Tải bản đầy đủ (.docx) (164 trang)

Xây dựng phong cách ứng xử của công an nhân dân việt nam hiện nay theo phong cách hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (621.78 KB, 164 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

ĐINH BÁ ÂU

XÂY DỰNG PHONG CÁCH ỨNG XỬ CỦA
CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN
NAY THEO PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH HỒ CHÍ MINH HỌC

HÀ NỘI – 2019


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

ĐINH BÁ ÂU

XÂY DỰNG PHONG CÁCH ỨNG XỬ CỦA
CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN
NAY THEO PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH HỒ CHÍ MINH HỌC
MÃ SỐ: 62 31 02 04

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1.

PGS. TS Lại Quốc Khánh


2.

PGS. TS Lý Việt Quang

HÀ NỘI – 2019


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ
theo quy định.
Tác giả

Đinh Bá Âu


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI....................................................................................................8
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài..............................................8
1.2. Kết quả các nghiên cứu liên quan đến đề tài và những vấn đề mới đặt ra
luận án tiếp tục nghiên cứu.......................................................................... 22
CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG PHONG CÁCH ỨNG XỬ CỦA CÔNG AN
NHÂN DÂN VIỆT NAM THEO PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH - NHỮNG

VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG.......................................................................27
2.1. Các khái niệm cơ bản............................................................................27

2.2. Phong cách ứng xử Hồ Chí Minh..........................................................41
2.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách ứng xử của Công an nhân
dân Việt Nam...............................................................................................58
2.4. Giá trị lý luận và thực tiễn của phong cách ứng xử Hồ Chí Minh và tư tưởng
Hồ Chí Minh về phong cách ứng xử của Công an nhân dân....................... 66

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG PHONG CÁCH ỨNG XỬ CỦA CÔNG AN
NHÂN DÂN VIỆT NAM THEO PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH: THỰC
TRẠNG, KẾT QUẢ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA...............................74
3.1. Thực trạng xây dựng phong cách ứng xử của Công an nhân dân Việt Nam
theo phong cách Hồ Chí Minh thời gian qua............................................... 74
3.2. Kết quả xây dựng phong cách ứng xử của Công an nhân dân Việt Nam thời

gian qua........................................................................................................ 88
3.3. Nguyên nhân của những hạn chế và những vấn đề đặt ra đối với xây dựng
phong cách ứng xử của Cơng an nhân dân theo phong cách Hồ Chí Minh
....................................................................................................................105
CHƯƠNG 4:VẬN DỤNG PHONG CÁCH ỨNG XỬ HỒ CHÍ MINH VÀO
XÂY DỰNG PHONG CÁCH ỨNG XỬ CỦA CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT
NAM HIỆN NAY.........................................................................................116
4.1. Dự báo các yếu tố tác động đến xây dựng phong cách ứng xử của Công an
nhân dân Việt Nam trong thời gian tới.......................................................116
4.2. Giải pháp xây dựng phong cách ứng xử của Công an nhân dân Việt Nam
hiện nay theo phong cách Hồ Chí Minh.....................................................126
KẾT LUẬN.................................................................................................. 146
DANH MỤC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN....................................................................................................................................... 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................150
PHỤ LỤC



1
MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài

Trong cuộc đời hoạt động vơ cùng phong phú của mình, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã để lại những ấn tượng hết sức sâu sắc đối với tất cả những ai đã từng
gặp Người. Giao tiếp với nhiều đối tượng khác nhau, Người đã có một phong
cách ứng xử ở tầm nghệ thuật gần như hồn thiện, làm cho mọi người có thể
cảm nhận đầy đủ cái đẹp của cuộc sống cũng như cái cao thượng của nhân
cách con người. “Phong cách ứng xử Hồ Chí Minh là sự phản ánh trung thực
chính bản thân Hồ Chí Minh, đó là phong cách của một con người với nhân
cách siêu việt, cái tâm trong sáng, cái đức cao đẹp, cái trí minh mẫn, cái hành
mực thước, phong cách của một lãnh tụ, một vĩ nhân, một chiến sĩ cộng sản
chân chính, người anh hùng giải phóng dân tộc, đồng thời cũng là nhà văn hóa
kiệt xuất” [76, tr.150]. Phong cách ứng xử Hồ Chí Minh là một hạt ngọc quý
trong kho tàng di sản vô giá mà của Người để lại cho cán bộ và nhân dân ta.
Phong cách ứng xử của Người không những là biểu tượng để mọi người ca
ngợi, chiêm ngưỡng mà còn là tấm gương mẫu mực để mọi người học tập,
phấn đấu và noi theo. Phong cách ứng xử Hồ Chí Minh hàm chứa những giá
trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, bền vững và có sức lan tỏa mạnh mẽ.
Nhận rõ những giá trị to lớn của phong cách ứng xử Hồ Chí Minh đối với
việc tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức, phong cách của con người Việt
Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII đã ban hành Chỉ thị số 05-CT/TW
ngày 15/5/2016 về việc “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh” để triển khai sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân ta.
Nội dung học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh lần đầu tiên được Đảng
ta triển khai trong chỉ thị, nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và

hành động về phong cách của từng cán bộ, đảng viên và trong nhân dân.
Đối với Công an nhân dân Việt Nam - lực lượng vũ trang được Chủ tịch Hồ
Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện, những tư tưởng, lời dạy và phong


2
cách ứng xử của Người là di sản tinh thần vơ giá góp phần xây dựng hình ảnh,
phong cách ứng xử người chiến sĩ Công an nhân dân sẵn sàng hy sinh để bảo
vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, hết lịng vì nhân dân phục vụ, lấy
niềm vui và hạnh phúc của nhân dân làm niềm vui, lẽ sống của mình.
Thực tế cho thấy, phần lớn cán bộ, chiến sĩ Cơng an nhân dân có phong
cách ứng xử chuẩn mực, lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, trung thành
tuyệt đối với Đảng, Tổ quốc và nhân dân, tận tụy, trách nhiệm với cơng việc, có
phẩm chất đạo đức và lối sống trong sáng, lành mạnh, chấp hành nghiêm kỷ luật,
kỷ cương, điều lệnh, giao tiếp ứng xử có văn hóa, đã góp phần xây dựng hình
ảnh người chiến sĩ Cơng an nhân dân “bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ”.
Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, bên
cạnh nhiều tấm gương sáng về ứng xử, lực lượng Cơng an nhân dân Việt Nam
vẫn cịn những hạn chế về phong cách ứng xử cần phải khắc phục. Nhiều hành

vi ứng xử chưa đẹp, lời nói chưa hay cịn tồn tại, ý thức thể hiện những
giá trị
ứng xử chuẩn mực trong quan hệ giữa cá nhân trong cộng đồng chưa thực sự
được quan tâm và thực hiện, việc ứng xử đơi khi cịn mang tính hình thức, chưa
thật sâu sắc, tạo thành nền nếp, thói quen trong hành vi của mỗi người. Một số
cán bộ, chiến sĩ Công an, nhất là ở đơn vị thường xuyên tiếp xúc, trực tiếp giải
quyết công việc với nhân dân chưa nhận thức đầy đủ về nghĩa vụ, trách nhiệm và
quyền hạn, chưa nêu cao tinh thần vì nhân dân phục vụ, có thái độ hách dịch, cửa
quyền, sách nhiễu, giao tiếp thiếu văn hóa với nhân nhân, vi phạm điều lệnh
Cơng an nhân dân, quy chế làm việc, quy trình cơng tác, thậm chí lợi dụng

nhiệm vụ thực thi pháp luật để giải quyết việc riêng... gây dư luận xấu trong xã
hội, làm ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín của lực lượng Công an nhân dân.

Hiện nay, các thế lực thù địch, phản động tiếp tục ráo riết thực hiện
chiến lược “diễn biến hịa bình”, bạo loạn, can thiệp lật đổ ở nước ta với quy
mô ngày càng mở rộng, cường độ ngày càng quyết liệt, tính chất ngày càng
nguy hiểm, thâm độc, tinh vi, xảo quyệt. Những mặt trái của cơ chế thị trường
đang hàng ngày, hàng giờ tác động đến nhận thức, đạo đức, văn hóa, ứng xử


3
của mỗi người chiến sĩ Công an nhân dân. Trong bối cảnh đó, phong cách ứng
xử Hồ Chí Minh vẫn mang tính thời sự, cịn ngun vẹn giá trị và là hình
mẫu, bài học quý báu đối với lực lượng Công an nhân dân trong sự nghiệp
bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an tồn xã hội.
Từ thực trạng trên, việc học tập, vận dụng phong cách ứng xử Hồ Chí
Minh để xây dựng phong cách ứng xử của Công an nhân dân Việt Nam, xứng
đáng là lực lượng vũ trang trung thành của Đảng và của nhân dân, đáp ứng
mục tiêu xây dựng lực lượng Công an nhân dân vì nước quên thân, vì dân
phục vụ là vấn đề quan trọng và cấp thiết hơn bao giờ hết.
Với ý nghĩa nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài “Xây dựng phong cách ứng
xử của Công an nhân dân Việt Nam hiện nay theo phong cách Hồ Chí
Minh” làm luận án tiến sĩ, chuyên ngành Hồ Chí Minh học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Nghiên cứu, làm rõ nhận thức những vấn đề lý luận về xây dựng phong
cách ứng xử của Công an nhân dân Việt Nam theo phong cách Hồ Chí Minh,
đánh giá thực trạng, chỉ ra nguyên nhân, đề xuất một số giải pháp nhằm xây
dựng phong cách ứng xử của Cơng an nhân dân Việt Nam theo phong cách
Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay.

2.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, luận án xác định những nhiệm vụ chủ yếu
sau đây:
- Tổng quan các vấn đề nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án.
-

Xây dựng lý luận về xây dựng phong cách ứng xử của Công an nhân

dân theo phong cách Hồ Chí Minh; luận giải giá trị lý luận và thực tiễn của
phong cách ứng xử Hồ Chí Minh.
-

Đánh giá thực trạng xây dựng phong cách ứng xử của Công an nhân

dân Việt Nam theo phong cách Hồ Chí Minh, rút ra những thành tựu, hạn chế,
nguyên nhân và những vấn đề đặt ra.


4
- Dự báo các yếu tố tác động và đề xuất giải pháp xây dựng phong cách
ứng xử Công an nhân dân Việt Nam hiện nay theo phong cách Hồ Chí Minh.
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng phong cách ứng xử của Công
an nhân dân Việt Nam theo phong cách Hồ Chí Minh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
-


Về nội dung: Phong cách ứng xử Hồ Chí Minh và tư tưởng Hồ Chí

Minh về phong cách ứng xử của Công an nhân dân Việt Nam.
- Về không gian: Công an các tỉnh, thành trọng điểm.
- Về thời gian: Từ 2016 đến nay (tính từ mốc thời gian kể từ khi có Chỉ
thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng,
đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”).
4.

Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1. Cơ sở phương pháp luận
Luận án được tiến hành nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm của Đảng về xây dựng
phong cách, văn hóa con người Việt Nam nói chung và xây dựng phong cách
ứng xử của Cơng an nhân dân nói riêng.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Để phục vụ cho đề tài nghiên cứu này, tác giả dự kiến tiến hành sưu tầm
và phân tích một số nguồn tài liệu sau:
+ Những bài nói, bài viết, tác phẩm trong di sản Hồ Chí Minh liên quan
đến chủ đề nghiên cứu, tập trung trong các cơng trình: Hồ Chí Minh Tồn tập,
Hồ Chí Minh Biên niên tiểu sử…
+ Những hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh liên quan đến phong cách
ứng xử của Người.


5
+ Những cơng trình nghiên cứu tiêu biểu, có giá trị của các cá nhân, tổ

chức về phong cách Hồ Chí Minh liên quan đến chủ đề.
- Phương pháp xin ý kiến chuyên gia
Để phục vụ cho đề tài nghiên cứu, tác giả dự kiến tiến hành phỏng vấn
sâu các đối tượng sau: Nhà khoa học, nhà nghiên cứu, cán bộ lãnh đạo, cán bộ
quản lý, chủ yếu tập trung ở các cơ quan nghiên cứu, đào tạo (Học viện Chính
trị quốc gia Hồ Chí Minh, Đại học Quốc gia Hà Nội, Học viện Chính trị Cơng
an nhân dân, Học viện An ninh nhân dân, Học viện Cảnh sát nhân dân,…) và
một số Công an các tỉnh, thành phố lớn của đất nước.
- Phương pháp lịch sử - logic.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
Tác giả luận án tiến hành điều tra, khảo sát bằng bảng hỏi đối với 400 cán
bộ, chiến sĩ lực lượng Công an nhân dân trên cả nước về nhận thức về phong
cách ứng xử, phong cách ứng xử Hồ Chí Minh, phong cách ứng xử của Công an
nhân dân và thực tiễn ứng xử của cán bộ, chiến sĩ công an trên ba phương diện:
Ứng xử đối với đồng nghiệp, với nhân dân và với các đối tượng đấu tranh.

Bên cạnh đó, tác giả điều tra, khảo sát bằng bảng hỏi đối với 400 người
dân về thực trạng phong cách ứng xử của lực lượng Công an nhân dân trên
một số lĩnh vực. Từ đó đánh giá, rút ra nhận xét của người dân về phong cách
ứng xử của người Công an nhân dân trên một số lĩnh vực.
- Phương pháp tổng hợp, so sánh.
- Phương pháp tổng kết thực tiễn.
Tác giả tiến hành tổng kết, đánh giá thực tiễn xây dựng phong cách ứng
xử của Công an nhân dân theo phong cách Hồ Chí Minh, qua đó rút ra những
thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế đó.
- Phương pháp hội thảo.
Tác giả luận án tiến hành hội thảo, xin ý kiến của các nhà khoa học, cá
nhân, cán bộ chiến sĩ Công an của đơn vị công tác và công an các đơn vị, địa
phương để làm rõ từng nội dung luận án được sâu sắc, hoàn thiện hơn.



6
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
5.1. Ý nghĩa khoa học
-

Góp phần nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về xây dựng

phong cách ứng xử của Công an nhân dân Việt Nam theo phong cách ứng xử

-

Góp phần hồn thiện lý luận về xây dựng lực lượng Công an nhân dân

Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
-

Kết quả đề tài luận án giúp lực lượng Công an nhân dân nắm vững thực

trạng phong cách ứng xử của Công an nhân dân trong thời gian qua. Đồng thời
kết quả nghiên cứu về các giải pháp giúp lực lượng Công an nhân dân sử dụng
để xây dựng phong cách ứng xử của Cơng an nhân dân theo phong cách Hồ Chí

-

Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo để nghiên cứu và

giảng dạy ở các bậc học chuyên ngành Hồ Chí Minh học, Chính trị học về vấn
đề phong cách ứng xử trên phạm vi cả nước.

6.

Những đóng góp mới của luận án

Luận án là cơng trình khoa học nghiên cứu có hệ thống và tồn diện về
xây dựng phong cách ứng xử của Công an nhân dân Việt Nam hiện nay theo
phong cách Hồ Chí Minh với những điểm mới sau đây.
- Luận án làm rõ khái niệm phong cách ứng xử, phong cách ứng xử Hồ
Chí Minh, phong cách ứng xử của Cơng an nhân dân, xây dựng phong cách
ứng xử của Công an nhân dân theo phong cách Hồ Chí Minh; đặc trưng cơ
bản của phong cách ứng xử Hồ Chí Minh, tư tưởng Hồ Chí Minh về phong
cách ứng xử của Cơng an nhân dân; giá trị lý luận và thực tiễn của phong cách
ứng xử Hồ Chí Minh.
-

Đánh giá thực trạng xây dựng phong cách ứng xử của Công an nhân

dân Việt Nam theo phong cách ứng xử Hồ Chí Minh từ năm 2006 đến hết


7
năm 2018. Trên cơ sở đó, luận án tổng kết, nhận xét nêu bật được những kết
quả đạt được, những tồn tại hạn chế cần khắc phục; đồng thời chỉ ra được
nguyên nhân của những hạn chế đó.
-

Luận án đưa ra một số dự báo về những yếu tố tác động đến xây dựng

phong cách ứng xử của Công an nhân dân theo phong cách Hồ Chí Minh thời
gian tới và đề xuất một số giải pháp có tính khoa học giúp cho lực lượng

Cơng an nhân dân có cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng phong cách ứng
xử của Công an nhân dân theo phong cách Hồ Chí Minh có hiệu quả. Lý luận
và thực tiễn của đề tài góp phần xây dựng hồn thiện quy định về ứng xử của
lực lượng Công an nhân dân.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung luận án bao gồm 4 chương, 11 tiết.
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
Chương 2: Xây dựng phong cách ứng xử của Công an nhân dân Việt
Nam theo phong cách Hồ Chí Minh - Những vấn đề lý luận chung.
Chương 3: Xây dựng phong cách ứng xử của Công an nhân dân Việt Nam
theo phong cách Hồ Chí Minh - Thực trạng, kết quả và những vấn đề đặt ra.

Chương 4: Vận dụng phong cách ứng xử Hồ Chí Minh vào xây dựng
phong cách ứng xử của Công an nhân dân Việt Nam hiện nay.


8
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu về phong cách, phong cách ứng xử
Hồ Chí Minh
Q trình nghiên cứu về phong cách Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt
Nam, các nhà khoa học, các nhà hoạt động chính trị ở trong và ngồi nước đã
có nhiều cơng trình khoa học đề cập đến phong cách sinh hoạt, phong cách
làm việc, phong cách tư duy, phong cách nói, phong cách viết, phong cách
ứng xử, phong cách nêu gương… Đây là cơ sở, luận cứ khoa học để tác giả
nghiên cứu có hệ thống về phong cách và phong cách ứng xử Hồ Chí Minh.

Nghiên cứu về hệ thống phong cách Hồ Chí Minh có cuốn sách Phương
pháp và phong cách Hồ Chí Minh của tác giả Đặng Xuân Kỳ (Chủ biên) [77].
Mặc dù nghiên cứu về phong cách Hồ Chí Minh cịn khá mới mẻ nhưng cơng
trình đã đi tới những kết luận bước đầu về phong cách Hồ Chí Minh, đưa cơng
tác nghiên cứu phong cách Hồ Chí Minh lên một tầm cao mới. Tác giả đã làm rõ
những nội dung của phong cách Hồ Chí Minh, giá trị, sức mạnh tỏa ra từ phong
cách Hồ Chí Minh, một phong thái được hun đúc sâu xa bởi những giá trị nhân
bản của một tư tưởng lớn đã chinh phục hàng triệu triệu trái tim, khối óc con
người Việt Nam và bạn bè quốc tế. Phong cách Hồ Chí Minh được hình thành từ
những ngày đầu bơn ba tìm đường cứu nước và phát triển trong suốt cuộc đời
hoạt động cách mạng không mệt mỏi của Người. Phong cách ấy là bài học, là
chuẩn mực cho việc xây dựng phong cách cán bộ cách mạng, bồi dưỡng nhân
cách cho các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau. Cuốn sách đã nghiên
cứu, đề cập đến hệ thống phong cách Hồ Chí Minh, trong đó có một phần riêng
nói về phong cách ứng xử Hồ Chí Minh. Đây là nguồn tài liệu rất quý để tác giả
tham khảo, triển khai nghiên cứu luận án.


9
Nghiên cứu về phong cách Hồ Chí Minh trên một số lĩnh vực cụ thể có
thể kể đến cuốn sách Phong cách làm việc Hồ Chí Minh - Giá trị lý luận và
thực tiễn của tác giả Phạm Ngọc Anh (Chủ biên) [1]. Cơng trình đã trình bày
một cách có hệ thống phong cách làm việc Hồ Chí Minh như khái niệm, đặc
trưng phong cách làm việc, giá trị lý luận và thực tiễn phong cách làm việc Hồ
Chí Minh. Cơng trình đã tiếp cận, nghiên cứu phong cách ứng xử Hồ Chí
Minh dưới góc độ ứng xử đối với công việc. Cuốn sách Phong cách Bác Hồ
đến cơ sở của tác giả Hồng Khanh được viết theo lời kể của các đồng chí
nhiều năm được sống và làm việc cùng Người, Nhà báo Hồng Khanh đã ghi
lại những câu chuyện Bác Hồ đi thăm cơ sở, từ lên mặt trận, ra cánh đồng,
vào xưởng máy, dự lớp học đến vui đón Tết. Mỗi câu chuyện đều thể hiện

phong cách giản dị, gần gũi nhưng rất tinh tế của Bác. Lối sống, tác phong
quần chúng của Hồ Chí Minh ln là chuẩn mực nhân cách con người cách
mạng nhưng lại khơng xa lạ với mỗi con người bình thường, mà ai cũng có
thể soi mình, học tập, noi theo [73].
Cuốn sách Góp phần tìm hiểu tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh của tác giả Mạch Quang Thắng đã đề cập những nội dung cơ bản của
phong cách Hồ Chí Minh nói chung và phong cách ứng xử Hồ Chí Minh nói
riêng. Về phong cách ứng xử Hồ Chí Minh, tác giả khái quát thành các đặc
trưng riêng có của Người như: thành tâm, thật lòng, khoan dung, nhân ái, yêu
thương, kính trọng con người... Đây là nguồn tư liệu quý giá để tác giả luận
án triển khai nghiên cứu có chiều sâu [113].
Một số bài báo, tạp chí, kỷ yếu và hội thảo khoa học có nghiên cứu, đề
cập về phong cách Hồ Chí Minh nói chung, phong cách ứng xử Hồ Chí Minh
nói riêng như: “Văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh - Giá trị và ý nghĩa” của tác giả
Hồng Chí Bảo [6]. Trong bài viết này, tác giả trình bày thành 5 phần, trong
đó phần 4 tác giả nêu lên quan điểm rất rõ ràng về văn hóa ứng xử Hồ Chí
Minh. Theo tác giả, văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh là ngun tắc ứng xử của
Người, là văn hóa giáo dục, kết hợp giáo dục bằng lời với thực hành bằng


10
công việc thực tế và bằng sự nêu gương. Đặc biệt, văn hóa ứng xử Hồ Chí
Minh là văn hóa tự ứng xử. Bài viết “Góp phần tìm hiểu phong cách ứng xử
chính trị Hồ Chí Minh” của tác giả Đào Đình Tuấn [128]. Tác giả đã bước đầu
đưa ra quan niệm, những đặc trưng cơ bản và giá trị của phong cách ứng xử
chính trị Hồ Chí Minh. Bài viết “Phong cách ứng xử ngoại giao Hồ Chí
Minh” của tác giả Lường Thị Lan đã bước đầu đưa ra những đặc trưng chủ
yếu trong phong cách ứng xử ngoại giao Hồ Chí Minh, qua đó làm nổi bật đạo
đức và tài năng của Hồ Chí Minh trong giải quyết vấn đề ngoại giao [80]. Bài
viết “Phong cách ứng xử Hồ Chí Minh” của tác giả Lê Thị Hằng đã đưa ra

một số đặc trưng trong phong cách ứng xử của Hồ Chí Minh [52].
Các cơng trình khơng có cụm từ “phong cách, phong cách ứng xử Hồ
Chí Minh” trong tên, nhưng nội dung có nghiên cứu, đề cập đến phong cách,
phong cách ứng xử Hồ Chí Minh như: Cuốn sách Nhân ái Hồ Chí Minh của
tác giả Nguyễn Văn Khoan đã bàn đến quan niệm và chỉ ra một số biểu hiện
của phong cách ứng xử Hồ Chí Minh, trong đó đề cập đến một số đặc trưng
khoan dung, nhân ái của Hồ Chí Minh trong ứng xử với mọi người [76]. Cuốn
sách Hồ Chí Minh chiến sĩ cách mạng quốc tế của tác giả Phan Ngọc Liên,
Trịnh Vương Hồng đã trình bày, phân tích những hoạt động quốc tế của Hồ
Chí Minh [84]. Qua đó, người viết đã làm nổi bật vai trị, cơng lao của Hồ Chí
Minh như một người lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc và phong trào
cộng sản quốc tế. Cuốn sách đã tập trung làm nổi bật công lao của Người với
tư cách một chiến sĩ cách mạng quốc tế, thông qua việc giải quyết các mối
quan hệ ứng xử phức tạp của thời cuộc. Cuốn sách Tìm hiểu vai trị của Hồ
Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam của tác giả Đinh Xuân Lý
(Chủ biên) là tập hợp các bài viết của nhiều tác giả, từ những góc độ tiếp cận
khác nhau để làm rõ nỗi bật vai trị to lớn của Hồ Chí Minh đối với cách mạng
Việt Nam trên tất cả các phương diện và các lĩnh vực xã hội. Cơng trình đã
bàn đến một số vấn đề về phong cách ứng xử Hồ Chí Minh, trong đó nổi bật
là ứng xử với người, với việc của Hồ Chí Minh trong q trình lãnh đạo cách
mạng Việt Nam [88].


11
Nghiên cứu về phong cách ứng xử Hồ Chí Minh cịn có cuốn sách Hồ
Chí Minh - Sự hình thành nhân cách lớn của tác giả Trần Thái Bình [9]. Trong
phần 3, chương III, tác giả bàn đến phong cách ứng xử Hồ Chí Minh. Tác giả
đã trình bày chi tiết cách ứng xử của Người thơng qua các tình huống cụ thể.
Theo tác giả, ở Hồ Chí Minh có một phong cách ứng xử rất văn hóa. Chữ văn
hóa bao hàm rộng rãi tất cả những giá trị tinh thần quý báu của một nhân cách

lớn những giá trị nhân văn.
Cuốn sách Hồ Chí Minh - Tinh hoa và khí phách của dân tộc của cố Thủ
tướng Phạm Văn Đồng là tác phẩm lịch sử cách mạng viết về Chủ tịch Hồ Chí
Minh của tác giả có nhiều năm sống và hoạt động cách mạng bên cạnh Người.
Tác giả đã chứng kiến và ghi lại những câu chuyện hết sức chân thực về Chủ
tịch Hồ Chí Minh. Tinh thần, tư tưởng, phong cách Hồ Chí Minh được đúc kết
và thể hiện xuyên suốt 14 tác phẩm và gần 40 phụ bản ảnh tư liệu quý hiếm về
Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tác phẩm đã trình bày tư tưởng và lối sống cao đẹp
của Hồ Chí Minh qua nhiều câu chuyện thân tình, nhiều kỷ niệm cảm động
trong những năm tháng được sống bên Người. Mỗi câu chuyện ứng xử đều
được trình bày điềm đạm, dung dị, vừa mang tính lịch sử thuần túy, lại vừa là
hồi ký đồng thời thể hiện chính kiến, quan điểm rõ ràng mang tính chính luận.
Phong cách Hồ Chí Minh đã đúc kết và thể hiện sinh động và đầy đủ trong tác
phẩm này [43].
Nghiên cứu về phong cách ứng xử của Hồ Chí Minh trong lĩnh vực đối
ngoại có thể kể đến cuốn sách Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh của tác giả
Nguyễn Dy Niên. Tác giả đã đề cập đến phương diện hoạt động ngoại giao
của Hồ Chí Minh, làm sáng tỏ tư tưởng, phương pháp, nghệ thuật và phong
cách ngoại giao Hồ Chí Minh. Qua đó, góp phần làm nổi bật những nét đặc
trưng tiêu biểu của Hồ Chí Minh trong giải quyết các mối quan hệ ứng xử với
các nước, các tổ chức quốc tế [91].
Cuốn sách “Hồ Chí Minh - Vĩ đại một con người” của tác giả Trần Văn
Giàu là một cơng trình khoa học có giá trị rất lớn nghiên cứu về phong cách Hồ


12
Chí Minh [49]. Cơng trình đã trình bày một cách hệ thống về cuộc đời huyền
thoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh - nhà hiền triết, anh hùng giải phóng dân tộc,
nhà văn hoá kiệt xuất, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam bằng lối viết khúc
chiết, mang tính khái qt cao với ngơn từ chân thành, giản dị. Qua tác phẩm,

người đọc hiểu rõ hơn về Chủ tịch Hồ Chí Minh - người đã cống hiến trọn đời
mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần to lớn
vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc trên thế giới vì hồ bình, độc lập dân
tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Đồng thời, cơng trình cũng khẳng định rõ tầm
quan trọng của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong thời kỳ cơng
nghiệp hố, hiện đại hố vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh, nhận định tính đúng đắn của Đảng ta về lập trường lấy chủ nghĩa
Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hành động.
Cơng trình gồm ba phần: Phần thứ nhất viết về vấn đề Nguyễn Ái Quốc tìm thấy
con đường cứu nước Việt Nam; Phần thứ hai là nội dung cốt lõi của tác phẩm với
luận đề Vĩ đại một con người; Phần thứ ba phân tích, bình luận chủ điểm Miền
Nam trong trái tim Hồ Chí Minh. Cơng trình là tư liệu tham khảo có giá trị trong
việc tìm hiểu, nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, tấm gương đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh; giúp cho việc nhận thức sâu sắc hơn về di sản tinh
thần vơ giá mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho tồn Đảng, tồn dân và tồn
qn ta hơm nay và muôn đời sau.
Nghiên cứu về nét đặc trưng trong phong cách ứng xử Hồ Chí Minh có
cuốn sách Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của tác giả Song Thành [107].
Cơng trình đã nêu bật những đặc trưng trong văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh, qua
đó đã đề cập đến cách ứng xử của Hồ Chí Minh đối với một số mối quan hệ ứng
xử với người như: khiêm nhường, lịch thiệp, chân tình, nồng hậu, tự nhiên, cảm
hóa, khoan dung, độ lượng. Cuốn sách Bí quyết thành cơng Hồ Chí Minh của tác
giả Phùng Hữu Phú tập hợp các bài viết của tác giả trong nhiều năm [99]. Qua
đó, người viết đã nêu bật được thành cơng của Hồ Chí Minh trong việc xử lý mối
quan hệ giữa các lực lượng, các thành phần trong dân


13
tộc để xây dựng được khối đại đoàn kết toàn dân, trên nền tảng liên minh
cơng - nơng - trí thức do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Thông qua cơng

trình này, tác giả đã bàn đến bước đầu về phong cách ứng xử Hồ Chí Minh.
Tác giả Lê Văn Tích (Chủ biên) với cơng trình Hồ Chí Minh với cuộc
đấu tranh vì hịa bình và tiến bộ của nhân loại đã nghiên cứu một số vấn đề lý
luận và thực tiễn liên quan đến những cống hiến của Hồ Chí Minh đối với
cuộc đấu tranh vì hịa bình, tiến bộ của nhân loại, tư tưởng về một nền hịa
bình chân chính, quan hệ hịa bình giữa các dân tộc; những quan điểm và hoạt
động của Hồ Chí Minh về xây dựng một nước Việt Nam tiến bộ góp phần tích
cực vào sự phát triển của nhân loại [118]. Qua đó, người viết đã góp phần thể
hiện được cách giải quyết các mối quan hệ ứng xử có liên quan đến hịa bình
và tiến bộ của nhân loại của Hồ Chí Minh.
Cuốn sách Hồ Chí Minh với chiến lược đại đồn kết quốc tế trong cách
mạng giải phóng dân tộc của tác giả Lê Văn Yên đã phân tích hoạt động của
Hồ Chí Minh để xây dựng mối quan hệ đồn kết quốc tế trong cách mạng giải
phóng dân tộc [137]. Qua đó, người viết khái quát những nội dung cơ bản
trong chiến lược đoàn kết quốc tế của Hồ Chí Minh. Đồng thời, tác giả cũng
phân tích tầm trí tuệ, tầm chiến lược của Người trong giải quyết mối quan hệ
dân tộc và quốc tế, giá trị thực tiễn của vấn đề đối với cách mạng Việt Nam.
Công trình đã đề cấp cách ứng xử của Hồ Chí Minh trong giải quyết mối quan
hệ quốc tế, quan hệ giữa dân tộc và quốc tế.
Nghiên cứu về ứng xử linh hoạt, sáng tạo của Hồ Chí Minh trong q
trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam có tác phẩm Hồ Chí Minh nhà cách mạng
sáng tạo của tác giả Mạch Quang Thắng [110]. Tác giả và các cộng sự đã
nghiên cứu một cách có hệ thống những đặc điểm, bản chất, sự vận dụng sáng
tạo của Hồ Chí Minh trong thực tiễn cách mạng Việt Nam, qua đó cho thấy
sức sống mãnh liệt và những giá trị quý báu - những giá trị dân tộc và mang
tầm vóc thời đại của tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới đất nước
hiện nay. Tuy không đi vào nghiên cứu sâu về phong cách ứng xử


14

Hồ Chí Minh, nhưng các tác giả đã góp phần làm rõ sự sáng tạo của Hồ Chí
Minh trong giải quyết các mối quan hệ ứng xử.
Cuốn sách Hồ Chí Minh nhà tư tưởng thiên tài của tác giả Trần Nhâm đã
phân tích, luận giải tài năng của Hồ Chí Minh trong giải quyết các mối quan
hệ ứng xử trên các phương diện với nhân dân, bạn bè quốc tế [90]. Cuốn sách
“Văn hóa đạo đức Hồ Chí Minh” của tác giả Hồng Chí Bảo đã giới thiệu 5
chun đề nghiên cứu tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh với những nội dung cơ
bản và giá trị to lớn của tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh để từ đó học tập và
làm theo tấm gương đạo đức của Người [5]. Nội dung gồm 5 chuyên đề: Thứ
nhất, văn hóa đạo đức Hồ Chí Minh - Một kiểu mẫu văn hóa đạo đức; thứ hai,
ba vấn đề lớn cần quan tâm trong cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh”; thứ ba, “Sửa đổi lối làm việc” - Tác phẩm đầu
tiên đặt vấn đề đổi mới trong điều kiện Đảng cầm quyền; thứ tư, về hoàn cảnh
ra đời, giá trị và ý nghĩa của tác phẩm “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét
sạch chủ nghĩa cá nhân” của Chủ tịch Hồ Chí Minh; thứ năm, minh triết Hồ
Chí Minh về đạo đức… Qua những nội dung đó, tác giả đã đề cập đến phong
cách ứng xử Hồ Chí Minh qua cách ứng xử đạo đức của Người.

Cuốn sách “Văn hóa, đạo đức trong tư tưởng Hồ Chí Minh” của tác giả
Bùi Đình Phong đề cập đến văn hóa trong đó có văn hóa đạo đức. Trong khi
xem đạo đức như một góc độ của văn hóa, tác giả bàn đến một số nội dung
quan trọng về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh như đặc trưng bản chất tư tưởng
đạo đức Hồ Chí Minh; những nội dung về nâng cao đạo đức cách mạng, quét
sạch chủ nghĩa cá nhân; giá trị trường tồn về tư tưởng và đạo đức, phong cách
Hồ Chí Minh. Trong tác phẩm, tác giả cũng đề cập đến những hiện tượng suy
thoái đạo đức trong xã hội như vấn đề chống tham nhũng và một số vấn đề
khác thuộc về lĩnh vực văn hóa. Đây là những gợi mở cua tác cơng trình để
luận án đi vào nghiên cứu phong cách ứng xử văn hóa Hồ Chí Minh [93].
Cuốn sách Bản lĩnh chính trị Hồ Chí Minh của



15
tác giả Bùi Đình Phong (chủ biên) đã đề cập đến cách thức giải quyết các mối
quan hệ ứng xử của Hồ Chí Minh, đặc biệt là ứng xử chính trị, thơng qua đó
nêu rõ bản lĩnh chính trị của Người [94].
Một số nghiên cứu của các tác giả ngoài nước về phong cách Hồ Chí
Minh như: Tác phẩm Đồng chí Hồ Chí Minh của tác giả E.Cơbêlép, một nhà
khoa học nước ngồi có nhiều năm, nhiều kinh nghiệm nghiên cứu về Hồ Chí
Minh [33]. Tác giả đã đưa ra những hiểu biết khoa học, chính xác về cuộc đời,
sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, gắn với một thời kỳ lịch sử huy hoàng
của dân tộc và những biến cố lớn lao của thời đại. Đồng thời, người viết đã
giúp người đọc nhận thức về tư tưởng, đạo đức, phong cách của một lãnh tụ
thiên tài, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, Người vẫn sống mãi
trong tâm trí của người cộng sản và nhân loại tiến bộ trên thế giới với tư cách
là nhà hoạt động lỗi lạc trong phong trào cộng sản và phong trào giải phóng
dân tộc, nhà mácxít - lêninnít kiên định.
Cuốn sách Hồ Chí Minh - Tâm và tài của một nhà yêu nước của tác giả
Nguyễn Đài Trang tiếp cận nghiên cứu mới về phong cách Hồ Chí Minh của
một trí thức Việt kiều u nước [122]. Cơng trình phản ánh được những giá trị
cao quý trong tư tưởng và con người, phong cách Hồ Chí Minh. Đó là những
cống hiến của Người trong cơng cuộc giải phóng dân tộc, giải phóng con
người; tư tưởng của Người về vấn đề bình đẳng dân tộc và nam nữ bình
quyền; ý nghĩa và tầm quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với công
cuộc đổi mới, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế của Việt Nam, phong
cách ứng xử Hồ Chí Minh để lại sâu đậm trong lịng nhân dân và bạn bè quốc
tế... Cuốn sách Hồ Chí Minh, nhân văn và phát triển của tác giả Nguyễn Đài
Trang được xuất bản bằng tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Pháp. Với độ dày
hơn 200 trang, gồm 7 chương, những hình ảnh, tư liệu quý cùng những hiểu
biết sâu sắc về phong cách Hồ Chí Minh của một trí thức Việt kiều yêu nước
được thể hiện qua cuốn sách đã có tác động tích cực đến chính giới, nhân dân

Canada và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, đồng thời cung cấp cho


16
người đọc trong nước một cách nhìn, đánh giá, cảm nhận riêng của một trí
thức Việt kiều về Bác Hồ kính u. Trong cơng trình, tác giả đã làm nổi bật
phong cách ứng xử văn hóa, nhân văn của Hồ Chí Minh làm cho bạn bè, nhân
dân thế giới ca ngợi và cảm phục [123].
Cuốn sách Hồ Chí Minh - Một người châu Á của mọi thời đại của tác giả
Trần Minh Ngọc tuyển chọn các bài nói và viết trong vơ vàn bài nói và viết
của lãnh đạo các tổ chức quốc tế, các nhà chính trị - xã hội, các xã luận đăng
tải trên báo, tạp chí của các nước, hồi ký, hồi ức của bạn bè trên thế giới,
những người đã may mắn được sống, gặp gỡ và tiếp xúc với Chủ tịch Hồ Chí
Minh [89]. Qua những trang viết của bạn bè năm châu, đã thể hiện sự cảm
phục, kính trọng nét văn hóa trong phong cách Hồ Chí Minh.
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu về phong cách ứng xử của Công an
nhân dân
Phong cách ứng xử có vai trị rất quan trọng trong cơng tác chiến đấu,
xây dựng, trưởng thành của lực lượng Công an nhân dân. Trong lực lượng
Cơng an, đã có một số cơng trình khoa học, đề tài, bài viết, báo cáo đề cấp
đến công tác xây dựng lực lượng liên quan đến phong cách ứng xử của Công
an nhân dân. Các cơng trình này cung cấp một số cơ sở để nghiên cứu lý luận,
đánh giá thực trạng và đề ra giải pháp góp phần xây dựng phong cách ứng xử
của Cơng an nhân dân.
Có thể kể đến cuốn sách Văn hóa ứng xử của Cơng an nhân dân Việt
Nam của tác giả Trần Đại Quang [100]. Đây là cơng trình nghiên cứu trọng
điểm của Bộ Cơng an về văn hóa ứng xử của Công an nhân dân Việt Nam.
Cuốn sách đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về văn hóa ứng xử, trên cơ sở
đó đưa ra những quan điểm, giải pháp xây dựng văn hóa ứng xử của tồn lực
lượng trong tình hình mới và đưa ra các tiêu chí cơ bản phục vụ Bộ Cơng an

xây dựng “Bộ quy tắc văn hóa ứng xử của Cơng an nhân dân Việt Nam” để
triển khai trong tồn lực lượng. Cuốn sách gồm 3 chương chính, phản ánh


17
tương đối đầy đủ quá trình hình thành, xây dựng, nghiên cứu và làm rõ lý luận
chung, nêu quan điểm và đề xuất giải pháp xây dựng văn hóa ứng xử của
Cơng an nhân dân trong tình hình mới. Kết quả nghiên cứu của tác giả có tính
thời sự, có giá trị lí luận và thực tiễn; góp phần thiết thực vào thực hiện yêu
cầu chính trị và xây dựng lực lượng Công an nhân dân; Cuốn sách được
nghiên cứu công phu, khoa học, gắn với thực tiễn công tác của lực lượng
Công an; nghiên cứu của tác giả là cơ sở để phục vụ công tác xây dựng “Bộ
Quy tắc văn hóa ứng xử trong Cơng an nhân dân”. Trên cơ sở phân tích làm rõ
hạn chế, nguyên nhân, dự báo yếu tố tác động và đề xuất giải pháp phù hợp,
lơ gic, có cơ sở khoa học. Các giải pháp, đề xuất đều mang tính khả thi; có
đóng góp mới trong cơng tác nghiên cứu lý luận, thực tiễn trong công tác
công an và hoạt động giảng dạy, đào tạo trong các trường, học viện thuộc lực
lượng Công an; đáp ứng yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ Cơng an nhân dân
trong tình hình mới.
Bài viết Tính nhân văn trong văn hóa ứng xử của người Cảnh sát nhân
dân của Trần Đại Quang đã nêu lên một số đặc trưng, tính chất nhân văn, yêu
thương con người, kín trọng, lễ phép với nhân dân, bản lĩnh vững vàng của
người chiến sĩ Công an nhân dân trong ứng xử với đồng chí, đồng đội, với
nhân dân và với các loại đối tượng đấu tranh của lực lượng Cảnh sát nhân dân
[101].
Cuốn sách “Xây dựng lực lượng Cảnh sát nhân dân trong sạch, vững
mạnh làm nòng cốt trong đấu tranh phịng, chống tội phạm, giữ gìn an ninh,
trật tự” do tác giả Trần Đại Quang (chủ biên) đề cập đến sáu điều Bác Hồ dạy
với công tác xây dựng lực lượng Cảnh sát nhân dân, trong đó nêu lên ý nghĩa
sâu sắc của sáu điều Bác Hồ dạy với công tác xây dựng lực lượng Cảnh sát

nhân dân trong sạch, vững mạnh, chính quy và từng bước hiện đại - tổng kết
60 năm Công an nhân dân học tập và thực hiện theo lời dạy của Hồ Chí
Minh,
đồng thời nêu cao nhận thức tư tưởng, tình cảm của cán bộ, chiến sĩ qua hội


18
thi báo cáo viên kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của Tổng cục
cảnh sát [102]. Phần thứ hai, lực lượng Cảnh sát nhân dân với truyền thống vì
nước qn thân, vì dân phục vụ, trong đó nêu cao tinh thần phát huy truyền
thống của lực lượng Cảnh sát nhân dân phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm
vụ trong giai đoạn cách mạng mới; Phần thứ ba, nâng cao tính nhân văn là xây
dựng phong cách người Cảnh sát nhân dân vì dân phục vụ - trong đó đề cập
đến tính nhân văn trong văn hóa ứng xử của người Cảnh sát nhân dân đồng
thời đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao tính nhân văn trong lực lượng
Cảnh sát nhân dân; Phần thứ tư, chủ động triển khai các mặt công tác, đáp
ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới, trong đó nhấn mạnh tăng cường cơng tác xây
dựng lực lượng Cảnh sát nhân dân trong thời kỳ mới đáp ứng yêu cầu hội
nhập kinh tế quốc tế; Phần thứ năm, đổi mới công tác xây dựng lực lượng
Cảnh sát nhân dân, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự…

Cuốn sách Văn hóa ứng xử của người chiến sĩ Cảnh sát nhân dân của tác
giả Thế Hùng đã đề cập một số nội dung về kỹ năng ứng xử của người chiến
sĩ Cảnh sát nhân dân trong một số tình huống thường gặp, đặc biệt nhấn mạnh
đến việc ứng xử của người chiến sĩ Cảnh sát nhân dân đối với nhân dân [72].
Các Hội thảo lớn của ngành Công an bàn đến phong cách ứng xử của
Công an nhân dân như: Kỷ yếu Hội thảo khoa học - thực tiễn “60 năm Công
an nhân dân làm theo lời Bác” của Bộ Công an đã khái quát quan điểm chỉ
đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta đối với cơng tác xây
dựng lực lượng Công an nhân dân [23]. Trong đó nhấn mạnh một số cách ứng

xử của người Cơng an nhân dân trong các mối quan hệ đối với nhân dân, với
công việc. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia “70 năm Công an nhân dân
Việt Nam xây dựng, chiến đấu, trưởng thành; 10 năm ngày hội toàn dân bảo
vệ an ninh Tổ quốc” của Bộ Công an, Ban Tuyên giáo Trung ương, Báo Nhân
dân, Tạp chí Cộng sản đã tập hợp các bài viết của các nhà khoa học trong và
ngồi ngành Cơng an nhân kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống của lực lượng


19
Cơng an nhân dân về q trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của lực
lượng Công an nhân dân Việt Nam [29]. Trong đó có những bài viết phân tích
dưới góc độ xây dựng phong cách ứng xử trong các mối quan hệ của Công an
nhân dân là yêu cầu mang tính cấp thiết trong cơng cuộc bảo vệ an ninh, trật
tự của Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.
Ngồi những cơng trình tiêu biểu nêu trên, có nhiều cơng trình nghiên
cứu liên quan đến vần đề thực trạng, phương hướng, giải pháp về công tác xây
dựng phong cách ứng xử của lực lượng Công an nhân dân như: Cuốn sách
“60 năm những trang sử vẻ vang Công an nhân dân Việt Nam của Bộ Công
an, “Một số vấn đề về xây dựng lực lượng Cảnh sát nhân dân” của tác giả
Trịnh Văn Kiệm, Vũ Hùng Vương, “Đổi mới cơng tác giáo dục chính trị, tư
tưởng của lực lượng Cảnh sát nhân dân trong tình hình hiện nay…
Bên cạnh đó, cịn có nhiều bài viết của các tác giả trong và ngồi ngành
Cơng an đã được cơng bố trên Tạp chí Cơng an nhân dân, Tạp chí Xây dựng
Lực lượng Công an nhân dân, trên các báo Công an nhân dân, báo An ninh thế
giới đề cập đến vấn đề xây dựng phong cách ứng xử của Công an nhân dân
Việt Nam.
1.1.3. Các cơng trình nghiên cứu vận dụng phong cách Hồ Chí Minh
vào xây dựng phong cách ứng xử của Cơng an nhân dân
Cơng trình Chủ tịch Hồ Chí Minh với Cơng an nhân dân của Bộ Cơng an
đề cập đến tình cảm, sự quan tâm đặc biệt của Chủ tịch Hồ Chí Minh với

Cơng an nhân dân và tình cảm của Cơng an nhân dân đối với Bác Hồ, việc
học tập, quán triệt tư tưởng của Hồ Chí Minh vào từng lĩnh vực cụ thể hay của
từng địa phương đối với công tác Công an, như: công tác tình báo, cơng tác
giáo dục, đào tạo cán bộ, công tác bảo vệ Đảng, công tác đấu tranh chống tội
phạm và vào xây dựng phong cách ứng xử của người cán bộ, chiến sĩ Cơng an
nhân dân trong tình hình mới [19].
Cơng trình Cơng an nhân dân học tập và làm theo lời dạy của Chủ tịch


20
Hồ Chí Minh của tác giả Nguyễn Thị Kim Dung - Trần Thị Nhuần (Biên soạn)
đã đề cập đến việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh để xây dựng cách ứng xử
của lực lượng Công an nhân dân trong tình hình mới [34]. Cơng trình khoa
học Góp phần nghiên cứu, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực
lượng Công an nhân dân trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước và hội nhập quốc tế của tác giả Nguyễn Bình Ban đã trình bày
có hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng Cơng an nhân dân,
trong đó có nội dung xây dựng phong cách của người chiến sĩ Công an nhân
dân trong thời kỳ đổi mới [4].
Cuốn sách Tư tưởng Hồ Chí Minh về Cơng an nhân dân của tác giả Tô
Lâm đã bàn về nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách ứng xử của
người Công an nhân dân [81]. Cuốn sách được hệ thống hóa với cấu trúc
lơgíc, khoa học, bố cục chặt chẽ, tập trung đi sâu, làm sáng tỏ những vấn đề lý
luận, thực tiễn về cơ sở, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí
Minh về Cơng an nhân dân; tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trị, chức
năng, nhiệm vụ của Cơng an nhân dân; tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng lãnh
đạo Cơng an nhân dân; tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng Cơng an
nhân dân; tư tưởng Hồ Chí Minh về ngun tắc, biện pháp cơng tác cơng an.
Cơng trình là kết quả đầu tư nghiên cứu nghiêm túc, công phu; thể hiện rõ
công sức, tâm huyết, cống hiến của tác giả đối với cơng tác chính trị, tư tưởng

trong Cơng an nhân dân, đóng góp thiết thực vào việc nghiên cứu, học tập và
làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong Cơng an nhân
dân. Cơng trình 70 năm Cơng an nhân dân với tác phẩm Tư cách người công
an cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh của tác giả Tơ Lâm đã nghiên cứu
và đánh giá sâu sắc nội dung, ý nghĩa khoa học của tác phẩm Tư cách người
công an cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó đặc biệt nhấn mạng
đến Sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân [82].
Cuốn sách “Cơng an nhân dân vì nước qn thân, vì dân phục vụ” của
Bộ Cơng an đã trình bày các gương điển hình tiên tiến ở các địa phương, đơn


21
vị công an trong cả nước trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh, xây dựng phong cách người chiến sĩ Công an nhân dân đẹp
trong lịng nhân dân [21].
Các bài báo, tạp chí, hội thảo khoa học nghiên cứu vận dụng phong cách
Hồ Chí Minh vào xây dựng phong cách ứng xử của lực lượng Công an nhân
dân như: Kỷ yếu Hội thảo khoa học “70 năm Công an nhân dân học tập, thực
hiện Sáu điều Bác Hồ dạy” của Bộ Công an tập hợp các bài viết, nghiên cứu
của các tác giả trong và ngồi lực lượng Cơng an nhân dân về tư tưởng Hồ
Chí Minh về tư cách người Cơng an cách mệnh, nêu lên giá trị lý luận, thực
tiễn Sáu điều Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy lực lượng Cơng an nhân dân và sự
vận dụng của lực lượng Công an nhân dân trong xây dựng đạo đức, tư cách,
phong cách theo Sáu điều Bác Hồ dạy [32]. Kỷ yếu hội thảo khoa học - thực
tiễn “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh - Cơng an nhân
dân vì nước quên thân, vì dân phục vụ” của Bộ Cơng an trình bày ý nghĩa
cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh - Cơng
an nhân dân vì nước qn thân, vì dân phục vụ”; Công an các đơn vị, địa
phương hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh” và xây dựng tư thế, lễ tiết, tác phong theo tư tưởng, đạo đức

Hồ Chí Minh [22]. Kỷ yếu hội thảo khoa học - thực tiễn “60 năm Công an
nhân dân làm theo lời Bác” của Bộ Cơng an đã trình bày q trình thực hiện
Sáu điều Hồ Chí Minh dạy Cơng an nhân dân, cũng như kinh nghiệm thực
tiễn của Công an các đơn vị, địa phương trong học tập, thực hiện Sáu điều
Bác dạy [23]. Kỷ yếu Hội thảo khoa học “65 năm Công an nhân dân học tập,
thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy” của Bộ Công an tiếp tục nghiên cứu, làm
sáng tỏ những nội dung cơ bản, ý nghĩa, giá trị to lớn của Sáu điều Bác Hồ
dạy Công an nhân dân để vận dụng vào việc xây dựng phẩm chất, đạo đức, tư
cách, ứng xử của người Công an cách mạng trong giai đoạn hiện nay [28].
Trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện phong trào “Công an nhân dân học tập,
thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy” trong thời gian qua, tìm ra những hạn chế và


×