Tải bản đầy đủ (.doc) (202 trang)

Xu hướng nghề sư phạm của giảng viên trẻ trong nhà trường quân đội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 202 trang )

BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

ĐINH CÔNG DŨNG

XU H¦íNG NGHÒ S¦ PH¹M CñA GI¶NG VI£N
TRÎ
TRONG NHµ TR¦êNG QU¢N §éI
Chuyên ngành: Tâm lý học
Mã số

: 931 04 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS, TS Đỗ Duy Môn
2. GS, TS Trần Quốc Thành

HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận án là
trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa từng công
bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả
Đinh Công Dũng


MỤC LỤC

Tran
g
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
MỞ ĐẦU
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ XU

5
14


HƯỚNG NGHỀ SƯ PHẠM CỦA GIẢNG VIÊN TRẺ
1.1.
1.2.

TRONG NHÀ TRƯỜNG QUÂN ĐỘI
Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Khái quát kết quả của các công trình đã công bố và những

Chương 2

vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XU HƯỚNG NGHỀ SƯ PHẠM

14

31

CỦA GIẢNG VIÊN TRẺ TRONG NHÀ TRƯỜNG
2.1.
2.2.

QUÂN ĐỘI
Lý luận cơ bản về xu hướng nghề sư phạm
Lý luận cơ bản về xu hướng nghề sư phạm của giảng viên

37
37
50

2.3.

trẻ trong nhà trường quân đội
Các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng nghề sư phạm của

79

Chương 3

giảng viên trẻ trong nhà trường quân đội
TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ
XU HƯỚNG NGHỀ SƯ PHẠM CỦA GIẢNG VIÊN

3.1.
3.2.
Chương 4


TRẺ TRONG NHÀ TRƯỜNG QUÂN ĐỘI
Tổ chức nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ XU

93
93
99

HƯỚNG NGHỀ SƯ PHẠM CỦA GIẢNG VIÊN TRẺ
4.1.

TRONG NHÀ TRƯỜNG QUÂN ĐỘI
117
Phân tích kết quả nghiên cứu thực trạng về xu hướng nghề

4.2.

sư phạm của giảng viên trẻ trong nhà trường quân đội
117
Biện pháp tâm lý - sư phạm phát triển xu hướng nghề sư

phạm cho giảng viên trẻ trong nhà trường quân đội
4.3.
Phân tích kết quả thực nghiệm tác động
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

137
150
157
161
162
174


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

CHỮ VIẾT TẮT
ĐLC (SD)
ĐTB ( X )
GD - ĐT
GVT
NCKH
NLSP

NTQĐ
Nxb
tr
XHNSP

CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ
Độ lệch chuẩn
Điểm trung bình
Giáo dục - đào tạo
Giảng viên trẻ
Nghiên cứu khoa học
Năng lực sư phạm
Nhà trường quân đội
Nhà xuất bản
Trang
Xu hướng nghề sư phạm

DANH MỤC CÁC BẢNG
TT
3.1.
3.2.
4.1.
4.2.
4.3.

TÊN BẢNG
Đặc điểm khách thể nghiên cứu là GVT
Đặc điểm khách thể nghiên cứu là cán bộ, giảng viên
Kết quả nhận thức chung của GVT về nghề sư phạm
Kết quả thái độ của chung GVT đối với nghề sư phạm

Kết quả hành vi chung của GVT với nghề sư phạm

4.4.
4.5.
4.6.

Kết quả chung về XHNSP của GVT trong NTQĐ
Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến XHNSP của GVT
Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến XHNSP của GVT

Trang
95
96
117
122
126
128
132
134


4.7.

Các yếu tố ảnh hưởng đến XHNSP của GVT

4.8. Biểu hiện XHNSP của GVT trước tác động
4.9. Biểu hiện XHNSP của GVT sau động
4.10. So sánh biểu hiện XHNSP của GVT trước và sau tác động

136

151
151
152

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
TT
4.1.
4.2.
4.3.

TT
2.1.
2.2.
4.1.
4.2.

TÊN BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu hiện XHNSP của GVT trong NTQĐ
129
Thực trạng XHNSP chung của GVT trong NTQĐ
129
So sánh mức độ biểu hiện XHNSP của GVT trước và sau tác
153
động

TÊN SƠ ĐỒ
Biểu hiện XHNSP của GVT trong NTQĐ
Các yếu tố ảnh hưởng đến XHNSP của GVT trong NTQĐ
Tương quan giữa các biểu hiện XHNSP và XHNSP của GVT

Mối tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng và XHNSP của GVT

Trang
73
91
130
137


5
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Xu hướng là một thuộc tính tâm lý, giữ vị trí trung tâm trong cấu
trúc nhân cách, có ý nghĩa chủ đạo trong sự phát triển nhân cách. Xu
hướng có nhiệm vụ định hướng, thúc đẩy, điều chỉnh toàn bộ các hoạt
động có ý thức của cá nhân nhằm đạt tới mục tiêu nhất định. Trên cơ sở
định hướng của nhân cách vào các lĩnh vực khác nhau của hoạt động nghề
mà xu hướng nghề được hình thành, phát triển. Xu hướng nghề có vai trò
rất quan trọng đối với sự lựa chọn nghề, thích ứng nghề, ổn định và phát
triển nghề của mỗi cá nhân.
Đối với nhà giáo nói chung, GVT trong các trường cao đẳng, đại học nói
riêng, XHNSP vừa là một thuộc tính, vừa là một phẩm chất tâm lý, nhân cách cơ
bản, rất quan trọng trong nhân cách nhà giáo. Xu hướng nghề sư phạm có vai trò
định hướng, thúc đẩy họ tích cực giảng dạy, NCKH, hoạt động xã hội...của nhà
giáo, trực tiếp GD - ĐT nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của xã hội và người
học. Ngược lại, một khi giảng viên “không có xu hướng sư phạm thì sẽ không
vận dụng được tài năng của mình vào công tác hàng ngày và điều đó có tác hại
cho sự phát triển các năng lực này. Lao động sư phạm sẽ cản trở người đó. Tốt
hơn hết là họ không nên làm công tác dạy học” [31, tr.100].
Đội ngũ GVT trong NTQĐ là một bộ phận nhà giáo trong quân đội, là

những giảng viên mới bước vào hoạt động nghề nghiệp sư phạm quân sự.
Giảng viên trẻ trong NTQĐ được lựa chọn từ nhiều nguồn khác nhau, biên
chế ở các khoa giáo viên tại các học viện, trường sĩ quan quân đội và đảm
nhiệm các nhiệm vụ giảng dạy, NCKH… Giảng viên trẻ được đào tạo cơ
bản về chuyên môn nghiệp vụ ở các học viện, trường sĩ quan trong và
ngoài quân đội, trong đó có một bộ phận được đào tạo chuyên sâu về
chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm để trở thành giáo viên, giảng viên trong
các nhà trường quân đội và một bộ phận khác là các sĩ quan trẻ mới tốt
nghiệp hoặc đã là sĩ quan chỉ huy, quản lý quân nhân ở đơn vị cơ sở được


6
biên chế về các khoa làm công tác giảng dạy, NCKH. Với sự phong phú, đa
dạng về nguồn GVT cho nên sự hình thành, phát triển và mức độ XHNSP
của họ có sự khác nhau nhất định. Từ đó, đặt ra yêu cầu có biện pháp củng
cố, phát triển XHNSP cho mỗi GVT bên cạnh việc nâng cao trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, phát triển NLSP… giúp họ thích ứng
nghề nhanh, gắn bó lâu dài và phát triển nghề nghiệp của bản thân.
Giai đoạn đầu của nghề sư phạm, diễn ra đồng thời các quá trình ở
GVT, đó là: vừa thích ứng nghề, vừa thể nghiệm sự phù hợp đối với nghề sư
phạm, vừa hiện thực các động cơ và mục đích nghề nghiệp. Cùng với đó diễn
tiến quá trình biến đổi, ổn định, củng cố, phát triển nghề nghiệp của bản thân
hoặc ngược lại là dao động, suy giảm XHNSP ở GVT. Mọi hoạt động sư
phạm của GVT chịu tác động của các điều kiện khách quan, chủ quan mà trực
tiếp, thường xuyên nhất là thực tiễn hoạt động sư phạm và các mối quan hệ xã
hội quân sự của GVT [95, 96]. Các yếu tố tác động này có thể củng cố, tăng
cường hoặc làm suy giảm XHNSP ở GVT, cho nên cần có biện pháp phát
triển XHNSP cho GVT.
Hiện nay, trước yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới;
xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại trong

đó một số quân binh chủng tiến thắng lên hiện đại, trước các tác động của
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4… đã và đang đặt ra đòi hỏi “ xây
dựng nhà trường chính quy từng bước hiện đại phù hợp với yêu cầu của
khoa học giáo dục và phát triển của các lực lượng vũ trang. Nhà trường
phải đi trước và làm mẫu cho đơn vị trong xây dựng chính quy" [24],
không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo ở các học viện,
trường sĩ quan quân đội. Muốn vậy, các NTQĐ không chỉ kiện toàn và phát
triển đội ngũ nhà giáo bảo đảm về số lượng, chất lượng và cơ cấu mà còn
nâng cao chất lượng giảng dạy, NCKH, xây dựng nề nếp chính quy... nhằm
đáp ứng yêu cầu GD - ĐT nguồn nhân lực có chất lượng cao. Đánh giá về


7
chất lượng đội ngũ GVT trong các NTQĐ, trong các văn bản, nghị quyết
của Đảng ủy Quân sự Trung ương, cơ quan của Bộ quốc phòng, các NTQĐ
khẳng định: Hiện nay, đội ngũ GVT có sự phát triển vượt bậc về số lượng,
chất lượng, được đào tạo chính quy, cơ bản đáp ứng tốt nhiệm vụ giảng dạy
góp phần quan trọng đảm bảo chất lượng GD - ĐT, xây dựng nhà trường
chính quy, mẫu mực, tiên tiến. Đồng thời, các Nghị quyết cũng thẳng thắn
chỉ rõ những thiếu sót, hạn chế: Trình độ, năng lực của một bộ phận nhà
giáo còn thấp so với yêu cầu, nhiệm vụ, còn có khoảng cách so với chuẩn
quốc gia và thực tiễn phát triển GD - ĐT của quân đội [5]. Chẳng hạn, có
hiện tượng GVT nhận thức chưa đúng đắn, chưa sâu sắc về ý nghĩa của
nghề sư phạm trong NTQĐ, về những yêu cầu đòi hỏi của hoạt động giảng
dạy, NCKH, chức trách và nhiệm vụ của người giảng viên; chưa thực sự
hứng thú, đam mê, gắn bó với nghề sư phạm; chưa thường xuyên học tập,
rèn luyện, tích lũy tri thức, kinh nghiệm sư phạm, còn ỷ lại, chưa nỗ lực
cao khắc phục khó khăn, hoàn thiện nhân cách nhà giáo quân đội; chưa
thích ứng nhanh với chức trách, nhiệm vụ của người giảng viên, yêu cầu,
đòi hỏi của môi trường sư phạm quân sự... dẫn đến kết quả thực hiện chức

trách, nhiệm vụ của giảng viên có chưa cao, chưa toàn diện. Do đó, yêu cầu
đặt ra phải nâng cao chất lượng toàn diện đội ngũ GVT, trong đó ưu tiên
nâng cao nhận thức, xây dựng động cơ, mục đích nghề nghiệp đúng đắn,
nâng cao trình độ chuyên môn, phát triển NLSP, nâng cao tính thực tiễn và
trải nghiệm trên các cương vị, chức trách ở đơn vị cơ sở… qua đó giúp
GVT có XHNSP ổn định, vững chắc đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ GD ĐT của khoa giáo viên và nhà trường.
Cùng với đó, việc nghiên cứu xu hướng nghề và XHNSP đã được
nhiều tác giả trong nước và ngoài nước quan tâm nghiên cứu dưới nhiều
góc độ tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, các nghiên cứu chủ yếu tập trung
vào đối tượng sinh viên sư phạm đang trong quá trình đào tạo nghề, trên


8
một số nhóm khách thể hoặc ở một số khía cạnh của nghề sư phạm như
động cơ nghề dạy học, hứng thú giảng dạy, mong muốn trong công việc
của nhà giáo… Xét trong phạm vi môi trường và hoạt động quân sự cũng
đã có các nghiên cứu về xu hướng nghề quân sự ở học viên và trên một số
nhóm khách thể là đội ngũ sĩ quan ở một số loại hình đơn vị nhất định. Tuy
nhiên, chưa có bất kỳ công trình nghiên cứu chuyên sâu nào đề cập tới vấn
đề XHNSP của GVT trong NTQĐ.
Xuất phát từ những lý do trên thì nghiên cứu về “Xu hướng nghề sư
phạm của giảng viên trẻ trong nhà trường quân đội” là vấn đề lý luận và thực
tiễn mới mẻ, thời sự và cấp thiết. Nghiên cứu vấn đề này có ý nghĩa rất quan
trọng và thiết thực góp phần xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo trẻ trong
NTQĐ; đồng thời, kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung, phát triển
lý luận tâm lý học sư phạm quân sự.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về XHNSP của GVT trong NTQĐ, trên
cơ sở đó đề xuất các biện pháp tâm lý - sư phạm phát triển XHNSP, góp phần

nâng cao chất lượng đội ngũ GVT trong NTQĐ.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
Tổng quan tình hình nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước có liên
quan đến XHNSP của GVT trong NTQĐ.
Xây dựng cơ sở lý luận về XHNSP của GVT trong NTQĐ.
Làm rõ thực trạng mức độ XHNSP của GVT và mức độ ảnh hưởng của
các yếu tố đến XHNSP của GVT trong NTQĐ.
Đề xuất các biện pháp tâm lý - sư phạm và tổ chức thực nghiệm một số
biện pháp nhằm phát triển XHNSP cho GVT trong NTQĐ.
3. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và giả thuyết khoa học
Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu bao gồm cán bộ, giảng viên và GVT trong hệ
thống NTQĐ.
Đối tượng nghiên cứu


9
Biểu hiện, mức độ và các yếu tố ảnh hưởng đến XHNSP của GVT
trong NTQĐ.
Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung nghiên cứu: Luận án chỉ nghiên cứu biểu hiện, mức độ XHNSP
của GVT và các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến XHNSP của GVT trong NTQĐ. Đề
tài tập trung làm rõ lý luận và thực tiễn biểu hiện và mức độ XHNSP thể hiện qua
nhận thức, thái độ và hành vi trong nghề sư phạm của GVT trong NTQĐ.
Về địa bàn nghiên cứu: Luận án chỉ tiến hành nghiên cứu các khách thể
ở một số trường sĩ quan trong hệ thống NTQĐ, gồm: Trường Sĩ quan Lục
quân 1, Trường Sĩ quan Lục quân 2, Trường Sĩ quan Kỹ thuật quân sự và
Trường Sĩ quan Công binh.
Về thời gian nghiên cứu: Luận án tiến hành nghiên cứu từ tháng 8 năm

2015 đến nay.
Giả thuyết khoa học
Phần lớn XHNSP của GVT trong NTQĐ ở mức rất cao. Mức độ biểu
hiện không đồng đều trên ba mặt nhận thức, thái độ, hành vi trong nghề sư
phạm và ở các nhóm khách thể GVT khác nhau.
Có các yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến XHNSP của
GVT trong NTQĐ, trong đó yếu tố chủ quan có ảnh hưởng mạnh hơn cả.
Thông qua nâng cao nhận thức của GVT về nghề sư phạm sẽ phát triển
XHNSP cho GVT trong NTQĐ, từ đó góp phần giúp GVT rèn luyện nhân
cách nhà giáo quân đội và nâng cao chất lượng GD - ĐT ở các NTQĐ.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận
Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các Nghị quyết của Quân ủy Trung ương, Chỉ thị,
hướng dẫn của Cục Nhà trường về công tác GD - ĐT, xây dựng và phát triển đội
ngũ nhà giáo quân đội; các nguyên tắc phương pháp luận cơ bản của tâm lý học.
Các nguyên tắc phương pháp luận của tâm lý học, cụ thể:


10
Nguyên tắc tiếp cận hoạt động và nhân cách: xu hướng nghề của GVT là
một thuộc tính tâm lý, một phẩm chất nhân cách của GVT được hình thành, biến
đổi và phát triển trong hoạt động giảng dạy, NCKH, giao tiếp, ứng xử… trong môi
trường sư phạm quân sự. Do đó, luận án sẽ tiếp cận các hoạt động sư phạm phong
phú, đa dạng của GVT, cũng như tiếp cận toàn diện nhân cách GVT theo chuẩn
mực chung của lĩnh vực sư phạm và tích chất đặc thù của hoạt động quân sự.
Nguyên tắc tiếp cận hệ thống và cấu trúc: XHNSP là một thuộc tính,
phẩm chất đặc trưng của nhân cách nhà giáo, được cấu thành bởi hệ thống động
cơ, mục đích nghề nghiệp sư phạm. Xu hướng nghề sư phạm của GVT trong
NTQĐ là một bộ phận của xu hướng nhân cách nhà giáo trẻ quân đội, có mối
quan hệ chặt chẽ với xu hướng chính trị - đạo đức, xu hướng sinh hoạt và các

thuộc tính tâm lý nhân cách khác; đồng thời XHNSP cũng được xem xét như là
kết quả của sự ảnh hưởng của nhiều các yếu tố chủ quan và khách quan. Do vậy,
việc nghiên cứu XHNSP của GVT trong NTQĐ trong mối quan hệ tương hỗ của
các yếu tố bên trong và hệ thống các yếu tố tác động đến XHNXP của GVT.
Nguyên tắc tiếp cận phát triển: XHNSP của GVT trong NTQĐ là một
hiện tượng tâm lý, một thuộc tính tâm lý tương đối ổn định song không phải
bất biến, tĩnh tại mà luôn có sự biến đổi, phát triển gắn liền với hoạt động
nghề nghiệp của giảng viên và chịu sự ảnh hưởng của cả những yếu tố thuộc
về cá nhân lẫn yếu tốt xã hội, nghề nghiệp.
Nguyên tắc tiếp cận thực tiễn và lịch sử: XHNSP của GVT trong
NTQĐ phản ánh nhân cách của họ trong môi trường sư phạm quân sự đặc thù,
gắn liền với thực tiễn hoạt động giảng dạy, NCKH, sẵn sàng chiến đấu, xây
dựng nề nếp chính quy… ở mỗi học viện, trường sĩ quan quân đội. Tiếp cận
thực tiễn - lịch sử cho thấy tính đa dạng, phong phú và phức tạp trong nội
dung, biểu hiện XHNSP của GVT.
Nguyên tắc tiếp cận liên ngành: hoạt động nghề nghiệp của GVT trong
NTQĐ là một loại hình hoạt động đặc biệt, phản ánh tính đặc thù của hoạt


11
động quân sự và hoạt động sư phạm. Do vậy, khi nghiên cứu XHNSP ở họ
phải kết hợp một số lĩnh vực khoa học khác nhau như: Tâm lý học, Giáo dục
học, Khoa học quân sự...
Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của tâm lý học
nói chung và tâm lý học sư phạm quân sự nói riêng, bao gồm: Phương pháp
nghiên cứu văn bản, tài liệu; chuyên gia; điều tra bằng bảng hỏi; phỏng vấn
sâu; tọa đàm; phân tích sản phẩm hoạt động; thực nghiệm; thống kê toán học.
5. Những đóng góp mới của luận án
Về mặt lý luận

Trên thế giới và nước ta đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về xu
hướng nghề, XHNSP ở người học và giáo viên, giảng viên song các nghiên
cứu về XHNSP của GVT trong NTQĐ còn rất ít công trình đề cập đến.
Luận án đã phân tích, làm sáng tỏ thêm một số khái niệm cơ bản như
xu hướng, xu hướng nghề, XHNSP, GVT trong NTQĐ. Luận án đã chỉ ra nội
hàm XHNSP, đặc điểm tâm sinh lý và đặc điểm hoạt động sư phạm của GVT
trong NTQĐ làm căn cứ xây dựng khái niệm XHNSP của GVT trong NTQĐ;
chỉ ra các biểu hiện XHNSP của GVT trong NTQĐ thông qua nhận thức, thái
độ và hành vi trong nghề sư phạm; xác định được các yếu tố chủ quan và
khách quan ảnh hưởng đến XHNSP của GVT trong NTQĐ.
Về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án đã chỉ rõ XHNSP của GVT trong
NTQĐ ở mức rất cao, thể hiện qua ba mặt: nhận thức, thái độ và hành vi trong
nghề sư phạm của GVT. Cụ thể: GVT có nhận thức đầy đủ, đúng đắn về nghề
sư phạm; phần lớn thái độ ở mức tích cực; hành vi trong nghề sư phạm nhằm
hiện thực hóa nhu cầu, động cơ, mục đích của bản thân ở mức rất cao; kết quả
thực hiện chức trách, nhiệm vụ đạt khá, tốt. Tuy nhiên, biểu hiện XHNSP về
mặt thái độ đối với nghề sư phạm ở GVT thấp hơn cả. Mức độ XHNSP của
GVT ở các các khách thể GVT có sự khác biệt nhất định.


12
Luận án đã làm rõ thực trạng mức độ ảnh hưởng của yếu tố chủ quan và
khách quan đến XHNSP của GVT trong NTQĐ, trong đó các yếu tố chủ quan
có ảnh hưởng mạnh mẽ, thường xuyên hơn cả.
Luận án đã khẳng định, có thể phát triển XHNSP cho GVT trong
NTQĐ thông qua các biện pháp tâm lý - sư phạm như: Nâng cao nhận thức
của GVT về nghề sư phạm; bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho
GVT; tổ chức các hoạt động sư phạm khoa học, phù hợp với trình độ chuyên
môn, năng lực và phẩm chất của GVT; xây dựng tập thể khoa vững mạnh,

tạo điều kiện cho đội ngũ GVT phát triển, đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa đội
ngũ nhà giáo quân đội; nâng cao ý thức trách nhiệm, tự tu dưỡng và rèn
luyện của GVT. Kết quả thực nghiệm tác động phát triển XHNSP của GVT
rong NTQĐ thông qua biện pháp nâng cao nhận thức của GVT về nghề sư
phạm cho thấy tính khả thi, hiệu quả.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa lý luận của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung, phát triển làm phong
phú thêm lý luận về XHNSP của GVT trong NTQĐ thuộc lĩnh vực Tâm lý
học chuyên ngành.
Ý nghĩa thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm rõ biểu hiện, mức độ
XHNSP của GVT và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan và khách
quan đến XHNSP của GVT trong NTQĐ.
Luận án cung cấp cơ sở khoa học cho việc phát triển XHNSP của GVT,
góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ GVT trong NTQĐ đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ GD - ĐT nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ sự nghiệp xây dựng
quân đội và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Đồng thời, luận án còn là một tài liệu khảo cứu hữu ích cho việc hoạch
định các chính sách xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo quân đội nói
chung, GVT nói riêng cũng như công tác quản lý, bồi dưỡng và sử dụng đội
ngũ GVT ở các học viện, trường sĩ quan trong Quân đội nhân dân Việt Nam.


13
7. Kết cấu của luận án
Luận án ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục các công
trình khoa học của tác giả có liên quan đến đề tài, danh mục tài liệu tham
khảo và phụ lục, nội dung của luận án bao gồm 4 chương (10 tiết).



14
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VỀ XU HƯỚNG NGHỀ SƯ PHẠM CỦA GIẢNG VIÊN TRẺ
TRONG NHÀ TRƯỜNG QUÂN ĐỘI
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Xu hướng nghề nói chung và XHNSP của giáo viên, giảng viên nói
riêng là vấn đề phức tạp trong nhân cách nhà giáo, được nhiều nhà khoa học
quan tâm nghiên cứu. Mặc dù vấn đề không mới nhưng vẫn mang tính thời sự
bởi XHNSP có vai trò đặc biệt quan trọng quy định tính tích cực, hiệu quả
hoạt động nghề của cá nhân và sự thành công của tập thể sư phạm ấy. Việc hồi
cứu lại các công trình nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước có liên quan
đến XHNSP của GVT trong NTQĐ, giúp chúng tôi tìm ra “khoảng trống”
hướng đến việc giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu của luận án.
1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
1.1.1.1. Các nghiên cứu về xu hướng nghề
Nghiên cứu về nội dung, biểu hiện của xu hướng nghề
Một loạt các nghiên cứu của Lixopki V., Đmitriev Đ. (1974), Rubin B.,
Colexova I.U. (1968)... về vấn đề định hướng, lựa chọn nghề nghiệp; mối
quan hệ giữa xu hướng nghề với năng lực hoạt động nghề, với hiệu suất lao
động của người lao động… Các biểu hiện xu hướng nghề ở người học được
các nhà nghiên cứu xem xét thông qua: Kế hoạch đường đời, các động cơ
chọn nghề, sự định hướng nghề, sự thỏa mãn nghề được chọn, lý tưởng nghề,
hứng thú nghề... [dẫn theo 12].
Các tác giả khác Golomatov A.E., Cuzmina N.V., Klimov E.A. xác
định: Xu hướng nghề là một thành tố quan trọng trong nhân cách con người,
được thể hiện ở: Nhận thức, hiểu biết về nghề, nhu cầu nghề, thái độ, hứng
thú với nghề, lý tưởng nghề, động cơ nghề... [dẫn theo 12, 28].
Để đánh giá mức độ của các thành phần của xu hướng nghề, thì cần xác

định: Độ ổn định của xu hướng nghề (ổn định hay không ổn định trong các tình
huống khác nhau); nhận thức của xu hướng nghề (tính ưu thế của các động cơ:
mức độ nhận thức các động cơ chủ đạo); độ thực hiện (tính hiện thực: mức độ


15
thực hiện các hứng thú và niềm tin trong thực tế hoạt động nghề) [86]. Bên cạnh
đó là các tiêu chí như: Sự thỏa mãn về nghề (được hoạt động nghề và phát triển
nghề); sự tự đánh giá các phẩm chất nghề: hình dung, nhận thức, tự kiểm tra, đối
chiếu và đánh giá những phẩm chất nghề có ở bản thân ra sao; sự tự giáo dục các
phẩm chất nghề [dẫn theo 12, 28, 89].
Từ những nghiên cứu trên cho thấy tính phong phú, đa dạng về nội dung
và biểu hiện xu hướng nghề của mỗi người. Tương ứng với mỗi giai đoạn khác
nhau của quá trình hình thành, phát triển xu hướng nghề mà nội dung biểu hiện
xu hướng nghề có sự khác nhau.
Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng nghề
Bàn đến xu hướng nghề ở học sinh, sinh viên, tác giả Petrovxski A.V.
đã chỉ ra các yếu tố nghề quy định tới sự lựa chọn nghề của người học như
tính chất sáng tạo của lao động, ý nghĩa xã hội của nghề và quy mô tiền lương
mà họ nhận được từ công việc đó[dẫn theo 1].
Tác giả Cruchetxki V.A. chỉ ra và phân tích rõ sự kết hợp nhuần nhuyễn
giữa nguyện vọng, khả năng của cá nhân với ý nghĩa xã hội của nghề nghiệp
ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề của học sinh [dẫn theo 1].
Tác giả Tsebuseva V.V. (1973) phân tích nguyên nhân của những hạn
chế trong việc lựa chọn nghề ở học sinh [115]. Trong khi đó, Rubina L.I.
(1981) xem xét các khía cạnh trong sự lựa chọn nghề nghiệp của giới sinh
viên Xô Viết khi nghiên cứu về kế hoạch đường đời của họ [dẫn theo 28].
Từ kết quả nghiên cứu của mình, Zheleznyak L.F. (1979), đã đi đến
khẳng định: Xu hướng nghề của người sĩ quan trẻ không phải bất biến mà
thường có sự biến đổi. Sự biến đổi về xu hướng nghề có thể diễn ra theo cả 2

chiều hướng (tích cực và tiêu cực) ở sĩ quan trẻ phụ thuộc rất nhiều và diễn ra
thường xuyên bởi điều kiện khách quan bên ngoài, nhất là đặc điểm hoạt động
nghề và các mối quan hệ nghề nghiệp - xã hội trực tiếp của họ. Trong từng
giai đoạn nghề, xu hướng nghề của cá nhân chịu sự quy định và tác động
thường xuyên của nhiều yếu tố. Mỗi yếu tố có vị trí và sự chi phối, ảnh hưởng
khác nhau theo cả 2 chiều hướng. Do đó, phát huy vai trò tác động tích cực


16
của các yếu tố nhằm góp phần hình thành, phát triển xu hướng nghề vững
chắc cho sĩ quan trẻ [dẫn theo 77].
Nghiên cứu về sự hình thành, phát triển xu hướng nghề
Theo nhà tâm lý học Con I.S., xu hướng nghề ở mỗi cá nhân hình thành
trong một quá trình lâu dài, liên tục, chịu chi phối của nhiều nhân tố. Tác giả
xác định, xu hướng nghề trải qua 4 giai đoạn: Đóng vai trò chơi nghề nghiệp;
ước mơ phản ánh nghề nghiệp nào đó; lựa chọn ban đầu về vấn đề nghề
nghiệp; lựa chọn nghề nghiệp được đặt ra cần thiết đối với lứa tuổi trưởng
thành. Giai đoạn 4 tương ứng với sự lựa chọn nghề của học sinh cuối cấp, bậc
phổ thông, chuẩn bị bước vào giai đoạn đào tạo nghề. Giai đoạn này diễn ra
quá trình đấu tranh, mâu thuẫn về động cơ. Sự hình thành xu hướng nghề
không phải dừng lại mà còn tiếp tục hình thành, phát triển [dẫn theo 16].
Tác giả Lukina V.X., xem xét sự tự xác định nghề như là quá trình phát
triển vị trí bên trong của người chuyên nghiệp. Động cơ của hoạt động nghề,
các mối quan hệ của cá nhân với nghề nghiệp tương lai chính là yếu tố tiềm
năng của hoạt động nghề. Lukina V.X. cho rằng, quá trình tự xác định nghề
thường diễn ra ở đầu tuổi thanh niên và được chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn
đầu với đặc trưng là quan hệ tình cảm chung với hoạt động nghề nghiệp tương
lai; giai đoạn hai gắn với sự xuất hiện sự tự ý thức về khả năng và năng lực
của bản thân; giai đoạn ba với sự xuất hiện những biểu tượng tương ứng về
hoạt động nghề và năng lực của bản thân. Những đặc điểm cơ bản trong xu

hướng nghề của thanh niên được hình thành tuần tự, phát triển liên tục gắn
với nghề và ý thức, năng lực, phẩm chất của cá nhân như: hiểu biết về nghề,
tình cảm nghề, năng lực hoạt động nghề… [dẫn theo 100].
Theo tác giả Tocatreva N.U., xu hướng nghề được hình thành qua 3 giai
đoạn với những đặc trưng riêng của mỗi giai đoạn, bao gồm: Giai đoạn hình
thành xu hướng nghề sơ bộ; giai đoạn hình thành và củng cố xu hướng nghề
thông qua quá trình học tập nghề của sinh viên; giai đoạn tiếp tục hình thành


17
xu hướng nghề trong chính hoạt động nghề. Các giai đoạn này diễn ra dài hay
ngắn, nhanh hay chậm tùy thuộc vào từng sinh viên. Trong giai đoạn học
nghề, xu hướng nghề cơ bản được hình thành và đi vào ổn định bền vững khi
sinh viên ra trường, bước vào hoạt động thực tế của nghề [dẫn theo 28].
Công trình của Alechxandrov A.I. nghiên cứu về “Xu hướng nghề nghiệp
quân sự ở học viên trường cao đẳng quân sự - chính trị của quân đội Xô Viết”
(1977), đã chỉ ra 4 giai đoạn hình thành, phát triển xu hướng nghề. Các giai đoạn
diễn tiến tuần từ chọn nghề, thích nghi nghề, lựa chọn lại nghề tới ổn định tương
đối. Đây là quá trình liên tục và có sự đấu tranh giữa các động cơ ở người học
viên quân sự [dẫn theo 79].
Trong một nghiên cứu khác, tác giả Zheleznyak L.F. đưa ra kết luận:
“Việc hình thành, phát triển xu hướng nghề quân sự của sĩ quan là quá trình bảo
đảm thống nhất giữa điều kiện bên trong cũng như tác động bên ngoài với yêu
cầu khách quan của hoạt động nghề nghiệp quân sự” [dẫn theo 77, tr.26].
Mặc dù có sự phân chia giai đoạn của xu hướng nghề khác nhau, các
tác giả có sự thống nhất khá cao khi cho rằng: Xu hướng được hình thành,
phát triển qua nhiều giai đoạn với những đặc trưng riêng, trong đó giai đoạn
hoạt động nghề, xu hướng nghề vẫn tiếp tục được hình thành và đi vào ổn
định; xu hướng nghề chịu ảnh hưởng rất lớn bởi thực tế hoạt động nghề. Điều
đó đòi hỏi cần tiếp tục bồi dưỡng, củng cố và phát triển xu hướng nghề cho

người học nhất là khi họ bước vào nghề và trở thành người lao động thực sự.
Theo Tsebuseva V.V., cần phải đặc biệt chú ý đến việc chuẩn bị cho học
sinh chọn nghề bởi lẽ chuẩn bị cho thế hệ trẻ tham gia vào hoạt động lao động,
nghề nghiệp là một quá trình phức tạp. Tác giả xác định có 4 nội dung, nhiệm vụ
quan trọng phải thực hiện, đó là: Hình thành xu hướng tư tưởng chính trị và bộ
mặt đạo đức học sinh; giáo dục phổ thông rộng rãi và phát triển nhiều mặt bằng
cách nắm vững cơ sở của các khoa học và giáo dục kỹ thuật tổng hợp; nắm vững
những kỹ năng và kỹ xảo lao động thực tế chủ yếu; hình thành những hứng thú
và năng lực nghề nghiệp. Các biện pháp này không chỉ là tiền đề, cơ sở cho học


18
sinh chọn nghề mà còn có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình đào tạo
nghề và hoạt động nghề sau này [115].
Nhà tâm lý học Covaliov A.G. nhấn mạnh: Một xu hướng nghề thực sự
không những chỉ bao gồm ý thức nghĩa vụ, mà còn có niềm hứng thú với
công việc, tức là người lao động không những nhận thức được ý nghĩa thiết
thân của một nghề nào đó mà còn bị nó lôi cuốn, có sự hấp dẫn tình cảm của
nó đối với họ. Do đó, không chỉ phải hình thành hứng thú trực tiếp với bản
thân hoạt động mà còn phải hình thành cả hứng thú gián tiếp, tức là hứng thú
đối với kết quả của lao động (hứng thú với lợi ích vật chất (tiền công), hứng
thú với quá trình hình thành tay nghề, hứng thú với sự phát triển chung của cá
nhân, giúp cá nhân làm chủ được nghề nghiệp và lao động trong lĩnh vực
ngành nghề đó...) [11].
Tác giả Zheleznyak L.F. (1979), đưa ra hệ thống các biện pháp nhằm
ổn định, phát triển xu hướng nghề của người học viên quân sự gắn liền với
tính đặc biệt của NTQĐ, bao gồm: Kết hợp chặt chẽ, có hiệu quả giữa giáo
dục với quản lý tốt đội ngũ sĩ quan trẻ; chú trọng bồi dưỡng hứng thú với
nghề, niềm tin và chí hướng nghề... [dẫn theo 77].
Như vậy, các công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài về xu

hướng nghề đã đề cập đến nhiều khía cạnh của xu hướng nghề. Kết quả
nghiên cứu đều khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của xu hướng nghề đối
với mỗi người. Xu hướng nghề giữ vai trò thúc đẩy, định hướng hoạt động
chọn nghề, học nghề và làm nghề; đồng thời nó cũng chi phối các thuộc tính,
phẩm chất tâm lý khác và hiệu quả hoạt động nghề của họ.
1.1.1.2. Các nghiên cứu về xu hướng nghề sư phạm
Nghiên cứu về nội dung, biểu hiện của xu hướng nghề sư phạm
Từ việc mô tả, phân tích đặc điểm, tính chất đặc thù của nghề dạy học
nói chung và hoạt động sư phạm của giảng viên nói riêng, các nhà tâm lý học,
giáo dục học… đã đi sâu tìm hiểu các biểu hiện XHNSP của nhà giáo. Cụ thể:
Cuzmina N.V. (1967), Xlatvenin V.A., nghiên cứu “Mô hình nhân cách
của người giáo viên” đề cập đến những đặc tính và biểu hiện về mặt xu hướng


19
tư tưởng, xu hướng nghề và nhận thức nghề; những yêu cầu cần thiết để hình
thành những xu hướng đó trong quá trình đào tạo; khối lượng và thành phần
của công tác đào tạo chuyên về nghề; nội dung và phương pháp đào tạo về
nghiệp vụ là các chỉ số tâm lý của sự hình thành nghề [50].
Trong cuốn sách “Những phẩm chất tâm lý của người giáo viên”,
Gonobonin Ph.N. (1976) đã đề cập toàn diện công tác sư phạm của giáo viên
thông qua quan sát nhiều năm được đúc kết lại. Tác giả chỉ rõ những dấu hiệu
phản ánh XHNSP của người giáo viên, đó là: Nguyện vọng làm việc với con
người, với khoa học, với công tác xã hội; khát vọng truyền đạt tri thức đến người
khác; mong muốn gây ảnh hưởng về niềm tin, khát vọng cho mọi người; có tình
yêu con người, người học lớn lao; nguyện vọng tham gia vào công việc chung
của xã hội, của cộng đồng; hứng thú với khoa học, môn mình dạy [31].
Xem xét ở khía cạnh động lực làm việc của nhà giáo, trong cuốn sách
“Giảng viên hoặc bài giảng?” (“Teachers or Lecturers?”), tác giả Menyhart
A. (2008) đưa ra những khía cạnh có liên quan đến động cơ trong - một thành

phần quan trọng trong XHNSP của giảng viên. Những khía cạnh đó được coi
như là sự phản ánh rõ nét biểu hiện XHNSP của nhà giáo, đó là: Niềm yêu
thích giảng dạy; giảng dạy là một công việc thú vị và có giá trị; phát triển trí
tuệ cho bản thân; những xúc cảm tích cực trong quá trình chuẩn bị giảng dạy;
trách nhiệm đối với công việc [138].
Cuốn sách “Những yếu tố cơ bản của nghề dạy học” của Janes M.
Banner và Harold C. Cannon (2009), đã đề cập toàn diện các yếu tố đòi hỏi
người giáo viên phải có, đặc biệt là nhấn mạnh các yếu tố này ở đội ngũ
giáo viên mới vào nghề. Từ những quan sát của mình, hai tác giả chỉ ra một
thực trạng đó là không ít nhà giáo có XHNSP ít mạnh mẽ, thể hiện ở việc
“có nhiều người đã chọn nghề nghiệp cho đời mình bằng những động cơ ít
mạnh mẽ hơn và những mục đích không rõ ràng hơn nhiều” [53, tr.165] .


20
Phương pháp “Đánh giá xu hướng nhân cách của giáo viên” của tác
giả Rogop E.I. cho phép làm rõ ý nghĩa một số khía cạnh hoạt động sư
phạm đối với người giáo viên. Tác giả quan niệm: Các khía cạnh đánh giá
xu hướng nhân cách của giáo viên bao gồm tính tổ chức, hướng tới môn
học, người giao tiếp, động cơ được thừa nhận và trí tuệ. Mức đánh giá được
7 điểm trở nên sẽ thể hiện rõ nét biểu hiện của xu hướng hoạt động sư
phạm của họ [dẫn theo 73].
Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng nghề sư phạm
Tác giả Gonobonin Ph.N. (1976) cho rằng, các yếu tố ảnh hưởng đến
XHNSP của giáo viên rất đa dạng, cả yếu tố khách quan lẫn chủ quan. Ảnh
hưởng đó có thể xuất phát từ điều kiện sống xung quanh, bước đầu làm quen
với công tác sư phạm, ảnh hưởng của việc dạy ở trường sư phạm, sự tự đánh
giá thấp về NLSP của bản thân. Sự ảnh hưởng này diễn ra theo cả hai chiều
thuận và nghịch [31].
Tiếp cận từ khía cạnh động cơ nghề dạy học của giáo viên, nhiều công

trình nghiên cứu đã chỉ ra sự ảnh hưởng của các yếu tố đến động cơ làm việc,
tính tích cực nghề nghiệp hay sự hài lòng với công việc của người giáo viên.
Dornyei Z. (2003) cho rằng, các yếu tố như căng thẳng tâm lý, sự giới
hạn về quyền tự chủ (nhu cầu tự thể hiện của giáo viên không được thỏa
mãn), thiếu hụt về năng lực ở người dạy, thiếu thách thức trong nghề nghiệp/
học thuật và vị trí nghề nghiệp không tương thích có ảnh hưởng tiêu cực đến
động cơ làm việc của giáo viên. Chính động cơ nghề nghiệp của giáo viên có
ảnh hưởng trực tiếp đến thành tích và động cơ học tập của sinh viên [133].
Một nghiên cứu khác do Ramachandran V. và Shekar S. tiến hành năm
2005, trên đối tượng giáo viên ở Ấn Độ cũng cho cái nhìn chân thực về động
lực làm việc của giáo viên. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, động cơ dạy học của
giáo viên chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố bên trong và bên ngoài, giữa chúng
có mối liên hệ mật thiết với nhau [141].
Nghiên cứu về sự hình thành, phát triển xu hướng nghề sư phạm


21
Năm 2003, kết quả nghiên cứu của Darling Hammond và Sykescho
thấy, những giáo viên tham gia các khóa học, các chương trình đào tạo giáo
viên theo các hình thức khác nhau giúp họ tự tin về khả năng giảng dạy của
mình và dự định sẽ tiếp tục theo đuổi nghề dạy học [dẫn theo 50].
Theo một nghiên cứu tương tự khác mà Darling Hammond (2005) tiến
hành cùng cộng sự, đã tái khẳng định kết luận về sự liên quan chặt chẽ giữa
chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và giảng dạy hiệu quả. Cụ thể: Những
giáo viên ít hoặc không được đào tạo về giáo dục thường có những khó khăn
trong việc quản lý lớp, thiết kết chương trình học, thúc đẩy học sinh và thiếu các
kỹ năng giảng dạy cụ thể khác. Đồng thời, sự hào hứng, nhiệt tình, việc cam kết
và những nỗ lực thành đạt trong nghề nghiệp giảm sút [dẫn theo 50].
Trong cuốn sách “Động lực giảng dạy và nghiên cứu” (“Teaching and
Researching Motivation”), Dornyei Z. (2003) đề xuất hướng cải thiện nhằm giảm

các yếu tố tiêu cực đến động cơ làm việc của giáo viên, đó là: Mở rộng sự tự chủ, bổ
sung năng lực cá nhân ở người dạy, giáo viên được thách thức trong nghề nghiệp/
học thuật và vị trí nghề nghiệp… [133].
Một loại các công trình nghiên cứu có liên quan đến XHNSP đề cập
đến ở những khía cạnh như động cơ, động lực giảng dạy hay nghiên cứu của
giáo viên, nhu cầu thành đạt nghề, sự hài lòng với công việc của người giáo
viên [132], [141], [143].
Tóm lại, các công trình của các tác giả nêu trên đã nghiên cứu về các
vấn đề có liên quan đến xu hướng nghề, XHNSP. Phần lớn tác giả thừa nhận
xu hướng nghề, XHNSP có cơ chế, điều kiện hình thành, phát triển; chúng có
cấu thành bởi nhiều thành phần và biểu hiện rất phong phú, đa dạng, phức tạp
tùy vào giai đoạn hình thành, phát triển của xu hướng nghề, XHNSP; chịu sự
ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau; việc hình thành, phát triển xu hướng
nghề, XHNSP là một quá trình thường xuyên, liên tục kể từ khi chọn nghề,
đào tạo nghề và làm nghề. Các nghiên cứu nhấn mạnh tính đặc biệt là giai
đoạn mới bước vào nghề.


22
1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước
1.1.2.1. Các nghiên cứu về xu hướng nghề
Nghiên cứu về nội dung, biểu hiện của xu hướng nghề
Xu hướng nghề có nội dung, tính chất và biểu hiện rất phong phú, đa
dạng tùy theo chủ thể, lĩnh vực nghề nghiệp. Trong mỗi giai đoạn hình thành,
phát triển xu hướng nghề có nội dung, biểu hiện đặc trưng riêng.
Từ nghiên cứu thực tiễn, Phạm Minh Hạc (1982) quan niệm: “khi xem
xét, đánh giá một người nào đó chúng ta không chỉ quan tâm đến kết quả việc
làm mà còn phải tìm hiểu xem người đó làm việc nhằm mục đích nào? Hướng
tới cái gì? Vì ai? Để làm gì? Do cái gì thúc đẩy?...” [35, tr.60]. Tác giả cũng
chỉ rõ thành phần cơ bản của xu hướng là động cơ nhưng không phải mọi

động cơ đều là xu hướng mà chỉ những động cơ chủ đạo của cá nhân [35].
Từ năm 1984 - 1987, Viện nghiên cứu Đại học đã thực hiện điều tra xã
hội học để tìm hiểu “Trạng thái tư tưởng - lối sống sinh viên”. Kết quả nghiên
cứu đưa ra các đặc trưng trong xu hướng nghề của sinh viên theo các giai đoạn
khác nhau. Xu hướng nghề của sinh viên được thể hiện ở các mặt: Động cơ thì
vào trường; hứng thú nghề nghiệp; thái độ học tập và nghiên cứu khoa học; sự
thỏa mãn với nghề đã lựa chọn; thái độ nhận phân công công tác sau tốt nghiệp;
xác định mô hình nhân cách người cán bộ chuyên môn tương lai [dẫn theo 28].
Công trình nghiên cứu “Về một số đặc điểm xu hướng nghề nghiệp của
sinh viên trong sự chuyển đổi kinh tế xã hội mới” của Trần Thị Ninh Giang
cùng cộng sự (1994), đã xác định các nét, các thành phần của xu hướng nghề:
Thái độ, động cơ nghề nghiệp, hứng thú nghề nghiệp... Nhóm tác giả xác
định: “Xu hướng nghề được biểu hiện ở động cơ chọn nghề, ở quan niệm về
phẩm chất nghề nghiệp cần cho xã hội, thái độ đối với nghề được chọn và đối
với hoạt động học tập - nghề nghiệp” [29, tr. 68].
Trong công trình nghiên cứu về “Định hướng nghề nghiệp của học
sinh và sinh viên ở một số trường trung học phổ thông và đại học ở Hà
Nội”, đồng chủ nhiệm Nguyễn Đình Xuân và Trần Thị Minh Đức (1995)
khẳng định: “xu hướng cá nhân được hình thành, phát triển và củng cố


23
trong quá trình sống và hoạt động của từng người” [128, tr.5]. Xu hướng
thường bao gồm 3 yếu tố: nhận thức, tình cảm và hành động . Trong đó,
yếu tố nhận thức trong xu hướng biểu hiện ở chỗ xu hướng bao giờ cũng có
một đối tượng nhất định, được cá nhân nhận biết; yếu tố tình cảm của xu
hướng cá nhân biểu hiện ở đặc điểm là đối tượng hay mục tiêu sẽ làm
thỏa mãn những đòi hỏi của cá nhân, cá nhân luôn tỏ một thái độ tích
cực; yếu tố hành động trong xu hướng cá nhân biểu thị ở ý định vươn tới
đối tượng hay mục tiêu. Bên cạnh đó, tác giả cũng đề cập đến một số

mặt thể hiện khác của xu hướng như nhu cầu, đồng cơ thái độ, hứng
thú, lý tưởng… [122]
Tác giả Đỗ Ngọc Anh (2006) trong luận án tâm lý học của mình cho
rằng, xu hướng nghề bao gồm các thành phần là nhu cầu, động cơ và mục
đích nghề nghiệp. Trên cơ sở đó, tác giả xác định 4 nhóm biểu hiện, làm cơ sở
để khảo sát, đáng giá xu hướng nghề của sinh viên ngành văn hóa - thông tin,
bao gồm: Sự nhận thức đúng đắn và đầy đủ về nghề; có nhu cầu nghề nghiệp;
có động cơ, thái độ đúng đắn trong học tập - rèn luyện nghề; có mục tiêu kế
hoạch phấn đấu trong quá trình học tập - rèn luyện nghề [1].
Năm 1998, nghiên cứu “Cơ sở tâm lý của việc củng cố phát triển xu
hướng nghề nghiệp quân sự cho phi công tiêm kích thuộc lực lượng không
quân nhân dân Việt Nam hiện nay”, Chu Thanh Phong nghiên cứu xu
hướng nghề trên đối tượng đang hoạt động nghề quân sự cụ thể là phi
công tiêm kích. Các biểu hiện chủ yếu để xác định xu hướng nghề ở phi
công tiêm kích, đó là: Thái độ chính trị - niềm tin; trình độ chuyên môn
nghiệp vụ; hứng thú với hoạt động chuyên môn; có dự định kế hoạch; có
kỷ luật bay và một số biểu hiện khác [81].
Nghiên cứu thực tế “Xu hướng nghề nghiệp và vấn đề giải quyết việc
làm cho thanh thiếu niên quận Ba Đình, Hà Nội”, (2010), tác giả Nguyễn
Quang Uẩn cho rằng, các chỉ tiêu nói lên xu hướng nghề của con người bao


24
gồm: Mức độ nhận thức về nghề nghiệp, biểu hiện ở những hiểu biết về nghề
và trường học nghề; thái độ đối với nghề (thái độ đánh giá, hứng thú đối với
lĩnh vực chuyên môn); tính ổn định của thái độ đó [119].
Trong cuốn “Tâm lý học sư phạm đại học”, (2014), tác giả Nguyễn
Thạc và Phạm Thành Nghị đưa ra các thành phần, chức năng và biểu hiện của
xu hướng. “Xu hướng bao gồm cả mục đích, động cơ thúc đẩy hoạt động và
thái độ xúc cảm đối với hoạt động đó (như tình yêu, sự thỏa mãn nhu cầu…)”

[94, tr.162]. Theo đó, xu hướng nghề cũng bao hàm mục đích, động cơ và thái
độ xúc cảm đối với hoạt động nghề nghiệp. Biểu hiện xu hướng nghề của sinh
viên trong giai đoạn đào tạo nghề, đó là: Thái độ tốt đối với nghề, khuynh
hướng và hứng thú nghề nghiệp, muốn thỏa mãn những cầu vật chất và tinh
thần, muốn chiếm lĩnh hoạt động nghề nghiệp của bản thân… [94].
Tổng hợp kế thừa và phát triển các quan niệm về xu hướng nhân
cách của các nhà tâm lý học hoạt động, các nhà tâm lý học quân sự Việt
Nam [79], [81], [96], [109], [114], [122] có sự thống nhất về cấu trúc hay
thành phần tạo thành xu hướng nghề ở học viên, sĩ quan quân đội. Theo
đó, xu hướng nghề nghiệp quân sự là tổng hòa hệ thống những động cơ và
mục đích nghề nghiệp quân sự thúc đẩy, định hướng quân nhân tích cực
hoạt động quân sự.
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng nghề
Tập hợp các nghiên cứu của Phạm Tất Dong, Lê Đức Phúc, Phạm
Nguyệt Lãng, Bùi Thị Phúc… được đề cập trong cuốn “Một số vấn đề tâm lí
học sư phạm và lứa tuổi của học sinh Việt Nam” (1976), cho thấy: Xu hướng
nghề được hình thành sớm ở bậc phổ thông, chịu ảnh hưởng mật thiết của các
yếu tố khách quan và chủ quan [71].
Trong khi đó, Trần Thị Ninh Giang và cộng sự (1994) xác định các yếu
tố ảnh hưởng mạnh đến xu hướng nghề của sinh viên, như: Khả năng thực tế
của nghề (tìm việc, thu nhập…) và từ người khác (gia đình, bạn bè…) [29].


×