Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

skkn giải pháp huy động các nguồn lực xã hội tham gia công tác giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (475.06 KB, 13 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số (do Thường trực Hội đồng ghi)………………………………………..…
1. Tên sáng kiến: “Giải pháp huy động các nguồn lực xã hội tham gia
công tác giáo dục”
(Đồng Thị Thuận, Mai Hoàng Nhi, Phạm Thị Kim Thanh,
@THPT Lương Thế Vinh)
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lý
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết
Nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta coi giáo dục là Quốc sách hàng đầu;
nhiều dự án đã tập trung để đầu tư cho giáo dục. Cơ sở vật chất của các đơn vị
trường học, kể cả vùng sâu, vùng xa được đầu tư, trang cấp ngày một khang trang,
hoàn thiện, giúp học sinh ham thích đến trường. Tuy nhiên, nguồn kinh phí của Nhà
nước đầu tư cho giáo dục vẫn còn hạn hẹp nên việc huy động nguồn lực của nhân
dân, của toàn xã hội để đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục là rất cần thiết. Để làm tốt
công việc này, cần có sự chung tay góp sức của địa phương, của ngành và của cộng
đồng, giúp nhà trường có điều kiện xây dựng cơ sở vật chất làm thay đổi bộ mặt
của nhà trường, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục, giúp uy tín của trường
được nâng lên.
Trong thực tế, hầu hết các đơn vị trường học đều chú trọng công tác xã hội
hóa giáo dục. Song, các giải pháp tuyên truyền, huy động phụ huynh học sinh và
các tổ chức xã hội ở nhiều đơn vị vẫn chưa được vận dụng tốt nên hiệu quả chưa
cao. Thậm chí có nhiều trường thực hiện công tác xã hội hóa không đúng nguyên
tắc, cụ thể là chỉ tập trung vào cha mẹ học sinh của trường và đề xuất định mức cụ
1


thể cho từng phụ huynh. Có nhiều trường hợp vận động các mạnh thường quân, các
nhà hảo tâm nhưng hiệu quả không cao do công tác phối hợp thực hiện, giải pháp


vận dụng chưa được quan tâm đúng mức nên kết quả huy động các nguồn lực xã
hội đầu tư cho giáo dục vẫn còn hạn chế.
Đối với đơn vị trường tôi đang công tác, do mới được thành lập và đưa vào
hoạt động đầu năm học 2016-2017 đến nay nên tất cả bàn ghế, thiết bị, phương tiện
dạy học và làm việc chưa được trang cấp kịp thời. Để hoạt động dạy học được tiến
hành thuận lợi, nhà trường cần phải huy động một khoản kinh phí khá lớn từ các
nguồn lực xã hội.
Từ những thực tế nêu trên, phải làm sao để đẩy mạnh công tác xã hội hoá
giáo dục trong nhà trường là điều tôi luôn trăn trở. Từ đó tôi đã nghiên cứu những
đặc thù của nhà trường, tìm giải pháp và phối hợp thực hiện để đạt được kế hoạch
đề ra cho công tác xã hội hoá giáo dục tại đơn vị.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
3.2.1. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức
Đối tượng đầu tiên mà chúng tôi xác định phải tuyên truyền đó là tập thể
cán bộ, giáo viên, nhân viên. Phải giúp mọi người thấy được đây là ngôi nhà chung
của tập thể sư phạm và mọi người đều có trách nhiệm cùng chung tay xây dựng;
điều kiện thực tế của nhà trường hiện nay chỉ có thể hoạt động được khi có các
nguồn lực xã hội chung tay đóng góp; và việc xã hội hóa giáo dục là một chủ
trương lớn của Đảng và Nhà nước ta thông qua hàng loạt các văn bản chỉ đạo.
Đối tượng thứ hai là phụ huynh học sinh và các doanh nghiệp, các mạnh
thường quân trên địa bàn. Chúng tôi đã tập trung, tuyên truyền giúp mọi người hiểu
nguồn ngân sách đầu tư cho giáo dục hiện nay vẫn còn hạn hẹp nên công tác giáo
dục và đào tạo rất cần có sự chung tay góp sức của cả cộng đồng. Một thực tế bức
xúc khác là đầu năm học 2016-2017 đến nay, trường có 28 cán bộ quản lý, giáo
viên, nhân viên và hơn 300 học sinh nhưng vẫn chưa được cấp bàn ghế, thiệt bị,
2


phương tiện dạy học và làm việc; Sở Giáo dục và Đào tạo dự kiến bố trí đơn vị hoạt
động nhờ ở một trường khác trong huyện, khoản cách khá xa nên không tiện cho

học sinh đi lại. Chính vì thế để học sinh thuận lợi hơn trong học tập, phụ huynh an
tâm hơn trong điều kiện con em đến trường thì rất cần có sự chung tay góp sức của
xã hội.
Khi mọi người thấy nội dung tuyên truyền của nhà trường là đúng đắn thì
họ đã sẵn sàng ra sức ủng hộ bằng tấm lòng tự nguyện. Giáo viên hiểu nếu thiếu
thốn trang thiết bị dạy học, môi trường sư phạm không đảm bảo, hiệu quả công tác
sẽ không cao, chất lượng giáo dục thấp, uy tín nhà trường sẽ giảm đi. Ngược lại,
nếu nhà trường có điều kiện tốt, bản thân mỗi thành viên sống trong môi trường sư
phạm này sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong công việc, hiệu quả công tác cao hơn, uy
tín của giáo viên và nhà trường nhờ đó được nhân lên và sẽ được nhiều phụ huynh
đồng tình ủng hộ.
Công tác tuyên truyền đã được chúng tôi duy trì thường xuyên, đa dạng.
Nội dung tuyên truyền luôn cụ thể, đảm bảo nguyên tắc vì lợi ích của hai phía: nhà
trường và cộng đồng, mỗi bên tham gia đều tìm thấy lợi ích chung của cá nhân và
tập thể.
3.2.2. Định hướng mục tiêu phát triển cho đơn vị
Đây là vấn đề hết sức quan trọng để có kế hoạch huy động các nguồn lực
tham gia công tác giáo dục một cách hợp lý, hiệu quả. Chúng tôi xác định không
huy động tùy tiện, không phục vụ cho những lợi ích cá nhân, một nhóm người nào
đó. Công tác vận động phải theo thứ tự ưu tiên trong việc giải quyết những vấn đề
bức xúc, trên cơ sở tính toán kỹ lưỡng và phải phục vụ cho mục tiêu phát triển của
đơn vị. Bởi vì hầu hết các nhà tài trợ đều mong muốn sự đóng góp của mình thật sự
có ý nghĩa và cần thiết đối với học sinh, với hoạt động dạy học của nhà trường.
Ngay từ khi tiếp nhận cơ sở mới năm học 2016-2017 trong điều kiện
trường có 4 lớp, 18 cán bộ giáo viên, nhân viên nhưng chưa có trang thiết bị,
phương tiện dạy học và làm việc. Là người đứng đầu của đơn vị, tôi đã có kế hoạch
3


từng bước giải quyết những khó khăn, đảm bảo hoạt động dạy và học được tiến

hành thuận lợi. Cụ thể:
Việc đầu tiên là phải có bàn ghế giáo viên học sinh và bảng cho 4 phòng
học. Chúng tôi đã tranh thủ sự hỗ trợ của các đơn vị trường học trong địa bàn
huyện để mượn tạm, chủ yếu là bàn ghế 4 chỗ ngồi không còn sử dụng để gia cố
lại. Tiếp đến là vận động xin hỗ trợ máy vi tính, máy in bố trí cho các phòng hành
chính để làm việc. Sau đó là các phương tiện khác như bảng biểu để bố trí các
phòng hành chính, trống trường báo giờ giấc cho hoạt động dạy và học.

4


Khi hoạt động dạy học ổn định thì vấn đề mới phát sinh là do trường tuyển
2 nguyện vọng, nên có khoảng 40 học sinh đỗ nguyện vọng 2 nhà rất xa trường,
tâm lý chán nản nên có nguy cơ bỏ học rất cao. Nhà trường tiếp tục vận động xã hội
hóa trang bị 20 giường tầng với 40 chỗ nằm giúp học sinh có điều kiện nghỉ trưa tại
trường. Sau đó vận động tiếp nguồn kinh phí giúp 40 học sinh được ăn trưa miễn
phí, mỗi suất là 15.000 đồng. Nhờ vậy đã kéo giảm đáng kể tỉ lệ học sinh có nguy
cơ bỏ học.

5


Trong điều kiện nhà trường không có đồ dùng dạy học và trong 3 năm đầu
đơn vị chưa được tự chủ nguồn kinh phí nên nhà trường lại tiếp tục vận động các
nguồn lực trong xã hội để tổ chức Hội thi Đồ dùng dạy học tự làm. Kết quả được
12 sản phẩm được giáo viên đưa vào sử dụng giảng dạy, giúp học sinh hứng thú
hơn, học tốt hơn.

Đối với học sinh diện hộ nghèo, cận nghèo và có hoàn cảnh khó khăn được
nhà trường vận động trao tặng nhiều phần học bổng, học phẩm và phương tiện đi

6


lại rất có giá trị, giúp các em có động lực vượt khó, vươn lên trong học tập. Ngoài
ra, mô hình trải nghiệm, khởi nghiệp trồng rau mầm trong thùng xốp và trồng rau
sạch trong khuôn viên trường của học sinh một phần giúp các em trang trải nhiều
khoản chi phí trong học tập và giúp đỡ các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Sang năm học 2017-2018, nhà trường tiếp nhận thêm 4 lớp với tổng số 334
học sinh và 28 cán bộ, giáo viên nhân viên. Công việc đầu tiên của nhà trường là
tiếp tục mượn thêm bàn ghế cho 4 phòng học và vận động nguồn kinh phí mua
thêm 4 tấm bảng để ổn định việc học 2 buổi/ngày cho học sinh.
Đầu năm học nhà trường cũng được tiếp nhận khối lượng sách khá lớn từ
nguồn sách Dự án Sách cho tương lai do Tỉnh Bến Tre phát động để giúp các em
được nghiên cứu, học tập, hình thành kỹ năng sống, hình thành nhân cách sống...
Không có bàn ghế bố trí cho học sinh đọc sách, nhà trường đã vận động xây dựng
mô hình thư viện xanh và nhiều bàn, ghế đá để bố trí nơi học sinh và giáo viên đọc
sách. Mô hình này mang lại hiệu quả khá tích cực, vừa làm đẹp cảnh quan, tăng
thêm bóng mát cho sân trường vừa thu hút khá nhiều học sinh và giáo viên tham
gia đọc sách.

7


Cũng ngay từ đầu năm học, nhà trường cũng tranh thủ được nguồn hỗ trợ
của Tổ chức Seed To Table tài trợ gần 100.000.000 đồng để phát triển dự án rau
sạch của học sinh thành Dự án rau hữu cơ trong khuôn viên trường học. Dự án này
góp phần rất tích cực cho hoạt động học tập trải nghiệm và khởi nghiệp kinh doanh
bền vững cho học sinh của trường.

8



Ngoài ra nhà trường cũng tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức xã hội, vận
động 5 bộ máy vi tính cũ nhưng còn sử dụng được giúp học sinh thực hành, nâng
cao chất lượng học tập bộ môn tin học.
3.2.3. Xây dựng kế hoạch cụ thể, chặt chẽ
Xây dựng kế hoạch là một trong những việc quan trong trọng công tác
quản lý và mang tính chủ đạo trong quá trình quản lý của Hiệu trưởng. Kế hoạch
huy động các nguồn lực xã hội tham gia công tác giáo dục của chúng tôi đảm bảo
các nội dung: Mục tiêu huy động, đối tượng sẽ huy động, thời gian huy động và
người trực tiếp huy động. Về đối tượng thì nhà trường chủ yếu tập trung vào các tổ
chức, các doanh nghiệp, các mạnh thường quân và các nhà hảo tâm trong và ngoài
huyện; có cả các công ty, các tổ chức ngoài tỉnh. Nhà trường rất hạn chế vận động
trong phụ huynh học sinh; vì đơn vị đóng trên địa bàn thuộc xã bãi ngang ven biển,
phụ huynh đa phần sống bằng nghề nông nghiệp, kinh tế khó khăn.
Ngoài những vấn đề như xác định mục tiêu huy động phải thật cụ thể, rõ
ràng, đảm bảo phục vụ nhu cầu thiết yếu cho hoạt động giáo dục tại đơn vị thì điểm
mà tôi lưu ý nhất trong các nội dung trên là lựa chọn, phân công thành viên trực
tiếp đi huy động, nhất định phải là người hiểu rõ nguyên tắc của công tác xã hội
hoá giáo dục, có kỹ năng giao tiếp tốt, lời nói có tính thuyết phục cao để giúp đối
tượng huy động hiểu rõ việc mình đóng góp phải thực sự có ý nghĩa đối với đơn vị
nói riêng và đối với hoạt động giáo dục nói chung.
3.2.4. Tích cực tham mưu cho lãnh đạo địa phương
Đối với đơn vị tôi hiện nay, giải pháp này không mới nhưng cách làm của
chúng tôi mang lại hiệu quả khá tích cực. Nhà trường đã nhận được sự hỗ trợ rất
lớn của lãnh đạo địa phương trong việc huy động sức mạnh tổng hợp của các ban
ngành đoàn thể, kêu gọi được sự đóng góp hỗ trợ của các mạnh thường quân, các
nhà hảo tâm, các đơn vị kinh tế trong và ngoài địa bàn thông qua uy tín của chính
các vị lãnh đạo ấy.
Hàng năm, lãnh đạo tỉnh và huyện đều có đến thăm trường nhân dịp lế

9


Khai giảng, lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam và lễ Tổng kết năm học. Tranh thủ
những dịp gặp gỡ này chúng tôi lên kế hoạch cụ thể và chủ động đề xuất công tác
xã hội hoá giáo dục của nhà trường với các vị lãnh đạo ấy. Nội dung tham mưu, đề
xuất luôn là những vấn đề bức xúc, hoặc hết sức cần thiết đối với điều kiện thực tế
của đơn vị. Sau khi được lãnh đạo chấp thuận, thực hiện xong chúng tôi đều nhanh
chóng thông tin, báo cáo kết quả. Ngoài ra, chúng tôi cũng tạo nhiều cơ hội để cấp
ủy, chính quyền địa phương đến thăm cơ sở vật chất nhà trường, gặp gỡ giáo viên
và học sinh để các vị hiểu rõ nhà trường hơn và cũng là thời điểm để nhà trường
tiếp tục xin ý kiến chỉ đạo hỗ trợ những vấn đề ngoài tầm tay của Hiệu trưởng như:
giường nghỉ trưa cho học sinh ở xa, học 2 buổi/ ngày không có điều kiện về nhà,
vận động hỗ trợ các suất ăn trưa miễn phí cho học sinh, tivi để dạy ứng dụng công
nghệ thông tin trên lớp, dự án trồng rau hữu cơ trong khuôn viên nhà trường...
Việc tham mưu chính quyền giúp đỡ trong công tác xã hội hóa không chỉ
huy động, khuyến khích mà còn tạo cơ sở pháp lý cho việc huy động và tổ chức
điều hành sự phối hợp các lực lượng xã hội cùng tham gia xây dựng và phát triển
giáo dục. Qua đó, có thể nhận được sự hỗ trợ của địa phương về huy động sức
mạnh tổng hợp của các ban ngành đoàn thể, kêu gọi được sự đóng góp hỗ trợ của
các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm, các đơn vị kinh tế đóng trên địa bàn, cũng
như ngoài địa bàn qua uy tín của địa phương.
3.2.5. Phát huy vai trò của Hội cha mẹ học sinh, của Phụ huynh học
sinh và mạnh thường quân trong và ngoài địa bàn:
Vào đầu năm học, nhà trường tổ chức họp cha mẹ học sinh, bầu Ban đại
diện cha mẹ học sinh của các lớp là những người có uy tín có thể chung tay cùng
xây dựng nhà trường, là những người phối kết hợp tốt nhất trong việc thực hiện
thông tin hai chiều giữa gia đình và nhà trường để cùng giáo dục học sinh một cách
tốt nhất.
Chúng tôi đã xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa Ban đại diện cha mẹ học

sinh, phụ huynh học sinh toàn trường và nhà trường để có sự tác động hiệu quả.
10


Nhà trường đã nhờ vào uy tín và tiếng nói của Ban đại diện cha mẹ học sinh để
công tác tuyên truyền, vận động đóng góp tự nguyện vừa hiệu quả vừa mang tính
khách quan.
3.2.6. Tạo uy tín của nhà trường với phụ huynh, các cấp ủy Đảng, Chính
quyền địa phương
Đây là một trong những giải pháp mà nhà trường hết sức tập trung làm tốt
để từng lúc khẳng định uy tín, chất lượng giáo dục của đơn vị, tạo sự tin tưởng cho
phụ huynh học sinh, cho bà con nhân dân và lãnh đạo ngành, lãnh đạo chính quyền
các cấp.
Việc trước tiên là sử dụng các khoản kinh phí vận động từ các nguồn lực xã
hội phải đúng mục tiêu, kế hoạch đã đề ra. Nếu có sự thay đổi, điều chỉnh phải xin
ý kiến của nhà tài trợ. Việc quản lý và sử dụng kinh phí phải đúng theo nguyên tắc
tài chính và công khai, minh bạch trước tập thể cũng như báo cáo với cơ quan quản
lý cấp trên và thông tin kết quả cho nhà tài trợ. Đối với hiện vật thì phải đưa vào
danh mục quản lý tài sản, có kế hoạch sử dụng, bảo quản và sửa chữa kịp thời để sử
dụng lâu dài.
Việc tiếp theo mà chúng tôi đang cố gắng tạo lập uy tín bằng chính nội lực
của nhà trường. Mặc dù trường chúng tôi không được thuận lợi về chất lượng đầu
vào của học sinh lớp 10, do trường mới được thành lập, phải tuyển 2 nguyện vọng
nên tỷ lệ học sinh yếu kém khá cao, nhưng từ lãnh đạo cho đến cán bộ giáo viên,
nhân viên đều xác định nhiệm vụ của mình để phấn đấu và đạt hiệu quả công việc
ngày càng tốt hơn. Là Hiệu trưởng, bản thân tôi luôn cố gắng học hỏi, nghiên cứu
điều hành công việc khoa học, quan tâm đến chất lượng giáo dục, tạo môi trường
sư phạm đoàn kết, thường xuyên tự bồi dưỡng để làm tốt vai trò đầu mối của mình
trong môi trường xã hội địa phương. Thầy cô giáo đang cố gắng tạo uy tín cho
mình bằng chất lượng giáo dục, tạo cho các em có một môi trường học tập thoải

mái, học sinh ham thích đến trường, coi mỗi ngày đến trường là một niềm vui. Mỗi
giáo viên phải coi học sinh như chính con em ruột thịt của mình, giảng dạy bằng cả
11


tình thương, lương tâm và trách nhiệm để học sinh thấy tự tin hơn khi được sống
trong ngôi nhà chung ấm áp cùng các bạn. Giáo viên chủ nhiệm cũng tích cực trong
sự kết hợp giữa phụ huynh học sinh và nhà trường, làm cầu nối giữa nhà trường với
gia đình và xã hội.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Qua thực tế áp dụng giải pháp và kết quả mang lại khá tích cực, đơn vị chúng
tôi cũng được nhiều lãnh đạo ngành và lãnh đạo đia phương đánh giá cao. Năm học
2016-2017, trong địa bà tỉnh Bến Tre, đơn vị chúng tôi là một trong những đơn vị
trường THPT đi đầu trong công tác huy động các nguồn lực tham gia công tác giáo
dục. Những mặt tích cực và phù hợp của những giải pháp nêu trên theo tôi sẽ áp
dụng được cho tất cả các đơn vị trường học công lập ở nhiều cấp học và ở tất cả các
địa phương khác nhau.
3.4. Hiệu quả của sáng kiến
Từ khi áp dụng sáng kiến này, gần 2 năm qua, tổng các nguồn lực hỗ trợ cho
công tác giáo dục và đạo tạo của trường quy thành tiền ước đạt 528.100.000 đồng,
cụ thể:
Năm học 2016-2017:
TT

Nội dung vận động

1

Học bổng cho học sinh


2

Học phẩm, học cụ

3

Phương tiện dạy học và làm
việc

4

Hoạt động bán trú

5

Xây dựng mô hình khởi
nghiệp
12

Ước thành tiền
(ĐV tính : đồng)
17.500.000

Ghi chú

14.800.000

Bao gồm tập, sách GK, xe
đạp


87.000.000

Máy tính bàn, laptop, máy
in, trống trường, các bảng
biểu phòng hành chính dù
che nắng sân trường, bồn
chứa nước...

150.000.000

Giường tầng, bếp ăn miễn
phí

63.000.000

Cải tạo đất, phân hữu cơ


TC

332.300.000
Đầu năm học 2017-2018 đến nay:

TT

Nội dung vận động

Ước thành tiền
(ĐV tính : đồng)
18.000.000


Ghi chú

1

Học bổng cho học sinh

2

Học phẩm, học cụ

3

Phương tiện dạy học và làm
việc

24.000.000

4

Hoạt động bán trú

10.000.000

Suất ăn trưa cho học sinh

5

Mô hình khởi nghiệp


75.000.000

Tổ chức PCP của Nhật tài trợ

6

Mô hình thư viện xanh

34.800.000

Cây xanh, bàn đá, ghế đá

TC

34.000.000

Bao gồm tập, sách GK, xe
đạp
Máy tính bàn, bảng từ

195.800.000
Nhờ sự chung tay góp sức của xã hội mà gần hai năm qua, dù chưa được

trang cấp thiết bị, phương tiện dạy học và làm việc nhưng đơn vị trường chúng tôi
vẫn ổn định hoạt động dạy và học; bước đầu giúp phụ huynh học sinh an tâm hơn,
học sinh đăng ký thi tuyển sinh vào lớp 10 theo nguyện vọng 1 cũng tăng lên đáng
kể.
Với những giải pháp nêu trên cùng với kinh nghiệm thực tế qua mỗi năm,
chúng tôi sẽ tiếp tục duy trì thực hiện tốt công tác huy động các nguồn lực tham gia
công tác giáo dục; góp phần giảm thiểu nguồn chi từ ngân sách nhà nước, giúp đỡ

học sinh nghèo vượt khó vươn lên trong học tập, bổ sung cơ sở vật chất, xây dựng
môi trường trường học thân thiện, từng bước tạo uy tín cũng như nâng cao chất
lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường.

3.5. Tài liệu kèm theo: không.
Bến Tre, ngày 01 tháng 3 năm 2018
13



×