Tải bản đầy đủ (.pptx) (19 trang)

Vai trò của nhà quản trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 19 trang )

Vai trò của nhà quản trị

nghiên cứu vai trò quản trị của doanh nhân mai

NHÓM 5
Môn : QUẢN TRỊ HỌC
GVHD : ThS.Nguyễn Văn Tuấn

kiều liên


NHÓM 5
Lý Trung Kiên……………..1611682
Huỳnh Thế Hào……………1610875
Vy Bảo Đạt………………...1610685
Võ Nguyên Gia Luật………1611944
Nguyễn Hồng Chung………1510313


Vai trò của nhà quản trị

 Vai trò quan hệ với con người
o Vai trò người đại diện: là người đại diện, là biểu tượng cho tập thể, có tính chất lễ nghi trong tổ chức.
o Vai trò người lãnh đạo: chỉ huy, hướng dẫn, động viên và kiểm tra công việc của nhân viên dưới quyền.
o Vai trò liên lạc: quan hệ kết nối giữa các mối quan hệ bên trong và bên ngoài tổ chức.
 Vai trò thông tin:
o Vai trò thu thập và xử lý thông tin: là người thu thập và xử lý các thông tin để đưa ra các quyết định.
o Vai trò phổ biến thông tin: là người phổ biến thông tin trong nội bộ tổ chức cho mọi người, mọi bộ phận liên quan để tác động đến nhận thức, thái độ và hành
vi của họ.

o



Vai trò cung cấp thông tin: là người có trách nhiệm và quyền lực thay mặt tổ chức phát ngôn những tin tức ra bên ngoài với mục đích giải thích hay bảo vệ các
hoạt động của tổ chức. Đồng thời sử dụng thông tin đển ảnh hưởng tích cực đến mọi người trong tổ chức khi có những phản ứng xảy ra.


 Vai trò quyết định
o Vai trò nhà kinh doanh: thể hiện khi nhà quản trị đưa ra một ý tưởng mới hoặc một quyết định để phát triển kinh doanh. Ví dụ phát triển sản phẩm mới, áp
dụng một số kỹ thuật mới vào sản xuất, hoặc nâng cấp, điều chỉnh cở sở vật chất đang sử dụng.

o

Vai trò người giải quyết các xáo trộn: Nhà quản trị luôn phải đối phó với các bất ngờ nảy sinh làm xáo trộn hoạt động bình thường của tổ chức như mâu
thuẫn về quyền lợi giữa các đối tượng hữu quan, khiếu nại của khách hàng,…

o

Vai trò người phân bố tài nguyên: khi tài nguyên của tổ chức trở nên khan hiếm mà nhu cầu sử dụng lại tăng cao, đòi hỏi nhà quản trị phải cân nhắc kỹ
lưỡng để sử dụng đúng tài nguyên, phân phối các nguồn tài nguyên cho các bộ phận bảo đảm sự hợp lý và tính hiệu quả cao.

o

Vai trò người đàm phán: Nhà quản trị phải thương thuyết trong các hoạt động kinh doanh, trong các quan hệ với các đơn vị khác, với xã hội,…



CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM (VINAMILK)



Là doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa, hiện chiếm lĩnh 54,5%

thị phần sữa nước, 40,6% thị phần sữa bột, 33,9% thị phần sữa chua uống, 84,5% thị
phần sữa chua ăn và 79,7% thị phần sữa đặc trên toàn quốc.



Ngoài việc phân phối mạnh trong nước với mạng lưới hơn 220.000 điểm bán hàng phủ
đều 63 tỉnh thành, sản phẩm Vinamilk còn được xuất khẩu sang 43 quốc gia trên thế giới
như Mỹ, Pháp, Canada, Ba Lan, Đức, khu vực Trung Đông, Đông Nam Á...



Sau hơn 40 năm ra mắt người tiêu dùng, đến nay Vinamilk đã xây dựng được 14 nhà máy
sản xuất, 2 xí nghiệp kho vận, 3 chi nhánh văn phòng bán hàng, một nhà máy sữa tại
Cambodia (Angkormilk) và một văn phòng đại diện tại Thái Lan.


GIỚI THIỆU VỀ DOANH NHÂN MAI KIỀU LIÊN
Quá trình học tập và công tác.

Bà Mai Kiều Liên sinh 1/9/1953 tại Paris, Pháp;
1976: Tốt nghiệp Đại học về chế biến thịt và sữa tại Moscow,
Liên Xô.
8/1976 - 8/1980: Kỹ sư phụ trách Khối sản xuất sữa đặc và sữa chua Nhà máy sữa Trường Thọ, Công ty Sữa - Cà
phê Miền Nam
8/1980 - 2/1982: Kỹ sư Công nghệ Phòng Kỹ thuật Xí nghiệp Liên hợp Sữa Cà phê Bánh kẹo 1.
2/1982 - 9/1983: Trợ lý Giám đốc, Phó Giám đốc Kỹ thuật Nhà máy Sữa Thống Nhất, Xí nghiệp Liên hợp Sữa Cà
phê Bánh kẹo 1
9/1983 - 6/1984: Học Quản lý Kinh tế tại Đại học Kinh tế Leningrad, Liên Xô.
7/1984 - 11/1992: Phó Tổng Giám đốc Vinamilk.
12/1992 - Nay: Tổng Giám đốc Vinamilk.

11/2003 - 7/2015: Kiêm nhiệm Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vinamilk.

Một trong 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á,do Forbes Asia bình chọn 4 năm liên tiếp từ 2012.


VAI TRÒ QUẢN TRỊ CỦA TGĐ MAI KIỀU LIÊN
ĐỐI VỚI VINAMILK
Vai trò quan hệ với con người
Vai trò người lãnh đạo

o
o

Là người ra quyết định số lượng người lao động, mức lương, trợ cấp, lợi ích cho nhân viên trong công ty có sự thông qua của HĐQT.
Xem xét và ban bố các chính sách thúc đẩy nhân viên, thúc đẩy chất lượng, năng suất và kỷ luật lao động thông qua :

+ Chính sách tiền lương
+ Chế độ bảo hiểm
+ Chính sách khen thưởng

o

Bà xử lý mọi việc theo kỷ luật, sai hay đúng sẽ được khen thưởng và xử phạt như những gì mà công ty đã quy định và đã đề ra, mọi nhân viên sẽ cùng
nhau thực hiện.


o

Bà Liên cũng là người truyền đạt cho nhân viên 1 tinh thần làm việc
hăng say, có trách nhiệm với công việc được giao.


o

Động viên, khuyến khích mỗi nhân viên, cá nhân trong tổ chức chăm
chỉ làm việc để tạo ra các sản phẩm tốt cho khách hàng.

o

Bà nhìn ra được điểm mạnh và điểm yếu của từng nhân viên, phát
hiện ra năng lực cá nhân của mỗi người rồi phân công họ vào những
công việc phù hợp.


Vai trò người đại diện

o
o

Bà Mai Kiều Liên là người đại diện, biểu tượng cho tập thể trong các hội nghị, lễ ký kết, các chương trình từ thiện,…
Tại lễ kỷ niệm 40 năm thành lập của doanh nghiệp này, diễn ra vào tối 20/8 tại Hà Nội. Chỉ xuất hiện trên sân khấu 2 lần, một cho lời chào bắt đầu chương
trình và sau cuối - là những lời tri ân, song tại mỗi thước phim tư liệu, ở bất kỳ giai đoạn nào cũng đều có mặt của Tổng giám đốc Mai Kiều Liên.


Vai trò người kết nối

o

Bà Mai Kiều Liên chia sẻ: “Ở Vinamilk, dưới tôi có các giám đốc
điều hành, phụ trách từng mảng theo phân công và những người đó
chịu trách nhiệm trước tôi về mảng đó. Dưới nữa có hàng ngũ giám

đốc, anh em chia sẻ, ủy quyền cho nhau để thực hiện. Nhưng tôi vẫn
là người chịu trách nhiệm chính. ”


Vai trò quyết định

Vai trò nhà kinh doanh

o

90% ý tưởng mới của Vinamilk xuất phát từ chính bà Mai Kiều Liên, dựa trên sự quan sát
nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng và sở thích tìm tòi thêm những hương vị mới lạ.

o

Là người phụ nữ quyết đoán và có suy nghĩ cấp tiến, bà Liên đã đưa ra những quyết định
kịp thời như đầu tư vùng nguyên liệu từ sớm (đầu những năm 1990), tiến hành tái cấu
trúc Vinamilk (2003), đưa Công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
(2006), quyết định đầu tư và ngừng đầu tư trong lĩnh vực bia, cà phê (giai đoạn 20052010).


o

Khi ngành công nghiệp chế biến sữa VN phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu
ngoại nhập. Để chủ động nguồn nguyên liệu sản xuất sữa, bà Liên chủ trương phát triển
chăn nuôi đàn bò sữa ở VN.

o

Vinamilk cũng tự nuôi bò sữa ở các trang trại, tuyển các kỹ sư học giỏi ngành nông

nghiệp đưa sang Nga đào tạo chuyên về ngành chăn nuôi bò sữa.

o

Mai Kiểu Liên còn tổ chức liên kết, cộng tác với các viện nghiên cứu, các nhà khoa học
trong nước, sử dụng phát minh sáng chế của các nhà khoa học VN.

o

Luôn nỗ lực sáng tạo, tìm kiếm và tạo ra những cái mới, không đi theo lối mòn, thậm chí
nhiều khi đi ngược với xu thế. Sản phẩm luôn hướng đến sức khỏe của người tiêu dùng.


Trong quá trình lãnh đạo của bà tại Vinamilk, bà đã đưa ra một số quyết định sáng suốt mang tính chiến lược, góp phần thúc đẩy Vinamilk phát triển được như
ngày hôm nay:

o

Giai đoạn 1984 – 1987: Bà quyết định liên kết với các công ty xuất khẩu thủy sản để có ngoại tệ nhập khẩu nguyên vật liệu. Kiếm về nguồn vốn tự có
cho Vinamilk là 20 tỷ đồng

o

Giai đoạn 1984 – 1987: Bà quyết định hạch toán tập trung để tập trung nguồn vốn đầu tư. Tận dụng nguồn lưc chất xám trong nước để phục hồi thiết bị
và sử dụng hiệu quả nhãn hiệu sữa bột trẻ em Dielac. Tiết kiệm hơn 2,5 triệu USD cho công ty.

o

Giai đoạn 1992 – 2003: Bà quyết định không đi theo xu hướng liên doanh mà tự đầu tư phát triển, tự xây dựng thương hiệu Vinamilk, đầu tư máy móc
thiết bị mới cho ra những sản phẩm mới lần đầu tiên sản xuất công nghiệp tại Việt Nam. Cũng trong giai đoạn này, lần đầu tiên sản phẩm sữa của

Vinamilk – Việt Nam xuất khẩu ra thế giới.

o

Giai đoạn 2003 – nay: Vinamilk cổ phần hóa thành công, tập trung đầu tư công nghệ hiện đại, năng suất cao với tất cả máy móc và công nghệ hiện đại
nhất từ các nước G7, Châu Âu và Mỹ. Bên cạnh đó Vinamilk còn chú trọng đầu tư phát triển nguồn nguyên liệu.


Vai trò người giải quyết các xáo trộn

o

Mai Kiều Liên luôn có sự bình tĩnh tuyệt đối trước những rủi ro đến với doanh nghiệp và cách thức để bảo vệ Thương hiệu Vinamilk.

Bà nói: “Phải hết sức bình tĩnh trước mọi sự cố. Việc đầu tiên là xem bản chấtsự việc là gì? Đâu là điều mình phải giải quyết ngay? Sau đó rà soát lại dư luận
đúng và không chính xác ở chỗ nào, từ đó tìm ra cách để xử lý..”.
Vai trò người phân phối tài nguyên

o

Là người ra quyết định số lượng người lao động, mức lương, trợ cấp, lợi ích cho nhân viên trong công ty có sự thông qua của HĐQT. Bà cũng đóng vai
trò quan trọng trong việc sử dụng các nguồn lực của công ty một cách hiệu quả, góp phần đưa thương hiệu Vinamilk vươn lên tầm thế giới.

Vai trò người đàm phán

o
o

Năm 1997,đích thân bà Liên đi vào vùng chiến sự tại Iraq để có thể ký kết hợp đồng với đối tác.
Bà là người đại diện thương thuyết, đàm phán các hợp đồng quan trọng. Xây dựng các mối quan hệ với nhiều đối tác lớn trong và ngoài nước, các tổ

chức, gắn kết với cộng đồng thông qua Quỹ sữa vươn cao Việt Nam từ năm 2008 đến nay


Vai trò thông tin
Vai trò thu thập và xử lý thông tin

o

Bà Liên luôn nghiên cứu tâm lý và thị hiếu người tiêu dùng xem họ cần gì và mong muốn điều
gì.

o

Khi xây dựng kế hoạch hàng năm, bà nhìn lại những năm trước, phân tích kỹ lưỡng sức mua
của người tiêu dùng để xác định vị trí của mình, của đối thủ trong thị trường. Từ đó đưa ra
những quyết định kinh doanh.

Vai trò phổ biến thông tin

o

Thông qua các cuộc họp, bà phân tích tình hình, phổ biến những thông tin, những quyết định
của mình cho nhân viên để thu thập ý kiến cũng như tìm ra hướng đi cho công ty.

Vai trò cung cấp thông tin

o

Trong bài phát biểu của mình tại đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ 9 diễn ra tại Hà Nội, bà Mai Kiều Liên đã thay mặt tổ chức chia sẻ những bí
quyết cũng như khó khăn để tạo ra thương hiệu Vinamilk. Giúp mọi người hiểu hơn về thương hiệu này.



Nhận xét, đúc kết bài học kinh nghiệm
Nhận xét

o
o

Bà Mai Kiều Liên thể hiện đầy đủ vai trò của một nhà quản trị xuất sắc.
Ở địa vị người đứng đầu, bà đã đưa Vinamilk từ một đơn vị gặp nhiều khó khăn trở thành thương hiệu sữa hàng đầu Việt Nam và đang không ngừng
hướng đến mục tiêu trở thành một trong 50 công ty sữa lớn nhất thế giới.

Bài học kinh nghiệm

o Để trở thành một nhà quản trị xuất sắc
 Luôn nỗ lực sáng tạo, tìm kiếm và tạo ra những cái mới, không đi theo lối mòn
 Làm việc hết sức mình, có quyết tâm cao và tinh thần trách nhiệm cao trong công việc
 Có tầm nhìn xa, hiểu rõ vị thế của mình để đưa ra những quyết định chiến lược
 Biết gắn kết nhân viên, trọng dụng người tài, xây dựng một cơ cấu nhân sự vững mạnh, hiệu quả
 Bình tĩnh và đứng vững trước những rủi ro, khó khăn đe dọa sự ổn định của doanh nghiệp


Trích dẫn

(1) />(2) />(3) />(4) />(5) />(6) />

Cảm ơn thầy và các bạn đã chú ý lắng nghe
!




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×