Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

skkn tổ chức hoạt động học tập tích cực giúp học sinh học tốt môn sinh học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (796.4 KB, 31 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số:..........................................
1. Tên sáng kiến: Tổ Chức Hoạt Động Học Tập Tích Cực Giúp Học Sinh
Học Tốt Môn Sinh Học
(Lê Thị Xuân Diễm, Lê Thanh Thủy, Võ Hoàng Lâm Trúc,
Nguyễn Văn Bé, Võ Văn Đúng, @THPT Lê Quí Đôn)
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn – phương pháp giảng dạy môn
sinh học trong trường THPT.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết
Chương trình Sinh học trung học phổ thông ở nước ta hiện nay bao gồm
nhiều phần khác nhau như: Di truyền học, tế bào học, sinh học vi sinh vật …
Mỗi phần được thể hiện bằng nhiều đơn vị kiến thức khác nhau, tương ứng với
các cách tiếp cận kiến thức khác nhau. Những tưởng rằng, với một khối lượng
kiến thức đồ sộ như vậy, thực tế cuộc sống của các em sẽ vô cùng phong phú,
các em hoàn toàn có khả năng làm chủ được kiến thức của mình, việc vận dụng
kiến thức của các em trong đời sống thức tế ở chính gia đình của mình, việc tạo
ra các sản phẩm, làm các mô hình, giải thích những hiện tượng xảy ra hàng
ngày xung quanh các em chỉ là “vấn đề đơn giản” ... Nhưng điều đó đã không
diễn ra trên thực tế như những gì chúng ta mong đợi.
Sau khi học xong chương trình sinh học 10, nhiều học sinh còn ngỡ ngàng
khi ăn sữa chua, các em không biết quy trình làm thế nào, thậm chí nhiều em
còn chưa biết cả thành phần và tác dụng của nó. Với kiến thức về sinh học tế
bào, khi học nguyên phân và giảm phân các em khó khăn trong việc nhận biết sự
khác biệt của các kỳ trong phân bào.

1



Các kiến thức sinh học lẽ ra phải là một trong các kiến thức gắn liền với thực
tế cuộc sống, thiết nghĩ sẽ hứng thú các em tìm hiểu, nhưng điều đó dường như
vẫn còn “xa vời” đối với các em. Những kiến thức về các quy luật, các khái
niệm đối với học sinh phổ thông hiện nay có lẽ vẫn chỉ là nội dung các khái
niệm, cách giải các bài tập, ... chúng còn “nằm yên” một cách khiêm tốn trên
những trang vở, chúng tôi có cảm giác vẫn còn thiếu một cái gì đó để có thể
“đánh thức” chúng dậy, làm cho chúng trở thành một trong những hành trang tốt
trong cuộc sống của mỗi học sinh.
Chúng tôi cũng đã trao đổi vấn đề này với nhiều đồng nghiệp các trường
bạn hầu như họ cũng có nhận định như vậy. Trăn trở với thực trạng đáng buồn
trên, tổ bộ môn chúng tôi đã thử đi tìm đâu là những nguyên nhân cơ bản của
vấn đề và những nguyên nhân ấy bộc lộ dưới những hình thức nào?
Theo chúng tôi, nguyên nhân cơ bản và là nguyên nhân khách quan đầu tiên
phải kể đến, là sự quá tải của chương trình. Nội dung kiến thức trong phần lớn
các bài học là quá nhiều, không thích ứng với thời gian quy định của mỗi tiết
học. Thực tế giảng dạy cho thấy, với thời gian 45 phút của một tiết học, nếu chỉ
sử dụng một cách “tiết kiệm” nhất: 2 phút để ổn định lớp, 5 phút để kiểm tra bài
cũ (chủ yếu là kiểm tra những kiến thức rất cơ bản), 3 phút để củng cố bài (thực
chất chỉ đủ để nhắc lại những kiến thức chính vào cuối tiết học) thì thời gian còn
lại chỉ là 35 phút dành cho thầy và trò tiến hành các hoạt động nhận thức của bài
học. Giáo viên không có thời gian tổ chức cho học sinh thực hiện các hoạt động
tự tìm tòi kiến thức.
Nguyên nhân thứ hai là việc giảng dạy kiến thức cho học sinh nói chung và
kiến thức sinh học nói riêng ở nhiều trường vẫn còn tiến hành theo lối “thông
báo - tái hiện”. Do những khó khăn nhất định về kinh phí, nhiều trường trung
học phổ thông chưa thể khuyến khích được giáo viên áp dụng các hình thức dạy
học tiên tiến như dạy học thông qua các hoạt động nghiên cứu, trải nghiệm thực
tế, dã ngoại... thường xuyên thậm chí có thể một hoặc hai năm mới có các hoạt
động này một lần và do đó lối “dạy chay” vẫn là cách dạy học ngự trị ở nhiều
trường trung học phổ thông hiện nay.


2


Nguyên nhân thứ ba thuộc về chủ quan của mỗi giáo viên đứng lớp, nhiều
giáo viên chưa có sự chuẩn bị tốt nhất cho bài giảng, giáo án còn thiên về cung
cấp kiến thức giáo khoa một cách thuần túy, chưa coi trọng việc soạn và sử dụng
bài giảng theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, điều này
làm cho học sinh khá thụ động trong việc lĩnh hội và vận dụng kiến thức.
Nguyên nhân thứ tư không thể không nhắc tới là cách kiểm tra đánh giá hiện
nay. Nội dung các bài thi và kiểm tra ở nhiều trường phổ thông chủ yếu tập
trung vào nội dung kiến thức mà chưa có những câu hỏi mang tính phát huy
năng lực của học sinh, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đây chính là một “khe
hở” khá rộng, một nguyên nhân khá rõ để giải thích cho thực trạng nêu trên. Mặt
khác học sinh THPT hiện nay học tập mang tính thực dụng, tức là các em chỉ tập
trung học các môn trong tổ hợp môn chọn thi THPT quốc gia và các môn phục
vụ cho chọn vào các ngành ở bậc Đại học- cao đẳng.
Giải quyết thực trạng trên như thế nào? đó là một vấn đề khó. Chúng tôi chỉ
xin đưa ra một số giải pháp mang tính đơn lẻ, mong rằng những giải pháp này có
thể giúp ích cho chúng ta cải thiện được ít nhiều thực trạng trên, nhằm giúp học
sinh hứng thú học tập thông qua thực tế bộ môn từ đó dần nâng cao chất lượng
bộ môn Sinh học ở trường phổ thông hiện nay. Đó cũng là lí do chúng tôi chọn
đề tài: “Tổ Chức Hoạt Động Học Tập Tích Cực Giúp Học Sinh Học Tốt
Môn Sinh Học”
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
3.2.1 Mục đích của giải pháp
Để đáp ứng được phương pháp dạy học sinh học gắn với thực tế bộ môn
theo hướng dạy học tích cực thì phải nói đến vị trí, vai trò hoạt động học tập của
học sinh nhằm giúp học sinh biết tự có nhu cầu tìm hiểu kiến thức thông qua các
năng lực của bản thân. Nếu tổ chức các hoạt động hướng học sinh vào chủ đề

kiến thức sẽ kích thích học sinh phát huy năng lực sáng tạo trong học tập, học
sinh sẽ khai thác, tìm tòi phát hiện kiến thức, từ đó phát huy tính tích cực, chủ
động sáng tạo, phát huy năng lực nhận thức và tư duy khoa học sinh học.

3


Đối với học sinh THPT các em chưa có nhiều định hướng nghề nghiệp cho
tương lai nên ý thức học tập các bộ môn chưa cao, các em chỉ thích môn nào
mình học có kết quả cao hoặc thích giáo viên nào thì thích học môn đó. Người
giáo viên dạy sinh học phải biết nắm tâm lý và đặc điểm lứa tuổi của học sinh,
trong đó phương pháp dạy học bằng cách tổ chức các hoạt động học tập cho các
em nhằm khai thác các hiện tượng, ứng dụng sinh học thực tiễn trong tự nhiên
và trong đời sống hàng ngày để các em thấy môn sinh học rất gần gũi với các
em.
3.2.2 Nội dung của giải pháp
Điểm mới của giải pháp
Thông thường phương pháp giảng dạy như hiện nay: luôn bắt người học
phải học, phải ghi nhớ hàng chuỗi học thuyết và các sự kiện, tên gọi, các ý
tưởng tổng quát của môn học. Điều này khiến cho các em cảm thấy quá tải, chán
học và sợ thi, chưa kích thích được tính tự học của học sinh và với cách tiếp cận
truyền thống lâu nay là nhấn mạnh hoạt động dạy và vai trò của giáo viên.
Việc tổ chức các hoạt động trong học tập đã tích cực hóa hoạt động nhận
thức của người học, phát huy được tính tích cực của người học chứ không phải
là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy nghĩa là nhấn mạnh hoạt
động học và vai trò của học sinh trong quá trình học. Từ đó rèn luyện cho học
sinh phương pháp học cốt lõi là tự học: khi rèn luyện được phương pháp, kĩ
năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho học sinh lòng ham học, khơi dậy nội
lực vốn có trong mỗi con người, phát huy được các năng lực của học sinh và kết
quả học tập sẽ nhân lên gấp bội.

Tuy nhiên, trong học tập không phải mọi tri thức, kĩ năng, thái độ đều được
hình thành bằng những hoạt động độc lập cá nhân. Lớp học là môi trường giao
tiếp giáo viên – học sinh và học sinh – học sinh tạo nên mối quan hệ hợp tác
giữa các cá nhân trên con đường chiếm lĩnh nội dung học tập vì vậy tổ chức các
hoạt động trong học tập sẽ tổ chức được hoạt động hợp tác trong nhóm nhỏ làm
tăng hiệu quả học tập và sự phối hợp giữa các cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ
chung.

4


Cuối cùng, tổ chức hoạt động trong học tập giáo viên không còn đóng vai
trò là người truyền đạt kiến thức mà trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn
các hoạt động để học sinh tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt được
mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu.
Cách thức thực hiện
Để thực hiện đề tài này, trước hết chúng tôi đã cùng nhau tìm hiểu các cơ
sở khoa học về:
- Các hình thức tổ chức hoạt động học tập phát huy năng lực sáng tạo, tính tích
cực
- Phát triển năng lực tự học của học sinh trong dạy học sinh học ở trường THPT
+ Cơ sở tâm lý và giáo dục học.
+ Tiến trình khoa học xây dựng kiến thức sinh học bằng cách chuyển giao các
hoạt động trong học tập.
- Các giai đoạn của một quá trình sáng tạo.
- Các phương pháp dạy học tích cực
+ Một số hình thức dạy học: tổ chức hội thảo, hình thức hợp tác thảo luận theo
nhóm nhỏ, E-learning, hình thức tổ chức thực hiện dự án.
+ Kĩ thuật dạy học: huy động tư duy, tham vấn bằng phiếu, kĩ thuật phòng
tranh, thông tin phản hồi, kĩ thuật điều phối.

Từ những cơ sở hiểu biết đó chúng vận dụng vào để thực hiện đề tài theo các
bước sau:
Bước 1: chúng tôi sưu tầm các tài liệu từ nhiều nguồn về các sản phẩm ứng
dụng, các thí nghiệm, các mô hình, và những tình huống thực tế mà học sinh có
thể hoàn thành nhiệm vụ của các hoạt động được giao ở tại nhà qua các phiếu
yêu cầu ( Việc thiết kế các sản phẩm cần có thời gian chuẩn bị nên chúng tôi
thường nghiên cứu chương trình và phát cho các em một phiếu yêu cầu trước để
các em chuẩn bị. Trong phiếu này thể hiện rõ nhiệm vụ hoạt động và bài học mà
các em cần làm. Để học sinh làm quen với phương pháp này, chúng tôi hướng
dẫn học sinh thực hiện ý tưởng theo các quá trình của tư duy sáng tạo và hướng

5


dẫn cụ thể phương pháp giúp hoạt động nhóm sao cho hiệu quả nhất để hoàn
thành nhiệm vụ.)
Bước 2: Giao nhiệm vụ cho các em trước một hay hai tuần để hoàn thành
đồng thời yêu cầu các em tìm hiểu nguyên lí, giải thích cơ sở khoa học của các
nhiệm vụ trong hoạt động qua đó các em tự học và xây dựng nền tảng kiến thức
từ các hoạt động học tập.( Trước mỗi bài học chúng tôi chuẩn bị cho các em
phiếu yêu cầu là những nội dung học sinh cần chuẩn bị trước ở nhà cho tiết học
sắp tới ( hình thức tổ chức thực hiện dự án ), ở phiếu này chúng tôi nêu tên bài
học mà các em cần hoạt động, ý tưởng, các yêu cầu đạt được ... chúng tôi không
hướng dẫn cách làm, cũng không hướng dẫn cơ sở khoa học của các hoạt động
mà tôi thường hướng dẫn học sinh thấy các giai đoạn của quá trình sáng tạo và
phương thức hoạt động nhóm hiệu quả.)
Bước 3: Đến tiết học, chúng tôi yêu cầu:
- Học sinh tất cả các nhóm nộp sản phẩm và cả các ghi chép về hoạt động
của mỗi nhóm trong thời gian làm việc tại nhà.
- Chúng tôi chọn một nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình ( nội dung

trình bày: dụng cụ, phương pháp thực hiện, nguyên tắc hoạt động, những lưu ý
khi thực hiện sản phẩm ).
- Các thành viên trong nhóm khác có thể đặt câu hỏi cho nhóm trình bày trả
lời nếu cùng cách thực hiện, nếu ý tưởng khác thì các em có thể trình bày ( lưu ý
chỉ trình bày những điểm khác với nhóm đã trình bày để tiết kiệm thời gian )
Bước 4: Giáo viên đánh giá “ chốt ” lại kiến thức, rút kinh nghiệm và đánh
giá cho điểm. ( Trong quá trình làm thực hiện cần chú ý những hạn chế của
phương án và đưa ra biện pháp khắc phục, có sự trao đổi về nội dung giữa các
nhóm để hạn chế tối đa sự trùng lặp nội dung. Mọi hoạt động từ khâu phát ý
tưởng, phân tích ý tưởng, thực hiện các em đều thực hiện ở nhà nên để tiện theo
dõi và điều chỉnh chúng tôi còn yêu cầu học sinh ghi lại tất cả các tiến trình vào
phiếu ghi quá trình hoạt động nhóm và nộp cho giáo viên làm căn cứ chấm điểm
nhóm.)

6


Trong phạm vi sáng kiến này chúng tôi giới thiệu mỗi hình thức tổ chức hoạt
động áp dụng ở một bài, mỗi giáo viên tùy theo kinh nghiệm và ý tưởng sáng tạo
của mình có thể phát triển vận dụng nhiều hơn trong nội dung trương trình sinh
học THPT nhằm phát huy năng lực của học sinh trong học tập.
** Minh họa một số cách tổ chức hoạt động học tập tích cực
1. Tổ chức hoạt động sáng tạo tiếp thu kiến thức
A. Kế hoạch giảng dạy:
*Giáo viên chuẩn bị: phát trước phiếu yêu cầu cho học sinh.
Phiếu Yêu Cầu
Bài 11: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT

Lớp: 10A----- Nhóm --


Hoạt động: Thiết kế sản phẩm thể hiện sự khuếch tán các chất
1/ Thực hiện sản phẩm và giải thích
Ý tưởng sản phẩm: ------------------------------------------------------------------------------Thực hiện ý tưởng: -------------------------------------------------------------------------------Giải thích cơ sở khoa học của ý tưởng: --------------------------------------------------------2/ Liên hệ kiến thức bài học
Câu hỏi 1. Ở tế bào sống có vận chuyển các chất như sự khuếch tán các chất trong sản
phẩm của nhóm thiết kế không ? Nếu có ứng với hình thức vận chuyển nào?
-------------------------------------------------------------------------------------------------------Câu hỏi 2. Trong tế bào có những kiểu vận chuyển nào? Tìm hiểu các kiểu vận
chuyển đó? Nêu đặc điểm của mỗi kiểu vận chuyển?
-------------------------------------------------------------------------------------------------------Câu hỏi 3. Nêu điểm khác biệt cơ bản của các hình thức vận chuyển trong sản phẩm
của nhóm với các các hình thức vận chuyển trong tế bào sống?

*Tiến trình bài học:
1/ Giới thiệu sản phẩm của nhóm
- Yêu Cầu học sinh giới thiệu sản phẩm
- Giải thích nguyên lí, cơ sở khoa học của sản phẩm.
* Tùy theo tính thực tế của từng sản phẩm của nhóm giáo viên chủ động nêu
những vấn đề bổ sung kiến thức liên quan đến nội dung bài học.
2/ Vận dụng vào bài học
HOẠT ĐỘNG
CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG

NỘI DUNG

CỦA TRÒ
I. Vận chuyển thụ động

Học sinh trả lời câu
hỏi 1 trong phiếu yêu


HS dựa vào cơ sở

1. Khái niệm: Vận chuyển thụ động là

7


cầu.
(?) Thế nào là vận
chuyển thụ động
(?) nguyên lý vận
chuyển là gì?

khoa học sản phẩm

vận chuyển các chất qua màng sinh chất

cúa nhóm trình bày mà không cần tiêu tốn năng lượng.
được hình thức vận * Nguyên lý vận chuyển:
chuyển thụ động.

Sự khuếch tán của các chất từ nơi có

Các nhóm nhận xét nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp
bổ sung

- Thẩm thấu: Nước từ nơi có nồng độ
thấp đến nơi có nồng độ cao.
- Thẩm tách: các chất hoà tan từ nơi có
nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp

2. Các kiểu vận chuyển qua màng:
* Qua lớp photpho lipit: gồm các chất
không phân cực và các chất có kích
thước nhỏ như CO2, O2…
* Qua kênh prôtêin
+ Các chất phân cực
+ Có kích thước lớn : H+ , Pr, gluco
*- Khuếch tán qua kênh prôtein đặc
hiệu theo cơ chế thẩm thấu
3. Điều kiện vận chuyển
- Chênh lệch nồng độ các chất
+ Nước : thế nước → cao thấp
+ Qua kênh pr đặc biệt
+ Chất hoà tan đi từ Ccao → Cth ấp
- Pr vận chuyển có cấu trúc phù hợp với

* Nêu vấn đề : nếu

chất vận chuyển

thêm muối vào trong

- Không tiêu tốn năng lượng

nước thì kết quả sẽ như

4. Các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ

thế nào?


khuếch tán qua màng
- Nhiệt độ môi trường
- Sự chênh lệch nồng độ các chất trong
và ngoài màng

Giáo viên nêu vấn đề

* Một số lọai môi trường:

8


để phát triển nội dung Học sinh dựa vào

- Ưu trương: nồng độ chất tan ngoài tế

kiến thức  các loại

hiện tượng, kết hợp bào cao hơn trong tế bào. chất tan có

môi trường ưu

kiến thức giải

thể đi vào trong tế bào và nước có thể

trương, nhược

quyết vấn đề


đi từ Tb ra ngoài

trương, đẳng trương

- Đẳng trương: nồng độ chất tan ngoài
Các nhóm nhận xét tế bào và trong tế bào bằng nhau.
bổ sung

- Nhược trương; nồng độ chất tan ngoài
tế bào thấp hơn trong tế bào.  nước
có thể đi từ từ MT vào Tb.

Học sinh trả lời câu

II. Vận chuyển chủ động

hỏi 2 trong phiếu yêu

Dựa vào câu hỏi 2

1. Khái niệm: Vận chuyển chủ động là

cầu.

đã tìm hiểu tại nhà

phương thức vận chuyển các chất qua

(?) Thế nào là vận


học sinh nêu được

màng tế bào từ nơi có nồng độ thấp đến

chuyển chủ động?

hình thức vận

nơi có nồng độ cao (ngược dốc nồng

chuyển chủ động

độ) và có sự tiêu tốn năng lượng.

Các nhóm nhận xét 2. Cơ chế:
bổ sung
- ATP + prôtein đặc chủng cho từng loại
cơ chất.
- Prôtein biến đổi chất để đưa ra ngoài
tế bào hay đưa vào bên trong tế bào

Giáo viên nêu vấn đề

Học sinh trả lời

để phát triển kiến

Các nhóm nhận xét - Chất tế bào cần, chất độc hại
bổ sung
- Chất có kích thước lớn hơn lổ màng


thức
(?) Thế nào là nhập
bào?
(?) Có mấy hình thức
nhập bào?
(?) Căn cứ vào đâu để
phân loại nhập bào?
(?) Mô tả cơ chế nhập
bào
(?) Phân biệt nhập bào
và xuất bào

3. Đăc điểm các chất vận chuyển

4. Điều kiện
- chất tan đi từ C thấp → C cao (a.a ,
ca+ Na+, K+)
- Cần kênh pr màng , bơm đặc chủng
- Tiêu tốn năng lượng
III. Nhập bào và xuất bào
1. Nhập bào: là tế bào đưa các chất vào
bên trong bằng cách biến dạng màng
sinh chất.

9


Học sinh trả lời câu


- Thực bào: TBĐV ăn các hợp chất có

hỏi 3 trong phiếu yêu

kích thước lớn (chất rắn) nhờ các enzim

cầu.

phân huỷ.

(?) Phân biệt vận

- Ẩm bào: đưa các giọt dịch vào tế bào.

chuyển chủ động và

2. Xuất bào : Sự vận chuyển các chất

vận chuyển thụ động

ra khỏi tế bào theo cách ngược với nhập
bào là xuất bào.

B. Kết quả hoạt động của học sinh:
1/ Thiết kế sản phẩm
- Ý tưởng : Làm hoa nở khi bỏ vào nước
Vật liệu : Giấy hoặc phần lõi trong thân cây mì (sắn)
- Thực hiện ý tưởng : Làm cánh hoa bằng thân cây mì (sắn), cho vào dĩa
nước quan sát kết quả
- Cơ sở khoa học : các chất sẽ khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có

nồng độ thấp vì vậy khi cho hoa làm từ lõi thân cây mì (sắn) vào nước, 1
thời gian nước sẽ khuếch tán vào trong làm các lõi thân cây mì nở to ra
hình thành những cánh hoa
- Sản phẩm thực hiện
Nhóm 1(Lớp 10A1)

Trước khi cho vào nước

Sau khi cho vào nước

Nhóm 2(Lớp 10A1)

10


Trước khi cho vào nước

Sau khi cho vào nước

- Kinh nghiệm thực hiện :
+ Làm hoa bằng giấy xốp khi thả vào nước sẽ quan sát ngay được hiện tượng,
nhưng chỉ dùng được một lần vì giấy xốp rất dễ bị mục ra khi ngấm nước nên
phải làm nhiều hoa, thử trước ở nhà vài hoa rồi mang lên lớp làm thí nghiệm.
+ Làm hoa bằng thân cây sắn cũng thấy ngay kết quả, hoa không bị hỏng tuy
nhiên hoa chỉ có một màu trắng vì vậy phải nhuộm màu sao cho sinh động. Khi
nhuộm màu hoa rồi thả vào nước hoa sẽ ra màu, để dễ quan sát ta phải đổ nước
ra khỏi đĩa.
2/ Các câu hỏi liên hệ nội dung bài

11



* Rút kinh nghiệm : Một số nhóm làm sản phẩm đơn giản là làm hoa bằng tỉa
ớt, lá hành ngâm vào nước chúng ta vẫn ghi nhận. Ở đây chúng tôi chọn một
sản phẩm mang tính sáng tạo hơn để thực hiện trong tiết dạy và giới thiệu trong
đề tài này.
2. Tổ chức hoạt động xây dựng mô hình sinh học
A. Kế hoạch giảng dạy:
*Giáo viên chuẩn bị: phát trước phiếu yêu cầu cho học sinh.
Phiếu Yêu Cầu
Bài 18: CHU KÌ TẾ BÀO VÀ QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN

Lớp: 10A----- Nhóm --

Hoạt động: Thiết kế mô hình quá trình nguyên phân
1/ Thực hiện mô hình
Ý tưởng sản phẩm: ( chất liệu, cách làm, chuẩn bị các kiến thức khoa học )
---------------------------------------------------------------------------------------------------------Thực hiện ý tưởng: ---------------------------------------------------------------------------------2/ Yêu cầu
- Hình thức đẹp, gây hứng thú, minh họa rõ
- Mô hình có tính chính xác khoa học
- Trình bài nội dung logic, khoa học
Câu hỏi : Câu hỏi 1: Nguyên phân ở tế bào động vật khác tế bào thực vật như thế
nào?
Câu hỏi 2: Nguyên phân có ý nghĩa như thế nào với sinh vật? Chúng ta đã
có những thành tựu nào áp dụng vào thực tiễn được tạo ra từ những hiểu biết về
nguyên phân?

*Tiến trình bài học:
1/ Giới thiệu sản phẩm của nhóm


12


- Yêu Cầu học sinh giới thiệu sản phẩm
- Giải thích nguyên lí, cơ sở khoa học của sản phẩm.
* Tùy theo tính thực tế của từng sản phẩm của nhóm giáo viên chủ động nêu
những vấn đề bổ sung kiến thức liên quan đến nội dung bài học.
2/ Vận dụng vào bài học

HOẠT ĐỘNG CỦA
THẦY
Cho HS quan sát tranh

HOẠT ĐỘNG
CỦA TRÒ
Học sinh quan sát

NỘI DUNG

hình 18.1 SGK

hình thảo luận trả lời 1) Khái niệm

I. Chu kỳ tế bào

(?) Em hãy nêu khái

Chu kỳ tế bào là khoảng thời gian

niệm về chu kỳ tế bào?


giữa 2 lần phân bào

(?) Chu kỳ tế bào được Các nhóm nhận xét 2) đặc điểm của chu kì tế bào
chia thành các giai bổ sung

- Kỳ trung gian: Dài,chiếm gần hết

đoạn nào?

thời gian chu kì * 3 pha

(?) Em hãy nêu đặc

+ Pha G1: Tế bào tổng hợp các chất

điểm các pha trong kỳ

cho sinh trưởng của tế bào.

trung gian.

+ Pha S: ADN và trung tử nhân đôi.
+ Pha G2: tổng hợp các chất còn lại
cần cho phân bào.
- Nguyên phân: thời gian ngắn *2
giai đoạn
+ Phân chia nhân gồm 4 kì

(?)Điều hoà chu kì tế


+ Phân chia tế bào chất

bào có vai trò gì

* Điều hoà chu kỳ tế bào:

(?) Điều gì sẽ xảy ra

- Trên 1 cơ thể thời gian và tốc độ

nếu điều hoà chu kì tế

phân chia tế bào ở các bộ phận khác

bào bị trục trặc?

nhau là khác nhau đảm bảo sự sinh
trưởng, phát triển bình thường của
cơ thể .

13


- Nếu các cơ chế điều khiển sự phân
Yêu cầu các nhóm

bào bị hư hỏng trục trặc cơ thể có thể

trình bày sản phẩm


bị lâm bệnh.

của nhóm

Đại diện nhóm lên II. Quá trình nguyên phân

GV:đặt thêm các câu trình bày sản phẩm 1) Phân chia nhân
hỏi:
(?) Nguyªn

và trả lời các câu hỏi - Kỳ đầu: các NST kép sau khi nhân
ph©n

đôi ở kỳ trung gian dần được co

gåm mÊy kỳ?

xoắn. Màng nhân dần tiêu biến, thoi

(?) Diễn biến hình thái

phân bào xuất hiện.

của NST ở mỗi kỳ

Các nhóm nhận xét - Kỳ giữa: các NST kép co xoắn cực

(?) NST sau khi nhân


bổ sung

đại và tập trung thành 1 hàng ở mặt
phẳng xích đạo. Thoi phân bào được

đôi không tách nhau ra
mà dính nhau ở tâm

 giúp phân chia

đính ở 2 phía của NST tại tâm động.

đông có lợi ích gì ?

đồng đều vật chất di

- Kỳ sau: Mỗi NST kép tách nhau tại

truyền.

tâm động thành 2 NST đơn và di

(?)Tại sao NST phải

chuyển trên thoi phân bào về 2 cực

co xoắn tới mức cực
đại rồi mới phân chia

 tránh bị rối khi


của tế bào.

các nhiễm sắc tử

phân li

- Kỳ cuối: NST dãn xoắn dần, màng
nhân, nhân con xuất hiện. Hình
thành 2 nhân mới trong tế bào

Yêu cầu học sinh trả
lời câu hỏi 1

Đại diện nhóm trả 2) Phân chia tế bào chất
lời các câu hỏi

- phân chia tế bào chất diễn ra ở đầu
kì cuối

Các nhóm nhận xét - tế bào chât phân chia dần, tách tế
bổ sung

bào mẹ thành 2 tế bào con
- Ở TB động vật : phần giữa tế bào
thắt lại chia tế bào mẹ thành 2 tế bào
con.

Yêu cầu học sinh trả
lời câu hỏi 2


Đại diện nhóm trả - Ở TB thực vật: hình thành vách

(?)Do đâu NP tạo 2 tế

lời các câu hỏi

bào con có bộ NST
giống hệt tế bào mẹ?

ngăn từ trong ra phân chia tế bào mẹ
thành 2 tế bào mới.

Các nhóm nhận xét III. Ý nghĩa của nguyên phân

14


 Sự nhân đôi ADN,

bổ sung

1) Ý nghĩa sinh học

phân li các NST ở kì

- Sinh vật nhân thực đơn bào,SV sinh

sau


sản sinh dưỡng nguyên phân là cơ

* Sự phân chia tế bào

chế sinh sản.

chất diễn ra như thế

- Sinh vật nhân thực đa bào

nào? So sánh giữa tế

+ Nguyên phân giúp cơ thể sinh

bào động vật và tế bào

 HS quan sát và trưởng và phát triển.tái sinh các mô,

thực vật?

mô tả sự phân chia cơ quan bị tổn thương

- GV cho HS quan sát

TBC

+ Là hình thức sinh sản sinh dưỡng

sự phân chia TBC ở


2) Ý nghĩa thực tiễn

TB TV và TB ĐV.

- Dựa trên cơ sở của NP tiến hành
giâm chiết ghép
- ứng dụng nuôi cấy mô đạt hiệu quả

B. Kết quả hoạt động của học sinh:
1/ Thiết kế sản phẩm (Các kỳ của nguyên phân)
Nhóm 1(Lớp 10A2) : thiết kế bằng bìa cứng, bao ni lông, giấy, phấn

Nhóm 2 (Lớp 10A2): thiết kế bằng giấy kiếng, bông bóng, dây điện, chỉ len
bóng

15


Nhóm 3 (Lớp 10A6): thiết kế bằng bìa cứng, len, dây thun, vỏ bút chì

Nhóm 4 (Lớp 10A6): thiết kế bằng bìa cứng, len, đất nặn, hạt lúa, dây điện

16


Nhóm 5 (Lớp 10A4): thiết kế bằng vải, chỉ, dây kẻm

Nhóm 6 (Lớp 10A4): thiết kế bằng banh, nấp lon sữa,vải, dây điện, bố

17



Nhóm 7 (Lớp 10A4): thiết kế bằng vải, giấy, tâm xỉa răng, rể cây giừa.

Nhóm 8-9-10 (Lớp 10A1,10A6,10A4): thiết kế bằng bìa cứng, len, dây điện

18


2/ Các câu hỏi liên hệ nội dung bài
Câu hỏi 1 : Nguyên phân ở tế bào động vật khác tế bào thực vật như thế nào?

19


Trả lời : Ở tế bào động vật phân chia tế bào chất bằng cách thắt màng tế bào ở
vị trí mặt phẳng xích đạo.
Tế bào thực vật, do có thành xenlulôzơ, nên hình thành vách ngăn ở
mặt phẳng xích đạo của tế bào.
Câu hỏi 2 : Nguyên phân có ý nghĩa như thế nào với sinh vật? Chúng ta áp dụng
vào thực tiễn những hiểu biết về nguyên phân đã có những thành tựu nào?
- Ý nghĩa của nguyên phân: Đối với các sinh vật nhân thực đơn bào, nguyên
phân là cơ chế sinh sản.
Đối với các cơ thể sinh vật nhân thực đa bào, nguyên phân làm tăng số
lượng tế bào giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển. Ngoài ra, nguyên phân cũng
đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể tái sinh những mô hoặc các cơ quan bị tổn
thương, ở các sinh vật sinh sản sinh dưỡng, nguyên phân là hình thức sinh sản
tạo ra các cá thể con có kiểu gen giống kiểu gen của cá thể mẹ.
- Ý nghĩa thực tiễn: ứng dụng trong nhân giống vô tính,giâm, chiết, ghép cành,
nuôi cấy mô, ghép tạng. Nuôi cấy mô có hiệu quả cao

* Rút kinh nghiệm : Một số nhóm làm sản phẩm đơn giản như vẽ, thiêu trên
giấy giống vẽ chúng ta vẫn ghi nhận. Ở đây chúng tôi chọn một sản phẩm mang
tính sáng tạo hơn để thực hiện trong tiết dạy và giới thiệu trong đề tài này.
3. Tổ chức hoạt động tiếp thu kiến thức bằng thí nghiệm và câu hỏi liên hệ
thực tiễn
A. Kế hoạch giảng dạy:
*Giáo viên chuẩn bị: phát trước phiếu yêu cầu cho học sinh.

20


Lớp: 10A----- Nhóm -Phiếu Yêu Cầu
Bài 24: LÊN MEN EETILIC VÀ LACTIC
Hoạt động: Thực hiện thí nghiệm ứng dụng quá trình phân giải các chất ở vi sinh vật
và trả lời các câu hỏi
1/ Thực hiện thí nghiệm và giải thích
- Tên thí nghiệm và giải thích -------------------------------------------------------------- Tiến hành ----------------------------------------------------------------------------------- Cơ sở khoa học ----------------------------------------------------------------------------2/ Liên hệ kiến thức trong bài học
Câu hỏi 1 : Thí nghiệm của nhóm đã ứng dụng hình thức phân giải nào của vi sinh
vật? ------Câu hỏi 2 : Quá trình phân giải các chất ở vi sinh vật diễn ra như thế nào? (gồm mấy
giai đoạn? đặc điểm của mỗi giai đoạn?)-------------------------------------------------------*Tùy theo thí nghiệm của nhóm mà chọn gói câu hỏi A, B hoặc C để trả lời
Gói câu hỏi A :
Câu 1 : Người ta đã áp dụng hình thức lên men nào trong muối dưa, cà (hoặc làm sữa
chua)? Làm thế nào để muối được dưa, cà ngon?
Câu 2 : Tại sao dưa cà muối lại bảo quản được lâu (vì sao trong sữa chua lại không có
VSV gây bệnh)?
Câu 3 : Quy trình lên men lactic? ( Học sinh trình bày quy trình trong báo cáo)
Câu 4 : Tại sao những quả có vị ngọt như vải, nhãn để 3 đến 4 ngày thường có mùi
chua?
Gói câu hỏi B :
Câu 1 : Quy trình lên men rượu etylic diễn ra như thế nào?

Câu 2 : Vi sinh vật nào là tác nhân của quá trình lên men rượu? những sản phẩm nào
được tạo ra trong quá trình này?
Câu 3: Tại sao rượu vang hoặc sâmpanh đã mở thì phải uống hết?
Gói câu hỏi C :
Câu 1 : Quy trình làm nước tương (hoặc nước mắm)?
Câu 2 : trong làm tương và làm nước mắm có sử dụng cùng loại vi sinh vật không?
Câu 3 : Đạm trong nước tương, nước mắm từ đâu ra?

*Tiến trình bài học:
1/ Giới thiệu sản phẩm của nhóm
- Yêu cầu các nhóm theo thứ tự giới thiệu sản phẩm thí nghiệm của nhóm
( lên men lactic, lên men etylic. . .)
- Trình bày quy trình, Giải thích nguyên lí, cơ sở khoa học của thí nghiệm.
- Nộp sản phẩm và báo cáo
* Tùy theo tính thực tế của từng sản phẩm của nhóm giáo viên chủ động nêu
những vấn đề bổ sung kiến thức liên quan đến nội dung bài học.
2/ Vận dụng vào bài học

21


HOẠT ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG
THẦY
CỦA TRỊ
Giáo viên u cầu
Học sinh nhắc I. Hơ hấp và lên men
học sinh nêu lại kiến lại kiến thức về
HƠ HẤP
thức hơ hấp


hơ hấp đã học

Giáo viên nêu vấn

-Nêu khái niệm

đề, giới thiệu hơ hấp

-Chất nhận

kị khí

điện tử cuối

-GV yêu cầu

cùng

Khái
niệ
m

HS hoàn thành -Sản phẩm
phiếu học
tập :phân
biệt hô hấp
hiếu khí và kò
khí
u cầu các nhóm


Học sinh đem

trình bày thí

sản phẩm lên

nghiệm đã làm

trình bày

Chất
cho
êlectron
Chất
nhận
êlectron
cuối
cùng
Sản
phẩm

LÊN MEN

Hiếu
khí

q
trình
oxi

hoa
các
phân
tử hữu

Chất
hữu

O2

Kị khí

CO2,
H2O,
ATP

Sản phẩm
Chất hữu cơ
trung gian
và chất hữu


Là q
trình
Phân giải
cacbohidrat
thu năng
lượng cho
tế bào


Là q trình
chuyển hóa
kị khídiễn ra
trong tế bào
chất

Chất hữu


Chất hữu cơ

Chất vơ cơ: Chất hữu cơ
NO3-,
SO42-, CO2

(giáo viên chọn 1 thí
nghiệm lên men
lactic và 1 thí nghiệm Các nhóm trình
lên men Etilic)

bày sản phẩm

u cầu các nhóm

với nội dung

nêu được

theo u cầu


- Quy trình thực hiện

của giáo viên

- Cơ sở khoa học
( ứng dụng của q
trình phân giải nào?)
- Cơ chế lên men?

Học sinh trình

(?)Thế nào là lên

bày được nội

men

dung lên men

II. Q trình phân giải:
1.Phân giải pơlysaccarit và ứng dụng
a. Lên men Eetilic:
Tinh bột nấm (đường hố)
Glucose
Glucose

nấm men rượu

Etylic + CO2.
(2C2H5OH + 2CO2 + NL)

Ứng dụng: Lên men rượu êtilic từ tinh
bột( làm rượu)
Tinh bột → Glucơzơ → Êtanol + CO2

(?)Chất cho êlectron
Chất nhận êlectron

b. Lên men Lactic

22


cuối cùng?
(?)Sản phẩm

Glucose

vk lactic đồng hình

Học sinh trình

(2CH3CHOHCOH + NL)
vk lactic dị hình

bày

Glucose

Yêu cầu nhóm làm


Các nhóm

+ axit axetic.

thí nghiệm làm cơm

nhận xét bổ

+Ứng dụng:

rượu trình bày

sung

*Làm sữa chua:

(Học sinh trả lời

axit lactic+CO2.

axit lactic + CO2 + etylic

Lấy 100ml sữa đặc vào cốc đong. Rót tiếp

các gói câu hỏi B)

Học sinh trả lời 350ml nước sôi khuấy đều. Để nguội đến

- Quy trình làm cơm


gói câu hỏi B

40oC (dùng vinamilk khuấy đều đổ ra cốc

rượu .

nhựa. Đưa vào tủ ấm 40oC (có thể đưa vào

- Cơ sở khoa học và

các hộp xóp, đậy kín) Sau 6-8 giờ, sữa sẽ

cơ chế lên men rượu

đông tụ lại là sữa chua đã được hình thành.
Học sinh trình

Muốn bảo quản phải để vào tủ lạnh.

Yêu cầu nhóm làm

bày

*Muối rau quả chua

thí nghiệm làm sữa

Các nhóm

Rau cải cắt nhỏ 3-4 cm, dưa chuột để cả quả


chua (Muối rau quả

nhận xét bổ

hoặc cắt dọc (có thể phơi chỗ năng nhẹ hoặc

chua) trình bày

sung

râm để tạo cho rau quả se mặt. Đổ rau (hoặc

- Quy trình làm sữa

quả) vào trong bình trụ (hoặc vại, âu). Pha

chua (Muối rau quả

Học sinh trả lời nước muối NaCl 5-6% để cho ngập nước rau

chua)

gói câu hỏi A

quả. Nén chặt, đậy kín, để nơi ấm 28-30oC.

- Cơ sở khoa học và

Có thể cho thêm 2 thìa cá phê đường


cơ chế làm sữa chua

Saccarôzơ hòa tan.

(Muối rau quả chua)

2. Phân giải prôtêin và ứng dụng:

(Học sinh trả lời

Các vi sinh vật tiết enzim prôtêaza ở môi

các gói câu hỏi A)

trường phân giải prôtêin thành axit amin rồi
hấp thụ.
Học sinh trình

Yêu cầu nhóm tìm

-Phân giải ngoài:

bày

hiểu về quy trình

Proteaza
Prôtein


Axit amin

làm nước mắm,

Các nhóm

VSV hấp thụ axit amin và phân giải tiếp tạo

tương trình bày

nhận xét bổ

ra NL. Khi môi trường thiếu C và thừa nitơ

(Học sinh trả lời các

sung

VSV khử amin, sử dụng axit hữu cơ làm

23


gói câu hỏi C)

nguồn cacbon.

- Quy trình làm nước

Học sinh trả lời - Ý nghĩa: Thu được các axit amin để tổng


mắm (tương)

gói câu hỏi C

hợp prôtêin bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại.

- Cơ sở khoa học và

- Phân giải trong: Prôtêin mất hoạt tính, hư

cơ chế làm nước

hỏng.

mắm (tương)

Ứng dụng: làm tương, nước mắm…
3. Phân giải Xenlulôzơ
Phân giải xenlulôzơ nhờ vi sinh vật tiết

Giáo viên nêu vấn đề

enzim xenlulaza xử lý rác thực vật
xenlulaza

để phát triển kiến

Học sinh thảo


Xenlulôzơ

chất mùn

thức, giúp học sinh

luận

* Ứng dụng.

phát hiện kiến thức

Trả lời

- Chủ động cấy VSV để phân giải nhanh xác
thực vật.

Cho biết một số tác

- Tận dụng xác thực vật để làm nấm ăn.

hại của quá trình

- Nuôi VSV thu sinh khối.

phân giải ở vi sinh

* Nhược điểm

vật đối với đời sống


Làm hỏng đồ uống, thực phẩm, quần áo, đồ

con người

dùng bằng xenlulôzơ

B. Kết quả hoạt động của học sinh:
1/ Thiết kế sản phẩm
Lên men Lactic

Muối dưa chua

24


Làm sữa chua

Lên men Êtilic

Làm Cơm Rượu
2/ Các câu hỏi liên hệ nội dung bài
Câu hỏi 1 : Thí nghiệm của nhóm đã ứng dụng hình thức phân giải nào của vi
sinh vật? (Đa số học sinh các nhóm đều xác định là lên men Êtilic hay lên men
Lactic)
Câu hỏi 2 : Quá trình phân giải các chất ở vi sinh vật diễn ra như thế nào? gồm
mấy giai đoạn? đặc điểm của mỗi giai đoạn?( Đa số học sinh các nhóm xác định
được gồm phân giải ngoại bào và phân giải nội bào)
Gói câu hỏi A :
Câu 1 : Người ta đã áp dụng hình thức lên men nào trong muối dưa, cà (hoặc

làm sữa chua)? Làm thế nào để muối được dưa, cà ngon?
Trả lời : Muối dưa, cà là hình thức lên men lactic tự nhiên, do vi khuẩn lactic.
Muốn muối dưa, cà ngon phải tạo điều kiện ngay từ đầu vi khuẩn lactic lấn át

25


×