Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.3 KB, 12 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO GIẢI PHÁP CÔNG TÁC QUẢN LÝ

I. SƠ LƯỢC BẢN THÂN
- Họ và tên: LƯU THỊ SEN

Năm sinh: 1967

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đại học Tiểu học
- Chức năng, nhiệm vụ được phân công: Phụ trách hoạt động chuyên môn
- Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Lê Hồng Phong - Xã EaNa - Krông
Ana - Đăk Lăk.
II. NỘI DUNG
1. Tên giải pháp: Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên tổ chức hoạt
động trải nghiệm cho học sinh.
2.Thực trạng
Công tác tuyên truyền của giáo viên về hoạt động trải nghiệm chưa rộng
rãi, chưa thu hút được sự hợp tác của phụ huynh học sinh.
Công tác phối kết hợp với cha mẹ học sinh ở một số giáo viên còn hạn
chế, họ còn e ngại. Một số cha mẹ học sinh ngại cho con học ngoài lớp học vì
họ sợ không an toàn cho con em.

1


Phần đa phụ huynh và học sinh chưa nhận thức được hiệu quả của hoạt
động trải nghiệm là học được những gì? Học để làm gì? Nhiều thắc mắc trong
phụ huynh và học sinh còn chưa tháo gỡ được.


Học tập trải nghiệm thực tế là một trong những hoạt động giúp học sinh
đến gần với thực tế hơn. Những bài học trên lớp, bài giảng của thầy cô, nếu
được trải nghiệm thực tế, học sinh sẽ nhận thức bài học một cách nhanh nhất,
đầy đủ nhất.
Tuy mang lại hiệu quả cao nhưng việc tổ chức hoạt động học tập trải
nghiệm tại trường Lê Hồng Phong lại là công việc không dễ thực hiện. Mặc dù
trong kế hoạch giáo dục cả năm học, ở mỗi bộ môn đều xây dựng kế hoạch liên
quan đến học tập trải nghiệm thực tế như tham quan di tích lịch sử địa phương,
thăm các khu công nghiệp, các địa danh, nhà bảo tàng… nhưng khi bắt tay vào
thực hiện thường gặp nhiều khó khăn. Thứ nhất về thời gian tổ chức, việc xây
dựng kế hoạch, chương trình dạy học hiện nay thường kín về thời lượng; nếu
muốn tổ chức một hoạt động trải nghiệm bổ trợ cho môn học, chương trình học
thì rất khó bố trí vào khoảng thời gian giữa các tiết học, buổi học. Không thể
tiến hành một hoạt động trải nghiệm trong vòng một tiết học khi phải lấy quỹ
thời gian của tiết học khác. Vì vậy, việc sắp xếp thời gian hợp lý cho hoạt động
trải nghiệm cần được nghiên cứu và phân bố hợp lý.
Về yếu tố không gian, địa lý thông thường các địa điểm như khu di tích,
bảo tàng, các địa danh hay các khu công nghiệp, nông trại thường khá xa trường
học. Không phải lúc nào cũng có sự thuận lợi về khoảng cách khi tổ chức các
2


hoạt động trải nghiệm, có nơi cách xa địa điểm trải nghiệm tới hàng chục cây
số. Vì vậy, sẽ rất khó khăn khi tổ chức cho học sinh đến học tập, thực tế khi
khoảng cách địa lý không thuận lợi.
Về kinh phí thực hiện, việc tổ chức học tập trải nghiệm dù ở đâu cũng cần
có khoản kinh phí nhất định để phục vụ cho hoạt động như tiền thuê xe đưa đón,
nước uống… Tuy nhiên, kinh phí dành cho hoạt động học tập trải nghiệm ở
trường hiện nay khá eo hẹp, kinh tế gia đình của phụ huynh còn khó khăn.
Khó khăn còn xuất phát từ phía học sinh. Khái niệm học tập trải nghiệm

đối với học sinh hiện nay khá mới bởi lâu nay chúng ta vẫn chú trọng những tiết
học trên lớp, qua kênh sách giáo khoa và kênh hình bằng các phương tiện hỗ trợ.
Vì vậy, nếu tổ chức các hoạt động trải nghiệm mà không có sự chuẩn bị về tâm
lý và phương pháp, chắc chắn học sinh sẽ bị rơi vào trạng thái thụ động khi tiếp
cận đối tượng trải nghiệm hoặc sẽ biến buổi học trải nghiệm thành một chuyến
tham quan. Ngoài ra, còn có khó khăn trong việc bảo đảm an toàn trong quá
trình tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm.
Vì vậy, để đạt được mục đích, yêu cầu và hiệu quả của hoạt động học tập
trải nghiệm cần xây dựng chương trình, kế hoạch và phương pháp tổ chức thật
sự khoa học và phù hợp và có sự phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh.
3. Những yếu tố khách quan, chủ quan trong việc đưa ra giải pháp.
- Về khách quan

3


+ Trường tổ chức học 9 buổi/ tuần nên thời gian dành cho tiết học trải
nghiệm rất hạn hẹp.
- Về chủ quan
+ Một số giáo viên chưa nhiệt tình, năng động, phương pháp dạy học còn
rập khuôn, máy móc, chưa có sáng tạo trong dạy học trải nghiệm. Ngoài ra còn
một số giáo viên chưa mạnh dạn tổ chức cho học sinh tham gia.
4. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
* Xây dựng kế hoạch
Biện pháp đầu tiên của giáo viên là xây dựng kế hoạch quản lý, chỉ đạo tổ
chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo phù hợp với điều kiện thực tế của lớp, của
trường. Nội dung và cách thực hiện như sau.
Nghiên cứu tình hình nhà trường, những mặt thuận lợi, khó khăn, những
hoạt động đã triển khai những năm học trước, đánh giá mức độ thành công để
làm căn cứ xây dựng kế hoạch.

Phân công nhiệm vụ cho giáo viên chủ nhiệm lớp, khối trưởng các khối
lớp nghiên cứu đặc điểm của từng khối, lớp. Xây dựng kế hoạch tổng thể trong
năm và kế hoạch cụ thể của từng hoạt động. Thảo luận, đóng góp ý kiến, thống
nhất thực hiện kế hoạch đề ra.
Chỉ đạo làm điểm, rút kinh nghiệm (có thể chọn ở mỗi khối một lớp).
Chỉ đạo triển khai đại trà việc thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động tải
nghiệm trong toàn trường. Trong quá trình triển khai thực hiện cần chú trọng
khâu chỉ đạo, giám sát tổ chức hoạt động trải nghiệm. Kịp thời phát hiện vướng
4


mắc, bất cập để có biện pháp hỗ trợ tháo gỡ. Đồng thời có phương án điều chỉnh
kế hoạch trong những năm tiếp theo.
Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch. Qua đây giúp lãnh đạo nhà trường
nhìn nhận lại kết quả đạt được theo kế hoạch đã đề ra, xem xét nguyên nhân dẫn
đến thành công hoặc tồn tại hạn chế.
* Bồi dưỡng chuyên môn về hoạt động trải nghiệm cho giáo viên và
học sinh
Biện pháp nâng cao nhận thức, năng lực tổ chức, ý thức trách nhiệm cho
đội ngũ giáo viên về hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường. Trước hết
nhà trường cần tổ chức tập huấn, hội thảo về các văn bản hướng dẫn của Bộ GDĐT để giáo viên hiểu được tầm quan trọng của các hoạt động giáo dục, trong đó
có hoạt động trải nghiệm.
Sau khi tham gia vào các hoạt động trải nghiệm, học sinh được phát huy
vai trò chủ thể, tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân. Các em
được chủ động tham gia quá trình hoạt động: từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị,
thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả
năng của bản thân. Các em được trải nghiệm, được bày tỏ quan điểm, ý tưởng,
được đánh giá và lựa chọn ý tưởng hoạt động, được thể hiện, tự khẳng định bản
thân, được tự đánh giá và đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm
mình và của bạn. Từ đó hình thành và phát triển cho các em những giá trị sống

và các năng lực cần thiết. Hoạt động trải nghiệm về cơ bản mang tính chất của
hoạt động tập thể trên tinh thần tự chủ, với sự nỗ lực giáo dục nhằm phát triển

5


khả năng sáng tạo và cá tính riêng của mỗi cá nhân trong tập thể. Hoạt động trải
nghiệm có nội dung rất đa dạng và mang tính tích hợp, tổng hợp kiến thức, kĩ
năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục như: giáo dục đạo
đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục nghệ thuật, thẩm mĩ, giáo
dục thể chất, giáo dục lao động, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục môi
trường, giáo dục phòng chống ma túy và tệ nạn xã hội. Nội dung giáo dục của
hoạt động trải nghiệm thiết thực và gần gũi với cuộc sống thực tế, đáp ứng được
nhu cầu hoạt động của học sinh, giúp các em vận dụng những hiểu biết của mình
vào trong thực tiễn cuộc sống một cách dễ dàng.
Đồng thời trang bị cho giáo viên kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm
như: Lập kế hoạch, thiết kế hoạt động về mục tiêu, nội dung, phương pháp,
phương tiện hoạt động. Hình thức tổ chức có Có thể tổ chức theo khối lớp, theo
lớp, liên trường.
+ Công tác phối kết hợp với phụ huynh học sinh trong việc tổ chức
hoạt động trải nghiệm.
Đầu năm học nhà trường tổ chức cho các lớp họp phụ huynh, trong các
nội dung triển khai trong cuộc họp có đề cập đến nội dung tổ chức hoạt động
trải nghiệm cho học sinh.
Giáo viên chủ nhiệm làm tốt công tác tuyên truyền cho phụ huynh về
nhận thức hoạt động trải nghiệm, phân tích, chia sẻ cho phụ huynh hiểu được
tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm: Học sinh học được những gì? Áp
dụng kiến thức đó vào môn học nào? Kỹ năng sống ra sao? Chia sẻ cách tổ

6



chức của giáo viên, quá trình thực hiện của học sinh để phụ huynh nắm bắt được
tình hình và cùng chia sẻ.
Việc đầu tiên giáo viên không đặt nặng vấn đề, nâng cao quan điểm về
hoạt động trải nghiệm. Giáo viên cần chia sẻ cùng phụ huynh đây là một hoạt
động vừa học vừa chơi, tạo cho học sinh tinh thần thoái mái, không gò ép,
không áp đặt, giáo viên không tạo áp lực nặng nề đối với học sinh.
Ví dụ: Đối với học sinh khối lớp 1 giáo viên có thể tổ chức cho các em
tham quan vườn cây sau khu vực nhà trường để học sinh nắm được tên các loài
cây sau khi học tiết TN&XH. Hoặc đối với khối lớp 2 giáo viên có thể cho học
sinh tham quan tại UBND xã EaNa để học sinh nắm về cơ quan hành chính của
xã nơi em ở như: Tên của UBND xã, các phòng ban của xã…
Giáo viên cần nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của phụ huynh, sự chia sẻ,
mong muốn những gì trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh để
cùng phụ huynh tháo gỡ kịp thời.
Đối với khối lớp 4,5 giáo viên nên chia sẻ việc tổ chức cho học sinh trải
nghiệm tại các di tích lịch sử và các danh lam thắng cảnh của địa phương. Vì các
địa điểm này nằm khá xa trường nên việc tổ chức cần kinh phí. Vi vậy phải cần
đến sự hỗ trợ chung tay đóng góp của các bậc phụ huynh.
Giáo viên chủ nhiệm phải tích cực tạo mối quan hệ mật thiết, phối kết hợp
chặt chẽ với phụ huynh học sinh. Triển khai kế hoạch tổ chức cụ thể cho phụ
huynh học sinh. Thực hiện quy chế công khai, công bằng. đặc biệt là về tài
chính mà phụ huynh đóng góp. Ngoài ra giáo viên nên khuyến khích phụ huynh

7


cùng tham gia hoạt động trải nghiệm cùng học sinh của lớp. Phụ huynh cùng
giáo viên tổ chức, cùng chăm sóc, quản lý học sinh trong quá trình thực hiện

* Tổ chức cho học sinh trải nghiệm thực tế
Tham mưu với Hiệu trưởng tổ chức cho học sinh đi trải nghiệm thực tế
như sau:
Đối với khối lớp 1cho học sinh trải nghiệm các vườn cây: cây ăn trái, cây
rau, cây cà phê… tại các khu vườn lân cận của trường. Đối với khối lớp 2,3 tổ
chức cho các em trải nghiệm các cơ quan hành chính: Ủy ban nhân dân xã, ngân
hàng, khu tưởng niệm các liệt sỹ tại xã EaNa… Đối với khối lớp 4,5 tổ chức cho
các em trải nghiệm di tích lịch sử Nhà đày Buôn Ma Thuột, khu bảo tàng, thác
Dray Nu…Đây là những địa điểm gần trường học sinh có thể an toàn và thực
hiện tốt.
Trong quá trình tổ chức giáo viên dẫn dắt học sinh phát huy vai trò của
chủ tịch Hội đồng tự quản, làm sao các em vừa là người thu thập, xử lý thông
tin, phân tích tình hình và tổ chức lớp để bàn bạc đi đến thống nhất nội dung
công việc cần làm.
Tuy nhiên, giáo viên không nên để cho học sinh quá tự do ngoài khôn khổ
mà cần thường xuyên theo dõi, hướng dẫn để đảm bảo an toàn về mọ mặt: Sức
khỏe, tác phong, lời nói, trang phục, đồ dùng, dụng cụ… để phục vụ tốt cho hoạt
động.
Trong quá trình thực hiện hoạt động, giáo viên cần quan tâm đến tình
huống nảy sinh và sự sáng tạo trong cách giải quyết của học sinh, gợi ý để học
sinh phát huy phẩm chất, năng lực.
8


Kết thúc công việc, học sinh tự đánh giá lại từ việc xây dựng ý tưởng đến
các bước tổ chức thực hiện, đánh giá kết quả đạt được, rút ra những bài học kinh
nghiệm về mọi mặt, những nội dung nào có thể áp dụng trên lớp hoặc hoạt động
ngoài lớp.
* Kiểm tra, đánh giá các hoạt động trải nghiệm
Lãnh đạo nhà trường thường xuyên phân công chỉ đạo, theo dõi các hoạt

động trải nghiệm thông qua vai trò của tổ trưởng, giáo viên chủ nhiệm, tổ chức
đoàn thanh niên, đội TNTPHCM. Đặc biệt thông qua việc tăng cường hoạt động
kiểm tra, đánh giá giáo viên nhà trường.
Hoạt động trải nghiệm là hoạt động mới được tổ chức thực hiện trong các
nhà trường. Vì vậy công tác kiểm tra đánh giá cần được đổi mới theo hướng coi
trọng chức năng phát hiện để điều chỉnh, tư vấn cho giáo viên hơn là chỉ tập
trung tìm sai sót.
Nhà trường đã kết hợp giữa đánh giá của cá nhân với đánh giá kết quả
hoạt động của học sinh để xác định những vấn đề chung cần giải quyết trong
tình hình thực hiện các hoạt động trải nghiệm. Thay vì kiểm tra hành chính thủ
tục bằng kiểm tra hoạt động trực tiếp của giáo viên và của học sinh.
5. Minh chứng kèm theo giải pháp
Trong năm học 2018 – 2019 nhà trường tổ chức cho học sinh tham gia
hoạt động trải nghiệm 2 đợt với tổng số học sinh 220 em học sinh khối lớp 4,5
tại khu Bảo tàng và nhà Đày Buôn Ma Thuột rất có hiệu quả. Các em đã biết áp
dụng kiến thức trải nghiệm vào một số môn học như: Lịch sử địa phương, viết
văn về tả cảnh…Ngoài ra còn giáo dục cho các em tăng thêm tình yêu quê
9


hương, biết ơn các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh, bị đày ải rất dã man khi các em
trải nghiệm thực tế qua nhà Đày Buôn Ma Thuột.
Đối với 40 em học sinh khối 2,3 các em đã biết được cơ quan hành chính
của xã,
Đối với 60 em khối lớp 1, các em biết nhận dạng được các loại cây như:
cây cải ngọt, cây cải cay, cây sả…Các em biết áp dụng vào môn học Tự nhiên và
Xã hội và kỹ năng cuộc sống thực tế.
Kết quả rất khả quan, đa phần học sinh ham thích, ham hiểu về các di
tích lịch sử, danh lam thẳng cảnh. Học sinh áp dụng vào kiến thức học môn
lịch sử, địa lý rất tốt.

Tinh thần học sinh sáng khoái hơn ham học hơn. Các em mạnh dạn tự
tin hơn.
Các em hình thành kỹ năng sống tốt hơn, hiểu biết thực tế cuộc sống.
từ đó các em yêu quê hương, yêu cuộc sống, biết ơn những con người đã cống
hiến xương máu cho Tổ Quốc.
6. Định hướng phát triển giải pháp cho các năm học tiếp theo.
Tiếp tục hướng dẫn cho giáo viên hiểu rõ về hoạt động trải nghiệm nhằm
giúp học sinh hình thành các kĩ năng sống cơ bản, thói quen sinh hoạt tích cực
trong cuộc sống hằng ngày, nền nếp học tập ở nhà cũng như ở trường; biết tuân
thủ các nội quy, quy định; bắt đầu có định hướng tự đánh giá và tự điều chỉnh
bản thân; hình thành những hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hoá; có ý thức làm
việc nhóm, ý thức tham gia hoạt động lao động, hoạt động xã hội, hoạt động

10


phục vụ cộng đồng; bước đầu biết cách tổ chức một số hoạt động đơn giản, làm
quen và hình thành hứng thú với một số nghề gần gũi với cuộc sống của học
sinh.
Cần giúp học sinh hiểu được thông qua hoạt động trải nghiệm, học sinh
đạt được các yêu cầu sau:
Biết rung cảm với cảnh quan, di tích, truyền thống của địa phương, đất
nước;
Bước đầu nhận ra được ý nghĩa và giá trị của bản thân và những người
thân; quan tâm đến sức khoẻ thể chất và tinh thần của bản thân và người thân; có
cư xử đúng mực với bản thân và mọi người;
Thể hiện trách nhiệm trong học tập và rèn luyện của bản thân, trách nhiệm
với người thân và cuộc sống sinh hoạt gia đình, tuân thủ các quy định nơi công
cộng;
7. Đề xuất, kiến nghị:


Không

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ

NGƯỜI LÀM BÁO CÁO

(Ký, đóng dấu)

XÁC NHẬN UBND HUYỆN

XÁC NHẬN PHÒNG GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO

11


12



×