Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Phát triển năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên đại học sư phạm kỹ thuật trong dạy học nghiệp vụ sư phạm theo tiếp cận mô đun tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (620.98 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

NGÔ THỊ NHUNG

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC TÍCH HỢP
CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT
TRONG DẠY HỌC NGHIỆP VỤ SƢ PHẠM
THEO TIẾP CẬN MÔ ĐUN

Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử giáo dục
Mã số: 9.14.01.02

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2019


Công trình đƣợc hoàn thành tại:
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. PGS.TS Trần Thị Tuyết Oanh
2. TS Tạ Quang Tuấn

Phản biện 1: GS.TS Phan Văn Kha

Phản biện 2: PGS.TS Trần Hữu Hoan

Phản biện 3: PGS.TS Lê Huy Hoàng


Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp
tại.........................................hồi.....giờ.....ngày......tháng.....năm.......

Có thể tìm hiểu luận án tại Thƣ viện:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghị quyết 29/NQ-TW về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo đã nêu: “Nội dung giáo dục nghề nghiệp (GDNN) được xây dựng theo
hướng tích hợp kiến thức, kỹ năng, tác phong làm việc chuyên nghiệp để hình
thành năng lực (NL) nghề nghiệp cho người học”. Nghị quyết 29/NQ-TW
cũng chỉ rõ: “Đổi mới chương trình đào tạo (CTĐT) nhằm phát triển năng
lực và phẩm chất cho người học”.
Dạy học tích hợp (DHTH) là một phương thức dạy học hiện đại và là
một xu thế đang được áp dụng ở nhiều nước phát triển. Thông qua DHTH,
“Học sinh được hình thành NL giải quyết hiệu quả các tình huống của thực
tiễn cuộc sống cũng như thực tiễn nghề nghiệp”, đồng thời hình thành được
năng lực thực hiện (NLTH) các công việc của nghề để có thể hành nghề có
chất lượng và hiệu quả.
Dạy học theo tiếp cận mô đun cũng là một xu thế đào tạo ở nhiều nước
trên thế giới hiện nay nhằm tạo thuận lợi cho người học có thể cần gì học nấy,
học suốt đời mà không phải học lại những điều đã học. Ở nước ta, hệ thống
GDNN đã thực hiện đào tạo theo tiếp cận mô đun nhằm đào tạo những người
công nhân, kỹ thuật viên có NLTH thành thạo các công việc của nghề, đáp ứng
các yêu cầu của thực tiễn sản xuất.

Các trường đại học sư phạm kỹ thuật (ĐHSPKT) có nhiệm vụ đào tạo ra
đội ngũ nhà giáo tương lai cho hệ thống GDNN. Tuy nhiên, việc chuyển đổi từ
đào tạo theo tiếp cận nội dung sang đào tạo theo tiếp cận NL hiện nay ở các
trường ĐHSPKT còn gặp nhiều khó khăn do thiếu cơ sở lý luận vững chắc
định hướng, hơn nữa CTĐT nghiệp vụ sư phạm (NVSP) tại các trường
ĐHSPKT chưa được xây dựng theo hướng mô đun tích hợp, quá tr nh tổ chức
đào tạo chưa dựa trên các NL cần có của nhà giáo GDNN, do đó sản phẩm của
các trường ĐHSPKT chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của hệ thống GDNN.
Từ những căn cứ lý luận và thực tiễn trên, đề tài “Phát triển năng
lực dạy học tích hợp cho SV đại học sư phạm kỹ thuật trong dạy học nghiệp


2

vụ sư phạm theo tiếp cận mô đun” được lựa chọn làm đề tài luận án tiến sỹ
với mong muốn được góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của các trường
ĐHSPKT đáp ứng yêu cầu mới.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng phát triển năng lực DHTH
trong dạy học NVSP theo tiếp cận mô đun cho SV, từ đó, đề xuất các biện
pháp phát triển năng lực DHTH cho SV ở các trường ĐHSPKT trong dạy
học NVSP theo tiếp cận mô đun, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nhà
giáo cho hệ thống GDNN.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học nghiệp vụ sư phạm ở các trường ĐHSPKT.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Phát triển năng lực DHTH trong dạy học NVSP theo tiếp cận mô đun
cho sinh viên ĐHSPKT.
4. Giả thuyết khoa học

Năng lực DHTH của nhà giáo GDNN gồm nhiều NL khác nhau. Nếu
xác định được các NL thành tố của năng lực DHTH cần phát triển cho SV
trong dạy học NVSP ở các trường ĐHSPKT và tổ chức dạy học NVSP theo
tiếp cận mô đun th sẽ phát triển được năng lực DHTH cho SV, góp phần
nâng cao chất lượng đào tạo nhà giáo GDNN ở các trường ĐHSPKT.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lý luận của phát triển năng lực DHTH trong dạy học
NVSP theo tiếp cận mô đun cho SV trường ĐHSPKT.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng phát triển năng lực DHTH trong dạy học
NVSP theo tiếp cận mô đun cho SV trường ĐHSPKT.
- Đề xuất và thực nghiệm các biện pháp phát triển năng lực DHTH trong
dạy học NVSP theo tiếp cận mô đun cho SV trường ĐHSPKT.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu về phát triển năng lực DHTH trong dạy
học NVSP theo tiếp cận mô đun cho SV hệ sư phạm ở các trường ĐHSPKT
thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
- Đề tài thực hiện khảo sát thực trạng phát triển năng lực DHTH
trong dạy học NVSP theo tiếp cận mô đun cho SV ở 3 trường ĐHSPKT


3

thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội là: ĐHSPKT Nam Định,
ĐHSPKT Vinh và ĐHSPKT Vĩnh Long.
- Đề tài thực nghiệm ở trường ĐHSPKT Nam Định.
7. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp tiếp cận
Nghiên cứu luận án dựa trên phương pháp tiếp cận hoạt động,
phương pháp tiếp cận năng lực, phương pháp tiếp cận mô đun và phương
pháp tiếp cận lịch sử - lôgíc.

7.2. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: phân tích, tổng hợp, so sánh.
- Pương pháp nghiên cứu thực tiễn: điều tra, phỏng vấn, quan sát,
chuyên gia, nghiên cứu sản phẩm hoạt động, thực nghiệm.
- Phương pháp xử lý thông tin: Toán học thống kê, Microsoft Office
Excel và SPSS 20.0 for Window.
8. Luận điểm bảo vệ
- Để phát triển được năng lực DHTH cho SV các trường ĐHSPKT
cần phải xác định khung năng lực DHTH của SV sư phạm kỹ thuật, thiết kế
CTĐT nghiệp vụ sư phạm thành mô đun và tổ chức dạy học NVSP cho SV
theo tiếp cận mô đun. Tổ chức phân tích nghề giáo viên ở GDNN sẽ xác
định được khung năng lực DHTH của SV sư phạm của các trường
ĐHSPKT.
- Thực hiện đồng bộ 5 biện pháp luận án đề xuất thì sẽ phát triển được
năng lực DHTH cho SV ở các trường ĐHSPKT trong dạy học NVSP theo tiếp
cận mô đun một cách hiệu quả.
9. Đóng góp mới của luận án
* Về lý luận:
- Làm sáng tỏ hơn và sâu sắc hơn một số thuật ngữ có liên quan đến
đề tài mà hiện nay đang có nhiều quan điểm khác nhau như: Năng lực và
NLDH; dạy học tích hợp và năng lực DHTH; phát triển năng lực DHTH,
mô đun và dạy học theo mô đun.


4

- Xây dựng được: Cơ sở lý luận phát triển năng lực DHTH cho SV
trường ĐHSPKT trong dạy học NVSP theo tiếp cận mô đun; Khung năng lực
DHTH của SV trường ĐHSPKT.
* Về thực tiễn:

- Đánh giá được thực trạng năng lực DHTH của sinh viên ĐHSPKT
và thực trạng phát triển năng lực DHTH trong dạy học NVSP theo tiếp cận
mô đun cho SV các trường ĐHSPKT, chỉ ra được những hạn chế và
nguyên nhân của thực trạng.
- Đề xuất được 5 biện pháp để phát triển năng lực DHTH trong dạy
học NVSP theo tiếp cận mô đun cho sinh viên ĐHSPKT.
- Xây dựng được quy trình thiết kế giáo án cho BGTH, quy trình
thực hiện BGTH và quy trình đánh giá KQHT trong dạy học NVSP theo
tiếp cận mô đun. Thiết kế được bộ tiêu chí và công cụ để đánh giá năng lực
DHTH của SV trường ĐHSPKT.


5

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC DẠY HỌC TÍCH HỢP CHO SINH VIÊN
ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT TRONG DẠY HỌC
NGHIỆP VỤ SƢ PHẠM THEO TIẾP CẬN MÔ ĐUN
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Nghiên cứu về dạy học tích hợp, NL dạy học tích hợp
1.1.1.1. Nghiên cứu về dạy học tích hợp
DHTH đã xuất hiện ở nhiều nước như Liên Xô cũ, CHLB Đức, các
nước Bắc Âu vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Trong các công trình
nghiên cứu của D' Hainaut, Forrgaty R. và Roegiers, X đã đề cập đến các
vấn đề cơ bản, cốt lõi của tích hợp và đặt vấn đề phải tích hợp các môn học
như thế nào để có thể DHTH.
Ở Việt Nam, đã có một số nhà khoa học nghiên cứu về DHTH như
Nguyễn Minh Đường, Nguyễn Đức Trí, Phan Chính Thức. Hiện nay nhiều
nhà khoa học đã nghiên cứu về DHTH theo NLTH như Đỗ Mạnh Cường,
Nguyễn Văn Tuấn, Bùi Thế Dũng. Trong giáo dục phổ thông, cũng đã được

nhiều nhà khoa học nghiên cứu như: Cao Thị Thặng, Hoàng Thị Tuyết,
Trần Bá Hoành, Đinh Quang Báo.
Như vậy, DHTH đang là một xu hướng được nhiều nước quan tâm,
thực hiện. Đây là một bước chuyển từ cách tiếp cận nội dung sang tiếp cận
NL để đào tạo được con người có NL giải quyết vấn đề trong thực tiễn
nghề nghiệp và cuộc sống.
1.1.1.2. Nghiên cứu về năng lực dạy học tích hợp
* Nghiên cứu về năng lực dạy học. Các tác giả nổi tiếng ở Liên Xô và
các nước Đông Âu những năm 70 của thế kỷ XX như O.A.Abdoullina, F.N
Gonobolin, X.I.Kixêgôv, Batưsep X.Ia đã có các công nghiên tr nh nghiên
cứu về NLDH của người GV. Các nước như Ôxtrâylia, Canađa, Mỹ cũng đặc
biệt quan tâm đến NLDH của SV SP.
Ở Việt Nam cũng đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu về NLDH
như: Trần Bá Hoành, Nguyễn Đức Trí, Lê Khánh Bằng, Trần Khánh Đức


6

v.v. Trong lĩnh vực SPKT cũng đã có một số công trình nghiên cứu như
luận án của Trần Hùng Lượng, Cao Danh Chính, Nguyễn Trường Giang,
Vũ Xuân Hùng.v.v. Phần lớn các công trình kể trên đề cập đến NLDH của
GV phổ thông, nhà giáo GDNN, NLDH thực hành hoặc NLDH của SV
SPKT trong thực tập sư phạm.
* Nghiên cứu về năng lực dạy học tích hợp. Đã có một số tác giả nghiên
cứu về năng lực DHTH cho SV và GV ở trường phổ thông như Nguyễn Phúc
Chỉnh, Đặng Thị Thuận An, Nguyễn Thị Việt Hà. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu
về năng lực DHTH của SV các trường ĐHSPKT.
1.1.2. Nghiên cứu về dạy học theo tiếp cận mô đun
Dạy học theo tiếp cận mô đun đã được nhiều nước trên thế giới chú ý
nghiên cứu như Pháp, Australia, Mỹ, Thụy Điển, v.v.

Ở Việt Nam, cuốn sách “Mô đun kỹ năng hành nghề - Phương pháp tiếp
cận hướng dẫn biên soạn và áp dụng” của Nguyễn Minh Đường là công trình
đầu tiên của Việt Nam nghiên cứu ứng dụng đào tạo theo mô đun. Các công
trình của Phan Văn Lâm, Đỗ Huân, Bùi Văn Quân, Phan Thị Hồng Vinh cũng
nghiên cứu theo hướng này.
1.1.3. Nghiên cứu về phát triển năng lực dạy học tích hợp trong
dạy học nghiệp vụ sư phạm theo tiếp cận môđun
1.1.3.1. Nghiên cứu về phát triển năng lực dạy học
Năm 1991, Barry. K vàKing. L trong công tr nh “Beginning
teaching” đã đề cập tới những NL cần được phát triển cho GV trẻ mới ra
trường và những NL cần được phát triển cho GV để đáp ứng được những
yêu cầu của xã hội. Duminy đã rất chú trọng đến NLDH sau khi tốt nghiệp
ra trường của SV.
Ở Việt Nam gần đây cũng đã có một số tác giả nghiên cứu về phát
triển NLDH cho SV sư phạm như: Trần Việt Cường, Đỗ Thị Trinh, Nguyễn
Mậu Đức, Phạm Thị Phương Huyền, v.v.
1.1.3.2. Nghiên cứu về phát triển năng lực dạy học tích hợp
Đã có một số tác giả nghiên cứu về phát triển năng lực DHTH cho SV
sư phạm như: Nguyễn Phúc Chỉnh, Đỗ Thị Trinh, Đặng Thị Thuận An,


7

Nguyễn Thị Việt Hà. Các công trình của các tác giả này đã đề cập đến biện
pháp phát triển năng lực DHTH cho GV phổ thông, chưa đề cập đến phát
triển năng lực DHTH của nhà giáo GDNN.
1.1.3.3. Nghiên cứu về dạy học NVSP theo tiếp cận mô đun
Đã có một số tác giả nghiên cứu về dạy học các môn NVSP theo mô
đun như Bùi Văn Quân, Trần Lương, Từ Đức Văn, Phan Thị Hồng Vinh.
Cũng đã có một số công trình nghiên cứu về phát triển NL cho SV và GV

trường SPKT như luận án của Nguyễn Ngọc Hùng, Nguyễn Thế Dân, tuy
nhiên, các tác giả cũng mới chỉ đề cập đến NL dạy lý thuyết, NL dạy thực
hành mà chưa đề cấp đến năng lực DHTH.
Tóm lại, từ tổng quan nghiên cứu vấn đề cho thấy: Đã có các công
trình trong và ngoài nước nghiên cứu về dạy học tích hợp, NLDH, phát
triển NLDH, phát triển năng lực DHTH, dạy học NVSP, dạy học theo tiếp
cận mô đun. Cũng đã có một số công trình nghiên cứu về phát triển NLDH
cho SV trường ĐHSPKT và GV ở GDNN. Tuy nhiên, chưa có công trình
nào nghiên cứu về phát triển năng lực DHTH cho SV các trường ĐHSPKT
khi dạy NVSP, trong khi đó thực hiện chủ trương đổi mới căn bản và toàn
diện GD&ĐT của nước nhà, hệ thống GDNN ở nước ta đã bắt đầu thực
hiện DHTH để phát triển NL nghề nghiệp cho người học.
Vì vậy, nghiên cứu đề tài “Phát triển năng lực DHTH cho sinh viên
ĐHSPKT trong dạy học NVSP theo tiếp cận mô đun” sẽ góp phần giải
quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển năng lực DHTH cho
SV trong đào tạo nhà giáo GDNN, từ đó góp phần nâng cao chất lượng đào
tạo nhà giáo GDNN của các trường ĐHSPKT, đáp ứng nhu cầu phát triển
giáo dục nước nhà trong thời gian tới.
1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.1. Dạy học tích hợp
- Tích hợp: Tích hợp được hiểu là sự gắn kết chặt chẽ, nhuần nhuyễn
giữa các yếu tố với nhau nhằm tạo ra một chỉnh thể.


8

- Dạy học tích hợp: DHTH được hiểu là một phương thức dạy học mà
ở đó có sự gắn kết chặt chẽ, nhuần nhuyễn giữa dạy học lý thuyết với thực
hành nhằm phát triển NL cho người học.
1.2.2. Năng lực dạy học tích hợp

- Năng lực: NL là sự thực hiện thành công một hoạt động nào đó dựa
trên sự huy động kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết tương ứng với hoạt
động đó trong môi trường và điều kiện nhất định.
- Năng lực dạy học: NLDH là năng lực thực hiện thành công hoạt
động dạy học nhằm đạt được mục tiêu dạy học đã đề ra.
- Năng lực dạy học tích hợp: Năng lực DHTH được hiểu là năng lực
thực hiện có kết quả (thành công) các hoạt động dạy học tích hợp lý thuyết
với thực hành nhằm h nh thành các năng lực nghề nghiệp cho người học.
1.2.3. Phát triển năng lực dạy học tích hợp trong dạy học nghiệp vụ
sư phạm theo tiếp cận mô đun
- Phát triển: Phát triển là quá trình biến đổi từ ít đến nhiều, từ chưa
hoàn thiện đến hoàn thiện, từ cấp độ thấp đến cấp độ cao, từ hiệu quả ít đến
hiệu quả nhiều.
- Phát triển năng lực dạy học tích hợp: là quá trình mở rộng, nâng cao hệ
thống năng lực DHTH của cá nhân để thực hiện hoạt động DHTH một cách hiệu
quả theo mục tiêu đã xác định.
- Phát triển năng lực DHTH trong dạy học NVSP theo tiếp cận mô
đun: là quá trình từng bước hình thành,nâng cao NL dạy lý thuyết kết hợp
với thực hành cho SV nhằm thực hiện mục tiêu đã xác định.
1.3. Những vấn đề lý luận về NL DHTH của SV ĐHSPKT
1.3.1. Bản chất của DHTH
DHTH trong GDNN là dạy và học theo NLTH; chú trọng kết quả
đầu ra là các NL. Các thành phần NL ở đây bao gồm kiến thức - kỹ năng thái độ nghề nghiệp.
1.3.2. Đặc trưng của DHTH
- Triết lý của dạy học tích hợp là “học thành thạo các công việc để có
cơ hội t m được việc làm”.


9


- Hoạt động DHTH được thực hiện dưới dạng bài tích hợp.
- Đánh giá, xác nhận KQHT theo NLTH các công việc của nghề.
1.3.3. Đặc trưng của năng lực dạy học tích hợp
- Cấu trúc năng lực DHTH là tổ hợp kiến thức, kỹ năng và phẩm chất
nghề nghiệp cần thiết của giáo viên.
- Năng lực DHTH được thể hiện bằng các hoạt động cụ thể. Điểm riêng
biệt của năng lực DHTH là sự kết hợp khéo léo, nhuần nhuyễn giữa dạy kiến
thức, hướng dẫn kỹ năng nghề và giáo dục các phẩm chất nghề nghiệp trong
từng bài học để người học có NLTH các công việc, nhiệm vụ theo chuẩn nghề
nghiệp.
- Năng lực DHTH có thể được đánh giá được bằng cách đối chiếu
hoạt động thực tiễn dạy học các BGTH so với các quy định, quy chế, các
tiêu chuẩn, tiêu chí.
1.3.4. Khung năng lực dạy học tích hợp của sinh viên đại học sư
phạm kỹ thuật
1.3.4.1. Đặc điểm của sinh viên đại học sư phạm kỹ thuật
SV sư phạm của trường ĐHSPKT phải học tập, rèn luyện để trở
thành một kỹ sư lành nghề và đồng thời trở thành một nhà giáo GDNN. Do
đó, ngoài đặc trưng của SV kỹ thuật, họ còn có những đặc trưng của SV sư
phạm nên họ cần có những NL của một nhà giáo để chuẩn bị cho việc thực
hiện các hoạt động dạy học, giáo dục của nhà giáo trong hệ thống GDNN
của đất nước.
1.3.4.2. Cơ sở khoa học để xây dựng khung năng lực dạy học tích
hợp của sinh viên đại học sư phạm kỹ thuật
(1) Quan điểm tiếp cận mục tiêu/năng lực đầu ra trong dạy học ở bậc
GDNN; (2) Chuẩn đầu ra của chương tr nh đào tạo nhà giáo GDNN; và (3)
Phân tích nghề dạy nghề của nhà giáo GDNN.
1.3.4.3. Khung năng lực DHTH của SV đại học sư phạm kỹ thuật
Khung năng lực DHTH của dinh viên ĐHSPKT được xác định gồm
3 NL chủ yếu: Thiết kế BGTH; Thực hiện BGTH và Đánh giá kết quả học

tập BGTH với 8 NL bộ phận: (1) NL xác định mục tiêu và nội dung


10

BGTH; (2) NL thiết kế các hoạt động dạy và học BGTH; (3) NL lựa chọn
các phương tiện kỹ thuật, thiết bị dạy học cho BGTH; (4) NL chuẩn bị dạy
học BGTH; (5) NL dạy lý thuyết BGTH; (6) NL dạy thực hành BGTH; (7)
NL biên soạn bộ công cụ đánh giá KQHT cho bài giảng tích hợp; và (8) NL
thực hiện đánh giá kết quả học tập BGTH. Mỗi một NL bộ phận là cấu trúc
phức hợp bao gồm kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết để thực hiện hiệu
quả nhiệm vụ DHTH.
1.4. Những vấn đề lý luận về phát triển năng lực DHTH cho SV
ĐHSPKT trong dạy học NVSP theo tiếp cận mô đun
1.4.1. Đặc trưng của dạy học NVSP theo tiếp cận mô đun
1.4.1.1. Đặc trưng của dạy học theo tiếp cận mô đun
- Mục tiêu của mô đun dạy học: Phải xuất phát từ NLTH các công
việc của nghề, đó là những NL cần thiết mà người học cần đạt để có thể
thực hiện được một số công việc của nghề
- Nội dung dạy học của mô đun: Phải thể hiện được cụ thể, đầy đủ
mục tiêu của mô đun và được cụ thể hóa thành từng bộ ba: “kiến thức - kỹ
năng - thái độ” trong từng NL mà SV cần đạt được.
- Phương pháp dạy học theo mô đun: Phải xuất phát từ cách thức
thực hiện các công việc của nghề mà người lao động tiến hành trong thực
tiễn tại vị trí việc làm. Bởi vậy, khi dạy học theo tiếp cận mô đun phải dạy
cho người học thực hiện theo quy trình lao động của từng công việc của
nghề ở từng vị trí việc làm cụ thể.
- Đánh giá KQHT sau khi kết thúc mô đun: Sau khi kết thúc mỗi mô
đun, cần đánh giá KQHT của người học trước khi học qua mô đun khác.
Đánh giá KQHT của người học theo mục tiêu của mô đun, đánh giá mục

tiêu này phải theo các tiêu chí và chuẩn đánh giá.
1.4.1.2. Đặc trưng cơ bản của dạy học NVSP theo tiếp cận mô đun
* Về cấu trúc chương trình dạy học NVSP theo tiếp cận mô đun. Các
mô đun NVSP vừa có tính độc lập, trọn vẹn, vừa có tính liên kết. Kích cỡ
của mô đun NVSP có tính linh hoạt, không quy định chặt chẽ. Cách kết nối


11

các mô đun NVSP có thể rất linh hoạt. Các mô đun NVSP có tính lắp ghép,
phát triển.
* Về mục tiêu chương trình dạy học NVSP theo tiếp cận mô đun.
Nhằm phát triển ở SV những NL sư phạm cụ thể, rõ ràng để họ thể hoàn
thành hiệu quả các công việc của nghề dạy nghề.
* Về nội dung dạy học trong chương trình NVSP theo tiếp cận mô
đun. Nội dung dạy học thể hiện đầy đủ mục tiêu đào tạo của mô đun NVSP
và được biên soạn với các bộ ba: “kiến thức - kỹ năng - NL tự chủ, trách
nhiệm” tích hợp trong từng NL mà SV cần đạt.
* Về phương pháp dạy học NVSP theo tiếp cận mô đun. Được tiến hành
theo nhịp độ SV, tức là có tính cá nhân hóa cao trong dạy học.
* Về đánh giá KQHT trong dạy học NVSP theo tiếp cận mô đun.Sso
sánh đối chiếu kết quả đạt được trong học tập của SV với các tiêu chuẩn,
tiêu chí của thực tiễn dạy nghề. Các tiêu chuẩn, tiêu chí này được thông báo
cho SV trước khi học từng bài, từng mô đun.
1.4.2. Mục tiêu, nguyên tắc và nội dung phát triển NLDHTH cho
SV ĐHSPKT trong dạy học NVSP theo tiếp cận mô đun
* Mục tiêu. Phát triển năng lực DHTH trong dạy học NVSP cho sinh
viên ĐHSPKT nhằm mục tiêu nâng cao năng lực DHTH của SV để họ
hoàn thành tốt nhiệm vụ nghề nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng đào
tạo nhà giáo GDNN trong các trường ĐHSPKT.

* Nguyên tắc. (1) Đảm bảo mục tiêu của CTĐT và đáp ứng chuẩn đầu
ra của nhà giáo GDNN; (2) Được thực hiện thông qua quá trình dạy học
NVSP; (3) SV cần phải chủ động, tích cực trong lĩnh hội kiến thức, kỹ năng
khi học NVSP; (4) Phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của SV sư phạm
kỹ thuật và kế thừa thành tựu phát triển NL của SV trong quá tr nh đào tạo;
(5) Đảm bảo mục tiêu phát triển nhân cách nghề nghiệp nhà giáo GDNN.
* Nội dung: Phát triển 8 NL bộ phận trong khung năng lực DHTH
khi dạy học NVSP theo tiếp cận mô đun như đã đề xuất.
1.4.3. Các con đường của phát triển năng lực DHTH trong dạy học
NVSP theo tiếp cận mô đun


12

Có thể phát triển năng lực DHTH trong dạy học NVSP theo tiếp cận
mô đun thông qua các con đường:
(1) Hoạt động dạy học các học phần NVSP;
(2) Hoạt động tự học, tự nghiên cứu của SV;
(3) Hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm;
(4) Dự giờ giảng mẫu, học tập kinh nghiệm của các GV;
(5) Thực tập sư phạm.
1.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả phát triển năng lực
DHTH trong dạy học NVSP theo tiếp cận mô đun
Luận án phân tích các yếu tố chủ quan và khách quan sau:
(1) Nhận thức của SV về phát triển năng lực DHTH trong dạy học
NVSP;
(2) Tính tích cực, chủ động của SV;
(3) Phương pháp học tập của sinh viên ĐHSPKT;
(4) Nhận thức của cán bộ quản lý và GV về phát triển năng lực
DHTH trong dạy học NVSP cho SV;

(5) Năng lực DHTH của GV;
(6) Chương tr nh đào tạo NVSP;
(7) Điều kiện cơ sở vật chất.
Kết luận chƣơng 1
Chương 1 của Luận án đã xây dựng được cơ sở lý luận về phát triển
năng lực DHTH trong dạy học NVSP theo tiếp cận mô đun cho sinh viên
ĐHSPKT: Chính xác hóa được một số khái niệm đang được hiểu khác nhau
như năng lực, NLDH, năng lực DHTH, phát triển năng lực DHTH, mô đun
và dạy học NVSP theo tiếp cận mô đun. Xác định được khung năng lực
DHTH trong dạy học NVSP theo tiếp cận mô đun của sinh viên ĐHSPKT
gồm 3 NL thành phần với 8 NL bộ phận. Đề xuất các con đường phát triển
và chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả phát triển năng lực DHTH
trong dạy học NVSP theo tiếp cận mô đun cho sinh viên ĐHSPKT.


13

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
DẠY HỌC TÍCH HỢP CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KỸ THUẬT TRONG DẠY HỌC NGHIỆP VỤ SƢ PHẠM
THEO TIẾP CẬN MÔ ĐUN
2.1. Thông tin về khảo sát thực trạng
2.2.1. Địa bàn khảo sát thực trạng
Khảo sát thực trạng triển khai ở 3 trường ĐHSPKT đó là: ĐHSPKT
Nam Định; ĐHSPKT Vinh; và ĐHSPKT Vĩnh Long.
2.1.2. Mục đích và đối tượng khảo sát
* Mục đích khảo sát: Nhằm phát hiện và làm rõ thực trạng năng lực
DHTH và phát triển năng lực DHTH cho sinh viên ĐHSPKT trong dạy học
NVSP theo tiếp cận mô đun.
* Đối tượng khảo sát: Luận án khảo sát lấy ý kiến của 50 cán bộ quản lý

và GV tại các trường ĐHSPKT, 45 cán bộ quản lý của các cơ sở GDNN và
450 SV (năm thứ 4) đang học tập tại trường ĐHSPKT.
2.1.3. Nội dung và phương pháp khảo sát
* Nội dung khảo sát: (1) Thực trạng năng lực DHTH của SV trường
ĐHSPKT; (2) Thực trạng phát triển năng lực DHTH cho SV trường
ĐHSPKT trong dạy học NVSP theo tiếp cận mô đun.
* Phương pháp khảo sát: Khảo sát bằng phiếu hỏi, phỏng vấn, quan
sát, nghiên cứu sản phẩm, chuyên gia.
2.1.4. Cách xử lý số liệu và thang đánh giá
- Cách xử lý số liệu: Các thông tin định tính được phân tích, tổng
hợp để đưa ra đặc điểm chung. Các thông tin định lượng được xử lý theo
thống kê toán học, phần mềm Microsoft Excel.
- Thang ĐG: Sử dụng thang đo khoảng theo giá trị trung bình.
2.2. Thực trạng năng lực DHTH của sinh viên ĐHSPKT
2.2.1. Thực trạng nhận thức về bản chất của dạy học tích hợp và
tầm quan trọng của năng lực dạy học tích hợp
* Về bản chất của DHTH. GV đã có nhận thức rất rõ về bản chất của
DHTH, tuy nhiên, SV nhận thức còn lơ mơ.


14

* Về tầm quan trọng của NL DHTH. 100% GV và 90.4% SV có nhận thức
đúng về tầm quan trọng của năng lực DHTH đối với nhà giáo GDNN.
2.2.2. Thực trạng biểu hiện NL DHTH của SV ĐHSPKT
* Thực trạng năng lực DHTH của sinh viên ĐHSPKT qua đánh giá
của GV, cán bộ quản lý và SV trường ĐHSPKT. Năng lực DHTH của SV
đạt mức trung b nh. Trong 3 nhóm NL thành phần, hai nhóm NL đạt mức
trung b nh là “NL thiết kế BGTH” và “NL thực hiện BGTH”, “NL đánh giá
KQHT bài giảng tích hợp” đạt xấp xỉ mức trung b nh. Tuy nhiên, GV và

CBQL đánh giá thấp hơn SV.
* Thực trạng năng lực DHTH của sinh viên ĐHSPKT qua đánh giá
của CBQL ở cơ sở GDNN. CBQL các cơ sở GDNN đánh giá mức độ đáp
ứng của SV với việc DHTH đạt mức tương đối tốt.
* So sánh kết quả đánh giá NL DHTH của SV giữa đánh giá của CBQL
ở GDNN; CBQL, GV và tự đánh giá của SV ĐHSPKT. CBQL ở cơ sở GDNN
đánh giá năng lực DHTH của SV thấp hơn CBQL&GV ở ĐHSPKT.
CBQL&GV ở ĐHSPKT đánh giá thấp hơn tự đánh giá của SV và SV tự
đánh giá năng lực DHTH của bản thân cao hơn cả.
2.3. Thực trạng phát triển năng lực dạy học tích hợp trong dạy
học NVSP theo tiếp cận mô đun cho sinh viên ĐHSPKT
2.3.1. Thực trạng nhận thức về phát triển năng lực DHTH
* Thực trạng nhận thức về sự cần thiết phải phát triển năng lực
DHTH cho SV. Tất cả GV đều nhận thức cần phải phát triển năng lực
DHTH cho SV khi dạy học các học phần NVSP. 74.7% SV cho rằng việc
phát triển năng lực DHTH theo mô đun trong dạy học NVSP là rất cần thiết
và 18.4% SV cho rằng cần thiết.
* Thực trạng nhận thức về bản chất của phát triển năng lực DHTH
cho sinh viên ĐHSPKT. GV đã có nhận thức rõ và đúng về bản chất phát
triển năng lực DHTH cho SV ĐHSPKT. Tuy nhiên, chỉ có 30.67% SV
được hỏi có nhận thức đúng về vấn đề này.
* Thực trạng nhận thức về mục đích phát triển năng lực DHTH cho
SV ĐHSPKT trong dạy học NVSP theo tiếp cận mô đun. 84.0% GV, CBQL


15

và 77.33% SV trường ĐHSPKT cho rằng mục đích của của phát triển năng
lực DHTH cho sinh viên ĐHSPKT trong dạy học NVSP là “Giúp SV có thể
DHTH hiệu quả khi làm GVDN”.

2.3.2. Thực trạng thực hiện phát triển năng lực DHTH trong dạy
học NVSP theo tiếp cận mô đun cho sinh viên ĐHSPKT
* Thực trạng thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo
NVSP để phát triển năng lực DHTH cho sinh viên ĐHSPKT
- Về mục tiêu CTĐT: Có 84.0% cho rằng mục tiêu chương tr nh
NVSP tại các trường ĐHSPKT là nhằm phát triển kiến thức nghề nghiệp,
72.0% là phát triển kỹ năng nghề nghiệp và có 38.0% là hướng vào phát
triển các NLTH công việc/nhiệm vụ của nghề.
- Về cấu trúc nội dung: Chương tr nh đào tạo NVSP của các trường
ĐHSPKT hiện nay gồm 17 - 19 TC trong đó có 4TC tự chọn; chủ yếu là lý
thuyết, ít thực hành và chưa cấu trúc thành mô đun.
* Thực trạng thực hiện quy trình dạy học NVSP để phát triển năng
lực DHTH cho SV ĐHSPKT: GV đã thường xuyên thực hiện một số ít bước
cơ bản của quá trình dạy học như “Tổ chức các hoạt động nghiên cứu kiến
thức lý thuyết”. Các bước thực hiện việc đánh giá NL của SV khi kết thúc
bài học chưa được GV thực hiện tốt.
* Thực trạng sử dụng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
NVSP để phát triển năng lực DHTH cho sinh viên ĐHSPKT
- Về sử dụng phương pháp dạy học: Các phương pháp giúp SV tăng
cường khả năng thực hành, phát triển NL ít được GV sử dụng.
- Về sử dụng hình thức tổ chức dạy học: “Diễn giảng” được 100%
GV thực hiện thường xuyên. Các hình thức tổ chức dạy học khác GV
hiếm khi hoặc chưa thực hiện.
* Thực trạng kiểm tra, đánh giá KQHT học NVSP
- Công cụ KT, ĐG: Chưa sử dụng hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí để
đánh giá KQHT của SV.
- Nội dung KT, ĐG: GV khá thường xuyên tập trung vào đánh giá
kiến thức, chỉ một số ít GV đánh giá quy tr nh thực hiện.



16

- Phương pháp KT, ĐG: GV thường sử dụng phương pháp viết tự
luận. GV chưa bao giờ sử dụng các phương pháp đánh giá qua hồ sơ học
tập, tự đánh giá.
- Hình thức KT, ĐG: GV chủ yếu dùng hình thức KTĐG tổng kết
cuối môn học. Một số hình thức KTĐG rất ít được sử dụng là: “KTĐG sau
mỗi bài học”, “Kiểm tra đánh giá theo công việc”.
2.3.3. Thực trạng sử dụng các con đường phát triển năng lực dạy
học tích hợp cho sinh viên ĐHSPKT trong dạy học NVSP
Các con đường (CĐ) phát triển năng lực DHTH cho SV trong dạy học
NVSP theo tiếp cận mô đun cho SV được đánh giá ở mức trung bình. Trong 5
CĐ, CĐ1 và CĐ5 được CBQL, GV và SV đánh giá ở mức khá hiệu quả, 3
CĐ còn lại được đánh giá ở mức trung bình.
2.3.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả phát triển
năng lực DHTH trong dạy học NVSP theo tiếp cận mô đun
Cả 7 yếu tố đều có ảnh hưởng đến quá trình phát triển năng lực
DHTH cho SV trong dạy học NVSP theo tiếp cận mô đun.
2.4. Đánh giá chung về thực trạng
2.4.1. Ưu điểm
CTĐT về NVSP đã cung cấp được hệ thống các kiến thức sư phạm
nền tảng và một số kỹ năng thực hành nhất định cho SV. Quy trình tổ chức
dạy học NVSP đã bao gồm các bước cơ bản nhất nhằm giúp SV lĩnh hội
được kiến thức và thực hành kỹ năng nghề nghiệp.
2.4.2. Hạn chế
SV chưa có hiểu biết sâu sắc về bản chất của DHTH trong GDNN.
Các trường ĐHSPKT chưa xây dựng và triển khai đào tạo CTĐT về NVSP
theo mô đun, quy tr nh tổ chức dạy học NVSP chưa hợp lý, chưa đánh giá
KQHT của SV theo tiêu chuẩn, tiêu chí.
2.4.3. Nguyên nhân

CTĐT về NVSP của ĐHSPKT chưa xây dựng trên cơ sở phân tích
nghề; mục tiêu, nội dung đào tạo chưa cấu trúc theo mô đun NLTH. Chưa có


17

tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá NL DHTH. SV chưa nhận thức đúng bản chất
và tầm quan trọng của phát triển NL DHTH.
Kết luận chƣơng 2
Năng lực DHTH của SV trường ĐHSPKT đạt mức trung bình,
CBQL ở GDNN đánh giá SV tốt nghiệp từ các trường ĐHSPKT mới chỉ
đáp ứng tương đối tốt các yêu cầu về DHTH. Việc phát triển năng lực
DHTH trong dạy học NVSP theo tiếp cận mô đun cho SV các trường
ĐHSPKT còn bất cập: Chương tr nh đào tạo NVSP chưa được cấu trúc theo
mô đun; SV ít được tiếp cận với dạy học và đánh giá KQHT theo NL; Các
bước lên lớp của GV chưa sát với các bước lên lớp trong DHTH của các cơ sở
GDNN; Hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá năng lực DHTH trong dạy học
NVSP theo tiếp cận mô đun chưa có.


18

CHƢƠNG 3. BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
DẠY HỌC TÍCH HỢP CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KỸ THUẬT TRONG DẠY HỌC NGHIỆP VỤ SƢ PHẠM
THEO TIẾP CẬN MÔ ĐUN
3.1. Nguyên tắc xây dựng các biện pháp
(1) Nguyên tắc đảm bảo chuẩn đầu ra của ngành sư phạm kỹ thuật;
(2) Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa của chương tr nh đào tạo NVSP; (3)
Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả và khả thi.

3.2. Các biện pháp phát triển năng lực DHTH cho sinh viên
ĐHSPKT trong dạy học NVSP theo tiếp cận mô đun
3.2.1. Thiết kế chương trình đào tạo NVSP ở trường ĐHSPKT theo
mô đun
- Mục tiêu: Biện pháp này nhằm tạo điều kiện tiên quyết để phát triển
năng lực DHTH cho SV trong quá tr nh đào tạo NVSP tại các trường
ĐHSPKT theo mô đun.
- Nội dung, cách thực hiện: Phân tích chương tr nh đào tạo NVSP hiện
hành và thiết kế thành mô đun. Nội dung này được thực hiện với 5 bước:
(1) Phân tích CTĐT NVSP hiện hành; (2) Lựa chọn các học phần có liên
quan đến năng lực DHTH; (3) Thiết kế nội dung CTĐT NVSP hiện hành
thành mô đun; (4) Thiết kế các mô đun của CTĐT và (5) Xác định các
BGTH của mô đun.
- Kết quả: Nội dung CTĐT NVSP được thiết kế thành 3 mô đun: Thiết
kế BGTH; Thực hiện BGTH; và Đánh giá KQHT BGTH. Có 8 BGTH là:
Xác định mục tiêu và nội dung BGTH; Thiết kế các hoạt động dạy và học
BGTH; Lựa chọn các phương tiện kỹ thuật và thiết bị dạy học cho BGTH;
Chuẩn bị dạy học BGTH; Dạy lý thuyết BGTH; Dạy thực hành BGTH;
Xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí và công cụ đánh giá KQHT BGTH và Đánh
giá đánh giá KQHT BGTH.
- Điều kiện: GV cần được bồi dưỡng để có đủ kiến thức và NL thiết kế
cấu trúc CTĐT nghiệp vụ sư phạm theo mô đun, có khă năng dạy học các


19

CTĐT nghiệp vụ sư phạm theo mô đun. Cần cử GV đặc trách về biên soạn
lại chương tr nh đào tạo NVSP theo mô đun.
3.2.2. Xây dựng quy trình thiết kế giáo án bài giảng tích hợp của
các mô đun NVSP

- Mục tiêu: Quy trình thiết kế giáo án cho BGTH sẽ giúp SV thiết kế
được giáo án có cấu trúc và nội dung hợp lý, bảo đảm tính khoa học và bám
sát được những quy định về giáo án tích hợp.
- Nội dung, cách thực hiện: Nghiên cứu mục tiêu và cấu trúc BGTH,
nghiên cứu về phương pháp dạy học một BGTH, tìm hiểu những điều kiện
cần thiết và có thể có của cơ sở đào tạo để dạy học BGTH, xác định các
bước cần thiết để dạy học BGTH.
- Kết quả: Căn cứ vào yêu cầu của giáo án cho BGTH và những nguyên
tắc nêu trên, tác giả đã xây dựng được các bước soạn giáo án BGTH khi dạy
các mô đun NVSP gồm các bước: (1) Xác định mục tiêu BGTH; (2) Lựa chọn
cấu trúc và nội dung BGTH; (3) Thiết kế hoạt động dạy học của BGTH; (4)
Lựa chọn thiết bị, vật tư, phương tiện dạy học cần thiết cho dạy và học BGTH;
(5) Xác định thời lượng cho mỗi nội dung dạy học của BGTH; và (6) Hoàn
thiện giáo án tích hợp.
- Điều kiện: GV phải am hiểu về các bước của tiến tr nh dạy học BGTH
của GDNN. Thiết kế giáo án BGTH phải đáp ứng yêu cầu thực tế về biên
soạn giáo án của các trường ĐHSPKT để cải tiến cho phù hợp với DHTH
của GDNN.
3.2.3. Xây dựng quy trình tổ chức thực hiện bài giảng tích hợp của
các mô đun nghiệp vụ sư phạm
- Mục tiêu: Quy trình tổ chức thực hiện BGTH giúp SV hình dung chi
tiết trình tự thực hiện từng chủ đề, từng nội dung, ở từng thời điểm cụ thể của
bài giảng nhằm đảm bảo tiến trình thực hiện BGTH theo một lôgic khoa học
để đạt mục tiêu đã đề ra.
- Nội dung, cách thực hiện: Quy trình tổ chức thực hiện BGTH là sự
phối hợp hữu cơ giữa hoạt động dạy của GV và hoạt động học của SV theo
một nguyên tắc sư phạm hợp lí, khoa học. Bên cạnh đó, GV cần bám sát


20


tiến trình thực hiện BGTH trong thực tiễn GDNN cũng như tuân thủ các
quy định của Bộ LĐTB&XH về DHTH.
- Kết quả: Tác giả đề xuất quy trình tổ chức thực hiện BGTH gồm 8
giai đoạn (GĐ), mỗi GĐ lại bao gồm các bước khác nhau như sau: GĐ1.
Dẫn nhập; GĐ2. Giới thiệu chủ đề; GĐ3. Hướng dẫn học nội dung lý
thuyết; GĐ4. Xây dựng quy trình thực hiện và thao tác mẫu; GĐ5. Tổ chức
cho SV thực hành; GĐ6. Quan sát và uốn nắn SV luyện tập; GĐ7. Đánh giá
KQHT và GĐ8. Hướng dẫn tự học.
- Điều kiện: GV cần am hiểu về nguyên tắc, trình tự các bước và
cách tổ chức dạy học một BGTH. Đồng thời, GV cần phải thiết kế được các
hoạt động dạy học BGTH một cách hợp lý.
3.2.4. Xây dựng quy trình đánh giá KQHT các mô đun NVSP
- Mục tiêu: Giúp GV thực hiện đánh giá KQHT một cách khoa học,
qua đó, giúp SV h nh dung rõ ràng tiến trình thực hiện đánh giá và phát
triển ở SV năng lực đánh giá KQHT.
- Nội dung, cách thực hiện: Quy tr nh đánh giá KQHT trong dạy học
NVSP theo tiếp cận mô đun là tr nh tự các bước cần thiết giúp GV thực
hiện đánh giá KQHT của SV. Đó là quá tr nh thu thập thông tin về quá
trình học tập cũng như KQHT, phân tích thông tin về KQHT ở SV và đưa
ra những kết luận đánh giá cần thiết.
- Kết quả: Tác giả đã xây dựng quy tr nh đánh giá KQHT các mô
đun NVSP gồm 6 bước: (1) Xác định nội dung đánh giá; (2) Công bố các
tiêu chuẩn đánh giá; (3) Thu thập thông tin về nội dung cần đánh giá; (4)
Phân tích thông tin đã thu thập được; (5) Ra quyết định đánh giá; và (6)
Thông báo kết quả đánh giá và cập nhật hồ sơ.
- Điều kiện: GV cần am hiểu về các phương pháp và công cụ đánh giá
KQHT cũng như các bước thực hiện đánh giá một BGTH và của từng mô
đun.
3.2.5. Xây dựng tiêu chí, công cụ ĐG năng lực DHTH của SV

- Mục tiêu: Xây dựng bộ tiêu chí, công cụ đánh giá để đánh giá được
mức độ phát triển năng lực DHTH của SV ĐHSPKT.


21

- Nội dung, cách thực hiện: Nội dung của biện pháp là xây dựng các
tiêu chuẩn, tiêu chí và công cụ để đánh giá mức độ phát triển năng lực DHTH
cho SV ĐHSPKT, gồm các bước sau: (1) Xác định các năng lực thành phần
cần đánh giá; (2) Xây dựng các tiêu chí cho mỗi năng lực thành phần; (3)
Thiết kế công cụ đánh giá; (4) Mô tả chi tiết các mức độ thể hiện trong từng
tiêu chí; (5) Xin ý kiến các chuyên gia về bộ tiêu chí đánh giá; và (6) Hoàn
thiện bộ tiêu chí đánh giá.
- Kết quả: Tác giả đã xây dựng bộ tiêu chí đánh giá năng lực DHTH
của SV ĐHSPKT trong dạy học NVSP theo mô đun gồm 3 tiêu chuẩn, 8
tiêu chí, 37 chỉ số; xây dựng bộ công cụ gồm các câu hỏi và bài tập để đánh
giá năng lực DHTH của SV.
- Điều kiện: GV cần xác định được những năng lực/kết quả đầu ra
cần đánh giá; xác định được các tiêu chí và công cụ đánh giá cho từng năng
lực DHTH của SV.
3.3. Thực nghiệm sƣ phạm
3.3.1. Mục tiêu và đối tượng thực nghiệm (TN)
- Mục tiêu TN: Nhằm kiểm chứng tính đúng đắn của giả thuyết khoa
học đã đề ra và khẳng định tính cần thiết, khả thi của các biện pháp đã được
đề xuất.
- Đối tượng TN: TN lần 1 là 25 SV lớp ĐS.KTĐ.K8 học kỳ 9 (năm thứ
5) ngành sư phạm công nghệ kỹ thuật điện, trong đó 12 SV được chọn là nhóm
TN (TN1) và 13 SV được chọn là nhóm đối chứng (ĐC1). TN lần 2 là 29 SV
lớp ĐS.CNTT.K9 học kỳ 8 (năm thứ 4) ngành sư phạm công nghệ thông tin,
trong đó 15 SV được chọn là nhóm TN (TN2) và 14 SV được chọn là nhóm đối

chứng (ĐC2).
3.3.2. Nội dung và quy trình thực nghiệm
- Nội dung: Thực nghiệm 8 NL thành phần của 3 năng lực DHTH
như đã nêu ở chương 1.
- Quy trình thực nghiệm có các bước: (1) Chuẩn bị thực nghiệm bao
gồm: Chọn đối tượng TN và ĐC; Xây dựng giáo án TN; Chuẩn bị các điều


22

kiện để TN; Phân công GV dạy TN; (2) Triển khai TN; và (3) Đánh giá kết
quả sau TN.
3.3.3. Tiêu chí và thang đánh giá
- Tiêu chí ĐG: Tác giả đã sử dụng Bộ tiêu chí và thang đánh
giá ở biện pháp 5 để đánh giá kết quả.
- Thang đo: Thang đo có 5 mức độ: Mức tốt nếu điểm trung bình
(ĐTB) từ 4.21 đến 5, mức khá nếu ĐTB từ 3.41 đến 4.20, mức trung bình
nếu ĐTB từ 2.61 đến 3.40, mức yếu nếu ĐTB từ 1.81 đến 2.60, mức kém
nếu ĐTB từ ≤1.80.
3.3.4. Kết quả thực nghiệm
* Kết quả TN lần 1: nhóm TN1 đã tăng lên đáng kể so với trước
TN và nằm trong khoảng từ 3.58 đến 4.33, tức là NL từ mức khá đến đầu
mức tốt (trong đó có 7 NL đạt mức khá, 1 NL đạt mức tốt). Còn của
nhóm ĐC1 nằm trong khoảng từ 2.92 đến 3.69, tức là NL từ mức trung bình
đến đầu mức khá (trong đó có 6 NL đạt mức trung bình và chỉ có 2 NL đạt
mức khá). Như vậy, điểm trung bình 8 NL của nhóm TN1 đã cao hơn đáng
kể so với nhóm ĐC1.
* Kết quả TN lần 2: các NL của SV nhóm TN2 nằm đạt từ 3.13 3.80 và đều thuộc mức trung bình và mức khá, trong đó 6 NL đạt mức khá
và 2 NL đạt mức trung bình. các NL của nhóm ĐC2 dao động từ 2.57 đến
3.14, trong đó 7 NL đạt mức trung bình, 1 NL xấp xỉ đạt mức trung bình.

Như vậy, tỉ lệ SV đạt mức khá ở cả 8 NL của nhóm TN2 cao hơn hẳn so với
nhóm ĐC2, số % SV đạt mức NL trung bình ở nhóm TN2 cũng thấp hơn
hẳn so với SV nhóm ĐC2, tỉ lệ SV đạt mức yếu ở nhóm TN2 chỉ còn ở 4/8
NL trong khi đó nhóm ĐC2 vẫn có nhiều SV đạt mức NL này với tỉ lệ cũng
tương đối cao.
* Kết quả phân tích định tính sau thực nghiệm
- Hứng thú của SV khi tham gia quá trình phát triển năng lực DHTH.
Kết quả khảo sát cho thấy, tỉ lệ SV cảm thấy hứng thú và rất hứng thú với các
biện pháp phát triển năng lực DHTH trong dạy học NVSP theo tiếp cận mô
đun đạt ở mức cao (đạt 88.89%).


23

- ĐG của SV về những ưu thế của phát triển năng lực DHTH
trong dạy học NVSP theo tiếp cận mô đun: 92.6% SV được hỏi cho rằng việc
phát triển năng lực DHTH trong dạy học NVSP theo tiếp cận mô đun giúp cho
họ thấy “Mục tiêu học tập rõ ràng, thiết thực, có ý nghĩa”.
Như vậy, sau khi có những tác động sư phạm bước đầu đã mang lại
những hiệu quả đối với việc phát triển năng lực DHTH cho SV trong dạy
học NVSP. NL của SV nhóm TN đã phát triển hơn so với NL của SV nhóm
ĐC cùng chuyên ngành. SV nhóm TN cũng có hứng thú hơn trong quá
trình phát triển NL DHTH của bản thân.
Kết luận chƣơng 3
Chương 3 của Luận án đã đề xuất 5 biện pháp để phát triển năng lực
DHTH cho sinh viên ĐHSPKT trong dạy học NVSP theo tiếp cận mô đun.
Mỗi biện pháp đều được tác giả trình bày chi tiết mục tiêu, nội dung và
cách thực hiện. Đồng thời, tác giả cũng phân tích kết quả của biện pháp
cũng như vai trò và mối quan hệ biện chứng giữa các biện pháp.
Kết quả thực nghiệm cho thấy: Khi phát triển năng lực DHTH trong

dạy học NVSP theo tiếp cận mô đun cho sinh viên ĐHSPKT có sử dụng
các biện pháp trên, NL của SV nhóm TN được đánh giá cụ thể, rõ ràng các
mức và gắn với thực tiễn GDNN hơn. Kết quả của 2 lần TN đều chứng tỏ
NL của SV đã được thay đổi và phát triển theo chiều hướng đi lên.


×