LỜI CAM ĐOAN
Tác giả cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tác giả. Các kết quả nghiên cứu và
các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và
dưới bất kỳ hình thức nào.Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được thực hiện trích
dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Hà nam, ngày 22 tháng 11 năm 2017
Tác giả luận văn
Nguyễn Ngọc Hoa
1
i
LỜI CẢM ƠN
Với sự nỗ lực của bản thân cùng với sự giúp đỡ tận tình của thầy cô, đồng nghiệp, bạn
bè và gia đình, tác giả hoàn thành luận văn.Tác giả xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc đến PGS.TS. Lê Văn Hùng, người đã tận tình hướng dẫn và vạch ra những
định hướng khoa học, chỉ bảo và đóng góp các ý kiến quý báu trong suốt quá trình
thực hiện luận văn.
Tác giả cảm ơn các thầy cô giáo và cán bộ viên chứcTrường Đại học Thủy lợi, cám ơn
tập thể lớp cao học 24QLXD11, cám ơn đồng nghiệp trong cơ quan, cùng gia đình đã
động viên, khích lệ, tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt cho tác giả trong thời gian hoàn
thành luận văn.
Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên luận văn có những sai sót, tác giả rất mong
nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của thầy cô, đồng nghiệp để giúp tác giả hoàn
thiện kiến thức.
Trân trọng cảm ơn!
Hà nam, ngày 22 tháng 11 năm 2017
Tác giả luận văn
Nguyễn Ngọc Hoa
2
i
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH.....................................................................................vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................. vii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................................1
2. Mục đích của đề tài......................................................................................................1
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu..................................................................2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................2
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài........................................................2
6. Kết quả dự kiến đạt được.............................................................................................3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐÊ ĐIỀU VÀ CÔNG TÁC QUẢN
LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÊ ĐIỀU Ở VIỆT NAM ...............................................................4
1.1
Tổng quan hệ thống đê điều ở Việt Nam..............................................................4
1.1.1 Hệ thống đê điều ở Việt Nam ...............................................................................4
1.1.2 Đặc điểm về hệ thống đê điều ở Việt Nam...........................................................6
1.2
Công tác quản lý và bảo vệ đê ở Việt Nam ..........................................................7
1.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý đê điều ở Việt Nam.......................................................7
1.2.2 Hệ thống chính sách về quản lý đê điều ...............................................................8
1.2.3 Những tồn tại trong việc quản lý đê điều hiện nay ở Việt Nam.........................10
1.3
Khái quát về công tác xây dựng và quản lý đê điều trên thế giới ......................13
1.3.1 Hà Lan ................................................................................................................13
1.3.2 Một số quốc gia khác..........................................................................................15
1.4
Công tác quản lý chất lượng thi công công trình đê điều...................................15
1.4.1 Những hạn chế về quản lý chất lượng thi công công trình đê điều ....................19
1.4.2 Ý nghĩa của công tác quản lý chất lượng thi công công trình đê điều ...............20
1.5
Các dạng sự cố thường xảy ra trong mùa lũ bão với đê sông ............................20
1.5.1 Sự cố sạt mái đê phía đồng .................................................................................20
1.5.2 Sự cố thẩm lậu và rò ở mái đê phía đồng ...........................................................21
1.5.3 Sóng vỗ làm xói lở mái đê phía sông .................................................................22
Kết luận chương 1 .........................................................................................................23
3
3
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
THI CÔNG CÔNG TRÌNH ĐÊ ĐIỀU .........................................................................24
2.1
Cơ sở lý luận về quản lý chất lượng thi công.....................................................24
2.1.1 Khái quát về quản lý chất lượng xây dựng.........................................................24
2.1.2 Những yếu tố cơ bản tạo nên chất lượng công trình xây dựng ..........................25
2.1.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý chất lượng thi công .........................32
2.1.4 Trách nhiệm chính của các bên tham gia xây dựng ...........................................34
2.1.5 Những nội dung yêu cầu chính về kiểm soát chất lượng thi công .....................39
2.2
Cơ sở pháp lý và tiêu chuẩn, qui chuẩn về quản lý chất lượng xây dựng đê điều .
............................................................................................................................45
2.2.1 Hệ thống pháp luật về đê điều ............................................................................45
2.2.2 Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn, hướng dẫn về xây dựng đê điều ....................48
2.2.3 Cơ sở QLCL và làm việc của đê mùa mưa lũ và hành lang bảo vệ đê ..............53
Kết luận chương 2 .........................................................................................................54
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁC
CÔNG TRÌNH XỬ LÝ KHẨN CẤP SỰ CỐ ĐÊ SÔNG TRONG MÙA BÃO LŨ TẠI
TỈNH HÀ NAM 56
3.1
Thực trạng các sự cố đối với đê sông trên địa bàn tỉnh Hà Nam những năm gần
đây
............................................................................................................................56
3.1.1 Giới thiệu về chi cục thủy lợi trực thuộc Sở NN & PTNT Hà Nam ..................56
3.1.2 Thực trạng một số sự cố trên tuyến đê Hữu Hồng thời gian gần đây ................58
3.1.3 Thực trạng một số sự cố trên Tuyến đê sông Đáy thời gian gần đây.................60
3.1.4 Thực trạng ở một số đê sông khác......................................................................61
3.1.5 Xử lý sự cố và những mặt còn tồn tại ................................................................63
3.1.6 Những khó khăn và thuận lợi trong công tác quản lý và bảo vệ đê tại Hà
Nam ..64
3.2
Qúa trình quản lý chất lượng thi công xử lý sự cố và kết quả đạt được ............75
3.2.1 Quá trình quản lý chất lượng xử lý sự cố ...........................................................75
3.2.2 Một số kết quả đạt được .....................................................................................78
3.3
Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượngxử lý các sự cố khẩn cấp đê sông
tại Hà Nam trong mùa mưa bão ....................................................................................80
4
4
3.3.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý đội ngũ cán bộ công nhân viên.80
5
5
3.3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng thi công ...................80
3.3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi phí xây dựng đầu tư ............87
3.3.4 Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hợp đồng ...................................88
3.3.5 Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý tiến độ thi công .........................89
3.3.6 Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý khối lượng thi công...................91
3.3.7 Giải pháp nâng cấp đê kết hợp giao thông .........................................................92
Kết luận chương 3 .........................................................................................................94
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................95
1. Kết luận......................................................................................................................95
2. Kiến nghị ...................................................................................................................95
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................97
PHỤ LỤC ......................................................................................................................98
6
6
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý đê điều ở Việt Nam....................................8
Hình 1.2: Xây dựng lấn chiếm hành lang bảo vệđêKm120 đê Hữu Hồng huyện Duy
Tiên11
Hình 1.3: Khai thác cát trái phép trên sôngHồng huyện Duy Tiên...............................12
Hình 1.4: Xe có tải trọng lớn đi lại trên đê Sông Đáy huyện Thanh Liêm ...................13
Hình 1.5: Đê biển kết hợp đường giao thông ở Hà Lan................................................14
Hình 1.6:Một đoạn mái đê sông đáy Km124 - Km125 huyện Thanh Liêm năm 2012 21
Hình 1.7: Sạt lở mái đê phía sông Đáy Km88-Km89 huyện Kim Bảng năm 2011......23
Hình 3.1Sụt lún tại cống Tắc Giang xã Chuyên Ngoại – huyện Duy Tiên - Hà Nam..63
Hình 3.2: Sơ đồ kiểm tra chất lượng vật liệu đầu vào...................................................83
Hình 3.3: Sơ đồ quản lý máy móc, thiết bị thi công .....................................................85
Hình 3.4 Sơ đồ đảm bảo chất lượng thi công bộ phận công trình.................................86
Hình 3.5: Hệ thống kiểm soát tiến độ............................................................................91
7
7
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
A N Q Q
D gâ L
u
B n C
hà L ả
C C Q Q
P hí H uố
C C Q Q
Đ hủ L uả
C C T T
L hấ V ư
N N T T
D gh V ư
N N T Tì
ô K m
N
n C ki
& g N ế
P P V V
C hò L ật
P P
C hò
vii
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự biến đổi khí hậu đang diễn ra trên toàn cầu thì những rủi ro thiên tai như
bão lũ, hạn hán…đã và đang diễn ra theo chiều hướng ngày càng bất lợi và ảnh hưởng
khắc nghiệt hơn đến Việt Nam. Trung bình mỗi năm Việt Nam phải hứng chịu 6-7 trận
bão gây thiệt hại nghiêm trọng, hủy hoại cơ sở hạ tầng, kinh tế, giao thống vận tải, đê
điều với quy mô rất lớn, Để góp phần chống lại sự đe dọa và ảnh hưởng nặng nề của
bão lũ nước ta đã xây dựng hệ thống đê điều tương đối đầy đủ. Tuy nhiên hầu hết các
tuyến đê được hình thành từ rất xa xưa khi trình độ kỹ thuật và công cụ lao động còn
thô sơ, hệ thống đê điều được tu bổ tôn tạo qua nhiều thời kỳ nên đất đắp đê thường
không đồng chất, trong thân đê có nhiều tổ mối nên khi có lũ thường bị thẩm lậu
mạnh. Ngoài ra hoạt động thiếu ý thức của con người cùng với sự quản lý, bảo vệ đê
điều chưa tốt …đã tác động tiêu cực đến khả nãng chống lũ của đê điều.
Hà Nam là tỉnh thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng có nhiều con sống lớn chảy qua
như sông Hồng, sông Đáy, sông Nhuệ… về mùa lũ mực nước sông thường cao hơn
mặt đất tự nhiên từ 3-5m. Hệ thống đê điều của tỉnh Hà Nam được coi là một phần cõ
sở hạ tầng bởi nó đóng vai trò quan trọng sống còn trong việc ngăn lũ tạo điều kiện
thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân Hà Nam
nói riêng và tài sản của nhà nước nói chung. Vì vậy việc phát hiện kịp thời và xử lý
khẩn cấp các hư hỏng của đê trong mùa mưa bão sẽ góp phần làm giảm nhẹ thiệt hại
do thiên tai gây ra.
Trên đây là lý do chính và là sự cần thiết nghiên cứu của đề tài: “Nghiên cứu thực
trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng các công trình xử lý khẩn cấp
của đê sông trong mùa mưa lũ tỉnh Hà Nam”
2. Mục đích của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng các công trình xử lý khẩn cấp của đê sông trong mùa
mưa lũ tỉnh Hà Nam để từ đó đề xuất giải pháp năng cao chất lượng các công trình
nhằm ứng phó sự cố khẩn cấp đê sông Hà Nam trong mùa mưa lũ.
1
1
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
a. Cách tiếp cận
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả luận văn đã dựa trên cách tiếp cận cơ sở lý
luận, khoa học, pháp luật và thực tiễn về an toàn đê điều.
b. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả dự kiến xử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu tổng quan về an toàn hệ thống đê điều;
- Điều tra thu thập, phân tích, đánh giá những sự cố để thường xảy ra trong mùa lũ và
công tác xử lý khẩn cấp các hư hỏng tại Chi cục Thủy lợi tỉnh Hà Nam;
- Tham khảo tài liệu, kinh nghiệm về việc thực hiện công tác xử lý khẩn cấp các hư
hỏng của đê sông trong mùa mưa bão;
- Ứng dụng hê thống tiêu chuẩn và pháp qui về an toàn đê điều;
- Phương pháp chuyên gia.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chất lượng thi công công trình đê điều và công
tác bảo đảm an toàn đê điều. Trọng tâm là công tác là chất lượng thi công xử lý khẩn
cấp hư hỏng đê điều vào mùa lũ tỉnh Hà Nam.
b. Phạm vi nghiên cứu
Chất lượng thi công công trình đê điều, trọng tâm là đê sông tỉnh Hà Nam.
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
a. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Hệ thống hóa và đánh giá tổng quan công tác an toàn đê điều, trong đó có Hà Nam.
Chi cục thủy lợi Hà Nam là cơ quan chuyên môn trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát
2
2
triển nông thôn tỉnh Hà Nam có trách nhiệm tham mưu giúp Giám đốc Sở thực hiện
các chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực quản lý đê điều và Phòng chống lụt bão
trên địa bàn tỉnh. Để hoàn thành tốt các chức năng nhiệm vụ về quản lý đê điều cần có
những giải pháp trong công tác quản lý. Trên cơ sở đó tác giả đưa ra một số đề xuất về
mặt lý thuyết nhằm nâng cao chất lượng các công trình xử lý khẩn cấp bảo vệ đê điều
tỉnh Hà Nam.
b. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Góp phần hoàn thiện công tác an toàn đê điều Hà Nam. Luận văn phân tích các yếu tố
gây lên các hư hỏng của đê sông trên địa bàn tỉnh Hà Nam ảnh hưởng tới chất lượng
của đê từ đó đưa ra được các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thi công xử lý sự cố
đê sông mùa mưa lũ trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Giảm thiệt hại cho người và của khi có
sự cố xảy ra trong mùa mưa bão.
6. Kết quả dự kiến đạt được
- Xây dựng được phương pháp luận trong đánh giá các sự cố trong mùa lũ bão đối với
đê sông tỉnh Hà Nam. Từ đó đánh giá những kết quả đạt được, những mặt tồn tại và
hạn chế, nguyên nhân còn tồn tại.
- Nghiên cứu đề xuất một số giải phát nâng cao chất lượng thi công xử lý sự cố đê
sông tỉnh Hà Nam trong mùa mưa bão thời gian tới.
3
3
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐÊ ĐIỀU VÀ CÔNG TÁC
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÊ ĐIỀU Ở VIỆT NAM
1.1 Tổng quan hệ thống đê điều ở Việt Nam
1.1.1 Hệ thống đê điều ở Việt Nam
1.1.1.1 Hệ thống đê sông
Ở Việt nam do điều kiện mưa nhiều đã tạo ra một số lượng sông suối rất lớn, tới
khoảng 2.360 con sông và kênh lớn nhỏ. Đê sông của Việt Nam không nối liền nhau
mà tạo thành dãy theo hệ thống các con sông.
Các khu dân cư, thành phố và vùng nông nghiệp thường phát triển dọc theo các vùng
ven sông và thường chịu ảnh hưởngtừ các yếu tố lũ và nguy cơ ngập lụt. Hệ thống đê
dọc theo các nhánh sông là giải pháp phòng chống lũ đã được ông cha ta xử dụng từ
lâu đời, để bảo vệ các vùng dân cư ven sông và toàn bộ vùng châu thổ trước nguy cơ
ngập lụt. Trải qua quá trình phát triển, hệ thống đê hiện nay trên cả nước là một hệ
thống công trình quy mô lớn với khoảng 13.200 km đê, trong đó có khoảng 10.600 km
đê sông và gần 2.600km đê biển. Các hệ thống đê sông chính với trên 2.500km đê từ
cấp III đến cấp đặc biệt còn lại là đê dưới cấp III và đê chưa được phân cấp. Trong đó:
Hệ thống đê Bắc bộ và Bắc Trung bộ: dài 5.620km, có nhiệm vụ bảo vệ chống lũ triệt
để, bảo đảm an toàn cho vùng Đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ.
Hệ thống đê sông, cửa sông khu vực Trung Trung bộ và Nam Trung bộ: có tổng chiều
dài 904km.
Hệ thống đê sông, bờ bao khu vực Đồng bằng sông Cửu Long: có chiều dài 4.075km.
Hầu hết các hệ thống đê điều và phòng chống lụt bão tồn tại hiện nay ở nước ta được
thiết kế xây dựng dựa theo kinh nghiệm tích góp từ nhiều thế hệ và áp dụng các tiêu
chuẩn an toàn phù hợp với tình hình thực tế của một vài thập kỷ trước. Trong điều kiện
các hình thái thời tiết và thiên tai ngày càng gia tăng do hiệu ứng nóng lên toàn cầu và
biến đổi khí hậu, các quy luật khí tượng thủy văn lưu vực có những diễn biến bất
thường so với thời điểm thiết kế, cần phải đánh giá an toàn của các hệ thống đê hiện
tại ở Viêṭ Nam.
4
4
Hàng năm hệ thống đê điều ở nước ta được Trung ương và địa phương quan tâm đầu
tư tu bổ, nâng cấp tăng cường ổn định và loại trừ dần các trọng điểm đê điều xung yếu.
Tuy vậy, do tác động của thiên nhiên như sóng, gió, thuỷ triều, dòng chảy và các tác
động trực tiếp của con người, quy mô và chất lượng công trình đê điều luôn bị biến
động theo thời gian. Đối với các tuyến đê sông, các đoạn đê tu bổ thường xuyên đã
được thiết kế theo chỉ tiêu hoàn thiện mặt cắt với cao độ đảm bảo yêu cầu chống lũ
thiết kế, bề rộng mặt đê phổ thông 5m, độ dốc mái m=2 và mặt đê được gia cố đá dăm
hoặc bê tông để kết hợp giao thông nên khả năng phòng chống lũ bão thiết kế. Song do
chiều dài đê lớn, tốc độ bào mòn xuống cấp nhanh trong khi khả năng đầu tư còn hạn
chế nên vẫn còn nhiều đoạn đê còn thấp, nhỏ so với tiêu chuẩn đê thiết kế. Phân tích
chất lượng hiện trạng đê của Việt Nam cho kết quả: - 66,4% km đê ổn định đảm bảo
an toàn; - 28,0% km đê kém ổn định chưa đảm bảo an toàn; - 5,6% km đê xung yếu.
Do được bồi trúc qua nhiều năm nên nhìn chung chất lượng thân các tuyến đê không
đồng đều, trong thân đê tiềm ẩn nhiều khiếm khuyết như xói ngầm, tổ mối, hang động
vật... Vì vậy khi có bão, lũ mực nước sông dâng cao, độ chênh lệch với mực nước
trong đồng lớn, do đó nhiều đoạn đê xuất hiện các sự cố mạch đùn, sủi, thẩm lậu, sạt
trượt mái đê phía sông và phía đồng. Nếu không phát hiện và xử lý kịp thời ngay từ
giờ đầu sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng tới an toàn của đê. Sự phát triển kinh tế xã hội
nhanh chóng Viêṭ Nam trong những năm gần đây đã gián tiếp làm cho tình trạng xử
dụng đất trong phạm vi bảo vệ đê, bãi sông và lòng sông ngày càng nghiêm trọng, gây
ảnh hưởng không nhỏ đến an toàn đê điều và khả năng thoát lũ của các sông trên địa
bàn từ trung ương đến điạ phương. Các loại hình vi phạm Luật đê điều và Pháp lệnh
Phòng chống lụt bão như: xây dựng bất hợp pháp các công trình, tập kết vật liệu xây
dựng trong phạm vi bảo vệ đê và bãi sông, san lấp mở rộng mặt bằng lấn chiếm dòng
chảy, khai thác bất hợp lý các bãi bồi ven sông, ven biển, chặt phá rừng cây chắn
sóng… gây ảnh hưởng đến chất lượng và năng lực phòng chống lũ, bão của đê điều.
Hiêṇ nay taị Viêṭ Nam để đánh giá an toàn đê điều chủ yếu dưạ vào số liêụ quan trắc
thưc tế làm việc của công trình . Với các công trình đã xây dưṇg cách đây vài chục
năm (chủ yếu là đâp đất), thiết bi quan trắc vừa thiếu vừa yếu, thậṃ chí không còn
hoaṭ đôṇg nên khó đánh giá được an toàn hiện tại của công trình. Với sự giúp đỡ của
Hà Lan (tập đoàn Holland - Delta), chúng ta đã thử nghiệm xử dụng các công
5
5
nghê ̣tiên tiến để tiến hành quan trắc các khuyết tâṭ taị các công trình điển hình ở Viêṭ
Nam như đê Sen Chiểu (Hà Nội), đê Sa Rài (Đồng Tháp)... để từ đó đưa ra nhâṇ xét
ban đầu về mức độ an toàn của công trình. Công nghê ̣đã đươc áp duṇg là sử duṇg máy
rada khảo sát trên mặt đất để tìm ra các khuyết tâṭ (tổ mối, ống dòng, các lớp đất ...)
trong thân đê. Ngoài ra trong thời gian tới sẽtiếp tuc thử nghiêṃ công nghê khảo sát
trên không và giám sát từ không gian để theo dõi, kiểm tra sựlàm viêc của công trình ,
ngăn ngừa sựcố xảy ra. [1]
1.1.1.2 Hệ thống đê biển
Trải qua thời gian dài xây dựng và phát triển nước ta hiện nay đã có khoảng 2700 km
đê biển, với 3260km bờ biển. Đê cửa sông trải khắp từ Quảng Ninh đến Kiên Giang.
Đê biển của ta không liền tuyến mà bị ngăn cách nhiều đoạn bởi 114 cửa sông lớn nhỏ
khác nhau. Chính vì vậy mà tổng chiều dài đê cửa sông xấp xỉ bằng đê trực tiếp biển.
Trong tổng số 117 huyện ven biển thì có 105 huyện có đê biển. Tổng chiều dài kè biển
là 364km và số cống dưới đê biển là 1.235 cái. Dọc ven biển Việt Nam có rất nhiều
đảo và quần đảo trong đó có 120 đảo lớn. Hầu hết các tuyến đê biển hiện nay có nhiệm
vụ bảo vệ sản xuất nông nghiêp. Ở đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Hoá vùng có đê biển
bảo vệ sản xuất 3 vụ, còn đối với các tỉnh miền Trung, Nam Bộ sản xuất 2 vụ, có nơi 3
vụ. Có khoảng 300 km đê biển để nuôi trồng thủy sản được phát triển mạnh những
năm gần đây. Theo số liệu thống kê, đê cửa sông chia làm 3 vùng:
- Bắc Bộ (từ Quảng Ninh đến Hậu Lộc - Thanh Hóa),
- Trung Bộ (Nam Thanh Hóa đến Bình Thuận)
- Nam Bộ (từ Bà Rịa-Vũng Tàu đến KiênGiang).
1.1.2 Đặc điểm về hệ thống đê điều ở Việt Nam
Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước. Sông của
nước ta chảy theo hai hướng chính: Tây bắc - Đông nam và hướng vòng cung. Sông
ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt. Bên cạnh đó thời
tiết ở việt nam là khí hậu nhiệt đới nắng nhiều, mưa nhiều. Đây là những đặc điểm
6
6
chính của hệ thống sông ngòi từ đó là nguyên nhân vào mủa mưa lũ các tuyến sông
chính thường xuyên xảy ra sự cố mất an toàn.
7
7
Phần lớn đê sông ở nước ta đã được cứng hóa mặt và gia cố mái bảo vệ, một số đê lớn
kết hợp làm đường giao thông tạo thuận lợi phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh
quốc phòng.
Hàng năm nhà nước vẫn duy trì vốn để duy tua bảo dưỡng, xây dựng biện pháp công
trình nhằm hạn chế tối đa vào mùa mưa lũ. Nhưng do là duy tu với nguồn vốn ít nên
chất lượng công trình còn thấp, cục bộ, độ an toàn không cao.
1.2 Công tác quản lý và bảo vệ đê ở Việt Nam
1.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý đê điều ở Việt Nam
- Với hệ thống đê sông và đê biển trải dài khắp cả nước không chỉ đòi hỏi một đội ngũ
quản lý hùng hậu mà chuyên môn và nghiệp vụ phải luôn được nâng tầm. Đây là một
nhiệm vụ vô cùng quan trọng của ngành Thủy Lợi cũng như của đất nước. Hệ thống tổ
chức bộ máy về quản lý đê điều ở nước ta cũng hình thành bao gồm.
+ Cấp Trung ương: Vụ Quản lý đê điều thuộc Tổng cục Thủy lợi - Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn
+ Cấp tỉnh: Chi cục Quản lý đê điều và Phòng chống lụt bão trực thuộc Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn (hiện nay sát nhập thành Chi cục Thủy Lợi)
+ Cấp huyện:
- Lực lượng chuyên trách quản lý đê điều thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
có đê được tổ chức thành các Hạt Quản lý đê trong phạm vi một huyện hoặc liên
huyện.
- Hạt Quản lý đê là đơn vị của Chi cục Quản lý đê điều và Phòng, chống lụt, bão thuộc
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp tỉnh; có trụ sở làm việc, có con dấu và tài
khoản riêng.
- Lực lượng chuyên trách quản lý đê điều có chức năng trực tiếp quản lý và bảo vệ đê
điều, từ đê cấp III đến đê cấp đặc biệt.
8
8
Đối với các tuyến đê cấp IV, cấp V; tuyến đê và công trình phân lũ, làm chậm lũ việc
tổ chức quản lý do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
9
9
- Biên chế của Hạt Quản lý đê do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo định mức.
- Một người quản lý trực tiếp từ 1 đến 2 km đê đối với đê cấp đặc biệt; từ 3 đến 4 km
đê đối với đê từ cấp I đến cấp III.
- Định mức biên chế quản lý tuyến đê cấp IV, cấp V; tuyến đê và công trình phân lũ,
làm chậm lũ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định. [2]
T
H
Ủ
n
B
ộ
N
UBND tỉnh
8
8
Cục Quản lý đê
điều và PCLB
Các sở,ngành
Sở Nông nghiệp
và PTNT
UBND huyện
Chi cục Quản lý
đê điều và PCLB
UBND xã
Hạt Quản lý đê
(chuyên trách)
Lực Lượng Quản Lý
Đê nhân dân
Hình 1.1: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý đê điều ở Việt Nam
1.2.2 Hệ thống chính sách về quản lý đê điều
Các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực đê điều đã được ban hành, xửa đổi phù
hợp với tình hình thực tế về cách tiếp cận và phạm vi điều chỉnh, quy định về quy
9
9
hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều, đầu tư xây dựng, tu
bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều, quản lý, bảo vệ đê, hộ đê và xử dụng đê điều. Đẩy
mạnh việc thực thi Pháp luật khi nhà nước đã tạo điều kiện về quyền cho cơ quan, tổ
chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động về đê điều, các
hoạt động có liên quan đến đê điều thì phải đảm bảo về nghĩa vụ trách nhiệm cho
quyền của mình trong lĩnh vực này.
Để đê điều phù hợp và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh,
quốc phòng trong giai đoạn mới Nhà nước đã ban hành Luật đê điều có hiệu lực từ
01/7/2007 nhằm mục đích cơ bản nhưsau:
+ Nâng cao hiệu lực pháp lý để điều chỉnh các vấn đề có liên quan phù hợp với tính
chất quan trọng của hệ thống đê điều trong việc phòng chống lụt, bão, phát triển kinh
tế - xã hội bền vững, bảo vệ dân sinh, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm an ninh,
quốc phòng.
+ Mở rộng phạm vi điều chỉnh; cụ thể hóa các quy định đối với các hoạt động liên
quan đến đê điều như tổ chức lực lượng trực tiếp quản lý bảo vệ đê; phân công rõ trách
nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, cá nhân trong hoạt động liên
quan đến đê điều, giải quyết những tồn tại bất cập của Pháp lệnh đê điều năm 2000 đã
tính tới đặc thù của đê điều ở các vùng miền khác nhau.
+ Hệ thống hóa các quy định dưới luật để ban hành và thực hiện có hiệu quả để bảo
đảm hiệu lực pháp lý cao hơn.
Tổ chức bộ máy quản lý, bảo vệ đê điều đã được Nhà nước quy định rõ trong Luật đê
điều về chức năng; nhiệm vụ; quyền hạn; trách nhiệm và biên chế cho lực lượng quản
lý đê chuyên trách và được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, để giúp cấp chính
quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đê điều.
Bên cạnh đó, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đê điều và phòng
chống lụt bão đã được Nhà nước thể chế hóa bằng các Nghị định hướng dẫn một cách
đồng bộ.
- Nghị định 113/2007/NĐ-CP ngày 28/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đê điều.
- Nghị định 139/2013/NĐ-CP ngày 22/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi
phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng; chống lụt,
bão.
- Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04/07/2014 của Chính phủ quy định chi tiết,
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống thiên tai.
- Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của thủ tướng Chính phủ quy định
chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai.
- Quyết định số 46/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của Chính Phủ Quyết định về dự
báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai.
- Nghị định 94/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ quy định về việc thành
lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai.
- Quyết định số 367/QĐ-TTg ngày 17/3/2015 của thủ tướng Chính phủ về việc thành
lập ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai.
- Thông tư số 01/2009/TT-BNN ngày 06/01/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT
hướng dẫn, tuần tra, canh gác, bảo vệ đê điều trong mùa lũ.
- Thông tư số 54/2013/TT-BNN ngày 17/12/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về
phân cấp đê và quy định tải trọng cho phép đối với xe cơ giới đi trên đê.
1.2.3 Những tồn tại trong việc quản lý đê điều hiện nay ở Việt Nam
Sau mười năm thực hiện Luật Đê điều, tình hình vi phạm về an toàn đê điều vẫn diễn
ra phức tạp. Số trường hợp vi phạm pháp luật đê điều phát sinh nhiều nhưng số vụ xử
lý được còn hạn chế. Để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho các tuyến đê đặc biệt vào mùa
mưa lũ khi đất bão hòa nước thì khả năng sự cố là hoàn toàn hiện hữu, đe dọa đến
vùng dân cư phía trong đê một cách đặc biệt nguy hiểm.
Mặc dù công tác quản lý, bảo vệ đê điều cũng đã được củng cố và tăng cường, nhất là
việc kiểm tra, thanh tra chấp hành Pháp luật và xử lý vi phạm về đê điều. Song hiện
tượng vi phạm pháp lệnh đê điều, như: Xây dựng nhà kiên cố, nhà tạm trong hành lang
bảo vệ đê; chứa chất vật tư, chất thải trên đê; đào xẻ đê không đúng quy định; xây
dựng lò gạch, lò vôi ngoài bãi sông; chặt phá cây chắn sóng…luôn diền ra hàng ngày.
Theo thống kê chưa đầy đủ, năm 2001 có 3.652 vụ vi phạm, đã xử lý 1.244 vụ; năm
2002 có 2.884 vụ vi phạm, đã xử lý 1.350 vụ; năm 2003 có 2.190 vụ vi phạm, đã xử
lý 658 vụ; năm 2004 có 1.881 vụ vi phạm, đã xử lý 626 vụ; năm 2005 có 1.801 vụ vi
phạm, đã xử lý 862vụ;
Một số vi phạn cơ bản sau:
+ Xây dựng công trình trong hành lang đê:
Dân số tăng, nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, sự quản lý, xử lý chưa chặt chẽ nên
việc vi phạm hành lang đê như xây dựng công trình một phần làm ảnh hưởng đến tính
ổn định của đất trong thân đê. Khi mùa mưa bão không kiểm tra xử lý được do bị che
khuất dẫn đến nguy cơ mất an toàn đê điều. Khi xây dựng công trình phải đảm bào an
toàn hành lang đê và thoát lũ theo quy định của luật đê điều hiên hành.
Hình 1.2: Xây dựng lấn chiếm hành lang bảo vệ đê Km120 đê Hữu Hồng huyện
Duy
Tiên
+ Do khai thác cát, sỏi lòng sông trái phép
Khai thác cát, sỏi lòng sông là việc làm tất yếu phục vụ nhu cầu xây dựng đang ngày
càng phát triển, nếu khai thác theo đúng quy hoạch, đúng giấy phép có tác dụng rất
tích cực cho thoát lũ, ổn định lòng dẫn và giao thông thuỷ. Tuy nhiên, hiện việc cấp
giấy phép, quản lý khai thác cát, sỏi lòng sông hiện còn rất nhiều khó khăn, đặc biệt là
các đoạn sông tại vùng giáp gianh giữa hai tỉnh (có hiện tượng lực lượng chức năng
không cho khai thác bờ bên này thì chuyển sang bờ kia hoặc không cho khai thác ở
khúc sông này chuyển đến khúc sông khác để khai thác), chế tài hiện chưa đủ mạnh và
chưa có sự phối hợp đồng bộ của các địa phương nên việc khai thác trái phép, sai phép
vẫn tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi đặc biệt có nơi việc khai thác cát trái phép ngay tại khu
vực chân đê và mái kè bảo vệ bờ sông gây sạtlở. Như khu vực sông Hồng đoạn qua
Huyện Đan Phượng Hà Nội hay tỉnh Hưng Yên, Phú Thọ. Mặc dù lệnh cấm khai thác
cát sỏi đã được chính phủ ban hành trong năm 2017 xong ở nhiều địa phương, con
sông dường như ko có nhiều tác dụng.
Hình 1.3: Khai thác cát trái phép trên sôngHồng huyện Duy Tiên
+ Xe quá tải đi lại trên đê
Trong những năm gần đây việc thực hiện nâng cấp, hoàn thiện, cứng hoá mặt đê
thường chỉ chú trọng đến vấn đề đảm bảo cao trình an toàn chống lũ mà chưa đặt ra
vấn đề kết hợp đường giao thông. Mặt đê thường được thiết kế có chiều rộng từ 5 ÷
6m; kết cấu bê tông thì chỉ đảm bảo cho xe tải trọng nhỏ hơn 10 Tấn.
Tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương (đặc biệt
là nhu cầu về chở hàng hoá, vật liệu xây dựng…) thì những xe có tải trọng lớn >30Tấn
thường được dụng. Khi mặt đê lún rạn nứt vào mùa mưa nước ngấm vào nếu không
theo dõi phát hiện xử lý kịp thời thì hậu quả là khôn lường.
Hình 1.4: Xe có tải trọng lớn đi lại trên đê Sông Đáy huyện Thanh Liêm
1.3 Khái quát về công tác xây dựng và quản lý đê điều trên thế giới
1.3.1 Hà Lan
Hà Lan là đất nước nằm thấp nhất so với mực nước biển trung bình 400m. Vùng trũng
nhất ở dưới mực nước biển tới 6,74m là một thị trấn nhỏ thuộc thành phố Rotterdam.
Chính vì đặc điểm này mà người Hà Lan trở thành một trong những chuyên gia số một
về thủy lợi và công trình biển với rất nhiều thành tựu bậc nhất.
Đê biển được xây dựng không cho phép nước tràn dưới tác động của sóng bão; kết cấu
của đê được đặc biệt quan tâm và được kiểm soát rất chặt chẽ về chất lượng trong quá
trình xây dựng thông qua một ủy ban riêng thuộc Nhà nước.
Kết cấu thân đê: Đê thường có cả cơ ngoài và cơ trong kết hợp giao thông. Tùy theo
mức độ quan trọng mà kết cấu của đê cũng khác nhau. Với đê không trực diện với biển
thường là đê đất với lõi đất hoặc lõi cát bảo vệ bằng đất sét, bảo vệ mái trong và ngoài