp.
Cách giải
quyết
Tổ sẽ góp 3 tiết mục:
- Đơn ca: Cô giáo như mẹ hiền.
- Múa: Chúng em là những em bé ngoan.
- Tốp ca: Những bông hoa, những lời ca.
Giao việc
cho mọi
người
- 1 Bạn chuẩn bò tiết mục đơn ca.
- Cả tổ tập tiết mục múa.
- Các bạn nữ tập tiết mục tốp ca.
- Tổ bắt đầu tập từ ngày mai, trong giờ sinh hoạt tập thể.
Diễn biến cuộc họp: Trang trí lớp học
Nêu mục đích
cuộc họp

Thưa các bạn! Hôm nay, tổ chúng ta họp bàn về việc trang trí lớp
học.
Nêu tình hình
Theo yêu cầu của lớp thì tổ ta phải trang trí bức tường phía dưới của
lớp, đối diện với bảng lớp nhưng hiện nay vẫn chưa có bạn nào đề
xuất về cách trang trí.
Nguyên nhân
Tổ ta mới nhận được yêu cầu của lớp và chưa bàn bạc được sẽ trang
trí như thế nào.
Cách giải
quyết
Tổ sẽ tiến hành trang trí như sau:
- Lau chùi sạch và treo lại bằng khen, giấy khen, cờ lưu niệm của
lớp.
- Cùng cả lớp quét sạch mạng nhện và các vết bẩn trên tường.
- Làm 2 lọ hoa giấy trang trí tường.
Giao việc cho
mọi người
- Bạn Hằng, bạn Nga, bạn Lan tiến hành lau chùi lại các bằng khen,
giấy khen, cờ lưu niệm của lớp.
- Bạn Thanh, bạn Việt, bạn Chính quét sạch mạng nhện và vết bẩn
trên tường cùng các bạn tổ khác.
- Các bạn nữ làm 2 lọ hoa giấy trên tường.
- Lau bằng khen, cờ lưu niệm, quét sạch tường làm vào ngày tổng vệ
sinh trang trí lớp học của cả lớp. Các bạn nữ làm hoa vào giờ sinh
hoạt tập thể.
Kế hoạch bài học: Tập Làm Văn 14 Lớp 3
Trường Tiểu học Qu¶ng Hỵp GV: TrÇn ThÞ Hoa
Diễn biến cuộc họp: Giữ vệ sinh chung
Nêu mục

đích cuộc
họp
Thưa các bạn! Hôm nay, tổ chúng ta họp bàn về việc giữ vệ sinh
trong lớp học.
Nêu tình
hình
Lớp thường có rác bẩn sau giờ ăn trưa và sau giờ nghỉ giải lao giữa
buổi học.
Nguyên
nhân
Một số bạn ăn quà xong vứt vỏ bánh, kẹo bừa bãi trong lớp trong
trường như bạn Vũ, bạn Lâm, bạn Thư…
Cách giải
quyết
- Thực hiện tốt lòch trực nhật của tổ.
- Nhắc nhở các bạn hay vứt rác bừa bãi thực hiện vứt rác đúng quy
đònh.
Giao việc
cho mọi
người
- Bạn Hằng, bạn Thu theo dõi lòch trực nhật của tổ và nhắc nhở các
bạn thực hiện đúng lòch này.
- Bạn Mai, bạn Tuấn theo dõi việc thực hiện vứt rác đúng nơi quy
đònh của tất cả các thành viên trong tổ.
- Phối hợp với cô giáo và các tổ khác để giữ vệ sinh chung.
Kế hoạch bài học: Tập Làm Văn 15 Lớp 3
Trường Tiểu học Qu¶ng Hỵp GV: TrÇn ThÞ Hoa
Tuần 6
Bài 6: TẬP LÀM VĂN
I. MỤC TIÊU

• Kể lại được buổi đi học đầu tiên của mình.
• Viết lại được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Ghi sẵn các câu hỏi gợi ý trên bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi 2 HS lên bảng trả lời các câu hỏi:
+ Nêu trình tự các nội dung của một cuộc họp
thông thường.
+ Nêu mục đích cuộc họp có nội dung là chuẩn
bò các tiết mục văn nghệ chào mừng ngày Quốc
tế Phụ nữ 8 – 3.
-Nhận xét và cho điểm HS.
2. DẠY - HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
Trong giờ Tập làm văn này các em sẽ kể lại
buổi đầu đi học của mình, sau đó viết lại thành
một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu.
2.2. Kể lại buổi đầu đi học
- Hướng dẫn: Để kể lại buổi đầu đi học của mình
em cần nhớ lại xem buổi đầu mình đã đi học như
thế nào? Đó là buổi sáng hay buổi chiều? Buổi
đó cách đây bao lâu? Em đã chuẩn bò cho buổi đi
học đó thế nào? Ai là người đưa em đến trường?
Hôm đó, trường học trông như thế nào? Lúc đầu
em bỡ ngỡ ra sao? Buổi đầu đi học kết thúc như
thế nào? Em nghó gì về buổi đầu đi học đó?
- Gọi 1 Đến 2 HS khá kể trước lớp để làm mẫu.
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh kể cho nhau nghe về

buổi đầu đi học của mình.
- Gọi một số HS kể trước lớp.
- Nhận xét bài kể của HS.
2.3. Viết đoạn văn
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu 2, sau đó cho các em
tự viết vào vở bài tập. Nhắc HS khi viết cần đọc
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, các
HS nghe và nhận xét.
- 1 đến 2 HS kể, cả lớp theo dõi và
nhận xét xem bạn kể có tự nhiên
không, nói đã thành câu chưa.
- Làm việc theo cặp.
- Từ 5 đến 6 HS kể, cả lớp theo dõi và
nhận xét.
Kế hoạch bài học: Tập Làm Văn 16 Lớp 3
Trường Tiểu học Qu¶ng Hỵp GV: TrÇn ThÞ Hoa
lại kó trước khi chấm câu để biết câu đó đã thành
câu hay chưa.
- Yêu cầu một số HS đọc bài trước lớp.
- Nhận xét và cho điểm HS. Số bài còn lại GV
thu để chấm sau tiết học.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Yêu cầu HS về tập kể lại buổi đầu đi học đó
với một người thân trong gia đình.
- Nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bò bài sau.
- Viết bài.
- 3 đến 5 HS đọc, cả lớp theo dõi và
nhận xét.
VD: Kể lại buổi đầu đi học
Năm nay, em đã là học sinh lớp 3 nhưng em vẫn nhớ như in buổi đi học đầu tiên của

mình.
Hôm đó là một ngày thu trong xanh. Em dạy từ sáng sớm. Mẹ giúp em chuẩn bò quần
áo, sách vở, rồi đưa cho em chiếc cặp sách và nói: “Mẹ mong con gái sẽ luôn cố gắng học
giỏi. Nhở nghe lời cô giáo, con nhé.” Bố đèo em đến trường. Trường của em đây rồi, Trường
Tiểu học Thành Công B. Đến cổng trường, bố chỉ lớp học cho em rồi bảo: “Con hãy mạnh
dạn lên và tự mình đi vào lớp được không?”. Nhưng em không giám. Vậy là bố đã dắt tay em
đến trước cô giáo. Cô đưa em vào lớp, chỉ chỗ ngồi cho em. Hôm đó, cô giáo dặn dò chúng
em thật nhiều điều nhưng em không nhớ hết.
Buổi học đầu tiên của em bắt đầu như thế đấy.
* RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tỉ trëng kiĨm tra Ban gi¸m hiƯu
(Dut)
Kế hoạch bài học: Tập Làm Văn 17 Lớp 3
Trường Tiểu học Qu¶ng Hỵp GV: TrÇn ThÞ Hoa
Tuần 7
Bài 7: TẬP LÀM VĂN
I. MỤC TIÊU
• Kể lại và hiểu được nội dung câu chuyện Không nở nhìn.
• Rèn kó năng tổ chức cuộc họp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Viết sẵn các gợi ý về nội dung cuộc họp trên bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Trả bài và nhận xét về bài tập làm văn Kể lại buổi
đầu đi học của em.

2. DẠY - HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu và ghi tên bài lên bảng.
2.2. Kể lại câu chuyện Không nỡ nhìn
- GV kể câu chuyện lần 1.
- Nêu từng câu hỏi về nội dung truyện cho HS trả lời.
+ Anh thanh niên làm gì trên chuyến xe buýt?
+ Bà cụ ngồi bên cạnh anh nói gì?
+ Anh trả lời thế nào?
- GV kể lại câu chuyện lần 2.
- Gọi 1 HS khá kể lại câu chuyện.
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau kể lại câu chuyện cho
nhau nghe.
- Tổ chức cho HS thi kể lại câu chuyện.
- Yêu cầu HS kể hay nhất trả lời câu hỏi: Em có nhận
xét gì về anh thanh niên trong câu chuyện trên?
- GV nghe HS trả lời và tổng kết: Anh thanh niên
trong câu chuyện thật đáng chê cười. Trên xe buýt
đông người, anh đã không biết nhường chỗ cho cụ già
và phụ nữ lại còn che mặt và trả lời rằng không nỡ
nhìn cụ già và phụ nữ phải đứng. Khi tham gia sinh
hoạt ở những nơi công cộng, các con cần tôn trọng nội
quy chung và biết nhường chỗ, nhường đường cho các
cụ già, em nhỏ, phụ nữ, người tàn tật,…
- Nghe GV giới thiệu bài.
- HS cả lớp theo dõi.
- Nghe câu hỏi, nhớ lại nội dung truyện
và trả lời câu hỏi.
+ Anh ngồi, hai tay ôm lấy mặt.
+ Bà cụ thấy vậy liền hỏi anh: “Cháu

nhức đầu à? Có cần dầu xoa không?”
+ Anh nói nhỏ: “Không ạ. Cháu không nỡ
ngồi nhìn các cụ già và phụ nữ phải
đứng”
- Nghe kể chuyện.
- 1 HS kể, lớp theo dõi và nhận xét.
- Làm việc theo cặp.
- 3 đến 5 HS thi kể, cả lớp bình chọn bạn
kể hay nhất.
- Anh thanh niên là đàn ông khoẻ mạnh
mà không biết nhường chỗ cho cụ già và
phụ nữ.
- Anh thanh niên ích kỉ không muốn
nhường chỗ cho các cụ già và phụ nữ
nhưng lại giả vờ lòch sự là mình không nỡ
nhìn các cụ già và phụ nữ phải đứng.
- Anh thanh niên thật vô tình vì không
biết nhường chỗ cho các cụ già và phụ nữ,

Kế hoạch bài học: Tập Làm Văn 18 Lớp 3
Trường Tiểu học Qu¶ng Hỵp GV: TrÇn ThÞ Hoa
Không nỡ nhìn
Trên một chuyến xe buýt đông người, có anh thanh niên đang ngồi cứ lấy hai tay ôm mặt.
Một cụ già ngồi bên thấy thế liền hỏi:
- Cháu nhức đầu à? Có cần xoa dầu không?
Anh thanh niên nói nhỏ:
- Không ạ. Cháu không nỡ ngồi nhìn các cụ già và phụ nữ phải đứng.
Theo Tiếng cười tuổi học trò.
2.3. Tổ chức cuộc họp tổ
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài 2.

- Hỏi: Nội dung của cuộc họp tổ là gì?
- Nêu trình tự của một cuộc họp thông thường.
- GV nêu lại những điều cần chú ý khi tiến hành
cuộc họp.
2.4. Tiến hành họp tổ
- Giao cho mỗi tổ 1 trong các nội dung mà SGK đã
gợi ý, yêu cầu các tổ tiến hành họp tổ. (Chú ý HS
đã làm chủ toạ của những lần trước không làm lại.)
- Theo dõi và giúp đỡ HS từng tổ.
2.5. Thi tổ chức cuộc họp
- 4 tổ thi tổ chức cuộc họp trước lớp. GV làm giám
khảo.
- Kết luận và tuyên dương tổ có cuộc họp tốt, đạt
hiệu quả.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Yêu cầu HS nêu lại trình tự diễn biến của cuộc
họp.
- Nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bò bài sau.
- 1 HS đọc thành tiếng, HS cả lớp đọc thầm.
- HS nêu các nội dung mà SGK gợi ý.
- HS nêu như đã giới thiệu ở giờ tập đọc
Cuộc họp của chữ viết.
- Các tổ HS tiến hành họp theo hướng dẫn.
- Cả lớp theo dõi và nhận xét cuộc họp của
từng tổ.
* RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Kế hoạch bài học: Tập Làm Văn 19 Lớp 3
Trường Tiểu học Qu¶ng Hỵp GV: TrÇn ThÞ Hoa
Tuần 8
Bài 8: TẬP LÀM VĂN
I. MỤC TIÊU
• Kể lại một cách chân thật, tự nhiên về một người hàng xóm.
• Viết lại những điều vừa kể thành một đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu. Diễn đạt thành
câu, rõ ràng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Viết sẵn các câu hỏi gợi ý để kể trên bảng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi 2 HS lên bảng kể lại câu chuyện Không nỡ
nhìn và nêu nội dung câu chuyện.
- Nhận xét, cho điểm HS.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
- Chúng ta ai cũng có hàng xóm láng giềng, trong
giờ Tập làm văn này, các em sẽ kể về một người
hàng xóm mà mình yêu quý.
2.2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS suy nghó và nhớ lại những đặc điểm
của người hàng xóm mà mình đònh kể theo đònh
hướng:
+ Người đó tên là gì, bao nhiêu tuổi? Người đó làm
nghề gì? Hình dáng, tính tình của người đó như thế
nào? Tình cảm của gia đình em đối với người hàng

xóm đó như thế nào? Tình cảm của người hàng
xóm đó đối với gia đình em ra sao?
- Gọi 1 HS khá kể mẫu.
- Yêu cầu HS kể cho bạn bên cạnh nghe về người
hàng xóm mà mình yêu quý.
- Gọi một số HS kể trước lớp.
- GV nhận xét, bổ sung vào bài kể cho từng HS.
Bài 2
- Gọi 1 HS đọc êu cầu bài 2.
- Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó gọi 1 số em đọc
bài trước lớp.
- Nhận xét bài viết của HS.
- 2 HS lên bảng kể, cả lớp theo dõi
và nhận xét.
- 2 HS đọc trước lớp.
- Suy nghó về người hàng xóm.
- 1 HS kể trước lớp, cả lớp theo dõi
và nhận xét.
- Làm việc theo cặp.
- 5 đến 6 HS kể, cả lớp theo dõi và
Kế hoạch bài học: Tập Làm Văn 20 Lớp 3
Trường Tiểu học Qu¶ng Hỵp GV: TrÇn ThÞ Hoa
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà xem lại và bổ sung cho bài
viết hoàn chỉnh, chuẩn bò bài sau.
nhận xét.
- 1 HS đọc.
- Làm bài
* RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tỉ trëng kiĨm tra Ban gi¸m hiƯu
(Dut)
Kế hoạch bài học: Tập Làm Văn 21 Lớp 3
Trường Tiểu học Qu¶ng Hỵp GV: TrÇn ThÞ Hoa
Tuần 9
Bài 9: TẬP LÀM VĂN
I. MỤC TIÊU
• Dựa theo bài Thư gửi bà và gợi ý về nội dung, hình thức bức thư, viết được một bức thư ngắn
cho người thân.
• Biết ghi rõ ràng, đầy đủ nội dung trên phong bì thư.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
• Bảng phụ viết sẵn các gợi ý về nội dung và hình thức một bức thư.
• Mỗi HS chuẩn bò một tờ giấy HS, một phong bì thư.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Trả bài và nhận xét về bài tập làm văn Kể về một
người hàng xóm mà em yêu quý.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu và ghi tên bài lên bảng.
2.2. Hướng dẫn viết thư
- Yêu cầu HS đọc đề bài 1 và gợi ý trong SGK.
- Em sẽ gửi thư cho ai?
- Dòng đầu thư em viết thế nào?
- Em viết lời xưng hô với người nhận thư thế nào cho

tình cảm, lòch sự?
- Trong phần hỏi thăm tình hình người nhận thư, em sẽ
viết những gì?
- Em sẽ thông báo những gì về tình hình gia đình và bản
thân cho người thân?
- Em muốn chúc người thân của mình những gì?
- Em có hứa với người thân điều gì không?
- Yêu cầu HS cả lớp viết thư, sau đó gọi một số HS đọc
- Nghe GV giới thiệu bài.
- 2 HS đọc trước lớp.
- HS trả lời tuỳ theo sự lựa chọn của
từng HS. VD: Em gửi thư cho ông, cho
bố mẹ, cho anh,…
- 2 đến 3 HS trả lời. VD: Hà Nội, ngày
22 tháng 11 năm 2004.
- 3 đến 5 HS trả lời. VD: Ông kính mến!/
Ông kính yêu!/…
- 2 HS trả lời. VD: Dạo này ông có được
khoẻ không ạ? Ông có đi tập dưỡng sinh
vào các buổi sáng không? Cây cam mà
hai ông cháu mình trồng từ năm ngoái
bây giờ chắc là lớn lắm rồi ông nhỉ?…
- 2 HS trả lời. VD: Cả nhà cháu vẫn
khoẻ. Bố mẹ cháu vẫn đi làm đều. Năm
nay cháu đã lên lớp 3, em Ngọc cũng
bắt đầu vào mẫu giáo rồi ông ạ.. Bố
giao cho cháu phải dạy em Ngọc tập tô
chữ nhưng em nghòch và hay kêu mỏi
tay lắm. Giá mà có ông ở đây, ông sẽ
dạy em giống như ngày xưa ông dạy

cháu, ông nhỉ…
Kế hoạch bài học: Tập Làm Văn 22 Lớp 3
Trường Tiểu học Qu¶ng Hỵp GV: TrÇn ThÞ Hoa
thư của mình trước lớp. Nhận xét và cho điểm HS.
2.3. Viết phong bì thư
- Yêu cầu HS đọc phong bì thư được minh hoạ trong
SGK.
- Góc bên trái, phía trên của phong bì ghi những gì?
- Góc bên phải, phía dưới của phong bì ghi những gì?
- Cần ghi đòa chỉ của người nhận như thế nào để thư đến
tay người nhận.
- Chúng ta dán tem ở đâu?
- Yêu cầu HS viết bì thư, sau đó kiểm tra bì thư của một
số em.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Yêu cầu HS nhắc lại các nội dung chính trong một bức
thư.
- Nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bò bài sau.
- 2 HS trả lời. VD: Cháu kính chúc ông
khoẻ mạnh, sống lâu.
- 2 HS trả lời. VD: Cháu sẽ cố gắng học
giỏi, vâng lời bố mẹ để ông luôn vui
lòng.
- Viết thư.
- 2 HS đọc.
- Ghi họ, tên, đòa chỉ của người gửi.
- Ghi họ, tên và đòa chỉ của người nhận
thư.
- Phải ghi đầy đủ họ tên, số nhà, đường
phố, phường, quận, thành phố (tỉnh)

hoặc xóm (đội), thôn (làng, ấp), xã,
huyện, tỉnh.
- Dán tem ở góc bên phải, phía trên.
* RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tỉ trëng kiĨm tra Ban gi¸m hiƯu
(Dut)
Kế hoạch bài học: Tập Làm Văn 23 Lớp 3
Trường Tiểu học Qu¶ng Hỵp GV: TrÇn ThÞ Hoa
Tuần 10
Bài 10: TẬP LÀM VĂN
I. MỤC TIÊU
• Nghe và kể lại được câu chuyện Tôi có đọc đâu.
• Theo dõi và nhận xét được lời kể của bạn.
• Nói về quê hương (nói đơn giản, theo gợi ý).
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
• Viết sẵn các câu hỏi gợi ý của cả 2 bài tập lên bảng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Trả bài và nhận xét về bài văn Viết thư cho người
thân. Đọc 1 đến 2 lá thư viết tốt trước lớp.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu của bài học và ghi tên bài lên bảng.
2.2. Kể chuyện
- GV kể câu chuyện 2 lần, sau đó lần lượt yêu cầu HS

trả lời các câu hỏi gợi ý của SGK:
+ Người viết thư thấy người bên cạnh làm gì?
+ Người viết thư viết thêm vào thư điều gì?
+ Người bên cạnh kêu lên thế nào?
+ Câu chuyện đáng cười ở chỗ nào?
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau kể lại câu chuyện cho
nhau nghe, sau đó gọi một số HS trình bày trước lớp.
- Nhận xét và cho điểm HS.
Nội dung truyện
- Theo dõi lời nhận xét của GV, đối chiếu
với bài làm được GV chấm để chữa lỗi.
- Theo dõi GV kể chuyện, sau đó trả lời
câu hỏi:
+ Người viết thư thấy người bên cạnh ghé
mắt đọc trộm thư của mình.
+ Người viết thư viết thêm: “Xin lỗi. Mình
không viết tiếp được nữa, vì hiện có người
đang đọc trộm thư.”
+ Người bên cạnh kêu lên: “Không đúng!
Tôi có đọc trộm thư của anh đâu!”
+ Câu chuyện đáng cười là người bên cạnh
đọc trộm thư, bò người viết thư phát hiện
liền nói điều đó cho bạn của mình. Người
đọc trộm vội thanh minh là mình không
đọc lại càng chứng tỏ anh ta đọc trộm vì
chỉ có đọc trộm anh ta mới biết được người
viết thư đang viết gì về anh ta.
- Nghe và nhận xét bài kể chuyện của
bạn.
Kế hoạch bài học: Tập Làm Văn 24 Lớp 3

Trường Tiểu học Qu¶ng Hỵp GV: TrÇn ThÞ Hoa
Tôi có đọc đâu!
Một người ngồi viết thư cho bạn ngay trong bưu điện. Bỗng anh ta thấy người ngồi cạnh ghé mắt
đọc trộm thư của mình. Bực mình, anh ta bèn viết thêm vào bức thư: “Xin lỗi. Mình không viết tiếp
được nữa, vì hiện có người đang đọc trộm thư.” Người ngồi bên cạnh bèn kêu lên:
- Không đúng! Tôi có đọc trộm thư của anh đâu!
2.3. Nói về quê hương em
- GV Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- GV gọi 1 đến 2 HS dựa vào gợi ý để nói trước lớp,
nhắc HS nói phải thành câu.
- Nhận xét và cho điểm HS kể tốt, động viên những
HS chưa kể tốt cố gắng hơn.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà nhớ kể câu chuyện cho người thân
nghe, tập kể về quê hương mình, chuẩn bò bài sau.
- 1 HS đọc yêu cầu, 2 HS đọc gợi ý.
- Một số HS kể về quê hương trước lớp.
Các HS khác nghe, nhận xét phần kể của
bạn.
Ví dụ về đoạn văn: Kể về quê hương
Ví dụ 1:
Em thích nhất là mỗi lần hè đến lại được về thăm quê. Quê em là một làng chài ven biển. Vào
mỗi buổi bình minh, mặt trời hồng từ từ nhô lên trên mặt biển xanh mênh mông. Từng đoàn thuyền
nặng cá dong buồm trở về sau một đêm lao động giữa biển khơi. Các bạn nhỏ quê em nhanh nhẹn và
vui tính lắm, mỗi lần về chơi, các bạn lại bắt cho em bao nhiêu là còng còng, sao biển. Em rất yêu
quê, vì đó là nơi đã ghi dấu những kỉ niệm ngọt ngào của tuổi thơ em.
Ví dụ 2:
Em sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Đó là một thành phố đẹp nằm bên bờ sông Hồng. Hà nội có
rất nhiều thắng cảnh nổi tiếng như Hồ Hoàn Kiếm, Văn Miếu, Quốc Tử Giám, Hồ Tây, Lăng Bác Hồ,

đền Quan Thánh, chùa Trấn Quốc,… Nếu đến Hà Nội, các bạn không chỉ được xem nhiều phong cảnh
đẹp mà còn được thưởng thức nhiều món ăn ngon như cốm làng Vòng, ô mai Hàng Đường, kem Tràng
Tiền,… Hiện nay, cả Hà Nội trong đó có cả thiếu nhi chúng em đang náo nức thi đua chào mừng kỉ
niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Chúng em làm theo lời cô giáo dạy, cố gắng học tốt để trở
thành chủ nhân tương lai của Thăng Long ngàn năm văn hiến.
Ví dụ 3:
Quê em là một làng nhỏ ở tỉnh Hà Nam. Từ nhỏ em đã gắn bó với cây đa, giếng nước, với cánh
đồng thẳng cánh cò bay, với những chiều thả diều trên con đê đầu làng. Ở làng em vui lắm, nhưng vui
nhất là những ngày mùa. Trong những ngày ấy, từ sáng sớm tinh mơ đã thấy đường làng rộn rã tiếng
cười, tiếng nói rủ nhau ra đồng để đón những hạt lúa vàng về làng. Em mong lớn lên sẽ được giống
như bố em, trở thành một kó sư nông nghiệp giúp bà con nông dân quê em gặt những mùa bội thu.
* RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Kế hoạch bài học: Tập Làm Văn 25 Lớp 3

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×