Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh trong giờ học ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.36 KB, 8 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số: ………………………………..
1. Tên sáng kiến:
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐỌC DIỄN CẢM CHO HỌC SINH TRONG
GIỜ HỌC NGỮ VĂN CẤP THPT
(Lê Thị Kim Uyên, Nguyễn Thành Hiếu, Đặng Thị Bích Ngọc,
@THPT Chê Guê-va-ra)
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Ngữ văn cấp THPT
3. Mô tả bản chất của sáng kiến
3.1 Tình trạng giải pháp đã biết
Môn Ngữ văn là một trong những môn quan trọng ở cấp phổ thông cùng với
các môn học khác, môn Ngữ văn góp phần không nhỏ vào việc rèn luyện khả năng
sử dụng ngôn ngữ, bồi dưỡng tư tưởng tình cảm và nhân cách học sinh.
Với đặc thù của môn Ngữ văn, đối tượng là những tác phẩm văn học được
chọn lọc từ trong kho tàng văn học của nhân loại và dân tộc. Nghệ thuật ngôn từ là
đặc trưng của tác phẩm văn học. Dạy học văn là phải làm nổi bật được sự rung
động thẩm mĩ sâu sắc khiến học sinh say mê thích thú. Có thể hiểu: Giờ học Ngữ
văn theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học không chỉ chỉ trọng đến hoạt
động dạy của giáo viên mà còn chỉ trọng đến hoạt động học của học sinh, tạo điều
kiện cho tất cả các đối tượng học sinh đều được suy nghĩ, tìm tòi, khám phá… để
có thể hiểu, cảm, vận dụng tốt các kiến thức, kỹ năng văn học, ngôn ngữ học…
dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên, nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể
của giờ học.
Trong thực tế sự hiểu biết và vận dụng những định hướng đổi mới phương
pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động dạy học của người học vào quá
1



trình dạy học của giáo viên chưa được thường xuyên, còn máy móc, thiếu linh hoạt
đã khiến cho giờ học Ngữ văn trở nên khô khan, trở lại với thói quen dạy học theo
kiểu thầy nói trò nghe ghi, tái hiện. Điều đó đã gây nên cảm giác “buồn ngủ” trong
giờ học văn. Để tạo hứng thú và cảm hứng cho học sinh trong giờ học văn học ở
nhà trường luôn là vấn đề trăn trở của mỗi giáo viên có tâm huyết. Làm thế nào để
thoát khỏi sự đơn điệu, nhàm chán, để mỗi giờ học văn trở thành một niềm vui,
thực sự hấp dẫn, kích thích sự sáng tạo của học sinh.
Để một giờ dạy văn đạt hiệu quả giáo viên có thể kết hợp rất nhiều phương
pháp như: phương pháp dạy học nêu vấn đề, phương pháp tái hiện, phương pháp
bình giảng…Điều đó còn tùy thuộc giờ dạy đó thuộc phân môn gì để vận dụng một
cách linh hoạt nhất các phương pháp dạy học. Với giờ học tiếng Việt, làm văn
người ta thường thiên về phát triển các kĩ năng thực hành vận dụng, kĩ năng viết và
tạo lập văn bản. Với giờ văn (phân tích tác phẩm văn học) để có chất văn, kĩ năng
đọc (đặc biệt là đọc diễn cảm) được chú trọng. Một trong những phương pháp đem
lại thành công cho giờ học chính là phương pháp đọc sáng tạo.
3.2 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
3.2.1. Mục đích của giải pháp
- Giải quyết tình trạng chán học, không tìm thấy hứng thú học bộ môn Ngữ
văn của học sinh trong nhà trường hiện nay.
- Khơi dậy niềm đam mê văn học của học sinh.
- Giúp các em nâng cao ý thức tự giác đọc sách, có thói quen đọc sách trước
khi đến lớp.
3.2.2. Nội dung giải pháp
* Tính mới của giải pháp
Chú trọng hơn kiến thức về đọc diễn cảm mà từ trước đến nay chúng ta
thường xem nhẹ, trên cơ sở đó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn
Ngữ văn.
* Các giải pháp thực hiện


2


Như chúng ta đã biết: đọc văn là bước khởi động để đi vào thế giới tác phẩm
văn học, là bước gợi mở quan trọng để người đọc tiếp nhận được một cách trực
cảm linh hồn của tác phẩm. Và qua thực tế nhiều năm giảng dạy, chúng tôi nhận ra
để giờ dạy giảng văn hấp dẫn, tác động đến trí tưởng tượng, khơi gợi được cảm
xúc của học sinh, cần có phương pháp đọc sáng tạo.
Phương pháp đọc sáng tạo có nhiều biện pháp và hình thức: Đọc diễn cảm,
đọc phân vai, đọc thuộc lòng, ngâm thơ, nghe nghệ sĩ đọc… ở đây chỉ đề cập đến
về đọc diễn cảm trong giờ học tìm hiểu tác phẩm trữ tình. Việc dạy đọc diễn cảm
cho học sinh trong các giờ dạy văn học là phát triển ở học sinh khả năng thể hiện
tác phẩm văn học trong việc đọc phù hợp với hiểu biết của mình. Một giờ học ngữ
văn mà giáo viên đọc tốt, học sinh đọc tốt góp phần làm cho giờ dạy hứng thú. Để
được như thế giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh cách đọc diễn cảm (đọc tự
nhiên, đúng giọng, có cảm xúc…) dưới nhiều hình thức: Đọc ở nhà, đọc một mình,
đọc trước tập thể, đọc trên lớp trước khi tìm hiểu tác phẩm, sau khi đã cảm thụ tác
phẩm. Để có thể đạt hiệu quả cao trong vận dụng phương pháp đọc sáng tạo trong
giờ học ngữ văn giáo viên phải rèn luyện cách đọc cho học sinh. Người giáo viên
cần phải:
- Chú ý các vấn đề giúp học sinh thể hiện tác phẩm qua cách đọc như : Cách
ngắt nhịp, cách nhấn giọng trong đọc. Cần phải làm sao cho khi đọc bài văn, học
sinh phải truyền đạt được nội dung tác phẩm đã được tiếp thu một cách cụ thể (như
tư tưởng, hình ảnh, sự đánh giá, ý định của tác giả) làm cho người nghe hiểu được
những điều đã nói trong đoạn văn bằng hình ảnh cụ thể. Có nghĩa là làm cho người
đọc giao tiếp với người nghe một cách chân thực và có mục đích rõ ràng. Ý nghĩa
được diễn tả đôi khi bằng một từ hay cụm từ. Một từ hoặc một cụm từ có thể thay
thế và làm tín hiệu cho một loạt lời nói.
- Đặc biệt khi đọc cần chú ý đến ngữ điệu trong câu. Ngữ điệu bao gồm tất
cả các dấu hiệu âm thanh phức tạp: Sự thay đổi của giọng nói cơ bản, độ vang to,

âm sắc, độ dài... Đó chính là cơ sở của việc đọc diễn cảm. Nhiệm vụ của việc đọc
diễn cảm là tái hiện lại hình tượng nghệ thuật, hiểu được giá trị nội dung nghệ
3


thuật và chủ đề tác phẩm một cách chân thực. Qua đọc có thể giúp cho học sinh rèn
luyện kĩ năng tổng hợp, vận dụng những kĩ năng đã học để cảm nhận những giá trị
thẩm mĩ của văn bản.
Ngay từ lần tiếp xúc đầu tiên đã quyết định vấn đề học sinh có yêu thích tác
phẩm hay không. Những ấn tượng ban đầu là những ấn tượng mới mẻ, là “nền
móng” cho sự sáng tạo trong quá trình phân tích văn bản. Kỹ năng đọc diễn cảm
của học sinh sẽ được hình thành trong quá trình phân tích ngôn ngữ tác phẩm văn
học và trong quá trình biểu diễn những tác phẩm đó. Có nghĩa là việc rèn luyện đọc
diễn cảm sẽ có tác dụng góp phần làm hoàn thiện ngôn ngữ.
Nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ, một nhiệm vụ có tầm quan trọng hàng đầu ở
cấp THPT, bao gồm việc đọc diễn cảm. Đó là một trong những hình thức phát triển
ngôn ngữ nói của học sinh. Nghệ thuật đọc diễn cảm là quá trình rèn luyện lâu dài,
không ngừng tích lũy kiến thức và rèn luyện kĩ năng dần dần từng bước.
Trong bất kì trường hợp nào không thể tách rời hoạt động đọc với tìm hiểu
văn bản. Giáo viên có thể hỗ trợ học sinh bằng những câu hỏi hay những gợi ý
trong giờ học. Ví dụ giáo viên có thể hướng dẫn học sinh bằng nhiều cách đọc khác
nhau vừa tìm những từ ngữ khó hiểu và giải nghĩa, phát hiện các biện pháp nghệ
thuật và các chi tiết quan trọng của văn bản để tái hiện, đồng cảm với những gì tác
giả nói đến trong văn bản.
Khi đọc diễn cảm nên kết hợp với chặt chẽ với việc phát triển kỹ năng nghe.
Có thể giáo viên đọc mẫu hoặc cho học sinh nghe một kiểu ngâm bài thơ đó, giới
thiệu hay mô phỏng cách hát những bài ca dao theo những làn điệu dân ca, hoặc
đọc phân vai đối với những tác phẩm kịch, truyện ngắn…Thí dụ khi tìm hiểu về
văn bản “Những câu hát than thân – Tình nghĩa” giáo viên có thể cho học sinh
nghe một làn điệu dân ca, hay có thể cho học sinh nghe mẫu đoạn băng trong vở

“Hồn Trương Ba – Da hàng Thịt” khi đọc văn bản…
Đọc diễn cảm chỉ thực sự thành công khi học sinh thực hiểu và rung động
với những gì văn bản đề cập đến. Việc xác lập cách đọc diễn cảm phải dựa trên
4


việc xác định giọng đọc (âm lượng to hay nhỏ, vui hay buồn, sôi nổi hay nhẹ
nhàng…), nhịp điệu đọc (tốc độ đọc nhanh hay chậm, dồn dập hay chậm rãi…), và
cách ngắt nhịp (theo dấu câu hoặc theo mạch cảm xúc…) phù hợp với văn bản.
Khi đọc diễn cảm cần tuân thủ các yêu cầu sau:
- Đọc tự nhiên, đúng giọng điệu.
Ví dụ: theo cách tiếp cận tác phẩm từ giọng điệu, ta cũng có thể thấy tình
cảm của nhà thơ Quang Dũng thể hiện trong bài thơ Tây Tiến đặc biệt là đoạn thơ:
“Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
Câu thơ đầu với hình ảnh hết sức bi thương: những nấm mồ chiến sĩ rải rác
nơi rừng hoang biên giới lạnh lẽo, xa xôi. Chính vì vậy, khi đọc nhịp thơ phải
chậm, giọng thơ phải trầm buồn. Nhưng ở câu thơ kế tiếp thì giọng đọc phải khác.
Giọng đọc phải vút lên bởi lý tưởng quên mình, xả thân vì Tổ quốc của người lính
thể hiện qua cụm từ chẳng tiếc đời xanh.
- Người đọc phải thâm nhập vào nội dung tư tưởng, nghệ thuật của tác
phẩm, truyền đạt rõ ràng tư tưởng của tác giả.
- Thể hiện rõ thái độ của mình đối với tác phẩm.
Đọc diễn cảm còn phụ thuộc vào chỗ người đọc chiếm lĩnh và hiểu tác phẩm
sâu sắc đến mức độ nào. Không nắm được ý đồ tư tưởng của tác giả, không thấu
hiểu những gì sâu kín mà nhà văn muốn thể hiện và gửi gắm trong tác phẩm thì
làm sao có thể đọc hay đọc diễn cảm cho được.
Với mỗi chúng ta, nhiều điều trong cuộc sống bộn bề sẽ bị lãng quên, nhưng

những kỉ niệm tuổi thơ cắp sách tới trường vẫn còn mãi mãi. Tấm bảng đen, viên
phấn trắng, cành phượng đỏ, tiếng ve ngân và những lời giảng văn vang vọng của
thầy, cô từ những năm tháng xa xôi ấy cứ sống dậy trong mỗi con người. Mỗi giáo
viên dạy Văn chúng ta khi bước vào nghề dạy học và đặc biệt khi chọn môn Ngữ
văn để giảng dạy thì chắc hẳn ngay từ lúc học phổ thông ai cũng có cảm xúc, ấn
tượng đặc biệt về giọng đọc văn của một người thầy người cô nào đó của mình.
5


Nhiều khi cứ nhắm mắt lại là bên tai lại văng vẳng tiếng đọc bài trầm bổng. “Hàng
năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây
bàng bạc, lòng tôi lại náo nức, những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường” (Tôi
đi học – Thanh Tịnh). Hay giọng văn sang sảng hào hùng khi đọc bài Bình Ngô đại
cáo của Nguyễn Trãi:
“…Ta đây núi Lam Sơn dấy nghĩa
Chốn hoang dã nương mình
Ngẫm thù lớn há đội trời chung
Căm giặc nước thề không cùng sống…”
- Phát âm rõ ràng, chính xác.
Ví dụ đọc diễn cảm trước hết cần đến chất giọng, đến sự chuẩn xác trong
phát âm. Đó chính là sự loại bỏ những phát âm địa phương quá xa lạ với từ ngữ và
cách phát âm phổ thông. Không thể nói là đọc diễn cảm nếu một giáo viên người
Bến Tre khi đọc hai câu thơ trong bài thơ Khóc Dương Khuê “Bác già, tôi cũng
già rồi,” lại đọc thành “Bác già, tôi cũng già gồi”. Hay một giáo viên người miền
Bắc khi đọc câu thơ của Nguyễn Khuyến “Làn ao lóng lánh bóng trăng loe” (Thu
ẩm) lại đọc thành “Nàn ao nóng nánh bóng trăng noe” mặc dù ngắt nhịp rất đúng.
- Truyền đạt được đặc điểm về thể loại và phong cách của tác phẩm.
Chú ý đến thể loại và đặc trưng tác phẩm cũng giúp người giáo viên đọc
đúng, đọc hay trong giờ giảng văn. Những tác phẩm đậm chất trữ tình cần đọc
khác với các tác phẩm giàu chất tự sự; đọc những đoạn đối thoại khác đoạn độc

thoại nội tâm; đọc văn tả khác với văn kể, tường thuật; đọc những đoạn văn giàu
chất chính luận, mạnh mẽ, chặt chẽ, sắc sảo, khác với đọc những đoạn văn tùy bút,
bay bổng, gợi cảm. Tính chất trang trọng, hàm súc, âm vang của các bài thơ Đường
cần được chú ý khi đọc phần phiên âm chữ Hán. Tính chất đối ngẫu chặt chẽ và
mạnh mẽ trong văn chương biền ngẫu của một số thể văn cổ cần được tôn trọng và
chú ý khi đọc. Các đặc điểm về ngắt nhịp, gieo vần, số chữ, số câu của các thể thơ
như lục bát, song thất lục bát, Đường luật, hát nói, ca dao, cho đến thơ mới và thơ
văn xuôi cần phải nắm vững và vận dụng giọng đọc cho phù hợp.

6


Ví dụ: không thể đọc bài Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi giống bài Văn
tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu mà phải đọc cho ra cái hào hùng
của văn Cáo, cái bi hùng của văn Tế. Cũng là cái hùng nhưng sắc thái hùng ở mỗi
thể loại không giống nhau. Ngay với cùng một tác giả Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí
Minh khi giảng văn cũng cần có một giọng đọc thích hợp cho mỗi tác phẩm được
viết theo nhiều thể loại, nhiều phong cách đa dạng, phong phú của Người: cần có
một giọng đọc trang trọng, hùng hồn và tha thiết với Tuyên ngôn Độc lập; một
giọng đọc giễu cợt, châm biếm khi giảng “Vi hành”; một giọng đọc trữ tình mà hài
hước, vui nhộn với bài thơ Ghẻ trong Nhật kí trong tù; cũng như cần có một giọng
đọc da diết và sâu lắng với những bài thơ trữ tình Người viết trong thời kì kháng
chiến chống thực dân Pháp như Cảnh khuya, Tin thắng trận, Đi thuyền trên sông
Đáy…
Như vậy từ khâu đọc cũng có thể hình thành cho học sinh các kỹ năng phân
tích, bình giá, cảm thụ và nghe tốt, nói tốt, viết tốt Tiếng Việt.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Thực hiện cho tất cả các giáo viên dạy môn Ngữ văn khối THPT
Cho tất cả các em học sinh yêu thích bộ môn Ngữ văn
3.4. Hiệu quả lợi ích thu được do áp dụng giải pháp

3.4.1. Về kết quả học tập bộ môn:
Bằng phương pháp đọc sáng tạo, chúng tôi đã truyền cảm xúc đến học sinh,
tác động đến tâm tư tình cảm, giúp các em nhạy cảm hơn, dễ xúc động trước những
cảnh đời, con người và các em cũng sống tốt hơn.
-3.4.2. Về thái độ ý thức học tập:
Từ chỗ chán ghét bộ môn Ngữ văn, niềm hứng thú với bộ môn này dường
như bằng con số 0, kể cả những học sinh giỏi cũng không thèm đọc sách trước khi
đến lớp thì giờ các em đã tìm thấy được cảm hứng đối với bộ môn Ngữ văn: đọc
sách trước ở nhà, chăm chú hào hứng hơn khi nghe đọc, giảng bài.
Bến Tre, ngày 14 tháng 03 năm 2018

7


8



×