ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
CÁP VĂN HOÀNG
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẦU TƢ CÔNG TRÊN ĐỊA
BÀNHUYỆN TU MƠ RÔNG, TỈNH KON TUM
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 60.34.04.10
Đà Nẵng - 2019
Công trình được hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN
Ngƣời hƣớng dẫn KH: PGS.TS. BÙI QUANG BÌNH
Phản biện 1: TS. NGUYỄN HIỆP
Phản biện 2: PGS.TS. NGUYỄN THỊ NHƯ LIÊM
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
Thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà
Nẵng vào ngày 7 tháng 9 năm 2019
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết chọn đề tài
Huyện Tu Mơ Rông là một huyện miền núi, nằm ở phía Đông
Bắc tỉnh Kon Tum, trung tâm của huyện cách trung tâm thành phố
Kon Tum khoảng 80km về phía Bắc theo Quốc lộ 14 và Quốc lộ 40B
đi qua địa bàn huyện, tổng diện tích tự nhiên là 85.744ha, với dân số
là 25.835 người, chủ yếu là người dân tộc Xơ Đăng chiếm hơn 95%
tổng dân số toàn huyện.
Những năm vừa qua, nền kinh tế của huyện Tu Mơ Rông cũng
đã đạt được một số chỉ tiêu tăng trưởng đáng kể. Giai đoạn từ năm
2015-2018 từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và nhiều nguồn vốn
hợp pháp khác, huyện Tu Mơ Rông đã đầu tư hơn 569 tổng số dự án
với tổng vốn đầu tư hơn 298.404 triệu đồng (chưa bao gồm nguồn
vốn TPCP).
Công tác QLNN về đầu tư c,ông trên địa bàn huyện Tu Mơ
Rông cũng đã đạt được nhiều kết quả nhất định, các dự án đã được
đầu tư xây dựng hoàn thành, góp phần thúc đẩy phát triển, tăng
trưởng nền kinh tế của huyện. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt
được đó, công tác QLNN về đầu tư công trên địa bàn huyện Tu Mơ
Rông vẫn còn một số tồn tại một số vướng mắc, hạn chế nhất định.
Nhưng cho đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có được công trình
nghiên cứu nào chuyên sâu về vấn đề công tác QLNN về đầu tư công
được thực hiện ở huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum. Do vậy, với
trách nhiệm là một cán bộ đang sống, công tác và làm việc trên địa
bàn huyện Tu Mơ Rông, tôi nhận thấy sự quan trọng và cần thiết cấp
bách của vấn đề là phải tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà
nước về đầu tư công để áp dụng thực hiện trên địa bàn huyện, nên tôi
đã xác định chọn hướng nghiên cứu “Quản lý Nhà nước về đầu tư
2
công trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum” để làm luận
văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế của mình. Với nội dung
luận văn này, tôi hy vọng sẽ nâng cao hiệu lực và mang lại nhiều kết
quả nhất định trong công tác QLNN về đầu tư công trên địa bàn
huyện Tu Mơ Rông trong thời gian tới.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Luận văn nghiên cứu về thực trạng công tác quản lý Nhà nước
về đầu tư công ở huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum trong những
năm vừa qua, đồng thời cũng đánh giá, phân tích và đề xuất một số
nhiệm vụ quan trọng để hoàn thiện công tác QLNN về đầu tư công từ
nguồn ngân sách Nhà nước ở huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum
trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Rà soát, lập lại tất cả những cơ sở lý luận về QLNN về đầu
tư công.
- Đánh giá sát với thực trạng công tác QLNN về đầu tư công ở
huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.
- Xây dựng, đưa ra các nhiệm vụ sát với công việc thực hiện,
sát với điều kiện thực tế để hoàn thiện công tác QLNN về đầu tư
công trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum trong những
năm tiếp theo.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Dựa trên các cơ sở lý luận và thực
tiễn có liên quan đến công tác QLNN về đầu tư công ở huyện Tu Mơ
Rông.
- Phạm vi nghiên cứu: Công tác QLNN về đầu tư công ở
huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.
3
- Mốc thời gian: Rà soát, xác nhận lại thực trạng công tác quản
lý Nhà nước về đầu tư công ở huyện trong khoảng thời gian 20152018 và đề xuất đưa các giải pháp có hiệu quả để có cơ sở thực hiện.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
+ Dữ liệu thứ cấp: Tổng hợp tất cả các nguồn số liệu của các
cơ quan như: Thống kê huyện, Kho bạc Nhà nước huyện, Phòng Tài
chính Kế hoạch, Báo cáo của các cơ quan Thanh tra, Kiểm toán nhà
nước, báo cáo của UBND huyện trong giai đoạn thực hiện…
+ Dữ liệu sơ cấp: Được thu thập thông qua việc điều tra trong
năm 2018. Thu thập thông tin bằng phương pháp điều tra gửi bảng
câu hỏi thu thập với số lượng hơn 100 mẫu, đối tượng khảo sát và
thu thập thông tin là người dân thụ hưởng trực tiếp từ các dự án đầu
tư công, các cơ quan quản lý nhà nước, chủ đầu tư, các doanh
nghiệp, các đơn vị có liên quan đến công tác đầu tư xây dựng trên địa
bàn huyện Tu Mơ Rông.
4.2. Phương pháp xử lý dữ liệu
Tất cả các nguồn dữ liệu thứ cấp được tổng hợp, xử lý bằng
các phương pháp như: phân nhóm, so sánh, phương pháp phân tổ
thống kê, phương pháp nội suy, tổng hợp, phương pháp phân tích chỉ
số, phương pháp tỷ lệ.
Các dữ liệu sơ cấp được xử lý dưới dạng Min, Max, Mean,
Mode… cùng với một số kiểm định thống kê như: kiểm định phương
sai, kiểm định sự khác biệt T-test.
4.3. Phương pháp phân tích
Trong thời gian nghiên cứu tác giả dùng tổng hợp các phương
pháp phân tích sau:
- Phương pháp khảo cứu tài liệu: Để tổng hợp và hệ thống hoá
4
các cơ sở lý thuyết và hệ thống các văn bản pháp quy của Nhà nước,
các nghiên cứu khoa học để phân tích, làm rõ về lý luận và thực tiễn
về quản lý đầu tư công hiện nay.
- Phân tích thống kê: Sử dụng phương pháp phân tích dãy số
biến động theo thời gian và phương pháp phân tích tương quan.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh: Dựa trên các tài
liệu thứ cấp được thu thập từ số liệu của các đơn vị có liên quan để
phân tích, làm rõ những thực trạng về QLNN về đầu tư công từ
nguồn ngân sách Nhà nước.
5. Câu hỏi nghiên cứu:
- Thực trạng công tác QLNN về Đầu tư công trên địa bàn
huyện Tu Mơ Rông như thế nào?
- Những Giải pháp nào để hoàn thiện công tác quản lý Nhà
nước về đầu tư công trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông trong thời gian
đến?
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu:
Đối với, công tác QLNN về đầu tư công ở nước ta được thực
hiện theo quy định Luật Đầu tư công, Luật Đấu thầu và các văn bản
hướng dẫn triền khai thực hiện của trung ương và địa phương. Do
vậy, trong quá trình làm luận văn, ngoài tham khảo các văn bản pháp
luật quy định của Nhà nước, tác giả đã thao khảo các giáo trình có
liên quan để phục vụ cho nghiên cứu của mình như: Giáo trình
QLNN về kinh tế, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội của GS.TS Phan
Huy Đường; Giáo trình Kinh tế phát triển của PGS. TS. Bùi Quang
Bình; Bài giảng Kinh tế đầu tư dành cho các lớp sau đại học của TS.
Lê Bảo.
Ngoài ra, trong quá trình xây dựng luận văn tác giả đã nghiên
cứu tham khảo một số tài liệu để phục vụ cho đề tài Quản lý Nhà nước
5
về Đầu tư công trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông như: Nâng cao hiệu
quả đầu tư công từ NSNN của Nguyễn Minh Phong (2013); Kinh
nghiệm quản lý đầu tư công tại Nhật Bản và Vương Quốc Anh của Hà
Thị Tuyết Minh (2016); Thấy gì từ kinh nghiệm quản lý đầu tư công
tại Trung Quốc và Brazil của Nguyễn Thị Kim Chung (2017); Đổi mới
và hoàn thiện chính sách đầu tư công cho vùng Trung Bộ vì mục tiêu
phát triển nhanh và bền vững của Hoàng Dương Việt Anh (2015)…
7. Ý nghĩa nghiên cứu khoa học của luận văn
Nhằm đánh giá lại thực trạng công tác quản lý về đầu tư công
trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông trong những năm qua, xác định
được những ưu điểm cần phát huy, bên cạnh đó cần rà soát, xác định
lại các nhiệm vụ trọng tâm, đưa ra các giải pháp hữu hiệu trong thời
gian tới để công tác quản lý Nhà nước về đầu tư công trên địa bàn
huyện Tu Mơ Rông đạt được hiệu quả cao nhất.
8. Cấu trúc của luận văn
Phần nội dung của luận văn gồm 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý Nhà nước về đầu tư công
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý Nhà nước về đầu tư
công trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum
Chương 3: Hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về đầu tư
công trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum
6
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
QUẢN LÝ ĐẦU TƢ CÔNG
1.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐẦU TƢ CÔNG VÀ QUẢN LÝ ĐẦU TƢ
CÔNG
1.1.1. Một số khái niệm
a. Khái niệm Đầu tư công
Hiên nay, có rất nhiều khái niệm về đầu tư công, theo quy định
tại Luật Đầu tư công thì: Đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà
nước vào các chương trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội và đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh
tế - xã hội.
b. Đặc điểm đầu tư công
- Đầu tư công của ngân sách Nhà nước là khoản chi tích lũy.
- Quy mô và cơ cấu chi đầu tư công của Ngân sách Nhà nước
không cố định và phụ thuộc vào chiến lược phát triển kinh tế xã hội
của Nhà nước trong từng thời kỳ và mức độ phát triển của khu vực
kinh tế tư nhân.
- Chi đầu tư công phải gắn chặt chi thường xuyên nhằm nâng
cao hiệu quả vốn đầu tư.
- Đầu tư công thường đòi hỏi lượng vốn lớn và vốn này nằm
khê đọng không vận động trong suốt quá trình thực hiện đầu tư.
- Hoạt động đầu tư công mang tính chất lâu dài.
c. Vai trò của đầu tư công trong nền kinh tế.
- Đầu tư công góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội. Đầu tư
công đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh
tế.
7
- Đầu tư công góp phần định hình và phát triển cơ sở hạ tầng
kinh tế - xã hội của quốc gia.
- Đầu tư công làm gia tăng tổng cung và làm gia tăng tổng cầu
của xã hội.
- Đầu tư công chiếm tỷ trọng lớn trong tổng đầu tư của toàn bộ
nền kinh tế. Khi tổng cung chưa thay đổi, sự tăng lên của đầu tư làm
cho tổng cầu tăng kéo sản lượng cân bằng và giá cân bằng cũng tăng.
- Đầu tư công định vị và củng cố nền kinh tế trong mối quan
hệ của khu vực và quốc tế. Tạo niềm tin và động lực cho các nguồn
đầu tư khác vào trong nước góp phần tăng trưởng kinh tế.
- Đầu tư công góp phần tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp,
tạo thu nhập cho toàn xã hội.
d. Khái niệm quản lý đầu tư công
Quản lý đầu tư công là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh
bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt
động của con người, của các cơ quan trong bộ máy nhà nước nhằm
hỗ trợ các chủ đầu tư thực hiện đúng vai trò, chức năng, nhiệm vụ
của người đại diện sở hữu nhà nước trong các dự án công, ngăn ngừa
các ảnh hưởng tiêu cực của các dự án, kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa
các hiện tượng tiêu cực trong việc sử dụng vốn Nhà nước nhằm tránh
thất thoát, lãng phí Ngân sách nhà nước; đảm bảo hoạt động đầu tư
công đạt được tốt nhất mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội với chi phí
thấp nhất.
1.1.2. Nguyên tắc quản lý đầu tƣ công
- Tuân thủ các quy định của Pháp luật về quản lý và sử dụng
vốn đầu tư công.
- Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội 05 năm của đất nước và quy hoạch có liên
8
quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
- Thực hiện đúng tinh thần trách nhiệm và quyền hạn của cơ
quan quản lý Nhà nước, các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động
quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.
- Quản lý, sử dụng nguồn vốn đầu tư công theo đúng quy định
đối với từng nguồn vốn; bảo đảm đầu tư không tràn lang, đồng bộ,
chất lượng, tiết kiệm, hiệu quả và khả năng cân đối các nguồn lực;
không gây thất thoát, lãng phí.
- Bảo đảm công khai, minh bạch trong quá trình hoạt động đầu
tư công.
1.1.3. Vai trò của quản lý đầu tƣ công
- Có tác động lớn đến sự tăng trưởng và phát triển nền kinh tế
của địa phương.
- Tạo điều kiện cạnh tranh lành mạnh trong quá trình thực hiện
các dự án đầu tư công.
- Nâng cao hiệu quả của việc quản lý vốn đầu tư của Nhà nước
được sử dụng đúng mục đích, phát triển hài hòa giữa lợi ích kinh tế xã hội ở địa phương.
- Thực hiện các biện pháp đảm bảo dự án thực hiện đúng tiến
độ đề ra, ngăn ngừa các tiêu cực trong quá trình thực hiện đầu tư và
sử dụng vốn đầu tư hiệu quả.
1.2. NỘI DUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẦU
TƢ CÔNG CỦA HUYỆN TU MƠ RÔNG, TỈNH KON TUM
1.2.1. Lập, thẩm định và phê duyệt chủ trƣơng, kế hoạch
đầu tƣ công
a. Lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch đầu tư công trung
hạn vốn ngân sách cấp huyện
b. Lập, thẩm định kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân
9
sách cấp huyện
c. Xây dựng báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư
1.2.2. Lập, thẩm định, phê duyệt và giao nhiệm vụ đầu tƣ
công
a. Lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư công
b. Lập và thẩm định dự toán xây dựng công trình.
c.Tổ chức đấu thầu và lựa chọn nhà thầu
1.2.3. Công tác kiểm soát thanh quyết toán vốn đầu tƣ
công
1.2.4. Thanh tra, kiểm tra quá trình sử dụng vốn đầu tƣ
công
1.2.5. Giám sát, đánh giá đầu tƣ
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN
LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẦU TƢ CÔNG
1.3.1. Điều kiện tự nhiên
1.3.2. Điều kiện kinh tế xã hội
1.3.3. Năng lực quản lý đầu tƣ
Hiệu quả của việc quản lý dự án và trình độ quản lý sử dụng
vốn đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước của cán bộ là thể hiện ở
năng lực quản lý đầu tư, nhiệm vụ lập, thiết kế dự án, thẩm định dự
án, thanh quyết toán dự án dựa vào năng lực quản lý và có ảnh
hưởng rất lớn đến chất lượng, tiến độ và hiệu quả sử dụng của dự án
Nếu năng lực quản lý của các CĐT yếu, dẫn đến việc chuẩn bị
đầu tư, thực hiện dự án đến nghiệm thu chậm trễ, chất lượng không
đảm bảo, do vậy hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án thiếu sức thuyết
phục gây lãng phí và thất thoát ngân sách Nhà nước.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
10
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƢ CÔNG
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TU MƠ RÔNG
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HUYỆN TU MƠ RÔNG
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
2.1.2. Đặc điểm kinh tế
2.1.3. Đặc điểm xã hội
2.1.4. Tình hình Đầu tƣ công trên địa bàn huyện thời gian
qua
Giai đoạn 2015-2018 trên địa bàn huyện đầu tư 427 dự án với
tổng nguồn vốn đầu tư 254.974 triệu đồng, công tác triển khai các
chương trình dự án đã đem lại nhiều kết quả cho việc phát triển kinh
tế xã hội cho huyện nhà.
2.2. CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẦU TƢ CÔNG
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TU MƠ RÔNG, TỈNH KON TUM
2.2.1. Thực trạng về công tác lập, thẩm định và phê duyệt
chủ trƣơng, kế hoạch đầu tƣ công
Việc lập, thẩm định và phê duyệt chủ trương, kế hoạch đầu tư
công trung hạn và kế hoạch đầu tư công hàng năm được UBND
huyện chỉ đạo thực hiện theo đúng các quy định trong Luật Đầu tư
công năm 2014, cụ thể:
a. Trình tự lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch ĐTC trung
hạn vốn ngân sách cấp huyện
- Căn cứ Luật đầu tư công năm 2014 và các văn bản quy định
hiện hành; UBND huyện căn cứ vào nguồn thu của địa phương mình
và nhu cầu thực hiện các tính chất theo nguồn kinh phí mà xây dựng
kế hoạch đầu tư công trung hạn trình kỳ họp HĐND huyện thông qua
và ban hành Nghị quyết của HĐND huyện về việc phê duyệt Kế
11
hoạch đầu tư công trung hạn.
- Sau khi Hội đồng nhân dân huyện phê duyệt, ban hành nghị
quyết về kế hoạch đầu tư công trung hạn. UBND huyện giao phòng
Tài chính- Kế hoạch huyện tham mưu UBND huyện Quyết định về
việc giao chi tiết kế hoạch đầu tư công trung hạn của huyện Tu Mơ
Rông cho các đơn vị, các chủ đầu tư.
- Phòng TCKH tiếp tục tham mưu UBND huyện giao vốn
trong kế hoạch đầu tư công được UBND huyện quyết định để các
đơn vị được ủy quyền làm CĐT thực hiện .
b. Trình tự lập, thẩm định kế hoạch đầu tư công hằng năm
vốn ngân sách cấp huyện:
- Theo quy định, UBND huyện chỉ đạo phòng TCKH huyện
chủ trì phối hợp với các ngành liên quan xây dựng kế hoạch công
trung hạn của năm dựa trên các văn bản, hướng dẫn của Tỉnh (các
Sở, ngành có liên quan) để xây dựng trình UBND huyện phê duyệt
và gửi về UBND tỉnh qua Sở KH&ĐT tỉnh để tông hợp trình UBND
tỉn phê duyệt.
- UBND huyện Quyết định giao kế hoạch đầu tư công trung
hạn cho các chủ đầu tư, phòng Tài chính- Kế hoạch tham mưu
UBND huyện bố trí kế hoạch vốn cho các đơn vị, các Chủ đầu tư để
thực hiện sau khi nghị quyết HĐND huyện ban hành.
c. Kết quả công tác lập và phê duyệt chủ trương, kế hoạch
đầu tư công
Công tác lập, phê duyệt chủ trương đầu tư trên địa bàn huyện
Tu Mơ Rông trong những năm qua cùng được chú trọng. Chất lượng
công tác lập kế hoạch ĐTC ngày một tốt hơn; Năng lực chuyên môn
của cán bộ, công chức lập và phê duyệt chủ trương, kế hoạch ĐTC
đảm bảo; mục tiêu đề ra trong kế hoạch ĐTC đã thực hiện đạt được.
12
2.2.2. Thực trạng lập, thẩm định, phê duyệt và giao nhiệm
vụ đầu tƣ công.
a. Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư công
Qua nắm bắt tình hình chung về công tác lập báo cáo nghiêng
cứu khả thi đầu tư công tại các đơn vị được UBND huyện ủy quyền
CĐT thì nhiệm vụ này chưa triển khai đồng bộ, vẫn còn một số CĐT
thực hiện thiếu, chưa đạt, công tác quản lý Nhà nước về nhiệm vụ
này cũng chưa được chú trọng, còn hời hợt, ít quan tâm nên chưa
đảm bảo theo đúng quy định
b. Công tác lập và quản lý dự toán xây dựng công trình
Các đơn vị được ủy quyền làm CĐT theo chủ trương đầu tư
của UBND huyện tiến hành khảo sát lập dự toán gửi cơ quan chức
năng thẩm định và trình phê duyệt dự án đúng quy định.
c. Công tác lựa chọn nhà thầu
Được tổ chức triển khai thực hiện theo quy định của Luật Đấu
thầu và Nghị định 63/2014/NĐ-CP.
Thủ tục chọn nhà thầu minh bạch, năng lực chuyên môn của
cán bộ, công chức làm công tác đấu thầu đảm bảo,
Không có hiện tượng thông thầu giữa các nhà thầu với nhau
hoặc "bắt tay" giữa nhà thầu và chủ đầu tư
2.2.3. Thực trạng công tác thanh, quyết toán vốn đầu tƣ
công
a. Công tác thanh toán vốn đầu tư
Phòng TCKH chịu trách nhiệm hướng dẫn các đơn vị CĐT lập
hồ sơ thanh, quyết toán theo đúng quy định hiện hành. UBND huyện
chỉ đạo Phòng Tài chính - Kế hoạch chịu trách nhiệm hướng dẫn chủ
đầu tư tiến hành thanh toán vốn đầu tư đảm bảo thực hiện đúng quy
trình và quy định của Nhà nước.
13
b. Về công tác quyết toán dự án hoàn thành
Tất cả các dự án vốn đầu tư công, sau khi hoàn thành đều phải
được nghiệm thu, quyết toán vốn đầu tư hoàn thành theo quy định về
chế độ quản lý đầu tư xây dựng hiện hành của Nhà nước; để giao cho
đơn vị quản lý, sử dụng nhằm bảo toàn vốn và phát huy tác dụng của
vốn đầu tư.
Trong giai đoạn 2015 - 2018, Huyện Tu Mơ Rông đã quyết
toán 289 dự án hoàn thành với tổng giá trị được quyết toán là
330.390 triệu đồng. Đang triển khai hoàn thiện hồ sơ để tiếp tục
quyết toán 22 dự án hoàn thành.
2.2.4. Công tác thanh tra, kiểm toán quá trình sử dụng vốn
đầu tƣ công tại huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum
Dưới sự chỉ đạo của UBND huyện, các phàng ban chức năng
cũng đã nhận thức được trách nhiệm trong công tác quản lý nhà nước
về đầu tư công nên đã kịp thời hướng dẫn thực hiện, xây dựng kế
hoạch kiểm tra trong công tác lập kế hoạch và triển khai thực hiện
của các CĐT và việc chấp hành các quy định của pháp luật của các
cấp, các ngành, các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập trong
quản lý đầu tư xây dựng, quản lý sử dụng tiền, vốn, tài sản, đất đai,
tài nguyên khoáng sản của Nhà nước từng bước nâng cao hiệu lực,
hiệu quả.
2.2.5. Thực trạng công tác giám sát, đánh giá đầu tƣ công
Hàng năm, Thường trực HĐND huyện đều xây dựng kế
hoạch, chương trình giám sát đầu tư công thực hiện trên địa bàn.
Trên cơ sở kế hoạch giám sát của HĐND, UBND huyện chỉ đạo các
phòng, ban chuyên môn chuẩn bị nội dung giám sát và giải trình các
vướng mắc của ban giám sát HĐND cấp huyện.
Tùy theo từng dự án số lượng công việc cũng như công việc
14
có thể khác nhau nhưng hầu hết các dự án đều thực giám sát ở các
khâu như:
- Công tác khảo sát, thiết kế kỹ thuật xây dựng công trình, dự
toán:
- Công tác chuẩn bị mặt bằng xây dựng:
- Công tác đấu thầu lựa chọn nhà thầu:
- Công tác thi công xây dựng công trình
- Công tác giám sát thi công công trình
- Công tác nghiệm thu công trình
2.3. NHỮNG NỘI DUNG ĐẠT ĐƢỢC, HẠN CHẾ VÀ
NGUYÊN NHÂN HẠN CHẾ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
NHÀ NƢỚC VỀ ĐẦU TƢ CÔNG Ở HUYỆN TU MƠ RÔNG
TRONG THỜI GIAN QUA
2.3.1. Những nội dung đạt đƣợc
Công tác chỉ đạo điều hành của UBND huyện đã tập trung sát
sao, chú trong các vấn đề, nhiệm vụ cấp bách để tập trung phân bổ
nguồn lực; ưu tiên dành nguồn vốn hợp pháp để tập trung cho phát
triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh chính trị tại địa phương.
Căn cứ các quy định về luật Đầu tư công và các văn bản
hướng dẫn hiện hành, huyện đã chủ động xây dựng các chương trình,
kế hoạch về kiểm tra, giám sát của cộng đồng đối với việc thực hiện
của các tổ chức tham gia hoạt động đầu tư nhằm phát huy hiệu quả
của dự án, giảm bớt những sai phạm không nhất thiết, góp phần từng
bước khắc phục các khuyết điểm, sai phạm trong lĩnh vực hoạt động
đầu tư của các tổ chức, các nhân tham gia.
UBND huyện đã thực hiện nghiêm túc các khâu của quy trình
quản lý đầu tư, nhờ thế Công tác quản lý Nhà nước về đầu tư trên địa
bàn huyện Tu Mơ Rông trong những năm gần đây cũng đã có nhiều
15
chuyển biến tích cực.
Công tác khảo sát lập dự án đầu tư, thiết kế dự toán công trình
mặc dù chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu đặt ra nhưng nhìn chung
các dự án đã bám sát nhiệm vụ quy hoạch phát triển kinh tế xã hội,
quy hoạch xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Công tác
thẩm định dự án, thiết kế dự toán đã được phân cấp tương đối rõ ràng
theo các hướng dẫn của UBND tỉnh Kon Tum.
Luật đấu thầu số 61/2013/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2014
và các văn bản hướng dẫn của Bộ, UBND tỉnh Kon Tum đã phần nào
gỡ bỏ được một số khúc mắc trong công tác đấu thầu, hướng dẫn cụ
thể hơn trong thực hiện đấu thầu theo đúng quy định.
Công tác giám sát công trình và quản lý chất lượng công trình:
được UBND huyện Tu Mơ Rông quan tâm và chú trọng hơn. Công
tác thanh toán, quyết toán công trình đang từng bước nâng cao; Công
tác nghiệm thu, bảo hành dự án còn có thiếu sót nhưng nhìn chung
được thực hiện tốt, theo đúng quy định của nhà nước
2.3.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân của những mặt
hạn chế
Mặc dù, trong những năm qua công tác quản lý Nhà nước về
đầu tư công đã có những tiến bộ và đạt được những thành quả nhất
định... Tuy nhiên, công tác quản lý đầu tư công nói chung và đầu tư
xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước nói riêng còn tồn
tại nhiều bức xúc như: về quy hoạch, công tác lập kế hoạch đầu tư
chưa đồng bộ, chất lượng chưa cao; kế hoạch đầu tư theo ngành chưa
gắn chặt với vùng miền của địa phương; một số quyết định chủ
trương đầu tư thiếu chính xác; tình trạng đầu tư dàn trải còn xảy ra
gây thất thoát và lãng phí; nợ tồn đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản ở
mức cao và có xu hướng ngày càng tăng; hiệu quả đầu tư thấp...
16
Công tác quy hoạch và chuẩn bị đầu tư còn nhiều hạn chế; Công tác
phân bổ kế hoạch vốn đầu tư, công tác lập dự toán và báo cáo kinh tế
kỹ thuật đã phải điều chỉnh trong quá trình thực hiện; Công tác lập,
thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán công trình còn yếu. Công tác
đấu thầu, chỉ định thầu vẫn còn nhiều hạn chế. Công tác tổ chức
nghiệm thu về quản lý chất lượng công trình chưa nghiêm. Một số
công trình đã quyết toán dự án hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng
nhưng chất lượng không đảm bảo như còn nứt, thấm dột, các công
trình giao thông chưa nghiệm thu đã bị bong tróc... phải bổ sung sửa
chữa. Việc thanh toán vốn đầu tư trực tiếp cho các đối tượng được
thụ hưởng chưa được thực hiện một cách triệt để, còn tồn tại việc
thanh toán cho các đối tượng thụ hưởng thông qua trung gian, điển
hình như: chủ đầu tư làm hộ dân. Công tác thanh, kiểm tra tuy đã có
nhiều tích cực, song nhưng thật sự đem lại hiệu quả cao, qua thanh
kiểm tra chưa chỉ ra những sai phạm để uốn nắn, chấn chỉnh.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Chương 2 đã tiến hành phân tích những đặc điểm tự nhiên,
tình hình Kinh tế-xã hội của huyện Tu Mơ Rông. Xác định, đánh giá
lại thực trạng công tác quản lý Nhà nước về đầu tư công trong những
năm vừa qua ở huyện Tu Mơ Rông. Qua đó cũng thể hiện được
những tồn tại yếu kém, hạn chế rút ra các nguyên nhân dẫn đến
những hạn chế trong công tác quản lý Nhà nước về đầu tư công trên
địa bàn huyện Tu Mơ Rông giai đoạn 2015-2018,đồng thời làm cơ sở
để đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về đầu tư
công trên địa bàn huyện trong thời gian tới ở Chương 3.
17
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC VỀ ĐẦU TƢ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TU MƠ
RÔNG, TỈNH KON TUM
3.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT NHỮNG GIẢI PHÁP
3.1.1. Các văn bản pháp lý liên quan đến quản lý Nhà nƣớc
về đầu tƣ công:
3.1.2. Quan điểm quản lý Nhà nƣớc về đầu tƣ công
Không để xảy ra trường hợp gây lãng phí, thất thoát nguồn
vốn; thể hiện được tính minh bạch, công khai và đạt được tính khả
thi của dự án, hiệu quả công tác quản lý hoạt động đầu tư và sử dụng
vốn đầu tư công; khắc phục đầu tư dàn trải, phân tán, nợ đọng xây
dựng cơ bản, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư.
3.1.3. Mục tiêu quản lý Nhà nƣớc về đầu tƣ công
Quán triệt, thể chế hóa các chủ trương của đường lối của Tỉnh,
chủ trương của Huyện ủy và Nghị quyết HĐND huyện về tái cơ cấu
đầu tư và tăng cường quản lý đầu tư công trên địa bàn huyện nhằm
thực hiện tốt các mục tiêu về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trên
địa bàn huyện giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo.
Huy động tối đa mọi nguồn lực sử dụng với hiệu quả cao nhất
các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, tận dụng khai thác tốt các
tiềm năng và tài nguyên, thiên nhiên, đất đai…, bảo vệ môi trường
sinh thái, chống mọi hành vi tham ô, lãng phí trong sử dụng vốn đầu
tư và khai thác kết quả đầu tư.
Đảm bảo quá trình thực hiện đầu tư, xây dựng công trình theo
quy hoạch và thiết kế kỹ thuật, đảm bảo sự bền vững và mỹ quan, áp
áp dụng công nghệ xây dựng tiên tiến, đảm bảo chất lượng và thời
hạn xây dựng với chi phí hợp lý.
18
3.1.4. Phƣơng hƣớng quản lý Nhà nƣớc về đầu tƣ công
- Việc xây dựng kế hoạch đầu tư công được thực hiện theo các
quy định của Luật Đầu tư công và các văn bản có liên quan.
- Đảm bảo tuân thủ nguyên tắc và thứ tự ưu tiên phân bổ vốn
- Tăng cường quản lý chặt chẽ các khâu đầu tư công,
- Đối với nợ đọng phải ưu tiên cân đối ngân sách thanh toán
dứt điểm, không để kéo dài.
- Nâng cao năng lực của chủ đầu tư, nâng cao chất lượng công
tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu thi công.
- Thực hiện nghiêm chế độ báo cáo tình hình thực hiện kế
hoạch đầu tư công định kỳ, đột xuất theo chế độ báo cáo quy định;
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
NHÀ NƢỚC VỀ ĐẦU TƢ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TU
MƠ RÔNG, TỈNH KON TUM
3.2.1. Hoàn thiện công tác lập và phê duyệt chủ trƣơng, kế
hoạch đầu tƣ công
Một là, Quy định trách nhiệm của CĐT được thể hiện cụ thể
theo đúng quy định.
Hai là, thường xuyên đào tạo lại đội ngũcán bộ quản lý Nhà
nước về đầu tư XDCB.
Ba là, Chủ đầu tư phải nâng cao trách nghiệm trong việc lựa
chọn nhà thầu tư vấn.
Bốn là: Tăng cường quyền hạn trách nhiệm chủ đầu tư.
Năm là, việc xác định danh mục dự án để đưa vào kế hoạch
đầu tư công trung hạn cần bám sát nhu cầu thực tế.
Sáu là, chỉ phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án dự kiến đưa
vào kế hoạch trung hạn nhằm đảm bảo nguồn vốn để thực hiện.
Bảy là, kế hoạch đầu tư công hàng năm và trung hạn phải lấy
19
quy hoạch làm cơ sở, chỉ đưa vào kế hoạch đầu tư công hàng năm các
dự án đã được duyệt ở kế hoạch trung hạn.
3.2.2. Hoàn thiện công tác lập, thẩm định, phê duyệt và
giao nhiệm vụ đầu tƣ công
Về phía đơn vị Tư vấn khảo sát, thiết kế phải được thực hiện
nghiêm túc công tác khảo sát phục vụ lập dự án đầu tư và thiết kế kỹ
thuật.
Về phía Chủ đầu tư hoặc các Ban QLDAcần phải hoàn thiện
và củng cố một số việc như sau:
- Cử cán bộ có trách nhiệm phối hợp kịp thời và đồng bộ với
đơn vị Tư vấn trong việc lập nhiệm vụ và phương án khảo sát trình
cấp có thẩm quyền phê duyệt kịp thời đúng tiến độ.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng, các đơn vị quản lý vận
hành cung cấp hồ sơ kĩ thuật, hồ sơ tuyển hồ sơ các công trình có
liên quan, các số liệu hạ tầng kỹ thuật khác cho đơn vị Tư vấn.
- Thường xuyên liên hệ với đơn vị Tư vấn để giải quyết các
khó khăn vướng mắc trong công tác khảo sát.
- Thực hiện giám sát chặt chẽ và nghiệm thu nghiêm túc kết
quả khảo sát xây dựng.
- Về lập dự toán công trình.
+ Cần nâng cao năng lực của tổ chức và cá nhân tư vấn lập dự
toán.
+ Việc ký kết hợp đồng với tư vấn thiết kế phải quy định rõ
tránh nhiệm bồi thường thiệt hại khi để xảy ra sai sót.
+ Lựa chọn đơn vị tư vấn có đủ năng lực chuyên môn để lập
dự toán cho công trình
+ Nâng cao năng lực của cán bộ thẩm định dự toán.
- Về công tác lựa chọn nhà thầu: Cần tiến hành tổng kết rút
20
kinh nghiệm để hoàn thiện cách đánh giá năng lực của nhà thầu cho
phù hợp hơn. Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực
của cán bộ thực hiện công tác đấu thầu và có cán bộ chuyên sâu phụ
trác đấu thầu của các dự án.
3.2.3. Tăng cƣờng công tác kiểm soát thanh quyết toán vốn
đầu tƣ công
Tất cả các công trình kết thúc đầu tư phải thanh, quyết toán
theo đúng thời gian quy định. Đối với các nhà thầu có tiền sử chậm
quyết toán cũng đưa vào danh sách xem xét cho tham gia đấu thầu
các dự án tiếp theo trên địa bàn huyện.
Việc quyết toán dự án hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng
phải đảm bảo tuân thủ theo các quy định hiện hành của Nhà nước đã
được quy định tại thông tư số 09/2016/TT-BTC ngày 18/1/2016 của
Bộ Tài chính; UBND huyện cần chỉ đạo Phòng Tài chính-Kế hoạch,
các chủ đầu tư thường xuyên theo dõi, nắm chính xác số lượng dự án
đầu tư hoàn thành bằng vốn Nhà nước đến nay chưa được duyệt
quyết toán theo quy định, để có giải pháp xử lý.
3.2.4. Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra quá trình
sử dụng vốn đầu tƣ công
- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát việc chấp
hành kỷ luật, kỷ cương trong quản lý đầu tư công.
- UBND huyện cần có kế hoạch cụ thể về thanh tra, kiểm tra
công trình đầu tư công, hạn chế tối đã sự trùng lặp, chồng chéo trong
thanh tra gây khó khăn, mất thời gian cho các đối tượng thanh tra.
- Nâng cao năng lực quản lý của các cán bộ quản lý dự án.
3.2.5. Hoàn thiện công tác giám sát, đánh giá đầu tƣ công
* Giải pháp trong công tác giám sát thi công
Quán triệt ý thức trách nhiệm của người giám sát thi công của
21
các Ban QLDA đầu tư và các Chủ đầu tư đơn vị phòng, ban và đơn
vị, xã về. Cho cán bộ của đơn vị mình tham gia các lớp tập huấn
nhằm nâng cao kỹ năng giám sát thi công, người cán bộ giám sát thi
công phải nghiêm chỉnh thực hiện theo đúng nghị định hiện hành về
quản lý chất lượng công trình, số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013
của Thủ tướng Chính phủ
Tuyển dụng các cán bộ giám sát có tinh thần trách nhiệm cao,
ý thức kỷ luật tốt. Có chế tài thưởng cho các cán bộ hoàn thành
nhiệm vụ cũng như chế tài kỷ luật cho các cán bộ không thực hiện
nghiêm túc chức năng giám sát của mình, làm giảm chất lượng công
trình hoặc gây khó khăn cho Nhà thầu thi công làm chậm tiến độ.
Ban QLDA đầu tư, các chủ đầu tư phải bố trí đủ cán bộ có
trình độ và năng lực để thực hiện các nhiệm vụ
* Hoàn thiện quản lý dự án trong giai đoạn kết thúc đầu tư
Tất cả các công việc xây dựng sau khi hoàn thành đúng yêu
cầu kỹ thuật của bản vẽ thi công cần được tổ chức nghiệm thu và lập
biên bản nghiệm thu tại hiện trường và có sự chấp thuận của bộ phận
Giám sát công trình của Chủ đầu tư.
Tăng cường chỉ đạo thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu
tư đi vào thực chất tránh hình thức, đối phó. Phát huy quyền làm chủ
của nhân dân thực hiện quyền kiểm tra giám sát đầu tư cộng đồng và
công khai tài chính trong việc quản lý và sử dụng vốn, tài sản Nhà
nước và các khoản đóng góp của dân theo quy định của pháp luật.
Khi khối lượng xây lắp hạng mục công trình đã hoàn thành,
các Ban QLDA đầu tư, các chủ đầu tư đôn đốc đơn vị xây lắp phải
hoàn chỉnh nhật ký thi công, bản vẽ hoàn công, các biên bản thí
nghiệm… để tiến hành nghiệm thu ngay cho nhà thầu, tránh tình trạng
đến cuối công trình mới hoàn tất hồ sơ (nhất là hạng mục bị che khuất)
22
tránh tình trạng bản vẽ hoàn công thiếu chính xác dẫn đến ảnh hưởng tới
công tác lập kế hoạch duy tu, bảo dưỡng công trình.
3.3. KIẾN NGHỊ
3.3.1. Đối với Chính phủ
- Kiến nghị chính phủ rà soát lại các luật quản lý đầu tư xây
dựng cơ bản, chỉnh sửa các điều luật còn nhiều cách hiểu và áp dụng
khác nhau, các điều luật còn chưa phù hợp với thực tế địa phương.
- Sớm ban hành những chính sách cụ thể như chính sách tái
định cư, chính sách hỗ trợ các nhà đầu tư để thực hiện đền bù giải
tỏa, chính sách giao đất cho phù hợp, kịp thời.
- Tiếp tục chỉ đạo các cấp, các ngành quan tâm hơn nữa đến
việc bàn giao công trình sau đầu tư gắn với việc phân bổ ngân sách
hợp lý để thực hiện công tác duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng công trình.
Chỉ đạo ngân sách các cấp hàng năm chú ý vốn cho duy tu, sửa chữa.
- Đầu tư đúng mức hơn cho công tác đào tạo, nâng cao năng
lực, lực lượng làm công tác kiểm tra, thanh tra.
3.3.2. Đối với Các bộ ngành
Kiến nghị Bộ Tài chính xây dựng định mức thưởng cho các cá
nhân có các biện pháp giảm chi phí cho các dự án công, mức thưởng
có thể quy định dựa trên một tỉ lệ nhất định với khoản tiền tiết kiệm
được cho ngânsách khi thực hiện dự án công. Bên cạnh đó, Bộ Tài
chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần phối hợp với nhau để xây dựng
khuôn khổ Tài chính trung hạn nhằm gắn kết mục tiêu phát triển
quốc gia với quá trình lập kế hoạch ngân sách. Từ đó, dựa trên mục
tiêu phát triển đã đề ra Chính phủ sẽ có mức phân bổ ngân sách cho
từng địa phương một cách phù hợp trong từng thời kỳ.
3.2.3. Đối với UBND tỉnh
- Tiến hành khảo sát chuyên đề về phân cấp nhiệm vụ chi
23
nhằm đánh giá lại quá trình phân cấp một cách có hệ thống phục vụ
cho giai đoạn phân cấp tiếp theo. Thường xuyên tổ chức tập huấn
nghiệp vụ cho các chủ đầu tư, nhất là khi có các văn bản mới ban
hành.
- Cơ cấu lại mô hình tổ chức đối với các Ban quản lý dự án
cho phù hợp với tình hình thực tế, đồng bộ cả về tổ chức và thể chế
vận hành;
- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trong việc xem xét, đánh
giá, xếp hạng doanh nghiệp họat động tư vấn xây dựng như Nghị
quyết HĐND tỉnh đã đề ra.
- Quy định rõ trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc chậm tiến
độ đầu tư xây dựng cơ bản, trong công tác giải ngân, thanh, quyết
toán. Đối với những chủ đầu tư chưa đủ điều kiện, năng lực, cần kiên
quyết chuyển chủ đầu tư cho các Ban quản lý dự án.
KÊT LUẬN CHƢƠNG 3
Chương 3 đã nêu lên định hướng phát triển của huyện và kế
hoạch đầu tư giai đoạn 2018-2025. Để thực hiện các dự án một cách
có hiệu quả, Chương 3 đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện
công tác quản lý Nhà nước về đầu tư công trên địa bàn huyện, đó là
các giải pháp:
- Về công tác khảo sát, lập dự án đầu tư, thẩm định trình phê
duyệt dự án.
- Về công tác đấu thầu, giám sát thi công, quản lý tiến độ thi
công, lập biện pháp tổ chức thi công.
- Về công tác nghiệm thu, bàn giao đưa dự án vào sử dụng,
thanh toán giải ngân.
- Về thanh quyết toán dự án đầu tư
- Về kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện dự án