Tải bản đầy đủ (.pptx) (112 trang)

Bài giảng chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.11 KB, 112 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÁI NGUYÊN

BÀI GIẢNG
CHĂM SÓC DINH DƯỠNG TRẺ EM
TS. Từ Quang Trung
Khoa Sinh học

Thái Nguyên, 2018


Chương 1:
Tổ chức chăm sóc dinh dưỡng
trẻ em lứa tuổi mầm non

1.1. Đại cương về giáo dục dinh dưỡng
1.1.1. Khái niệm về giáo dục dinh dưỡng
Giáo dục dinh dưỡng là biện pháp can thiệp nhằm thay đổi những tập quán thói quen và các
hành vi liên quan đến dinh dưỡng, nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng trong quá trình phát triển
kinh tế và xã hội.


1.1.2. Tầm quan trọng của giáo dục dinh dưỡng
Giáo dục dinh dưỡng có một vị trí rất quan trọng trong xã hội ta hiện nay.
Thiếu hiểu biết về dinh dưỡng cũng là nguyên nhân dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng
Kiết thức về giáo dục dinh dưỡng được áp dụng vào việc ăn uống hàng ngày, thay đổi tập quán,
những kiêng cữ không đúng.
Giáo dục dinh dưỡng chống được các bệnh thiếu dinh dưỡng và các bệnh liên quan đến dinh
dưỡng



1.2. Đối tượng và nội dung của giáo dục dinh dưỡng
1.21. Đối tượng giáo dục dinh dưỡng
Có thể phân ra hai nhóm đối tượng cần tuyên truyền giáo dục dinh dưỡng sau:
Nhóm đối tượng chính:
+ Trẻ em,
+ Bà mẹ mang thai hoặc đang cho con bú,
+ Bà mẹ đang nuôi con dưới 5 tuổi,
+ Những người chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ ở cộng đồng.

+ Các cô nuôi dạy trẻ
+ Các ông bà trong gia đình.


Nhóm đối tượng hỗ trợ cho công tác giáo dục dinh dưỡng ở cộng đồng gồm:
+ Các thành viên lãnh đạo cộng đồng, thôn xóm,
+ Các cán bộ của những tổ chức quần chúng như hội phụ nữ, hội chữ thập đỏ…


1.2. Nội dung của giáo dục dinh dưỡng
1.2.1. Nội dung giáo dục dinh dưỡng cho cô giáo và cán bộ công nhân viên trong trường
Giáo viên hiểu rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của dinh dưỡng liên quan đến sức khỏe, bệnh tật
của trẻ.
=> Xác định trách nhiệm trong công tác chăm sóc về dinh dưỡng cho trẻ.
- Biết nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo từng độ tuổi.
- Biết 1 khẩu phần ăn như thế nào là cân đối và hợp lý.
- Biết giá trị dinh dưỡng của các thực phẩm thông thường


- Biết nguyên tắc xây dựng thực đơn, khẩu phần ăn,
- Biết nguyên tắc thay thế các loại thực phẩm để đảm bảo một khẩu phần đủ chất và cân đối.

- Biết cách chăm sóc trẻ khi biếng ăn, quan tâm đến những trẻ ăn yếu, động viên trẻ ăn hết suất.
- Biết những điều cơ bản về vệ sinh an toàn thực phẩm,
- Biết cách chọn mua thực phẩm, bảo quản và chế biến thực phẩm hợp khẩu vị cho trẻ.


1.2.2. Nội dung giáo dục dinh dưỡng cho trẻ ở nhà trẻ - mẫu giáo
Tùy theo trẻ ở từng độ tuổi, cô có các nội dung giáo dục dinh dưỡng phù hợp:
- Cho trẻ làm quen với một số thực phẩm thông thường sẵn có ở địa phương.
- Cho trẻ biết một số đặc điểm chính của thực phẩm, giá trị dinh dưỡng và một số món ăn được
chế biến từ các loại thực phẩm đó.
- Cho trẻ biết con người cần ăn để sống, phát triển, làm việc, học tập và vui chơi.


- Dạy trẻ biết ăn uống đủ chất: ăn nhiều loại thức ăn, ăn hết suất, không kén chọn thức ăn.
- Khuyên trẻ ăn uống sạch sẽ, hợp vệ sinh. Rèn cho trẻ một số thói quen tốt và hành vi văn minh
trong ăn uống.
- Dạy trẻ cách cầm thìa, cầm bát đúng cách, một số kỹ năng tự phục vụ: chuẩn bị phòng ăn, làm
tốt nhiệm vụ trực nhật.


1.2.2.1. Nội dung giáo dục dinh dưỡng theo lứa tuổi nhà tre
a, Xây dựng chế độ ăn, khẩu phần ăn phù hợp với độ tuổi

Nhóm tuổi

3-6

6 - 12

12 -18


18 - 24

Bú mẹ

Ăn cháo

Cơm nát

Chế đô ăn
Bú mẹ
Ghi chú: (1): Nhu cầu khuyến nghị về năng lượng/ ăn
ngày/trẻ
bột
cả
(1)ngày)
ME/ngày

Cơm thường

bú mẹ
bú mẹ
(2): Nhu cầu khuyến nghị về năng lượng tại cơ sở giáo dục mầm non/ngày/trẻ (chiếm 60-70 % nhu cầu
555
710
1180

(2) ME/ngày tại nhà
trẻ


24 - 36

333 - 388

426 - 497

708 - 826


Số bữa ăn tại cơ sở giáo dục mầm non: Tối thiểu hai bữa chính và một bữa phụ.
- Năng lượng phân phối cho các bữa ăn:

+ Bữa ăn buổi trưa cung cấp từ 30- 35% ME cả ngày.
+ Bữa ăn buổi chiều cung cấp từ 25 - 30% ME cả ngày.
+ Bữa phụ cung cấp khoảng 5 - 10% ME cả ngày.


* Tỷ lệ các chất cung cấp năng lượng được khuyến nghị theo cơ cấu:

- Chất đạm cung cấp khoảng 12 - 15 % ME khẩu phần.
- Chất béo cung cấp khoảng 35 - 40 % ME khẩu phần.
- Chất bột cung cấp khoảng 45 - 53 % ME khẩu phần.
- Nước uống: khoảng 0,8 - 1,6 lít/trẻ/ngày (kể cả nước trong thức ăn).
- Xây dựng thực đơn hàng ngày, theo tuần, theo mùa.


b, Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe
- Tập luyện cho trẻ có nền nếp và thói quen tốt trong sinh hoạt hàng ngày.
- Cho trẻ làm quen với một số việc tự phục vụ, giữ gìn sức khoẻ.
- Cho trẻ nhận biết và tránh một số nguy cơ không an toàn.



c, Phát triển vận động
d, Giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ
e, Kết quả mong đợi phát triển vận động
f, Kết quả mong đợi giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ
Phần này bao gồm các kiến thức trong nội dung chương trình Giáo dục mầm non 2009, sửa đổi bổ
sung năm 2016


1.2.2.2. Nội dung giáo dục dinh dưỡng theo lứa tuổi mẫu giáo
a, Xây dựng chế độ ăn, khẩu phần ăn phù hợp với độ tuổi
Theo nhu cầu khuyến nghị của tổ chức thế giới
- ME của 1 trẻ trong một ngày là: 1470 Kcal.
- ME tại trường của 1 trẻ trong một ngày từ 735 – 882 Kcal (chiếm 50 – 60% nhu cầu cả ngày)
- Số bữa ăn tại trường mầm non: Tối thiểu một bữa chính và một bữa phụ.


- ME phân phối cho các bữa ăn:
+ Bữa chính: 35% - 40% ME cả ngày.
+ Bữa phụ: 10% - 15 % ME cả ngày.
- Tỷ lệ các chất cung cấp năng lượng theo cơ cấu:
+ Chất đạm: 12 - 15 % ME khẩu phần.
+ Chất béo: 20 - 30 % ME khẩu phần.
+ Chất bột: 55 - 68 % ME khẩu phần
- Nước uống: khoảng 1,6 – 2,0 lít / trẻ/ngày (kể cả nước trong thức ăn).
- Xây dựng thực đơn hàng ngày, theo tuần, theo mùa.


b, Phát triển vận động

c, Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe
d, Kết quả mong đợi phát triển vận động
e, Kết quả mong đợi giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe
Phần này bao gồm các kiến thức trong nội dung chương trình Giáo dục mầm non 2009, sửa đổi bổ
sung năm 2016


1.3. Các hình thức, phương pháp và kỹ năng giáo dục dinh dưỡng
1.3.1. Hình thức giáo dục dinh dưỡng
* Hình thức giáo dục dinh dưỡng cho cô giáo và cán bộ công nhân viên trong trường
- Tổ chức lớp học phổ biến các kiến thức về nuôi dạy, chăm sóc trẻ về nhu cầu dinh dưỡng của
trẻ em.
- Tổ chức các hội thi như:
+ cô giáo giỏi
+ Người đầu bếp giỏi


tập.

* Hình thức giáo dục dinh dưỡng cho tre ở nhà tre - mẫu giáo
- Lồng ghép vào các hoạt động học tập: Lồng ghép theo chủ đề, vào các môn học, các góc học
- Hoạt động vui chơi:
+ Lồng ghép vào trò chơi: trò chơi phân vai theo chủ đề.
+ Dạo chơi ngoài trời: giới thiệu vật nuôi, cây trồng.
+ Trò chuyện với trẻ về các món ăn mà trẻ thích.
- Lồng ghép ở các thời điểm thích hợp: giờ ăn, giờ ngủ, giờ chơi, khi đón trẻ.
- Phối hợp với các bậc cha mẹ để củng cố và rèn luyện thói quen cho trẻ


* Hình thức giáo dục dinh dưỡng cho các cấp lãnh đạo chính quyền, đoàn thể

- Mời dự các hội thi “giáo viên dạy giỏi”, “người đầu bếp giỏi”, “nuôi con khỏe”,…
- Mời đến tham quan trường lớp.
- Tổ chức tọa đàm các nội dung về: Phương pháp nuôi dạy trẻ và chăm sóc sức khỏe cho trẻ.


1.3.2. Phương pháp giáo dục dinh dưỡng - sức khoẻ cho trẻ lứa tuổi mầm
* Phương pháp dùng tình cảm
- Dùng cử chỉ: âu yếm, vỗ về, vuốt ve gần gũi trẻ,…
- Biểu lộ khuyên mặt: nét mặt, ánh mắt…
- Biểu hiện bằng lời nói: Dọng điệu
Mục đích: Để tạo cho trẻ những cảm xúc an toàn, tin tưởng, gắn bó, tiếp xúc với người thân và
môi trường xung quanh.


* Phương pháp dùng lời nói (trò chuyện, kể chuyện, giải thích.)
- Dùng lời nói, lời kể diễn cảm, câu hỏi gợi mở được sử dụng phù hợp cùng với các cử chỉ, điệu
bộ nhằm khuyến khích trẻ tập nói và giao tiếp với đồ vật, với người xung quanh.
- Tạo tình huống thích hợp để trẻ bộc lộ ý muốn, chia sẻ những cảm xúc với người khác bằng lời
nói và hành động cụ thể.
- Lời nói và câu hỏi của người lớn cần phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, gần với kinh nghiệm của
trẻ.
- Dùng lời nói (tiếng mẹ đẻ) để giao tiếp với trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ là chủ yếu.


* Phương pháp trực quan - minh họa
Dùng phương tiện trực quan (vật thật, đồ chơi, tranh ảnh, phim ảnh),
Hành động mẫu (lời nói và cử chỉ) cho trẻ quan sát, nói và làm theo, rèn luyện sự nhạy cảm của
các giác quan (nhìn, nghe, ngửi, sờ mó, nếm...).
Phương tiện trực quan và hành động mẫu cần sử dụng đúng lúc và kết hợp với lời nói minh hoạ
phù hợp.



* Phương pháp thực hành
- Hành động, thao tác với đồ vật, đồ chơi
+ Cho trẻ sử dụng các đồ vật hay dụng cụ đơn giản phù hợp với mục đích và nội dung giáo dục.
+ Hướng dẫn trẻ cùng làm theo và thao tác với đồ vật và phối hợp vận động với các giác quan.
+ Trò chơi: Sử dụng các yếu tố, các trò chơi thích hợp để kích thích trẻ hoạt động, mở rộng hiểu
biết về dinh dưỡng sức khoẻ, môi trường xung quanh và phát triển lời nói.


- Luyện tập
+ Cho trẻ lặp đi lặp lại nhiều lần các câu nói, động tác, hành vi, cử chỉ, điệu bộ phù hợp với yêu
cầu nội dung giáo dục và hứng thú của trẻ.
+ Không nên cho trẻ lặp đi lặp lại một động tác hay việc làm đơn điệu nào đó quá lâu gây cho trẻ
mệt mỏi và chán nản.


×