Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Một số giải pháp đẩy mạnh việc thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục, huy động các nguồn lực xã hội góp phần “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.89 KB, 10 trang )

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN:
1. Họ và tên: Lê Văn Đông
2. Ngày tháng năm sinh: 18/7/1961 - Nam
3. Địa chỉ: 158A/2 Khu phố 1, phường Tân Hòa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng
Nai.
4. Điện thoại: (CQ) 061 3985816 ; ĐTDĐ: 0918057452
5. E-mail: C1.
6. Chức vụ: Hiệu trưởng
7. Đơn vị công tác: Trường tiểu học Hòa Bình
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO:
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Đại học sư phạm
- Năm nhận bằng: 1998
- Chuyên ngành đào tạo: Giáo dục tiểu học
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC:
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Quản lý giáo dục
- Số năm có kinh nghiệm: 25 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã thực hiện trong 5 năm gần đây:
1. Các giải pháp nâng cao tinh thần trách nhiệm, hiệu quả công tác cho đội ngũ
CB,GV,CNV Trường tiểu học Hòa Bình để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
2. Thực hiện các nội dung và giải pháp “ Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực” của Trường tiểu học Hòa Bình.
3. Một số giải pháp đẩy mạnh việc thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục,
huy động các nguồn lực xã hội góp phần “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực”.
1
Tên đề tài Sáng kiến kinh nghiệm:
Một số giải pháp đẩy mạnh việc thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo
dục, huy động các nguồn lực xã hội góp phần “ Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực”.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:


1. Xã hội hoá giáo dục là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm
huy động toàn xã hội làm công tác giáo dục; huy động các nguồn lực trong nhân dân
và sự tham gia của các đoàn thể , các tổ chức xã hội góp sức xây dựng nền giáo dục
quốc dân. Chủ trương xã hội hóa giáo dục được mọi người đánh giá là đúng đắn, tuy
nhiên trong quá trình thực hiện, vẫn còn nhiều người chưa hiểu và ủng hộ công tác xã
hội hóa giáo dục như tham gia cùng với nhà trường hỗ trợ việc dạy và học, tổ chức
các hoạt động ngoại khoá cho học sinh, chăm lo cơ sở vật chất, điều kiện dạy và
học… để nâng cao hiệu quả giáo dục.
2. Ngày 22 tháng 7 năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chỉ thị số
40/2008/CT-BGDĐT về việc phát động phong trào thi đua “ Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013.
Phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm đạt các
mục tiêu: xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với
điều kiện địa phương và đáp ứng nhu cầu của xã hội; phát huy tính chủ động, tích
cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội.
3. Năm học 2008-2009, trường tiểu học Hòa Bình được Phòng Giáo dục và
Đào tạo thành phố Biên Hòa chọn làm điểm xây dựng mô hình “Trường học thân
thiện, học sinh tích cực” theo Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT.
Với những lý do nêu trên, ngay từ năm học 2008-2009, bản thân tôi đã tích cực
nghiên cứu và thực hiện các giải pháp nhằm thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo
dục, huy động các nguồn lực xã hội góp phần “ Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực”.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
1. Cơ sở lý luận:
1.1 Chủ trương xã hội hóa giáo dục đã được Đại hội lần thứ VII của Đảng
khởi xướng và tiếp tục được Nghị quyết Đại hội VIII, IX và X đẩy mạnh: xã hội hóa
công tác giáo dục là huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân
dân, huy động các nguồn lực trong nhân dân và sự tham gia của các đoàn thể , các tổ
chức xã hội góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân ngày càng phát triển.
1.2 Công tác phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội có ý nghĩa quan trọng đối

với chất lượng giáo dục học sinh. Điều 93 Luật Giáo dục năm 2005 khẳng định: “Nhà
2
trường có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để thực hiện mục
tiêu, nguyên lí giáo dục”. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan,
công tác phối hợp còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng kịp với nhu cầu phát triển thực
tiễn, dẫn đến tình trạng nhiều trẻ em chưa được hưởng điều kiện nuôi dưỡng, chăm
sóc và giáo dục tốt nhất.
1.3 “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” là một môi trường giáo dục có
sự kết hợp chặt chẽ, tích cực giữa nhà trường và cộng đồng nhằm hướng tới một môi
trường giáo dục an toàn, bình đẳng, thân thiện, hiệu quả, tạo hứng thú cho HS tích
cực học tập và tham gia các hoạt động khác, góp phần đảm bảo quyền trẻ em, nâng
cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
1.4 Mô hình “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do UNICEF
đưa ra đã được nhiều nước thực hiện và có hiệu quả . Từ đó có thể thấy, mô hình này
có cơ sở khoa học, lý luận vững chắc và đã được kiểm nghiệm trong thực tiễn.
Với những cơ sở nêu trên, trong những năm qua, bản thân tôi cùng với tập thể
sư phạm nhà trường đã tích cực thực hiện một số những giải pháp nhằm đẩy mạnh
việc thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục, huy động các nguồn lực xã hội để “
Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và đã có hiệu quả nhất định.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài:
2.1 Quán triệt, nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong việc thực hiện chủ
trương xã hội hóa giáo dục và “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực” đối với các ban ngành đoàn thể và các lực lượng xã hội.
a. Tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương tổ chức hội nghị quán
triệt, nâng cao nhận thức, trách nhiệm về việc thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo
dục và thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đối
với các ban ngành đoàn thể, các ban khu phố, đại diện các giáo xứ, ban đại diện cha
mẹ học sinh tại địa phương.
b. Thông qua hội nghị, thực hiện ký kết trách nhiệm giữa các ban ngành đoàn
thể với nhà trường trong việc phối hợp thực hiện kế hoạch “Xây dựng trường học

thân thiện, học sinh tích cực”.
c. Thông qua hội nghị phụ huynh học sinh đầu năm, nhà trường triển khai đến
toàn thể phụ huynh học sinh về chủ trương xã hội hóa giáo dục của Đảng và nhà
nước; triển khai quán triệt đầy đủ các mục tiêu, yêu cầu, nội dung của phong trào thi
đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” để nâng cao nhận thức, trách
nhiệm và tạo điều kiện thuận lợi trong việc phối hợp, quan tâm hỗ trợ xây dựng môi
trường giáo dục nhà trường an toàn, thân thiện, hiệu quả phù hợp với điều kiện của
địa phương.
3
2.2 Phối hợp với chính quyền địa phương, vận động các lực lượng xã hội và
cha mẹ học sinh tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ học tập.
Trong nhiều năm qua, nhà trường đã thực hiện các biện pháp phối hợp với
chính quyền địa phương, vận động các lực lượng xã hội và cha mẹ học sinh để huy
động học sinh ra lớp, giúp đỡ tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ học tập và không để học
sinh bỏ học:
- Phối hợp tổ chức tốt cuộc vận động “ Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường” hàng
năm; từng tổ dân phố rà soát số trẻ trong độ tuổi ra lớp; tuyên truyền vận động nhân
dân trong khu phố đưa trẻ đến trường; văn hóa-thông tin phường thường xuyên phát
tin trên hệ thống phát thanh để vận động; phối hợp với các giáo xứ tuyên truyền vận
động nhân dân đưa trẻ đến trường đạt tỉ lệ cao nhất.
- Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, công an, chi hội khuyến học, các ban ngành
đoàn thể của phường, ban đại diện CMHS, ban khu phố điều tra nắm chắc số học sinh
có hoàn cảnh khó khăn; vận động giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để các em đến trường
học tập.
- Phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với Ban đại diện CMHS của lớp nắm chắc
hoàn cảnh gia đình của từng em học sinh của lớp; khi thấy có biểu hiện nghỉ học thì
phải nắm rõ tình hình, lý do và tùy mức độ nhà trường có biện pháp phối hợp để giải
quyết, không để học sinh phải bỏ học.
( Trong những năm qua, nhà trường đã phối hợp giải quyết, hỗ trợ cho nhiều
em có hoàn cảnh đặc biệt sắp phải nghỉ học được tiếp tục học tập. Hàng năm, nhà

trường vận động trên 10 triệu đồng để tạo điều kiện cho học sinh có hoàn cảnh khó
khăn duy trì việc học. Đặc biệt, nhà trường phối hợp với chính quyền địa phương, vận
động Công ty cổ phần An Co tài trợ học bổng lâu dài cho một học sinh có hoàn cảnh
khó khăn đặc biệt số tiền 30.500.000 đồng; vận động công ty Goco Vina hỗ trợ miễn
phí tiền ăn bán trú cho các học sinh có hoàn cảnh mồ côi, …)
2.3 Tích cực vận động cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội hỗ trợ việc
xây dựng môi trường sư phạm xanh, sạch, đẹp và thân thiện.
Ngay từ năm học 2008-2009, nhà trường đã tích cực thực hiện mục tiêu, yêu
cầu, nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực”. Qua hơn ba năm thực hiện phong trào, nhà trường đã từng bước huy động được
sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi
trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả phù hợp với điều kiện của địa phương.
Huy động, lôi kéo cha mẹ học sinh tích cực tham gia và hỗ trợ các điều kiện để xây
dựng cảnh quan nhà trường xanh, sạch, đẹp, thân thiện và thúc đẩy nâng cao hiệu quả
hoạt động giáo dục trong nhà trường; cụ thể:
- Vận động phụ huynh học sinh tặng cây kiểng, hòn non bộ, ghế đá, kệ sách
lớp học, sách tham khảo và truyện thiếu nhi,…; phụ huynh học sinh, học sinh các lớp
cùng với giáo viên chủ nhiệm thực hiện trang trí lớp học xanh-sạch-đẹp, thân thiện,
gần gũi các em.
4
- Thực hiện mục đích xây dựng cảnh quan nhà trường ngày càng xanh - sạch -
đẹp, nhà trường đã vận động phụ huynh học sinh trang bị 20 thùng đựng rác có hình
dáng chú chuột Mickey; thực hiện vẽ tranh, lót gạch men xung quanh các phòng học;
cải tạo nâng cấp nhà vệ sinh có tranh ảnh, có cây xanh và có âm thanh để tạo sự thích
thú và thân thiện, nhằm tuyên truyền giáo dục và hình thành thói quen giữ vệ sinh
trường lớp, nơi công cộng cho học sinh.
2.4 Vận động cha mẹ học sinh đầu tư trang thiết bị dạy học; đẩy mạnh việc
ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao chất lượng dạy và học.
Năm học 2008-2009 Bộ Giáo dục xác định yêu cầu nhiệm vụ "Năm học đẩy
mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới quản lý tài chính và triển khai phong

trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". Bên cạnh đó, vài năm trở lại
đây, Games thật sự đã khuấy lên một làn sóng tại nước ta, đặc biệt trong giới trẻ; xã
hội báo động về tình trạng trẻ em học tập sút kém, bỏ học vì mê games, bạo lực học
đường gia tăng vì ảnh hưởng của games,…
Để thực hiện chủ đề nhiệm vụ năm học và giải quyết vấn đề học sinh bị mê hoặc
bởi games, nhà trường đã xây dựng kế hoạch vận động phụ huynh học sinh trang bị
thêm phòng máy vi tính với 25 máy, nâng số phòng máy lên 2 phòng để tổ chức cho
học sinh toàn trường học tập vi tính; đồng thời phát động, khuyến khích học sinh tích
cực tham gia hội thi giải toán, Olympic Tiếng Anh trên internet.
Nhà trường cũng đã phối hợp với Trường Đại học Lạc Hồng tổ chức lớp bồi
dưỡng nâng cao kiến thức ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy cho đội ngũ
CB,GV,NV tại phòng máy nhà trường. Đến nay đã có trên 70% CB,GV,NV ứng
dụng CNTT có hiệu quả trong giảng dạy và quản lý .
2.5 Tổ chức đa dạng các hoạt động ngoài giờ ; thu hút học sinh và cha mẹ
học sinh cùng tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường.
Ngoài việc thực hiện kế hoạch giáo dục chính khóa, nhà trường còn phối hợp
với cha mẹ học sinh tổ chức đa dạng các hoạt động ngoài giờ, hoạt động vui chơi
nhằm giúp các em cảm nhận được sự quan tâm của thầy cô giáo, cảm thấy có được
niềm vui khi đến trường để từ đó cố gắng học tập; đồng thời thu hút cha mẹ học sinh
cùng quan tâm tham gia, hỗ trợ.
Tổ chức ngày hội trò chơi dân gian vào dịp lễ tết, tạo cho học sinh không khí
vui chơi thân thiện, giúp học sinh hình thành kĩ năng sống; tổ chức sân chơi cho học
sinh thông qua các hoạt động trò chơi: Ai về đích? Cùng Đức Việt Thông minh và
khéo léo, …Tổ chức các chương trình văn nghệ, vui chơi thể thao với nội dung thiết
thực bổ ích, huy động sự tham gia hào hứng của tất cả học sinh.
Tổ chức các buổi tham quan tìm hiểu di tích văn hóa, lịch sử giúp các em nâng
cao hiểu biết về lịch sử, văn hóa của dân tộc tham quan Bảo tàng Đồng Nai, Văn
Miếu Trấn Biên, Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, Bến cảng Nhà Rồng,…; tham quan vui
chơi tại Khu du lịch Suối Tiên, Đầm Sen, Đại Nam,…
5

Ngoài ra, nhà trường còn phối hợp tổ chức các hội nghị chuyên đề nhằm phối
hợp với phụ huynh học sinh trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ ( hội nghị tư vấn
dinh dưỡng và chăm sóc trẻ; hội nghị tư vấn chăm sóc răng miệng,…). Thông qua
việc tổ chức các hội nghị, nhà trường đã thu hút đông đảo phụ huynh học sinh tham
dự, tạo sự gắn kết chung tay chăm sóc, giáo dục trẻ.
III. HIỆU QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
1. Chất lượng dạy và học:
Tỉ lệ học sinh lên lớp không ngừng được nâng lên, đạt chỉ tiêu chung của thành
phố; tỉ lệ học sinh giỏi được nâng cao; nhiều năm liền 100% học sinh lớp 5 được
công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và không có học sinh bỏ học.
Nội dung Năm học
2006-
2007
Năm học
2007-
2008
Năm học
2008-
2009
Năm học
2009-
2010
Năm học
2010-
2011
Tỉ lệ HS lên lớp 98,5% 98,7% 99,1% 99,6 99,6
Tỉ lệ Hạnh kiểm
(Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ)
100% 100% 100% 100% 100%
Tỉ lệ HS tiên tiến 24,6% 25,2% 26% 43,8% 44,2%

Tỉ lệ HS giỏi 25,3% 25,8% 27% 33,3% 40,4%
Tỉ lệ HS hoàn thành CTTH 100% 100% 100% 100% 100%
Tỉ lệ học sinh bỏ học 0 0 0 0 0
2. Kết quả xây dựng đội ngũ:
Với sự phối hợp, quan tâm hỗ trợ của phụ huynh học sinh và các lực lượng xã
hội đã có tác động tích cực đến chất lượng giảng dạy. Đội ngũ giáo viên tích cực học
tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có tinh thần trách nhiệm cao trong công
tác và tích cực tham gia các phong trào, các hội thi.
Nội dung Năm học
2006-
2007
Năm học
2007-
2008
Năm học
2008-
2009
Năm học
2009-
2010
Năm học
2010-
2011
Tỉ lệ GV đạt chuẩn 100% 100% 100% 100% 100%
Tỉ lệ GV đạt trên chuẩn 60% 68% 80% 86% 90%
Tỉ lệ GV dạy giỏi cấp trường 74% 76% 80,5% 89,5% 78,4%
Tỉ lệ GV dạy giỏi cấp
thành phố, tỉnh
24% 24% 36,1% 36,1% 35,1%
Đạt LĐTT 74% 84% 87,5% 90% 92%

Đạt CSTĐ cơ sở 22% 23% 28,6% 31% 30%
3. Kết quả vận động học bổng, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và
học:
Trong 5 năm qua, nhờ thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục, môi trường sư
phạm nhà trường khá khang trang, xanh-sạch-đẹp, thân thiện; cơ sở vật chất và điều
kiện dạy học của trường được đánh giá là khá tốt so với các trường trên địa bàn thành
phố; nhà trường đã trang bị được 2 phòng học vi tính với 50 máy để giảng dạy cho
6
học sinh toàn trường; điều kiện trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy khá đầy đủ;
trang bị đầy đủ các phòng chức năng như phòng truyền thống, thư viện, khu nhà tập
đa năng, những tiện nghi phục vụ sinh hoạt bán trú cho học sinh.
Năm học Kết quả vận động
Học bổng Đầu tư CSVC
2006-2007 8 triệu - Trang bị 12 máy lạnh phòng nghỉ bán trú: 72
triệu đồng
2007-2008 10,2 triệu - Trang bị 20 thùng đựng rác hình chú chuột
Mickey: 38 triệu đồng
- Vẽ tranh sơn tường phòng học: 25 triệu đồng
- Trang trí các pa no, ap phich tuyên truyền giáo
dục pháp luật: 15 triệu đồng
2008-2009 14 triệu - Lót gạch men xung quanh bên trong 14 phòng
học, hệ thống bồn rửa tay: 94 triệu đồng
2009-2010 16,5 triệu - Trang bị phòng máy vi tính 25 máy: 232 triệu
2010-2011 18 triệu - Cải tạo 12 phòng vệ sinh HS: 96 triệu đồng
Tổng cộng 66,7 triệu 572 triệu
4. Thành tích học sinh tham gia hội thi, phong trào các cấp:
Với sự quan tâm, hỗ trợ của phụ huynh học sinh và các lực lượng xã hội đã
thúc đẩy học sinh nhà trường tích cực học tập, tham gia các phong trào, hội thi và
đạt kết quả ngày càng tiến bộ.
Năm học Cấp quốc gia Cấp tỉnh Cấp thành phố

2006-2007 1 giải 5 giải
2007-2008 3 giải 7 giải
2008-2009 6 giải 14 giải 31 giải
2009-2010 6 giải 113 giải 130 giải
2010-2011 2 giải 35 giải 205 giải
IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG:
Trên đây là một số giải pháp và kết quả mà nhà trường phối hợp cùng chính
quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể và phụ huynh học sinh đã thực hiện để
giúp học sinh an tâm học tập, nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Qua thời
gian thực hiện, nhà trường đã tạo được sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình
và cộng đồng trong việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, bình đẳng, thân thiện,
hiệu quả; tạo được hứng thú cho học sinh tích cực học tập, tham gia các hoạt động;
góp phần đảm bảo quyền trẻ em và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học
sinh.
Qua quá trình thực hiện các giải pháp của đề tài và đã có hiệu quả nhất định tại
đơn vị, tôi nhận thức để có thể thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa giáo dục, huy động
được phụ huynh học sinh và các lực lượng xã hội quan tâm chăm lo sự nghiệp giáo
dục, nhà trường phải thực hiện tốt một số vấn đề cơ bản sau:
7
1. Phối hợp và tổ chức cho phụ huynh học sinh quán triệt đúng đắn về chủ
trương xã hội hóa giáo dục của Đảng và Nhà nước, quán triệt đầy đủ mục đích, yêu
cầu, nội dung phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
2. Tích cực tham mưu với chính quyền địa phương, giao lưu phối hợp tốt với
các lực lượng xã hội, tôn giáo trên địa bàn để xây dựng thực hiện kế hoạch hoạt động
có hiệu quả.
3. Nhà trường phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh xây dựng kế hoạch
thực hiện có lộ trình cụ thể từng năm, có tính khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế
và có sự đồng thuận cao của phụ huynh học sinh.
4. Hiệu trưởng phải thực sự là đầu tàu, nhiệt tâm nhiệt huyết, dành nhiều thời

gian cho hoạt động giáo dục của nhà trường; luôn nghiên cứu, suy nghĩ đề ra những
giải pháp phù hợp thúc đẩy nhà trường phát triển.
5. Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở; thực hiện công khai minh bạch theo
Thông tư 09/2008/TT-BGD&ĐT của Bộ Giáo dục-Đào tạo, từ đó tạo niềm tin và uy
tín trong phụ huynh học sinh và các lực lượng xã hội.
Với những giải pháp và kết quả đạt được trong việc thực hiện chủ trương xã
hội hóa giáo dục, huy động các nguồn lực xã hội góp phần “Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực”, tôi thiết nghĩ sáng kiến này có thể thực hiện rộng rãi ở
tất cả các trường học phổ thông, tuỳ theo đặc điểm của từng địa phương để vận dụng
cho phù hợp.
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1.Các Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII,VIII, IX, X;
2.Luật Giáo dục. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006;
3.Cẩm nang xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Nhà xuất bản
Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 5/2009;
4.Tài liệu bồi dưỡng hiệu trưởng trường phổ thông theo hình thức liên kết Việt
Nam-Singapore, Hà Nội, 6/2009;
5.Góp phần xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Nhà xuất bản
Giáo dục Việt Nam, TP.Hồ Chí Minh, 5/2010.
NGƯỜI THỰC HIỆN
Lê Văn Đông
8
Xác nhận của Phòng Giáo dục và Đào tạo TP. Biên Hòa:
Xác nhận của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai:
9
10

×