Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Chuyen de sinh vat va moi truong boi duong hocsinh gioi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.27 KB, 49 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Tài liệu được soạn bám sát nội dung chương trình sách giáo khoa môn Sinh học lớp 9 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo, ngoài ra còn tham khảo thêm một số tài liệu khác.
Tài liệu được chia thành 3 phần:
Phần kiến thức cơ bản: trình bày ngắn gọn những nội dung cơ bản trong chương trình Sinh vật và
môi trường lớp 9.
Phần câu hỏi ôn tập và hướng dẫn trả lời: đề cập tới các câu hỏi trong chương trình SGK và bổ
sung thêm một số câu hỏi nâng cao. Các câu hỏi được chia nhỏ, thuận tiện cho việc ôn tập. Các câu hỏi
đều có hướng dẫn trả lời cụ thể.
Phần một số dạng bài tập: các dạng bài tập cơ bản và hướng dẫn các bước giải các bài tập đó.
* Số tiết học của chuyên đề:
* Các yêu cầu cần đạt sau khi học xong chuyên đề:
1. Môi trường và các nhân tố sinh thái.
- Nêu được các khái niệm: môi trường, nhân tố sinh thái, giới hạn sinh thái
- Nêu được ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái vô sinh (nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm ) đến sinh
vật.
- Nêu được một số nhóm sinh vật dựa vào giới hạn sinh thái của một số nhân tố sinh thái(ánh
sáng, nhiệt độ, độ ẩm). Nêu được một số ví dụ về sự thích nghi của sinh vật với môi trường.
- Kể được một số mối quan hệ cùng loài và khác loài.
2. Hệ sinh thái.
- Nêu được định nghĩa quần thể, đặc trưng của quần thể.
- Nêu được đặc điểm quần thể người. Từ đó thấy được ý nghĩa của việc thực hiện pháp lệnh về
dân số.
- Nêu được định nghĩa quần xã, trình bày được các tính chất cơ bản của quần xã, các mối quan hệ
giữa ngoại cảnh và quần xã, giữa các loài trong quần xã và sự cân bằng sinh học.
- Nêu được các khái niệm: hệ sinh thái, chuỗi và lưới thức ăn.
3. Con người và môi trường sống.
- Nêu được các tác động của con người tới môi trường, đặc biệt là nhiều hoạt động của con người
làm suy giảm hệ sinh thái, gây mất cân bằng sinh thái.
- Nêu được khái niệm ô nhiễm môi trường và hậu quả của ô nhiễm môi trường gây ra.
- Nêu được các dạng tài nguyên chủ yếu.


- Trình bày được các phương thức sử dụng các loại tài nguyên thiên nhiên: đất, nước, rừng.
- Nêu được ý nghĩa của việc cần thiết phải khôi phục môi trường và bảo vệ sự đa dạng sinh học.
- Nêu được sự đa dạng của các hệ sinh thái, vai trò và đề xuất các biện pháp bảo vệ các hệ sinh
thái.
- Nêu được sự cần thiết ban hành luật và hiểu được một số nội dung của Luật Bảo vệ môi trường.

1


Phần I
KIẾN THỨC CƠ BẢN
MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
1. Khái niệm.
* Môi trường bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật, tất cả các yếu tố vô sinh và hũu sinh có
tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sản của sinh vật.
Có 4 loại môi trường phổ biến : môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí và môi
trường sinh vật.
* Nhân tố sinh thái là các nhân tố vô sinh, hữu sinhcó tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sinh
trưởng, phát triển và sinh sản của sinh vật.
Có 3 nhóm nhân tố sinh thái:
- Nhân tố vô sinh: bao gồm tất cả các yếu tố không sống của thiên nhiên có ảnh hưởng đến cơ thể
sinh vật như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm v.v...
- Nhân tố hũu sinh: bao gồm mọi tác động của các sinh vật khác lên cơ thể sinh vật.
- Nhân tố con nguời: bao gồm mọi tác động trực tiếp hay gián tiếp của con người lên cơ thể sinh
vật.
2. Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên cơ thể sinh vật.
a) Ảnh hưởng của các nhân tố vô sinh.
* Nhiệt độ.
Nhiệt độ ảnh hưởng thường xuyên tới các hoạt động sống của sinh vật.
- Thực vật và các động vật biến nhiệt như ếch nhái, bò sát phụ thuộc trực tiếp vào nhiệt độ môi

trường. Nhiệt độ môi trường tăng hay giảm thì nhiệt độ cơ thể của chúng cũng tăng, giảm theo.
Động vật đẳng nhiệt như chim và thú do có khả năng điều hòa và giữ được thân nhiệt ổn định nên
có thể phát tán và sinh sống khắp nơi.
- Giới hạn sinh thái: Các loài sinh vật phản ứng khác nhau với nhiệt độ. Ví dụ, cá rô phi ở nước ta
chết ở nhiệt độ dưới 5,6oC và trên 42oC và phát triển thuận lợi nhất ở 30oC.
Nhiệt độ 5,6oC gọi là giới hạn dưới, 42oC gọi là giới hạn trên và 30oC là điểm cực thuận của nhiệt
độ đối với cá rô phi ở Việt Nam. Từ 5,6 oC đến 42oC gọi là giới hạn chịu đựng hay giới hạn sinh thái về
nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam.
- Nhiệt độ môi trường tăng lên làm tăng tốc độ của các quá trình sinh lí trong cơ thể sinh vật.
Sự biến đổi của nhiệt độ môi trường cũng ảnh hưởng tới các đặc điểm hình thái và sinh thái.
- Tổng nhiệt hữu hiệu (S).
+ Mỗi loài sinh vật có một yêu cầu nhất định về lượng nhiệt (tổng nhiệt) để hoàn thành một giai
đoạn phát triển hay một chu kì phát triển gọi là tổng nhiệt hữu hiệu (độ/ngày) tương ứng.
+ Tổng nhiệt hữu hiệu là hằng số nhiệt cần cho 1 chu kỳ (hay một giai đoạn) phát triển của một
động vật biến nhiệt. Tổng nhiệt hữu hiệu được tính bằng công thức:
S = (T-C).D
T: nhiệt độ môi trường.
D: thời gian phát triển.

2


C: nhiệt độ ngưỡng phát triển.
+ C không đổi trong cùng một loài nên tổng nhiệt hữu hiệu bằng nhau:
S = (T1 C).D1 = (T2 C).D2 = (T3 C).D3...
* Độ ẩm và nước.
- Nước là thành phần quan trọng của cơ thể sinh vật : chiếm từ 50% đến 98% khối lượng của cây,
từ 50% (ở Thú) đến 99% (ở Ruột khoang) khối lượng cơ thể động vật.
- Mỗi động vật và thực vật ở cạn đều có một giới hạn chịu đựng về độ ẩm. Có sinh vật ưa ẩm và
sinh vật ưa khô.

- Nước ảnh hưởng lớn tới sự phân bố của sinh vật. Trên sa mạc có rất ít sinh vật, còn ở vùng nhiệt
đới ẩm và nhiều nước thì sinh vật rất đông đúc.
* Ánh sáng.
- Ánh sáng Mặt Trời là nguồn năng lượng cơ bản của mọi hoạt động sống của sinh vật. Cây xanh sử
dụng năng lượng ánh sáng Mặt Trời khi quang hợp. Động vật ăn thực vật lá đã sử dụng gián tiếp năng
lượng ánh sáng Mặt Trời.
- Ánh sáng tác động rõ rệt lên sự sinh trưởng, phát triển của sinh vật.
- Mỗi sinh vật cũng có một giới hạn chịu đựng về ánh sáng.
Ngoài ba nhân tố trên còn có nhiều nhân tố vô sinh khác ảnh hưởng tới đời sống của sinh vật như
đất, gió, độ mặn của nước, nguyên tố vi lượng...
b) Ảnh hưởng của nhân tố hữu sinh.
* Quan hệ cùng loài:
- Quần tụ: các cá thể có xu hướng tụ tập bên nhau tạo thành quần tụ cá thể để được bảo vệ và chống
đỡ các điều kiện bất lợi của môi trường tốt hơn.
- Cách li: là làm giảm nhẹ sự cạnh tranh, ngăn ngừa sự gia tăng số lượng cá thể và sự cạn kiệt
nguồn thức ăn khi mật độ quần thể tăng quá mức cho phép, gây ra sự cạnh tranh, một số cá thể động vật
phải tách khỏi quần tụ đi tìm nơi sống mới.
* Quan hệ khác loài.
- Quan hệ hỗ trợ: Cộng sinh là quan hệ cần thiết và có lợi cho 2 bên cả về dinh dưỡng lẫn nơi ở.
Quan hệ hợp tác là quan hệ có lợi cho cả 2 bên nhưng không nhất thiết cần cho sự tồn tại của chúng.
Quan hệ hội sinh là quan hệ chỉ có lợi cho một bên.
- Quan hệ đối địch: là quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể khác loài về thức ăn, nơi ở được biểu
hiện:
+ Động vật ăn thịt - con mồi: sinh vật này tiêu diệt sinh vật khác.
+ Quan hệ kí sinh - vật chủ: sinh vật này sống bám vào cơ thể sinh vật khác.
+ Quan hệ ức chế - cảm nhiễm: sinh vật này kìm hãm sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật khác.
c) Ảnh hưởng của nhân tố con người.
Con người cùng với quá trình lao động và hoạt động sống của mình đã thường xuyên tác động
mạnh mẽ trực tiếp hay gián tiếp tới sinh vật và môi trường sống của chúng.
Tác động trực tiếp của nhân tố con người tới sinh vật thường qua nuôi trồng, chăm sóc, chặt tỉa, săn

bắn, đốt rẫy, phá rừng. Bất kỳ hoạt động nào của con người như khai thác rừng, mỏ, xây đập chắn nước,

3


khai hoang, làm đường, ngăn sông, lấp biển, trồng cây gây rừng... đều làm biến đổi mạnh mẽ môi trường
sống của nhiều sinh vật và do đó ảnh hưởng tới sự sống của chúng.
3. Những qui luật sinh thái cơ bản.
Có 4 qui luật sinh thái cơ bản:
* Qui luật giới hạn sinh thái:
Mỗi loài có một giới hạn sinh thái đặc trưng về mỗi nhân tố sinh thái.
* Qui luật tác động tổng hợp của các nhân tố sinh thái. Sự tác động của nhiều nhân tố sinh thái lên
một cơ thể sinh vật không phải là sự cộng gộp đơn giản các tác động của từng nhân tố sinh thái mà là sự
tác động tổng hợp của cả phức hệ nhân tố sinh thái đó.
* Qui luật tác động không đồng đều của nhân tố sinh thái lên chức phận sống của cơ thể sinh vật.
Mỗi nhân tố tác động không giống nhau lên các chức phận sống khác nhau và lên cùng một chức phận
sống ở các giai đoạn phát triển khác nhau.
* Qui luật tác động qua lại giữa sinh vật và môi trường. Môi trường tác động thường xuyên lên cơ
thể sinh vật, làm chúng không ngừng biến đổi, ngược lại sinh vật cũng tác động qua lại làm cải biến môi
trường.
Sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống
1. Sự thích nghi.
Tác động của các nhân tố sinh thái lên cơ thể sinh vật qua nhiều thế hệ đã hình thành nhiều đặc
điểm thích nghi với các môi trường sống khác nhau. Tuy nhiên, khi môi trường sống thay đổi, những đặc
điểm vốn có lợi có thể trở nên bất lợi và được thay bằng những đặc điểm thích nghi mới.
2. Nhịp sinh học.
Nhịp sinh học là khả năng phản ứng của sinh vật một cách nhịp nhàng với những thay đổi có tính
chu kỳ của môi trường. Đây là sự thích nghi đặc biệt của sinh vật với môi trường và có tính di truyền.
a) Nhịp điệu mùa.
Vào mùa đông giá lạnh động vật biến nhiệt thường ngủ đông lúc đó trao đổi chất của cơ thể con vật

giảm đến mức thấp nhất, chỉ đủ để sống. Các hoạt động sống của chúng sẽ diễn ra sôi động ở mùa ấm
(xuân, hè). Một số loài chim có bản năng di trú, rời bỏ nơi giá lạnh, khan hiếm thức ăn về nơi khác ấm
hơn và nhiều thức ăn hơn, sang mùa xuân chúng lại bay về quê hương.
Ở vùng nhiệt đới do dao động về lượng thức ăn, độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng không quá lớn nên phần
lớn sinh vật không có phản ứng chu kỳ mùa rõ rệt. Tuy nhiên cũng có một số cây như bàng, xoan, sòi
rụng lá vào mùa đông, nhộng sâu sòi và bọ rùa nâu ngủ đông, nhộng bướm đêm hại lúa ngô ngủ hè vào
thời kỳ khô hạn.
Đáng chú ý là các phản ứng qua đông và qua hè đều được chuẩn bị từ khi thời tiết còn chưa lạnh
hoặc chưa quá nóng, thức ăn còn phong phú. Cái gì là nhân tố báo hiệu? Sự thay đổi độ dài chiếu sáng
trong ngày chính là nhân tố báo hiệu chủ đạo, bao giờ cũng diễn ra trước khi có sự biến đổi nhiệt độ và do
đó đã dự báo chính xác sự thay đổi mùa.
Nhịp điệu mùa làm cho hoạt động sống tích cực của sinh vật trùng khớp với lúc môi trường có
những điều kiện sống thuận lợi nhất.
b) Nhịp chu kì ngày đêm.

4


Có nhóm sinh vật hoạt động tích cực vào ban ngày, có nhóm vào lúc hoàng hôn và có nhóm vào ban
đêm. Cũng như đối với chu kỳ mùa, ánh sáng giữ vai trò cơ bản trong nhịp chu kỳ ngày đêm. Đặc điểm
hoạt động theo chu kì ngày đêm là sự thích nghi sinh học phức tạp với sự biến đổi theo chu kì ngày đêm
của các nhân tố vô sinh.
Trong quá trình tiến hoá, sinh vật đã hình thành khả năng phản ứng khác nhau đối với độ dài ngày
và cường độ chiếu sáng ở những thời điểm khác nhau trong ngày. Do đó sinh vật đơn bào đến đa bào đều
có khả năng đo thời gian như là những đồng hồ sinh học. ở động vật, cơ chế hoạt động của đồng hồ sinh
học có liên quan tới sự điều hoà thần kinh - thể dịch. ở thực vật, các chức năng điều hoà là do những chất
đặc biệt tiết ra từ tế bào của một loại mô hoặc một cơ quan riêng biệt nào đó.
HỆ SINH THÁI
Quần thể
1. Khái niệm, cấu trúc đặc trưng của quần thể.

* Quần thể là một nhóm cá thể cùng loài cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định,
vào một thời điểm nhất định và có khả năng giao phối sinh ra con cái (những loài sinh sản vô tính hay
trinh sản thì không qua giao phối).
* Quần thể được đặc trưng bởi một số chỉ tiêu: mật độ, tỉ lệ đực cái, tỉ lệ các nhóm tuổi, sức sinh
sản, tỷ lệ tử vong, kiểu tăng trưởng, đặc điểm phân bố, khả năng thích ứng và chống chịu với nhân tố sinh
thái của môi trường.
Khi cá thể hoặc quần thể không thể thích nghi được với sự thay đổi của môi trường, chúng sẽ bỏ đi
tìm chỗ thích hợp hơn hoặc bị tiêu diệt và nhường chỗ cho quần thể khác.
2. Ảnh hưởng của ngoại cảnh tới quần thể.
Tác động tổng hợp của các nhân tố ngoại cảnh sẽ ảnh hưởng tới sự phân bố, sự biến động số lượng
và cấu trúc của quần thể:
+ Các nhân tố vô sinh đã tạo nên các vùng địa lý khác nhau trên trái đất: vùng lạnh, vùng ấm, vùng
nóng, vùng sa mạc... ứng với từng vùng có những quần thể phân bố đặc trưng.
+ Các nhân tố của ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và biến động của quần thể thông qua
tác động của sự sinh sản (làm tăng số lượng cá thể), sự tử vong (làm giảm số lượng cá thể) và sự phát tán
các cá thể trong quần thể. Không những thế các nhân tố này còn có thể ảnh hưởng tới cấu trúc quần thể
qua những tác động làm biến đổi thành phần đực, cái, các nhóm tuổi và mật độ cá thể trong quần thể.
+ Sự tác động tổng hợp của các nhân tố ngoại cảnh trong một thời gian dài làm thay đổi cả các đặc
điểm cơ bản của quần thể, thậm chí dẫn tới huỷ diệt quần thể.
3. Sự biến động số lượng cá thể của quần thể.
* Hình thức biến động số lượng cá thể trong quần thể:
- Biến động do sự cố bất thường: là những biến động do thiên tai (bão, lụt, hạn hán...), dịch hoạ
(chiến tranh, dịch bệnh...) gây ra làm giảm số lượng cá thể một cách đột ngột.
- Biến động theo mùa: khi gặp điều kiện thời tiết, khí hậu phù hợp với sự sinh trưởng, phát triển của
quần thể thì quần thể tăng nhanh (ếch nhái phát triển mạnh vào mùa mưa) và ngược lại.

5


- Biến động theo chu kỳ nhiều năm: những thay đổi điều kiện sống có tính chất chu kì nhiều năm

làm cho số lượng cá thể của quần thể cũng biến đổi theo.
* Nguyên nhân gây biến động.
- Do một hoặc một tập hợp nhân tố sinh thái đã tác động đến tỷ lệ sinh đẻ, tỷ lệ tử vong và sự phát
tán của quần thể.
- Nhân tố quyết định sự biến động số lượng có thể khác nhau tuỳ từng quần thể và tuỳ từng giai
đoạn trong chu kỳ sống.
4. Trạng thái cân bằng của quần thể.
- Mỗi quần thể sống trong một môi trường xác định đều có xu hướng được điều chỉnh ở một trạng
thái số lượng cá thể ổn định gọi là trạng thái cân bằng. Đôi khi quần thể có biến động mạnh, ví dụ, tăng
số lượng cá thể do nguồn thức ăn phong phú, vượt khỏi mức bình thường. Số lượng cá thể vọt lên cao
khiến cho sau một thời gian nguồn thức ăn trở nên thiếu hụt (cây bị phá hại mạnh, con mồi hiếm hoi), nơi
đẻ và nơi ở không đủ, do đó nhiều cá thể bị chết. Quần thể lại được điều chỉnh về mức 1.
- Cơ chế điều hoà mật độ của quần thể là sự thống nhất mối tương quan giữa tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử
vong, nhờ đó mà tốc độ sinh trưởng của quần thể được điều chỉnh.
Quần xã sinh vật
1. Khái niệm.
Quần xã sinh vật là một tập hợp các quần thể sinh vật được hình thành trong một quá trình lịch sử,
cùng sống trong một không gian xác định gọi là sinh cảnh, nhờ các mối liên hệ sinh thái tương hỗ mà gắn
bó với nhau như một thể thống nhất.
+ Quần xã sinh vật là một cấu trúc động. Các loài trong quần xã làm biến đổi môi trường, rồi môi
trường bị biến đổi này lại tác động đến cấu trúc của quấn xã.
+ Giữa các quần xã sinh vật thường có một vùng chuyển tiếp gọi là vùng đệm. Bìa rừng là vùng
đệm của quần xã rừng và quần xã đồng ruộng. Bãi lầy là vùng đệm giữa 2 quần xã rừng và quần xã đầm.
2. Những tính chất cơ bản của quần xã sinh vật.
- Mỗi quần xã sinh vật đều có một vài quần thể ưu thế (ví dụ, thực vật có hạt thường là những quần
thể ưu thế ở các quần xã sinh vật ở cạn).
- Trong số các quần thể ưu thế thường có một quần thể tiêu biểu nhất cho quần xã gọi là quần thể
đặc trưng của quần xã sinh vật.
- Mỗi quần xã sinh vật có một đô đa dạng nhất định.Quần xã sinh vật ở những môi trường thuận lợi
có độ đa dạng cao (rừng nhiệt đới), ở nơi có điều kiện sống khắc nghiệt thì có độ đa dạng thấp (rừng

thông phương Bắc).
- Mỗi quần xã sinh vật có một cấu trúc đặc trưng liên quan tới sự phân bố cá thể của các quần thể
trong không gian. Cấu trúc thường gặp là kiểu phân tầng thẳng đứng.
3. Mối quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã.
- Các nhân tố vô sinh và hữu sinh luôn luôn tác động và tạo nên tính chất thay đổi theo chu kì của
quần xã. Ví dụ, các quần xã ở vùng nhiệt đới thay đổi theo chu kỳ ngày đêm rất rõ: phần lớn động vật
hoạt động vào ban ngày, nhưng ếch, nhái, chim cú, vạc, muỗi... hoạt động mạnh về ban đêm. Còn quần xã

6


ở vùng lạnh thay đổi chu kỳ theo mùa rõ hơn (chim và nhiều động vật di trú vào mùa đông lạnh giá, rừng
cây lá rộng ở vùng ôn đới rụng lá vào mùa khô...).
- Giữa các quần thể trong quần xã thường xuyên diễn ra các quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch
hoặc kìm hãm lẫn nhau gọi là hiện tượng khống chế sinh học.
Tất cả những quan hệ đó, làm cho quần xã luôn luôn dao động trong một thế cân bằng, tạo nên
trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã.
Diễn thế sinh thái
1. Khái niệm.
Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn khác nhau, từ dạng
khởi đầu, được thay thế lần lượt bởi các dạng quần xã tiếp theo và cuối cùng thường dẫn tới một quần xã
tương đối ổn định.
Nguyên nhân dẫn đến diễn thế sinh thái là: sự tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã, tác
động của quần xã lên ngoại cảnh làm biến đổi mạnh mẽ ngoại cảnh đến mức gây ra diễn thế và cuói cùng
là tác động của con người.
2. Các loại diễn thế.
- Diễn thế nguyên sinh: là diễn thế khởi đầu từ môi trường trống trơn (đảo mới hình thành trên tro
tàn núi lửa, đất mới bồi ở lòng sông). Nhóm sinh vật đầu tiên được phát tán đến đó hình thành nên quần
xã tiên phong. Tiếp đó là một dãy quần xã tuần tự thay thế nhau. Khi có cân bằng sinh thái giữa quần xã
và ngoại cảnh thì quần xã ổn định trong một thời gian tương đối dài. Diễn thế nguyên sinh có thể xảy ra

trên cạn hoặc đươi nước.
- Diễn thế thứ sinh: là diễn thế xuất hiện ở một môi trường đã có một quần xã sinh vật nhất định.
Quần xã này vốn tương đối ổn định nhưng do thay đổi lớn về ngoại cảnh làm thay đổi hẳn cấu trúc quần
xã sinh vật.
- Diễn thế phân huỷ: là quá trình không dẫn tới một quần xã sinh vật ổn định, mà theo hướng dần
dần bị phân huỷ dưới tác dụng của nhân tố sinh học(ví dụ, diễn thế của quần xã sinh vật trên xác một
động vật hoặc trên một cây đổ.
3. Tầm quan trọng thực tế của việc nghiên cứu diễn thế.
- Nghiên cứu diễn thế, ta có thể nắm được qui luật phát triển của quần xã sinh vật, hình dung được
những quần xã tồn tại trước đó và dự đoán những dạng quần xã sẽ thay thế trong những hoàn cảnh mới.
- Sự hiểu biết về diễn thế cho phép ta chủ động điều khiển sự phát triển của diễn thế theo hướng có
lợi cho con người bằng những tác động lên điều kiện sống như: cải tạo đất, đẩy mạnh biện pháp chăm
sóc, phòng trừ sâu bệnh, tiến hành các biện pháp thuỷ lợi, khai thác, bảo vệ hợp lý nguồn tài nguyên.
Hệ sinh thái
1. Khái niệm.
Hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh, tương đối ổn định, bao gồm quần xã sinh vật và khu vực
sống của quần xã (sinh cảnh). Sự tác động qua lại giữa quần xã và sinh cảnh tạo nên những mối quan hệ

7


dinh dưỡng xác định, cấu trúc của tập hợp loài trong quần xã, chu trình tuần hoàn vật chất giữa các sinh
vật trong quần xã và các nhân tố vô sinh.
Một hệ sinh thái hoàn chỉnh có các thành phần chủ yếu sau đây:
- Các chất vô cơ (C, N2, CO2, H2O...), chất hữu cơ (prôtêin, lipit, gluxit, các chất mùn,...) và chế độ
khí hậu.
- Sinh vật sản xuất (còn gọi là sinh vật cung cấp).
- Sinh vật tiêu thụ.
- Sinh vật phân huỷ.
2. Các kiểu hệ sinh thái.

Các hệ sinh thái trong sinh quyển thuộc 3 nhóm:
- Các hệ sinh thái trên cạn gồm có rừng nhiệt đới, truông cây bụi - cỏ nhiệt đới (savan), hoang mạc
nhiệt đới và ôn đới, thảo nguyên, rừng lá ôn đới, rừng thông phương Bắc (taiga), đồng rêu đới lạnh,...
- Các hệ sinh thái nước mặn gồm có hệ sinh thái vùng ven bờ và vùng khơi.
- Các hệ sinh thái nước ngọt gồm có hệ sinh thái nước đứng (ao, đầm, hồ) và hệ sinh thái nước chảy
(sông, suối).
3. Chuỗi thức ăn và lưới thức ăn.
* Chuỗi thức ăn: Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau.
Mỗi loài là một mắt xích, vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa là sinh vật bị mắt xích ở phía
sau tiêu thụ.
Có 3 loại sinh vật trong chuỗi thức ăn:
- Sinh vật sản xuất (sinh vật cung cấp) là những sinh vật tự dưỡng trong quần xã (cây xanh, một số
tảo), có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ.
- Sinh vật tiêu thụ là những sinh vật dị dưỡng ăn thực vật và có thể cả những sinh vật dị dưỡng
khác. Chúng không tự tổng hợp được chất hữu cơ mà phải sử dụng các chất hữu cơ của nhóm sinh vật sản
xuất.
Thường thì một chuỗi thức ăn có một số mắt xích tiêu thụ:
+ Sinh vật tiêu thụ bậc 1 có thể là động vật ăn thực vật, hay kí sinh trên thực vật.
+ Sinh vật tiêu thụ bậc 2 là sinh vật ăn thịt hay kí sinh trên sinh vật tiêu thụ bậc 1. trong 1 chuỗi, có
thể có sinh vật tiêu thụ bậc 3, bậc 4...
- Sinh vật phân huỷ là những vi khuẩn dị dưỡng và nấm, có khả năng phân huỷ chất hữu cơ thành
chất vô cơ.
* Lưới thức ăn: Mỗi loài trong quần xã sinh vật thường là mắt xích của nhiều chuỗi thức ăn. Các
chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung tạo thành một lưới thức ăn.
4. Sự trao đổi vật chất và năng lượng trong hệ sinh thái.
* Qui luật hình tháp sinh thái.
- Hình tháp sinh thái là hình sắp xếp số loài trong chuỗi thức ăn từ bậc dinh dưỡng thấp đến bậc cao
hơn theo số lượng cá thể, sinh vật lượng hoặc năng lượng, có dạng hình tháp.
- Hình tháp sinh thái được biểu diễn bằng các hình chữ nhật có cùng chiều cao; còn chiều dài phụ
thuộc vào số lượng cá thể, sinh vật lượng, năng lượng của từng bậc dinh dưỡng.


8


- Có 3 loại hình tháp sinh thái: hình tháp số lượng, hình tháp sinh vật lượng và hình tháp năng
lượng.
- Qui luật: sinh vật mắt lưới nào càng xa vị trí của sinh vật sản xuất thì có sinh khối trung bình
càng nhỏ.
* Chu trình sinh địa hoá các chất.
- Chu trình sinh địa hoá các chất là sự vận chuyển vật chất từ môi trường vào quần xã sinh vật, từ
sinh vật này sang sinh vật khác và cuối cùng lại trở về môi trường.
- Chu trình sinh địa hoá các chất được thực hiện trên cơ sở tự điều hoà của quần xã.
CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG SỐNG
1. Sinh quyển.
Sinh quyển là khoảng không gian có sinh vật cư trú, bao phủ bề mặt trái đất, sâu tới 100m trong
thạch quyển, toàn bộ thuỷ quyển tới đáy biển sâu trên 8km, lên cao tới 20km trong khí quyển. Ước tính có
tới hai triệu loài sinh vật cư trú trong sinh quyển.
2. Nguồn tài nguyên không tái sinh và tái sinh.
* Tài nguyên khoáng sản:
Khoáng sản là nguyên liệu tự nhiên, có nguồn gốc hữu cơ hoặc vô cơ, phần lớn nằm trong đất. Có 2
loại:
- Khoáng sản nhiên liệu: Than đá (có nguồn gốc từ xác cây hoá đá), dầu mỏ và khí cháy (có nguồn
gốc từ thực vật hoặc các chất hữu cơ phân hủy dở dang ở trong đất).
Ngoài ra, trong sinh quyển còn có năng lượng ánh sáng mặt trời, gió, sóng biển, thuỷ triều.
- Khoáng sản nguyên liệu: gồm có vàng, đồng, thiếc, chì, nhôm...
Việc khai thác tận lực khoáng sản đang đặt ra nguy cơ tài nguyên cạn kiệt và ô nhiễm môi trường
ngày càng tăng.
* Tài nguyên tái sinh:
- Rừng và lâm nghiệp: Ngoài việc cung cấp gỗ, rừng còn có tác dụng rất lớn trong việc điều hoà
lượng nước trên mặt đất: làm tăng độ ẩm không khí, làm giảm lượng nước chảy, hạn chế lũ lụt, hạn chế

xói mòn.
- Đất và nông nghiệp: là nơi sản xuất ra lương thực, thực phẩm cho con người và gia súc. Đất còn là
nơi để xây nhà, xây dựng các khu công nghiệp, làm đường xá...
- Tài nguyên thuỷ sản: là tài nguyên sinh vật biển và nước ngọt có giá trị kinh tế cao.
Con người đã và đang khai thác bừa bãi các nguồn tài nguyên tái sinh, làm cho rừng và đất ngày
càng bị thu hẹp thoái hoá, nhiều loài động vật, tài nguyên thuỷ sản bị đánh bắt quá mức (cá voi, cá heo, cá
ngừ, cá thu, tôm hùm...) đã trở nên hiếm.
3. Tác động của con người và hậu quả của nó đối với sinh quyển.
* Tác động của con người tới sinh quyển.
- Trong suốt thời gian tồn tại và phát triển, con người đã thường xuyên tác động trực tiếp tới thiên
nhiên và cải biến môi trường sống. Những hoạt động đó đã ảnh hưởng tới khí hậu, từ đó tác động mạnh
tới sinh quyển.

9


- Sự gia tăng dân số cùng với công nghiệp hoá đã làm ảnh hưởng trước tiên là diện tích rừng và đất
trồng và làm tăng ô nhiễm môi trường sống.
* Vấn đề ô nhiễm môi trường.
- Khái niệm: Ô nhiễm là sự làm thay đổi không mong muốn, tính chất vật lý, hoá học, sinh học của
không khí, đất, nước của môi trường sống, gây tác động nguy hại tức thời hoặc trong tương lai đến sức
khỏe và đời sống con người, làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, đến các tài sản văn hoá và làm tổn
thất nguồn tài nguyên dự trữ của con người.
- Các chất gây ô nhiễm.
+ Các khí công nghiệp phổ biến.
+ Thuốc trừ sâu và chất độc hoá học.
+ Thuốc diệt cỏ.
+ Các yếu tố gây đột biến.
4. Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
* Bảo vệ môi trường.

- Bảo vệ môi trường: là những hành động có ý thức để giữ gìn sự nguyên vẹn, ổn định của môi
trường trong sự phát triển bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Luật bảo vệ môi trường bao gồm các qui định về việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và
môi trường, ngăn chặn các tác động tiêu cực, phục hồi các tổn thất, không ngừng cải thiện tiềm năng tài
nguyên thiên nhiên và chất lượng môi trường, nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Bảo vệ môi trường bằng pháp luật là biện pháp hết sức quan trọng.
* Sự phát triển bền vững.
- Sự phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được nhu cầu hiện tại nhưng không làm hại khả
năng đảm bảo nhu cầu cho các thế hệ mai sau, có thể cải thiện chất lượng cuộc sống trong phạm vi có thể
chấp nhận được.
- Sự phát triển không tàn phá môi trường, trong đó mọi người phải luôn luôn kết hợp lợi ích cá
nhân với lợi ích cộng đồng (lợi ích cá nhân, quốc gia, quốc tế) để bảo vệ môi trường và nâng cao chất
lượng cuộc sống cho mọi người.
Phần II
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Câu 1. Môi trường là gì?
Môi trường bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật, tất cả các yếu tố vô sinh và hũu sinh có
tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sản của sinh vật.
Câu 2. Môi trường có những thành phần nào?
Môi trường bao gồm các yếu tố vô sinh và hữu sinh, tự nhiên hay nhân tạo xung quanh chúng ta,
có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sản của sinh vật và sinh vật trả lời
bằng sự thích nghi của chúng.
Câu 3. Môi trường có vai trò gì?

10


Môi trường đặc trưng cho từng nhóm loài sinh vật và hình thành các đặc điểm thích nghi cho sinh
vật đó bằng các tác động lên quá trình sinh trưởng – phát triển của sinh vật. Môi trường của loài này
không phải là môi trường của loài khác.

Câu 4. Có mấy loại môi trường?
Có bốn loại môi trường phổ biến là: Đất, nước, không khí và sinh vật. Mỗi loại môi trường có các
đặc điểm riêng đặc trưng cho môi trường đó, do vậy môi trường thay đổi làm cho sinh vật phải thay đổi
theo để thích nghi hơn.
Câu 5. Nhân tố sinh thái là gì?
Nhân tố sinh thái là các yếu tố của môi trường, có tác động trực tiếp hay gián tiếp lên đời sống
sinh vật. Sinh vật phản ứng lại bằng các phản ứng thích nghi, hình thành các đặc điểm thích nghi ở sinh
vật.
Câu 6. Có mấy nhóm nhân tố sinh thái trong môi trường?
- Nhân tố vô sinh: Là các yếu tố không sống trong môi trường như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm trong
không khí và gió, lượng mưa hàng năm, thành phần hóa học của đất, … có tác động lên cơ thể sinh vật,
gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
Ví dụ: Đất có nhiều mùn giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt; ánh sáng giúp thực vật quang hợp
và các động vật sưởi ấm, giúp cơ thể tăng cường hấp thụ canxi…
- Nhân tố hữu sinh: Là các yếu tố sống trong môi trường bao gồm các sinh vật và cả con người.
Nhân tố hữu sinh bao gồm tác động của các sinh vật khác trong môi trường và tác động trực tiếp hay gián
tiếp của con người lên cơ thể sinh vật…
Ví dụ: Cây thụ phấn nhờ côn trùng, hạt lan nảy mầm nhờ vi khuẩn Rhizoctonia, giun sán gây bệnh
cho người…
Con người là sinh vật cấp cao, ngoài hoạt động bản năng con người còn có các hoạt động có ý
thức khác nên con người có thể khai thác, sử dụng tài nguyên và cải tạo môi trường.
Câu 7. Thế nào là giới hạn sinh thái?
Giới hạn sinh thái là khoảng chịu đựng của sinh vật đối với ảnh hưởng của các nhân tố vô sinh mà
sinh vật có thể tồn tại, sinh trưởng và phát triển. Giới hạn sinh thái được xác định nhờ:
- Giới hạn trên: điều kiện tối đa mà sinh vật có thể chịu đựng được.
- Giới hạn dưới: điều kiện tối thiểu mà sinh vật có thể chịu đựng được.
Trong giới hạn sinh thái, điểm cực thuận là điều kiện thích hợp nhất để sinh vật sinh trưởng và
phát triển tốt.
Ví dụ: Cá rô phi có giới hạn chịu đựng nhiệt độ từ 5,60C – 420C, cá quả là 20C – 440C.
Câu 8. Giới hạn sinh thái có quan hệ như thế nào với sinh vật?

Vượt ra ngoài hai giới hạn chịu đựng (trên và dưới) sinh vật sẽ yếu dần rồi chết: Nhiệt độ quá thấp
làm tê liệt các hoạt động như nảy mầm, hô hấp, thoát hơi nước, nhiệt độ quá cao làm chết tế bào.
Giới hạn sinh thái có thể rộng hay hẹp tùy thuộc từng loài, từng yếu tố môi trường khác nhau và
được hình thành trong quá trình tiến hóa của sinh vật.
Câu 9. Có mấy loại ánh sáng? Ảnh hưởng của ánh sáng đến sinh vật?
Trong các nhân tố vô sinh thì ánh sáng có tầm quan trọng lớn nhất. ánh sáng gồm:

11


- Ánh sáng trắng: (ánh sáng thấy được) người ta thấy được các sắc màu của ánh sáng trắng nhờ
cầu vồng hoặc qua phổ ánh sáng trắng khi chiếu qua lăng kính, ánh sáng có 7 loại tia đơn sắc (đỏ, cam,
vàng, lục, lam, chàm, tím). ánh sáng trắng rất cần cho cây xanh và một số loài sinh vật có khả năng quang
hợp. ánh sáng trắng cũng có ảnh hưởng lên sự hình thành màu sắc của động thực vật. Tùy thuộc vào vị trí
phân bố của sinh vật mà chúng tiếp nhận ánh sáng yếu hay mạnh, dài hay ngắn và có màu sắc khác nhau.
Ngoài ánh sáng trắng ra còn có ánh sáng không nhìn thấy được như:
- Tia tử ngoại (UV) độ dài bước sóng ngắn nhưng bức xạ nhiệt mạnh, gây chết ở động thực vật,
gây ung thư da ở người, các tia UV có độ dài bước sóng 2570 Ăngtron được ADN hấp thụ mạnh nhất
trong phương pháp gây đột biến nhân tạo, riêng các tia tử ngoại có bước sóng 3000 – 4000 Ăngtron lại
cần thiết để tổng hợp vitamin D.
- Tia hồng ngoại có bước sóng dài hơn 8000 Ăngtron là nguồn nhiệt quan trọng sưởi ấm Trái đất.
Câu 10. Ánh sáng có vai trò quan trọng như thế nào đối với đời sống sinh vật?
Ánh sáng là nguồn năng lượng giúp thực vật xanh quang hợp, là nguồn nhiệt lượng cần thiết để
sinh vật sưởi ấm,…
Ánh sáng có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển và sinh sản của sinh vật thông qua các ảnh
hưởng đến hoạt động sinh lý hóa trong cơ thể, sự phân bố sinh vật trong môi trường.
Câu 11. Ảnh hưởng của ánh sáng lên sự thay đổi khí hậu?
- Ánh sáng ảnh hưởng lên sự biến động của nhiệt độ, độ ẩm, gió…
- Ánh sáng phân bố không đồng đều phụ thuộc không gian (cường độ chiếu sáng), thời gian (độ
dài thời gian chiếu sáng), và mức độ hấp thu ánh sáng của sinh vật:

+ Ánh sáng chiếu xuống nước biến đổi nhiều do các tia sáng có bước sóng dài bị hấp thụ ngay ở
phần nước bề mặt, phần nước sâu hơn chỉ hấp thụ được các tia sáng có bước sóng ngắn, do vậy thực vật
thủy sinh có màu sắc khác nhau: Thực vật sống phần nước mặt có màu xanh, càng xuống sâu màu xanh
được thay thế bằng màu nâu đỏ.
+ Độ dài thời gian chiếu sáng của ánh sáng khi chiếu xuống hành tinh chúng ta khác nhau tùy
thuộc vĩ độ do trục Trái đất nghiêng 23030’ và Trái đất luôn quay xung quanh mặt trời và quay quanh trục
của nó tạo ra ngày dài, ngày ngắn và các mùa trong năm.
+ Mùa xuân và hè ở Bắc bán cầu, khi đi từ xích đạo lên cực Bắc, do trái đất nằm trên quỹ đạo
phía gần Mặt trời nên ngày dài hơn đêm, cường độ chiếu sáng và độ dài thời gian chiếu sáng kéo dài hơn.
Mùa thu và mùa đông, so với mùa hè, ngày ngắn lại, có những vùng ngày rất ngắn và những vùng mà
mùa đông không có ngày.
Ánh sáng chiếu xuống Trái đất có cường độ chiếu sáng thay đổi do lớp không khí và hơi nước bao
quanh hành tinh không giống nhau, theo các góc chiếu khác nhau, ánh sáng chiếu lên đất liền và xuống
nước cũng khác nhau.
+ Ánh sáng chiếu lên hai cực có góc chiếu lệch nên mật độ tia sáng giảm, do vậy cường độ chiếu
sáng yếu (ít năng lượng), lớp không khí dày hơn ở hai cực, ánh sáng bị hấp thụ bớt nên nhiệt độ càng
giảm.
+ Ánh sáng chiếu ở xích đạo thẳng góc vào giữa trưa trong ngày xuân phân (ở cực Nam) và thu
phân (ở cực bắc) do ánh sáng tràn lên cả 2 cực.

12


Câu 12 . Ảnh hưởng của ánh sáng lên thực vật?
Ánh sáng ảnh hưởng lên sự biến đổi hình thái (hình dạng, màu sắc,…), lên hoạt động sinh lý và
sinh hóa của cây trong các quá trình quang hợp, hô hấp và trao đổi chất (sinh trưởng và phát triển) và sinh
sản.
- Các nhóm thực vật ưa sáng: Nhận ánh sáng trực tiếp mới phát triển được như lúa, dưa hấu, ngô,
… được phân thành các nhóm sau:
+ Các cây dài ngày: Cần chiếu sáng nhiều khi cây ra hoa và tạo quả như layơn, cúc, dâu tây…

+ Các cây ngắn ngày cần chiếu sáng ít hơn khi cây ra hoa và tạo quả như bắp cải, cà tím, đu đủ

+ Các cây như bầu, bí, dưa hấu, cà chua, cà rốt, ớt nở hoa và tạo quả trong điều kiện chiếu sáng
bất kể ngày dài hay ngắn.
- Các nhóm thực vật ưa bóng: nhận ánh sáng khuếch tán, thường sống trong bóng các cây gỗ lớn
như phong lan, dương xỉ…
Sinh vật sống trong nước thường có ngưỡng nhiệt kém hơn sinh vật sống trên cạn, do môi trường
nước có nhiệt độ luôn ổn định (nước có khả năng truyền nhiệt kém) và càng xuống sâu nhiệt độ càng
giảm. Sinh vật sống trên cạn chịu ảnh hưởng của nhiệt độ biến thiên theo cường độ chiếu sáng và cả ảnh
hưởng của độ ẩm, nên dao động nhiệt mạnh, sinh vật có vùng phân bố rộng.
Câu 13. Nhiệt độ ảnh hưởng lên sự phân loại các nhóm sinh vật như thế nào?
- Sinh vật hằng nhiệt: Là sinh vật có khả năng điều hòa thân nhiệt ổn định khi điều kiện nhiệt độ
môi trường thay đổi.
Ví dụ: Các loài chim, thú.
- Sinh vật biến nhiệt: Là sinh vật có thân nhiệt phụ thuộc trực tiếp vào nhiệt độ môi trường; thân
nhiệt thay đổi theo nhiệt độ của môi trường.
Ví dụ: Các loài động vật không xương sống, lưỡng cư, bò sát…
Câu 14. Nhiệt độ có ảnh hưởng lên hoạt động sống của sinh vật như thế nào?
- Khi nhiệt độ tăng, tốc độ trao đổi chất ở sinh vật tăng.
- Khi nhiệt độ giảm, tốc độ trao đổi chất ở sinh vật giảm dần.
- Vượt quá giới hạn của sinh vật, sinh vật chết.
Đối với sinh vật hằng nhiệt, khi nhiệt độ môi trường thay đổi, sinh vật điều hòa thân nhiệt bằng
cách:
+ Khi nhiệt độ tăng, cơ thể thoát hơi nước (toát mồ hôi) qua da nên các mao mạch ngoại vi giãn
(hoạt động tuần hoàn, hô hấp và trao đổi chất tăng).
+ Khi nhiệt độ giảm, các mao mạch ngoại vi co để tập trung năng lượng giữ ấm cơ thể, mặt khác
cơ thể còn có lớp lông, mỡ dày và sinh vật giảm thoát hơi nước.
+ Một số sinh vật hằng nhiệt ở xứ lạnh, để chống lại sự mất nhiệt, chúng có các phần cơ thể phía
bên ngoài thu nhỏ kích thước như tai, đuôi nhưng kích thước cơ thể chúng lại rất lớn. Ngược lại các sinh
vật biến nhiệt thì lại thu nhỏ kích thước cơ thể so với các sinh vật sống ở vùng nóng ẩm gần xích đạo.

Đối với sinh vật biến nhiệt, khi nhiệt độ môi trường thay đổi, nhiệt độ cơ thể cũng thay đổi theo.
Do vậy nhiệt độ tăng làm tăng tốc độ các quá trình sinh lí của cơ thể, tốc độ trao đổi chất tăng, làm tăng

13


quá trình sinh trưởng, phát triển của nhiều loài động vật biến nhiệt diễn ra nhanh hơn, chúng sinh trưởng
sớm nên làm chu trình sinh trưởng bị rút ngắn.
Câu 15. Nhiệt độ còn có tác động như thế nào lên sinh vật?
- Nhiệt độ không chỉ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của sinh vật mà còn ảnh
hưởng đến việc hình thành các yếu tố hình thái giúp sinh vật thích nghi dễ dàng với môi trường sống như:
+ Thực vật ở sa mạc trong điều kiện sống khô cằn thì lá biến thành gai nên giảm thoát hơi nước
qua lỗ khí, thân mọng nước, rễ đâm sâu và lan rộng…cây lá rộng vùng ôn đới có hiện tượng rụng lá vào
cuối mùa thu, cây nước lợ có tầng cuticun dày chống thoát hơi nước khi nhiệt độ tăng.
+ Động vật ở sa mạc có lớp da có vảy sừng (tắc kè, kì nhông), một số loài có cơ quan trữ nước
khi di chuyển trong sa mạc (bướu ở lạc đà), sự trao đổi nước của chúng rất hạn chế, phân thường khô…
Các loài thú xứ lạnh thường có kích thước lớn, lông dày và thay lông khi thời tiết thay đổi.
- Ảnh hưởng đến các yếu tố sinh thái và yếu tố sinh lí:
+ Chim thú di trú hay động vật sa mạc ngủ hè, động vật vùng cực ngủ đông.
+ Thực vật rụng lá vào mùa thu.
Câu 16. Vai trò và tầm quan trọng của nước trong tự nhiên là gì?
Tùy loài, nước chiếm từ 50 – 98% khối lượng cơ thể sinh vật. Nước là thành phần cấu tạo tế bào,
là môi trường hòa tan và vận chuyển các chất, tham gia các phản ứng sinh lí, sinh hóa trong cơ thể và còn
tham gia việc điều hòa thân nhiệt ở sinh vật hằng nhiệt.
Nước là môi trường sống của các sinh vật thủy sinh. Hơi nước trong không khí tạo độ ẩm. Độ ẩm
và lượng mưa có ảnh hưởng quan trọng lên độ đa dạng và sự phân bố sinh vật trong tự nhiên.
Câu 17. Nước có ảnh hưởng như thế nào đến sự phân bố của sinh vật trên bề mặt Trái đất?
Tùy thuộc vào nhu cầu về nước mà sinh vật có các môi trường sống khác nhau gồm:
- Sinh vật sống trong môi trường nước (sinh vật thủy sinh) có cấu tạo cơ thể phù hợp với sự trao
đổi chất và di chuyển trong môi trường nước, có các động vật sống phần nước mặt, có động vật ở đáy, có

động vật sống nổi trên mặt nước, có các loài sống chìm trong nước.
- Sinh vật sống trong môi trường cạn: rất đa dạng, có cấu tạo phù hợp với điều kiện sống gồm
nhiều dạng, có các dạng sau:
+ Sinh vật ưa ẩm nhiều (ẩm sinh) sống ở ven hồ, sông, đầm lầy…chỗ nửa nước, nửa cạn.
+ Sinh vật ưa ẩm vừa và ít (trung sinh) là đa số các sinh vật sống trên cạn, vùng đồng bằng hay
vùng núi cao.
+ Sinh vật chịu hạn (hạn sinh) sống ở sa mạc, hoang mạc hay các vùng khí hậu khô cằn, khắc
nghiệt.
Câu 18. Độ ẩm có những ảnh hưởng nào lên sinh vật?
Tùy thuộc vào nhu cầu về nước và độ ẩm mà sinh vật sống trong môi trường khác nhau có các đặc
điểm thích nghi riêng cho từng nhóm loài sinh vật.
* Sinh vật sống trong môi trường nước (thủy sinh) có các đặc điểm sau:
- Thực vật sống chìm trong nước có thân dài, mảnh, mềm như tảo, rong, Elodea…
- Một số loài chỉ có phần gốc trong nước thân thường xốp như lau, sậy,…

14


- Những loài lá chìm trong nước thường mỏng, nhiều thùy hay phiến lá dài, hẹp như tảo, rong
Elodea, rau mác; lá nổi trên mặt nước có phiến tròn rộng và dày như lá súng, sen..
- Thực vật nổi hẳn trên mặt nước có rễ mảnh, nhỏ, thân kém phát triển, lá có phiến tròn, dày như
bèo, lục bình…
- Động vật sống trong nước có thân thon dài, có vảy, vây, đuôi để bơi, có nhớt, có mang để thở, có
túi khí để nổi trong nước…
* Sinh vật sống trong môi trường cạn: rất đa dạng và phong phú.
- Sinh vật ưa ẩm nhiều (ẩm sinh) có các đặc điểm sau:
+ Thực vật thân xốp, có lá nổi trên mặt nước, lá hình tròn.
+ Động vật có da mỏng, ẩm, nhớt, hô hấp vừa bằng phổi vừa qua da.
- Sinh vật ưa khô sống ở vùng núi cao, ôn đới có các đặc điểm sau:
+ Cây lá kim có thân gỗ cứng, cây lá rộng rụng lá vào mùa thu.

+ Động vật có lớp lông, mỡ dày, ngủ đông khi trời lạnh, các loài động vật khác thì di trú vào cuối
thu do cơ thể không chịu được nhiệt độ quá thấp.
- Sinh vật chịu hạn (hạn sinh) sống vùng hoang mạc, sa mạc có các đặc điểm sau:
+ Cây lá cứng, thân mọng nước: Cây xương rồng có lá biến đổi thành gai hạn chế sự thoát hơi
nước; Cỏ lạc đà có hệ rễ phát triển rộng và ăn sâu trong đất để tìm nguồn nước…
+ Động vật có chi rất ngắn hay rất dài, có da dày hay hóa sừng, phân khô…
Câu 19. Nhân tố sinh thái vô sinh có các ảnh hưởng chung nào lên sinh vật?
Các nhân tố sinh thái tạo nên sự khởi động của nhịp sinh học theo mùa.
Ảnh hưởng của nhân tố sinh thái chính là sự thay đổi độ dài ngày và đêm, thay đổi độ ẩm. Sự thay
đổi có chu kỳ của các nhân tố này đã tác động đến sinh vật một cách có đều đặn nên tạo những phản ứng
nhịp nhàng.
- Theo chu kỳ ngày đêm.
Sự thay đổi độ dài chiếu sáng trong ngày làm biến đổi nhiệt độ môi trường tạo các nhóm sinh vật
hoạt động tích cực vào ban ngày (nhóm ưa sáng), hay đêm (nhóm ưa tối).
- Theo chu kỳ mùa.
Xa xích đạo nên dao động mùa lớn ảnh hưởng đến sự phân bố các nhóm sinh vật theo vùng khí
hậu: Nhiệt đới, ôn đới, hàn đới.
+ Ở vùng lạnh, dao động khí hậu theo mùa lớn, có băng tuyết về mùa đông nên thực vật có hiện
tượng rụng lá theo mùa ở cây lá rộng, còn cây lá kim xanh quanh năm. Động vật có nhiều cách phản ứng
tích cực khác nhau tùy nhóm để qua đông như chim di cư cuối thu đầu đông, gấu ngủ đông, mùa thu sóc
dự trữ thức ăn, chó sói vẫn tích cực săn mồi vào mùa đông.
+ Ở vùng ấm nóng, dao động về nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm và lượng thức ăn theo mùa không quá
lớn nên phần lớn sinh vật không có phản ứng theo chu kỳ mùa rõ rệt, nhưng lại có biểu hiện rõ của chu kỳ
ngày đêm, thực vật xanh quanh năm, động thực vật đa dạng và phong phú, vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới
là nơi cư trú của các loài chim tránh đông.

15


+ Ở nước ta, do nằm trọn trong khu vực cận nhiệt đới nên chỉ có ít cây ở phía Bắc như bàng, xoan,

sồi rụng là vào mùa đông. Một số côn trùng ngủ đông như nhộng sòi, bọ rùa nâu; số khác như nhộng
bướm đêm hại lúa lại ngủ hè vào thời kỳ khô hạn.
Câu 21. Ứng dụng vai trò của các nhân tố sinh thái trong chăn nuôi trồng trọt?
Hiểu biết tác động của nhân tố sinh thái lên sinh vật, con người đã tác động lên quá trình sinh
trưởng, phát triển của sinh vật như:
Chiếu sáng bằng ánh sáng đèn tạo ngày dài sẽ thúc đẩy gà đẻ trứng quanh năm, thanh long tạo quả
trái vụ.
Chiếu sáng giữa đêm sẽ làm gián đoạn quá trình tổng hợp chất, lích thích làm cho mía không trổ
cờ, lượng đường trong cây mía không giảm.
Câu 22. Thế nào là quan hệ cùng loài?
- Sinh vật cùng loài thường sống chung tạo thành quần tụ cá thể. Trong quần tụ, chúng giúp nhau
tìm thức ăn, chỗ ở, giúp nhau tự vệ và duy trì nòi giống.
Ví dụ; Bầy gà tìm mồi trên sân.
Ở mức độ cực thuận, quần tụ cá thể giúp chúng tăng khả năng chống chịu với các điều kiện bất lợi
của môi trường và giúp nhau tìm thức ăn tốt hơn, nhanh hơn.
- Quá giá trị cực thuận, mức độ thuận lợi giảm gây ra sự cạnh tranh. Khi đó một số cá thể tách
khỏi quần tụ, đó là sự cách li.
Sự cách li sẽ làm giảm nhẹ sự cạnh tranh, ngăn ngừa việc gia tăng dân số và hạn chế nguồn thức
ăn.
Câu 23. Thế nào là quan hệ khác loài?
Trong tự nhiên, các sinh vật luôn có các mối quan hệ qua lại với nhau không chỉ trong cùng loài
mà còn có các mối quan hệ khác loài. Chủ yếu là mối quan hệ về dinh dưỡng, nơi ở; thường chúng có mối
quan hệ hỗ trợ hay đối địch.
a. Quan hệ hỗ trợ:
Xảy ra giữa các sinh vật giúp nhau thích nghi dễ dàng với môi trường sống luôn luôn thay đổi và
đầy nguy hiểm. Mối quan hệ này gồm các dạng sau:
- Quan hệ cộng sinh: Là hiện tượng hai loài sinh vật sống chung với nhau và cả hai loài cùng có
lợi, như:
+ Vi khuẩn cố định đạm trong rễ cây họ đậu.
+ Vi khuẩn lam và nấm cộng sinh tạo thành địa y.

+ Trùng roi Trichomonas cộng sinh trong ruột mối.
- Quan hệ hội sinh: Khi hai loài sinh vật sống chung với nhau và chỉ có lợi cho một bên, bên kia
không có lợi nhưng cũng không có thiệt hại gì, như:
+ Sâu bọ sống nhờ trong tổ kiến, tổ mối.
+ Hải quỳ sống nhờ trên mai cua.
- Quan hệ hợp tác: Là quan hệ của hai sinh vật trong tự nhiên, hỗ trợ nhau và cùng có lợi nhưng
không nhất thiết cần cho sự tồn tại của chúng, như:
+ Cò và nhạn bể cùng xây tổ.

16


+ Chim sáo giúp trâu bắt ve.
+ Chim sỉa răng ăn thịt trong kẽ răng của cá sấu.
b. Quan hệ đối địch cạnh tranh.
Xảy ra giữa các sinh vật có nhu cầu gần giống nhau, thường chỉ một bên có lợi, một bên bị hại,
gồm các dạng phổ biến là:
- Quan hệ cạnh tranh nơi ở, nguồn dinh dưỡng do các sinh vật có cùng nhu cầu về dinh dưỡng, nơi
ở… như lúa và cỏ dại, thỏ và cừu, nai và ngựa…
- Quan hệ giữa kí sinh và vật chủ: Sinh vật kí sinh được lợi, vật chủ thường bị hại như sán kí sinh
trong ruột người…
- Quan hệ giữa động vật ăn thịt và con mồi thì con săn mồi được lợi và con mồi bị ăn thịt.
- Quan hệ ức chế và cảm nhiễm: Sinh vật này tiết chất làm ảnh hưởng đến hoạt động của sinh vật
khác như:
+ Thực vật tiết phitôxit.
+ Tảo tiểu cầu tiết ra chất làm kìm hãm sự phát triển của rận nước.
+ Một số loài cỏ dại tiết ra chất ức chế sự phát triển của cây trồng.
Câu 24. Quy luật tác động tổng hợp của các nhân tố sinh thái?
Môi trường bao gồm nhiều nhân tố sinh thái luôn luôn tác động qua lại, sự biến đổi của một số
nhân tố sinh thái này có thể làm thay đổi về lượng và có khi cả về chất của nhân tố sinh thái khác và sinh

vật chịu ảnh hưởng của các thay đổi đó. Tất cả các nhân tố đều gắn bó chặt chẽ với nhau thành tổ hợp
sinh thái phức tạp.
Ánh sáng có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình quang hợp của cây xanh, mặt khác cường độ chiếu
sáng của môi trường còn gián tiếp ảnh hưởng tới quá trình dinh dưỡng khoáng của thực vật. Đó là quy
luật tác động tổng hợp của các nhân tố sinh thái.
Ví dụ: Khi cường độ ánh sáng chiếu trên bề mặt đất thay đổi, độ ẩm không khí và đất cũng thay
đổi theo, tất cả các yếu tố đó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động phân hủy các chất của vi sinh vật và động vật
không xương sống trong đất, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động dinh dưỡng khoáng của thực vật.
Mỗi nhân tố sinh thái của môi trường chỉ có thể biểu hiện hoàn toàn tác động của nó lên đời sống
của sinh vật khi mà các nhân tố sinh thái khác cũng ở trong điều kiện thích hợp.
Ví dụ: Trong đất có đầy đủ muối khoáng nhưng cây chỉ có thể lấy được muối khoáng thuận lợi khi
độ ẩm của đất thích hợp. Ánh sáng của môi trường dù có thuận lợi cho quang hợp nhưng cây không thể
quang hợp tốt nếu trong đất thiếu nước và muối khoáng.
Câu 25. Quy luật giới hạn sinh thái?
Sự tồn tại của sinh vật phụ thuộc nhiều vào cường độ tác động của các nhân tố sinh thái. Khi
cường độ tác động tăng hay giảm làm tăng hơn ngưỡng cao nhất hoặc xuống hơn mức thấp nhất so với
khả năng chịu đựng của cơ thể thì sẽ làm giảm khả năng sống và sinh vật không thể tồn tại.
Khoảng xác định của cường độ một nhân tố sinh thái mà cơ thể có thể chịu đựng được gọi là giới
hạn của sinh vật đó. Cường độ thuận lợi nhất cho sinh vật hoạt động gọi là điểm cực thuận. Những loài
khác nhau có giới hạn sinh thái khác nhau và điểm cực thuận khác nhau. Giới hạn sinh thái và điểm cực
thuận còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như tuổi của cá thể, trạng thái của cơ thể…

17


Hầu hết thực vật bậc cao chỉ có thể tồn tại ở giới hạn nhiệt độ hẹp. Các hoạt động sinh lí của thực
vật bậc cao ít xảy ra ở nhiệt độ dưới 00C và trên 500C, vì dịch tế bào đóng băng ở 00C và ở nhiệt độ trên
500C prôtêin trong tế bào bị phân hủy.
Thực vật vùng ôn đới chịu được nhiệt độ môi trường thấp nhưng có thể bị tổn thương ở nhiệt độ
cao hơn 300C. Trong khi đó, thực vật vùng nhiệt đới chịu được nhiệt độ môi trường cao nhưng hầu hết các

cây bị tổn thương ở nhiệt độ cao hơn 00C vài độ.
Câu 26. Phân tích Quy luật tác động không đồng đều của các nhân tố sinh thái lên chức phận
của cơ thể sống?
Các nhân tố sinh thái có ảnh hưởng khác nhau lên các chức phận của cơ thể sống, có nhân tố cực
thuận đối với quá trình này nhưng lại có hại hoặc nguy hiểm cho quá trình khác.
Nhiệt độ không khí tăng lên 40 – 45 0C sẽ làm tăng quá trình trao đổi chất ở động vật máu lạnh,
nhưng lại kìm hãm sự di động. Hầu hết thực vật có nhiệt độ tối ưu cho sự quang hợp là thấp hơn sự hô
hấp. Rễ cây chịu nhiệt tối thiểu thấp hơn chồi cây.
Nhiều loài sinh vật trong các giai đoạn sống từ khi còn non đến khi trưởng thành và thành thục có
những nhu cầu về nhân tố sinh thái khác nhau, nếu không thoả mãn thì chúng sẽ chết. Các sinh vật này
phải di chuyển chỗ ở trong từng giai đoạn sống để thoả mãn các nhân tố sinh thái.
Câu 27. Phân tích Quy luật tác động qua lại giữa sinh vật và môi trường?
Trong mối quan hệ qua lại sinh vật với môi trường, không những môi trường tác động lên sinh vật
mà sinh vật cũng ảnh hưởng đến các nhân tố của môi trường, và có thể làm thay đổi tính chất của nhân tố
đó.
Kết quả trồng rừng ở nhiều điạ phương cho thấy, rừng trồng sau khi khép tán đóng vai trò rất lớn
trong việc cải tạo môi trường tự nhiên. Tán rừng che phủ mặt đất làm tăng độ ẩm không khí và đất. Trong
đất xuất hiện nhiều vi sinh vật, thân mềm, giun. Các sinh vật đất này hoạt động mạnh phân huỷ mùn bã
hữu cơ thảm rừng, làm cho đất rừng thêm màu mỡ và tơi xốp, nhiều loài động vật, thực vật mới xuất hiện,
đất không bị xói mòn và có khả năng giữ nước cung cấp cho các vùng nông nghiệp xung quanh. Như vậy
rừng trồng đã làm thay đổi nhiều nhân tố khi hậu, môi trường đất, nước và hệ thống thực vật trong vùng.
Câu28. Thế nào là quần thể sinh vật?
Quần thể sinh vật là một nhóm cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác
định, vào một thời điểm nhất định và có khả năng giao phối sinh ra con cái hữu thụ.
Câu 29. Quần thể có những đặc trưng nào?
- Mật độ: là số cá thể trên một đơn vị diện tích hoặc thể tích, tuỳ thuộc vào điều kiện sống của môi
trường. Khi mật độ quá cao, môi trường sống trở nên chật hẹp, ô nhiễm tăng, sức sinh sản giảm, cạnh
tranh cùng loài tăng nên tỉ lệ tử vong tăng, sức sinh sản giảm, số lượng cá thể trong quần thể được điều
chỉnh.
Khi mật độ giảm, việc điều chỉnh mật độ xảy ra theo hướng ngược lại, số lượng cá thể trong quần

thể tăng lên.
- Tỉ lệ đực - cái: tuỳ loài và có quan hệ mật thiết tới sức sinh sản của quần thể sinh vật. Trong tự
nhiên, tỉ lệ này là 1: 1; nhưng trong nhiều trường hợp, tỉ lệ này thay đổi tuỳ theo đặc tính của loài, tập tính
động vật, các giai đoạn phát triển cá thể và điều kiện môi trường sống.

18


Ở các loài côn trùng, trong đàn thường chỉ có một con cái (gọi là con chúa) và nhiều con đực như
mối, ong, kiến…
Có nhiều loài vừa sinh sản hữu tính vừa sinh sản vô tính (trinh sản) như cá diếc bạc, trùng bánh
xe…
Khi điều kiện môi trường thay đổi thì tỉ lệ đực - cái cũng thay đổi theo.
Ngoài ra, tỉ lệ đực - cái còn tuỳ thuộc vào tập tính nhóm loài, ví dụ chim bồ câu thường ghép đôi,
một sư tử biển đực thường có nhiều con cái, cũng có loài một con cái được thụ tinh với nhiều con đực
như cá hồi, cá gai…
Do tỉ lệ giới tính của một số loài không ổn định mà thay đổi. ở một số loài như thằn lằn, rắn,... khi
chưa vào mùa sinh sản, cá thể cái nhiều hơn cá thể đực, nhưng sau vụ đẻ số lượng cá thể đực với cá thể
cái là tương đương nhau. Nguyên nhân là do trong mùa sinh sản số cá thể cái bị tử vong nhiều hơn cá thể
đực.
Sự tử vong không đồng đều giữa các cá thể đực và cá thể cái là do khác biệt về đặc điểm sinh thái,
sinh lý và tập tính giữa giống đực và giống cái, ở các giai đoạn khác nhau trong năm.
Muỗi đực không có đặc điểm hút máu động vật như muỗi cái và do vậy chúng sống tập trung vào
một nơi với số lượng lớn, trong khi đó muỗi cái bay rải rác ở nhiều nơi khác nhau. Loài kiến rừng màu
nâu đẻ trứng ở nhiệt độ thấp hơn 20 0C, trong điều kiện nhiệt độ thấp đó trứng nở ra toàn cá thể cái, nếu
gặp nhiệt độ cao hơn 200C trứng lại nở ra toàn cá thể đực.
- Tỉ lệ nhóm tuổi: có ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể, liên quan tới sự tử vong của quần
thể. Tỉ lệ này phụ thuộc trạng thái sinh học, vùng phân bố và tuổi thọ trung bình của loài. Ví dụ loài có
vùng phân bố rộng nhưng điều kiện sống luôn thay đổi (vùng ôn đới, điều kiện môi trường luôn thay đổi
theo chu kì mùa ít ổn định) thì tỉ lệ nhóm tuổi phức tạp hơn so với nơi mà điều kiện môi trường ổn định

(vùng nhiệt đới).
Ngoài ra, tỉ lệ này còn tuỳ thuộc vào ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái (thời tiết thay đổi theo
chu kì mùa, tấn công của thú giữ và con người).
- Trong tự nhiên, tháp tuổi của quần thể có xu hướng biến đổi như thế nào?
Trong tự nhiên, tháp tuổi của một quần thể có xu hướng ở dạng ổn định. Trong quá trình sống,
tháp tuổi có thể tạm thời bị thay đổi do thay đổi sức sinh sản, mức độ tử vong và nhiều khi còn do hiện
tượng di cư của các cá thể từ nơi này sang nơi khác. Tuy nhiên, quần thể sinh vật luôn có khả năng tự điều
chỉnh để trở về trạng thái ổn định.
Có thể trình bày đơn giản sự tự điều chỉnh đó như sau: Một quần thể khi gặp điều kiện bất lợi như
thiên tai, dịch bệnh, săn bắn ..., số lượng cá thể của quần thể có thể giảm xuống (mật độ cá thể giảm), khi
đó yếu tố mật độ tác động tới sức sinh sản của quần thể làm tăng khả năng sinh sản và quần thể có số cá
thể thuộc nhóm tuổi trước sinh sản tăng cao so với các nhóm tuổi khác. Ngược lại, khi mật độ cá thể tăng
cao, vượt quá khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường, sức sinh sản của quần thể lại giảm đi và khi
đó số lượng cá thể thuộc nhóm tuổi trước sinh sản lại giảm xuống. Sự điều chỉnh đó ngoài sự ảnh hưởng
trực tiếp của điều kiện môi trường như đã nói ở trên còn phụ thuộc vào chu kỳ sống dài hay ngắn của các
cá thể và đặc điểm sinh sản của từng loài.

19


Động vật có chu kỳ sống ngắn nhưng có thời gian phát dục sớm, sức sinh sản cao nhưng mức độ
tử vong cũng cao nên hàng năm số lượng cá thể của quần thể dao động rất lớn, xong khả năng phục hồi
của quần thể lại nhanh. Nhiều loài cá nhỏ (ví dụ cá cơm), các loài gặm nhấm (ví dụ loài chuột đồng)...
thuộc loại này. Kết quả diệt chuột phá hoại mùa màng cho thấy, nếu chuột bị diệt chưa vượt quá 85% số
chuột hiện có trên một cánh đồng thì với 15% số cá thể cón lại, chỉ sau 3-6 tháng, quần thể chuột có thể
phát triển bù lại số chuột đã bị diệt ban đầu.
Động vật có chu kỳ sống dài có thời gian phát dục muộn, sức sinh sản và mức độ tử vong đều
thấp. Trong điều kiện sống thuận lợi, quần thể của động vật có chu kỳ sống dài có số lượng cá thể ít dao
động, nhưng khi gặp điều kiện bất lợi số lượng cá thể của quần thể giảm xuống, quần thể phục hồi số
lượng cá thể chậm. Sự điều chỉnh quần thể như trên thường gặp ở nhiều loài động vật như cá nheo, nhiều

loài chim, thú.... Loài voi châu á có tuổi trưởng thành sinh dục từ 8 đến 12 năm, thường 4 năm mới đẻ
một lứa, mỗi lứa chỉ đẻ một con, ít khi là 2 con. Do đó, nếu đàn voi bị săn bắn mất nhiều con thì khả năng
phục hồi đàn rất chậm.
Những hiểu biết về sự biến đổi và khả năng phục hồi của quần thể giúp chúng ta đề xuất các biện
pháp khai thác hợp lý và bảo vệ hiệu quả các loài sinh vật. Trong thực tế, người ta có thể tiến hành đánh
bắt với số lượng lớn một số loài cá có chu kỳ sống ngắn mà không có điều gì e ngại (ví dụ loài cá hồi gù
có thể đánh bắt tới 50 - 60% số cá đẻ trứng), song với nhiều loài khác thì cần phải bảo vệ nghiêm ngặt.
- Khả năng thích ứng và chống chịu những nhân tố sinh thái của môi trường càng cao, tỉ lệ tử
vong giảm. Tuỳ thuộc tập tính và sự thích nghi của mỗi loài mà các nhóm có vùng phân bố khác nhau,
chịu tác động khác nhau và phản ứng trả lời bằng sự thích nghi cũng khác nhau. Ví dụ gấu trắng bắc cực
to hơn các loài gấu ở các vùng phân bố khác, voi châu Phi to hơn nhiều so với voi ở khu vực Đông Nam
Á.
Khi cá thể hoặc quần thể không thích nghi được với sự thay đổi của điều kiện môi trường, hoặc
chúng bị tiêu diệt, hoặc chúng bỏ đi và những cá thể thích nghi với điều kiện môi trường mới sẽ phát triển
và hình thành quần thể mới thay thế.
Câu 30. Điều kiện môi trường sống có ảnh hưởng như thế nào tới quần thể sinh vật?
Những thay đổi về các yếu tố môi trường như khí hậu, nguồn thức ăn, nơi ở... sẽ dẫn tới sự thay
đổi số lượng cá thể của quần thể.
Ở Việt Nam vào các mùa xuân, mùa hè có khí hậu ấm áp, sâu gây hại cho các loại cây trồng
thường xuất hiện nhiều hơn vào mùa đông có khí hậu lạnh. Muỗi thường xuất hiện nhiều khi thời tiết có
nhiệt độ ấm áp và độ ẩm cao như vào các tháng đầu mùa hè. ếch nhái xuất hiện nhiều vào mùa mưa. Các
loài chim ăn hạt (như chim cu gáy) thường xuất hiện nhiều vào thời gian thu hoạch lúa ngô hàng năm ...
Trong thiên nhiên thường xảy ra hiện tượng số lượng cá thể trong quần thể tăng giảm một cách
đột ngột. Nguyên nhân có thể là do thiên tai như lụt lội, hoả hoạn,... hay do tác động của con người như
chặt phá rừng, đốt rừng làm nương.
Câu 31. Vì sao mật độ quần thể lại được coi là đặc trưng cơ bản của quần thể?
Mật độ quần thể được coi là đặc trưng cơ bản của quần thể, đó là do mật độ có thể ảnh hưởng tới
nhiều đặc trưng khác của quần thể và mật độ của một loài thể hiện vai trò của loài đó trong quần xã.
- Mật độ cá thể có thể ảnh hưởng tới nhiều đặc trưng khác của quần thể.


20


Mật độ quần thể ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống của môi trường như mức độ sử dụng
thức ăn, nơi ở ...
Mật độ quần thể ảnh hưởng tới mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. Khi mật độ cá
thể tăng lên quá cao, các cá thể cạnh tranh gay gắt giành nguồn sống dẫn đến sự phân hoá giữa các cá thể
trong quần thể. Những cá thể có kích thước nhỏ và yếu thường bị đói, một số hoặc bị tử vong hoặc phải di
cư đi sống ở nơi khác.
Mật độ quần thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của các cá thể. Voi châu Phi trong điều kiện mật
độ 13 con /ha thì voi cái có chu kỳ sinh sản trung bình là 4 năm sinh con một lần, nhưng Nếu mật độ quần
thể tăng lên quá cao (khoảng 27 con /ha) thì thời gian sinh sản kéo dài tới 7 năm voi cái mới sinh con một
lần. Ngược lại, khi mật độ quần thể xuống quá thấp, khả năng gặp gỡ của các con đực và cái trong mùa
sinh sản trỏ nên khó khăn, từ đó ảnh hưởng tới sức sinh sản của quần thể.
Mật độ quần thể ảnh hưởng tới mức độ lây truyền dịch bệnh. Khi mật độ cá thể trong quần thể
tăng cao, lượng chất thải và mức độ tiếp xúc giữa các cá thể trong quần thể tăng lên. Đó là những điều
kiện cho dịch bệnh trong quần thể dễ dàng phát triển.
- Mật độ của một loài thể hiện vai trò của loài đó trong quần xã. Trong quần xã, loài có số lượng
cá thể nhiều với mật độ cá thể cao hơn các loài khác thường giữ vai trò quan trọng trong quần xã và
thường là loài chiếm ưu thế
Câu 32. Mối quan hệ sinh thái giữa các cá thể trong quần thể?
Các mối quan hệ sinh thái giữa các cá thể trong quần thể bảo đảm cho quần thể tồn tại và khai
thác được tối ưu nguồn sống của môi trường, tạo điều kiện cho quần thể phát triển. Quan hệ giữa các cá
thể trong quần thể có thể là quan hệ hỗ trợ hoặc quan hệ cạnh tranh (cạnh tranh trực tiếp hoặc cạnh tranh
gián tiếp).
a. Quan hệ hỗ trợ trong quần thể.
Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể chủ yếu xuất hiện khi các cá thể sống chung với
nhau trong một khoảng không gian hợp lý và có nguồn sống đầy đủ.
Ở thực vật, nhiều cây sống gần nhau có thể hỗ trợ nhau đấu tranh thắng lợi với những hoàn cảnh
sống khắc nghiệt và các loài cây dại khác sống xung quanh. Hiện tượng liền rễ cây xuất hiện nhiều ở các

loài cây thông là những ví dụ điển hình về quan hệ hỗ trợ của thực vật. Ngoài ra, hiện tượng cây mọc theo
nhóm còn có tác dụng chống lại tác hại của gió bão, hạn chế sự mất hơi nước hiệu quả hơn so với từng cá
thể mọc riêng lẻ.
Ở động vật, quan hệ hỗ trợ thể hiện qua lối sống bầy đàn, tạo điều kiện cho mỗi cá thể trong quần
thể nhận được những lợi ích nhất định. Các cá thể trong quần thể giúp nhau kiếm được nhiều mồi hơn so
với sống riêng lẻ. Sống thành bầy đàn giúp cho động vật chống được kẻ thù có hiệu quả hơn.... Qua đó,
thúc đẩy sự sinh trưởng của quần thể, tăng tuổi thọ của các cá thể và giảm tỉ lệ tử vong. Sau đây là các ví
dụ về quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể.
* Quan hệ bầy đàn.
- Cá cơm (Engranlis encrasicholus) ở biển Hắc Hải khi gặp cá dữ thì kết thành khối và bắt đầu
chuyển vận vòng quanh gây cho cá dữ tình huống lúng túng trong việc tấn công cho đến khi cá dữ bỏ đi.

21


- Chim kiếm ăn theo đàn dễ kiếm ăn hơn chim ăn riêng lẻ vì các con chim có thể báo nhau nơi có
nhiều thức ăn, đồng thời báo cho nhau kẻ thù để lẩn trốn.
- Ong mật thường sống theo đàn và hỗ trợ nhau tìm kiếm mật hoa. Khi ong trinh sát phát hiện ra
nguồn mật hoa, nó quay trở lại tổ và bắt đầu múa theo hình số 8. Hướng quay của điệu múa hình số 8 thay
đổi tuỳ theo vị trí của Mặt trời và nguồn mật hoa, nhờ đó ong thợ có thể phát hiện ra nơi có nguồn mật
hoa. Nhịp điệu của điệu múa tương ứng với khoảng cách quãng đường cần bay. Quãng đường từ tổ ong
đến nguồn mật hoa càng gần thì nhịp điệu múa càng nhanh. Nếu có nguồn mật hoa dồi dào, những con
ong trinh sát sẽ múa rất lâu.
- Đàn trâu rừng khi ngủ thường để các trâu con nằm ở giữa đàn, các trâu trưởng thành nằm ở vòng
ngoài. Khi đàn trâu bị kẻ thù tấn công, với cách nằm như vậy đàn trâu có điều kiện tự vệ một cách hiệu
quả nhất.
- Những nghiên cứu về sinh lý của các cá thể trong cùng một đàn cho thấy sự hỗ trợ giữa các cá
thể trong quần thể có ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của mỗi cá thể. Nhiều loài cá sống trong đàn
có nhu cầu về ôxi thấp hơn khi cá sống riêng lẻ, đó là do cá sống trong đàn sử dụng ít năng lượng, năng
lượng tích luỹ cao nên cá lớn nhanh hơn cá sống riêng lẻ. Loài chuột đồng có tên Microtus socialis khi

sống theo đàn có cường độ chuyển hoá năng lượng cơ thể giảm 38% so với chuột sống riêng lẻ.
- Châu chấu di cư (Locusta miggratoria) khi sống theo tập đoàn thì háu ăn và hoạt động mạnh hơn
châu chấu sống đơn độc. Điều này cho thấy tác hại tàn phá thực vật của những đàn châu chấu di cư là rất
lớn. Tuy nhiên, với những đàn châu chấu càng lớn thì khả năng sinh sản càng giảm sút. Trong đời sống
tập đoàn, hoạt động tiết hoocmon của hạch corporaallata bị ảnh hưởng làm giảm sức sinh sản của châu
chấu. Điều này giải thích vì sao khi châu chấu tập trung thành tập đoàn có sức tàn phá thực vật mạnh mẽ
nhất thì cũng là lúc châu chấu sinh sản yếu và nạn châu chấu sắp bị tiêu diệt. Hiện tượng này cũng có thể
gặp ở nhiều loài sâu bọ như bọ cánh phấn, cánh cứng, rệp cây...
- Những con sư tử con thường đùa giỡn với cái đuôi dài của mẹ chúng hoặc nhảy chồm lên lưng
mẹ, tập đánh nhau. Một đàn mèo con 1 - 2 tháng tuổi cũng có những động tác tương tự và mèo mẹ luôn
vẫy cái đuôi để cho các con chơi đùa. Những báo con thường đuổi nhau trên bãi cỏ hoặc đồi hoang. Các
nhà khoa học cho rằng những động tác ấy giúp cho các thú dữ rèn luyện kỹ năng, phát triển dần khả năng
săn mồi sau này.
- Sư tử là loài thú có sự gắn bó giữa các thành viên trong bầy đàn chặt chẽ và hiệu quả theo chế độ
mẫu hệ. Những con sư tử cái trong đàn lớn hay nhỏ đều có quan hệ ruột thịt với nhau. Chúng thay nhau
cai quản lãnh thổ và nuôi dưỡng con cái. Theo một số nhà quan sát, trong đàn có sự phân công vài con sư
tử cái chăm sóc các sư tử con, những con khác lo kiếm mồi. Chỉ khi sắp sinh con, sư tử cái mới tách bầy
đàn đi tìm một cái hang kín để tránh kẻ thù, đôi khi lại là những con sư tử khác bầy. Tập quán săn mồi
theo bầy đôi khi khiến cả những con vật to lớn như trâu rừng, bò rừng cũng không thể chạy thoát. Sư tử
đực cũng tham gia săn mồi nhưng thường không nhanh nhẹ như sư tử cái. Những con sư tử đực này còn
có nhiệm vụ bảo vệ đàn.
* Quan hệ sinh sản.
Để bảo tồn và phát triển nòi giống, ở động vật có nhiều cách hoàn hảo để lôi cuốn các cá thể khác
giới bằng những dấu hiệu đặc biệt.

22


- Ở một số loài động vật hoang dã, không bao giờ kết đôi với những con cùng huyết thống.
- Vào mùa giao phối, những con báo đốm đực tìm đến con cái nhờ mùi nước tiểu mà các con cái

thải ra trên mặt đất.
- Một số loài chồn, cầy, những con đực có khả năng thu hút con cái nhờ tiết ra chất xạ.
- Đom đóm có cách thu hút bạn tình bằng loại ánh sáng do những phản ứng hoá học trong cơ thể
tạo ra.
- Nhiều loài chim sống thành đôi vợ chồng chung thuỷ như chim bồ câu, lúc nào cũng ở bên nhau
và âu yếm nhau bằng cách rỉa mỏ, rỉa lông cho nhau và gọi nhau bằng tiếng gù. Đến kì sinh sản, con đực
tìm vật liệu làm tổ còn con cái dệt tổ. Khi con nở, bố mẹ thay nhau canh gác và cho con ăn. Thức ăn của
bồ câu non là một chất lỏng như sữa được nôn từ dạ dày chỉ có ở các loài chim bồ câu.
- Thường thì nhiều loài chim "đa thê", con đực có bộ lông sặc sỡ để thu hút chim cái, có loài tỏ
tình bằng các điệu múa hoặc giọng hót. Đà điểu trình diễn vũ điệu trước con khác giới bằng cách dang
rộng đôi cánh và dựng ngược bộ lông ...
b. Quan hệ cạnh tranh trong quần thể.
Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể trở nên gay gắt khi các cá thể sống chung với
nhau trong một khoảng không gian chật hep (mật độ cá thể quá cao) và có nguồn sống không đầy đủ.
- Cạnh tranh phổ biến ở thực vật là hiện tượng tự tỉa thưa tự nhiên. Hiện tượng tự tỉa thưa tự nhiên
xuất hiện khi cây mọc với mật độ cao, đất thiếu chất dinh dưỡng và nước, ánh sáng không đủ... Những
cành cây và những cây trong điều kiện không lấy đủ nước, chất dinh dưỡng... và thiếu ánh sáng sẽ bị héo
và chết dần.
- Ở động vật, các cá thể trong quần thể cạnh tranh nhau giành nơi ở, thức ăn,... hoặc các con đực
tranh giành các con cái.
Do thiếu nơi ở, nơi làm tổ, nhiều loài chim, thú, cá cạnh tranh nhau quyết liệt để bảo vệ nơi sống
của mình, chống lại sự xâm nhập của những cá thể khác, đặc biệt là vào mùa sinh sản. Khả năng bảo vệ
nơi sống giúp cho các cá thể trong quần thể tăng cường khả năng tự vệ và tận dụng được nguồn sống tối
đa, do các động vật biết rõ nơi sống của mình lại có nơi ẩn náu, nơi kiếm mồi... thuận lợi.
Cạnh tranh về mặt thức ăn ở những cá thể cùng loài thường rất quyết liệt. Khi mật độ quần thể lên
quá cao và do thiếu thức ăn có thể xuất hiện hiện tượng an thịt lẫn nhau, "cá lớn nuốt cá bé" hoặc bố mẹ
ăn trứng và con non do chính mình đẻ ra. Trong một đàn, những cá thể khoẻ hơn hoặc con đầu đàn
thường kiếm được nhiều thức ăn và được ăn sớm hơn các con yếu. Nếu lượng mồi không đủ, các cá thể
yếu trong đàn sẽ bị đói và tử vong. Trong nhiều trường hợp cạnh tranh giành thức ăn dẫn đến phân hoá
những cá thể một loài thành nhiều quần thể khác nhau thích ứng với môi trường có điều kiện thức ăn khác

nhau. Ví dụ, cùng là chim sẻ nhưng quần thể chim sẻ kiếm ăn ở đồng lúa khác với quần thể chuyên kiếm
ăn ở vùng đồi.
Câu 33. Sự khác nhau giữa quần thể người và quần thể sinh vật khác?
Quần thể người có các đặc trưng sinh học giống các quần thể khác như mật độ, giới tính, sức sinh
sản, tỉ lệ tử vong, tỉ lệ nhóm tuổi ...

23


Quần thể người còn có các đặc trưng kinh tế - xã hội mà các quần thể sinh vật khác không có như
pháp luật, hôn nhân, giáo dục và kinh tế ... Có đặc điểm khác biệt đó là do con người có khả năng tư duy,
có ý thức nên có khả năng điều khiển, cải tạo tự nhiên.
Câu 34. Tỉ lệ giới tính ở quần thể người có đặc trưng như thế nào?
Theo di truyền học hiện đại, tỉ lệ giới tính ở người là 1: 1. Tuy nhiên trong thực tế trẻ sơ sinh nam
nhiều hơn nữ, khi trưởng thành tỉ lệ thanh thiếu niên nam nữ tương đương, nhưng ở tuổi già thì cụ bà
luôn nhiều hơn cụ ông.
Tỉ lệ nam - nữ có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển dân số (sức sinh sản), liên quan đến sự
phân công lao động trong xã hội.
Câu 35. Đặc trưng về thành phần nhóm tuổi ở quần thể người biểu hiện điều gì?
Thành phần nhóm tuổi ở quần thể người có ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống, các chính
sách kinh tế và xã hội của từng quốc gia như:
- Ở nước có nhiều trẻ em (tỉ lệ sinh cao) thì chất lượng cuộc sống thường thấp và nhiều khó khăn.
- Ở nước có tỉ lệ người già cao (tỉ lệ tử vong thấp) thì chất lượng cuộc sống ổn định (vì là nước
phát triển) nhưng có khó khăn về phân công lao động do thiếu nhân lực thay thế.
Câu 36. Sinh trưởng của quần thể người có đặc điểm nào quan trọng?
Nghiên cứu sự sinh trưởng của quần thể người thực chất là nghiên cứu tỉ lệ tăng dân số, có các
dạng tăng dân số sau:
- Tăng dân số tự nhiên (sinh học) là tỉ lệ sinh cao hơn tỉ lệ tử vong.
- Tăng dân số cơ học là do hiện tượng di dân từ vùng này sang vùng khác.
Câu 37. Tại sao nói: Con người là một bộ phận của hệ sinh thái tự nhiên?

Con người là một bộ phận của hệ sinh thái tự nhiên nhưng giữ vị trí hết sức đặc biệt do vừa có bản
chất văn hoá, kinh tế - xã hội.
- Về bản chất sinh vật, con người là sản phẩm cao nhất của quá trình tiến hoá của sinh giới trên
Trái Đất. Như các sinh vật khác, con người lấy từ thiên nhiên thức ăn, các nguyên liệu để xây dựng nhà ở,
sản xuất đồ may mặc, chế tạo dụng cụ... Có thể nói, con người là sinh vật tiêu thụ đặc biệt, tham gia vào
nhiều bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái.
- Về bản chất văn hoá, kinh tế - xã hội, con người xây dựng nên mọi cơ cấu kinh tế - xã hội và tạo
ra tất cả những giá trị về vật chất và tinh thần của xã hội. Trong quá trình tồn tại và phát triển, thông qua
các hoạt động xây dựng kinh tế và xã hội, con người tác động lên thế giới vô cơ tạo nên đồng ruộng, nhà
máy, làng mạc, thành phố..., tác động lên thế giới hữu cơ sinh ra nhiều loại vật nuôi, cây trồng có chất
lượng cao, sản xuất ra nhiều sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của xã hội.
Tác động của con người lên thiên nhiên gây ra sự biến đổi và thậm chí còn làm suy thoái các hệ
sinh thái tự nhiên. Tuy nhiên, con người cũng góp phần cải tạo tự nhiên, xây dựng nên nhiều hệ sinh thái
mới. Các hệ sinh thái nông nghiệp là những hệ sinh thái nhân tạo điển hình, được hình thành do sức lực
và sự sáng tạo của con người.
Câu 38. Quá trình tăng dân số của quần thể người và sự phát triển xã hội có quan hệ với nhau
như thế nào?

24


Tăng dân số có ảnh hưởng trực tiếp tới bảo vệ môi trường, mức độ sử dụng tài nguyên và từ đó tác
động trực tiếp tới sự phát triển xã hội của mỗi quốc gia.
Hiện nay dân số đã hơn 6 tỷ người, nhưng điều đáng chú ý hơn là tốc độ tăng dân số thế giới đang
diễn ra rất nhanh chóng. Hiện nay, trên thế giới cứ mỗi giây có 3 trẻ em ra đời, mỗi ngày nhân loại sản
sinh ra 30 vạn trẻ em. Với tốc độ này thì ước tính đến năm 2120 dân số thế giới sẽ vượt quá 15 tỷ người.
Lúc đó, mọi nơi trên thế giới đều lâm vào cảnh đất chật, người đông. Dân số càng nhiều, sức ép về khai
thác lương thực, thực phẩm, năng lượng ... ngày càng lớn. Các tác động tiêu cực của tình trạng gia tăng
dân số quá mức hiện nay trên thế giới biểu hiện ở nhiều khía cạnh:
Tăng dân số quá mức tạo ra sức ép lớn làm tăng mức độ khai thác tài nguyên thiên nhiên phục vụ

cho các nhu cầu về nhà ở, sản xuất lương thực, thực phẩm, sản xuất công nghiệp... Điều đó là nguyên
nhân của suy thoái môi trường và phát triển không bền vững.
Tăng dân số quá mức tạo ra nguồn chất thải lớn, vượt quá khả năng tự phân huỷ của môi trường tự
nhiên của các khu dân cư, khu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. Đó là nguyên nhân gây ô nhiễm môi
trường, làm giảm chất lượng cuộc sống của con người và phát triển xã hội.
Tăng dân số quá mức ở các nước đang phát triển và ở vùng nông thôn nghèo tạo ra sự chênh lệch
về mức sống giữa các nước đang phát triển với các nước phát triển và giữa các vùng đô thị với các vùng
nông thôn, dẫn đến sự di dân ở nhiều nơi.
Sự gia tăng dân số ở thành thị và sự hình thành các thành phố lớn - siêu đô thị làm cho môi trường
khu vực đô thị có nguy cơ bị suy thoái nghiêm trọng. Nguồn nước sạch, nhà ở, cây xanh không đáp ứng
sự gia tăng dân số. Ô nhiễm môi trường không khí tăng lên. Các tệ nạn xã hội và vấn đề quản lý xã hội
trong các đô thị ngày càng khó khăn.
Câu 39. Vì sao mỗi gia đình chỉ nên có từ 1 đến 2 con?
Khả năng lao động và thu nhập kinh tế của mỗi gia đình là có hạn. Nếu mỗi gia đình chỉ có 1 - 2
con và không sinh con quá sớm thì tồn tại phổ biến gia đình 3 thế hệ: ông bà, bố mẹ và 1 - 2 con. Thu
nhập kinh tế của gia đình có thể đủ chi tiêu cho cuộc sống đầy đủ của tất cả các thành viên và có phần dư
để tích luỹ. Thời gian bố mẹ dành cho việc học hành, vui chơi của con cái cũng nhiều lên. Những người
con trong gia đình có thể có đầy đủ điều kiện để chăm sóc sức khoẻ và học tập tốt. Ngược lại, nếu gia
đình có quá nhiều con thì mỗi đứa con không chỉ được chăm sóc ít hơn, mà cha mẹ còn phải lao động
nhiều hơn mới đủ để nuôi con.
Về mặt xã hội, xây dựng mô hình gia đình có 1 - 2 con là góp phần ổn định quy mô dân số của đất
nước, là điều kiện để hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nếu ngày hôm nay,
mỗi quốc gia không có kế hoạch ổn định quy mô dân số hợp lý thì chúng ta sẽ khai thác đến cạn kiệt
nguồn tài nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trường, thì không chỉ chúng ta mà cả các thế hệ con cháu
của chúng ta cũng phải gánh chịu hậu quả.
Theo các nhà khoa học thì đói kém, dịch bệnh, suy thoái môi trường... xét cho cùng đều bắt nguồn
từ tăng dân số quá mức.
Câu 40. Thế nào là quần xã sinh vật?
Tập hợp các quần thể khác loài hình thành trong một quá trình lịch sử, cùng sống trong một
khoảng không gian xác định, nhờ các quan hệ tương hỗ mà gắn bó như một thể thống nhất.


25


×