Tải bản đầy đủ (.doc) (183 trang)

Phát triển nguồn nhân lực báo chí công an nhân dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 183 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tác giả. Các số liệu, kết quả và trích dẫn nêu trong
luận án là trung thực và có xuất xứ rõ ràng, không trùng
lặp với các công trình khoa học đã công bố.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Chu Quốc Dũng


MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
MỞ ĐẦU
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1
Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài
1.2
Các công trình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến đề tài
1.3
Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã
công bố và những vấn đề đặt ra luận án tập trung giải quyết
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN
LỰC BÁO CHÍ CÔNG AN NHÂN DÂN VÀ KINH
NGHIỆM THỰC TIỄN
2.1.


Những vấn đề chung về nguồn nhân lực và nguồn nhân
lực Báo chí Công an nhân dân
2.2.
Quan niệm, nội dung và các nhân tố tác động đến phát
triển nguồn nhân lực Báo chí Công an nhân dân
2.3
Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực báo chí của một
số cơ quan báo chí trong nước và bài học rút ra cho phát
triển nguồn nhân lực Báo chí Công an nhân dân
Chương 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
BÁO CHÍ CÔNG AN NHÂN DÂN
3.1
Thành tựu, hạn chế phát triển nguồn nhân lực Báo chí
Công an nhân dân
3.2
Nguyên nhân của thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt
ra từ thực trạng phát triển nguồn nhân lực Báo chí Công
an nhân dân
Chương 4 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC BÁO CHÍ CÔNG AN NHÂN
DÂN THỜI GIAN TỚI
4.1.
Quan điểm phát triển nguồn nhân lực Báo chí Công an
nhân dân thời gian tới
4.2.
Giải pháp phát triển nguồn nhân lực Báo chí Công an
nhân dân thời gian tới
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
ĐÃ CÔNG BỐ

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

5
11
11
15
29
34
34
44
59
77
77
102
114
114
119
152
154
155
166


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
1.

Chữ viết đầy đủ
Báo An ninh Thủ đô


Chữ viết tắt
Báo ANTĐ

2.

Báo Công an Nhân dân

Báo CAND

3.

Công an Nhân dân

CAND

4.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNH, HĐH

5.

Nguồn nhân lực

NNL

6.


Phát thanh- truyền hình

PT-TH

7.

Quân đội Nhân dân

QĐND

8.

Xây dựng lực lượng

XDLL


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
1

Tên bảng
Bảng 3.1. Số lượng gia tăng nguồn nhân lực trong các cơ quan

Trang
79

2

báo chí CAND qua các năm 2012, 2015 và 2018

Bảng 3.2. Bảng thống kê nhân lực ở các cơ quan báo chí

81

3

CAND tính đến tháng 6-2018
Bảng 3.33. Trình độ học vấn của nguồn nhân lực báo chí CAND

84

4

tính đến tháng 6-2018
Bảng 3.4. Cơ cấu biên chế công an trong các đơn vị báo chí CAND

94

5

tính đến tháng 6-2018
Bảng 3.5. Thống kê trình độ nghiệp vụ công an ở các cơ quan
báo chí lực lượng CAND tính đến tháng 1-2018

101

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
STT
Tên hình, đồ thị
1

Hình 3.1. Cơ cấu nguồn nhân lực báo chí CAND theo
2

Trang

nhóm tuổi tính đến tháng 6-2018
Hình 3.2. Cơ cấu nguồn nhân lực báo chí CAND theo giới

92

tính và độ tuổi tính đến tháng 6-2018

93


5
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Nhân lực là nhân tố quyết định đối với sự phát triển của mỗi quốc gia.
Trình độ phát triển của nguồn nhân lực (NNL) là thước đo sự phát triển của
các quốc gia. Vì vậy, các quốc gia trên thế giới đều rất coi trọng phát triển
nguồn nhân lực. Trong thế kỷ XX, đã có những quốc gia nghèo tài nguyên
thiên nhiên, nhưng do phát huy tốt nguồn nhân lực nên đã đạt được thành tựu
phát triển kinh tế - xã hội, hoàn thành công nghiệp hoá và hiện đại hoá chỉ
trong vài ba thập kỷ.
Đối với Việt Nam, chúng ta đang trong quá trình đẩy mạnh sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước gắn với phát
triển kinh tế tri thức và hội nhập kinh tế quốc tế, phấn đấu sớm đưa nước
ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Để đạt được mục
tiêu đó, Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương giải pháp, trong đó,

phát triển NNL được xác định là giải pháp có yếu tố quyết định trong bối
cảnh hiện nay. Đại hội XI xác định, phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất
là nguồn nhân lực chất lượng cao, là một trong ba khâu đột phá chiến lược
để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới [20, tr.106]. Đại hội
XII cũng đã chỉ rõ trong phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã
hội 5 năm 2016-2020 là: “Thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách, giải
pháp phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao đáp ứng
yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội” [21, tr.295].
Ra đời từ những ngày đầu cách mạng, lực lượng CAND Việt Nam đã
có những đóng góp xứng đáng và đang tiếp tục khẳng định vai trò, vị thế
quan trọng trong quá trình bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước. Là một
thành tố quan trọng nằm trong lực lượng CAND nói chung, báo chí CAND
cũng ra đời rất sớm, từ ngày xuất bản số đầu tiên của tờ Công an mới (1-11-


6
1946), tiền thân của Báo CAND ngày nay. Trong suốt chặng đường xây
dựng và trưởng thành 73 năm qua, báo chí CAND luôn luôn khẳng định là
cơ quan ngôn luận, vũ khí sắc bén của lực lượng CAND Việt Nam trên mặt
trận tư tưởng. Nguồn nhân lực báo chí CAND từ những ngày đầu sơ khai là
những cán bộ công an có kiêm nhiệm làm công tác tuyên truyền; đội ngũ
chưa được đào tạo bài bản về nghiệp vụ, pháp luật và cả những kỹ năng
truyền thông- báo chí. Trải qua quá trình phát triển, NNL công tác trong các
cơ quan báo chí CAND không ngừng tăng lên về số lượng, chất lượng, cơ
cấu ngày càng phong phú, đa dạng và từng bước được hoàn thiện. Tuy
nhiên, NNL báo chí CAND còn nhiều hạn chế cả về số lượng, chất lượng và
cơ cấu. Số lượng nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao chưa đáp ứng sát
nhu cầu; trình độ thực tế của một bộ phận cán bộ, nhân viên chưa theo kịp
nhiệm vụ trong tình hình mới; cơ cấu NNL còn nhiều bất cập.
Tình hình đó đặt ra nhiều bài toán cần có lời giải đáp về phát triển

NNL trong các cơ quan báo chí CAND. Nói cách khác, trong công tác xây
dựng lực lượng CAND, các đơn vị báo chí CAND cần phải giải những bài
toán để các cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên chức được đào tạo, bồi dưỡng
chính quy và chuẩn hóa, trau dồi đạo đức nghề nghiệp, nâng cao trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ, pháp luật và khoa học - kỹ thuật, xứng đáng là
người chiến sĩ của lực lượng CAND trên mặt trận tư tưởng- văn hóa, là
cầu nối giữa lực lượng công an với nhân dân; góp phần tích cực vào công
cuộc bảo vệ an ninh quốc gia, an toàn xã hội, đấu tranh phòng ngừa các
loại tội phạm và tệ nạn xã hội.
Vì vậy, việc nghiên cứu để tìm ra giải pháp phát triển NNL báo chí
CAND đáp ứng với bối cảnh tình hình mới là vô cùng cấp thiết. Với lý do đó,
tác giả đã lựa chọn vấn đề “Phát triển nguồn nhân lực báo chí công an
nhân dân” làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế Chính trị.


7
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Luận giải cơ sở lý luận, thực tiễn phát triển NNL báo chí CAND; trên cơ sở
đó, đề xuất quan điểm và giải pháp phát triển NNL báo chí CAND thời gian tới.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên
quan đến đề tài luận án và chỉ ra những khoảng trống khoa học mà luận án
cần tập trung giải quyết.
- Phân tích cơ sở lý luận phát triển NNL báo chí CAND: luận giải quan
niệm, nội dung, nhân tố tác động đến phát triển NNL báo chí CAND; khảo sát
kinh nghiệm phát triển NNL báo chí của một số cơ quan báo chí trong nước;
rút ra bài học cho phát triển NNL ở các cơ quan báo chí CAND.
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển NNL báo chí CAND: làm rõ
thành tựu, hạn chế và nguyên nhân cùng những mâu thuẫn cần giải quyết

trong phát triển NNL báo chí CAND thời gian qua.
- Đề xuất quan điểm và giải pháp phát triển NNL báo chí CAND
thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Phát triển NNL báo chí
* Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: Nghiên cứu sự phát triển NNL báo chí CAND trên ba nội
dung là: sự gia tăng về số lượng, sự nâng cao về chất lượng và hoàn thiện,
hợp lý về cơ cấu. Trong đó, chỉ nghiên cứu những người làm chuyên môn báo
chí, nghiệp vụ báo chí.
Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu phát triển NNL ở các cơ
quan báo chí CAND. Cụ thể: Nghiên cứu NNL ở các cơ quan, đơn vị báo, tạp
chí CAND phát hành công khai trên phạm vi toàn quốc và các tạp chí lý luận


8
nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học lưu hành nội bộ của các học viện trong lực
lượng CAND. Các tạp chí lưu hành nội bộ trực thuộc cấp Tổng cục, hoặc nhà
trường dưới cấp Học viện của Bộ Công an, do tính chất hoạt động không
chuyên nghiệp về báo chí và trong cơ cấu tổ chức bộ máy mới của Bộ Công
an năm 2018 không còn duy trì mô hình tổ chức cơ quan tạp chí nữa, thì
không thuộc phạm vi nghiên cứu của luận án.
Về thời gian: Thời gian khảo sát, thu thập số liệu, tư liệu từ năm 2012 đến
năm 2018.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận:
Luận án được nghiên cứu dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về NNL và phát
triển NNL trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.
* Cơ sở thực tiễn:

Luận án dựa trên khảo sát kinh nghiệm phát triển NNL ở một số cơ quan
báo chí trong nước, dựa vào các số liệu, tư liệu được công bố trong các công trình
nghiên cứu, các báo cáo của Chính phủ, Bộ ngành...
* Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp chung: Để thực hiện đề tài, tác giả sử dụng phương pháp
luận chung là phép biện chứng duy vật. Phương pháp này được sử dụng trong
toàn bộ luận án nhằm bảo đảm cho luận án được xây dựng theo một lôgíc chặt
chẽ cả về hình thức và nội dung; giữa các chương, tiết có quan hệ chặt chẽ,
làm tiền đề cho nhau; đồng thời nghiên cứu sự phát triển NNL của các cơ
quan báo chí CAND trong mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển của ngành
báo chí nói riêng và sự phát triển NNL cả nước nói chung.
Phương pháp trừu tượng hóa khoa học: Đề tài sử dụng phương pháp
đặc thù của kinh tế chính trị là phương pháp trừu tượng hóa khoa học nhằm
gạt bỏ khỏi đối tượng nghiên cứu những nội dung ít ảnh hưởng đến quá trình


9
phát triển NNL, để đi vào nghiên cứu những vấn đề mang tính cốt yếu, có ảnh
hưởng đến quá trình phát triển NNL báo chí CAND. Phương pháp này chủ
yếu được sử dụng ở chương 2 nhằm hình thành khung lý thuyết của luận án.
Phương pháp phân tích và tổng hợp: Được sử dụng ở cả 4 chương của
luận án, nhưng chủ yếu được sử dụng ở chương 3 nhằm đưa ra những nhận
xét, đánh giá thực trạng phát triển NNL báo chí CAND trong thời gian qua;
chỉ rõ những thành tựu, hạn chế.
Phương pháp logic và lịch sử: Được sử dụng chủ yếu ở chương 3 để
tìm ra nguyên nhân của thực trạng phát triển NNL báo chí CAND, đặc biệt chỉ
ra những mâu thuẫn trong quá trình phát triển NNL báo chí CAND.
Phương pháp thống kê, so sánh: Phương pháp này được sử dụng chủ
yếu ở chương 3 của luận án. Trên cơ sở các tài liệu, số liệu đã có, tác giả sử
dụng phương pháp thống kê, so sánh để thấy được sự gia tăng về số lượng; sự

biến đổi về chất lượng và cơ cấu của NNL báo chí CAND qua các năm; đồng
thời phương pháp này cũng được sử dụng để luận giải nguyên nhân và những
vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển NNL báo chí CAND.
Phương pháp chuyên gia: Trong quá trình thực hiện luận án, tác giả
tham khảo ý kiến chuyên gia trên lĩnh vực nghiên cứu, đồng thời tham khảo ý
kiến một số tướng lĩnh - những người đã, đang trực tiếp quản lý nhân lực báo
chí CAND thông qua việc xin ý kiến về bản thảo của luận án. Trên cơ sở đó
bổ sung, hoàn chỉnh công trình nghiên cứu. Phương pháp này được tác giả sử
dụng trong tất cả các chương của luận án.
5. Những đóng góp mới của luận án
Làm rõ quan niệm, nội dung và các nhân tố tác động đến phát triển NNL báo
chí CAND dưới góc nhìn của khoa học kinh tế chính trị.
Khái quát những vấn đề đặt ra cần tập trung giải quyết từ thực trạng
phát triển NNL báo chí CAND.
Đề xuất quan điểm và giải pháp phát triển NNL báo chí CAND thời gian tới.


10
6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
* Ý nghĩa lý luận: Góp phần làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn về
NNL báo chí CAND
* Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho các
nhà quản lý có liên quan tới lĩnh vực phát triển NNL báo chí CAND.
Luận án có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu khoa học,
giảng dạy, học tập những vấn đề có liên quan đến phát triển NNL nói
chung và phát triển NNL báo chí CAND nói riêng trong các nhà trường
đại học ở nước ta hiện nay.
7. Kết cấu của luận án
Luận án bao gồm: Mở đầu; 4 chương (10 tiết); danh mục các công trình đã

được công bố của tác giả; danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục.


11
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI
1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực
Theodore Schultz (1971), Investment in Human Capital (Đầu tư vào
nguồn nhân lực) [108]. Trong công trình này, tác giả đã đưa ra khái niệm về
“vốn con người”. Thuyết về “vốn con người” đã có những ảnh hưởng mạnh
mẽ đến chính sách phát triển giáo dục và phát triển kinh tế của nhiều quốc gia
từ những năm 1960. Lý thuyết này đã chứng minh vai trò to lớn của giáo dục
và đào tạo để phát triển con người - một trong những nguồn vốn quan trọng
nhất của sản xuất vật chất. Schultz cho rằng, ngày nay việc không coi NNL
như một loại vốn, một phương tiện sản xuất là hoàn toàn sai lầm.
A.Dam Smith (1776), An Inquiry into the Nature and Causes of the
Wealth of Nations (Bản chất, nguồn gốc sự giàu có của các quốc gia) [88].
Tác giả khẳng định con người là một bộ phận trong “vốn cố định” – một trong
các nhân tố cơ bản để đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, sự giàu có cho
quốc gia. Tuy nhiên, con người ở đây theo A. Dam Smith là con người được
giáo dục, đào tạo; nhưng tác giả chưa sử dụng phạm trù NNL.
Edward F. Dennison (1985), Trends in American Economic Growth,
1929-1982 (Xu hướng tăng trưởng kinh tế Mỹ, 1929-1982) [89]. Trong nghiên
cứu này, tác giả đã chứng minh sự tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ trong hơn
50 năm phụ thuộc một phần quan trọng vào NNL. Theo đó, đầu vào do lao
động đóng góp chiếm tới 47%, trong đó do tăng trình độ giáo dục đối với
NNL đã chiếm tới 13%.
Mario Baldassarri, Luigi Paganetto và Eđmun S. Phelps (1994),

International Differences in Growth Rates (Sự khác biệt quốc tế về tốc độ
tăng trưởng) [99]. Trong phần bàn về vai trò của vốn nhân lực đối với quá


12
trình tăng trưởng của các quốc gia trong thời gian gần đây, tác giả đã dựa trên
những công thức lượng và dựa trên những khảo sát và tính toán từ thực tiễn
để đưa ra kết luận về vai trò ngày càng quan trọng của vốn nhân lực, trong đó
tác giả đặc biệt nhấn mạnh tới vai trò của nhân lực trình độ cao trong việc tiếp
thu tri thức khoa học công nghệ hiện đại để tạo nên sự tăng trưởng mạnh mẽ
cho mỗi quốc gia.
Kelly D.J (2001), Dual Perceptions of HRD: Issues for Policy: SME’s,
Other Constituencies, and the Contested Definitions of Human Resource
Deverlopment (Các vấn đề chính sách và định nghĩa về phát triển nguồn
nhân lực) [94]. Trong công trình này, tác giả đã đưa ra khái niệm về NNL và
phát triển NNL. Theo đó, phát triển NNL là một phạm trù nằm trong tổng thể
quá trình thuộc về sự phát triển con người. Vì vậy, cần phải có các cơ chế,
chính sách tổng thể để phát triển con người một cách toàn diện.
Jang Ho Kim (2005), New framework for human resource development:
Government initiatives for economic development and social integration in Korea
(Khung mẫu mới về phát triển nguồn nhân lực: Các sáng kiến của chính phủ để
phát triển kinh tế, hội nhập xã hội ở Hàn Quốc) [93]. Đây là cuốn sách bàn về
phát triển NNL ở Hàn Quốc. Tác giả đã đề cập đến các thách thức kinh tế - xã hội
trong phát triển NNL tại Hàn Quốc; khẳng định vai trò to lớn của NNL với phát
triển kinh tế trong bối cảnh hội nhập quốc tế; khả năng cạnh tranh NNL của đất
nước. Tác giả đã đưa ra định hướng phát triển NNL trong bối cảnh hội nhập; đặc
biệt đã đưa ra và phân tích các vấn đề giáo dục – đào tạo nghề, kết hợp đào tạo với
nghiên cứu và phát triển, những vấn đề về xây dựng xã hội học tập ở Hàn Quốc.
S.Kristine Sydhagen, C.Peter (2007), Human Resources Development
International (Phát triển nguồn nhân lực trên thế giới) [106]. Các tác giả của

công trình này tập trung tổng hợp lý thuyết và thực tiễn phát triển NNL ở một
số nước trên thế giới. Các tác giả cho rằng: thuật ngữ NNL (hurman
resources) mới xuất hiện vào khoảng thập niên 80 của thế kỷ XX khi có sự


13
thay đổi căn bản về phương thức quản lý, sử dụng con người trong hoạt động
kinh tế. Nếu như trước đây, phương thức quản trị nhân viên (personnel
management) với các đặc trưng coi nhân viên là lực lượng thừa hành, phụ
thuộc, cần khai thác tối đa sức lao động của họ với chi phí tối thiểu, thì từ
những năm 80 (thế kỷ XX) đến nay, với phương thức mới, quản lý NNL được
thực hiện mềm dẻo, linh hoạt hơn theo hướng tạo điều kiện tốt hơn để người
lao động có thể phát huy ở mức cao nhất các khả năng tiềm tàng, vốn có của
họ thông qua tích lũy trong quá trình lao động. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra
các quan niệm về NNL, phát triển NNL cùng các giải pháp phát triển NNL,
tập trung vào nâng cao chất lượng NNL.
Thẩm Vĩnh Hoa và Ngô Quốc Diệu (2008), “Tôn trọng trí thức, tôn
trọng nhân tài, kế lớn trăm năm chấn hưng đất nước” [37]. Cuốn sách này là
một công trình phân tích một cách hệ thống tư tưởng Đặng Tiểu Bình về trí
thức, nhân tài, về tôn trọng và phát triển nhân tài, về giáo dục – đào tạo phát
triển NNL trong quá trình cải cách, mở cửa; nhấn mạnh việc Trung Quốc luôn
coi giáo dục - đào tạo phát triển NNL chất lượng cao là vấn đề có tầm quan
trọng đặc biệt, là kế lớn để trấn hưng đất nước. Nhiều vấn đề lý luận trong tư
tưởng Đặng Tiểu Bình về phát triển NNL đã được làm rõ, làm cơ sở cho Đảng
Cộng sản Trung Quốc thực hiện đường lối, chính sách phát triển NNL chất
lượng cao thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.
William Easterly (2009), Search for growth cause (Tìm kiếm căn
nguyên tăng trưởng) [109]. Trong cuốn sách này, tác giả đã thừa nhận rằng:
"Không có một công thức thần kỳ nào có thể biến một người nghèo trở nên
giàu có. Viện trợ, đầu tư, giáo dục, kiểm soát dân số, điều chỉnh chính sách

cho vay hay xóa nợ đều không phải là liều thuốc tiên cho tăng trưởng" và
chính tác giả luận giải rằng: "Nguyên nhân là do các công thức nêu trên đã
không dựa trên nguyên tắc cơ bản của kinh tế học: đó là con người hành động
vì động cơ". Con người mà tác giả nêu ở đây, diễn đạt theo một cách khác


14
chính là NNL. Trong đó lực lượng quan trọng nhất của NNL ở mỗi quốc gia,
đó là đội ngũ quan chức cao cấp của Nhà nước và Chính phủ. Nếu động cơ
của đội ngũ này trong sáng thì tăng trưởng sẽ hiện hữu, nếu động cơ không
trong sáng thì "các chính phủ cũng có thể bóp chết tăng trưởng".
Greg G.Wang và Judy Y.Sun (2009), Perspectives on Theory Clarifying
the Boundaries of Human Resource Development (Quan điểm về lý thuyết
làm tỏ ranh giới phát triển nguồn nhân lực) [92]. Trong công trình này, các
tác giả đã công bố những kết quả nghiên cứu về khái niệm và phạm vi phát
triển NNL trên khía cạnh học thuật. Công trình làm rõ ranh giới của phát triển
NNL trên bình diện nói chung; luận giải sự khác biệt giữa khái niệm phát
triển NNL với phát triển vốn nhân lực và phát triển con người, qua đó có thể
ứng dụng để làm rõ về mặt lý luận nghiên cứu NNL trong một lĩnh vực cũng
như một tổ chức nhất định.
Lưu Tiểu Bình (2011), “Lý luận và phương pháp đánh giá nguồn nhân
lực” [5]. Cuốn sách này bàn nhiều cơ sở lý luận về NNL, đưa ra các phương
pháp để đánh giá chất lượng NNL. Tác giả cho rằng trong điều kiện kinh tế tri
thức hiện nay, NNL đóng vai trò rất quan trọng; việc khơi nguồn, phát triển
NNL, nhất là NNL chất lượng cao có tầm quan trọng đặc biệt. Để khai thác và
phát huy NNL, theo tác giả các quốc gia cần phải có lý luận và phương pháp
đánh giá đúng đắn.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực báo chí
Kevin Williams (1999), Teaching journalism in the UK. In: Greg Philo
(Đào tạo báo chí ở Anh) [95]. Trong công trình này, tác giả đã nghiên cứu

khảo sát một cách toàn diện vấn đề đào tạo báo chí ở nước này. Công trình đã
kế thừa được nhiều nguyên lý đào tạo, kinh nghiệm đào tạo báo chí ở các
nước trên thế giới, nhất là một số nước có công nghệ đào tạo báo chí tiên tiến.
Trên cơ sở đó, công trình đã bước đầu xây dựng được một khung lý thuyết
khá hoàn thiện về vấn đề đào tạo báo chí nói chung. Tác giả cho rằng, đào tạo


15
báo chí ở Vương quốc Anh đã có truyền thống và những thành tựu nổi bật,
nhất là ở lĩnh vực báo in, báo nói. Vì vậy, những kinh nghiệm rút ra về đào tạo
báo chí tại Vương quốc Anh là những bài học có giá trị đối với đào tạo báo
chí tại nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam.
Lois Baird (1999), Instructions for producing radio programs (Hướng
dẫn sản xuất chương trình phát thanh) [97]. Đây là một công trình rất bổ ích
đối với những người làm phát thanh vì nội dung khá chi tiết và cách trình bày
logic, khoa học, được viết bởi những chuyên gia có nhiều kinh nghiệm thực
tiễn trong lĩnh vực phát thanh của Úc.
Tapas Ray (2002), Critical tensions in Journalism Education: US
parallels for India (Sự căng thẳng có tính phản biện trong quan điểm về đào
tạo báo chí: So sánh giữa Mỹ và Ấn Độ) [107]. Trong đó tác giả đã đi sâu
luận giải những vấn đề có tính chất lý luận về đào tạo báo chí ở một số nước
và lấy Mỹ và Ấn Độ để đối chứng. Tác giả đã phân tích những quan điểm
khác nhau trong đào tạo báo chí (trong đó có đội ngũ nhân lực ở các đài
truyền hình) ở Mĩ và Ấn Độ. Trong những quan điểm khác nhau có tính chất
phản biện đó là sự khác nhau về quan điểm đào tạo, quan điểm sử dụng và
cao hơn là sự khác nhau trong tính tích hợp giữa các loại hình báo chí và sự
tương thích với khán giả. Tuy nhiên, tác giả cũng đã chỉ ra một số điểm tương
đồng trong đào tạo báo chí giữa hai quốc gia và khuyến nghị cần phải có sự
tham khảo, học hỏi và kế thừa lẫn nhau.
1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến đề tài

1.2.1. Các công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực
Trần Văn Tùng và Lê Thị Ái Lâm (1996), Phát triển nguồn nhân lực kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta [82]. Đây là cuốn sách bàn nhiều về
vấn đề phát triển NNL của các quốc gia và kinh nghiệm của các nước phát
triển trên thế giới trong việc phát triển NNL phục vụ cho quản lý kinh tế. Ở
công trình này, các tác giả đã luận giải một số vấn đề lý luận cơ bản về NNL;


16
trình bày thực trạng phát triển NNL, từ đó khái quát một số kinh nghiệm phát
triển NNL của các cường quốc trên thế giới trong những thập kỷ gần đây và
thực tiễn phát triển NNL ở nước ta, tập trung vào lĩnh vực giáo dục – đào tạo
coi đó là yếu tố quyết định phát triển NNL. Cuốn sách đã chỉ ra rằng, sự phát
triển thành công và phát triển của một quốc gia luôn gắn chặt với chính sách và
chiến lược phát triển NNL, đặc biệt là chiến lược phát triển giáo dục – đào tạo.
Trần Kim Hải (1998), Sử dụng NNL trong quá trình CNH, HĐH đất
nước [31]. Trong luận án của mình, tiến sĩ Trần Kim Hải đã bàn đến vai trò
quyết định của nguồn lực con người trong quá trình CNH, HĐH; phân tích
khái niệm NNL và “sử dụng NNL trong quá trình CNH, HĐH” dưới góc độ
kinh tế chính trị. Trên cơ sở phân tích, luận giải thực trạng sử dụng NNL ở
nước ta, tiến sĩ Trần Kim Hải đã đưa ra hệ thống giải pháp khả thi để nâng cao
hiệu quả sử dụng NNL của đất nước trong quá trình CNH, HĐH; trong đó có
những giải pháp về công tác quy hoạch đào tạo và sử dụng, giải pháp về cơ
chế chính sách đào tạo, bồi dưỡng, thu hút NNL chất lượng cao đáp ứng yêu
cầu đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
Mai Quốc Chính (1999), Nâng cao chất lượng NNL đáp ứng yêu cầu
CNH, HĐH đất nước [10]. Trong cuốn sách này, tác giả đề cập đến vai trò của
nguồn lực con người như là nhân tố quyết định sự thành công của sự nghiệp
CNH, HĐH ở nước ta. Bên cạnh đó, tác giả phân tích thực trạng NNL ở nước
ta xét ở khía cạnh chất lượng, chủ yếu là ở góc độ trình độ học vấn, chuyên
môn, tay nghề, lao động qua đào tạo, v.v. Qua đó, chỉ ra những bất cập của

chất lượng NNL ở nước ta trước yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH. Trên cơ sở
đó, tác giả cuốn sách đề xuất một số giải pháp cơ bản về nâng cao chất lượng
NNL đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH ở nước ta trong thế kỷ XXI. Trong các giải
pháp mà tác giả đề xuất, rất đáng chú ý là các giải pháp về đổi mới giáo dục,


17
đào tạo; ban hành cơ chế chính sách để cân đối cơ cấu đào tạo “thầy”, “thợ”
cho nền kinh tế quốc dân.
Vũ Huy Chương (2002), Đánh giá, dự báo triển vọng và những giải pháp
cơ bản tạo nguồn lực để tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, [11]. Đề tài đã
đánh giá thực trạng NNL đất nước, chỉ ra những điểm mạnh, hạn chế và nguyên
nhân; dự báo những yếu tố tác động đến sự phát triển của NNL và những triển
vọng phát triển NNL trong thời gian tới. Trên cơ sở đó, đề xuất phương hướng và
hệ giải pháp cơ bản khá toàn diện, trong đó nhấn mạnh đến giải pháp giáo dục và
đào tạo nhằm tạo ra NNL để tiến hành CNH, HĐH đất nước.
Bùi Thị Ngọc Lan (2002), Nguồn lực trí tuệ trong sự nghiệp đổi mới ở
Việt Nam [43]. Trong công trình này, tác giả đã chỉ ra vai trò quan trọng của
nguồn lực trí tuệ đối với sự phát triển của đất nước; đồng thời làm rõ đặc
điểm, thực trạng phát huy và xu hướng phát triển nguồn lực trí tuệ Việt Nam,
từ đó khẳng định sự cần thiết phải chăm lo phát triển và phát huy cao độ sức
mạnh của nguồn lực trí tuệ trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam. Trên cơ sở
đó, tác giả đã đề xuất những quan điểm cơ bản và những giải pháp chủ yếu
như: nâng cao nhận thức của toàn xã hội về sự cần thiết phải phát huy nguồn
lực trí tuệ trong công cuộc đổi mới; cải cách hệ thống giáo dục – đào tạo
nhằm tạo nguồn cho quá trình phát huy nguồn lực trí tuệ; tạo động lực thúc
đẩy quá trình phát huy nguồn lực trí tuệ; xây dựng môi trường văn hóa, xã hội
lành mạnh thúc đẩy sự phát triển cao và bền vững của nguồn lực trí tuệ Việt
Nam. Đây là những giải pháp mang tính khả thi để phát triển NNL chất lượng
cao trong NNL của quốc gia. Công trình có ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận

trong việc phát triển và phát huy sức mạnh của nguồn lực trí tuệ, bộ phận
quan trọng nhất của NNL chất lượng cao, góp phần phát triển nhanh nguồn
lực này nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH trong bối cảnh toàn
cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.


18
Đặng Bá Lãm, Trần Khánh Đức (2002), Phát triển nhân lực công nghệ
ưu tiên ở nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [41]. Trong
cuốn sách này, các tác giả đã đề cập đến những vấn đề lý luận cơ bản để phát
triển nhân lực ở một số ngành công nghệ mũi nhọn. Các tác giả đã luận giải
vai trò đặc biệt quan trọng, tính tất yếu phải lựa chọn phát triển công nghệ
mũi nhọn để Việt Nam có thể đi tắt đón đầu trong quá trình phát triển CNH,
HĐH đất nước. Theo các tác giả, việc lựa chọn một số ngành công nghệ mũi
nhọn đã được Chính phủ xác định và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng ngành.
Tuy nhiên điều quan trọng là phải nâng cao chất lượng NNL ở những ngành
này như thế nào để thực sự là đòn bẩy, là điều kiện tiên quyết bảo đảm hiệu
quả của sự phát triển đi tắt đón đầu.
Nguyễn Thanh (2002), Phát triển NNL trong quá trình CNH, HĐH ở
nước ta hiện nay [66]. Tác giả cuốn sách đề cập đến vai trò của NNL trong
quá trình CNH, HĐH đất nước; đặc điểm, yêu cầu về số lượng, chất lượng và
cơ cấu NNL, những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển NNL nước ta; thực
trạng giáo dục - đào tạo, trình độ chuyên môn, kỹ thuật của NNL Việt Nam
trước yêu cầu của CNH, HĐH. Tác giả cuốn sách cũng đề ra các giải pháp
nhằm phát triển NNL đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH.
Nguyễn Hoàng Thụy (2003), Phát triển nguồn nhân lực ngành công
nghiệp dầu khí Việt Nam đến năm 2020 [73]. Trong công trình này tác giả đã đi
sâu luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển NNL ở ngành công
nghiệp dầu khí nước ta. Công trình cũng đã phân tích thực trạng phát triển NNL
ở ngành công nghiệp dầu khí với những thành tựu và hạn chế bất cập và đề xuất

một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển NNL trong ngành dầu khí. Trong đó tác
giả đặc biệt coi trọng đến việc cần phải có chiến lược liên kết đào tạo, hợp tác
quốc tế để phát triển NNL ngành dầu khí có chất lượng cao nhằm đem lại năng
suất, hiệu quả trong công việc khai thác, chế xuất dầu ở nước ta.


19
Phạm Thành Nghị, Vũ Hoàn Ngân (2004), Quản lý nguồn nhân lực ở
Việt Nam [56]. Nội dung chủ yếu của cuốn sách tập trung bàn về vai trò của
NNL trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội; phân tích các nội dung quản lý
và sử dụng NNL ở Việt Nam. Các tác giả khái quát thực trạng công tác đào
tạo, quản lý, sử dụng NNL ở Việt Nam trên cả 2 khía cạnh: mặt mạnh và hạn
chế. Trên cơ sở đó, các tác giả đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả
quản lý và sử dụng NNL ở Việt Nam.
Tô Chí Thành (2004), Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực công
nghệ thông tin khu vực Châu Á - Thái Bình Dương [68]. Cuốn sách phân
tích những kinh nghiệm trong phát triển NNL lĩnh vực công nghệ thông
tin của một số nước thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Tác giả
cho rằng, đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay rất cần học hỏi những
kinh nghiệm quốc tế về phát triển NNL nói chung, đặc biệt là NNL trong
ngành công nghệ thông tin. Đối với một số nước ở khu vực Châu Á - Thái
Bình Dương, Việt Nam đã và đang có điều kiện để hợp tác mạnh mẽ trong
quá trình phát triển NNL công nghệ thông tin. Do vậy, những bài học về
phát triển NNL trong lĩnh vực này ở các nước khu vực Châu Á - Thái
Bình Dương được các tác giả luận giải khá sâu sắc từ đó rút ra một số bài
học cụ thể đối với Việt Nam.
Lê Thị Ngân (2005), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tiếp cận
kinh tế tri thức ở Việt Nam [55]. Luận án đã đề cập đến thực trạng chất lượng
NNL Việt Nam trong bối cảnh tiếp cận kinh tế tri thức. Tác giả cũng chỉ rõ,
chất lượng NNL được thể hiện thông qua tiêu chí: Thể lực (chế độ dinh dưỡng

và chăm sóc sức khỏe); trí lực (trình độ học vấn, chuyên môn - kỹ thuật, kỹ
năng nghề nhiệp); phẩm chất đạo đức, nhân cách, truyền thống văn hóa và
khả năng thích ứng cao với sự thay đổi của môi trường kinh tế quốc tế. Cũng
theo tác giả, muốn nâng cao chất lượng NNL để tiếp cận kinh tế tri thức cần:


20
1) Thúc đẩy tiến trình CNH, HĐH rút ngắn. 2) Cải cách hệ thống giáo dục –
đào tạo tạo theo hướng khơi dậy khả năng trí tuệ người học, chú trọng đào tạo
chuyên môn kỹ thuật và phát triển bậc đại học, trên đại học. 3) Tăng cường
nghiên cứu và ứng dụng khoa học – công nghệ vào sản xuất, đời sống. 4)
Thực hiện các giải pháp sử dụng có hiệu quả NNL (xây dựng chính sách, ưu
đãi NNL chất lượng cao, bố trí sử dụng NNL hợp lý có hiệu quả, đào tạo NNL
chất lượng cao theo kế hoạch...)
Đoàn Khải (2005), Nguồn lực con người trong quá trình CNH, HĐH ở
Việt Nam [39]. Trong tác phẩm này, tác giả Đoàn Khải phân tích vai trò của
nguồn lực con người trong quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam; đánh giá những
ưu điểm và hạn chế của NNL Việt Nam về số lượng, chất lượng và cơ cấu
trước yêu cầu của giai đoạn đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH đất nước. Trên
cơ sở những phân tích, đánh giá đó, tác giả cuốn sách đã nêu lên một số định
hướng và giải pháp để khắc phục những mặt hạn chế của NNL Việt Nam
trước yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH; trong đó có vấn đề phải tiến hành
một cách thực chất, quyết liệt chủ trương coi “giáo dục, đào tạo là quốc sách
hàng đầu” bằng nhiều việc làm cụ thể liên quan đến đổi mới nhận thức, chính
sách, quy mô, công nghệ, phương pháp giáo dục, đào tạo.
Nguyễn Thanh (2005), Phát triển NNL phục vụ CNH, HĐH đất nước
[67]. Cuốn sách trình bày những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển NNL
phục vụ CNH, HĐH đất nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Tác giả
đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về NNL, vai trò của NNL trong quá
trình CNH, HĐH; khái quát thực trạng NNL nước ta những điểm mạnh và hạn

chế. Trên cơ sở đó, tác giả cuốn sách đưa ra một số giải pháp cơ bản để phát
triển NNL phục vụ CNH, HĐH; trong đó tác giả đề cập nhiều đến vấn đề
nâng cao chất lượng đào tạo NNL.


21
Vũ Bá Thể (2005), Phát huy nguồn lực con người để CNH, HĐH [70]. Tác
giả cuốn sách khẳng định vai trò quyết định của nhân tố con người trong sự
nghiệp CNH, HĐH ở nước ta. Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm phát triển NNL
của một số nước trên thế giới và thực trạng NNL nước ta, tác giả cuốn sách đưa ra
những quan điểm và giải pháp phát huy NNL phục vụ quá trình CNH, HĐH.
Lê Du Phong (2006), Nguồn lực và động lực phát triển trong nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam [59]. Đây là cuốn sách
viết về NNL trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện
nay. Trong cuốn sách này, tác giả đã đưa ra khái niệm NNL, phân tích tầm
quan trọng NNL với tư cách là động lực của sự phát triển; phân tích một số
vấn đề về thực trạng phát triển NNL ở nước ta trong điều kiện nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN trước yêu cầu phát triển mới.
Hoàng Xuân Long (2006), Chính sách phát triển nguồn nhân lực
khoa học và công nghệ: thực trạng và kiến nghị [47]. Bài báo phân tích
thực trạng NNL khoa học công nghệ ở nước ta, khẳng định chưa đáp ứng
được yêu cầu phát triển đất nước trong bối cảnh mới. Tác giả kiến nghị
một số giải pháp về nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục, đào tạo ở các
địa phương; về tạo môi trường hoạt động khoa học - công nghệ thuận lợi
cho người làm khoa học và một số chính sách khuyến khích cán bộ khoa
học tích cực nghiên cứu, sáng chế.
Nguyễn Tiệp (2007), “Phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội
nhập và toàn cầu hóa” [74]. Bài viết nêu lên những cơ hội và thách thức khi
Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO trên góc độ tiếp cận về
NNL. Trên cơ sở đó, tác giả bài báo đề xuất một số giải pháp phát triển NNL

cho Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
Nguyễn Đắc Hưng (2007), Phát triển nhân tài chấn hưng đất nước
[38]. Tác giả cho rằng, việc lựa chọn và đào tạo đội ngũ nhân lực chất lượng


22
cao của Việt Nam cần dựa trên những kinh nghiệm đào tạo tài năng của cha
ông và của các quốc gia tiên tiến trên thế giới. Tác giả đã đề ra những yêu cầu
về năng lực sáng tạo và thích nghi, đồng thời nhấn mạnh xu hướng phát triển
đa năng của người lao động trình độ cao, thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa
năng lực kỹ thuật, khả năng quản lý và tài năng kinh doanh.
Đinh Văn Ân, Hoàng Thu Hòa (2008), Giáo dục và đào tạo – chìa khóa
cho sự phát triển [3]. Trong công trình này các tác giả đã khẳng định, giáo dục
đóng vai trò quan trọng không chỉ vì nó làm tăng vốn con người mà còn vì giáo
dục làm cho con người có khả năng chấp nhận và thích ứng với các thay đổi.
Giáo dục tạo điều kiện cho các cá nhân có các phương pháp khoa học với các
hình thức tư duy mới khác biệt sâu sắc với cách tư duy cũ, do đó để phát triển
NNL thích ứng với yêu cầu phát triển trong bối cảnh mới cần phải cải cách
giáo dục, đào tạo ở Việt Nam theo hướng đổi mới tư duy phát triển giáo dục;
đổi mới chương trình, nội dung sách giáo khoa và phương pháp giáo dục; định
hướng đổi mới chế độ tài chính đối với giáo dục; thực hiện chế độ tự chủ, tự
chịu trách nhiệm của tổ chức cung ứng dịch vụ giáo dục...
Phạm Minh Hạc (2008), Phát triển văn hoá con người và nguồn nhân
lực thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước [29]. Đây là công trình
nghiên cứu sâu sắc về con người. Ở công trình này, tác giả đã chỉ ra sự thống
nhất biện chứng giữa văn hoá, con người và NNL. Phát triển văn hoá đi đến
hệ giá trị nhân cách, tiếp đến là phát triển NNL nói chung (thể lực, tâm lực và
trí lực); vấn đề phát triển văn hoá con người và NNL phải đặt trong một tổng
thể không tách rời nhau mà gắn kết với nhau trong một thể thống nhất. Các
giá trị vật chất và tinh thần nhờ giáo dục mà trở lại với con người, được con

người kế thừa và phát triển trở thành sức mạnh của con người trong lao động
sản xuất và trở thành vốn con người (human capital). Tác giả đã đi sâu phân


23
tích và cho rằng NNL chất lượng cao là NNL với những con người lao động
có đủ các yếu tố như: Tri thức tốt, có kỹ năng cao và có tính nhân văn.
Trần Kim Dung (2009), Quản trị nguồn nhân lực - Human resource
management [15]. Làm thế nào để quản trị NNL có hiệu quả là vấn đề khó
khăn và thử thách lớn nhất đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế chuyển đổi.
Sự biến động mạnh mẽ của môi trường kinh doanh, tính chất khốc liệt của
cạnh tranh và yêu cầu phải đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân viên
trong nền kinh tế thị trường đã và đang tạo ra sức ép lớn, đòi hỏi các doanh
nghiệp Việt nam phải có các quan điểm mới, lĩnh hội được những phương
pháp mới và nắm vững được những kỹ năng mới về quản trị con người. Trên
cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận, kinh nghiệm tiên tiến trên thế giới và
thực trạng quản trị NNL ở Việt Nam, cuốn sách được thiết kế nhằm giới thiệu
những kiến thức lý luận, kỹ năng cơ bản của quản trị NNL cho các doanh
nghiệp, sinh viên ngành quản trị kinh doanh và bạn đọc quan tâm.
Dương Văn Quảng, Bành Tiến Long (2009), Đào tạo nguồn nhân lực
phục vụ hội nhập quốc tế [62]. Cuốn sách tập hợp những bài viết về đào tạo
NNL phục vụ hội nhập quốc tế. Các tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng
NNL ở nước ta, nhất là những bất cập trước yêu cầu hội nhập. Trên cơ sở đó,
các bài viết đề xuất nhiều giải pháp nâng cao chất lượng NNL; trong đó nhấn
mạnh đến nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo.
Lê Thị Mỹ Linh (2009), Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
nhỏ và vừa ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế [45]. Trong công trình
này, tác giả đã luận giải cơ sở lý luận về phát triển NNL trong doanh nghiệp
nhỏ và vừa ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế, đánh giá thực trạng,
đề xuất quan điểm, giải pháp nhằm phát triển NNL trong các doanh nghiệp

nhỏ và vừa trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Lê Thị Hồng Điệp (2010), Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao


24
để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam [23]. Luận án trình bày những
khái niệm cơ bản như: khái niệm NNL, NNL chất lượng cao, đặc điểm NNL
chất lượng cao của nước ta, vấn đề phát triển NNL chất lượng cao; phân tích
những vấn đề gia tăng dân số, cơ cấu NNL, đặc điểm, yêu cầu của kinh tế tri
thức đối với NNL chất lượng cao; đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm phát
triển NNL chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam.
Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế
kỷ XXI [24]. Cuốn sách đưa ra các khái niệm cơ bản về NNL, phát triển NNL và
vai trò của giáo dục – đào tạo đối với phát triển NNL. Trên cơ sở phân tích khái
quát thực trạng giáo dục – đào tạo ở nước ta, thực trạng chất lượng NNL Việt
Nam, tác giả cuốn sách đưa ra một số khuyến nghị về đổi mới giáo dục – đào tạo
nhằm phát triển NNL đáp ứng yêu cầu của thế kỷ XXI.
Nguyễn Lộc (2010), Những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển nguồn
nhân lực ở Việt Nam [51]. Trong công trình này, tác giả đã xây dựng hệ thống
lý luận cơ bản về NNL và phát triển NNL ở cấp độ quốc gia. Với cách tiếp
cận tổng thể, có sự so sánh kinh nghiệm quốc tế phong phú về phát triển
NNL, công trình đã cung cấp nhiều luận cứ khoa học về lý luận và thực tiễn
phát triển NNL nói chung ở nước ta.
Nguyễn Ngọc Phú (2010), Nguồn nhân lực và nhân tài cho phát triển
xã hội và quản lý xã hội ở Việt Nam trong tiến trình đổi mới - Những vấn đề
lý luận; Thực trạng nguồn nhân lực, nhân tài của đất nước hiện nay. Những
vấn đề đặt ra - giải pháp [60]. Đây là cuốn sách bàn nhiều về NNL, nhân tài
cho phát triển và quản lý xã hội. Ở công trình này, tác giả đã khái quát quan
điểm, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về NNL, nhân tài cho sự
nghiệp CNH, HĐH; những vấn đề lý luận cơ bản về NNL, nhân tài; những ưu

điểm, hạn chế của NNL, nhân tài của quốc gia và những vấn đề đặt ra đối với
NNL của Việt Nam. Tác giả cũng đã chỉ ra nội dung và các giải pháp để phát


25
triển NNL, nhân tài của Việt Nam hiện nay.
Phạm Minh Hạc (2011), Nghiên cứu con người và NNL đi vào CNH,
HĐH - Đề án phát triển NNL trong quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam [30].
Trong cuốn sách này, tác giả Phạm Minh Hạc đề cập đến vai trò quyết định
của nguồn lực con người trong quá trình CNH, HĐH; đồng thời, phân tích các
quan niệm khác nhau về NNL, đưa ra quan niệm của chính tác giả về NNL
của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH ở Việt Nam. Tác giả cuốn sách này nhấn mạnh
đến yêu cầu phát triển toàn diện con người Việt Nam với tư cách là nguồn lực
quan trọng nhất của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH cả về phẩm chất đạo đức và
năng lực chuyên môn, trong đó đã chú ý đề cập đến yêu cầu phát triển bộ phận
NNL chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Đinh Văn Toàn (2011), Phát triển nguồn nhân lực của Tập đoàn Điện lực
Việt Nam đến năm 2015 [76]. Trên cơ sở khái quát, hệ thống hóa các vấn đề lý
luận về NNL, tác giả đã làm sáng tỏ đặc thù của NNL ngành điện với tư cách là bộ
phận NNL quốc gia dưới những đặc điểm đặc thù của ngành điện ở Việt Nam.
Bùi Sỹ Tuấn (2011), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm đáp
ứng nhu cầu xuất khẩu lao động của Việt Nam đến năm 2020 [80]. Tác giả
luận án luận giải cơ sở lý luận về chất lượng NNL nhằm đáp ứng nhu cầu xuất
khẩu lao động; đánh giá thực trạng, đề xuất quan điểm, mục tiêu và giải pháp
nâng cao chất lượng NNL nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu lao động của Việt
Nam đến năm 2020.
Trần Bích (2012), Đột phá phát triển nhân lực nhìn từ kinh nghiệm Đài
Loan [4]. Ở công trình này tác giả đã chỉ ra kinh nghiệm của Đài Loan thành
công trong phát triển kinh tế đó là có chiến lược phát triển NNL hợp lý, trong
đó Đài loan coi trọng thu hút nhân tài, nhất là thu hút sinh viên tu nghiệp ở

các nước phát triển về làm việc bằng cách trả lương cao, thực thi nhiều chính
sách phát triển về giáo dục, đào tạo để nâng cao chất lượng NNL.


×