Quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc
2.1.1 Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được xem là một chủ
thể bắt buộc trong quan hệ pháp luật về bảo hiểm xã hội. Các quốc gia
căn cứ vào điều kiện kinh tế xã hội và chính trị để quy định đối tượng
tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Có những quốc gia mở rộng đối
tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng cũng có những quốc gia
thu hẹp đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
2.1.2 Chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc
2.1.2.1 Chế độ ốm đau
Pháp luật hiện hành quy định đối tượng hưởng chế độ ốm đau theo
Điều 24 Luật BHXH 2014.
2.1.2.2 Chế độ thai sản
Chế độ thai sản là một trong các chế độ bảo hiểm xã hội, bao gồm
các quy định của Nhà nước nhằm bảo hiểm thu nhập và đảm bảo sức
khỏe cho lao động nữ và người lao động nhận nuôi con nuôi. Chế độ thai
sản bù đắp một phần thu nhập và sức khỏe cho ngƣời lao động khi có
thai, mang thai, sinh con, sẩy thay hay áp dụng các biện pháp sinh sản.
Ngoài ra chế độ thai sản còn có ý nghĩa đảm bảo phần nào thu nhập cho
ngƣời lao động khi nhận con nuôi. Thông qua chế định này, Nhà nƣớc
và xã hội thể hiện rõ sự quan tâm đối với nhóm lao động đặc thù. Pháp
luật quy định các đối tƣợng và điều kiện được hưởng chế độ thai sản.
2.1.2.3 Chế độ trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 142, Bộ Luật lao động (BLLĐ)
2012: “ Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thƣơng cho bất kỳ bộ phận,
chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho ngƣời lao động, xảy ra
trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ
lao động”. Theo quy định tại Khoản 1, Điều 143, BLLĐ 2012: “Bệnh
nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề
nghiệp tác động đối với người lao động”.
2.1.2.4 Chế độ hưu trí
Bất cứ người lao động nào rồi cũng tới lúc già yếu, hết tuổi lao động
nhƣng vẫn có nhu cầu đảm bảo cuộc sống và lương hưu sẽ là nguồn thu
nhập chính của họ trong lúc này. Được hưởng trợ cấp khi về hƣu là một
trong những mục đích, động lực cơ bản để người lao động tham gia quan
hệ bảo hiểm xã hội. Chế độ hưu trí đƣợc hiểu là chế độ bảo hiểm xã hội
đảm bảo thu nhập cho người hết tuổi lao động hoặc không còn tham gia
quan hệ lao động nữa. Pháp luật quy định các đối tượng và điều kiện để
người lao động đƣợc hưởng chế độ hưu trí.
2.1.2.5 Chế độ tử tuất
Chế độ tử tuất là sự bù đắp một phần thu nhập cho thành viên gia
đình ngƣời lao động khi người lao động chết dẫn đến mất nguồn thu
nhập. Chế độ tử tuất bao gồm tổng hợp các quy định của pháp luật về
đối tƣợng, điều kiện hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng hoặc một lần khi
người lao động bị chết.
2.3.1 Những kết quả đạt được
Về đối tƣợng tham gia BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm
thất nghiệp (BHTN)
Về chế độ bảo hiểm xã hội
Về quỹ bảo hiểm xã hội
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế tồn tại
Thứ nhất, về đối tuợng tham gia, hiện nay chưa có cơ chế phối hợp
giữa các ngành, các cơ quan có thẩm quyền để xác định đối tượng thuộc
diện đóng BHXH bắt buộc (nhất là khu vực ngoài Nhà nuớc) nên việc
phát triển, mở rộng đối tượng tham gia BHXH còn gặp nhiều khó khăn.
Thứ hai, về công tác chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH.
Thứ ba, nhận thức của một số chủ sử dụng lao động, một số bộ
phận ngƣời lao động và nhân dân về chính sách BHXH, BHYT chưa đầy
đủ.
Thứ tư, theo quy định của Luật BHXH 2014, công tác khởi kiện
các đơn vị nợ đọng BHXH, BHYT, BHTN chuyển giao cho tổ chức
Công đoàn. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện gặp không ít
khó khăn, vướng mắc, do đó công tác khởi kiện để thu hồi nợ đọng
BHXH, BHTN, BHYT chưa thể thực hiện.
Thứ năm, việc phối hợp thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW, Luật
BHXH sửa đổi, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT giữa
các cấp ủy Đảng, chính quyền, các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể vẫn chưa
được quan tâm đúng mức, thiếu đồng bộ đã gây khó khăn chung trong
việc triển khai thực hiện.
Thứ sáu, ngƣời dân vẫn chưa ý thức đầy đủ về lợi ích của chính
sách BHYT cho nên chưa tích cực, chủ động tham gia BHYT.
Thứ bảy, công tác phát triển đối tượng cùng tham gia BHXH,
BHYT, BHTN bắt buộc trong các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn
còn hạn chế, các đơn vị doanh nghiệp có quy mô hoạt động nhỏ và siêu
nhỏ, lao động thiếu việc làm thường xuyên, thu nhập thấp; nhiều đơn vị
gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, thậm chí phải thu hẹp hoặc ngừng
hoạt động nên nhiều đơn vị trốn tham gia BHXH cho người lao động hoặc
tham gia không đầy đủ theo quy định.
Thứ tám, một số cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương chưa quyết
liệt trong việc chỉ đạo tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW
của Bộ Chính trị nói chung và việc thực hiện chính sách BHXH.
Thứ chín, việc ban hành cơ chế, chính sách về BHXH, BHYT
nhiều lúc còn chậm, bất cập ảnh hưởng không nhỏ đến công tác thông
tin, truyền thông về BHXH, BHYT.
Thứ mười, mạng lưới Đại lý thu BHXH, BHYT được mở rộng,
ngoài Đại lý thu các UBND xã, phường, thị trấn còn có thêm các tổ chức
chính trị xã hội, đơn vị sự nghiệp và tổ chức kinh tế nên tạo điều kiện
thuận lợi cho người dân khi tham gia BHYT. Tuy nhiên trong quá trình
thực hiện vẫn còn gặp phải một số vướng mắc
Thứ mười một, việc giải quyết chế độ, chính sách BHXH, BHYT,
BHTN cho người lao động và nhân dân tại một số địa phương vẫn còn
thiếu sót và chưa kịp thời;
Thứ mười hai, việc phổ biến, quán triệt các quan điểm, chủ trƣơng
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về BHXH, BHYT ở một
số cấp ủy đảng, chính quyền chưa sâu rộng.
Thứ mười ba, chế tài xử lý vi phạm chưa đủ mạnh, sự phối hợp của
các ngành vẫn còn hạn chế.
Kết Luận
Pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc đã được quy định khá chi
tiết và đầy đủ tạo hành lang pháp lý để bảo vệ cho người lao động.
Pháp luật đã tạo hành lang pháp lý trong việc quy định các điều kiện
hƣởng chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc, đối tượng hưởng chế độ, quỹ
bảo hiểm xã hội bắt buộc. Tuy nhiên, thực trạng pháp luật về bảo hiểm
xã hội bắt buộc vẫn còn những hạn chế tồn tại.