Tải bản đầy đủ (.pdf) (292 trang)

Nghiên cứu đánh giá xu hướng tín ngưỡng của cộng đồng dân tộc mông theo đạo tin lành và một số hiện tượng tôn giáo mới vùng tây bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.88 MB, 292 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
CHƢƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRỌNG ĐIỂM
CẤP NHÀ NƢỚC GIAI ĐOẠN 2013-2018 “KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”
Mã số: KHCN-TB/13-18

BÁO CÁO TỔNG HỢP
ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ XU HƢỚNG TÍN NGƢỠNG
CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC MƠNG THEO ĐẠO
TIN LÀNH VÀ MỘT SỐ HIỆN TƢỢNG TÔN GIÁO MỚI
VÙNG TÂY BẮC
Mã số: KHCN-TB.13X/13-18

Cơ quan chủ trì đề tài: Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Nguyễn Quang Hƣng

Hà Nội - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
CHƢƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRỌNG ĐIỂM
CẤP NHÀ NƢỚC GIAI ĐOẠN 2013-2018 “KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC”
Mã số: KHCN-TB/13-18

BÁO CÁO TỔNG HỢP
ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ XU HƢỚNG TÍN NGƢỠNG


CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC MƠNG THEO ĐẠO
TIN LÀNH VÀ MỘT SỐ HIỆN TƢỢNG TÔN GIÁO MỚI
VÙNG TÂY BẮC
Mã số: KHCN-TB.13X/13-18

Chủ nhiệm đề tài

Cơ quan chủ trì đề tài

PGS.TS. Nguyễn Quang Hƣng

Hà Nội - 2017


DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1. PGS.TS. Nguyễn Quang Hƣng

Chủ nhiệm

2. GS.TS. Đỗ Quang Hƣng

Thành viên

3. PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn

Thành viên

4. PGS.TS. Trần Thị Kim Oanh

Thành viên


5. PGS.TS. Hồng Minh Đơ

Thành viên

6. TS. Nguyễn Hữu Thụ

Thƣ ký

7. TS. Nguyễn Mạnh Tiến

Thành viên

8. PGS.TS. Nguyễn Văn Chính

Thành viên

9. PGS.TS. Lâm Bá Nam

Thành viên

10. NCS. Đoàn Đức Phƣơng

Thành viên


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 5
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU VÀ TIẾP CẬN ......................... 23
1.1. Khái niệm tôn giáo. Tranh luận giữa Ch. Dawson, P. Tillich và E. Durkheim....... 23

1.2. Lý thuyết nghiên cứu ......................................................................................... 28
1.3. Phƣơng pháp chọn mẫu nghiên cứu ................................................................... 46
Chƣơng 2. ĐẠO TIN LÀNH DU NHẬP VÀO ĐỒNG BÀO MƠNG Ở
VIỆT NAM. GĨC NHÌN LỊCH SỬ VÀ HIỆN TRẠNG ......................................... 51
2.1. Công giáo ở các tỉnh miền núi phía Bắc - tiền thân của cộng đồng Tin Lành
khu vực này hiện nay ..................................................................................................... 51
2.2. Cộng đồng ngƣời Mông theo đạo Tin Lành ở Việt Nam trong tƣơng quan
với một số nƣớc trong khu vực ...................................................................................... 57
2.3. Tổng quan các hệ phái Tin Lành ở Việt Nam. Cách nhìn nhận của các cấp
chính quyền về sự phát triển của đạo Tin Lành vùng đồng bào các dân tộc thiểu số
trƣớc Chỉ thị 01 .............................................................................................................. 63
2.4. Nguyên nhân làm một bộ phận đồng bào Mông theo đạo Tin Lành ................. 78
2.5. Hiện trạng việc công nhận các điểm nhóm Tin Lành hiện nay.
Nhận diện một số điểm nóng ......................................................................................... 94
2.6. Sự tồn tại của cộng đồng Mông Tin Lành là một thực tế (de facto).
Cộng đồng Mơng Tin Lành các tỉnh vùng núi phía Bắc: một số đặc điểm ................. 105
2.7. Đặc thù cơ cấu tổ chức giáo hội - lý do cơ bản khiến một bộ phận
ngƣời Mông lựa chọn các hệ phái Tin Lành thay cho Công giáo ............................... 117
Chƣơng 3. ĐẠO TIN LÀNH VÀ BIẾN ĐỔI CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC,
VĂN HĨA - TƠN GIÁO VÀ TỔ CHỨC XÃ HỘI ĐỒNG BÀO MÔNG ............ 129
3.1. Quan hệ tơn giáo, văn hóa, đạo đức: Một số vấn đề phƣơng pháp luận .......... 129
3.2. Tôn giáo và văn hóa trong đời sống gia đình, bản làng Mông ........................ 134
3.3. Đạo Tin Lành và những biến đổi văn hóa Mơng ............................................. 155
3.4. Tơn giáo, đạo đức và tâm lý tộc ngƣời: Trƣờng hợp đạo Tin Lành và
đồng bào Mông ............................................................................................................ 161
3.5. Tôn giáo và tổ chức gia đình, dịng họ, tổ chức cộng đồng Mơng .................. 169
3.6. Sự thay đổi thiết chế trong cộng đồng Mông Tin Lành ................................... 188
3.7. Đạo Tin Lành và biến đổi nhân khẩu học. Trƣờng hợp di cƣ của
ngƣời Mông ................................................................................................................. 193
1



Chƣơng 4. VẤN ĐỀ TÔN GIÁO MỚI TRONG CỘNG ĐỒNG
NGƢỜI MƠNG ......................................................................................................... 207
4.1. Tơn giáo mới trong cộng đồng Mơng Việt Nam trong tƣơng quan chung
với thế giới ................................................................................................................... 207
4.2. “Đạo lạ” Dƣơng Văn Mình nhìn từ góc độ tơn giáo học ................................. 212
4.3. Một vài phỏng đoán sự phát triển của đạo Tin Lành và các tôn giáo mới
vùng đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc thời gian tới ................... 230
Chƣơng 5. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH CỘNG ĐỒNG NGƢỜI MÔNG..... 235
5.1. Tham vấn của các học giả nƣớc ngoài. Một số đánh giá các chính sách
dân tộc và tơn giáo đã đƣợc triển khai thời kỳ trƣớc Đổi mới .................................... 235
5.2. Nhận chân một số giá trị văn hóa truyền thống của ngƣời Mông .................... 240
5.3. Hợp tác, củng cố đội ngũ ngƣời có uy tín - một trong những giải pháp
tối ƣu để ổn định cộng đồng Mông truyền thống ........................................................ 247
5.4. Bình thƣờng hóa đời sống tơn giáo của bơ ̣ phâ ̣n đồ ng bào các dân tô ̣c
thiể u số theo các hê ̣ phái Tin Lành .............................................................................. 262
5.5. Cách ứng xử với đồng bào Mông theo tôn giáo mới ....................................... 268
5.6. Đề xuất một số giải pháp xây dựng cộng đồng các dân tộc thiểu số ở
Tây Bắc phục vụ phát triển bền vững .......................................................................... 271
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 278
DANH MỤC TÀI LIỆU TRÍCH DẪN .................................................................... 286

2


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. So sánh giữa lối canh tác và văn hóa của ngƣời Mơng .................................... 14
Bảng 2. Địa bàn cƣ trú và dân số dân tộc Mông ở Việt Nam ....................................... 47
Bảng 3. Sự gia tăng ngƣời Mông ở Việt Nam ............................................................... 47

Bảng 4. Số lƣợng ngƣời Mông theo Kitô giáo (Công giáo và đạo Tin Lành)
ở một số nƣớc trong khu vực ......................................................................................... 58
Bảng 5. Tín đồ đạo Tin Lành ở Việt Nam qua một số mốc thời gian ........................... 64
Bảng 6. Tín đồ của một số hệ phái Tin Lành chính ở Việt Nam hiện nay .................... 65
Bảng 7. Nguyên nhân tin nhận Chúa của tín đồ Tin Lành ngƣời Mông
qua phỏng vấn trực tiếp ................................................................................................. 79
Bảng 8. Những lý do ngƣời Mông lựa chọn theo Tin Lành qua phỏng vấn trực tiếp ..... 79
Bảng 9. Tỷ lệ theo đạo bởi các lý do ở một số địa bàn nghiên cứu .............................. 80
Bảng 10. Tỷ lệ ngƣời các dân tộc trên 5 tuổi không đến trƣờng ở Lào Cai .................. 84
Bảng 11. Số lƣợng điểm nhóm Tin Lành đƣợc công nhận tƣ cách pháp nhân ............. 96
Bảng 12. Số tín đồ các hệ phái Tin Lành đã đƣợc công nhận tƣ cách pháp nhân
sinh hoạt tôn giáo ........................................................................................................... 97
Bảng 13. Mức độ tham gia sinh hoạt tôn giáo hàng tuần ............................................ 113
Bảng 14. Tỷ lệ giới (nam nữ) Tin Lành Mông tham gia thờ phụng Chúa hàng tuần .... 113
Bảng 15. Mức độ tin vào một số tín lý cơ bản của ngƣời Mơng Tin Lành Tây Bắc ..... 114
Bảng 16. Mức độ niềm tin vào những tín điều cơ bản của tín đồ Tin Lành Tây Bắc ... 114
Bảng 17. Tín đồ đạo Tin Lành ở Điện Biên trƣớc và sau Chỉ thị 01 .......................... 127
Bảng 18. Nguyên nhân ly hôn và tỷ lệ ly hơn của ngƣời Mơng và Dao ..................... 138
Bảng 19. Tình trạng đăng ký kết hôn ở ngƣời Mông, Dao ở Cao Bằng và Lai Châu ...... 141
Bảng 20. Lý do sinh con trai theo giới, so sánh giữa ngƣời Mông và Dao ................. 141
Bảng 21. Quan điểm của các tín đồ Tin Lành Mơng đối với chính quyền ................. 159
Bảng 22. Thái độ của các tín đồ Tin Lành đối với pháp luật của nhà nƣớc ................ 159
Bảng 23. Tỷ lệ tín đồ Tin Lành Mơng muốn bảo tồn văn hóa dân tộc mình .............. 160
Bảng 24. Tỷ lệ tín đồ Tin Lành Mông muốn lƣu giữ các giá trị văn hóa truyền thống
của dân tộc mình phân theo giới tính .......................................................................... 161
Bảng 25. Tỷ lệ ngƣời Mơng Tin Lành tham gia các tổ chức chính quyền và
đồn thể........................................................................................................................ 188
Bảng 26. Tình hình ngƣời Mơng các tỉnh Tây Bắc, Đơng Bắc, Tây Nghệ An,
Tây Thanh Hóa di cƣ vào Tây Ngun ....................................................................... 194
Bảng 27. Số xã có dân tộc Mơng cƣ trú qua các cuộc điều tra dân số ........................ 195

Bảng 28. Tình hình bỏ học của con em Mơng ở bản Nà Ón và Suối Tung ................ 196
Bảng 29. Tình hình sử dụng đất sản xuất lƣơng thực của ngƣời Mơng ở xã Pù Nhi,
huyện Mƣờng Lát, Thanh Hóa .................................................................................... 200
3


DANH MỤC BIỂU
Biểu 1. Các con đường dẫn người Mông ra nhập đạo Tin Lành ................................ 111
Biểu 2. Tỉ lệ tham gia hội đồn hội thánh Tin Lành Mơng ở các tỉnh ........................ 112
Biểu 3. Tỷ lệ nam và nữ trong việc tham gia các ban nhóm của Hội thánh ............... 112
Biểu 4. Logo của Đền thờ Giáo thuyết Mông ............................................................. 209

4


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của nghiên cứu đề tài
Tây Bắc (theo phạm vi của Ban chỉ đạo Tây Bắc, viết tắt là 12+2) là một vùng
núi rộng lớn, ngoài các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, n Bái, Hịa Bình
thuộc khu vực Tây Bắc phân chia theo phạm vi địa lý, còn bao gồm các tỉnh vùng núi
tả ngạn sông Hồng Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên
Quang và vùng núi phía Tây Thanh Hóa và Nghệ An. Đây là một khu vực địa chính trị
trọng yếu, phía Bắc tiếp giáp Vân Nam và Quảng Tây (Trung Quốc), phía Tây giáp
Thƣợng Lào và Trung Lào. Đây cũng là khu vực dân thƣa nhất theo phân bố dân cƣ ở
Việt Nam, đa phần là các dân tộc thiểu số nhƣ Tày, Nùng, Thái, Mƣờng, Mơng, Dao
và nhiều dân tộc khác. Có tới ba chục dân tộc thiểu số trong đại gia đình 54 dân tộc ở
Việt Nam sinh sống ở khu vực miền núi phía Bắc này. Lịch sử khu vực này cũng trải
qua nhiều biến động thăng trầm. Thời kỳ tiền thuộc địa, nơi đây từng diễn ra những
tranh giành ảnh hƣởng giữa chính quyền phong kiến ở miền xi và các thủ lĩnh các
dân tộc thiểu số. Thời thuộc địa, Pháp lập ra xứ tự trị Thái-Mèo. Năm 1955, chính phủ

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho phép thành lập khu tự trị Thái-Mèo, tới năm 1962
đổi thành các khu tự trị Việt Bắc và Tây Bắc cho tới năm 1975.
Trong số các dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc có một số dân tộc sống vắt
ngang qua biên giới Việt-Trung và Việt-Lào. Với ngƣời Mơng thì nó cịn liên quan
không chỉ cộng đồng dân tộc này ở Nam Trung Quốc và Lào, mà cả cộng đồng dân tộc
này sống ở Thái Lan, Myanmar và một số nƣớc khác. Bản thân cộng đồng Mông khi di
cƣ xuống các nƣớc này chịu những tác động của bối cảnh chính trị và xã hội trong khu
vực cũng nhƣ chính sách của từng quốc gia. Từ trong và sau chiến tranh Việt Nam thì
đồng bào Mơng từ Lào di cƣ sang Mỹ và nhiều nƣớc khác, hiện tại đã có mặt ở hàng
chục nƣớc phƣơng Tây, làm cho cộng đồng này càng trở nên đa dạng và phức tạp.
Những năm gần đây, khu vực miền núi phía Bắc có nhiều biến động với sự phát
triển bùng phát của các hệ phái Tin Lành nơi đồng bào Mông, Dao và một số dân tộc
thiểu số khác. Điều này kéo theo nhiều hệ lụy về văn hóa-xã hội cũng nhƣ an ninh chính
trị. Việc một bộ phận không nhỏ đồng bào Mông cải đạo sang Công giáo và các hệ phái
Tin Lành trở thành một vấn đề không chỉ riêng Việt Nam mà cả một số nƣớc trong khu
vực, đang thu hút giới nghiên cứu cả trong và ngoài nƣớc. Điều đáng lƣu ý là từ thời kỳ
thuộc địa đã có một bộ phận đồng bào Mông ở Trung Quốc và Việt Nam cải đạo sang
Cơng giáo. Ở Việt Nam, dấu tích nhà thờ Sapa và Trạm Tấu cho thấy điều đó. Có điều
khi đó chỉ có một bộ phận khiêm tốn đồng bào Mơng cải đạo nên không gây chú ý
nhiều. Nhƣng từ trong chiến tranh Việt Nam, đối với cộng đồng Mông ở Lào và Thái
Lan, nhất là từ cuối những năm 1980 trở lại đây việc một bộ phận không nhỏ cải đạo
theo các hệ phái Tin Lành mang tính bùng phát thì tình hình đã thay đổi.
5


Liên quan tới cộng đồng này ở Việt Nam, nhiều vấn đề khoa học cần đƣợc làm
sáng tỏ. Tại sao đạo Tin Lành lại có thể bám rễ vào cộng đồng các dân tộc Mông vùng
Tây Bắc? Hiện trạng và viễn cảnh của cộng đồng ngƣời Mông theo đạo Tin Lành ở
đây ra sao? Những hệ lụy văn hóa-xã hội của sự truyền bá đạo Tin Lành và các hiện
tƣợng tôn giáo mới trong cộng đồng ngƣời Mông, những giá trị gì cần bảo tồn trong

văn hóa, tín ngƣỡng của các cộng đồng này? Trên cơ sở phân tích khoa học các vấn đề
cộng đồng Mông theo đạo Tin Lành, chúng ta cần có những giải pháp đối với các cơ
quan chức năng để ổn định cộng đồng này cũng nhƣ cộng đồng Mông truyền thống.
Tây Bắc, một vùng địa chính trị trọng yếu của Việt Nam, đa dạng vào bậc nhất
xét từ góc độ văn hóa tộc ngƣời. Đây cịn là khu vực có nhiều tiềm năng nhƣng hiện tại
còn thuộc một trong những khu vực chậm phát triển nhất cả nƣớc với đa phần các tỉnh
còn cần trợ cấp từ Trung ƣơng. Nghiên cứu Đề tài, do vậy, không chỉ là một công việc
thuần túy chuyên môn khoa học, mà còn phải xuất phát từ những nhu cầu thực tiễn của
công tác quản lý nhà nƣớc cũng nhƣ an ninh chính trị-xã hội nằm trong khn khổ của
chƣơng trình nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển bền vững Tây Bắc. Đó là lý do mà
nhóm nghiên cứu chọn đề tài này và mong muốn đƣợc góp một phần nhỏ giải quyết các
vấn đề lý luận và thực tiễn phục vụ nhu cầu phát triển khu vực này, phấn đấu đƣa Tây
Bắc thành một trong những khu vực phát triển năng động của Việt Nam.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu nghiên cứu đề tài cần phải hƣớng tới gồm 4 điểm chính sau:
1. Đánh giá thực trạng cộng đồng người Mông theo đạo Tin Lành và các hiện
tượng tôn giáo mới tại vùng Tây Bắc.
2. Nhận diện các điểm nóng vùng Tây Bắc liên quan đến đạo Tin Lành và các
hiện tượng tôn giáo mới trong cộng đồng người Mông vùng Tây Bắc.
3. Đề xuất các chính sách ứng xử của các cấp chính quyền, các cơ quan hữu
quan trong và ngoài vùng Tây Bắc đối với các vấn đề đạo Tin Lành.
4. Đề xuất những giải pháp xây dựng cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Tây Bắc
phục vụ phát triển bền vững.
2.2. Nhiệm vụ
Để đạt đƣợc các mục tiêu trên, nghiên cứu đề tài cần phải thực hiện các nhiệm
vụ sau đây:
1. Làm rõ hiện trạng cộng đồng Mông Tin Lành và các tôn giáo mới ở các tỉnh
Tây Bắc trong phạm vi của Ban chỉ đạo Tây Bắc (12+2), những vấn đề nội tại trong
đời sống tôn giáo của cộng đồng này cũng nhƣ các mối liên hệ giữa cộng đồng này với

các hệ phái Tin Lành trong nƣớc và quốc tế.
6


2. Phân tích mối quan hệ giữa cộng đồng Mơng Tin Lành và các tôn giáo mới
với cộng đồng Mông truyền thống trên các phƣơng diện sinh hoạt văn hóa, tơn giáo tín
ngƣỡng, những vấn đề nội tại của cộng đồng Mông do những tác đồng của đạo Tin
Lành và các tôn giáo mới.
3. Nhận diện những nguy cơ tiềm ẩn bất ổn về an ninh chính trị và xã hội trong
cộng đồng Mông, tác động, ảnh hƣởng tiêu cực của đạo Tin Lành và các tôn giáo mới
đến đâu.
4. Trên cơ sở các cứ liệu khoa học mà nhóm nghiên cứu đề tài lĩnh hội đƣợc
trong quá trình thực hiện đề tài, đề xuất các giải pháp mang tính chiến lƣợc dài hạn ổn
định cộng đồng Mơng nói chung, đặc biệt cộng đồng Mông Tin Lành và các tôn giáo
mới, tƣ vấn chính sách tơn giáo và dân tộc phục vụ phát triển bền vững Tây Bắc.
Thực hiện tốt tất cả các nhiệm vụ trên là một điều vô cùng khó khăn, trong một
số trƣờng hợp cụ thể, cần có những nghiên cứu tiếp theo. Dù vậy, nhóm nghiên cứu cố
gắng thực hiện tới mức tối đa trong khả năng hiện có.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là cộng đồng Mông Tin Lành và nhóm ngƣời Mơng
theo các tơn giáo mới, những vấn đề nội tại đời sống tôn giáo của họ, tác động của
những vấn đề đó tới văn hóa-xã hội cũng nhƣ an ninh chính trị Tây Bắc. Tuy nhiên,
cộng đồng Mông Tin Lành và các tôn giáo mới khơng tồn tại biệt lập mà có mối
liên hệ hữu cơ với các cộng đồng khác. Về phƣơng diện tộc ngƣời, họ là một bộ
phận nằm trong một chỉnh thể lớn hơn của cộng đồng Mơng trong đại gia đình các
dân tộc Việt Nam nói chung. Về phƣơng diện tơn giáo, cái cộng đồng này lại chịu
sự chi phối của các hệ phái Tin Lành hiện diện không chỉ trong cộng đồng Mông ở
Việt Nam mà ở cả nhiều tộc ngƣời khác, cả ở nƣớc ngoài. Chẳng hạn, Hội thánh
Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) có trụ sở ở số 2 Ngõ Trạm, Hà Nội, cũng nhƣ Hội

thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam) cùng chung là hệ phái Hội truyền bá Phúc
âm (Christian Missionary Alliance, viết tắt CMA) có tới trên 800.000 tín đồ ở Việt
Nam. Đây hiện tại cũng là hệ phái Tin Lành trong cộng đồng Mông lớn nhất ở Mỹ.
Nhƣ vậy, dễ hiểu khi cả về phƣơng diện tộc ngƣời và tôn giáo, cộng đồng Mông
Tin Lành hệ phái Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) có mối liên hệ với cộng
đồng này ở Mỹ.
Cả hai mối quan hệ dân tộc và tôn giáo của cộng đồng Mông đan xen nhau,
vƣợt ra khỏi phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Đây là thách thức lớn cho các nhà nghiên cứu
và các cấp chính quyền. Giải quyết khơng thấu đáo một vấn đề nào đó liên quan tới
cộng đồng này dễ gây hiệu ứng cho cả khu vực và quốc tế.
7


3.2. Phạm vi nghiên cứu
Tuy chỉ chiếm chừng 1,2% dân số cả nƣớc, giữ vị trí thứ năm về số dân trong
đại gia đình các dân tộc Việt Nam, nhƣng đồng bào Mơng có mối quan hệ nội tộc, họ
hàng rộng rãi và phức tạp với tộc ngƣời của mình ở nhiều quốc gia và khu vực. Về mặt
lịch sử và văn hóa, ít có dân tộc thiểu số nào ở Việt Nam lại có nhiều điểm đặc thù nhƣ
đồng bào Mông. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là đồng bào Mông Tin Lành và các tôn
giáo mới Tây Bắc về không gian địa lý trong phạm vi của Ban chỉ đạo Tây Bắc nhƣ đã
đề cập ở trên. Tuy vậy, những nghiên cứu, khảo sát ở một mức độ nhất định cộng đồng
Mơng ngồi Việt Nam có giá trị tham chiếu.
Nghiên cứu Đề tài tập trung làm rõ những vấn đề của đời sống tôn giáo của
cộng đồng Mông Tin Lành và các tôn giáo mới, những tác động đa chiều của nó tới
các lĩnh vực văn hóa-xã hội và an ninh chính trị trong các mối quan hệ cụ thể giữa
cộng đồng này với cộng đồng Mông truyền thống, quan hệ giữa cộng đồng này với các
hệ phái Tin Lành trong và ngoài nƣớc, quan hệ giữa cộng đồng này với các cấp chính
quyền, những hệ lụy đa chiều của đạo Tin Lành đối với cộng đồng Mơng trên nhiều
phƣơng diện văn hóa-xã hội và nhân khẩu học.
Về mặt thời gian, tuy rằng Kitô giáo truyền bá vào cộng đồng Mông ở Việt

Nam và các nƣớc trong khu vực đã có bề dày lịch sử cả thế kỷ. Nhƣng chỉ những thập
niên gần đây sự bùng phát của các hệ phái Tin Lành và sự nảy sinh tôn giáo mới trong
cộng đồng này đã tạo ra nhiều hiệu ứng xã hội đa chiều. Do vậy, nghiên cứu đề tài tập
trung vào giai đoạn hiện tại, đặc biệt từ sau Chỉ thị 01.
4. Câu hỏi và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
Bản thân đạo Tin Lành không phải là một tôn giáo thống nhất mà chỉ là tên gọi
của hàng trăm hệ phái khác nhau, nhiều trƣờng hợp xuất phát từ những nền tảng thần
học khác nhau mặc dù đều là những hệ phái của Kitô giáo, thờ Chúa Giêsu Kitô.
Nghiên cứu cộng đồng Mông Tin Lành và các tôn giáo mới đặt ra hàng loạt vấn đề cần
có lý giải khoa học.
Thực trạng cộng đồng Mông Tin Lành hiện tại nhƣ thế nào, mối liên hệ nội tại
giữa những nhóm Mơng thuộc các hệ phái Tin Lành khác nhau ra sao, có xung đột
giữa các nhóm này khơng? Hiện trạng những ngƣời Mơng theo tơn giáo mới ra sao,
quan hệ giữa họ với cộng đồng Mông truyền thống nhƣ thế nào, với cộng đồng Mông
Tin Lành ra sao?
Những nguyên nhân nào dẫn tới một bộ phận không nhỏ ngƣời Mông bỏ tôn
giáo truyền thống, cải đạo sang Tin Lành, tại sao không phải là Phật giáo hay tơn giáo
nào khác ngồi Kitơ giáo mà chính các hệ phái Tin Lành đáp ứng nhu cầu sinh hoạt
tôn giáo của cộng đồng này? Bản chất của những nhóm ngƣời Mơng theo các tơn giáo
8


mới là gì, những nguyên nhân nào khiến họ bỏ tín ngƣỡng Mơng truyền thống, chuyển
đổi sang tơn giáo mới?
Những hệ lụy gì về văn hóa-xã hội, an ninh chính trị-xã hội do các tôn giáo
ngoại lai đối với đồng bào Mơng? Chính sách tơn giáo và dân tộc của chúng ta cho tới
nay đã đáp ứng đƣợc những yêu cầu gì, cịn những gì bất cập? Cần những giải pháp
nào để ổn định đồng bào Mông truyền thống, đồng bào Mông Tin Lành và theo tôn
giáo mới phục vụ phát triển bền vững?

4.2. Phương pháp nghiên cứu
Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài đòi hỏi các phƣơng pháp liên
ngành khoa học xã hội và nhân văn nhƣ tôn giáo học, nhân học, xã hội học về tơn
giáo, tâm lý tộc ngƣời, chính trị học,… Nghiên cứu đề tài kết hợp các phƣơng pháp
nghiên cứu phân tích và tổng hợp, khai thác mọi nguồn tƣ liệu hiện có, kế thừa
những thành quả nghiên cứu của những ngƣời đi trƣớc ở cả trong và ngoài nƣớc liên
quan đến đề tài.
Đáng chú ý, nhóm nghiên cứu đã tiến hành các chuyến nghiên cứu điền dã tại
các tỉnh Hà Giang (3 đợt), Sơn La, Tuyên Quang và Bắc Kạn (2 đợt), Lào Cai, Lai
Châu, Điện Biên, Cao Bằng, Yên Bái, tây Nghệ An (huyện Kỳ Sơn), tây Thanh Hóa
(huyện Mƣờng Lát). Nhóm nghiên cứu đã có nhiều tiếp xúc với nhiều đối tƣợng, gặp
gỡ, trao đổi bao gồm cả đồng bào Mông truyền thống, đồng bào Mông Tin Lành, đồng
bào Mông theo các tôn giáo mới cũng nhƣ cán bộ chính quyền ban ngành các cấp.
Nhóm nghiên cứu kết hợp việc tham dự, phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm.
Các phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng và định tính nhƣ một trong những ƣu
tiên hàng đầu trên cơ sở khảo sát một số địa bàn cụ thể ở các tỉnh Tây Bắc, trong đó
tiến hành điều tra xã hội học với số lƣợng 2800 phiếu đƣợc triển khai ở một số địa bàn
mang tính đại diện, cụ thể 2 tỉnh tả ngạn sông Hồng Hà Giang và Tuyên Quang, cùng
2 tỉnh hữu ngạn sông Hồng Yên Bái và Lào Cai. Trong q trình thực hiện đề tài,
nhóm nghiên cứu đã tiến hành 5 Hội thảo khoa học, đáng chú ý là 01 hội thảo quy tụ
ngƣời có uy tín trong đồng bào Mơng thuộc cả hai nhóm đồng bào Mơng Tin Lành và
đồng bào Mông truyền thống, 01 tọa đàm quốc tế trong phạm vi hẹp chuyên sử dụng
Anh ngữ.
5. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
5.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi
Nhiều cơng trình nghiên cứu từ trƣớc tới giờ vẫn thƣờng tổng quan tình hình
nghiên cứu đề tài theo hƣớng liệt kê hầu nhƣ tất cả những cơng trình nghiên cứu trực
tiếp liên quan đến nội dung của đề tài, chia ra thành các mảng vấn đề. Thoạt tiên có
cảm tƣởng cách làm đó hữu dụng bởi hầu hết những cơng trình liên quan tới các phần
chính nội dung của đề tài đều đƣợc điểm qua. Nhƣng thực tế cho thấy, một mặt, ngƣời

9


đọc gặp khó khăn để nắm bắt tác giả nào là chun gia, cơng trình chun khảo nào
nổi bật, đã nghiên cứu cái gì, cái gì cịn bỏ ngỏ bởi khơng tránh khỏi có cơng trình
đƣợc điểm mặt vài lần nếu nhƣ nội dung của nó đề cập tới nhiều vấn đề, mặt khác, có
ngƣời ta khó hình dung lịch sử nghiên cứu vấn đề bởi trong gần một thế kỷ qua tính từ
khi cơng trình của F. Savina ra đời đã có hàng trăm cơng trình lớn nhỏ trong và ngồi
nƣớc liên quan tới đề tài. Vì vậy, ở đây xin đƣợc phép tổng quan đề tài theo hƣớng lịch
sử nghiên cứu vấn đề trong tƣơng quan giữa các học giả trong và ngồi Việt Nam.
Cũng phải nói rằng khó có thể liệt kê hết những nghiên cứu về ngƣời Mông trong gần
một thế kỷ qua, ở đây chỉ điểm qua một số cơng trình tiêu biểu.
Đóng vai trị tiên phong trong nghiên cứu ngƣời Mơng nói chung, ở Việt Nam
nói riêng phải kể tới các cơng trình nghiên cứu nƣớc ngồi. Một trong những cơng
trình nghiên cứu ngƣời Mông sớm nhất là Lịch sử người Mèo của Francis Savina
(xem: F.M. Savina, Histoire des Ueao, Hong Kong, 1924). Vốn là một thừa sai truyền
bá Công giáo vào cộng đồng ngƣời này và là ngƣời có thời gian dài sống cùng ngƣời
Mông, vị linh mục này khá hiểu những đặc thù và khát vọng của cộng đồng ngƣời
Mông, để lại nhiều ghi chép về cuộc sống thƣờng ngày, tâm lý, tính cách, lịch sử, văn
hóa và tơn giáo của họ. Ông cũng là ngƣời dịch Kinh thánh sang tiếng Mông để phục
vụ cho công việc truyền đạo, khéo léo gắn kết một số điểm tƣơng đồng giữa các tích
trong Kinh thánh nhƣ con thuyền Noah, nạn hồng thủy, tháp Babel, giáo lý Kitơ với
những tích truyện của ngƣời Mơng. Ơng hiểu đƣợc những khát vọng của ngƣời Mông
vốn là một tộc ngƣời bị ngƣời Hán và ngƣời Mãn Thanh chèn ép phải dời đi khỏi vùng
đồng bằng màu mỡ phía nam sơng Hồng Hà, mất cả chữ viết.
Trong bối cảnh chính quyền thuộc địa chịu thƣơng tổn nhiều trong việc đàn áp
các cuộc xƣng vua của ngƣời Mông, nhất là của Vừ Pa Chay, Savina đề xuất chính
quyền thuộc địa Pháp cải cách hành chính cho phép một số quyền tự trị, hứa hẹn mở
trƣờng học, dạy chữ viết cho họ nếu họ cải đạo theo Cơng giáo. Cơng trình của Savina
làm nền tảng cho những nghiên cứu ngƣời Mông về phƣơng diện dân tộc học và tôn

giáo học sau này.
Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, những nghiên cứu về ngƣời Mông vẫn đƣợc
tiếp tục. Jacques Memoine trong công trình Un village Hmong vert du Haut Laos (Bản
lƣợc dịch của Nguyễn Từ Chi, Viện Dân tộc học, 1973) đã nghiên cứu một làng điển
hình của ngƣời Mơng xanh ở Thƣợng Lào. Với nhiều tri thức điền dã dân tộc học, cơng
trình đã lột tả đời sống kinh tế, tổ chức cộng đồng và văn hóa, tín ngƣỡng của một làng
ngƣời Mông ở Lào. Kinh tế của cộng đồng ngƣời Mơng nơi đây chủ yếu mang tính tự
cấp tự túc, tự sản xuất mọi nhu cầu hàng ngày trừ muối ăn, vật dụng nấu nƣớng và đựng
thức ăn và đèn dầu thì ngƣời Mơng phải vay mƣợn, mua bán từ ngƣời Hoa và ngƣời
Thái. Canh tác sao cho có đƣợc đủ số lƣơng thực dùng cho cả gia đình trong năm thực
10


sự là cuộc vận lộn vất vả của nhiều gia đình ngƣời Mơng. Memoine cũng chỉ ra các nghi
lễ cúng bái của ngƣời Mông khá tốn kém, thực sự là gánh nặng kinh tế đối với những
gia đình nghèo khó và những gia đình no đủ lại càng cầu kỳ trong lễ bái, càng gây tốn
kém (tr.14). Do điều kiện canh tác, nên đời sống của ngƣời Mông gặp nhiều khó khăn,
do vậy họ phải trơng cậy vào việc trồng cây thuốc phiện. “Thuốc phiện đóng một vai trị
cốt tử trong ngân sách gia đình. Thƣờng thì đây là phẩm vật độc nhất mà mỗi nóc nhà có
thể bán ra ngồi (…) Trong một nóc nhà, bao giờ cũng phải có đơi tí thuốc phiện. Dù
cho ngƣời nhà chẳng ai hút, thì cũng phải dự kiến một vài lạng cho các thầy cúng mà rồi
đây gia đình sẽ mời đến để hỏi ý kiến” (tr.27-28).
Tiếp đến, K. Quincy trong công trình Hmong. A History of an Ethnic
Minority, Washington University Press, 1988) ủng hộ giả thiết về nguồn gốc của
ngƣời Mông từ Siberi của F. M. Savina. Tuy nhiên, đa số ý kiến lại nghiêng về quan
điểm nguồn gốc của ngƣời Mơng là vùng lƣu vực sơng Hồng Hà. Họ là chủ nhân
của nhà nƣớc Tam Miêu.
Bên cạnh đó, cịn phải kể tới cơng trình Sovereignity and Rebellion of the
Hmong in Northern Thailand của Nicolas Tapp (University of Singapore Press, 1989).
Đáng chú ý, dựa trên những kết quả nghiên cứu cộng đồng ngƣời Mông ở Thái Lan,

Nicolas Tapp đặt vấn đề: tại sao ngƣời Mơng từ bỏ tín ngƣỡng truyền thống không
theo Phật giáo mà lại Kitô giáo? Và từ kinh nghiệm nghiên cứu cộng đồng này ở Thái
Lan, ông lý giải: “Kitô giáo đƣợc chấp nhận nhƣ một chiến lƣợc bởi nó đã cấp một lối
thốt cho ngƣời Mơng ra khỏi tình trạng tiến thối lƣỡng nan về tơn giáo. Trong khi
Phật giáo bị bác bỏ rộng lớn bởi nó quá gắn với tộc ngƣời Thái và nhà nƣớc Thái thì
Kitơ giáo hình nhƣ lại cung cấp một lối thốt bằng cách cho phép vẫn cứ là ngƣời
Mông mà không bị đồng hóa bởi chính sách của nhà nƣớc Thái” (p. 56). Nhận định
này giúp ta định hƣớng trong nghiên cứu sự phát triển của Kitô giáo ở hầu hết cộng
đồng ngƣời Mông các nƣớc trong khu vực.
Đáng chú ý, nhóm tác giả của một dự án của Liên Hợp Quốc nghiên cứu chống
ma túy dẫn đầu là Ami-Jacques Rapin trong cơng trình Ethnic Minorities, Drug Use &
Harm in the Highlands of Northern Vietnam. A Context Analysis of the Situation in Six
Communes from Son La, Lai Chau, and Lao Cai (NXB. Thế giới, Hà Nội, 2003). Nếu
nhƣ cơng trình trƣớc đó của Alfred Mc. Coy The Politics of Heroin in Southeast Asia
đề cập tới vấn đề buôn bán ma túy và sự can dự của các chính phủ tới vấn đề này trong
phạm vi Đông Nam Á suốt thời kỳ chiến tranh Đơng Dƣơng lần thứ nhất thì cơng trình
này tập trung vào việc khảo cứu vấn đề này ở Việt Nam và tập trung vào giai đoạn từ
thời kỳ hậu thuộc địa đến nay. Nếu nhƣ cơng trình của Mc. Coy chủ yếu dựa vào các
nguồn tƣ liệu của các văn khố của Bộ ngoại giao và cục tình báo CIA của Mỹ thì
nhóm tác giả đã có những khảo cứu thực địa khá công phu về đời sống kinh tế của 6 xã
11


tại ba tỉnh Sơn La, Lai Châu và Lào Cai. Nhóm tác giả đề cập nhiều tới vấn đề cây
thuốc phiện trong đời sống kinh tế các dân tộc thiểu số Tây Bắc và vấn đề buôn bán
ma túy ở khu vực này, phân tích mối quan hệ giữa ngƣời Mông và buôn bán thuốc
phiện trong lịch sử, từ thời kỳ tiền thuộc địa, thời kỳ thuộc địa và hiện tại. Việc sử
dụng thuốc phiện đƣợc phân tích theo nhiều chiều cạnh xã hội, xã hội học và chính
sách cơng. Những tác hại của việc trồng và sử dụng cây thuốc phiện cng đƣợc nhìn
nhận ở nhiều góc độ. Ảnh hƣởng của việc trồng cây thuốc phiện với việc buôn bán ma

túy cũng nhƣ những hệ lụy xã hội của nó cũng đƣợc đề cập chi tiết. Tuy vậy, cơng
trình không đề cập tới những biến đổi trong đời sống tơn giáo tín ngƣỡng của ngƣời
Mơng ở khu vực này.
Liên quan trực tiếp tới cộng đồng Mông Tin Lành ở Tây Bắc phải kể tới cơng
trình của Ngơ T.T. Tâm, The New Way. Protestantism and the Hmong in Vietnam
(University of Washington Press, Seattle and London, 2016). Dựa trên những kết quả
khảo sát của cộng đồng Mông chủ yếu ở Lào Cai, tác giả cố gắng đặt mình nhìn từ
phía những ngƣời Mơng Tin Lành để nhìn nhận các vấn đề của cộng đồng Mông tựa
nhƣ là “ngƣời trong cuộc”. Đáng chú ý, cuốn sách đã nhấn mạnh vai trò đặc biệt của
truyền thông trong việc cải đạo, nhất là thời gian đầu cuối những năm 1980 đầu 1990,
trong đó thiếu vắng hẳn vai trò của các nhà truyền đạo cũng nhƣ những phƣơng thức
truyền đạo truyền thống. Chính truyền thơng, cụ thể là các đài FEBC và Nguồn sống là
cú hích chính khiến cho đồng bào Mơng chuyển đổi tơn giáo sang Tin Lành. Tác giả
cũng phê phán cách nhìn tiến hóa luận bấy lâu nay của một số nhà nghiên cứu Việt
Nam lấy quan điểm của mình làm chuẩn mực để đánh giá, nhìn nhận các vấn đề, coi
những dân tộc thiểu số trong đó có ngƣời Mơng vào nhóm những ngƣời lạc hậu, chậm
phát triển, để rồi từ đó có những cách nhìn lệch lạc, cho mình tiến bộ hơn nhiều dân
tộc thiểu số. Trong bối cảnh các nghiên cứu nƣớc ngồi về cộng đồng Mơng Tin Lành
ở Việt Nam cịn ít ỏi, chúng ta có thể ghi nhận những nỗ lực của cuốn sách nhƣ những
chấm phá trong nghiên cứu vấn đề. Tuy nhiên, cuốn sách khó tránh khỏi một số sai
sót, chẳng hạn, nhận định rằng 1/3 số ngƣời Mông ở Việt Nam theo Tin Lành là thiếu
cơ sở. Việc nhấn mạnh vai trò của truyền thơng có cơ sở nhất định, nhƣng sẽ là cƣờng
điệu nếu từ đó chúng ta lại hạ thấp vai trị của các mục sƣ, các nhà truyền đạo, các Hội
thánh Tin Lành trong việc củng cố đức tin của đồng bào đặc biệt trong giai đoạn từ
gần hai chục năm trở lại đây.
Nhìn chung, các cơng trình nƣớc ngồi phần nhiều tập trung khảo cứu lịch sử,
văn hóa, đời sống kinh tế, lối sống của tộc ngƣời Mông. Gần đây, các học giả nƣớc
ngoài bắt đầu quan tâm nhiều tới sự truyền bá của đạo Tin Lành, nhƣng mới dừng lại ở
một số bài viết, ngoại trừ cơng trình của Ngơ Tâm có thể coi là chun khảo đầu tiên
của các học giả nƣớc ngồi về cộng đồng Mơng Tin Lành ở Việt Nam.

12


Vấn đề tôn giáo mới hay hiện tƣợng tôn giáo mới hiện tại có xu hƣớng gia tăng.
Ngay cả Cơng giáo, một tơn giáo có tổ chức giáo hội chặt chẽ, nhƣng cũng xuất hiện
một ông linh mục, chán tôn giáo của mình, lập ra một tơn giáo mới lấy tên là đạo Y
Gyin ở xã Hà Mòn, huyện Dak Hà, Kon Tum. Các chức sắc trong giáo hội Công giáo
Việt Nam đang tìm cách dẹp cái hiện tƣợng tơn giáo mới này, nhƣng tới nay chƣa dẹp
đƣợc. Còn Phật giáo, đạo Tin Lành, vv… thì có tới vài chục tơn giáo mới khác nhau
với nhiều biến thể, có hiện tƣợng tơn giáo mới thu phục hàng chục ngàn tín đồ, gây
nhiều hệ lụy về văn hóa xã hội, trong đó bên cạnh những hiện tƣợng tơn giáo mới có
nguồn gốc nƣớc ngồi nhƣ Thanh Hải Vơ Thƣợng Sƣ, Chứng nhân Giêhơva, Mormon,
vv… cịn khơng ít các hiện tƣợng tơn giáo mới có nguồn gốc nội sinh nhƣ Long Hoa
Di Lặc, Ngọc Phật Hồ Chí Minh, vv...
Tuy nhiên, về các hiện tƣợng tơn giáo mới ở vùng núi phía Bắc cho tới nay chƣa
có các cơng trình nghiên cứu chun khảo của các học giả nƣớc ngoài, ngoại trừ một
số bài viết mang tính phóng sự.
5.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Nghiên cứu ngƣời Mông đã đƣợc tiến hành ngay từ thời kỳ chiến tranh với
những cơng trình minh họa, bài viết về lịch sử, phong tục tập quán, vài nét văn hóa,
trang phục, những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Trong đó, cơng trình Các tộc
người ở Tây Bắc Việt Nam do Bùi Văn Tịnh, Cẩm Trọng và Nguyễn Hữu Ƣng (Hà
Nội, 1975) giới thiệu những dân tộc ít ngƣời ở Tây Bắc, truyền thống đấu tranh cách
mạng của họ, những đóng góp của đồng bào dân tộc thiểu số trong hai cuộc kháng
chiến. Cuộc xƣng vua của Vừ A Chay nhằm quy tụ đồng bào Mông cũng đƣợc điểm
qua bên cạnh nhiều cuộc chính biến chống Pháp khác (tr.144-147).
Ngƣời Mơng là một tộc ngƣời có nguồn gốc từ Nam Trung Quốc. Có ý kiến nói
nguồn gốc xa xƣa của tộc ngƣời này ở Siberi, sau đó di cƣ tới Nam Trung Quốc, rồi do
xung đột với ngƣời Hán, nên di cƣ xuống Đông Nam Á. Nhìn chung, cho đến nay, hầu
hết các nhà nghiên cứu về ngƣời Mông/Miao) trên thế giới đều khẳng định, dân tộc

này đã từng là một trong những chủ nhân ở vùng lƣu vực sơng Hồng Hà cách đây
3000 năm, với nền văn hóa lúa nƣớc phát triển cao. Họ đã từng có nhà nƣớc Tam
Miêu, có chữ viết và có nền văn hóa phát triển rực rỡ. Dựa trên những kết quả khảo sát
ngơn ngữ, có tác giả cho rằng ngƣời Mông là cƣ dân của nƣớc Sở ở phía nam Trung
Quốc (Nguyễn Văn Lợi, Lịch sử tộc người các dân tộc Mèo - Dao qua cứ liệu ngôn
ngữ, T/c. Ngôn ngữ, Hà Nội, số 4, 1993, tr.32). Đây cũng là một cách tiếp cận quan
trọng để hiểu lịch sử và văn hóa của dân tộc này. Tiếp đó, cơng trình Dân tộc Mơng ở
Việt Nam của Cƣ Hịa Vần và Hồng Nam (Nxb. Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 1994)
phác họa chân dung lịch sử, đời sống kinh tế, sinh hoạt tinh thần và quan hệ xã hội của
ngƣời Mông nhằm giới thiệu cộng đồng ngƣời Mông trong đại gia đình các dân tộc
Việt Nam.
13


Những nghiên cứu về ngƣời Mông đƣợc thúc đẩy trong hai thập niên gần đây.
Nói tới nghiên cứu ngƣời Mơng ở Việt Nam, đặc biệt là ở vùng Lào Cai và Tây Bắc
khơng thể khơng nhắc tới cơng trình Văn hóa Mơng của Trần Hữu Sơn (NXB. Văn
hóa Dân tộc, Hà Nội, 1996). Đây là một cơng trình tổng quan và chuyên khảo về mọi
lĩnh vực đời sống văn hóa của ngƣời Mông với những kinh nghiệm nghiên cứu thực
địa phong phú của tác giả ở Lào Cai, một ngƣời có bề dày kinh nghiệm điền dã. Cơng
trình khai thác một số tài liệu lƣu trữ của thời kỳ thuộc địa và của tỉnh Lào Cai. Với
cách trình bày mạch lạc, ngơn ngữ trung tính, những nhận định của cơng trình này dựa
trên nhiều số liệu, bảng biểu thể hiện những kết quả nghiên cứu định lƣợng và định
tính, khơng chỉ thích hợp với cộng đồng ngƣời Mơng ở Lào Cai nói riêng mà là cơ sở
để chúng ta đi sâu phân tích đời sống văn hóa ngƣời Mơng nói chung. Trần Hữu Sơn
khẳng định sự chế ƣớc của các điều kiện kinh tế, lối canh tác đối với văn hóa của dân
tộc này.
Bảng 1. So sánh tƣơng đồng giữa lối canh tác và văn hóa của ngƣời Mơng
Kinh tế nơng nghiệp cổ truyền


Văn hóa cổ truyền

1. Kinh tế tự cung tự cấp
- Tự sản xuất
-Tự chế biến
-Tự tiêu thụ (ngƣời nơng dân vừa là ngƣời

1. Văn hóa tự sáng tác
-Tự sáng tác
-Tự trình diễn
-Tự hƣởng thụ (nghệ nhân vừa là nhà sáng

sản xuất, vừa là ngƣời phân phối, tiêu thụ tạo, vừa là diễn viên, vừa là khán giả)
sản phẩm)
2. Văn hóa hoạt động theo mùa vụ (vào
2. Nơng nghiệp sản xuất theo mùa vụ
thời điểm nơng nhàn, có mùa lễ hội).
Nguồn: Trần Hữu Sơn, Văn hóa Mơng, NXB. Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 1996, tr.166.
Đây là một nhận định dựa trên phƣơng pháp luận mác xít để chúng ta nghiên
cứu văn hóa của ngƣời Mơng. “Chữ viết là cơng cụ giao tiếp hồn tồn phụ thuộc vào
trình độ phát triển kinh tế, xã hội (…) Nguyện vọng của ngƣời Mơng là mong muốn có
chữ. Nguyện vọng này bắt nguồn từ các truyền thuyết trong văn hóa Mơng (…) Nhƣng
khát vọng này mang nặng ý nghĩa chính trị, địi quyền bình đẳng … Cịn trong thực tế,
do điều kiện kinh tế, xã hội chậm phát triển, nhu cầu dùng chữ chƣa trở thành nhu cầu
cấp bách (…) Trong kinh tế nƣơng rẫy lao động cơ bắp là chủ yếu, kỹ thuật sản xuất
dựa theo kinh nghiệm đƣợc truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Do đó đồng bào
càng ít có nhu cầu dùng chữ” (tr.197). Tuy nhiên, sự tác động ngƣợc lại của văn hóa,
các lễ nghi tín ngƣỡng tơn giáo đối với sản xuất kinh tế của ngƣời Mông nhƣ thế nào,
những hoạt động văn hóa có tác động ra sao tới phƣơng thức canh tác của dân tộc này
cũng là điều chúng ta cần quan tâm và hiện còn bỏ ngỏ. Những số liệu trong cơng trình

chủ yếu tập trung ở cộng đồng ngƣời Mơng ở Lào Cai, cần có sự bổ sung thêm từ cộng
14


đồng ngƣời Mơng ở các địa bàn khác, thậm chí ở một vài nƣớc trong khu vực khác, thì
chúng ta mới có đƣợc bức tranh tổng thể về cộng đồng ngƣời này.
Tiếp đó, cơng trình của Vƣơng Duy Quang là tiếng nói của ngƣời trong cuộc. Bản
thân là ngƣời Mơng, tác giả là ngƣời có nhiều trải nghiệm đời sống văn hóa và tơn giáo
của dân tộc mình. Trong bài viết Hiện tượng “xưng vua” ở cộng đồng Mông (T/c Dân
tộc học, số 2, 2003), Vƣơng Duy Quang cho rằng các cuộc xƣng vua thƣờng có hai điểm
chung: “1. Trong các cuộc xƣng vua ấy, ngƣời đứng ra xƣng vua khơng bao giờ nhận
mình là vua. Họ ln tự đặt mình ở vị trí vừa thấp hơn song lại vừa hết sức gần gũi với
vua Mông (…) vua trong các cuộc xƣng vua ln là ngƣời khơng có thật, đƣợc thần
thánh hóa thành ngƣời tài giỏi, có nhiều phép màu, quyền lực huyền bí khiến ngƣời
Mơng tin tƣởng đi theo và ủng hộ (…) 2/. Tiến trình của các cuộc xƣng vua thƣờng
khơng kéo dài, nhƣng ln đƣợc thiêng hóa, khiến cho những ngƣời tham gia chìm ngập
trong bầu khơng khí phấn khích, hƣ hƣ - thực thực” (Vƣơng Duy Quang, Hiện tượng
“xưng vua” ở cộng đồng Mông (T/c Dân tộc học, số 2, 2003, tr.30). Đặc biệt, trong
cơng trình chun khảo Văn hóa tâm linh của người Mơng ở Việt Nam truyền thống và
hiện đại (2005), Vƣơng Duy Quang nhận xét: “Ở những hoàn cảnh và thời điểm khác
nhau, không phải dƣới bất cứ mái nhà nào ngƣời Mông cũng thờ cúng đầy đủ các vị
thần. Song, điều bắt buộc duy nhất trong suốt quá trình tồn tại của mỗi gia đình là phải
có nơi thờ cúng tổ tiên, thần nhà và thần cửa. Theo luật tục từ xa xƣa của ngƣời Mơng,
nếu gia đình nào chƣa có đủ ba nơi thờ này, họ không đƣợc coi là một gia đình đúng với
quan niệm của đồng bào và đƣơng nhiên họ sẽ khơng có quyền lợi và khơng đƣợc tham
gia bất cứ công việc nào của cộng đồng” (tr.105). Đây là một nhận định quan trọng giúp
chúng ta nắm đƣợc cái gì là cốt yếu trong tín ngƣỡng của ngƣời Mơng. Đáng chú ý,
cơng trình này tham khảo một số kết quả nghiên cứu nƣớc ngoài về cộng đồng Mông ở
Thái Lan và Lào trƣớc 1975 để đối chiếu với Việt Nam, giúp chúng ta có cách nhìn tổng
thể về ngƣời Mơng ở Đơng Nam Á. Cơng trình của Vƣơng Duy Quang cũng chỉ ra rằng

nếu trong thời kỳ thuộc địa, những ngƣời Mông ở Việt Nam, Thái Lan và Trung Hoa
theo Kitô giáo chủ yếu là theo Công giáo, trong khi ở Lào lại chủ yếu là các chi phái Tin
Lành. Có điều, ngoại trừ ở Việt Nam và Trung Hoa, đa phần những ngƣời Mông theo
Kitô giáo ở Lào và Thái Lan đã di cƣ sang Mỹ và các nƣớc phƣơng Tây sau khi chiến
tranh Việt Nam kết thúc.
Tiếp đến, cơng trình Giữ “lý truyền thống” hay theo “lý mới”. Bản chất của
những cách phản ứng khác nhau của người Mông ở Việt Nam với ảnh hưởng của đạo
Tin Lành (Nxb. KHXH, Hà Nội, 2009) do Nguyễn Văn Thắng (cb), với tiêu đề bàn
trực diện về sự truyền bá của đạo Tin Lành trong cộng đồng ngƣời Mông ở các tỉnh
Tây Bắc với những kết quả nghiên cứu điền dã tập trung vào những điểm dân cƣ đa số
theo đạo Tin Lành của nhóm nghiên cứu Viện Dân tộc học. Tuy với quy mơ cịn khá
15


khiêm tốn, có lẽ trong khn khổ một đề tài nghiên cứu cấp bộ, nhƣng với nhiều tranh
minh họa và một số bảng biểu, cơng trình phác họa “sự giằng co” về mặt tôn giáo
xung quanh vấn đề bảo vệ tín ngƣỡng truyền thống với những tập tục văn hóa lâu đời
của tổ tiên hay theo đạo Tin Lành trong cộng đồng ngƣời Mơng ở Việt Nam, trong đó
có các tỉnh Tây Bắc hiện nay. Vai trị của tín ngƣỡng truyền thống đối với xã hội và
văn hóa Mơng, theo Nguyễn Văn Thắng, thể hiện ở 2 điểm: 1/ Đó là một phần văn hóa
và bản sắc của ngƣời Mơng, phản ánh thế giới quan tôn giáo, hệ thống nghi lễ tôn
giáo; và 2/ Là phƣơng tiện tái sản xuất, duy trì và củng cố mối quan hệ cố kết dòng họ
và cố kết tộc ngƣời này. Các thế hệ ngƣời đang sống phụ thuộc vào các ma, trong đó
có ma tổ tiên, đƣợc phù hộ hoặc trừng phạt bởi các ma (tr.78-79).
Với một vài số liệu và bảng biểu minh họa, cơng trình nhận định các ngun
nhân dẫn tới một bộ phận ngƣời Mông theo đạo Tin Lành gần đây gồm: 1/ Do không
biết cúng ma nhà; 2/ Do muốn có sự thống nhất nghi lễ; 3/ Để tránh phải thực hiện
các nghi lễ phức tạp và tốn kém; 4/ Do các hộ di cƣ tự do thiếu sự giúp đỡ của anh
em họ hàng để tổ chức các nghi lễ truyền thống; 5/ Do sự thay đổi kinh tế-xã hội làm
mất đi cơ sở tồn tại của một số tín ngƣỡng truyền thống; và 6/ Do sự lơi cuốn và lôi

kéo của đạo Tin Lành (tr.110-136). Trong bối cảnh nhận thức của các nhà nghiên
cứu về đạo Tin Lành trƣớc Chỉ thị 01, cơng trình khá “hào phóng” trong việc phân
tích những ảnh hƣởng tiêu cực của việc truyền bá tôn giáo này (tr.146-164), nhƣng
lại dành thời lƣợng khiêm tốn khi nói tới những tác động tích cực của nó nơi đồng
bào Mơng (tr.164-166).
Cũng nhƣ cơng trình trên, cơng trình nhƣ của Thào Xn Sùng (cb), Dân tộc
Mơng Sơn La với việc giải quyết vấn đề tín ngưỡng tôn giáo hiện nay (2009) phản
ánh sự e ngại của các cấp chính quyền đối với sự phát triển của Cơng giáo và đạo Tin
Lành. Cơng trình cho rằng sự truyền bá các tôn giáo này chẳng qua cũng chỉ là “đền
bù hƣ ảo” những khó khăn mà đồng bào các dân tộc thiểu số phải đối diện hàng
ngày. Thừa nhận sự suy giảm lòng tin của quần chúng vào sự lãnh đạo của Đảng
cộng sản nhƣ một tác nhân dẫn tới sự phát triển nhanh của đạo Tin Lành, nhóm tác
giả của cơng trình cho rằng một trong những biện pháp khắc phục sự phát triển của
các tôn giáo này là phải tích cực tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin, đƣờng lối chính
sách của Đảng cộng sản cho đồng bào để họ an tâm với nhà nƣớc, không theo các tơn
giáo trên (tr.81-98, tr.174-209).
Ngồi ra phải kể tới một số bài viết của mình nhìn nhận sự phát triển của đạo Tin
Lành nơi đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Bắc “là hiện tƣợng tiêu biểu cho những
động thái, những biến chuyển tâm thức tôn giáo cũng nhƣ những biến động kinh tế-xã
hội ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam hiện nay (…) Trong việc cải đạo của ngƣời
Mông theo đạo Kitô ở miền Bắc Việt Nam ln có sự gắn bó với những sự kiện xảy ra
16


đồng thời Miao (Quảng Tây, Trung Quốc).”1 Là một trong những cộng đồng dân tộc
thiểu số vắt ngang biên giới Việt - Trung, Việt -Lào, Trung - Lào, sự truyền bá đạo Tin
Lành nơi đồng bào Mông ở Việt Nam không tách dời với sự truyền bá đạo Tin Lành ở
các cộng đồng này ở Trung Quốc và các nƣớc trong khu vực. Từ 1998, chính quyền
địa phƣơng ở Việt Nam cũng đã phát hiện 27 ngƣời Trung Quốc ở Vân Nam nhập
cảnh trái phép vào Lai Châu, Lào Cai và Hà Giang với mục đích truyền đạo khơng chỉ

trong cộng đồng ngƣời Mông mà cả ngƣời Dao và một số tộc ngƣời khác. Một số
ngƣời Mông ở Việt Nam cũng chủ động sang Trung Quốc tụ họp, học giáo lý, nhận tài
liệu truyền đạo, rồi trở lại Việt Nam hoạt động.2 Bên cạnh đó, phải kể tới các đề tài
nghiên cứu ở các quy mô khác nhau của Viện Dân tộc học và Viện Nghiên cứu Tôn
giáo, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam những năm gần đây liên quan tới sự
truyền bá của đạo Tin Lành trong các cộng đồng dân tộc Mông và một số dân tộc thiểu
số khác ở Tây Bắc cho thấy sự quan tâm của giới nghiên cứu đối với vấn đề. Đó là
chƣa kể tới hàng loạt các đề tài nghiên cứu của hai cơ quan nghiên cứu trên về dân tộc
học và văn hóa, tín ngƣỡng các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc gián tiếp liên quan tới
đề tài. Kết quả của các nghiên cứu đó sẽ đƣợc nhóm nghiên cứu đề tài này tiếp thu
trong quá trình thực hiện đề tài.
Về nghiên cứu các hiện tƣợng tôn giáo mới ở Việt Nam thì cho tới nay cũng bắt
đầu đƣợc giới nghiên cứu lƣu tâm, trong đó phải kể tới những bài viết của Đỗ Quang
Hƣng. Chúng tôi chia sẻ với nhận định của Đỗ Quang Hƣng cho rằng “Phong trào tôn
giáo mới của Việt Nam mới chập chững những bƣớc đi ban đầu thôi. Xã hội Việt Nam
là xã hội đặc biệt, cái môi trƣờng để tạo ra tơn giáo mới hồn tồn Việt Nam có.
Nhƣng điều kiện cho nó sống thì khơng dễ dàng. Cho nên ai muốn lập tơn giáo mới thì
phải trả giá lớn, trải nghiệm rất khó.”3 Nhận định này mang tính phƣơng pháp luận,
gợi ý cho hƣớng nghiên cứu cần đi sâu vào những vấn đề của văn hóa Việt Nam, dễ
chấp nhận cho sự du nhập cái yếu tố ngoại sinh, nhƣng khơng phải cái ngoại sinh nào
cũng có thể bám rễ trong xã hội này.
Tiếp đó, Nguyễn Hồng Dƣơng đã có một số bài viết trực tiếp hay gián tiếp về các
tơn giáo mới đăng trên tạp chí Nghiên cứu Tơn giáo. Mới đây nhất, Nguyễn Hồng
Dƣơng tập trung phân tích về đạo Y Gyin và tín ngƣỡng Dƣơng Văn Mình và những
hệ lụy xã hội của chúng. Đạo Y Gyin là tên một giáo phái phát sinh năm 1999, tại xã
Hà Mịn huyện Đắk Hà thuộc Kon Tum. Các tín đồ theo đạo này tin vào sự hiện hình
1

Đỗ Quang Hƣng, Tơn giáo, tín ngưỡng trong các dân tộc thiểu số dọc biên giới Việt – Trung. Cổng thông tin
điện tử Văn hóa – Thể thao và Du lịch Lào Cai, ngày 18/3/2013).

2
Đỗ Quang Hƣng, Tơn giáo, tín ngưỡng trong các dân tộc thiểu số dọc biên giới Việt – Trung. Cổng thơng tin
điện tử Văn hóa – Thể thao và Du lịch Lào Cai, ngày 18/3/2013.
3
Đỗ Quang Hƣng, Một số nhận định về “Hiện tượng tôn giáo mới” ở Việt Nam hiện nay. Bài tham dự Tọa đàm
khoa học quốc tế “Chủ nghĩa hậu hiện đại và phong trào tôn giáo mới ở Việt Nam và thế giới, Trƣờng ĐH
KHXH & NV, ĐHQG TP HCM tổ chức, TP Hồ Chí Minh, 2013, tr. 86.

17


của Đức Mẹ tại nhà bà Y Gyin ở Hà Mịn. Sinh hoạt tơn giáo của những ngƣời theo
đạo này giống nhƣ Công giáo, nhƣng khác ở chỗ vào những ngày 10, 20, 30 hàng
tháng và chủ nhật hàng tuần, họ dâng hoa cho Đức Mẹ. Những ai không đƣợc các cha
làm phép rửa tội, thì họ thơng qua hình thức dâng hoa để mong Đức Mẹ xóa hết tội lỗi.
Phản kháng lại việc Tịa Giám mục Kon Tum khơng thừa nhận giáo phái này, những
ngƣời cầm đầu đạo Y Gyin ở Hà Mịn khun dụ tín đồ khơng nghe các linh mục
giảng vì theo họ, các linh mục khơng thành kính Đức Mẹ. “Về kinh sách cả hai hiện
tƣợng tơn giáo mới đều dựa vào kinh sách, tín lý và thực tiễn cầu nguyện theo Kitơ
giáo. Đạo Hà Mịn [đạo Y Gyin ở Hà Mịn-NQH] dựa vào Cơng giáo, tín ngƣỡng
Dƣơng Văn Mình dựa vào Tin Lành. Tuy nhiên, phần lớn có sự canh cải, lộn xộn.
Đồng thời những “giáo chủ” đều có biên soạn thêm những “giáo lý” cho phù hợp với
khả năng nhận thức của “tín đồ” là ngƣời dân tộc thiểu số, đƣa một số nét văn hóa tâm
linh của ngƣời dân tộc thiểu số vào giáo lý”.4
Đƣơng nhiên, việc điểm qua các cơng trình nghiên cứu trên đây (dĩ nhiên chƣa
thể đầy đủ) một số cơng trình tiêu biểu trong nƣớc cũng nhƣ nƣớc ngồi về cộng đồng
ngƣời Mơng nói chung, về sự phát triển của đạo Tin Lành nơi cộng đồng này nói riêng
cho chúng ta một bức tranh đại thể về thực trạng cộng đồng ngƣời Mông hiện nay
cũng nhƣ những vấn đề mà cộng đồng này đang phải đối diện. Nhìn chung, cả ở Việt
Nam và nƣớc ngoài, việc nghiên cứu đồng bào Mơng nói chung, sự truyền bá của đạo

Tin Lành nơi đồng bào Mông ở Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam và
những năm đầu sau thống nhất đất nƣớc chƣa đƣợc chú ý nhiều. Việc nghiên cứu này
chủ yếu đƣợc tăng cƣờng trong hai thập niên qua xuất phát từ tính cấp thiết do những
vấn đề đặt ra từ sự truyền bá đạo Tin Lành trong cộng đồng này. Tuy rằng, cho tới nay
phần nhiều đó dừng lại là một số chƣơng sách, những bài viết đăng tạp chí, các luận
án, đề tài nghiên cứu cấp Bộ, cịn q khiêm tốn các cơng trình chun khảo, nhƣng có
thể coi đó nhƣ những nét chấm phá khởi đầu về chủ đề này ở các tỉnh miền núi phía
Bắc nói riêng, cả ở Việt Nam nói chung. Cơng trình này trân trọng tiếp thu những
thành quả của các nghiên cứu đi trƣớc.
Khơng dừng lại ở những gì các nghiên cứu đi trƣớc đã gợi mở, chúng ta phải tiếp
tục tiến lên phía trƣớc. Có thể thấy, điểm chung của hầu hết các cơng trình nghiên cứu
về ngƣời Mơng nói chung, về cộng đồng Mông theo đạo Tin Lành ở Việt Nam nói
riêng: thứ nhất, ít có điều kiện tham khảo các cơng trình nghiên cứu nƣớc ngồi, nhất
là những cơng trình nghiên cứu mới đây kể cả của Trung Quốc một cách hệ thống.
Nghiên cứu cộng đồng ngƣời Mông chủ yếu vẫn mang tính khép kín, tập trung ở Việt
Nam trong khi cộng đồng ngƣời Mông lại sinh sống vắt qua biên giới nhiều quốc gia
4

Nguyễn Hồng Dƣơng, Hiện tượng tôn giáo mới phát sinh từ Kitô giáo ở nước ta hiện nay. Bài tham dự Tọa
đàm khoa học quốc tế “Chủ nghĩa hậu hiện đại và phong trào tôn giáo mới ở Việt Nam và thế giới, Trƣờng ĐH
KHXH & NV, ĐHQG TP HCM tổ chức, TP Hồ Chí Minh, 2013, tr. 271.

18


trong khu vực, cần những nghiên cứu khu vực một cách hệ thống với nhiều cách tiếp
cận và phƣơng pháp nghiên cứu khác nhau. Thứ hai, trong việc đánh giá sự truyền bá
đạo Tin Lành trong cộng đồng Mơng có những cách lý giải khác nhau về nguyên nhân
sự bùng phát của đạo Tin Lành nơi đây, nghiêng về các nguyên nhân kinh tế-xã hội.
Các “toa thuốc giải pháp” đƣợc đề xuất nhằm ổn định đồng bào Mông nghiêng về việc

phát triển kinh tế. Khơng ít các giải pháp, kiến nghị giàn trải, mang tính hình thức khi
nhấn mạnh cơng tác tuyên truyền, giác ngộ của các cơ quan đoàn thể. Thứ ba, tuy chƣa
thống nhất trong cách đánh giá khác nhau hệ lụy chính trị-xã hội và văn hóa-xã hội,
nhƣng phần đông các nhà nghiên cứu, nhất là các cơ quan chức năng ở Việt Nam,
thiên về đánh giá tiêu cực hơn là tích cực, có ý tìm các biện pháp hạn chế sự phát triển
của đạo Tin Lành nơi cộng đồng này.
6. Đóng góp của nghiên cứu đề tài
6.1. Nhìn từ góc độ thực tiễn
Bản thân các phong tục tập qn, tín ngƣỡng, các sinh hoạt văn hóa vật chất và
tinh thần cũng nhƣ tổ chức dòng họ, cộng đồng xã hội, tâm thức của đồng bào dân tộc
Mơng là một thực tế hồn tồn khách quan. Chúng ta hồn tồn có thể chia sẻ với
những thăng trầm trong lịch sử của cộng đồng đồng bào Mông, những sự hẫng hụt
trong tâm thức của cộng đồng này, những thiệt thòi, mất mát trong lịch sử và cả hiện
tại họ vẫn đang phải gánh chịu. Chúng ta hoàn toàn có thể cảm thơng khi thấy đại bộ
phận đồng bào Mơng thuộc diện một trong những dân tộc có đời sống khó khăn nhất,
sinh sống ở những vùng thiệt thịi nhất về điều kiện địa lý truyền thốngng nhƣ thấp
kém về cơ sở hạ tầng. Tƣơng tự, đạo Tin Lành là một chi phái của Kitơ giáo có mấy
trăm năm lịch sử và nay với hơn 600 triệu tín đồ hiện diện ở hàng trăm quốc gia và
vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong giáo lý của đạo Tin Lành cũng chứa đựng nhiều tinh
thần nhân văn, nhân bản và hƣớng thiện xuất phát từ trong các tƣ tƣởng của Phúc Âm.
Tự bản thân cộng đồng ngƣời Mông cũng nhƣ đạo Tin Lành đều không phải là những
nguyên nhân gây ra bất ổn. Xét một cách cụ thể hơn, ngay cả việc cải đạo của một bộ
phận ngƣời Mông sang các chi phái của đạo Tin Lành cũng là một chuyện bình thƣờng
trong đời sống tơn giáo ở Việt Nam và thế giới vốn đang chịu nhiều tác động to lớn
trong xã hội hiện đại. Việc cải đạo của một cộng đồng nào đó đƣơng nhiên dẫn tới
những xáo trộn nhất định trong cộng đồng đó, nhƣng nếu xuất phát từ những tất yếu
khách quan do thay đổi trong nhu cầu đời sống tín ngƣỡng và văn hóa tinh thần của
một cộng đồng đó thì khơng có gì có thể ngăn cản đƣợc. Quyền tự do tôn giáo nay đã
trở thành một giá trị phổ quát chung của nhân loại, đƣợc đông đảo cộng đồng quốc tế
công nhận, đã đƣợc hiến định trong luật pháp nhiều nƣớc, trong đó có Việt Nam.

Nói nhƣ vậy để ta thấy một thực tế rằng tự bản thân cộng đồng ngƣời Mông và
một số dân tộc thiểu số theo đạo Tin Lành không phải là căn nguyên dẫn tới những bất
19


ổn xã hội và văn hóa vùng Tây Bắc nói riêng, những nơi có đồng bào Mơng theo đạo
Tin Lành nói chung. Tuy nhiên, do những đặc tính tổ chức cộng đồng và văn hóa, tơn
giáo của dân tộc này dễ bị những thế lực trong và ngoài khu vực lợi dụng cho những
mục đích chính trị. Lịch sử cho thấy, trong thời kỳ thuộc địa và trong chiến tranh Việt
Nam đã có một bộ phận ngƣời Mơng ở Việt Nam và Lào bị lợi dụng tham gia vào các
đội quân chống lại những ngƣời cộng sản Việt Nam và Pa thét Lào để lại nhiều hệ lụy
cho các quốc gia này trong suốt thời kỳ thuộc địa và hậu thuộc địa. Trong khi hố sâu
ngăn cách giữa các nhóm trong cộng đồng này chƣa kịp hàn gắn thì hiện tại, sự truyền
bá đạo Tin Lành lại tiếp tục khơi sâu vết thƣơng trong cộng đồng ngƣời Mông khi
khoét sâu hố ngăn cách giữa ngƣời Mông Tin Lành và ngƣời Mơng truyền thống.
Tuy nhiên, giữ ổn định chính trị-xã hội tự nó khơng thể là mục tiêu cuối cùng
của một quốc gia hay khu vực, mà chỉ là phƣơng tiện để quốc gia, khu vực đó phát
triển, phồn thịnh. Hồ Chí Minh cùng từng nói có độc lập dân tộc mà khơng có tự do thì
nền độc lập ấy cũng khơng có ý nghĩa. Ham muốn tột bậc và cũng là duy nhất của Hồ
Chí Minh khơng phải là độc lập dân tộc mà là “đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc,
ai cũng đƣợc học hành”. Cái vịng luẩn quẩn: bất ổn dẫn tới đói nghèo và ngƣợc lại,
đói nghèo sinh ra bất ổn. Chính sự đói nghèo của ngƣời Mông dẫn họ tới chỗ mặc cảm
về thân phận của cộng đồng mình. Cần phải cho họ thấy một tƣơng lai, viễn cảnh thốt
khỏi thân phận trói buộc họ hàng thế kỷ đó. Có điều, khơng thể cám dỗ đồng bào qua
việc gieo rắc những huyền thoại nhƣ ta vẫn thấy trong những sự vụ xƣng vua cho tới
giờ, mà chỉ có sự phồn thịnh thực sự trong cuộc sống hiện thực, chỉ có việc nâng cao
dân trí, nâng cao chất lƣợng cuộc sống, nâng cao đời sống văn hóa, tín ngƣỡng của
đồng bào, tạo sân chơi bình đẳng cho tất cả các dân tộc, mới giúp cộng đồng này thực
sự hịa đồng với đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Do vậy, hai vấn đề ổn định cộng
đồng ngƣời Mông theo đạo Tin Lành với phát triển bền vững vùng Tây Bắc có tác

động qua lại với nhau, cái này là tiền đề cho cái kia. Ổn định cộng đồng ngƣời Mông
là một trong những điều kiện không thể thiếu để phát triển bền vững Tây Bắc. Ngƣợc
lại, chỉ có cải thiện đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số mới giải quyết đƣợc tận
gốc những nguy cơ gây bất ổn từ phía các cộng đồng ngƣời này.
Để phát triển bền vững, vùng Tây Bắc có rất nhiều thế mạnh, chẳng hạn, cịn rất
nhiều tiềm năng về du lịch mà tới nay chƣa có điều kiện khai thác nhiều. Trong con mắt
ngƣời nƣớc ngoài, du lịch Tây Bắc với những địa danh nổi tiếng Mộc Châu, Sapa,
Phanxipăng, Điện Biên Phủ, Cao nguyên đá Đồng Văn, Thác Bản Giốc, vv… thật hấp
dẫn, rồi những di tích lịch sử gắn với thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Cao
Bằng, Thái Nguyên, Tuyên Quang. Tuy nhiên, dƣờng nhƣ không phải các công ty du
lịch ở Việt Nam mà chính du khách nƣớc ngồi đang đi tiên phong trong việc quảng bá
vùng đất này với thế giới bên ngoài. Tim Doling, nhà quản lý các nhà hát và trung tâm
20


nghệ thuật của Anh, trong cuốn Mountains and Ethnic Minorities. North West Vietnam.
Welcome to Our Homeland (1999) đã kể chi tiết về hành trình của ơng đầy ấn tƣợng
khắp các vùng Tây Bắc và bản thân ông tham gia vào nhiều dự án phát triển du lịch của
khu vực này. Rõ ràng, du lịch là một trong những tiềm năng lớn mà vùng Tây Bắc cần
khai thác. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu và một số nhà quản lý truyền thốngng đang
cảnh báo những bất cập hiện tại trong lĩnh vực này đe dọa phát triển bền vững của khu
vực. Điều đáng báo động là chính lịch sử và văn hóa, tín ngƣỡng của đồng bào các dân
tộc Tây Bắc tạo ra sự hấp dẫn cho du lịch nơi đây, nhƣng bản thân đồng bào các dân tộc
ít ngƣời chƣa đƣợc thừa hƣởng nhiều cái lợi, thậm chí bị đứng ngồi lề (nhƣ trƣờng hợp
ngƣời Mơng ở Sapa) từ loại hình cơng nghiệp khơng khói này.5 Rõ ràng đây là một lỗ
hổng lớn trong cách quản lý của các cấp chính quyền tạo ra chênh lệch giàu nghèo và
bất công xã hội mà nếu không sớm khắc phục, tiềm ẩn sự bất ổn.
6.2. Về phương diện lý luận và học thuật
Trong lịch sử, chúng ta chứng kiến khi một tơn giáo mới ra đời nó tạo ra một
văn hóa riêng của nó, làm biến đổi cả những nền văn hóa sản sinh ra nó qua trƣờng

hợp Islam làm biến đổi tồn bộ đời sống văn hóa của cƣ dân từ bán đảo Ả rập tới Bắc
Phi, rồi tới cả nhiều khu vực ở Đông Nam Á. Ngƣợc lại, những văn hóa bản địa này
cũng làm biến đổi Islam, làm cho nó “mềm đi”, bớt cực đoan, khi tơn giáo này đƣợc
truyền bá sang Đơng Nam Á vốn có truyền thống văn hóa bản địa mạnh và tiếp thu có
chọn lọc các tơn giáo, văn hóa ngoại lai. Ở Đơng Nam Á, Islam trở nên cởi mở hơn so
với ở chính quốc bán đảo Ả rập. Nhƣng mặt khác, Islam cũng làm thay đổi văn hóa
các dân tộc Đơng Nam Á so với thời kỳ tiền Islam. Islam vơ hình chung tạo ra một lát
cắt về văn hóa, làm cho Java cũng nhƣ Ai Cập trở thành một quốc gia với hai nền văn
hóa hồn tồn khác biệt nhau giữa giai đoạn tiền Islam và Islam hiện nay.
Điều tƣơng tự ta đang chứng kiến trong trƣờng hợp đạo Tin Lành truyền bá vào
cộng đồng Mơng, làm biến đổi văn hóa của những tộc ngƣời này, khiến cho những
ngƣời Mông truyền thống lo ngại mất đi bản sắc của văn hóa họ khi thấy những đồng
bào mình từ khi theo đạo Tin Lành từ bỏ nhiều giá trị văn hóa truyền thống. Do vậy,
dễ hiểu cộng đồng Mơng truyền thống nhìn nhận đạo Tin Lành chả khác gì một kẻ thù
đang “gặm nhấm” văn hóa tộc ngƣời của họ. Rõ ràng, sự e ngại của cộng đồng Mơng
truyền thống là hồn tồn có cơ sở. Đây là cuộc chơi khơng bình đẳng, trong đó, đạo
Tin Lành là tơn giáo của kẻ mạnh. Chỉ có thể giải quyết tận gốc rễ của vấn đề khi
chúng ta đảm bảo lợi ích và khát vọng của tất cả các bên liên quan đối với cả các tổ
chức giáo hội đạo Tin Lành và cộng đồng dân tộc Mơng. Nói cách khác, đạo Tin Lành
cũng phải tự điều chỉnh, Mơng hóa, phải tự làm giàu thêm bởi những yếu tố văn hóa
bản địa của tộc ngƣời này.
5

Xem: Trần Hữu Sơn, Vấn đề phát triển văn hóa ở vùng cao phía Bắc. T/c Dân tộc học, số 4, 1994.

21


Tóm lại, nghiên cứu đánh giá xu hƣớng tín ngƣỡng của cộng đồng dân tộc
Mông theo đạo Tin Lành và một số hiện tƣợng tôn giáo mới vùng Tây Bắc có ý nghĩa

vơ cùng quan trọng, nhằm ổn định cộng đồng Mông theo đạo Tin Lành, khai thác các
giá trị văn hóa và tơn giáo tốt đẹp của các dân tộc Mông truyền thống cũng nhƣ cộng
đồng Mông theo đạo Tin Lành, hƣớng họ sống tốt đời đẹp đạo, chấp hành pháp luật
của nhà nƣớc, xử lý có hệ thống các điểm nóng, ngăn chặn mọi âm mƣu kích động nơi
cộng đồng này. Tiếp đến, nghiên cứu đề tài trong một tƣơng lai dài, hƣớng tới ổn định
cộng đồng dân tộc Mơng nói chung, phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc, giữ
vững chủ quyền biên giới quốc gia.
7. Kết cấu của Báo cáo tổng hợp
Báo cáo tổng hợp gồm 5 chƣơng, trong đó chƣơng I tập trung làm rõ các lý
thuyết khoa học đƣợc sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài. Chƣơng II và III làm
rõ thực trạng của đồng bào Mông Tin Lành hiện nay, những biến đổi văn hóa và quan
hệ cộng đồng này do đạo Tin Lành mang lại làm cho cộng đồng Mông Tin Lành khác
biệt với cộng đồng Mông truyền thống. Chƣơng IV khảo sát tôn giáo mới trong cộng
đồng Mông tập trung vào nhóm ngƣời Mơng theo Dƣơng Văn Mình. Chƣơng V đề
xuất một số các giải pháp.

22


×